19479

Chỉ thị 47-TTg về công tác hợp đồng kinh tế năm 1964 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

19479
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Chỉ thị 47-TTg về công tác hợp đồng kinh tế năm 1964 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 47-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Thanh Nghị
Ngày ban hành: 15/05/1964 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 10/06/1964 Số công báo: 16-16
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 47-TTg
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Lê Thanh Nghị
Ngày ban hành: 15/05/1964
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 10/06/1964
Số công báo: 16-16
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 47-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 1964 

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC HỢP ĐỒNG KINH TẾ NĂM 1964

Kính gửi

- Các bộ, tổng cục,
- Các ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh

 

Theo báo cáo của Hội đồng Trọng tài trung ương, công tác hợp đồng kinh tế năm 1963 có nhiều tiến bộ hơn các năm trước, đã đề cao được tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các ngành kinh tế với nhau nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước. Công tác xử lý các vụ vi phạm hợp đồng kinh tế, mặc dù có gặp khó khăn, hiện đang đi dần vào nền nếp và đã đạt được những thành tích nhất định. Tuy nhiên những tiến bộ của công tác hợp đồng kinh tế năm 1963 còn chưa đều, chưa rộng khắp và chưa đáp ứng được với nhu cầu, việc ký kết có nhiều biểu hiện tốt nhưng chỉ đạo ký kết chưa nghiêm túc, thực hiện hợp đồng còn chậm, việc uốn nắn các lệch lạc chưa làm được kịp thời.

Căn cứ vào vị trí quan trọng của công tác hợp đồng kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, Thủ tướng Chính phủ quyết định phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác hợp đồng kinh tế trong thời gian tới nhằm góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hoàn thành vượt mức và toàn diện kế hoạch Nhà nước năm 1964.

1. Các Bộ, Tổng cục, các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh phải quán triệt đầy đủ vị trí và vai trò quan trọng của công tác hợp đồng kinh tế trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Các ngành, các cấp cần quan tâm đúng mức chỉ đạo công tác này đi đôi với việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch Nhà nước. Công tác hợp đồng phải thể hiện trong chương trình hoạt động của các Bộ, Tổng cục, và các Ủy ban hành chính địa phương.

Ngay sau khi chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước được chính thức ban hành, các Bộ, Tổng cục, các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh phải kịp thời tiến hành ký kết các hợp đồng nguyên tắc và giao trách nhiệm cho các Vụ kế hoạch, các Cục quản lý kinh doanh, các Sở, Ty chuyên môn, trực tiếp chỉ đạo các cơ sở trực thuộc tiến hành ký kết và thực hiện đầy đủ các loại hợp đồng cụ thể cả năm theo đúng thể lệ hiện hành.

Thời gian phải hoàn thành ký kết các loại hợp đồng của năm 1964 là 25 tháng 05 năm 1964. Hàng tháng, hàng quý, hai bên ký kết phải cùng nhau kiểm điểm để uốn nắn các lệch lạc, thiếu sót nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng.

2. Các Cục, Vụ, Sở, Ty chuyên môn của các Bộ, địa phương phải coi công tác ký kết và thực hiện hợp đồng là trách nhiệm về nghiệp vụ của mình. Để làm tốt công tác này, cần tránh tư tưởng bản vị, cục bộ, cầu toàn. Trong hoàn cảnh kinh tế của ta còn nhiều khó khăn thì việc cân đối các chỉ tiêu kế hoạch có thể vẫn còn khuyết điểm và nhược điểm nhưng điều cần thiết là các ngành, các cấp cần thấy rõ tính chất tích cực của các chỉ tiêu kế hoạch để cùng bàn bạc, thương lượng giải quyết các khó khăn trên tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, tránh những hiện tượng gò ép, bất bình đẳng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành tốt hợp đồng.

Ký kết hợp đồng nguyên tắc là điều kiện cần thiết để chỉ đạo ký kết hợp đồng cụ thể. Đối với những vấn đề chưa có chính sách quy định thì cần phải bàn bạc kỹ và ghi rõ các hợp đồng nguyên tắc để là cơ sở cho các đơn vị xí nghiệp trực thuộc ký kết hợp đồng cụ thể. Hợp đồng cụ thể phải tuyệt đối phục tùng các điều khoản của hợp đồng nguyên tắc.

3. Công tác xử lý các vụ vi phạm hợp đồng là trách nhiệm của Hội đồng Trọng tài các cấp. Công tác này nhằm mục đích bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước, do đó cần khẩn trương và kịp thời xử lý các vụ vi phạm. Xử lý không kịp thời sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch. Nếu xét thấy chưa đủ điều kiện xử lý thì Hội đồng Trọng tài phải xin gia hạn theo đúng thể lệ hiện hành.

Khi xử lý, Hội đồng Trọng tài các cấp phải kết hợp chặt chẽ với các bộ môn nghiệp vụ của các cơ quan quản lý. Các cấp có thẩm quyền cần giải quyết nhanh chóng những mắc mứu khó khăn phát hiện trong quá trình xử lý. Hội đồng Trọng tài trung ương phải theo dõi các vụ xử lý của năm 1964, đúc kết thành kinh nghiệm để sang đầu năm 1965 có thể quy định thủ tục xử lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. Để phục vụ cho công tác này Hội đồng Trọng tài các Bộ, Tổng cục và các địa phương phải báo cáo thường xuyên những công tác xử lý các vụ vi phạm hợp đồng kinh tế về Hội đồng Trọng tài trung ương.

4. Các Bộ, Tổng cục, các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh, cần củng cố, và kiện toàn ngay tổ chức Hội đồng Trọng tài, trước mắt phải tiến hành gấp việc phân công, phân nhiệm rõ ràng cho các Ủy viên Hội đồng Trọng tài và cải tiến lề lối làm việc. Mặc dù hiện nay vẫn giữ chế độ kiêm nhiệm, những thành viên Hội đồng Trọng tài phải coi công tác trọng tài là một trong những nhiệm vụ chính được phân công phụ trách, tránh tư tưởng coi nhẹ nhiệm vụ này. Mặt khác, khi phân công, phân nhiệm, các Bộ, Tổng cục, các Ủy ban hành chính cần lưu ý để Ủy viên thường trực Hội đồng Trọng tài có đủ thời gian cần thiết làm công tác của Hội đồng trọng tài.

Hội đồng Trọng tài các cấp cần sinh hoạt thường xuyên, tùy tình hình cụ thể, từ một đến hai tháng một lần. Sinh hoạt phải có nội dụng cụ thể và thiết thực nhằm đẩy mạnh công tác từng thời gian, và phải báo cáo đúng định kỳ về Hội đồng Trọng tài trung ương.

Để củng cố bộ phận giúp việc Hội đồng Trọng tài các cấp, cần triệt để chấp hành quyết định 289-TTg ngày 23 tháng 11 năm 1960 của Thủ tướng Chính phủ. Phải bố trí cán bộ có trình độ, có năng lực chuyên trách và không được kiêm nhiệm để kiện toàn bộ phận giúp việc này. Các Bộ, Tổng cục có nhiều quan hệ hợp đồng như Bộ Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Nội thương, Kiến trúc, Ngoại thương, Giao thông vận tải, Tổng cục Vật tư, Tổng cục Lâm nghiệp, hai thành phố Hà Nội, Hải phòng có thể để ba hoặc ít nhất cũng phải hai thư ký Hội đồng Trọng tài. Các Bộ, các địa phương khác nhất thiết phải có một thư ký chuyên trách. Số cán bộ này được tính trong tổng số biên chế của các Bộ, các địa phương được Nhà nước duyệt.

5. Hội đồng Trọng tài trung ương cần phối hợp chặt chẽ với các Văn phòng Công nghiệp, Thương nghiệp – tài chính Phủ Thủ tướng, với Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước và các Bộ có liên quan để nghiên cứu và xây dựng một số điều lệ chính sách cần thiết trình Chính phủ ban hành: (quy định tạm thời về thưởng phạt trong ký kết và thực hiện hợp đồng, giao nhận thiết kế thi công xây dựng cơ bản, điều lệ tạm thời về xử lý các vụ vi phạm hợp đồng ngoại thương, giao thông vận tải, điều lệ tạm thời về ký kết hợp đồng giữa các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp quốc doanh với các tổ chức hợp tác xã thủ công nghiệp) nhằm đưa công tác hợp đồng kinh tế phục vụ tốt hơn nữa sự chỉ đạo thực hiện kế hoạch Nhà nước trong năm nay và những năm sắp tới.

 

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 
 


Lê Thanh Nghị

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản