369497

Kế hoạch 7850/KH-UBND năm 2017 về phát triển nhà ở tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020

369497
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Kế hoạch 7850/KH-UBND năm 2017 về phát triển nhà ở tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020

Số hiệu: 7850/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 20/11/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 7850/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 20/11/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7850/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 20 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Thực hiện Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1659/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020; căn cứ vào tình hình thực tế phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh, với những nội dung sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

a) Phát triển nhà ở phù hợp với nguồn lực nhà nước và xã hội để cụ thể hóa thực hiện mục tiêu Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1659/QĐ-UBND ngày 11/8/2014.

b) Chú trọng đến giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động, hc sinh, sinh viên, người nghèo, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số và xây dựng nhà ở phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nhà ở, nhà ở xã hội của tỉnh và đặc điểm tình hình của từng địa bàn dân cư, khu công nghiệp.

c) Huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển nhà ở, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đáp ứng nhu cầu cải thiện chỗ ở của nhân dân theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020.

2. Yêu cầu:

a) Bám sát các nội dung Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt; căn cứ tình hình, kết quả thực hiện và nhu cầu thực tế về nhà ở, khả năng cân đối từ nguồn ngân sách, nhu cầu của thị trường đphát triển nhà ở cho phù hợp theo từng năm và từng địa phương trong tỉnh.

b) Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm kịp thời, có hiệu quả kế hoạch này.

c) Các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung theo kế hoạch và quy định của pháp luật hiện hành; tập trung các nguồn lực để triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

II. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung: Đến năm 2020 tổng diện tích nhà ở toàn tỉnh đạt khoảng 36,6 triệu m2 sàn (trong đó: tổng diện tích nhà tăng thêm so với giai đoạn 2013-2016 khoảng 5.379.370 m2).

a) Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 26,0 m2 sàn/người; trong đó: khu vực đô thị đạt 28,4 m2 sàn/người, khu vực nông thôn đạt 24,0 m2 sàn/người.

b) Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt khoảng 75%; nhà ở bán kiên cố đạt khoảng 25%; không còn nhà tạm.

c) Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt khoảng 10% tổng số nhà ở xây mới; tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt khoảng 10%.

2. Mc tiêu cthể:

a) Phát triển nhà ở xã hội:

- Nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị đạt khoảng 96.000 m2 sàn, tương đương khoảng 1.300 căn (trong đó: nhà ở xã hội đcho thuê chiếm 20%, tương đương 19.000 m2);

- Nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp đạt khoảng 14.400 m2 sàn, tương đương 170 căn;

- Nhà ở cho sinh viên, hc sinh các trường đại hc, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề đạt khoảng 58.560 m2 sàn, tương đương khoảng 1.650 phòng ở;

- Nhà ở tái định cư đạt khoảng 78.600 m2 sàn, tương đương khoảng 785 căn.

- Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng 610 hộ, tương đương khoảng 30.500 m2.

- Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở tại khu vực nông thôn 1.979 hộ, tương đương khoảng 73.220 m2.

b) Xây dựng nhà ở công vụ khoảng 18.190 m2 sàn, tương đương khoảng 180 căn.

c) Phát triển nhà ở thương mại đạt khoảng 398.000 m2 sàn, tương đương khoảng 2.500 căn.

d) Nhà ở do người dân tự đầu tư xây dựng đạt khoảng 4.611.900 m2 sàn.

III. Nội dung Kế hoạch:

1. Diện tích sàn nhà ở (m2 sàn):

Thực hiện phát triển các loại nhà ở giai đoạn 2011-2020 (theo Quyết định số 1142/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 của UBND tỉnh) là 11.701.210 m2 sàn; trong đó:

- Đã thực hiện đến hết năm 2016: 6.127.130 m2 sàn;

- Dự kiến thực hiện trong năm 2017: 1.261.090 m2 sàn;

- Tiếp tục thực hiện giai đoạn 2018-2020: 4.118.280 m2 sàn; trong đó: năm 2018: 1.306.900 m2 sàn; năm 2019: 1.402.390 m2 sàn; năm 2020: 1.408.990 m2 sàn.

(Chi tiết theo Phụ lục I đính kèm).

2. Diện tích đất để xây dựng nhà ở:

Diện tích đất ở tăng thêm được tính toán trên cơ sở diện tích nhà ở tăng thêm, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất theo Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Lâm Đồng, với diện tích đất ở tăng thêm đến năm 2020 khoảng 847 ha.

UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc thường xuyên kiểm tra, rà soát quỹ đất, đề xuất UBND tỉnh đưa vào kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm và cho cả giai đoạn, đảm bảo phù hợp quy hoạch và hiệu quả.

(Chi tiết theo Phụ lục II đính kèm).

3. Các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở:

a) Nhà ở thương mại: Đầu tư trực tiếp thông qua huy động các nguồn đầu tư từ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội, nguồn vốn vay và nguồn ngân sách địa phương. Kết hợp sử dụng nhiều hình thức kêu gọi đầu tư đđảm bảo nhu cầu về nhà ở, dãn dân, giảm tải cho khu vực trung tâm hiện hữu, đặc biệt là khu trung tâm của thành phố Đà Lạt.

b) Nhà ở tái định cư: Đối với các trường hợp không đủ điều kiện bố trí đất tái định cư, nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư cho thuê, cho thuê mua hoặc bán theo quy định. Đối với các trường hợp đủ điều kiện bố trí đất tái định cư thì thực hiện theo quy định hiện hành về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

c) Nhà ở công vụ: Bố trí đầu tư xây dựng nhà ở công vụ, đảm bảo nhu cầu về nhà ở cho một số cán bộ công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang khi được điều động chuyển công tác, luân chuyển tăng cường cho vị trí công tác mới; đặc biệt chú trọng phát triển nhà ở cho giáo viên; công chức, viên chức ngành y tế,...tại các địa phương thuộc vùng khó khăn, vùng sâu của tỉnh (như các huyện: Cát Tiên, Đam Rông,...).

d) Nhà ở cho các đối tượng xã hội:

- Nhà ở cho công nhân tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp: Các địa phương có Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa để tạo môi trường thuận lợi, huy động, khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia đầu tư nhà ở cho công nhân, người lao động tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi về đất đai, quy hoạch, thuế, tài chính - tín dụng; trong đó, ưu tiên đầu tư tại Khu công nghiệp Lộc Sơn và Khu công nghiệp Phú Hội.

- Nhà ở cho người có công với cách mạng: Hỗ trợ trực tiếp kinh phí, vật liệu, nhân công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn huy động khác, kết hợp với các nguồn lực tự có của hộ gia đình đxây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp nhà ở cho người có công với cách mạng (theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ và quy định khác có liên quan).

- Nhà ở cho hộ nghèo: Huy động từ các nguồn lực (ngân sách nhà nước; Quỹ vì người nghèo của UBMTTQ tỉnh; từ các tổ chức, doanh nghiệp; cho vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội và sự giúp đỡ của cộng đồng,...) đhộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở (theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ và quy định khác có liên quan).

- Nhà ở cho người có thu nhập thấp khu vực đô thị: Nhà nước hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất,...để thực hiện các dự án nhà ở xã hội tại khu vực đô thị (theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014; Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ; Thông tư số 20/2016 ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng và quy định khác có liên quan).

IV. Các giải pháp:

1. Về chính sách đất đai:

a) Thực hiện xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất; trong đó: chú trọng đến quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp; nhà ở cho hc sinh, sinh viên,...

b) Bố trí quỹ đất đã được phê duyệt, đưa vào kế hoạch sử dụng đất từng năm làm cơ sở đthực hiện hoặc kêu gọi nhà đầu tư.

c) Đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu phân bổ xây dựng đối với kế hoạch phát triển nhà ở xã hội phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của từng giai đoạn.

2. Về quy hoạch - kiến trúc:

a) Tại khu vực đô thị, khu vực quy hoạch phát triển đô thị:

- Ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc xây dựng nhà ở đảm bảo thực hiện đúng theo quy hoạch; công bố công khai quy hoạch xây dựng và thiết kế xây dựng đô thị đ nhân dân biết và tuân thủ, làm căn cứ đquản lý cấp phép xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang đô thị nhằm nâng cao chất lượng và thẩm mỹ kiến trúc.

- Từng bước bố trí, sắp xếp, chỉnh trang các khu dân cư đã hình thành trước đây; đồng thời, hình thành các khu dân cư mới có quy mô hợp lý để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

b) Tại khu vực nông thôn: Từng bước thực hiện phát triển nhà ở đảm bảo tuân thủ quy hoạch, kế hoạch và các chương trình dự án hình thành các điểm dân cư nông thôn mới, có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo phù hợp mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới.

c) Rà soát lại quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp để đầu tư xây dựng phù hợp nhu cầu thực tế và đúng quy định của pháp luật.

3. Về nguồn vốn:

a) Các nguồn vốn:

- Nguồn vốn ngân sách, bao gồm: từ đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn thu từ các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại đối với dự án có qui mô dưới 10 ha chuyển giao bằng tiền tương đương với giá trị quỹ đất ở 20% dành cho nhà ở xã hội (theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ); từ tổ chức đấu giá các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước; từ việc bán, cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước,...để hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở các dự án nhà ở xã hội và hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội.

- Nguồn vốn trong nhân dân (chủ yếu là vốn tự có trong nhân dân và vốn vay tín dụng, vốn huy động từ cộng đồng) để đầu tư xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà ở phục vụ sinh hoạt, đời sống của nhân dân.

- Vốn của doanh nghiệp (nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn vay tín dụng, vốn hợp đồng, hợp tác kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, vốn huy động từ tiền bán nhà ở hình thành trong tương lai...) để đầu tư vào các dự án phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân,...

- Vốn huy động khác: Tranh thủ các nguồn vốn huy động hợp pháp từ các tổ chức, doanh nghiệp, các mạnh thường quân,...để hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, người có công với cách mạng,...

b) Hàng năm, Sở Xây dựng căn cứ quy mô phát triển nhà ở của tỉnh; khả năng bố trí vốn từ nguồn ngân sách nhà nước và khả năng huy động các nguồn vốn khác, lập dự toán kinh phí triển khai thực hiện theo quy định.

4. Về cơ chế, chính sách:

a) Căn cứ quy định hiện hành và nhu cầu nhà ở xã hội của địa phương, dành một phần diện tích đất các dự án nhà ở thương mại đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để phát triển nhà ở xã hội.

b) Rà soát các dự án xây dựng nhà ở, kiên quyết xử lý các dự án phát triển nhà ở thực hiện chậm tiến độ, không triển khai xây dựng hoặc không hiệu quả, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà đầu tư tham gia thị trường nhà ở, bất động sản.

c) Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển dự án nhà ở và thị trường bất động sản. Khuyến khích người dân tự đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ phù hợp quy hoạch.

d) Tăng cường công tác quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính. Rút ngắn thời gian trong việc góp ý, thẩm định, cấp giấy phép xây dựng, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà tại các địa phương.

đ) Tập trung khai thác các nguồn vật liệu sẵn có tại địa phương nhằm ổn định giá thành vật liệu xây dựng.

e) Xây dựng quy trình, thủ tục cho vay thế chấp nhanh gọn, hiệu quả, an toàn và dễ tiếp cận; tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng được thụ hưởng tiếp cận các nguồn vốn cho mục đích cải thiện nhà ở.

5. Về công tác tuyên truyền, vận động:

a) Các cơ quan truyền thông của tỉnh có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền các cơ chế, chính sách phát triển nhà ở.

b) Tuyên truyền, giới thiệu các mẫu thiết kế nhà; công nghệ, vật liệu xây dựng nhà ở để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham khảo trong việc xây dựng nhà ở, đảm bảo chất lượng, tiện nghi, xanh sạch và phát triển bền vững.

c) Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chính sách của pháp luật, quy định về xây dựng nhà ở; từng bước thay đổi tập quán sở hữu nhà ở riêng lẻ sang nhà ở căn hộ (nhất là ở khu vực đô thị) để phù hợp với điều kiện thu nhập.

d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp sử dụng lao động tại Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp hỗ trợ nhà ở cho công nhân, người lao động theo quy định hiện hành bằng các hình thức đầu tư nhà ở cho công nhân thuê, hỗ trợ một lần cho vay mua nhà,...phù hợp với điều kiện thực tế.

V. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Xây dựng: Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh, có nhiệm vụ:

a) Hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc xây dựng kế hoạch cụ thể của địa phương; triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả kế hoạch này.

b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết về các quỹ đất đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở bố trí tái định cư, khu dân cư,...

c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương nghiên cứu, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và phát triển nhà ở theo kế hoạch này.

d) Hướng dẫn triển khai các quy định về phát triển và quản lý nhà ở; các chính sách hỗ trợ nhà ở; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực quản lý, phát triển nhà.

đ) Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về quản lý quy hoạch, quản lý chất lượng công trình nhà ở, hạ tầng kỹ thuật đô thị.

e) Định kỳ đánh giá, sơ kết, tổng kết tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch này; báo cáo Bộ Xây dựng và UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành, cơ quan và đơn vị có liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án, đề án lng ghép trong kế hoạch thực hiện hằng năm để hỗ trợ trong việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các dự án nhà ở theo quy định.

b) Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát, đưa các chỉ tiêu về phát triển nhà ở vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo quy định.

c) Theo dõi tiến độ thực hiện các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các địa phương, tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định, kế hoạch sử dụng đất, phân bquỹ đất phát triển các loại hình nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở tái định cư; tổ chức công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

b) Hướng dẫn các thủ tục giao đất, chuyển quyền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án nhà ở theo quy định.

c) Tham mưu UBND tỉnh xây dựng các cơ chế, chính sách về đất đai để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án phát triển nhà ở.

4. Sở Tài chính:

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan cân đối, tham mưu bố trí vốn từ ngân sách (theo kế hoạch hoặc theo chỉ đạo của UBND tỉnh) để hỗ trợ phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách theo quy định.

b) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách tài chính, thuế và giá đất phù hợp với quy định pháp luật đkhuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng phát triển nhà ở, trong đó ưu tiên đối với các dự án phát trin nhà ở xã hội.

5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách đối tượng hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở (theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 Thủ tướng Chính phủ) và hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở (theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ) và quy định khác có liên quan.

6. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Rà soát nhu cầu nhà ở công nhân, người lao động, quỹ đất tại các Khu công nghiệp đkêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động theo lộ trình, phù hợp kế hoạch này.

7. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng và Quỹ đầu tư phát triển tỉnh:

a) Ngân hàng nhà nước Việt Nam - chi nhánh tỉnh Lâm Đồng:

- Nghiên cứu, hoàn thiện về cơ chế, chính sách cho vay phù hợp; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện cho vay đầu tư các dự án đầu tư phát triển khu dân cư, nhà ở thương mại,...theo quy định.

- Theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, giám sát và thanh tra theo thẩm quyền về việc cho hộ nghèo vay vốn làm nhà ở.

b) Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng:

- Thực hiện xây dựng kế hoạch sử dụng vốn và kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục vay vốn theo quy định đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện; thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay và xử lý rủi ro theo quy định hiện hành.

- Chỉ đạo Phòng giao dịch cấp huyện phối hợp với chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể nhận ủy thác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn quy trình và các thủ tục cho vay đối với chương trình tín dụng chính sách ưu đãi.

- Tổng hợp báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng và các Sở, ngành liên quan để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

c) Quỹ đầu tư phát triển tỉnh:

- Quản lý quỹ phát triển nhà ở; xây dựng kế hoạch huy động vốn, cho vay phát triển nhà ở phù hợp với mục tiêu của Kế hoạch này.

- Tng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách về tín dụng cho vay đầu tư xây dựng cho các loại hình nhà ở theo quy định, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Hội đồng quản lý quỹ.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

a) Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về phát triển nhà trên địa bàn; xây dựng kế hoạch cụ thể phát triển nhà ở giai đoạn 2017-2020 và từng năm tại địa phương mình đtriển khai thực hiện.

b) Tổ chức triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng; bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư hạ tầng kthuật, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định.

c) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở đảm bảo đúng nội dung, tiến độ dự án đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận hoặc phê duyệt; xử lý hoặc kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

d) Hàng năm rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung các dự án phát triển nhà ở, quỹ đất và các nội dung liên quan của kế hoạch phát triển nhà ở.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan, các địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân thực hiện các quy định pháp luật về phát triển nhà ở; vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, hỗ trợ thực hiện các chương trình xây dựng, cải tạo nhà ở cho các đối tượng xã hội; đồng thời, thực hiện công tác quản lý, phân bổ theo kế hoạch các nguồn vốn huy động xã hội đhỗ trợ nhà ở cho các đối tượng xã hội được thụ hưởng theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu có những khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, cơ quan và đơn vị có liên quan tổng hợp báo cáo gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
-
UBMTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc t
nh;
- UBND các huyện, thành phố;
- NHNN và NHCSXH chi nh
ánh Lâm Đồng;
- Ban QL các Khu CN; Quỹ ĐTPT tỉnh;
- Đài PTTH Lâm Đồng; Báo Lâm Đồng;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, XD
1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Phạm S

 

PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 7850/KH-UBND ngày 20/11/2017 của UBND tỉnh)

TT

Phân loại nhà ở

Chỉ tiêu giai đoạn 2011-2020
(m2)

Đã thực hiện đến năm 2016
(m2)

Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2017-2020

Chỉ tiêu giai đoạn 2017-2020
(m2)

Tỷ lệ
(%)

Kế hoạch năm 2017
(m2)

Kế hoạch năm 2018
(m2)

Kế hoạch năm 2019
(m2)

Kế hoạch năm 2020
(m2)

1

Nhà ở thương mại

837.700

439.700

398.000

7,4

99.000

100.000

100.000

99.000

2

Nhà ở cho người có công với cách mạng (1)

83.600

(tương đương 3.500 hộ)

14.400

(tương đương 288 h)

30.500

(tương đương 610 h)

0,56

7.250

(tương đương 145 h)

7.750

(tương đương 155 h)

7.750

(tương đương 155 h)

7.750

(tương đương 155 h)

3

Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị

200.000

104.000

96.000

1,78

10.200

24.000

30.000

31.800

4

Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo (2)

245.660

(tương đương 7.700 hộ)

22.830

(tương đương 617 hộ)

73.220

(tương đương 1.979 hộ)

1,36

5.180

(tương đương 140 hộ)

22.200

(tương đương 600 hộ)

22.200

(tương đương 600 hộ)

23.640

(tương đương 639 hộ)

5

Nhà ở công nhân tại khu và cụm công nghiệp

24.000

9.600

14.400

0,27

1.000

2.200

4.200

7.000

6

Nhà ở sinh viên, hc sinh

103.400

38.440

58.560

1,08

14.000

14.500

14.200

15.860

7

Nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức.

4.620

2.030

2.590

0,05

660

650

640

640

8

Nhà ở giáo viên

28.330

12.730

15.600

0,29

4.000

3.900

3.900

3.800

9

Nhà tái định cư

167.600

89.000

78.600

1,46

19.800

19.800

19.500

19.500

10

Nhà ở do người dân tự đầu tư

10.006.300

5.394.400

4.611.900

85,75

1.100.000

1.111.900

1.200.000

1.200.000

Tổng cộng

11.701.210

6.127.130

5.379.370

100

1.261.090

1.306.900

1.402.390

1.408.990

Ghi chú:

(1):

- Theo Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 1142/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 của UBND tỉnh, thì đến năm 2013 số hộ cần hỗ trợ là 309 hộ; đến cuối năm 2013 đã hoàn thành việc hỗ trợ cho 288 hộ, còn 21 hộ chưa thực hiện (do một số đối tượng thụ hưởng đã được hỗ trợ từ các nguồn kinh phí khác, không đủ điều kiện về đất đai, chuyển đi nơi khác hoặc người có công với cách mạng đã mất), với quy mô xây dựng từ 30m2 đến 110m2/căn/hộ, bình quân khoảng 50m2 căn/hộ.

- Theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1659/QĐ-UBND ngày 11/8/2014, trên địa bàn tỉnh còn khoảng 3.500 hộ người có công với cách mạng chưa được hỗ trợ nhà ở.

- Tuy nhiên, năm 2017; qua rà soát (từ năm 2014 đến nay) trên địa bàn toàn tỉnh chỉ còn 610 hộ người có công với cách mạng chưa được hỗ trợ nhà ở; ngày 25/9/2017, UBND tỉnh có Văn bản số 6378/UBND-XD1 kiến nghị Bộ Xây dựng báo cáo, đề xuất Chính phủ cho thm tra bổ sung và cấp hỗ trợ kinh phí (từ ngân sách Trung ương) để tỉnh Lâm Đồng tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ cho 610 hộ này trong thời gian tới, với quy mô xây dựng bình quân khoảng 50m2/căn/hộ.

(2):

- Theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1659/QĐ-UBND ngày 11/8/2014, trên địa bàn tỉnh còn khoảng 7.700 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở cần được hỗ trợ nhà ở (trong đó: đã thực hiện trong năm 2012 là 448 hộ, với quy mô xây dựng từ 35m2 đến 40m2/căn/hộ, bình quân khoảng 37m2/căn/hộ).

- Thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; ngày 05/02/2016, UBND tỉnh đã ban hành Đề án (số 654/UBND-XD) hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; theo đó: qua rà soát, trên địa bàn tỉnh chỉ còn 2.148 hộ nghèo cần hỗ trợ xây dựng nhà ở (trong đó: đã thực hiện trong năm 2016 là 169 hộ, số hộ còn lại tiếp tục thực hiện trong các năm tới với quy mô xây dựng bình quân khoảng 37m2/căn/hộ).

 

PHỤ LỤC II

DIỆN TÍCH ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ Ở GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 7850/KH-UBND ngày 20/11/2017 của UBND tỉnh)

STT

Tên, loại nhà ở

Diện tích (ha)

1

Nhà ở thương mại

34,60

2

Nhà ở cho người có thu nhập thấp khu vực đô thị

6,00

3

Nhà ở công vụ

0,32

4

Nhà ở cho giáo viên

5,14

5

Nhà ở công nhân

0,72

6

Nhà ở sinh viên

4,06

7

Nhà ở tái định cư

4,94

8

Nhà ở do người dân tự đầu tư xây dựng

791,36

 

Tổng cộng

847,00

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản