81912

Công ước về bắt giữ tàu năm 1999 của Liên hợp quốc

81912
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công ước về bắt giữ tàu năm 1999 của Liên hợp quốc

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 12/03/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: Khongso
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 12/03/1999
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CÔNG ƯỚC

NĂM 1999 CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BẮT GIỮ TÀU

Ðể đảm bảo phát triển hài hoà thương mại hàng hải thế giới.

Xét thấy cần thiết phải hình thành một khuôn khổ pháp lý chung áp dụng thống nhất trên phạm vi quốc tế điều chỉnh lĩnh vực bắt giữ tàu, phù hợp với sự phát triển của tình hình thực tế trong các lĩnh vực có liên quan, Các nước thành viên thoả thuận những điều sau đây:

Ðiều 1: Giải thích từ ngữ

Theo quy định tại Công ước này, những từ sau đây được hiểu như sau:

1 - "Khiếu nại hàng hải" là khiếu nại phát sinh từ các căn cứ sau đây:

a) Mất mát, thiệt hại gây ra do khai thác, vận hành tàu;

b) Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ xảyra trên đất liền hoặc dưới nước, có liên quan trực tiếp đến việc vận hành, khai thác tàu;

c) Hoạt động cứu hội hợp đồng cứu hộ, kể cả trong trường hợp khiếu nại về khoản tiền thù lao đặc biệt cho hoạt động cứu hộ đối với tàu mà bản thân tàu hoặc hàng hoá vận chuyển trên tàu đe doạ gây thiệt hại cho môi trường

d) Thiệt hại hoặc nguy cơ thiệt hại do tàu gây ra cho môi trường, bờ biển hay các lợi ích khác liên quan; các biện pháp được áp dụng để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục các thiệt hại đó; bồi thường các thiệt hại đó; chi phí áp dụng những biện pháp thích hợp để khôi phục môi trường; mất mát hoặc nguy cơ mất mát mà người thứ ba phải gánh chịu có liên quan đến các thiệt hại trên; các thiệt hại, các chi phí hay các mất mát khác có tính chất tương tự như những mất mát, thiệt hại quy định tại điểm này;

e) Các chi phí liên quan đến việc trục vớt. dời chuyển, thu hồi. phá huỷ, thanh thải tàu đắm, tàu mắc cạn, tàu bị bỏ rơi, bao gồm cả các vật dụng, tài sản có trên tàu; chi phí cho việc bảo quản tàu bị bỏ rơi và chi phí cho thuyền viên của tàu;

f) Thoả thuận về sử dụng hoặc thuê tàu, dưới hình thức hợp đồng thuê tàu hoặc hình thức khác;

g) Thoả thuận về vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách bằng tàu, dưới hình thức hợp đồng thuê tàu hoặc hình thức khác;

h) Mất mát hoặc thiệt hại gây ra cho tài sản hoặc liên quan đến tài sản (kể cả hành lý) vận chuyển trên tàu;

i) Tổn thất chung;

j) Lai dắt;

k) Hoa tiêu;

l) Hàng hoá, nguyên vật liệu, nhiên liệu, trang thiết bị (kể cả côngtenơ), dịch vụ cung cấp cho tàu để vận hành, khai thác, quản lý, bảo quản, bảo dưỡng tàu;

m) Ðóng mới, đóng lại, sửa chữa hoán cải, trang bị cho tàu;

n) Phí, lệ phí cảng, kênh đào, vũng đậu tàu, neo đậu, luồng lạch;

o) Lương và các khoản chi trả khác cho thuyền trưởng, sỹ quan và các thành viên khác của thuyền bộ làm việc trên tàu, bao gồm cả chi phí hồi hương, tiền bảo hiểm xã hội;

p) Các khoản tiền đã chi thay cho tàu hoặc thay cho chủ tàu;

q) Phí bảo hiểm liên quan đến tàu (bao gồm cả phí bảo hiểm tương hỗ) thuộc trách nhiệm thanh toán của chủ tàu, người thuê tàu trần hoặc được thanh toán vì lợi ích của họ;

r) Phí đại lý, môi giới hoặc các khoản phí, hoa hồng khác liên quan đến tàu thuộc trách nhiệm thanh toán của chủ tàu, người thuê tàu trần hoặc được thanh toán vì lợi ích của họ;

s) Tranh chấp liên quan đếnsở hữu, chiếm hữu tàu;

t) Tranh chấp giữa các đồng sở hữu tàu về việc khai thác, vận hành tàu hoặc về quyền đối với các khoản thu nhập từ khai thác, vận hành tàu;

u) Thế chấp, cầm cố hay một quyền khác có tính chất tương tự đối với tàu;

v) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán tàu.

2. "Bắt giữ” là một sự lưu giữ hoặc hạn chế dịch chuyển tàu theo quyết định của Toà án để bảo đảm cho một khiếu nại hàng hải, chứ không bao hàm việc bắt giữ tàu để thi hành môt bản án hay một văn bản có hiệu lực thi hành khác.

3. "Người" bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ chức , kể cả Nhà nước và cơ quan Nhà nước.

4. "Người khiếu nại" là người có quyền thực hiện khiếu nại hàng hải.

5. "Toà án" bao gồm mọi cơ quan tư pháp có thẩm quyền của quốc gia.

Ðiều 2: Thẩm quyền bắt giữ tàu

1 . Một con tàu chỉ có thể bị bắt giữ hoặc được giải phóng khỏi sự bắt giữ theo quyết định của toà án của quốc gia thành viên nơi tiến hành bắt giữ.

2. Một con tàu chỉ có thể bị bắt giữ căn cứ vào một khiếu nại hàng hải chứ không thể bị bắt giữ vì những khiếu nại khác.

3. Quốc gia có quyền bắt giữ tàu để bảo đảm cho khiếu nại hàng hải kể cả trong trường hợp các bên trong hợp đồng đã thoả thuận lựa chọn toà án của một quốc gia khác không phải là quốc gia nơi tiến hành bắt giữ tàu hoặc lựa chọn toà án trọng tài để giải quyết khiếu nại hàng hải đó hoặc thoả thuận lựa chọn pháp luật của một quốc gia khác không phải là quốc gia nơi tiến hành bắt giữ tàu để áp dụng cho hợp đồng đó.

4. Thủ tục bắt giữ tàu, thủ tục giải phóng tàu được thực hiện theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tiến hành bắt giữ hoặc nơi có yêu cầu bắt giữ, với điều kiện không trái với các quy định của Công ước này.

Ðiều 3: Ðiều kiện bắt giữ tàu

1 . Việc bắt giữ tàu để đảm bảo cho một khiếu nại hàng hải được thực hiện nếu thoả mãn một trong các điều kiện sau đây:

a) Người có quyền sở hữu đối với tàu vào thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải, có trách nhiệm liên quan tới nghĩa vụ phát sinh từ khiếu nại hàng hải đó và người đó vẫn là chủ sở hữu tàu vào thời điểm tiến hành bắt giữ;

b) Người thuê tàu trần vào thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải, có trách nhiệm liên quan tới nghĩa vụ phát sinh từ khiếu nại hàng hải đó và người đó vẫn thuê tàu trần hoặc đã trở thành chủ sở hữu tàu vào thời điểm tiến hành bắt giữ;

c) Khiếu nại hàng hải dựa trên quyền thế chấp, cầm cố hoặc một quyền khác có tính chất tương tự đối với tàu;

d) Khiếu nại hàng hải liên quan đến sở hữu hay chiếm hữu tàu;

e) Khiếu nại hàng hải có liên quan đến bản thân chủ sở hữu tàu. người thuê tàu trần, người quản lý hoặc người khai thác tàu và khiếu nại đó được đảm bảo bằng quyền cầm giữ hàng hải được hưởng theo quy định pháp luật của quốc gia nơi có yêu cầu bắt giữ tàu.

2. Cũng có thể bắt giữ một hoặc một số con tàu, nếu vào thời điểm tiến hành bắt giữ, những con tàu đó thuộc sở hữu của người có trách nhiệm liên quan đến nghĩa vụ phát sinh từ khiếu nại hàng hải và vào thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải, người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đó là chủ sở hữu của con tàu có liên quan đến khiếu nại hàng hải;

b) Người đó là người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn hoặc người thuê chuyến con tàu đó.

Quy định này không áp dụng với các khiếu nại hàng hải liên quan đến sở hữu hoặc chiếm hữu tàu.

3. Mặc dù có các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này việc bắt giữ tàu không thuộc sở hữu của người được suy đoán có trách nhiệm liên quan đến nghĩa vụ phát sinh từ khiếu nại hàng hải chỉ được phép thực hiện khi, theo quy định pháp luật của nước nơi có yêu cầu bắt giữ tàu, quyết định, bản án được tuyên để giải quyết khiếu nại hàng hải có hiệu lực thi hành đối với chính con tàu đó sẽ được bán theo quyết định của toà án hoặc theo thủ tục cưỡng chế bán.

Ðiều 4: Giải phóng tàu bị bắt giữ

1. Tàu bị bắt giữ phải được giải phóng ngay khi có biện pháp bảo đảm thay thế với giá trị hoặc dưới một hình thức phù hợp( trừ trường hợp việc bắt giữ được thực hiện trên cơ sở khiếu nại hàng hải quy định tại điểm s, và điểm t), khoản 1 , Điều 1 . Ðối với các trường hợp này, khi người đang chiếm hữu tàu đã cung cấp một biện pháp bảo đảm thay thế với giá trị tương ứng, toà án có thể cho phép người đó tiếp tục khai thác, vận hành tàu hoặc áp dụng mọi biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề quản lý tàu trong thời gian bắt giữ.

2. Nếu các bên không thoả thuận được về giá trị và hình thức biện pháp bảo đảm thay thế, toà án sẽ có thẩm quyền quyết định, nhưng không được vượt quá giá trị con tàu bị bắt giữ.

3. Hành vi thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế để yêu cầu thả tầu không được coi là hành vi thừa nhận trách nhiệm hay từ chối quyền bào chữa, quyền được giảm nhẹ trách nhiệm.

4. Trong trường hợp tàu bị bắt giữ tại một quốc gia không phải là thành viên của Công ước này, nếu sau khi có một bịên pháp bảo đảm thay thế được thực hiện tại một quốc gia thành viên của Công ước này có liên quan đến khiếu nại hàng hải đó mà tàu vẫn chưa được giải phóng, thì theo yêu cầu của đương sự, toà án của quốc gia thành viên đó có quyền quyết định huỷ bỏ biện pháp bảo đảm đã thực hiện.

5. Trong trường hợp tàu bị bắt giữ tại một quốc gia không phải là thành viên của Công ước này và đã được giải phóng sau khi có biện pháp bảo đảm thay thế phù hợp, thì mọi biện pháp bảo đảm thay thế đã thực hiện trong một quốc gia thành viên của Công ước này liên quan đến khiếu nại hàng hải đó cũng sẽ được huỷ bỏ theo quyết định của toà án của quốc gia thành viên đó, nếu tổng giá trị biện pháp bảo đảm thực hiện trong 2 quốc gia nêu trên lớn hơn:

a) Giá trị của khiếu nại hàng hải là căn cứ cho việc bắt giữ tàu;

b) Giá trị của con tàu;

Trong trường hợp giá trị khiếu nại hàng hải và giá trị con tàu khác nhau, thì áp dụng giá trị nhỏ hơn. Tuy nhiên, toà án sẽ chỉ quyết định cho phép huỷ bỏ nếu như biện pháp bảo đảm thay thế đó có hiệu lực pháp luật tại quốc gia không phải là thành viên của Công ước này và có thể chuyển giao được cho người có khiếu nại hàng hải.

6. Người đã thực hiện một biện pháp bảo đảm thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều này có thể yêu cầu toà án giảm bớt, sửa đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bảo đảm đó vào bất kỳ lúc nào.

Ðiều 5: Bắt giữ tàu lại và bắt giữ nhiều tàu

1. Nếu tại một quốc gia, tàu bị bắt giữ đã được giải phóng hoặc đã có biện pháp bảo đảm thay thế được thực hiện đối với khiếu nại hàng hải, thì con tàu đó không thể bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một khiếu nại hàng hải đó. trừ các trường hợp sau đây:

a) Biện pháp bảo đảm thay thế liên quan đến con tàu, thực hiện trên cơ sở khiếu nại hàng hải đó, có hình thức hoặc giá trị không đáp ứng yêu cầu, với điều kiện tổng giá trị các biện pháp bảo đảm thay thế không vượt quá giá trị của con tàu;

b) Người thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế không có hoặc có thể không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình;

c) Việc giải phóng tàu hoặc việc huỷ bỏ biện pháp bảo đảm thay thế đã được thực hiện:

Theo yêu cầu hoặc với sự thoả thuận của người khiếu nại trên cơ sở những lý do chính đáng; hoặc do người khiếu nại không thể ngăn cản được việc giải phóng tàu hoặc việc huỷ bỏ biện pháp bảo đảm đó mặc dù đã áp dụng những biện pháp cần thiết.

2. Không được bắt giữ thêm bất cứ một con tàu nào khác để bảo đảm cho cùng một khiếu nại hàng hải, cho dù con tàu đó cũng nằm trong diện có thể bị bắt giữ để bảo đảm cho khiếu nại hàng hải đó, trừ các trường hợp sau đây:

a) Biện pháp bảo đảm thay thế đã được thực hiện trên cơ sở khiếu nại hàng hải đó có hình thức hoặc giá trị không đáp ứng yêu cầu;

b) Trường hợp áp dụng quy định tại các điểm b hoặc c, khoản 1 , Điều này.

3. "Giải phóng tàu" theo quy định tại Điều này không bao hàm trường hợp tàu bỏ trốn hoặc được thả trái với quy định của pháp luật.

Ðiều 6: Bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu và người thuê tàu trần có tàu bị bắt giữ

1. Khi người có khiếu nại hàng hải yêu cầu toà án bắt giữ tàu hoặc duy trì biện pháp bắt giữ tàu đang áp dụng: thì trước khi cho phép bắt giữ tàu hoặc duy trì biện pháp bắt giữ đó, toà án có thể buộc người đó phải thực hiện một biện pháp bảo đảm theo hình thức, điều kiện và với giá trị do toà án quyết định, để đảm bảo việc bồi thường những thiệt hại, mất mát có thể gây ra cho người bị khiếu nại do việc bắt giữ tàu thuộc trách nhiệm bồi thường của người khiếu nại hàng hải, đặc biệt là để bồi thường những mất mát, thiệt hạị có thể gây ra cho người bị khiếu nại trong các trường hợp sau đây:

a) Biện pháp bắt giữ tàu đó là không có căn cứ pháp luật hoặc được thực hiện một cách lạm dụng:

b) Biện pháp bảo đảm thay thế được yêu cầu thực hiện vượt quá mức cần thiết.

2. Toà án của nước nơi tiến hành bắt giữ tàu có thẩm quyền xác định mức độ trách nhiệm của người khiếu nại hàng hải đối với những mất mát, thiệt hại có thể xảy ra do việc bắt giữ tàu, đặc biệt là các mất mát, thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau đây:

a) Biện pháp bắt giữ tàu không có căn cứ pháp luật hoặc được thực hiện một cách lạm dụng;

b) Biện pháp bảo đảm thay thế được yêu cầu thực hiện vượt quá mức cần thiết.

3. Trong trường hợp, theo quy định tại Điều 7, tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án của một quốc gia khác hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án trọng tài thì thủ tục xác định mức độ trách nhiệm của người khiếu nại hàng hải quy định tại khoản 2 Điều này sẽ được tạm đình chỉ đến khi có quyết định cuối cùng về giải quyết tranh chấp của toà án có thẩm quyền hoặc toà án trọng tài đó.

4. Người đã thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều này có quyền yêu cầu toà án giảm bớt, sửa đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bảo đảm đó vào bất kỳ thời điểm nào.

Ðiều 7: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

1. Toà án của quốc gia nơi đã tiến hành bắt giữ tàu hoặc nơi đã thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế để giải phóng tàu, có thẩm quyền giải quyết về nội dung đối với tranh chấp đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp lệ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết trước toà án trọng tài hoặc trước toà án của một quốc gia khác có thẩm quyền.

2. Mặc dù có các quy định tại khoản 1 Điều này, toà án của quốc gia nơi đã tiến hành bắt giữ tàu hoặc nơi đã thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế để giải phóng tàu có thể từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp nếu pháp luật của quốc gia này cho phép toà án làm việc đó và nếu toà án của một quốc gia khác chấp nhận thụ lý giải quyết tranh chấp đó.

3. Trong trường hợp tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án của quốc gia nơi tiến hành bắt giữ tàu hoặc nơi thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế để giải phóng tàu hoặc trong trường hợp toà án đó từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì toà án đó có thể, tự mình hoặc theo yêu cầu, quyết định thời hạn để khởi kiện tại một toà án khác có thẩm quyền hoặc tại toà án.

4. Quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này, nếu vụ việc chưa được khởi kiện, thì theo yêu cầu của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, toà án có thể quyết định giải phóng tàu hoặc huỷ bỏ biện pháp bảo đảm thay thế.

5. Trong trường hợp việc khởi kiện đã được thực hiện đúng thời hạn quy định tại khoản 3 Điều nàyhoặc trong trường hợp không có quy định về thời hạn khởi kiện mà tranh chấp đã được khởi kiện trước toà án có thẩm quyền hoặc toà án trọng tài của một quốc gia khác, thì quyết định cuối cùng giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ việc khởi kiện đó sẽ được công nhận và có hiệu lực thi hành đối với con tàu bị bắt giữ hoặc đối với biện pháp bảo đảm thay thế để giải phóng tàu, nếu: 

a) Người bị khiếu nại đã được thông báo hợp lệ về việc khởi kiện đó trong thời hạn hợp lý để có đủ điều kiện thực hiện quyền bào chữa;

b) Việc công nhận quyết định đó không trái với trật tự công cộng.

6. Quy định tại khoản 5 Điều này không làm hạn chế hiệu lực áp dụng của bản án hay phán quyết trọng tài nước ngoài được tuyên theo quy định pháp luật của nước nơi tiến hành bắt giữ tàu hoặc nơi thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế để giải phóng tàu.

Ðiều 8: Ðối tượng áp dụng

1. Công ước này có hiệu lực áp dụng đối với tàu thuộc thẩm quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào là một bên ký kết công ước, cho dù tàu đó có treo cờ của quốc gia

2. Công ước này không áp dụng đối với tàu chiến, tàu hỗ trợ tàu chiến và các tàu khác thuộc quyền sở hữu hoặc khai thác của quốc gia được sử dụng duy nhất vào mục đích dịch vụ công cộng không mang tính thương mại, trừ trường hợp sau này có thay đổi mục đích sử dụng.

3. Công ước này không áp dụng cho các trường hợp cảng vụ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia thực hiện quyền hạn tạm giữ, cấm rời cảng được quy định trong điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia đối với tàu nằm trong phạm vi thẩm quyền tài phán của quốc gia đó.

4. Công ước này không ảnh hưởng đến quyền hạn của quốc gia hoặc toà án được ra các quyết định có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ tài sản của người có nghĩa vụ.

5. Nếu điều ước quốc tế khác hoặc pháp luật quốc gia có quy định về trường hợp giới hạn trách nhiệm tại quốc gia nơi tiến hành bắt giữ tàu, thì áp dụng điều ước quốc tế quy tắc quy định pháp luật đó; 

6. Công ước này không làm thay đổi, không có liên quan gì đến các văn bản pháp luật hiện hành của các quốc gia thành viên quy định về việc bắt giữ tàu thuộc quyền tài phán của quốc gia mà tàu đó mang cờ, vì lợi ích của người thường trú hoặc có nơi cư trú chính tại quốc gia đó hoặc của người tiếp nhận quyền yêu cầu của người đó theo hình thức thế quyền, chuyển giao quyền yêu cầu hoặc một hình thức khác.

Ðiều 9: Không tạo ra quyền cầm giữ hàng hải

Các quy định tạiCông ước nàykhông thể được giải thích theo hướng tạo ra quyền cấm giữ hàng hải.

Ðiều 10: Bảo lưu

1. Khi ký, phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt, gia nhập Công ước này hoặc vào bất kỳ thời điểm nào sau khi thực hiện các hành vi trên, quốc gia thành viên có quyền bảo lưu không áp dụng các quy định của Công ước này cho các đối tượng sau:

a) Tàu, thuyền không phải là tàu biển:

b) Tàu không mang cờ của quốc gia thành viên của Công ước;

c) Khiếu nại hàng hải quy định tại điểm s, khoản 1, Điều 1.

2: Trong trường hợp một quốc gia đang là thành viên của một điều ước quốc tế về giao thông đường thuỷ nội địa, tham gia ký, phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập Công ước này, thì khi ký, phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập Công ước, quốc gia có quyền tuyên bố áp dụng các quy định của điều ước đó về thẩm quyền toà án, về công nhận và thi hành các bản án, quyết định của toà án, thay vì áp dụng các quy định tại Ðiều 7 Công ước này.

Ðiều 1 1: Lưu chiểu

Công ước này được lưu chiểu tại cơ quan Tổng thư ký Liên hợp quốc

1. Công ước này được để ngỏ cho các quốc gia ký kể từ ngày 1/9/1999 đến ngày 31/8/2000 tại

trụ sở Liên hợp quốc, tại Niu-oóc.

Sau đó, Công ước tiếp tục được để ngỏ cho các quốc gia khác gia nhập.

2. Các quốc gia có thể thể hiện sự chấp thuận hiệu lực áp dụng của Công ước nàyđối với mình dưới các hình thức sau đây:

a) Ký không kèm theo điều kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt;

b) Ký kèm theo điều kiện phê chuẩn chấp nhận hoặc phê duyệt;

c) Gia nhập

3. Việc phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập Công ước nàyđược thực hiện đối với hình thức gửi thư phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt, gia nhập cho cơ quan.

Ðiều 13: Áp dụng Công ước đối với các quốc gia có nhiều chế độ pháp lý khác nhau

1. Ðối với các quốc gia có nhiều đơn vị lãnh thổ ở đó áp dụng các chế độ pháp lý khác nhau đối với các nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này, thì khi tham gia ký, phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt, gia nhập Công ước, quốc gia đó có quyền quyết định áp dụng Công ước cho toàn bộ hay một số các đơn vị lãnh thổ đó: quốc gia đó cũng có quyền thay đổi quyết định trên của mình vào bất kỳ lúc nào.

2. Quyết định của quốc gia được gửi cho cơ quan lưu chiểu và phải quy định rõ các đơn vị lãnh thổ nơi Công ước có hiệu lực áp dụng.

3. Ðối với quốc gia thành viên Công ước có hai hay nhiều chế độ pháp lý về bắt giữ tàu biển áp dụng cho các đơn vị lãnh thổ khác nhau, thì những trường hợp Công ước này quy định dẫn chiếu đến thẩm quyền toà án hoặc đến pháp luật của quốc gia được coi là dẫn chiếu đến thẩm quyền toà án và pháp luật của đơn vị lãnh thổ cụ thể của quốc gia đó.

Ðiều 14: Hiệu lực áp dụng

1. Công ước nàybắt đầu có hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày đủ 10 quốc gia thể hiện sự chấp thuận hiệu lực áp dụng của Công ước đối với mình.

2. Ðối với các quốc gia khác thể hiện sự chấp thuận hiệu lực áp dụng của Công ước đối với mình sau ngày Công ước nàycó hiệu lực, thì sự chấp thuận đó bắt đầu có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày quốc gia đó bày tỏ sự chấp thuận.

Ðiều 15: Sửa đổi, bổ sung

1.Theo đề nghị của 1/3số nước thành viên của Công ước, Tổng thư ký Liên hiệp quốc triệu tập hội nghị các nước thành viên để xem xét sửa đổi, bổ sung Công ước này.

2.Trường hợp chấp thuận hiệu lực của Công ước sau ngày sửa đổi bổ sung Công ước có hiệu lực được coi là chấp thuận toàn bộ nội dung Công ước như đã sửa đổi bổ sung.

Ðiều 16: Bãi bỏ Công ước

1. Quốc gia thành viên có thể bãi bỏ Công ước vào bất kỳ thời điểm nào kể từ ngày Công ước có hiệu lực áp dụng đối với quốc gia đó.

2. Việc bãi bỏ công ước được thực hiện thông qua việc gửi thư bãi bỏ cho cơ quan lưu chiểu.

3. Việc bãi bỏ Công ước có hiệu lực áp dụng sau 1 năm kể từ ngày cơ quan lưu chiểu nhận được thư bãi bỏ hoặc sau một thời gian dài hơn quy định trong thư bãi bỏ.

Ðiều 17: Ngôn ngữ

Công ước này được lập thành một bản gốc duy nhất bằng các thứ tiếng Anh, Ả rập, Trung quốc,

Tây Ban Nha, Pháp vàNga các bản đều có giá trị pháp lý như nhau.

Làm tại Giơ-ne-vơ, ngày 12/3/1999.

Ðể làm bằng, đại diện có thẩm quyền của các quốc gia đã ký tên vào Công ước này.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản