310264

Kế hoạch 1174/KH-UBND năm 2016 về kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng trâu, bò, heo và Dịch tả heo tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020

310264
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Kế hoạch 1174/KH-UBND năm 2016 về kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng trâu, bò, heo và Dịch tả heo tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020

Số hiệu: 1174/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Mai Hùng Dũng
Ngày ban hành: 20/04/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1174/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
Người ký: Mai Hùng Dũng
Ngày ban hành: 20/04/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1174/KH-UBND

Bình Dương, ngày 20 tháng 04 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÂU, BÒ, HEO VÀ DỊCH TẢ HEO TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.

Căn cứ Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quyết định ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

Căn cứ Văn bản hp nhất số 13/VBHN-BNNPTNT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quyết định Ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) Lmồm long móng trâu, bò, heo và Dịch tả heo tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng trâu, bò, heo và Dịch tả heo. Đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc ở các cơ sở chăn nuôi tập trung và đàn gia súc chăn nuôi phân tán trong vùng xây dựng an toàn dịch. Nhất là đối với đàn gia súc ở các cơ sở chăn nuôi tập trung tại các địa phương: Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo và Bc Tân Uyên.

Đến năm 2020 cơ bản khống chế, không để xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm như Lở mồm long móng trâu, bò, heo và Dịch tả heo xảy ra trên đàn gia súc làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm động vật của tỉnh.

2. Mục tiêu cthể

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh tại các địa phương tập trung chăn nuôi gồm Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo và Bắc Tân Uyên.

Mở rộng xây dựng an toàn dịch bệnh ở các cơ sở chăn nuôi qui mô trang trại, khống chế không để xảy ra dịch trên đàn gia súc đối với các bệnh Lở mồm long móng trâu, bò, heo và Dịch tả heo ở các xã xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng được một hệ thống, chương trình giám sát, quản lý dịch bệnh hiệu quả. Mỗi xã, thị trấn có 01 cán bộ Thú y cơ sở; mỗi huyện có 1 tổ và cấp tỉnh là phòng Quản dịch bệnh làm công tác giám sát dịch tễ. Quản lý, kiểm soát tốt xuất nhập gia súc ra vào tỉnh.

Đến 12/2017: có 40% sở chăn nuôi quy mô trang trại được công nhận ATDB đối với bệnh Lở mồm long móng trên trâu, bò, heo và Dịch tả heo; 70% số xã xây dựng nông thôn mới có chăn nuôi gia súc không xảy ra dịch (không công bố dịch) Lmồm long móng và Dịch tả.

Đến 12/2018: có 60% cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại được công nhận ATDB, 100% số xã xây dựng nông thôn mới không xảy ra dịch (không công bố dịch) Lở mồm long móng và Dịch tả. Xây dựng và trình Cục Thú y công nhận 4 vùng an toàn dịch tại các địa bàn: Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo và Bắc Tân Uyên.

Đến 12/2019: có 80% cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại được công nhận ATDB.

Đến 12/2020: có 100% cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại được công nhận ATDB và tiếp tục hoàn chỉnh việc xây dựng 4 vùng an toàn dịch bệnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thông tin tuyên truyền

Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền những lợi ích và nhiệm vụ cần thực hiện trong kế hoạch cho các cơ sở chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tuyên truyền cho một số đối tượng có liên quan (người hành nghề thú y, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi) về việc phối hợp trong công tác chẩn đoán, phát hiện và báo cáo dịch bệnh trên gia súc nhằm giúp các quan chức năng xử lý nhanh dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vùng.

2. Tổ chức phòng, chống dịch bệnh trên gia súc

Khuyến khích chuyển đổi phương thức chăn nuôi từng bước từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại tập trung. Thực hiện tốt công tác quản lý chăn nuôi, triển khai có hiệu quả chương trình quản lý chăn nuôi, dịch tễ của tỉnh.

a) Tổ chức xây dựng và thực hiện các kế hoạch, phương án phòng chống dịch bệnh hàng năm của Trung ương và của tỉnh. Tập trung triển khai “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Lmồm long móng giai đoạn 2016-2020”. Công tác phòng chống dịch tập trung vào việc tiêm phòng và vệ sinh tiêu độc cho các hộ chăn nuôi qui mô gia đình; xây dựng các chương trình giám sát tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng và giám sát lưu hành của vi rút đối với 2 bệnh xây dựng an toàn dịch để có biện pháp phòng, chống phù hợp.

b) Kiện toàn hệ thống kiểm dịch và kiểm soát vận chuyn động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết m, chế biến sản phẩm động vật địa phương.

Duy trì, củng cố trạm, chốt kiểm dịch tại các đầu mối giao thông chính; tiếp tục kiện toàn và tăng cường hoạt động các Trạm, chốt kiểm dịch đầu mối giao thông của tỉnh.

c) Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm của các trang trại chăn nuôi gia súc.

d) Quản lý chợ, điểm thu gom, buôn bán động vật, sản phẩm động vật, cơ sở, điểm giết mổ trên địa bàn.

- Lập danh sách các chợ, điểm thu gom, người buôn bán gia súc và sản phẩm gia súc, sở, điểm giết mổ đquản lý; yêu cầu cam kết không mua bán, vận chuyển, giết mgia súc mắc bệnh, chết nghi do bệnh truyền nhiễm.

- Tại các chợ, điểm thu gom, buôn bán gia súc, cơ sở giết mổ phải thực hiện tiêu độc, khử trùng, thu gom chất thải để xử lý, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.

- Xây dựng, liên kết với các cơ sở giết mtập trung đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y để giết mổ, chế biến sản phẩm đạt yêu cầu an toàn thực phẩm.

3. Tổ chức hoạt động giám sát dịch bệnh và lập hồ sơ công nhận ATDB

- Giám sát bao gồm cả giám sát lâm sàng, giám sát huyết thanh học, giám sát sự lưu hành của vi rút. Tổ chức giám sát dịch bệnh tại vùng, cơ sở ATDB theo quy định tại Quyết định số 66/QĐ-BNN ngày 26/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản có liên quan.

- Lập và hoàn thiện hồ sơ trình Cục Thú y công nhận an toàn dịch bệnh.

4. Triển khai thực hiện các chính sách

a) Tổ chức thực hiện các chính sách của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi được ban hành đối với gia súc, sản phẩm gia súc xuất phát từ cơ sở chăn nuôi gia súc đã được công nhận ATDB như:

- Được ưu tiên lựa chọn tham gia chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm của gia súc từ cơ sở ATDB- cơ sở giết mổ, chế biến - hệ thống cung cấp sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Được hỗ trợ tìm kiếm thị trường xuất khẩu gia súc và sản phẩm gia súc.

- Danh sách các cơ sở ATDB được công bố công khai trên các trang tin điện tử của các cơ quan thú y có thẩm quyền (Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản).

b) Chính sách hỗ trợ tiêm phòng, tiêu hủy gia súc mắc bệnh: tiếp tục thực hiện các chính sách của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ vắc xin đối với chăn nuôi quy mô nhỏ; việc hỗ trợ tiêu hủy gia súc mắc bệnh. Tùy theo tình hình thực tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, bổ sung các chính sách phù hợp nhằm đạt mục tiêu xây dựng thành công vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh của tỉnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, gia cầm tỉnh: Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung có liên quan trong kế hoạch này.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB của tỉnh.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản:

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh; công nhận vùng, cơ sở ATDB; kiểm soát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm cho các cơ sở giết mổ, chế biến.... để thực hiện.

+ Phối hợp với UBND cấp huyện xây dựng và triển khai các chương trình tuyên truyền đối với các đối tượng có liên quan đến quyền lợi trách nhiệm trong việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

+ Thực hiện các chương trình giám sát: Thiết lập hệ thống thông tin cho công tác giám sát bị động và chủ động; giám sát lâm sàng nhằm phát hiện sớm khidịch xảy ra. Định kỳ lấy mẫu giám sát sự lưu hành của vi rút theo kế hoạch nhằm phát hiện mầm bệnh; giám sát kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng để đánh giá hiệu quả của công tác tiêm phòng vắc xin.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch của tỉnh. Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế để triển khai thực hiện việc xây dựng vùng, sở ATDB đối với bệnh Lở mồm long móng trâu, bò, heo và Dịch tả heo tại địa phương.

- Triển khai các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các sở, công ty chăn nuôi ở địa phương, chăn nuôi với mục đích xây dựng sở an toàn dịch bệnh.

- Định kỳ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện xây dựng vùng, sở ATDB theo yêu cầu của tỉnh.

- Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện tốt việc thông tin tuyên truyền các nội dung liên quan nhm thực hiện kế hoạch. Có biện pháp quản lý đcác hộ chăn nuôi chp hành tốt việc tiêm phòng, quản lý dịch bệnh đối với các bệnh Dịch tả heo và Lở mồm long móng trên trâu, bò, heo theo quy định.

- Chủ động, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản lập kế hoạch thực hiện và đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch thuộc địa phương quản lý.

4. Đối với chủ cơ sở chăn nuôi tập trung, công ty chăn nuôi gia súc:

- Chấp hành quy định pháp luật về xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch.

- Bố trí nguồn lực và kinh phí triển khai thực hiện các yêu cầu đã đặt ra để được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thú y để triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến sở an toàn dịch bệnh động vật.

5. Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ

- Chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh.

- Hưởng ứng các chương trình tiêm phòng đối với các bệnh Lở mồm long móng gia súc và Dịch tả heo.

- Khi có động vật chết do bệnh truyền nhiễm phải báo cáo cho cơ quan Thú y để tiến hành mổ khám, lấy mẫu xét nghiệm, chn đoán nhm hỗ trợ cho công tác phòng và điều trị bệnh chính xác, không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.

- Từng bước chuyển đổi hình chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung hoặc chuyển đổi ngành nghề phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi của tỉnh.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí xây dựng vùng, sở an toàn dịch bệnh trình UBND tỉnh ban hành để thực hiện

Trên đây là nội dung kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng trâu, bò, heo và Dịch tả heo tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đtổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tháo gỡ kịp thời.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT, VP.Chính phủ;
- Cục Thú y;
- TT.TU, TT.HĐND;
- CT, các PCT UBND;
- Th
ành viên BCĐ PCD GS, GC tỉnh
- UBND các huyện, thị xã, TP.TDM;
- Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy s
n, Web;
- LĐVP (Nh, Lg), Th, TH
; Web;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Hùng Dũng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản