86534

Hiệp định thương mại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia

86534
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Hiệp định thương mại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người ký: Trương Đình Tuyển
Ngày ban hành: 24/03/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: Khongso
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký: Trương Đình Tuyển
Ngày ban hành: 24/03/1998
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HOÀNG GIA CAMPUCHIA NGÀY 24 THÁNG 3 NĂM 1998

Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia, với lòng mong muốn phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước và đẩy mạnh mối quan hệ hữu nghị giữa chính phủ và nhân dân hai nước trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, đã thoả thuận như sau:

Điều 1. Chính phủ hai nước tiếp tục nỗ lực hợp tác để phát triển và tăng cường các mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Chính phủ mỗi nước sẽ nghiên cứu và xem xét những đề xuất mà phía Chính phủ bên kia đưa ra, và sẽ thi hành những quyết định đã được hai Chính phủ nhất trí nhằm thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ kinh tế thương mại hai nước.

Điều 2. Mỗi Chính phủ sẽ cho phép xuất khẩu những hàng hoá có thể xuất khẩu của nước mình sang nước bên kia và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu những mặt hàng có thể nhập của nước bên kia và nếu áp dụng quy chế cấp giấy phép xuất nhập khẩu thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu theo đúng luật pháp, các quy định hiện hành của mỗi nước và thông lệ quốc tế.

Điều 3. Chính phủ hai nước dành cho nhau quy chế tối huệ quốc về thuế quan, các chi phí và thủ tục hải quan liên quan đến việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá từ nước này sang nước kia.

Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng cho những lợi thế, miễn trừ, ưu đãi mà hai Chính phủ dành hoặc sẽ dành cho những nước tham gia với bất kỳ bên nào trong một liên minh thuế quan, hay khu vực mậu dịch tự do, hoặc trong khuôn khổ của một hiệp hội khu vực về hợp tác kinh tế hiện có hoặc có thể sẽ được hình thành trong tương lai.

Điều 4. Chính phủ mỗi bên sẽ dành cho tầu buôn của nước bên kia chế độ nước ưu đãi nhất khi vào cảng, thả neo và đậu tại cảng quốc tế của nước mình theo luật pháp và các quy định của mỗi nước dành cho tầu của bất kỳ nước thứ ba nào.

Điều 5. Mọi khoản thanh toán có liên quan đến hàng hoá được mua bán giữa hai nước sẽ được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, được Chính phủ hai nước sẽ chấp nhận phù hợp với luật pháp và các quy chế quản lý ngoại hối hiện hành của mỗi nước.

Điều 6. Chính phủ hai nước sẽ tham khảo ý kiến của nhau khi cần thiết, để đề xuất những biện pháp nhằm mở rộng quan hệ kinh tế thương mại nói chung, hoặc để giải quyết những vấn đề có thể phát sinh liên quan tới việc thực hiện các điều khoản của Hiệp định này.

Điều 7. Sau khi Hiệp định này hết hiệu lực, những điều khoản của Hiệp định vẫn sẽ được áp dụng đối với những hợp đồng được ký kết trong khuôn khổ Hiệp định nhưng chưa thực hiện xong trước ngày hết hiệu lực của Hiệp định.

Điều 8. Phù hợp với các luật lệ, quy chế và quy định hiện hành của mỗi nước, Chính phủ mỗi bên sẽ miễn trừ thuế quan hoặc bất cứ các loại thuế khác cho những hàng hoá dưới đây xuất xứ từ nước phía bên kia:

A) Hàng tạm nhập phục vụ cho hội chợ và triển lãm mà không nhằm mục đích tiêu thụ và phải được đưa trở lại nước xuất xứ trong thời hạn quy định bởi các quy chế và quy định liên quan của mỗi bên.

B) Hàng mẫu chỉ đủ để làm mẫu và không có giá trị thương mại.

Điều 9. Những điều khoản của Hiệp định này sẽ không hạn chế quyền của mỗi Chính phủ thông qua hoặc thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu của mình hoặc bảo vệ y tế công cộng, hoặc bảo vệ môi trường, cây cối và súc vật khỏi bị sâu bệnh.

Điều 10. Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt với sự thoả thuận bằng văn bản của hai Chính phủ. Bất kỳ việc sửa đổi, bổ sung nào hoặc chấm dứt Hiệp định sẽ không làm tổn hại quyền và nghĩa vụ phát sinh từ Hiệp định và theo Hiệp định trước ngày có hiệu lực của việc sửa đổi, bổ sung và chấm dứt Hiệp định.

Điều 11. Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và có hiệu lực trong thời gian 01 năm.

Hiệp định này sẽ được mặc nhiên gia hạn từng năm một, trừ phi một trong hai Chính phủ thông báo cho Chính phủ bên kia bàng văn bản trước khi Hiệp định hết hiệu lực ba tháng về ý định của mình muốn chấm dứt Hiệp định.

Để làm chứng, những người ký tên dưới đây được Chính phủ mỗi bên uỷ quyền đã ký vào bản Hiệp định này.

Làm tại Hà Nội ngày 24/3/1998 thành 2 bản bằng tiếng Việt, Khmer và tiếng Anh; các bản có giá trị pháp lý ngang nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, bản tiếng Anh được coi là quyết định.

 

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



Trương Đình Tuyển

CHÍNH PHỦ HOÀNG GIA CAM PU CHIA




Cham Prasidh

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản