Điểm mới nổi bật của 07 Luật có hiệu lực từ 01/01/2017 (Phần 1)

Sắp tới ngày 01/01/2017, có nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực áp dụng, điển hình như: Bộ luật dân sự 2015, Luật ngân sách nhà nước 2015 và Luật Kế toán 2015. Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý.

 

  1. Áp dụng lãi suất vay theo thỏa thuận cao nhất là 20%/năm của khoản tiền vay

Bộ luật Dân sự 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 với nhiều điểm mới :

  • Áp dụng lãi suất thỏa thuận không quá 20%/năm của khoản tiền vay trong trong hợp đồng vay tài sản.
    Như vậy, so với quy định hiện hành, mức lãi suất này cao hơn và không còn phụ thuộc vào lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước.
    • Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt 20%/năm thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực;
    • Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định nêu trên.
  • Cho phép chuyển đổi giới tính;
  • Quy định về quyền hưởng dụng đối với tài sản;
  • Thứ tự ưu tiên thanh toán trong thừa kế;
  • Cho phép đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi.

Bộ luật dân sự 2015 thay thế Bộ luật dân sự 2005.

 

 

  1. Cụ thể các nguyên tắc về cân đối, quản lý ngân sách nhà nước

Luật ngân sách Nhà nước 2015 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII đã tạo ra bước ngoặt mới trong hệ thống quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) giải quyết nhiều bất cập, hạn chế của Luật NSNN 2002.

Theo đó, quy định cụ thể, chi tiết các nguyên tắc trong hoạt động quản lý NSNN:

  • Nguyên tắc cân đối NSNN (Điều 7);
  • Nguyên tắc quản lý NSNN (Điều 8);
  • Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách (Điều 9);
  • Nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương (Điều 39).

Đồng thời, lần đầu tiên Luật NSNN quy định bội chi ngân sách địa phương là một phần trong bội chi NSNN.

Luật NSNN 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, thay thế cho Luật NSNN 2002.

  1. Nghiêm cấm lập hai hệ thống sổ sách kế toán tài chính trở lên

Đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm tại Luật kế toán 2015 có hiệu lực áp dụng từ 01/01/2017.

Trên cơ sở kế thừa 09 hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Luật Kế toán 2003 thì Luật Kế toán 2015 đã bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm khác như:

  • Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định;
  • Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức;
  • Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện quy định;
  • Thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình;
  • Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

Ngoài ra, Luật cho phép người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán tại doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu được kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ.

1004 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;