240188

Chỉ thị 08/CT-UB năm 1996 về Mở rộng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng trong khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

240188
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Chỉ thị 08/CT-UB năm 1996 về Mở rộng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng trong khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu: 08/CT-UB Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Trương Thành Trung
Ngày ban hành: 16/02/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 08/CT-UB
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
Người ký: Trương Thành Trung
Ngày ban hành: 16/02/1996
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số : 08/CT-UB

Đà Lạt, ngày 16 tháng 02 năm 1996

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG TRONG KHU VỰC DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.

Dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng trong khu vực dân cư được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép triển khai thí điểm tại 6 tỉnh, thành phố từ cuối năm 1994 đến nay đã đạt được những kết quả bước đầu là khả quan trên một số mặt như : từng bước cải tạo tập quán thanh toán và nâng cao hiệu quả tổ chức thanh toán trong nền kinh tế... để tạo điều kiện cần thiết cho việc triển khai chủ trương mở rộng dịch vụ thanh toán Ngân hàng trong khu vực dân cư của Chính phủ và Thống đốc ngân hàng Nhà nước trên địa phương, UBND tỉnh Lâm Đồng có một số ý kiến chỉ đạo sau đây :

1. Việc mở rộng các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng trong khu vực dân cư phải được coi là một biện pháp quan trọng nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Qua đó cần thực hiện việc khai thác mọi tiềm năng về vốn đầu tư, từng bước đưa công cụ thanh toán truyền thống và hiện đại vào dân cư đồng thời nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế của tỉnh; Đây là điều kiện để từng bước đưa đồng tiền cất trữ trong từng hộ gia đình thành tiền lưu thông, tiền vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.

2. Thực hiện được chủ trương nói trên, cần phải vận động mọi tầng lớp dân cư mà trước mắt là dân cư khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và cán bộ, công nhân viên trong tỉnh mở tài khoản ở các Ngân hàng Thương mại; Thu nhập được đưa vào tài khoản và rút ra chi tiêu khi cần thiết. UBND các cấp, các ngành Ngân hàng và các ngành có liên quan, các đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng cần phải tuyên truyền để người dân hiểu rõ và xác định được sự thuận tiện và lợi ích trong việc mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng.

3. Tại thành phố Đàlạt, thị xã Bảo Lộc và các thị trấn trong tỉnh tổ chức triển khai trong việc mở tài khoản tiền gửi và thanh toán séc cá nhân hộ tư nhân cá thể, các doanh nghiệp tư nhân sản xuất - kinh doanh có thu nhập cao, có doanh số thu chi tiền mặt lớn với các ngành Bưu điện, Điện lực, Cấp nước, Thương mại, Du lịch, Thuế.

4. Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn cần thành lập Ban chỉ đạo để cùng UBND các cấp, các ngành và đoàn thể triển khai các biện pháp để thực hiện chủ trương trên một cách có hiệu quả. Định kỳ hàng tháng và hàng quý báo cáo về UBND tỉnh để rút kinh nghiệm triển khai diện rộng.

Những chỉ đạo này được phổ biến đến các Huyện, thành phố, thị xã, các ngành, đoàn thể. Quá trình thực hiện có vướng mắc báo cáo kịp thời để Ban chỉ đạo ngành Ngân hàng và UBND tỉnh giải quyết./-

 

 

TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Thành Trung

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản