376295

Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục thực hiện Đề án \"Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

376295
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục thực hiện Đề án \"Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Số hiệu: 312/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Đặng Xuân Thanh
Ngày ban hành: 05/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 312/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
Người ký: Đặng Xuân Thanh
Ngày ban hành: 05/12/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 312/KH-UBND

Lào Cai, ngày 05 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG” GIAI ĐOẠN 2017-2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI.

I. MỤC ĐÍCH

1. Tiếp tục triển khai Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kết quả thực hiện Chthị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động (CBCNV), học sinh, sinh viên, học viên (người học) trong toàn ngành; góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.

2. Đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL gắn với những vấn đề về giáo dục được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận và nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của ngành.

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PBGDPL; đa dạng hóa, phát hiện, xây dựng và nhân rộng các mô hình, hình thức PBGDPL có hiệu quả phù hợp với từng nhóm đối tượng (CBCNV và người học ở mỗi cấp học); có giải pháp nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gn với đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa để công tác PBGDPL đạt hiệu quả.

II. YÊU CẦU

1. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục giai đoạn 2017 - 2021, gn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về giáo dục mà dư luận xã hội quan tâm như dạy thêm, học thêm (DTHT) và các khoản thu, chi nguồn xã hội hóa giáo dục (các khoản thu, chi) hoặc cần định hướng dư luận, các quy định pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục.

2. Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, lối sống cho người học; lồng ghép hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với các cuộc vận động, các hoạt động ngoại khóa và các phong trào thi đua ln của ngành.

3. Triển khai nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

III. NỘI DUNG

1. Nâng cao nhận thức đối với việc dạy, học môn giáo dục công dân, giáo dục pháp luật và công tác PBGDPL trong nhà trường:

a) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Trưởng phòng GD&ĐT huyện, thành phố và Hiệu trưởng các trường học xác định công tác PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của toàn ngành dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý giáo dục.

b) Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động (gọi chung là cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV)), người học thuộc các cấp học phải xác định rõ việc học tập, nghiên cứu để hiểu biết pháp luật, chấp hành nghiêm chnh pháp luật là trách nhiệm của bản thân.

c) Hàng năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý giáo dục để nắm vững pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, của ngành. Trên cơ sở đó, tổ chức cho CBGVNV của ngành giáo dục đào tạo học tập pháp luật theo định kỳ hàng quý, hàng tháng và chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người học thuộc các cấp học.

2. Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập pháp luật trong các chương trình chính khóa:

a) Đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân và giáo dục pháp luật.

- Triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng người học thuộc các cấp học; phương pháp dạy học môn giáo dục công dân và giáo dục pháp luật phù hợp với lứa tuổi, phát huy tính tích cực, chủ động của người học trong từng cấp học.

- Tổ chức dạy học các môn giáo dục công dân và giáo dục pháp luật phù hợp với thực tế địa phương và điều kiện nhà trường. Coi trọng việc thực hành vận dụng, tổ chức hình thức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp. Sử dụng các hình thức: kể chuyện pháp luật, sân khấu hóa, xem phim tư liệu, gây hứng thú cho người học tích cực tham gia thảo luận, trình bày nhận thức hoặc trao đổi các vấn đề trong thực tế đời sống liên quan đến nhận thức, thực hiện pháp luật. Phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học; sưu tầm hình ảnh, tư liệu phục vụ công tác PBGDPL trong chương trình chính khóa và ngoại khóa.

- Kiểm tra, đánh giá nhận thức theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của người học, không làm bài rập khuôn theo mẫu.

b) Cơ quan quản lý giáo dục, các trường học, hàng năm tổ chức hội nghị chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân và giáo dục pháp luật và công tác PBGDPL.

c) Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật hoặc lồng ghép thực hiện “Ngày pháp luật” để tổ chức cho cán bộ quản lý giáo dục nắm vững pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, của ngành; tổ chức hướng dẫn CBCNV học tập pháp luật theo định kỳ hàng quý, hàng tháng; thường xuyên chỉ đạo công tác PBGDPL cho người học phù hợp với từng cấp học.

d) Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chương trình môn giáo dục công dân và giáo dục pháp luật một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng; cụ thể:

- Đối với giáo dục phổ thông: nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục công dân theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền cơ bản của công dân. Chú trọng các nội dung pháp luật gắn với cuộc sng và học tập của học sinh như an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tệ nạn xã hội, quy chế thi cử, kiểm tra... Đặc biệt, chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật.

- Đối với giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: thực hiện chương trình giáo dục pháp luật đại cương đảm bảo cho sinh viên khi ra trường nắm được lý luận cơ bản về pháp luật, có thể tự tìm hiểu các ngành luật cần thiết phục vụ cho từng vị trí công việc của mình đảm nhiệm.

- Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên: lựa chọn nội dung cơ bản, cn thiết, phù hợp với các chương trình và đối tượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, trong đó nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục công dân là bắt buộc đối với các chương trình cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

đ) Lựa chọn nội dung tuyên truyền, PBGDPL một cách hợp lý, có hệ thống, bảo đảm hiệu quả thiết thực đối với từng đối tượng.

- Đối với CBCNV trong ngành: cần tập trung vào các nội dung cơ bản như pháp luật về giáo dục; về phòng chống tham nhũng; về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; về cán bộ công chức, viên chức; về lao động; về cải cách hành chính; về thực hiện dân chủ ở cơ sở; về quản lý, sử dụng tài sản công; về xã hội hóa và hội nhập quốc tế và các quy định liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn của từng đối tượng.

- Đối với người học: cần tập trung vào các nội dung cơ bản như quyền và nghĩa vụ của công dân, lý luận cơ bản về pháp luật phục vụ cho việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật. Tập trung PBGDPL về an toàn giao thông; phòng chng ma túy và bạo lực học đường; phòng, chng tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường; quy chế thi cử và các quy định cụ thể liên quan đến cuộc sống và học tập phù hợp từng cấp học và trình độ đào tạo.

e) Giáo viên, cán bộ làm công tác PBGDPL trong ngành giáo dục giới thiệu, hướng dẫn người học truy cập các trang web về pháp luật để tra cứu thông tin. Xây dựng và hướng dẫn người học sử dụng Email để trao đổi nội dung học tập, tìm hiểu pháp luật với thầy cô và bạn đọc.

3. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ làm công tác PBGDPL:

a) Bố trí đủ cán bộ làm công tác PBGDPL của ngành GD&ĐT, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo dục pháp luật các cơ sở giáo dục.

b) Giảng viên, giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc được bồi dưỡng cơ bản về pháp luật để giảng dạy giáo dục công dân ở các cấp học, bậc học.

c) Củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế ở Sở GD&ĐT theo quy định của Chính phủ.

d) Tăng cường bồi dưỡng giáo viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ phụ trách công tác PBGDPL theo hướng:

- Tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL cho giáo viên dạy môn giáo dục công dân.

- Tập huấn báo cáo viên pháp luật, cán bộ làm công tác pháp chế ngành giáo dục chưa qua đào tạo chuyên ngành luật.

4. Đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức PBGDPL ngoại khóa:

a) Hoạt động PBGDPL ngoại khóa phải được thực hiện trên cơ sở các kế hoạch thường xuyên và theo chuyên đề bảo đảm tính hệ thống và hiệu quả.

b) Các trường học thực hiện lồng ghép nội dung PBGDPL vào hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Căn cứ chủ điểm năm học, chủ điểm giáo dục hàng tháng, các hoạt động của địa phương đưa nội dung phù hợp theo từng thời điểm và từng đối tượng.

- Tổ chức các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp để người học tham gia các hoạt động chính trị pháp lý như phiên tòa minh họa, lập hộp thư Email tư vấn.

- Đa dạng hóa các cuộc thi với nhiều hình thức, phương pháp và nội dung khác nhau: viết, vẽ tranh, dựng các tiểu phẩm vui, sân khấu hóa những tình huống pháp luật. Thành lập các câu lạc bộ chuyên đề pháp luật, văn phòng tư vấn pháp luật do Đoàn TNCSHCM, giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân, giáo dục pháp luật phụ trách. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng hình thức tuyên truyền miệng.

c) Cung cấp các tài liệu PBGDPL và xây dựng tủ sách pháp luật: phát hành các tờ rơi, tài liệu hỏi đáp về pháp luật đến CBGVNV và người học. Các cơ quan quản lý giáo dục, trường học duy trì tủ sách, ngăn sách pháp luật; có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, báo, tạp chí pháp luật cần thiết, tổ chức giới thiệu sách, thu hút và phục vụ người đọc kịp thời, đầy đủ.

d) Tổ chức báo cáo các chuyên đề pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, phòng chống tham nhũng, lãng phí, bảo vệ môi trường và các quy định cụ thể liên quan đến cuộc sống và học tập phù hợp từng cấp học và trình độ đào tạo.

đ) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, lồng ghép các nội dung tuyên truyền pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các đợt sinh hoạt chính trị...

e) Tổ chức thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi môn GDCD cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh; tham gia thi giáo viên dạy giỏi môn GDCD toàn quốc khi Bộ GD&ĐT tổ chức.

g) Chỉ đạo thực hiện giờ phát thanh học đường, câu lạc bộ pháp luật, tổ chức các cuộc thi, sân khấu hóa, tiểu phẩm vui, vẽ tranh cổ động có nội dung tuyên truyền, PBGDPL.

h) Thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng các việc làm cụ thể, phù hợp với điều kiện của đơn vị, của CBGVNV và học sinh, sinh viên.

5. Tăng cường việc PBGDPL trong trường học và trên các phương tiện thông tin đại chúng:

a) Website của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường học, Báo Lào Cai mở chuyên mục PBGDPL và tăng dung lượng các thông tin PBGDPL trực tiếp. Khuyến khích CBGVNV và người học có Email riêng để trao đổi thông tin, hỏi đáp, tìm hiểu pháp luật.

b) Các trường học tổ chức đưa tin về pháp luật trên bản tin của trường, phổ biến những điều cần biết về pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên. Chú ý những vấn đề gắn liền với cuộc sống, học tập của các em, chú trọng phổ biến, giáo dục các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, pháp luật về giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em...

6. Tập trung đầu tư các điều kiện bảo đảm cho công tác PBGDPL:

- Trang bị đủ theo danh mục thiết bị, tài liệu cơ bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo phục vụ công tác soạn giảng, tổ chức PBGDPL.

- Cung cấp đủ tài liệu PBGDPL phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, bổ sung tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy, học tập các kiến thức pháp luật, tài liệu hướng dẫn kỹ năng áp dụng pháp luật theo hướng cụ thể, thiết thực.

- Thực hiện cơ chế trợ giá, cấp không thu tiền một số tài liệu pháp luật thiết yếu đối với các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường, bổ sung tài liệu, thiết bị phục v công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật: cấp tiểu học, trung học cơ sở cần xây dựng bộ truyện tranh, hình minh họa, phim hoạt hình, phim thiếu nhi lng ghép nội dung, thông điệp tuyên truyền; cấp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, phổ thông cần cung cấp cho người học sách hỏi đáp pháp luật.

- Trang bị đồng bộ panô, áp phích phục vụ PBGDPL phù hợp lứa tuổi, như: an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bảo vệ môi trường...

7. Tăng cường phối hợp tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL:

Các sở, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Nội vụ, Công an, Bộ Chỉ huy quân sự và tổ chức, đoàn thể liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì hoặc phối hợp tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Đề án, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đơn vị trực thuộc. Tổ chức sơ kết, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng định kỳ.

IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công trách nhiệm:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Nhân rộng mô hình, biện pháp PBGDPL có hiệu quả. Phổ biến thường xuyên, kịp thời các văn bản mới về GD&ĐT và các văn bản liên quan.

- Tiếp tục rà soát thực trạng cán bộ làm công tác PBGDPL của ngành. Phối hợp với Sở Nội vụ bố trí giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo dục pháp luật của các trường đảm bảo đủ số lượng và đúng chuyên môn. Hàng năm, mcác lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ này.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có chất lượng Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa; tăng cường nội dung PBGDPL trong chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức thi học sinh gii, giáo viên giỏi môn GDCD, báo cáo viên giỏi cấp trường. Thực hiện “Ngày pháp luật” và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.

- Thường xuyên bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác PBGDPL. Xây dựng trang thông tin PBGDPL trên website của các cơ sở giáo dục.

- Kiểm tra việc thực hiện Đề án giai đoạn 2017 - 2021 tại các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc. Báo cáo UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT theo quy định.

b) Sở Tư pháp:

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn nghiệp vụ PBGDPL; biên soạn đề cương, cung cấp tài liệu cho đội ngũ cán bộ pháp chế, báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục, giáo viên dạy môn giáo dục công dân trong nhà trường.

c) Sở Tài chính:

- Bố trí kinh phí để triển khai Đề án ở cấp tỉnh; hướng dẫn UBND cấp huyện và cấp xã bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện Đề án theo đúng quy định của pháp luật.

- Rà soát và đề nghị cơ quan có thẩm quyền, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm kịp thời, đầy đủ cho công tác PBGDPL trong nhà trường.

d) Sở Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành liên quan bố trí đủ, đúng chuyên ngành được đào tạo giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân, giáo dục pháp luật trong trường học.

đ) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, thực hiện “Ngày pháp luật” cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh, nhất là đối với giáo viên, học viên trường Quân sự tỉnh; xây dựng nội dung giáo dục pháp luật phù hợp (Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sỹ quan...) để phối hợp với các trường lồng ghép hàng năm trong chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh tại các trường học.

e) Công an tnh:

- Cung cấp thông tin diễn biến về việc thực hiện an toàn giao thông trên địa bàn, tội phạm ma túy và tình hình sử dụng ma túy, các loại tội phạm khác mà đối tượng là người học trong các bậc học để làm tư liệu phục vụ PBGDPL trong nhà trường.

- Cung cấp tờ rơi, tranh ảnh tuyên truyền, giáo dục hai nội dung nêu trên. Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo, các trường học tuyên truyền về phòng, chống tội phạm cho người học trong các bậc học và loại hình đào tạo.

g) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Theo dõi triển khai thực hiện Đề án trong các trường học do Sở quản lý, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường. Định kỳ gửi kết quả về Sở GD&ĐT kết quả PBGDPL trong nhà trường.

h) Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: phối hợp với Báo Lào Cai tiếp tục duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng, thời lượng TTGDPL trên sóng phát thanh, truyền hình và trên các chuyên trang của Báo.

i) Sở Thông tin và Truyền thông: tổ chức TTGDPL sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, các nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

k) UBND các huyện, thành phố:

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về UBND tỉnh (qua Sở GD&ĐT).

- Chỉ đạo Phòng GD&ĐT tiến hành khảo sát làm căn cứ cho việc kiện toàn về tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL ngành Giáo dục, giáo viên dạy môn giáo dục công dân trong các nhà trường; xây dựng kế hoạch đào tạo, bi dưỡng phù hợp với yêu cầu của địa phương và tổ chức thực hiện.

- Bố trí lãnh đạo phòng GD&ĐT vào thành viên Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của huyện, thành phố phụ trách công tác PBGDPL trong trường học và thực hiện Đề án 1928 tại địa phương giai đoạn 2017 - 2021.

- Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết để thực hiện việc bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL ngành Giáo dục, giáo viên dạy môn giáo dục công dân trong các nhà trường.

- Có chính sách khuyến khích, động viên các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động PBGDPL trong nhà trường.

- Kiểm tra việc thực hiện Đề án, bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong nhà trường.

2. Tổ chức thực hiện:

a) Căn cứ nội dung kế hoạch và theo chức năng nhiệm vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp và các sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL trong nhà trường.

b) Công tác sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưng: Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường theo định kỳ, theo đó khen thưng, biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này.

c) Về kinh phí: Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo dự toán kinh phí, Sở Tài chính thẩm định và trình HĐND thông qua, đảm bảo đầy đủ, kịp thời kinh phí triển khai Đề án.

d) Chế độ thông tin báo cáo: định kỳ 6 tháng, 1 năm Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo kết quả triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường về Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Hội đồng PHPBGDPL tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Căn cứ nội dung kế hoạch, các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, phản ánh trực tiếp về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết

 


Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Vụ Pháp chế - Bộ GD&ĐT;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tư pháp;
- Các Sở: Tư pháp, GD&ĐT, Nội vụ, Tài chính, TT&TT, LĐ-TB&XH;
- Công an tỉnh, Bộ CHQS t
nh;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH t
nh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, PCVP(
1,2);
- Lưu: VT, BB
T1, NC3, VX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Thanh

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản