44670

Chỉ thị 5-NH/CT năm 1975 về cho vay mở rộng diện tích phát triển nông, lâm nghiệp ở trung du và miền núi do Ngân hàng nhà nước Việt nam ban hành

44670
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Chỉ thị 5-NH/CT năm 1975 về cho vay mở rộng diện tích phát triển nông, lâm nghiệp ở trung du và miền núi do Ngân hàng nhà nước Việt nam ban hành

Số hiệu: 5-NH/CT Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Tạ Hoàng Cơ
Ngày ban hành: 15/01/1975 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 15/04/1975 Số công báo: 6-6
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 5-NH/CT
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Tạ Hoàng Cơ
Ngày ban hành: 15/01/1975
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 15/04/1975
Số công báo: 6-6
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 5-NH/CT

Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 1975

 

CHỈ THỊ

VỀ CHO VAY MỞ RỘNG DIỆN TÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI

Ngày 25-5-1974 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 129/CP quy định chính sách đối với những hợp tác xã mở rộng diện tích phát triển nông, lâm nghiệp ở trung du và miền núi.

Để các hợp tác xã có điều kiện phát triển sản xuất mở rộng kinh doanh,Nhà nước giao cho mỗi hợp tác xã một diện tích đất đai nhất định để trồng trọt, chăn nuôi, trồng cây gây rừng. Những hợp tác xã nói trên đây, gồm: các hợp tác xã hiện có ở trung du và miền núi, các hợp tác xã và đồng bào vì định canh định cư mà phải chuyển đến vùng mới, và các hợp tác xã của đồng bào ở miền xuôi lên kinh doanh nông lâm nghiệp ở trung du và miền núi. Đồng thời đi đôi với việc phát huy đến mức cao nhất tinh thần làm chủ tập thể, tự lực, tự cường của hợp tác xã, Nhà nước còn hỗ trợ thêm vốn (thông qua tín dụng không phải trả lãi và có trừ lãi) để giúp hợp tác xã thực hiện kế hoạch mở rộng diện tích, phát triển kinh doanh và đẩy mạnh thâm canh, nhằm nhanh chóng ổn định đời sống, tiến tới xây dựng thành công những hợp tác xã giàu mạnh, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân và đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà.

Thi hành quyết định trên đây của Hội đồng Chính phủ,Ngan hàng Nhà nước trung ương ra chỉ thị hướng dẫn về cho vay đối với các hợp tác xã nói trên như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Những hợp tác xã được vay vốn theo Quyết định số 129-CP của Hội đồng Chính phủ phải là những hợp tác xã nằm trong những vùng đã có quy hoạch, được Thường vụ Hội đồng Chính phủ hay cấp có thẩm quyền do Chính phủ uỷ nhiệm phê duyệt, hoặc trong trường hợp phương án quy hoạch vùng chưa được phê duyệt chính thức phải có lệnh của Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai.

Sau khi đã được Nhà nước chính thức giao đất, giao rừng (có biên bản giao nhận) các hợp tác xã phải xây dựng quy hoạch cụ thể, định rõ phương hướng sản xuất trên từng loại đất, loại rừng được giao, lập các kế hoạch mở rộng diện tích phát triển sản xuất và kế hoạch vay vốn. Các tài liệu này đều phải được đại hội xã viên (hoặc đại hội đại biểu xã viên)nhất trí thông qua và các cấp có thẩm quyền chấp nhận như: Uỷ ban hành chính tỉnh phê duyệt quy hoạch cụ thể và phương hướng sản xuất, Uỷ ban hành chính huyện xét duyệt các kế hoạch, trước khi đưa đến chỉ điểm ngân hàng Nhà nước.

2- Đối tượng cho vay dài hạn không phải trả lãi là các chi phí xây dựng ruộng, nương bậc thang; trồng các loại cây công nghiệp đầu tư nhiều vốn: chè, dứa, dâu tằm....; trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lấy gỗ; chăm sóc; bảo vệ tu bổ rừng đã có sẵn, cải tạo đồng cỏ, xây dựng các cơ sở phục vụ sản xuất và phúc lợi công cộng.

Mức vốn cho vay dài hạn không phải trả lãi và thời hạn cho vay vốn không phải trả lãi cho từng đối tượng và từng hợp tác xã. Căn cứ vào mức vốn cho vay không phải trả lãi do Hội đồng tín dụng tỉnh xét đề nghị và được Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh quyết định cho mỗi tiêu vùng nông, lâm nghiệp, nhưng mức quy định tối đa không được quá mức vốn cho vay tối đa của mỗi đối tượng đã quy định trong quyết định số 129-CP của Hội đồng Chính phủ.

3- Các hợp tác xã được vay vốn phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tín dụng xã hội chủ nghĩa như:

- Phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng ghi trong hợp đồng tín dụng, và chỉ được nhận tiền vay dần theo mức thực hiện kế hoạch.

- Vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật chất tương đương, ví dụ: phải mở rộng diện tích theo đúng quy hoạch, quy trình kỹ thuật cho từng loại đất và từng đối tượng, đạt hiệu quả kinh tế cao;

- Phải hoàn trả vốn vay đúng hạn. Nếu là vay vốn dài hạn không phải trả lãi, phải thực hiện tốt các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật để được xoá nợ theo thời hạn quy định: nếu là vốn vay có trả lãi phải trả cả vốn lẫn lãi theo các kỳ hạn nợ đã ghi trong khế ước (hay trong hợp đồng tín dụng).

4- Các hợp tác xã vay vốn phải là những đơn vị sản xuất có đủ tư cách pháp nhân (do Uỷ ban hành chính huyện công nhận) phải có sổ sách kế toán rõ ràng và thực hiện tốt các chế độ hạch toán thống nhất, phải mở tài khoản và gửi các loại tiền vốn vào Ngân hàng, và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.

II- CHO VAY DÀI HẠN KHÔNG PHẢI TRẢ LÃI

Cho vay dài hạn không phải trả lãi là sự hỗ trợ của Nhà nước cho các hợp tác xã được nhà nước giao đất, giao rừng có thểm vốn để thực hiện kế hoạch mở rộng diện tích phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nếu hợp tác xã sản xuất kinh doanh theo đúng quy hoạch và phương hướng sản xuất của Nhà nước, làm tốt các quy trình kỹ thuật và khi đi vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế, bán sản phẩm do Nhà nước, sẽ được Nhà nước xét thưởng, bằng cách xoá nợ dần số vốn cho vay để hợp tác xã tăng cường nguồn vốn tự có. Những hợp tác xã không làm đúng quy định, phải trả lại số vốn đã vay cho Nhà nước.

1- Đối tượng cho vay

Với mức vốn và thời hạn cho vay đã được Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh duyệt. chi điếm ngân hàng căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹ thuật do Uỷ ban nông nghiệp trung ương hay Tổng cục lâm nghiệp quy định cho từng loại cây trồng, cần tập trung vốn cho vay vào các yếu tố trực tiếp tạo ra giá trị công trình, gồm: chi phí công lao động trực tiếp xây dựng công trình, chi phí vật tư dùng vào mục đích đầu tư cơ bản, như: hạt giống, phân, vôi... chi phí hao mòn công cụ lao động dùng vào việc xây dựng công trình, để hợp tác xã hoàn thành dứt điểm thời kỳ xây dựng cơ bản trong thời hạn ấn định.

a) Đối với xây dựng ruộng, nương bậc thang để trồng cây lương thực, cây thực phẩm, các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác, cần tập trung vốn vay vào các yếu tố chi phí trả công lao động đào đắp, sẻ cấp, san mặtbằng.... để tạo thành diện tích ruộng, nương bậc thang đưa vào sản xuất lâu bền.

b) Đối với khai hoang mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp như: chè, dứa, dâu tằm...., cho vaycác nhu cầu chi phí công khai phá đất hoang, làm đường viền, đường lô, mua phân, giống cây trồng; các chi phí dùng vào việc chăm sóc cây trồng; để tạo ra diện tích trồng mới có cây mọc đông đặc theo tiêu chuẩn kỹ thuật, và sống xanh tốt.

c) Đối với khai hoang mở rộng diện tích trồng cây ăn qủa, cây công nghiệp, cây lấy gỗ.... như: trẩu, bồ đề, mít... cho vay để bù đắp chi phí công làm đất, giống trồng, công chăm sóc..., cho đến khi cây mọc, sống xanh tốt, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trên đơn vị diện tích trong thời kỳ xây dựng cơ bản.

d) Đối với chăm sóc, bảo vệ, tu bổ rừng đã có sẵn cho vay để chi phí phát có vay dây leo, bù đắp công lao động bảo vệ rừng thường xuyên, nhằm tạo thành diện tích rừng theo tiêu chuẩn của lâm nghiệp quy định.

e) Đối với cải tạo đồng cỏ chăn nuôi gia súc lớn, cho vay để chi phí phát đốt cây cỏ dại, trồng dặm, chăm sóc, bảo vệ, để tạo ra diện tích đồng cỏ đạt năng suất và sản lượng theo chỉ tiêu kế hoạch đã được duyệt.

g) Đối với số tiền từ 100 đến 150đ (chỉ tính trên mỗi hécta ruộng, nương bậc thang và mỗi hécta trồng mới các loại cây dài ngày) để xây dựng các cơ sở phục vụ sản xuất và các phúc lợi công cộng, như sân phơi, nhà kho, chuồng trại chăn nuôi tập thể, giếng nước ăn công cộng, nhà trẻ, hệ thống truyền thanh, trụ sở hợp tác xã v.v... cần tập trung vốn vào các chi phí xây dựng, để hợp tác xã hoàn thành dứt điểm từng công trình, sớm đưa vào sử dụng. Đối tượng này chỉ áp dụng đối với các hợp tác xã của đồng bào miền xuôi mới lên trung du, miền núi và của đồng bào vì định canh định cư mới chuyển đến trong vùng và cũng chỉ tính trên số diện tích khai hoang trồng mới kể từ thời điểm 25 tháng 5 năm 1974 trở về sau.

2- Phương thức cho vay

a) Các chi điểm ngân hàng căncứ vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch vay vốn dài hạn không phải trả lãi của hợp tác xã để xét duyệt mức vốn cho vay. Các kế hoạch này phải xây dựng trên cơ sở kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích phát triển sản xuất và phải đạt các yêu cầu cơ bản sau đây:

- Các chi phí xây dựng cơ bản của mỗi loại công trình (trên đơn vị diện tích) ghi trong kế hoạch phải tính toán trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật quy định.

- Đối với kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản phải cân đối giữa nhu cầu và khả năng thực tế của hợp tác xã về lao động - vật tư - tiền vốn (bao gồm các nguồn vốn tự có và vốn vay) cho từng hạng mục công trình, phải xác định rõ những công trình khai hoang và trồng mới, những công trình chưa hoàn thành từ các năm trước chuyển sang, những công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất trong năm kế hoạch và dự kiến ít nhất cho một năm kế hoạch tiếp theo. Phải kèm theo các kế hạch thi công, xác định khối lượng công việc và nhu cầu chi phí cho từng thời gian cụ thể;

- Đối với kế hoạch vay vốn, số vốn xin vay ghi trong kế hoạch phải ăn khớp với mức vốn cho vay không phải trả lãi đã được duyệt cho từng hạng mục công trình, phải phản ánh số vốn xin vay để khai hoang và trồng mới, số vốn xin vay để tiếp tục quá trình đầu tư cơ bản đối với những công trình kiến thiết cơ bản đối với những công trình kiến thiết cơ bản dở dang, số vốn đầu tư vào những công trình sẽ đưa vào sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch, phải định rõ thời gian sử dụng vốn vay phù hợp với kế hoạch thi công xây dựng cơ bản.

b) Các chi nhánh, chi điếm ngân hàng phải cùng các ngành nông, lâm nghệp, tài chính địa phương giúp đỡ hợp tác xã và tham gia xét duyệt các quy hoạch, kế hoạch của hợp tác xã. Nếu trong khi xét duỵêt các định mức vốn và thời hạn cho vay, có những quan điểm không nhất trí giữa Ngân hàng với các cơ quan đó, thì phải phản ánh lên Ngân hàng cấp trên xem xét và bàn bạc với các ngành hữu quan để thống nhất ý kiến trước khi quyết định cho vay.

c) Sau khi nhận được thông báo về việc quyết định cho vay của chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh và thông báo về chỉ tiêu vốn của Ngân hàng tỉnh, Chi điếm ngân hàng sẽ căn cứ các đơn xin vay của hợp tác xã và các kế hoạch kèm theo để cho hợp tác xã lập khế ưóc xin vay (hoặc ký kết hợp đồng tín dụng).

- Ngân hàng phát tiền vay cho hợp tác xã theo kế hoạch thi công xây dựng cơ bản, với nguyên tắc phát từng lần, phát tiền lần sau phải trên cơ sở kiểm tra sử dụng số tiền phát ra lần trước và bằng cách đó, thúc đẩy các hợp tác xã thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật và hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ bản đúng hạn;

- Ngân hàng có thể tạm phát tiền vay trước trên cơ sở chương trình công việc sẽ làm trong kỳ (có thể hàng tháng) của hợp tác xã gửi đến ngân hàng, cuối mỗi kỳ đưa vào báo cáo kết quả khối lượng công việc thực tế hoàn thành, Ngân hàng kiểm tra và điều chỉnh số vốn đã phát ra, đồng thời ấn định mức phát tiền vay cho kỳ tiếp theo. Tổng số vốn phát ra cho các kỳ trong khâu (hay giai đoạn) kiến thiết cơ bản không quá 70% mức vốn cho vay kế hoạch của khâu đó, Ngân hàng sẽ chi nốt phần vốn vay còn lại (30%) sau khi đã kiểm tra kết quả thi công của hợp tác xã.

d) Việc nghiệm thu công trình hoàn thành là nhiệm vụ chung của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, tài chính, ngân hàng. Sau khi hợp tác xã hoàn thành công trình theo đúng tiêu chuẩn đối với từng đối tượng đã quy định ở điểm 1 trên đây cần phải xúc tiến ngay việc nghiệm thu. Yêu cầu là phải đánh giá khối lượng và chất lượng công trình đã hoàn thành trên cơ sở những tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật quy định, kiểm tra toàn bộ các chi phí xây dựng cơ bản và bản quyết toán công trình, có biện pháp giải quyết đối với các trường hợp vi phạm các nguyên tắc tín dụng xã hội chủ nghĩa.

Phải lập biên bản nghiệm thu để xác định rõ những vấn đề trên đây, có chữ ký của các thành viên trong Ban nghiệm thu và đại diện của hợp tác xã. Biên bản này còn dùng làm tài liệu để xét và đề nghị cho xoá nợ, đồng thời theo dõi trách nhiệm của các bên (hợp tác xã, Uỷ ban nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngân hàng, Tài chính) về việc sử dụng vốn cho vay và hiệu quả kinh tế của công trình.

3- Đối với số diện tích khai hoang trồng mới trong năm 1974 do ngân sách địa phương trợ cấp hiện còn đang kiến thiết cơ bản dở dang, nếu vốn ngân sách địa phương đã cấp đủ so với định mức vốn cho vay trong quyết định 129-C P của Hội đồng Chính phủ, thì Ngân hàng không cho vay thêm vốn không phải trả lãi, hợp tác xã tự giải quyết để hoàn thành xây dựng cơ bản, sớm đưa công trình vào sản xuất. Trường hợp mức vốn do cấp chưa đủ theo định mức quy định, số diện tích này sẽ được xét để cho vay thêm vốn không lãi, nhưng phải được Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh quyết định.

4- Nguồn vốn cho vay

Nguồn cho vay dài hạn không phải trả lãi do ngân sách trung ương chuyển sang cho Ngân hàng Nhà nước trung ương theo kế hoạch hàng năm. Ngân hàng trung ương sẽ căn cứ vào kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích, kế hoạch vay vốn dài hạn không phải trả lãi của các địa phương đã được Chính phủ phê chuẩn, để phân phối vốn cho các chi nhánh. Các chi nhánh, chỉ điếm chỉ được cho vay trong hạn mức đã được Ngân hàng trung ương thông báo. Trường hợp cần thêm vốn để thực hiện vượt mức kế hoạch khai hoang và trồng mới, các chi nhánh phải lập kế hoạch xin thêm vốn gửi về Ngân hàng Trung ương để xét và giải quyết.

5- Kiểm tra sử dụng vốn vay

Việc kiểm tra sử dụng vốn vay dài hạn không phải trả lãi cũng áp dụng như những nguyên tắc và phương pháp kiểm tra vay vốn tín dụng ngân hàng có trả lãi.

Ở đây, chỉ nhấn mạnh một số điểm:

a) Phải tăng cường kiểm tra xác minh việc sử dụng vốn vay sau mỗi khâu và mỗi giai đoạn chuyển tiếp cuả quá trình xây dựng cơ bản, phải kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra trên sổ sách chứng từ với khối lượng công việc đã hoàn thành ở thực địa, phải đối chiếu giữa chi phí xây dựng cơ bản thực tế với kế hoạch, giữa tiến độ thi công với kế hoạch thi công xây dựng cơ bản để có biện pháp thúc đẩy việc hoàn thành kế hoạch đúng hạn.

Tuỳ yêu cầu của mỗi đợt kiểm tra, có thể tổ chức thành đoàn kiểm tra: gồm một số ngành có liên quan ở huyện, hoặc chỉ mời cán bộ kỹ thuật cùng tham gia kiểm tra. Khi kiểm tra, nếu phát hiện hợp tác xã sử dụng vốn sai mục đích hay làm không đúng quy trình kỹ thuật..., thì phải lập biên bản, có kiến nghị và yêu cầu hợp tác xã sửa chữa kịp thời.

b) Đối vơí những hợp tác xã sử dụng vốn vay không đúng mục đích quy định, như: Không làm đúng quy hoạch các quy trình kỹ thuật...Ngân hàng tạm thời đình chỉ cho vay tiếp và đề nghị Uỷ ban hành chính xã, huyện can thiệp kịp thời. Sau khi đã được các cấp chính quyền xã, huyện nhiều lần can thiệp, hợp tác xã vẫn không sửa lại cho đúng, thì ngân hàng sẽ thu hồi lại số vốn cho vay sử dụng không đúng. Thời hạn hoàn trả sẽ do Uỷ ban nông nghiệp, Lâm nghiệp, phòng tài chính, chi điếm ngân hàng đề nghị và chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện quyết định.

6- Việc xét thưởng bằng cách xoá nợ

Sau khi hợp tác xã sử dụng số vốn cho vay dài hạn không phải trả lãi hoàn thành xây dựng cơ bản và khi đưa công trình vào sản xuất có hiệu quả kinh tế, chi điểm ngân hàng, căn cứ vào những quy định cho xoá nợ ghi trong quyết định số 129-C P của Hội đồng Chính phủ và mức sản phẩm làm ra, mức sản phẩm phải bán cho Nhà nước do Uỷ ban hành chính tỉnh quy định, cùng với các ngành ở huyện xét và đề nghị lên Hội đồng tín dụng tỉnh.

a) Đối với các ruộng, nương bậc thang để sản xuất các loại cây lương thực, cây thực phẩm ngắn ngày, sau khi đã xây dựng thành ruộng đất để sản xuất lâu bền và sản xuất đạt mức sản lượng sản phẩm bình quân mỗi hécta (quy ra thóc), sẽ được xoá nợ.

b) Đối với những cây ngắn ngày và những cây có vòng quay nhanh như: chè, dứa, dâu tằm, đồng cỏ... sau khi đã xây dựng thành ruộng để sản xuất lâu bền, trồng đúng kỹ thuật và bắt đầu có quy hoạch, thì tiêu chuẩn để xoá nợ là căn cứ vào số lượng sản phẩm bán cho Nhà nước hàng năm để đề nghị xoá nợ dần cho hợp tác xã.

c) Đối với những cây dài ngày (cây lấy gỗ,cây công nghiệp, lưu niên...) sau khi trồng mới hoặc cải tạo tốt (đảm bảo các mặt: tỷ lệ cây sống và xanh tốt, mật độ cây trồng, chế độbảo vệ), sẽ xoá nợ một nửa số tiền đã vay, nửa còn lại sẽ tiếp tục xoá dần trên cơ sở lượng sản phẩm bán cho Nhà nước hàng năm theo kế hoạch.

d) Đối với những khoản cho vay từ 100 đến 150đ cho các hợp tác xã của đồng bào ở miền xuôi mới lên và của đồng bào vì định canh định cư chuyển đến trong vùng để có thêm vốn xây dựng các cơ sở phục vụ sản xuất và phúc lợi công cộng, sau khi xác nhận thực tế những cơ sở đã xây dựng và mua sắm với giá trị tương đương, thì sẽ xoá nợ cho hợp tác xã.

Sau khi nhận được quyết định cho xoá nợ của Hội đồng Chính phủ (hay cùa cấp có thẩm quyền, do Thường vụ Hội đồng Chính phủ uỷ nhiệm), các chi nhánh, căn cứ vào danh sách số hợp tác xã được xoá nợ, số nợ được xoá cho từng hợp tác xã, tổng hợp gửi về Ngân hàng trung ương mỗi thứ 2 bản. Ngân hàng Trung ương sẽ chuyển vốn cho các chi nhánh, để thông báo cho các chi điếm thực hiện việc xoá nợ cho từng hợp tác xã và từng đối tượng. Đồng thời, các chi nhánh phải báo cáo kết quả việc xoá nợ về Ngân hàng Trung ương theo chế độ quy định.

e) Việc cho vay không phải trả lãi phải mở tài khoản để hạch toán riêng. Do dó đối với trường hợp do nguyên nhân khách quan gây ra (không có vật tư bảo đảm vốn vay, như: bị thiên tai phá hoại, sương muối, lũ quét) hoặc do cấp trên quyết định thay đổi phương hướng sản xuất, thì số tiền đó phải ghi vào một tiểu khoản riêng để theo dõi và trình lên Chính phủ giải quyết. Các chi nhánh, chi điếm ngân hàng chỉ được ghi vào tiểu khoản này số vốn vay không có vật tư đảm bảo đã có biên bản xác nhận của hội đồng tín dụng và được Uỷ ban hành chính tỉnh xét duyệt.

III- CHO VAY CÓ TRẢ LÃI

Ngoài việc được vay vốn dài hạn không phải trả lãi để mở rộng diện tích sản xuất nông, lâm nghiệp, Ngân hàng Nhà nước còn cho các hợp tác xã vay vốn tín dụng có lãi, để có thêm vốn mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất.

1- Đối tượng cho vay

a) Cho vay vốn cố định:

Ngân hàng cho các hợp tác xã vay dài hạn có lãi để xây dựng các cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ sản xuất: làm thuỷ lợi nhỏ, như xây dựng các kênh mương dẫn nước cho từng cánh đồng...mua phân, vôi để cải tạo đất trồng tự mua sắm các giống trâu bò sinh sản và lợn nái cơ để chăn nuôi tập thể, nuôi cá ao hồ, những nơi có điều kiện, mở rộng kinh doanh có nghề làm vôi, gạch,. chế biến nông sản.

Đối với các hợp tác xã từ các nơi khác mới chuyển đến làm ăn trong vùng kinh tế mới vốn tích luỹ chưa có hoặc có rất ít, đời sống xã viên còn khó khăn, có mở rộng diện tích trồng mới các loại cây công nghiệp dài ngày có chi phí đầu tư cơ bản cao như: chè, dứa, dâu tằm..., nếu mức vốn cho vay dài hạn không phải trả lãi và khả năng tự lực của hợp tác xã không đủ đảm bảo hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ bản, thì Ngân hàng có thể xét cho vay dài hạn có trả lãi để hợp tác xã có thêm vốn chăm bón cây trồng còn đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

b) Cho vay vốn lưu động:

Ngân hàng cho các hợp tác xã vay vốn áp dụng ngắn hạn để bổ sung thêm vốn lưu động đáp ứng các nhu cầu chi phí sản xuất thường xuyên và thời vụ cho các ngành nghề sản xuất và kinh doanh trong hợp tác xã.

2- Nguồn vốn cho vay:

Nguồn vốn cho vay có trả lãi đầu tư vào những đối tượng trên đây nằm trong chỉ tiêu vốn cho vay hàng năm Ngân hàng Trung ương phân phối cho các chi nhánh. Để theo dõi kết quả vốn cho vay đối với các vùng kinh tế mới cần phải có mở tài khoản riêng để hạch toán vốn cho vay này.

3- Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay áp dụng theo chế độ lãi suất chính thức đã duyệt và hiện nay đang thi hành, cụ thể là áp dụng theo Thông tư số 15 TT-NH, ngày 15-12-1969 giải thích và hướng dẫn thi hành Quyết định số 108 TT-TTg ngày 6-10-1969 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

a) Lãi suất cho vay dài hạn đối với những hợp tác xã hiện có ở trung du và miền núi nằm trong vùng kinh tế mới, áp dụng theo chế độ lãi suất 0,21%.

b) Lãi suất cho vay dài hạn đối với các hợp tác xã của đồng bào ở miền xuôi mới lên và kể cả của đồng baò vì định canh, định cư chuyển đến trong vùng, đời sống chưa ổn định (trong thời gian định hình khoảng từ 3 đến 7 năm) được áp dụng chế độ lãi suất 0,18%. Sau thời gian đó sẽ thi hành chế độ lãi suất thống nhất 0,21%.

c) Lãi suất cho vay ngắn hạn 0,33% áp dụng chung đối với các loại hợp tác xã.

4- Cho vay xã viên phát triển kinh tế phụ gia đình

ở những hợp tác xã tín dụng không có hoặc không thể đảm nhiệm việc cho vay phát triển kinh tế phụ gia đình, Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp cho các gia đình xã viên, nhất là gia đình xã viên của các hợp tác xã từ những nơi khác chuyển đến trong vùng, vay vốn chăn nuôi lợn, trâu bò ở những nơi có điều kiện và làm các nghề thủ công khác..., nhưng không làm ảnh hưởng đến việc quản lý lao động của hợp tác xã, để tăng lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao mức thu nhập của xã viên và góp phần hỗ trợ cho kinh tế tập thể.

5- Các hợp tác xã và gia đình xã viên ở miền xuôi đi xây dựng cơ sở mới theo chính sách, Nhà nước giao đất, giao rừng, hỗ trợ vốn để hợp tác xã sản xuất kinh doanh và trợ cấp cho xã viên làm nhà ở nơi mới. Đối với tài sản của họ ở quê cũ, chủ hộ có quyền nhượng lại cho bà con hoặc người cùng ở trong hợp tác xã, trong thôn, xã với giá cả do hai bên thoả thuận, Ngân hàng Nhà nước không cho vay để đền bù hoa lợi ruộng đất, mua lại tài sản, thanh toán công điểm..., như cho vay khai hoang trước đây.

IV- HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ THỦ TỤC CHO VAY

1- Bổ sung Điều 53. Hạch toán phân tích:

Mở thêm 2 phân loại tiểu khoản như sau:

- 06 "cho vay mở rộng diện tích nông, lâm nghiệp".

Phân loại tiểu khoản này dùng mở cho tài khoản 616 để hạch toán các khoản vốn ngân hàng cho vay có thu lãi về mở rộng diện tích phát triển nông, lâm nghiệp trong các vùng kinh tế mới;

- 07 "cho vay mở rộngdiện tích nông, lâm nghiệp không tính lãi".

Phân loại tiểu khoản này dùng mở cho tài khoản 616 để hạch toán các khoản ngân hàng cho vay bằng vốn của ngân sách chuyển sang về mở rộng diện tích phát triển nông, lâm nghiệp không tính lãi ở trung du và miền núi.

2- Thủ tục kế toán cho vay và thu nợ’

a) Cho vay có tính lãi:

Thủ tục cho vay được tiến hành bình thường theo chế độ kế hoạch cho vay hiện hành.

Khi phát tièn vay, ghi nợ vào tài khoản 06616.

b) Cho vay không tính lãi:

- Khế ước cho vay lập theo mẫu số 1CVM (mẫu khế ước cho vay dài hạn hiện hành). Trên khế ước có đóng dấu chữ khắc sẵn hoặc viết tay mực đỏ: không phải trả lãi" ở mặt trước góc bên phải của khế ước và "xoá nợ" trên góc phải ở mặt sau khế ước;

- Khế ước được lập riêng cho từng đối tượng vay. Trên khế ước phải ghi rõ mục đích cụ thể về sử dụng vốn vay, và định mức vốn cho mỗi hecta. Kỳ hạn xoá nợ lần cuối cùng của khế ước, kỳ hạn kế hoạch xoá nợ từng lần ghi ở mặt sau khế ước cột "kế hoạch trả nợ".

- Lãi suất, ghi "không tính lãi";

- Mỗi lần phát tiền vay phải có chữ ký nhận của người vay trên khế ước chõ quy định. Khi phát tiền vay, ghi:

Nợ: 07616 tiểu khoản đơn vị vay.

Có: Tài khoản thích hợp.

Cuối ngày, các khế ước cho vay lần đầu được lập thủ tục ghi nhập tài khoản 9922.

Khi nhận được vốn do Ngân hàng trung ương chuyển về để xoá nợ, ghi:

Nợ: tài khoản liên hàng đến.

Có: 07616 tiểu khoản đơn vị được xét xoá nợ.

Các khế ước xoá nợ lần cuối cùng được lập thủ tục ghi xuất tài khoản 9922.

Để thực hiện tốt những quy định trên đây, các đồng chí Trưởng chi nhánh, chi điếm tổ chức phổ biến kỹ tinh thần và nội dung chỉ thị này và các văn bản hướng dẫn thi hành kèm theo cho các Bộ trong ngành, các hợp tác xã và các ngành có liên quan. Đối với các chi điếm có cho vay dài hạn không phải trả lãi, phải bố trí đủ cán bộ tín dụng, kế toán để thực hiện, phải chấp hành nghiêm các chế độ hạch toán, thống kê và chế độ báo cáo, thỉnh thị.

Phải kết hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan ở tỉnh, huyện để sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư và phát huy tác dụng phục vụ, giám đốc, của Ngân hàng Nhà nước đối với các hợp tác xã.

Các ông Cục trưởng, Cục tín dụng nông nghiệp, Vụ trưởng Vụ kinh tế - kế hoạch và Vụ kế toán - tài vụ có trách nhiệm hướng dẫn những mặt nghiệp vụ cụ thể để thi hành chỉ thị này.

Những quy định ban hành trước đây về cho vay khai hoang, như thông tư liên bộ Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục khai hoang số 01-VP-259, ngày 12-2-1965, Chỉ thị số 05-M-/59, ngày 28-10-1965, về hướng dẫn cho vay, thu nợ đối với các hợp tác xã khai hoang nông nghiệp (theo Thông tư liên bộ số 01-VP/M39) đều hết hiệu lực.

 

 

Tạ Hoàng Cơ

(Đã ký)

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản