ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 22/CT-UBND
|
Thái Bình, ngày 01 tháng 08 năm 2017
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh
truyền nhiễm hiện đang lưu hành tại các tỉnh thành phố phía Bắc; theo báo cáo
kết quả giám sát của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, khu
vực miền Bắc tổng số ca mắc/nghi mắc là 5.849 trường hợp,
trong đó số mắc được xét nghiệm khẳng định là 3.767 trường
hợp, tăng rất mạnh so với cung kỳ năm 2016 (628 trường
hợp), số mắc liên tục tăng đột biến theo tuần;
Tại Thái Bình, ghi nhận tổng số ca
mắc/nghi mắc là 90 trường hợp, trong đó số được xét nghiệm dương tính là 18
trường hợp, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016. Thực hiện Công điện Hỏa tốc số
1106/CĐ-TTg ngày 27/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác
phòng, chống sốt xuất huyết; để ngăn chặn và chủ động phòng, chống dịch bệnh SXH trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu
cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố khẩn trương thực hiện một số
nhiệm vụ sau:
1. Sở Y tế
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các
đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; nắm chắc
tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, điều trị tích cực tại chỗ
những ca bệnh, không để diễn biến nặng hay xảy ra tử vong,
khống chế không để dịch lớn xảy ra và lây lan trên diện rộng;
- Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng
tỉnh giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, xử lý ổ dịch, chủ động triển khai các biện pháp dự phòng; phối hợp với
Bệnh viện đa khoa các tuyến tổ chức
tập huấn cho cán bộ y tế về chẩn đoán, điều trị, giám sát, phòng, chống bệnh
SXH theo quy định của Bộ Y tế;
- Chỉ đạo các cơ sở y tế đảm bảo đủ
cơ số thuốc, phương tiện điều trị, nhân lực và giường bệnh để kịp thời tiếp
nhận điều trị sớm bệnh nhân, hạn chế tối đa tử vong do SXH;
- Tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền; cung cấp các nội dung tuyên truyền phòng, chống
dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế, hướng dẫn các địa phương đơn vị tuyên truyền phòng chống dịch
bệnh cho nhân dân theo quy định; chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông để chuyển tải kịp
thời đến cộng đồng và người dân về tình hình dịch, các biện pháp phòng ngừa và
nâng cao nhận thức người dân về phòng, chống dịch bệnh;
- Tổ chức kiểm tra công tác phòng,
chống dịch tại các đơn vị; đề xuất kịp thời với Ủy ban
nhân dân tỉnh các biện pháp để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài
Phát thanh Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình và các cơ quan thông tin, tuyên truyền: Phối hợp với ngành y tế, tăng cường
thời lượng truyền thông phòng, chống dịch bệnh; thông tin
kịp thời, chính xác tình hình dịch bệnh,
chuyển tải các biện pháp vệ sinh phòng bệnh để nhân dân
không hoang mang, khi người dân có triệu chứng nghi ngờ đến cơ sở y tế để được khám phát
hiện và điều trị kịp thời.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Huy động
lực lượng học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học trên địa
bàn tỉnh tích cực tham gia các hoạt động diệt muỗi, lăng quăng tại đơn vị, gia
đình và cộng đồng theo hướng dẫn của ngành y tế. Tăng cường tuyên truyền giữ
gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân tại các trường học.
4. Sở Tài chính: Tham mưu Ủy ban nhân
dân tỉnh bố trí kinh phí phòng chống dịch trong trường hợp
dịch bùng phát trên diện rộng.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn; tăng cường
công tác kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị y tế; các phòng, ban có liên quan trực
thuộc và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH trên địa
bàn;
- Kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo
phòng, chống dịch bệnh tại địa phương; huy động mọi nguồn lực và chỉ đạo Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn; các ban, ngành, đoàn thể trực
thuộc tham gia các hoạt động phòng, chống SXH trên địa bàn như: Tổ chức thực hiện
chiến dịch diệt lăng quăng, diệt muỗi,
phát quang bụi rậm và vệ sinh môi trường nơi sinh sống và làm việc;
- Chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền
hình huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến các triệu chứng, cách
phòng bệnh cho người dân theo hướng dẫn của ngành y tế;
- Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo Trung
tâm y tế, Phòng y tế và mạng lưới y tế cơ sở thực hiện tốt các biện pháp phòng
chống dịch bệnh theo yêu cầu chuyên môn như: Khoanh vùng và xử lý các ổ dịch nhỏ đúng quy trình, kiểm soát các điểm nguy cơ, vùng nguy cơ để kịp thời xử lý; đồng thời tuyên truyền, tư vấn để người dân hiểu được sự
nguy hiểm của dịch bệnh SXH và chủ động phòng, chống dịch;
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống
dịch, chủ động sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất,
trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch trên
địa bàn.
6. Các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh,
các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh: Căn cứ chức
năng, nhiệm vụ chủ động đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các
địa bàn và phối hợp với cơ quan chức năng triển khai các hoạt động phòng, chống
dịch để ứng phó một cách hiệu quả nhất
khi dịch xảy ra nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội
của địa phương.
Nhận Chỉ thị này, yêu cầu các đơn vị
khẩn trương triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Các cơ quan TW trên địa bàn tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu: VT, KGVX, TH.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hồng Diên
|