81759

Hiệp định thương mại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hasimit Giooc Đa Ni (1997)

81759
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Hiệp định thương mại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hasimit Giooc Đa Ni (1997)

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ các nước Người ký: Đỗ Như Đính
Ngày ban hành: 23/03/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: Khongso
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ các nước
Người ký: Đỗ Như Đính
Ngày ban hành: 23/03/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC HASIMIT GIOOC ĐA NI (1997)

 

BỘ THƯƠNG MẠI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------

Số: 1212TM/PCTNA
"V/v: phê duyệt HÐTM Việt Nam – Giooc đa ni"

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 1997

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Nhận lời mời của Chính phủ Giooc đa ni, phó Thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm chính thức Giooc đa ni từ ngày 22 đến 23 tháng 3 năm 1997.

Trong thời gian làm việc với đoàn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, phía Giooc đa ni mong muốn ký Hiệp định thương mại với Việt Nam trên cơ sở bản dự thảo mà hai Bộ Thương mại đang trao đổi với nhau.

Được sự đồng ý của Phó Thủ tướng Phan Văn Khải, thứ trưởng Bộ Thương mại Đỗ Như Đính đã đàm phán với bạn và thống nhất được nội dung Hiệp định đảm bảo bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Ngày 23 tháng 3 năm 1997, thứ trưởng thương mại Đỗ Như Đính đã thay mặt phía Việt Nam ký Hiệp định thương mại với Giooc đa ni ( xin đính kèm bản sao Hiệp định thương mại trên).

Bộ Thương mại kính đề nghị Thủ tướng phê duyệt bản Hiệp định thương mại này và chỉ thị các Bộ hữu quan làm các thủ tục cần thiết để Hiệp định sớm có hiệu lực thi hành.

 

 
Nơi nhận: 
- Như trên.
- Lưu VT, vụ PC, PCTNA

BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Trương Đình Tuyển

 

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI 

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC HASIMIT GIOOC ĐA NI

Với lòng mong muốn mở rộng và đa dạng hoá hơn nữa các quan hệ thương mại và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại trên cơ sở bình đẳng không phân biệt và cùng có lợi, Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hasimit Giooc đa ni (Sau đây gọi tắt là các Bên ký kết) đã thoả thuận như sau:

Điều 1:

Theo luật pháp và các quy định của mỗi nước, các Bên ký kết sẽ áp dụng mọi biện pháp thích hợp để thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi và phát triển hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước trên cơ sở lâu dài và ổn định.

Điều 2:

Các Bên ký kết dành cho nhau ưu đãi không kém hơn mức mà một Bên ký kết đã dành cho nước khác về thuế hải quan và các chi phí khác đối với hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Các quy định này sẽ không được áp dụng cho các trường hợp cụ thể dưới đây:

a. Lợi ích, ưu tiên, ưu đãi và miễn trừ mà các bên dành cho hoặc trong tương lai sẽ dành cho bất cứ nước láng giềng nào của các bên.

b. Lợi ích, ưu tiên, ưu đãi và miễn trừ mà các Bên ký kết được hưởng hoặc trong tương lai sẽ được hưởng khi một trong hai bên tham gia vào khu vực mậu dịch tự do hoặc liên minh hải quan, hoặc các thoả thuận kinh tế khác.

c. Lợi ích, ưu tiên, ưu đãi và miễn trừ mà Vương quốc Hasimi Giooc đa ni đã dành cho hoặc trong tương lai sẽ dành cho bất cứ nước thành viên nào của liên đoàn Ả rập

Điều 3

Trong khuôn khổ của Hiệp định này, các tổ chức có thẩm quyền của từng Bên ký kết sẽ cấp giấy "Giấy chứng nhận xuất xứ" cho sản phẩm của nước mình xuất khẩu sang Bên ký kết kia nếu đòi hỏi phải có giấy chứng nhận đó.

Điều 4

Các Bên ký kết sẽ không chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ hoặc tổn thất của các pháp nhân và tự nhiên nhân phát sinh trong việc thực hiện các hợp đông thương mại.

Điều 5

Tất cả mọi khoản thanh toán theo Hiệp định này sẽ được thực hiện bằng ngoại tệ chuyển đổi tự do phù hợp với luật pháp và quy định ở mỗi nước.

Điều 6

Các Bên ký kết sẽ cho phép xuất nhập khẩu tạm thời một số hàng hoá nhất định, phù hợp với luật pháp và quy định hiện hành ở mỗi nước, cho các mặt hàng sau:

a. Mẫu hàng và các vật liệu quảng cáo không có giá trị thương mại theo Công ước Geneva 1952 để tạo điều kiện thuận lợi nhập hàng mẫu và các vật liệu quảng cáo.

b. Các mặt hàng hội chợ và triển lãm thương mại được nhập khẩu tạm thời theo luật pháp và các quy định của mỗi nước.

c. Những container và kiện hàng riêng dùng trong thương mại quốc tế sẽ được chuyển trở về theo luật pháp và quy định của mỗi nước.

Điều 7

Các Bên ký kết thúc đẩy và phát triển thương mại giữa hai nước, nhằm đạt được điều này, cả hai Bên ký kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập các văn phòng thương mại cho các pháp nhân và tự nhiên nhân được uỷ quyền để thực hiện các hoạt động thương mại phù hợp với quy định của mỗi nước.

Điều 8

Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến quyền của các Bên ký kết trong việc thi hành bất cứ sự ngăn cấm hoặc hạn chế nào để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc lợi ích an ninh quốc gia, sức khoẻ cộng đồng, môi trường, tài nguyên bị huỷ hoại và bảo vệ di sản văn hoá dân tộc cũng như để phòng trừ các bệnh hại gia súc và côn trùng.

Điều 9

Các Bên ký kết sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ và sử dụng hợp lý bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại và sản xuất. Bản quyền và các bí quyết thương mại là quyền sở hữu của những pháp nhân và tự nhiên nhân của các Bên ký kết phù hợp với luật pháp và các quy định hiện hành riêng của mỗi nước cũng như các thoả thuận và ghi nhớ quốc tế mà các Bên đã tham gia.

Điều 10

1. Hai Bên ký kết đồng ý thành lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Giooc đa ni về hợp tác thương mại và kinh tế với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Hiệp định này. Uỷ ban sẽ họp mỗi năm một lần hoặc theo đề nghị của một trong hai bên, luân phiên tại Việt Nam và Giooc đa ni.

2. Uỷ ban sẽ cùng nhau:

a. Kiểm điểm việc thực hiện Hiệp định này và xem xét các biện pháp có thể được áp dụng để thực hiện các điều khoản của Hiệp định này.

b. Thảo luận những vấn đề thích hợp để thúc đẩy và phát triển thương mại giữa hai nước.

c. Khai thác khả năng thúc đẩy và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế, thương mại kể cả hợp tác công nghiệp và đầu tư trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và thống nhất các lĩnh vực mới cho sự hợp tác đó.

d. Tham khảo các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình phát triển các quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai bên.

Điều 11

Hiệp định này không ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các Bên trong việc thực hiện các thoả thuận quốc tế hoặc các thoả ước mà hai bên đã ký kết trước khi ký Hiệp định này.

Điều 12

Bất cứ sự tranh chấp nào phát sinh trong việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giaỉ quyết bằng thương lượng, nếu không đạt được thoả thuận chung, tranh chấp đó sẽ được giải quyết bằng luật quốc tế.

Điều 13

Các điều khoản của Hiệp định này sẽ được tiếp tục áp dụng đối với các hợp đồng được ký kết trong thời hạn của Hiệp định mà chưa thực hiện xong vào ngày hết hạn của Hiệp định.

Điều 14

Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào thời điểm khi hai Bên ký kết trao đổi công hàm thông báo về các yêu cầu pháp lý cho việc phê chuẩn Hiệp định đã được hoàn tất. Hiệp định này có hiệu lực 5 năm và sẽ gia hạn thêm từng năm một trừ phi một trong hai Bên tuyên bố kết thúc Hiệp định bằng văn bản thông qua con đường ngoại giao tối thiểu 03 tháng trước khi hết hạn Hiệp định.

Làm tại Amman, ngày 23 tháng 3 năm 1997 thành hai bản bằng tiếng Việt Nam, tiếng Arập và tiếng Anh, tất cả các bản có giá trị như nhau. Trường hợp có sự khác biệt, bản tiếng Anh sẽ là quyết định.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Đỗ Như Đính

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
VƯƠNG QUỐC HASIMIT GIOOC ĐA NI
TỔNG THỨ KÝ BỘ CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI



Mohammad Smadi

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản