43969

Chỉ thị 247-CT năm 1982 về tăng cường quản lý và bảo vệ xăng dầu do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành

43969
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Chỉ thị 247-CT năm 1982 về tăng cường quản lý và bảo vệ xăng dầu do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu: 247-CT Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Người ký: Đỗ Mười
Ngày ban hành: 21/09/1982 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 30/09/1982 Số công báo: 18-18
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 247-CT
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Người ký: Đỗ Mười
Ngày ban hành: 21/09/1982
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 30/09/1982
Số công báo: 18-18
Tình trạng: Đã biết

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 247-CT

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 1982

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ XĂNG DẦU

Xăng dầu là một trong những loại vật tư chiến lược hàng đầu của sản xuất, quốc phòng và đời sống, nhưng việc quản lý và bảo vệ xăng dầu chưa được chú ý. Số xăng dầu bị mất mát do bảo quản không tốt, do tham ô, trộm cắp rất lớn; nạn đầu cơ, buôn bán xăng dầu trái phép, trong đó có cả cơ quan Nhà nước và công nhân viên chức, rất nghiêm trọng. Tình hình nói trên có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sơ hở về mặt tổ chức quản lý và bảo vệ của các ngành, các cấp có trách nhiệm về xăng dầu; trước hết là hệ thống Tổng công ty xăng dầu (Bộ Vật tư) và Cục xăng dầu (Bộ Quốc phòng ):

- Những nguyên tắc quy định về công tác quản lý, bảo vệ xăng dầu không được tôn trọng. Chế độ trách nhiệm không được thi hành nghiêm túc. Thiếu kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ nên không phát hiện được kịp thời những sơ hở để bổ cứu. Cán bộ, công nhân viên có sai lầm, vi phạm Pháp luật không được kịp thời làm rõ và xử lý nghiêm minh.

- Những sơ hở đã phát hiện từ lâu nhưng không có biện pháp kiên quyết có hiệu lực để hạn chế tác hại, chậm chấn chỉnh tổ chức, cải tiến quy chế quản lý và bảo vệ.

Để tăng cường quản lý và bảo vệ xăng dầu, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, quốc phòng và đời sống, nhất là trong tình hình bọn bành chướng, bá quyền Trung Quốc đang câu kết với đế quốc Mỹ thực hiện kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt đối với nước ta, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

1. Bộ Vật tư và Bộ Quốc phòng phải tăng cường chỉ đạo việc quản lý và bảo vệ xăng dầu và tổ chức thực hiện ngay những biện pháp dưới đây:

a) Tổ chức một đợt kiểm điểm trong các cán bộ lãnh đạo chủ chốt trực tiếp phụ trách công tác quản lý, bảo vệ xăng dầu từ cấp trung ương xuống đến cơ sở.

b) Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan chấn chỉnh một bước tổ chức của các cơ quan, đơn vị cung ứng xăng dầu (chú ý mạng lưới các trạm vật tư cấp huyện, các đơn vị phụ trách xăng dầu cấp trung đoàn, lữ đoàn , sư đoàn trong quân đội ); rà soát lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên trước hết là những người trực tiếp quản lý, bảo vệ, tiếp nhận, vận chuyển, cấp phát xăng dầu, chỉ giao việc quản lý bảo vệ xăng dầu cho những người có phẩm chất chính trị có đức tính liêm khiết, có tinh thần trách nhiệm và phải được bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý. Kiên quyết thay thế những người không đủ tin cậy; xử lý nghiêm những người đã xâm phạm tài sản Nhà nước, hoặc đã móc ngoặc tuồn xăng dầu ra ngoài, hoặc vô trách nhiệm để mất mát xăng dầu, làm cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trực tiếp quản lý, bảo vệ xăng dầu được trong sạch, vững mạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

c) Cải tiến cơ chế quản lý xăng dầu từ khâu tiếp nhận , bảo quản, vận chuyển đến cấp phát.

Thực hiện nghiêm túc 4 chế độ ban hành theo Nghị định số 217-CP ngày 8-6-1979 của Hội đồng Chính phủ, xây dựng quy trình làm việc cho từng khâu công tác, từng cán bộ. Quy định chặt chẽ các chế độ tiếp nhận, cấp phát xăng dầu từ tàu nước ngoài hay tàu, sà lan đến nhận, trả hàng tại các cảng dầu, các kho dầu đến cấp phát cho khách hàng.

Chấn chỉnh việc cân, đo, đong, đếm xăng dầu một cách chặt chẽ ở các cơ sở xăng dầu; cùng với Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước quy định hợp lý, thống nhất và niêm yết công khai đơn vị cân đong xăng dầu (kilôgam và lít) cho các địa phương trong cả nước. Định rõ chế độ trách nhiệm đối với việc giao nhận thiếu và không đúng chất lượng xăng dầu giữa đơn vị này và đơn vị khác (nhất là giữa đơn vị vận tải với chủ hàng) kể cả đối với xăng dầu vận chuyển quá cảnh.

Quản lý tốt các thiết bị, phương tiện chứa đựng (kho, bồn, bể chứa) giao nhận, vận chuyển, bơm hút v.v... xăng dầu, các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thông tin liên lạc chuyên dùng cho ngành xăng dầu. Thiết kế các thiết bị phương tiện chuyên dùng cho xăng dầu đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật.

Cùng với các cơ quan có liên quan nghiên cứu tổ chức sớm các trạm cung cấp xăng dầu ở các thành phố và trên dọc đường các quốc lộ chính để giảm việc mang các thùng dầu đi dọc đường.

d) Giáo dục ý thức bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và nâng cao cảnh giác cho cán bộ , công nhân viên, chiến sĩ trong ngành xăng dầu để động viên mọi người phát huy vai trò làm chủ tập thể tham gia đấu tranh quản lý và bảo vệ xăng dầu. Xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách vững mạnh, nhất là ở các cụm kho lớn. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp công an, quân đội, các ngành có liên quan đề ra các biện pháp tích cực phù hợp với từng địa phương, từng thời kỳ, từng khâu công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ.

2. Bộ Nội vụ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các lực lượng công an địa phương:

a) Phát động phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các khu vực có các cơ sở xăng dầu, nắm chắc tình hình trật tự an ninh, đề phòng địch phá hoại, kịp thời phát hiện các vụ kẻ gian móc nối với phần tử xấu trong nội bộ các cơ sở xăng dầu để trộm cắp xăng dầu; tăng cường phòng cháy, chữa cháy ở các cơ sở có xăng, dầu .

b) Phối hợp với các cơ sở xăng dầu đóng tại địa phương, xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách vững mạnh; tiến hành làm trong sạch nội bộ; thực hiện chế độ tuần tra, canh gác nghiêm ngặt, bảo vệ an toàn các kho, trạm và đường ống xăng dầu.

c) Thường xuyên truy quét, trừng trị nghiêm khắc bọn đầu cơ xăng dầu, bọn làm ăn phi pháp, buôn bán xăng dầu trái phép.

d) Đưa lực lượng cảnh sát bảo vệ đến trực tiếp bảo vệ các cụm kho xăng dầu lớn và có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng bộ đội để bảo vệ hệ thống đường ống xăng dầu đi qua các địa phương.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Kiểm tra đôn đốc các đơn vị làm công tác xăng dầu thực hiện nghiêm ngặt chế độ công tác quản lý và bảo vệ.

b) Tổ chức việc bảo vệ an toàn các địa bàn có kho, bãi, bến, cảng, đường ống xăng dầu, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp quận, huyện, phường, xã trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước, thực hiện kế hoạch chỉ đạo bảo vệ xăng dầu ở địa phương. Chỉ đạo, phối hợp đồng bộ các lực lượng công an, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, thống nhất kế hoạch phân công cụ thể trong công tác bảo vệ xăng dầu, nghiêm cấm buôn bán xăng dầu trái phép và xử lý những kẻ vi phạm.

c) Phối hợp với Bộ Vật tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải trong việc củng cố quản lý và chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ở các tổ chức cơ sở tiếp nhận, bảo quản, phân phối, vận chuyển xăng dầu trong phạm vi địa phương.

4. Tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng xăng dầu ở các cấp, nhất là những ngành được sử dụng nhiều xăng dầu như quân đội, giao thông vận tải, thuỷ sản, nông nghiệp, v.v ... phải củng cố tổ chức quản lý xăng dầu, kiểm tra chặt chẽ từ khâu tiếp nhận, bảo quản phân phối, sử dụng để bịt kín những sơ hở trong nội bộ, không để xảy ra mất mát, hao hụt lớn; chấm dứt tình trạng cán bộ, công nhân viên và chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị móc ngoặc, thông đồng với kẻ xấu bên ngoài để lấy cắp xăng dầu.

Riêng đối với quân đội, Bộ Quốc phòng phải có kế hoạch cụ thể chấn chỉnh tổ chức quản lý, chỉ đạo chặt chẽ việc bảo quản, bảo vệ, sử dụng xăng dầu trong quân đội.

5. Để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ xăng dầu, đồng thời để giải quyết hợp lý nhu cầu tối thiểu của những người có xe cơ giới và máy móc đang lưu hành, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Vật tư, Bộ Nội vụ... bàn bạc dành một số xăng dầu trong kế hoạch để bán theo định lượng và giá cao cho những người có xe cơ giới và máy móc nói trên, trước hết là các loại xe và máy đang phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.

6. Để thực hiện tốt chỉ thị này, các ngành dưới đây cần có kế hoạch chuyên sâu về mặt công tác thuộc lĩnh vực mình phụ trách:

- Bộ Nội vụ có kế hoạch về công tác bảo vệ.

- Bộ Vật tư có kế hoạch về công tác quản lý

- Bộ Quốc phòng có kế hoạch cụ thể thực hiện trong nội bộ quân đội và kế hoạch tham gia công tác bảo vệ.

Uỷ ban nhân dân các địa phương có kế hoạch cụ thể để kiểm tra, đôn đốc việc quản lý và bảo vệ xăng dầu trong phạm vi địa phương, phát hiện những sơ hở thiếu sót và phản ảnh với các ngành có trách nhiệm để sửa chữa kịp thời.

Công tác bảo vệ xăng dầu trong tình hiện nay có tầm quan trọng đặc biệt. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các ngành, các cấp phát huy cao độ trách nhiệm của mình khẩn trương tổ chức thi hành tốt Chỉ thị này.

 

 

Đỗ Mười

(Đã ký)

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản