05 Nghị định có hiệu lực từ đầu tháng 11/2017

05 Nghị định có hiệu lực từ đầu tháng 11/2017
Duy Thịnh

Từ 01/11 - 14/11/2017, nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực thi hành. Đáng chú ý là các Nghị định liên quan đến chính sách xã hội, vi phạm hành chính, thương mại,… như:

 

  1. Biểu mẫu hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội tư nhân

Chính phủ ban hành Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội.

Theo đó, hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập gồm:

  • Tờ khai đăng ký thành lập (theo Mẫu số 06);
  • Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở (theo Mẫu số 03b);
  • Phương án thành lập;
  • Bản sao chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản sao:
    • Thẻ CCCD hoặc CMND. Nếu sáng lập viên là người nước ngoài thì hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
    • Quyết định thành lập của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ CCCD hoặc CMND hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
      Nếu sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Chi tiết biểu mẫu tại Phụ lục đính kèm Nghị định 103/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/11/2017.

  1. Mức phạt hành vi lấn chiếm đất công trình thủy lợi để làm bãi đậu xe

Ngày 14/9/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/11/2017) về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.

Theo đó, người nào có hành vi vi phạm về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt từ 1 - 3 trăm nghìn đồng nếu:
    • Lấn chiếm đất làm lều, quán, bãi đậu xe trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
    • Đào, cuốc, xới, đánh vầng cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu trên bờ, mái kênh, mái đập đất.
  • Phạt từ 3 - 5 triệu đồng nếu:
    • Phá dỡ trái phép mốc chỉ giới, biển báo công trình thủy lợi; tự ý đấu nối kênh, đường ống dẫn nước;
    • Trồng cây lâu năm, nghiên cứu khoa học trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
  1. Quy định mới về điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp

Từ ngày 01/11/2017, các hoạt động kinh doanh rượu như sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu được thực hiện theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP.

Theo đó, doanh nghiệp được cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật;
  • Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất;
  • Bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường;
  • Đáp ứng quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu;
  • Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

So với quy định tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP, điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp không còn đề cấp đến các điều kiện về sức khỏe của người trực tiếp sản xuất rượu, quyền sở hữu hợp pháp nhãn sản phẩm rượu

  1. Từ 01/11, bỏ yêu cầu diện tích điểm kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá 

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 106/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

Theo đó, từ ngày 01/11/2017 điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá không còn yêu cầu về diện tích điểm kinh doanh tối thiểu 3 m2 trở lên nữa.

Việc cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thương nhân được thành lập theo quy định pháp luật;
  • Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị;
  • Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
  • Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá.
  1. Tổ chức quản lý di sản thế giới được bán vé, thu phí tham quan

Theo quy định tại Nghị định 109/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ 10/11/2017) tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới có trách nhiệm:

  • Hướng dẫn, thuyết minh phục vụ khách tham quan du lịch tại di sản thế giới;
  • Tổ chức bán vé, thu phí tham quan và dịch vụ;
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CCVC, người lao động;
  • Giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn của di sản thế giới.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

748 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;