10428

Chỉ thị 04-VKS/CT năm 1989 về công tác kiểm sát phục vụ tình hình biên giới Việt - Trung do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

10428
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Chỉ thị 04-VKS/CT năm 1989 về công tác kiểm sát phục vụ tình hình biên giới Việt - Trung do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu: 04-VKS/CT Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: ***
Ngày ban hành: 06/05/1989 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 04-VKS/CT
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký: ***
Ngày ban hành: 06/05/1989
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04-VKS /CT

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 1989 

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC KIỂM SÁT PHỤC VỤ TÌNH HÌNH BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG

Ngày 19-11-1988 Ban Bí thư trung ương Đảng đã ra thông báo số 118/TB về việc qua lại của nhân dân 2 bên biên giới Việt - Trung. Hội đồng Bộ trưởng đã có các chỉ thị số 32, 84, 15 chỉ đạo cụ thể.

Qua thời gian thực hiện, đến nay tình hình biên giới Việt - Trung đã có chuyển biến tích cực ở một số nơi. Nhân dân hai bên biên giới được phép qua lại thăm thân nhân và trao đổi những hàng hóa thiết yếu cho đời sống và sản xuất, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Tuy nhiên do chưa quán triệt tình hình, nội dung Thông báo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, công tác tổ chức thực hiện còn lỏng lẻo, nên tình hình đã diễn ra nhiều mặt rất phức tạp. Số người Việt Nam sang Trung Quốc không chỉ giới hạn dân của các xã giáp biên mà có cả nhiều người ở các địa phương phía sau, trong đó có cả một số cơ quan Nhà nước đã đi sâu vào nội địa các thành, tỉnh của Trung Quốc. Đáng lưu ý có nhiều người đã lợi dụng vượt biên buôn lậu, làm cho tình hình biên giới ở một số nơi rất hỗn loạn, phức tạp. Đối với người Trung Quốc, họ đã đi sâu vào nội địa của ta, có nhiều trường hợp đi vào cả các thành tỉnh phía Nam, vi phạm chủ quyền an ninh lãnh thổ Việt Nam.

Hàng hóa của ta đưa qua biên giới có cả những hàng chiến lược mà Nhà nước ta cấm xuất như gạo, trâu bò, xăng dầu, dược liệu quí, đồng, nhôm, sắt thép… do đó đã phát triển tệ cắt phá đường dây tải điện, điện thoại, phá máy móc để lấy kim loại để bán. Hàng hóa của Trung Quốc thẩm lậu sang ta ngày càng nhiều trong đó có nhiều hàng hóa như rượu, bi, thuốc lá, pháo…

Việc phát sinh và xử lý các hành vi phạm pháp chưa được kịp thời và nghiêm chỉnh do đó nhìn chung toàn tuyến biên giới còn diễn biến phức tạp. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa tích cực phối hợp để chỉ đạo giải quyết ngăn chặn tình trạng tiêu cực trên.

Để thực hiện tốt Thông báo của Ban Bí thư và các chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng; Viện trưởng VKSNDTC yêu cầu Viện kiểm sát các tỉnh biên giới phía Bắc thực hiện tốt một số công tác sau đây:

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc đi lại, quan hệ và trao đổi hàng hóa ở biên giới

Các Viện kiểm sát phải căn cứ vào Thông báo số 118/TB của Ban Bí thư và các chỉ thị số 32 ngày 21-2-1989, số 84 ngày 10-4-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, công văn số 307/QLTT ngày 20-3-1989 của Ban chỉ đạo quản lý thị trường Trung ương để tiến hành công tác kiểm sát. Các quy định trên đây của Nhà nước đã khẳng định: nghiêm cấm mọi tổ chức và công dân đưa bán qua Trung Quốc kim loại mầu (kể cả kim loại mầu phế thải), xăng dầu, thóc gạo, vải, sợi, dệt vải, vũ khí đạn dược, chất nổ, thuốc phiện, hóa chất độc. Cấm mua về những thứ mà pháp luật Nhà nước đã cấm: Các loại vũ khí, chất nổ, thuốc phiện, hóa chất độc, các văn hóa phẩm phản động đồi trụy, thuốc lá, pháo. Đối với các mặt hàng như rượu, bia… thì phải hạn chế nhập, nếu đã nhập thì phải dùng công cụ thuế để bảo vệ sản xuất trong nước.

Đối với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, các đơn vị vũ trang của ta nếu có nhu cầu mua bán hàng hóa qua biên giới thì nhất thiết phải được cấp có thẩm quyền cho phép và phải hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh doanh thương nghiệp của địa phương biên giới để thực hiện, không được trực tiếp buôn bán với thương nhân, không được vượt qua sự quản lý của tỉnh sở tại. Thông qua công tác kiểm sát, nếu phát hiện những cơ quan tổ chức và cá nhân nào không làm đúng những quy định trên đây thì phải kịp thời kiến nghị ngăn chặn. Đối với những hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng thì khởi tố vụ án, yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ hành vi phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để làm tốt vấn đề này, các Viện kiểm sát cần phối hợp với Công an, đơn vị bộ đội biên phòng, Hải quan và quản lý thị trường để trên cơ sở nắm chắc tình hình, mà tiến hành các hoạt động kiểm sát chung, kiểm sát hình sự v.v…

2. Công tác kiểm sát hình sự

Tư tưởng chỉ đạo của ngành đối với công tác kiểm sát hình sự ở biên giới hiện nay là kiên quyết đấu tranh chống các hoạt động phá hoại, gián điệp, tuyên truyền kích động, các hành vi buôn lậu thuốc phiện, vũ khí, chất nổ, văn hóa phẩm phản động đồi trụy, buôn lậu kim loại mầu, xăng dầu, thóc gạo, thuốc lá, vải và các hành vi tổ chức gây rối, cướp của, giết người. Cần phối hợp với các cơ quan Công an, Hải quan, phát hiện kịp thời, đánh trúng, đánh mạnh đối với bọn gian thương chuyên đầu cơ buôn lậu, nhất là bọn gian thương từ phía sau lên biên giới buôn lậu. Những trường hợp này các Viện kiểm sát cần yêu cầu cơ quan điều tra khẩn trương thu thập chứng cứ, xây dựng hồ sơ để đưa truy tố, xét xử phục vụ tình hình chính trị ở biên giới. Đối với các hành vi buôn lậu thóc gạo, xăng dầu, kim loại mầu… cần chú ý tìm ra nguồn gốc để kiến nghị đối với các cơ quan tổ chức nào làm ăn tùy tiện, không chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

3. Kiểm sát việc bắt giữ, xử lý đối với người Trung Quốc vào quá khu vực biên giới và việc cư trú ở biên giới phía Bắc

Các Viện kiểm sát cần căn cứ vào chỉ thị 09/CT, chỉ thị 15/CT và Nghị định số 124/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc qua lại và cư trú trên biên giới Việt - Trung để giúp các cơ quan Công an, Biên phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh quy chế biên giới.

- Đối với những người Trung Quốc (bao gồm cả những người Hoa trước ở Việt Nam đã về Trung Quốc, người Việt Nam trốn sang Trung Quốc) đi vào quá khu vực biên phòng, vì lý do thăm hỏi người thân thì căn cứ vào Thông tư số 03/TT ngày 14 tháng 3 năm 1989 của Bộ Nội vụ để giải quyết. Đối với những người này, sau khi tìm hiểu phải tuyên truyền, giải thích chủ trương chính sách về việc qua lại biên giới của Đảng và Nhà nước ta, yêu cầu họ quay trở lại Trung Quốc. Đối với những người cố tình đi sâu vào khu vực cấm thuộc về bí mật an ninh, kinh tế, quốc phòng hoặc đi sâu vào các huyện nội địa và các tỉnh, thành phía sau thì phải bắt giữ để khai thác, làm rõ hành vi của họ, tùy theo mức độ sai phạm của từng người mà xem xét xử lý bằng các biện pháp khác nhau về hình sự, hành chính, trao trả hoặc đẩy đuổi.

Đối với bọn buôn lậu, hoạt động gián điệp, phá hoại thì phải kiên quyết bắt giữ để khai thác, làm rõ hành vi phạm tội để xử lý theo pháp luật hiện hành.

Việc bắt giam hoặc tạm giữ kẻ phạm pháp phải có căn cứ rõ ràng, khi cơ quan điều tra đề nghị thì Viện kiểm sát phải xem xét, nếu có đủ cơ sở thì phải khẩn trương phê chuẩn kịp thời để cơ quan điều tra nhanh chóng hoàn thành hồ sơ đảm bảo tuân thủ các trình tự và thủ tục tố tụng, không được kéo dài.

- Đối với người Hoa trước đây ở biên giới, sau khi có chiến sự (tháng 2-1979) được chuyển về phía sau để ổn định sản xuất và đời sống, nay muốn xin về nơi ở cũ ở biên giới và xin lấy lại nhà ở cũ của họ thì phải căn cứ vào chỉ thị 15/CT ngày 23-1-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng để giải quyết.

4. Công tác kiểm sát bảo đảm quyền dân chủ của công dân

Để góp phần thực hiện tốt Thông báo của Ban Bí thư về việc cho phép nhân dân hai bên biên giới Việt - Trung qua lại mua bán những hàng hóa thiết yếu cho đời sống và sản xuất, thăm hỏi người thân, các Viện kiểm sát cần thông qua công tác của mình để vừa giám sát việc tuân thủ pháp luật vừa giúp các cơ quan, chính quyền ở địa phương bảo đảm quyền dân chủ của công dân. Đối với các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh ở biên giới như lực lượng bộ đội biên phòng, mạng lưới an ninh nhân dân, bộ đội, dân quân, Hải quan, quản lý thị trường… trong khi làm nhiệm vụ phải tuân theo chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về vấn đề biên giới. Đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền dân chủ của công dân (kể cả nhân dân hai bên biên giới) cũng phải được xử lý nghiêm minh và kịp thời để giáo dục ngăn ngừa chung; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Phối hợp với các ngành chức năng làm tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng, góp phần củng cố cơ sở Đảng và chính quyền ở các huyện và xã giáp biên

Các Viện kiểm sát, nhất là ở các huyện giáp biên, cần thường xuyên cử kiểm sát viên xuống cơ sở để nghiên cứu giúp đỡ địa phương giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về biên giới. Đồng thời có kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng tổ chức cho quần chúng học tập hiểu rõ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc hiện nay, thiện chí của Đảng và Nhà nước ta muốn bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, coi trọng truyền thống hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Mặt khác phải không ngừng đề cao cảnh giác, kiên quyết vạch trần và đấu tranh đối với những hành động lợi dụng để buôn lậu, dùng hàng hóa để moi tin tức, tung gián điệp… Phải giáo dục cho nhân dân nắm vững và thực hiện đúng đắn pháp luật của Nhà nước về quy chế biên giới Việt - Trung về những hàng hóa mà Nhà nước ta cấm nhập và cấm xuất; không chức chấp những người nhập cảnh trái phép, phát hiện và báo cáo cho cơ quan Chính quyền địa phương những trường hợp cư trú bất hợp pháp, những phần tử nghi vấn, bọn chuyên buôn lậu.

Qua công tác kiểm sát, cần phát hiện và ngăn chặn kịp thời những cán bộ, đảng viên nào không chấp hành tốt các chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, giúp các cấp ủy và chính quyền địa phương trong việc củng cố cơ sở một cách toàn diện, đảm bảo cho các cơ sở trên biên giới phía Bắc thật sự trong sạch và vững mạnh.

6. Về chỉ đạo điều hành

Căn cứ vào chỉ thị 01 về nhiệm vụ kế hoạch công tác kiểm sát năm 1989 của đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản của Đảng và Nhà nước ta trên đây, các Viện kiểm sát biên giới phía Bắc cần tổ chức nghiên cứu để quán triệt cho cán bộ trong ngành, trên cơ sở đó mà có kế hoạch bổ sung chương trình công tác để phục vụ tốt tình hình an ninh biên giới, coi đây là công việc cấp bách mà ngành ta phải phục vụ. Cụ thể là:

- Quản lý tốt tình hình tội phạm, vi phạm, kiến nghị xử lý kịp thời các cơ quan, tổ chức và cá nhân nào buông lỏng kỷ cương, vi phạm pháp luật.

- Đối với các vụ án trọng điểm, trọng án về an ninh, kinh tế, trật tư xã hội xảy ra trên địa bàn biên giới, phải phối hợp với cơ quan điều tra, hoàn thành nhanh chóng hồ sơ, bảo đảm đầy đủ chứng cứ để đưa truy tố xét xử, phục vụ kịp thời tình hình an ninh biên giới.

- Các Viện kiểm sát các tỉnh biên giới cần phân công các cán bộ có năng lực để giúp lãnh đạo quản lý tốt tình hình diễn biến ở biên giới để có biện pháp phục vụ tốt. Đồng thời giúp đỡ các Viện kiểm sát huyện làm tốt công tác của mình. Các đồng chí lãnh đạo Viện tỉnh phải định kỳ xuống các Viện kiểm sát giáp biên để nghiên cứu giúp đỡ và chỉ đạo kịp thời trong việc giải quyết các khó khăn vướng mắc. Các Viện kiểm sát các huyện giáp biên phải phối hợp với các cơ quan biên phòng, Công an, Hải quan, quản lý thị trường để nắm chắc tình hình, thường xuyên cử các kiểm sát viên xuống các địa bàn trọng điểm để giúp đỡ cơ sở.

- Hàng tháng, quý các Viện kiểm sát phải báo cáo kịp thời tình hình diễn biến ở biên giới cho Viện tối cao. Phải sử dụng hệ thống thông tin (điện tín, cơ yếu, điện thoại và công văn) một cách có hiệu quả trong việc thông báo tình hình và xử lý tình hình giúp Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo kịp thời.

- Đến cuối quý 3-1989, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ tổ chức sơ kết công tác kiểm sát phục vụ tình hình an ninh biên giới. Trong quá trình thực hiện, có gì khó khăn vướng mắc, các địa phương phản ánh kịp thời để Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ sung hướng dẫn thêm.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản