103334

Công ước 122 năm 1964 về chính sách việc làm

103334
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công ước 122 năm 1964 về chính sách việc làm

Số hiệu: 122 Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 09/07/1964 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 122
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 09/07/1964
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CÔNG ƯỚC SỐ 122

CÔNG ƯỚC

VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM, 1964

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 17 tháng 6 năm 1964, trong kỳ họp thứ 48, và

Xét rằng Tuyên ngôn Phi la đen phia thừa nhận nghĩa vụ trọng đại của Tổ chức Lao động quốc tế là phải xúc tiến ở mọi nước trên thế giới những chương trình thích hợp nhằm thực hiện toàn dụng lao động và nâng cao mức sống, và xét rằng Lời nói đầu của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế đã trù định việc đấu tranh chống thất nghiệp và việc bảo đảm tiền lương thoả đáng đủ sống, và

Xét rằng Tuyên ngôn Phi la đen phia, Tổ chức Lao động quốc tế có trách nhiệm phải xem xét tính đến tác động của các chính sách kinh tế và tài chính đối với chính sách việc làm, dưới ánh sáng của mục tiêu cơ bản là “tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, đều có quyền mưu cầu sự tiến bộ về vật chất và sự phát triển về tinh thần của mình trong những điều kiện tự do và phẩm giá, an toàn về kinh tế và bình đẳng về cơ may”, và

Xét rằng Tuyên ngôn chung về nhân quyền đã quy định “mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, và được bảo vệ chống thất nghiệp”, và

Ghi nhận các quy định của các Công ước và khuyến nghị quốc tế về lao động hiện có, trực tiếp liên quan tới chính sách việc làm, và đặc biệt là Công ước và Khuyến nghị về Dịch vụ việc làm, 1948, Khuyến nghị về Hướng nghiệp, 1949, Khuyến nghị về Đào tạo nghề, 1962, Công ước và Khuyến nghị về Sự phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp), 1958, và

Xét rằng các văn bản đó phải được đặt trong khuôn khổ rộng lớn của một chương trình quốc tế nhằm mở mang kinh tế, dựa trên cơ sở toàn dụng lao động, có năng suất và được tự do lựa chọn, và

Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về chính sách việc làm, là vấn đề thuộc điểm thứ tám trong chương trình nghị sự kỳ họp quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

Thông qua ngày 9 tháng 7 năm 1964, Công ước dưới đây gọi là Công ước về Chính sách việc làm, 1964.

Điều 1

1. Để kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, đáp ứng nhu cầu về nhân công và giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm, mỗi Nước thành viên phải tuyên bố và áp dụng, như một mục tiêu thiết yếu, một chính sách tích cực nhằm xúc tiến toàn dụng lao động, có năng suất và được tự do lựa chọn.

2. Chính sách đó phải nhằm bảo đảm rằng:

a) sẽ có việc làm cho tất cả những người sẵn sàng làm việc và đang kiếm việc làm;

b) rằng việc làm đó càng có năng suất càng tốt;

c) rằng sẽ có sự tự do lựa chọn làm việc và cơ may rộng lớn nhất cho mỗi người lao động để đạt được trình độ tay nghề và sử dụng được trình độ tay nghề và năng khiếu của mình trong một công việc thích hợp, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến, dòng dõi dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội.

3. Chính sách đó sẽ phải chú ý đến các giai đoạn và trình độ phát triển kinh tế, cũng như những mối quan hệ giữa các mục tiêu về việc làm với các mục tiêu kinh tế và xã hội khác, và sẽ được áp dụng bằng các phương pháp phù hợp với điều kiện và tập quán quốc gia.

Điều 2

Mọi Nước thành viên đều phải, bằng những phương pháp và trong chừng mực phù hợp với điều kiện của đất nước:

a) ấn định và duyệt lại một cách đều đặn, trong khuôn khổ một chính sách kinh tế và xã hội được phân phối chặt chẽ, những biện pháp phải có để nhằm thực hiện những mục tiêu đã nêu ở Điều 1;

b) chuẩn bị cần thiết để áp dụng các biện pháp đó, kể cả việc ấn định ra các chương trình, khi thích ứng.

Điều 3

Trong việc áp dụng Công ước này, các đại diện của những giới có quan hệ đến các biện pháp sẽ phải thực hiện, và nhất là các đại diện của người sử dụng lao động và người lao động, phải được tham khảo ý kiến về chính sách việc làm, nhằm chú ý đầy đủ đến những kinh nghiệm và ý kiến của họ, và được sự cộng tác của họ vào việc soạn thảo chính sách đó và việc tranh thủ được sự ủng hộ đối với chính sách đó.

Các Điều từ 4 đến 11

Những quy định cuối cùng mẫu.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản