363310

Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2017 bảo vệ, tôn tạo, phát huy di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với di tích trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020

363310
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2017 bảo vệ, tôn tạo, phát huy di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với di tích trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020

Số hiệu: 96/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Mai Văn Huỳnh
Ngày ban hành: 27/06/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 96/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
Người ký: Mai Văn Huỳnh
Ngày ban hành: 27/06/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 27 tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

BẢO VỆ, TÔN TẠO, PHÁT HUY CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ GẮN LIỀN VỚI DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Chương trình hành động số 06-CT/TU ngày 08/3/2016 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 07/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phân công xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Theo kiểm kê toàn tỉnh có hơn 160 di tích với nhiều loại hình phong phú như: Di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, di tích danh lam thắng cảnh, di tích khảo cổ (gọi chung là di tích), số lượng di tích được xếp hạng đến nay là 52 di tích, gồm: 01 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích cấp quốc gia và 30 di tích cấp tỉnh và còn lại đã được lập danh mục kiểm kê. Trong mỗi di tích đều gắn liền với nhiều di sản văn hóa phi vật thể (VHPVT) mang giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc như: Lễ hội, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán... Một số di tích đã tồn tại trên 100 năm, chịu tác động của môi trường khí hậu, thời tiết cùng với sự xâm hại của con người làm cho một số di tích mau xuống cấp hư hỏng. Do nguồn lực kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác bảo vệ, tôn tạo di tích còn hạn chế, công tác xã hội hóa và đóng góp của các tổ chức và nhân dân cho công tác này chưa nhiều nên có nhiều di tích đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Tuy công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp giữa các ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, sự tham gia của nhân dân nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Việc nhận thức và hành động của chính quyền các cấp, các ngành về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích chưa cao. Công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện Luật Di sản văn hóa và tham gia quản lý, bảo vệ, giữ gìn các di tích vẫn còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể và chính quyền cơ sở. Tỉnh chưa có cơ chế, chính sách, quy định cụ thể cho việc phân cấp, hình thức tổ chức và trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích nên có sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Tình trạng bao chiếm, xâm phạm, hủy hoại di tích chưa được các cấp chính quyền quan tâm nên đã dẫn đến việc người dân tự ý lấn chiếm, xây cất trên khu vực bảo vệ, phá hoại cảnh quan tại các di tích ngày càng nhiều và phức tạp, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm. Tình trạng thiếu hiểu biết, thương mại hóa, lợi dụng các giá trị di sản VHPVT gắn với di tích để thu lợi của một số cá nhân do thiếu sự quản lý đã làm suy giảm và thay đổi giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Đthực hiện tốt công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản VHPVT gắn liền với di tích trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mc đích

- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên, tôn vinh và kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, gìn giữ giá trị các di sản VHPVT của dân tộc gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa của tỉnh.

- Nâng cao công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích và di sản VHPVT gắn với di tích trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường đầu tư của nhà nước, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sức mạnh của toàn xã hội trong công tác đầu tư trùng tu, tu bổ, tôn tạo, quản lý và phát huy các giá trị của di tích (bao gồm giá trị vật thể và giá trị phi vật thể).

2. Yêu cầu

- Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ cấp tỉnh đến cơ sở trong công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích và di sản VHPVT gắn với di tích.

- Xây dựng kế hoạch triển khai và giải pháp cụ thể từng hoạt động theo quy định của Luật Di sản văn hóa, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, phù hợp với truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi có di tích.

- Phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích.

II. NHIỆM VỤ - GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng tham gia bảo vệ, tôn tạo, phát huy các giá trị của di tích

- Triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, xây dựng và thực hiện các kế hoạch, đề án nhằm bảo vệ và phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa của địa phương. Các ngành, các cấp và chính quyền các địa phương trong tỉnh tăng cường tuyên truyền, triển khai sâu rộng Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ln thứ 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Chương trình hành động số 53-CTr/TU, ngày 27/8/2014 của Tỉnh ủy, trong đó quan tâm đúng mức yêu cầu và nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo các di tích tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa làm nền tảng và động lực để phát triển du lịch.

- Tăng cường tuyên truyền Luật Di sản văn hóa; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ ban hành quy định điều kiện kinh doanh cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; các văn bản của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành Trung ương về công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Chú trọng tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa thông qua nhiu hình thức truyền thông phù hợp như: Báo, đài, trang thông tin điện tử, ấn phẩm văn hóa...

- Tích cực vận động nhân dân tham gia công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích; kịp thời ngăn chặn các hoạt động tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo di tích. Xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử văn hóa, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống tại các điểm tham quan du lịch là di tích tuyên truyền đến khách du lịch.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua các biện pháp tuyên truyền trong các hoạt động lễ hội, sinh hoạt tín ngưỡng tại di tích, các cuộc sinh hoạt tổ nhân dân tự quản tại địa phương và tiến hành thành lập Hội Di sản tỉnh. Có chính sách cho công tác thi đua khen thưởng về bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích để khuyến khích động viên và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng các giá trị văn hóa truyền thống gắn với di tích.

(Đính kèm phụ lục I)

2. Tăng cường năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và xây dựng, kiện toàn các bộ máy quản lý di tích

- Rà soát, xây dựng các văn bản pháp lý về công tác quản lý di tích; xây dựng và ban hành quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn của tỉnh để phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan. Kiện toàn, điều chỉnh chức năng để phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị làm công tác quản lý di tích (Ban Quản lý, Ban Bảo vệ) từ tỉnh đến cơ sở theo quy định.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích nhằm phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại di tích, lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, trái với thuần phong, mỹ tục.

- Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích, nhất là các di tích đã được xếp hạng. Chấn chỉnh tình trạng buông lỏng quản lý di tích ở các địa phương, khắc phục dần hậu quả tình trạng lấn chiếm, xâm hại di tích. Đối với các di tích bị lấn chiếm đất đai, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có biện pháp kịp thời, kiên quyết trong việc thu hồi đất trả về cho di tích; thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng có hiệu quả giá trị và đất đai di tích.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các ban bảo vệ di tích phải có các biện pháp tích cực, hiệu quả trong việc bảo vệ di tích, bố trí người có trách nhiệm trông coi di tích, không để xảy ra tình trạng mất cắp di vật, cổ vật tại các di tích. Lễ hội được tổ chức ở địa điểm gắn với di tích thì ban tổ chức lễ hội phải kết hợp chặt chẽ với ban bảo vệ di tích để bảo vệ di tích, phòng chống cháy nổ, các hoạt động xâm hại khác làm ảnh hưởng đến di tích, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho di tích.

- Các cơ quan, ban ngành chức năng và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm di tích, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm, đưa hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các điểm di tích vào kỷ cương nền nếp.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích có tâm huyết, trình độ, năng lực chuyên môn. Đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về di sản văn hóa cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hóa thông tin; tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ quản lý, bảo vệ và tổ chức hoạt động trực tiếp tại các di tích.

- Di tích đã có trong danh mục kiểm kê, chưa được nhà nước xếp hạng cần có biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị. Tổ chức thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về “Hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo”; trong đó ban bảo vệ di tích, người phụ trách di tích phải có phương thức thu nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức hiệu quả, đúng mục đích, công khai, có sổ sách rõ ràng, chi tiêu minh bạch, phục vụ tốt cho việc quản lý, bảo vệ, tu b, tôn tạo di tích.

- Xây dựng chính sách về chế độ đãi ngộ phù hợp đối với những người trực tiếp làm công tác quản lý và bảo vệ di tích, những người có công truyền dạy và phổ biến di sản văn hóa phi vật thể; tuyn chọn, xây dựng, đào tạo đội ngũ thuyết minh viên tại các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, trước hết là tại các địa điểm di tích đang được khai thác phục vụ du lịch.

3. Triển khai thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo di tích

- Hoàn thành kế hoạch đầu tư công trung hạn theo kế hoạch đã được phê duyệt từ 2016 - 2020. Thực hiện đúng tiến độ và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nhà nước đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo di tích.

- Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân cho việc bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa. Đy mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin vào việc bảo vệ di tích; thực hiện tốt việc nghiên cứu, bảo tồn các di sản văn hóa trong quá trình triển khai các dự án đầu tư xây dựng. Huy động để ngày càng nâng cao nguồn vốn tu bổ, tôn tạo di tích từ xã hội hóa. Trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh cần tu bổ, tôn tạo 17 di tích, gồm:

- 05 di tích được tu bổ, tôn tạo từ nguồn sự nghiệp văn hóa (nguồn vốn trung hạn);

- 02 di tích được tu bổ, tôn tạo từ nguồn xã hội hóa;

- 10 di tích cần được tu bổ, tôn tạo nhưng chưa có nguồn kinh phí đầu tư.

(Đính kèm phụ lục II)

4. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHPVT gắn với di tích

- Nâng cao nhận thức về giá trị di sản VHPVT gắn với di tích, không tách rời công tác bảo vệ phần vật thể của di tích với việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản là sản phẩm tinh thần của cộng đồng hoặc cá nhân, vật th và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tồn tại trong di tích. Xây dựng phương án bảo tồn bản sắc của cộng đồng, không ngừng tái tạo và được lưu truyền các giá trị di sản VHPVT từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác tại di tích.

- Kiểm kê toàn diện di sản VHPVT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, nhận diện và xác định giá trị di sản VHPVT gắn với di tích. Áp dụng các phương án bảo vệ và phát huy giá trị di sản VHPVT đang tồn tại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

- Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm di sản VHPVT gắn với di tích; cập nhật cơ sở dữ liệu di sản VHPVT ở cơ sở để xây dựng hệ thống thông tin về các giá trị di tích để phục vụ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng, chính quyền địa phương các cấp về tầm quan trọng, giá trị và tiềm năng của di sản VHPVT tỉnh Kiên Giang.

- Giai đoạn 2016 - 2020, hoàn thành việc lập hồ sơ khoa học các di sản VHPVT gắn với di tích; đồng thời lựa chọn di sản tiêu biểu lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản VHPVT quốc gia.

(Đính kèm phụ lục III)

5. Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

Trong tình hình chung, tình trạng biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang diễn ra ngày càng phức tạp, như hạn hán kéo dài, nước biển dâng, xói lở bờ biển, bờ sông... không những tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống của nhân dân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên toàn tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 1326/QĐ-BVHTTDL ngày 06/4/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020. Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu thuộc lĩnh vực di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

- Xây dựng phương án khảo sát đánh giá cụ thể, chi tiết từng di tích, cụm di tích ở các địa hình, địa bàn khác do tác động của biến đổi khí hậu gây nên.

- Xây dựng phương án chống xói lở bờ biển, gia cố chống lở đất tại một số di tích như di tích thắng cảnh Hòn Chông, Mũi Nai, Đá Dựng, Mo So...

- Xây dựng phương án phòng chống xâm nhập mặn, gió bão, triều cường, hơi nước làm ảnh hưởng đến kiến trúc và cổ vật tại các di tích gần biển, sông, kinh, rạch.

- Xây dựng phương án tu bổ di tích cho các di tích nằm sâu trong đất liền nhưng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu như tình hình khô hạn làm mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến đất nền bị lún sụp ảnh hưởng đến công trình di tích hay tình trạng nắng nóng, lũ lụt...

- Có kế hoạch hoàn tất khai quật các di chỉ khảo cổ nhằm bảo tồn, nghiên cứu khoa học và phát huy giá trị di tích nhất là các di chỉ khảo cở Nn Chùa, Mp Giăng, huyện Hòn Đất, Đá Nổi, huyện Tân Hiệp...

6. Giải pháp sử dụng nguồn lực xã hội và kinh phí thực hiện công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa.

- Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch bao gồm: Nguồn ngân sách (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ các nhiệm vụ được giao, hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị, địa phương, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Văn hóa và Thể thao

- Là cơ quan Thường trực, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và các địa phương hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch; xây dựng các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của công tác bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Đy mạnh tuyên truyền, vận động các nguồn lực thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác trùng tu, tôn tạo và bảo vệ di tích.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hóa - Thể thao, các Ban Quản lý di tích, Ban Bảo vệ di tích và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.

- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đối với các cơ quan, ban ngành liên quan và các địa phương trên địa bàn tỉnh; định kỳ 06 tháng và hàng cuối năm, sơ kết và tổng kết tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng các chương trình giáo dục cho đối tượng học sinh phổ thông để lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa cho học sinh các cấp kiến thức về các di tích và di sản phi vật thể để tạo nguồn nhân lực lâu dài tham gia công tác bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc giáo dục thông qua hệ thống quản lý giáo dục - đào tạo; định kỳ 06 tháng và hàng cuối năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Văn hóa và Thể thao).

3. Sở Du lịch

- Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ban, ngành, các cấp xây dựng kế hoạch khai thác di tích, danh lam thắng cảnh và di sản VHPVT gắn với di tích phục vụ chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.

- Chủ động nghiên cứu, đề xuất việc khai thác tài nguyên văn hóa từ di tích, danh lam thắng cảnh và di sản VHPVT gắn với di tích để xây dựng thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc tuyên truyền, quảng bá về giá trị lịch sử văn hóa của di tích, danh lam thắng cảnh và di sản VHPVT gắn với di tích trong hoạt động lữ hành, thuyết minh du lịch. Tăng cường quản lý các đơn vị, công ty lữ hành trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ và bảo tồn giá trị của di tích, danh lam thắng cảnh và di sản VHPVT gắn với di tích theo quy định.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu bố trí nguồn vốn để thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo di tích theo kế hoạch và đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, đầu tư; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch.

5. Sở Tài chính

- Cùng với thời điểm lập dự toán hàng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Văn hóa và Thể thao lập và căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ tại Phụ lục I và Phụ lục III của Kế hoạch này.

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành địa phương có liên quan hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các hoạt động của kế hoạch; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết toán kế hoạch.

6. Sở Nội vụ

Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan củng cố tổ chức quản lý di tích (Ban Quản lý di tích, Ban Bảo vệ di tích), bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức kiến thức, kỹ năng tổ chức công tác bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao trong công tác lập bản đồ và biên bản khoanh vùng bảo vệ các khu vực bảo vệ di tích; tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định đối với việc xác định ranh giới và cắm mốc ranh giới các khu vực bảo vệ di tích.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các di tích để làm cơ sở bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường bền vững tại những nơi có di tích.

8. Sở Xây dựng

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các định mức trong lĩnh vực xây dựng đối với công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích theo quy định của pháp luật. Giám sát thực hiện quy định trong lĩnh vực xây dựng đối với công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích theo quy định của pháp luật.

- Tham gia ý kiến góp ý trong công tác quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các phương tiện thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của công tác bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

10. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao trong việc đề xuất triển khai, quản lý việc ứng dụng các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ việc phát hiện, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

11. Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang

- Tổ chức các hình thức tuyên truyền phong phú về công tác bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng chuyên mục tìm hiểu về các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, nội dung để triển khai nhiệm vụ theo mục tiêu và lộ trình đề ra. Rà soát, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với kế hoạch đề ra.

- Cân đối, bố trí ngân sách cho công tác bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn quản lý.

- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tại địa phương; định kỳ 06 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch về Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các sở, ban, ngành; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan có trách nhiệm:

- Căn cứ nội dung Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao triển khai thực hiện.

- Triển khai thực hiện lồng ghép với các kế hoạch, đề án, dự án, các chương trình mục tiêu có liên quan đang thực hiện của từng đơn vị, địa phương.

- Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác triển khai thực hiện đề án đẩy mạnh công tác bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ 06 tháng, năm theo hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao để làm cơ sở tiến hành sơ, tổng kết việc thực hiện hàng năm.

Trên đây là kế hoạch bảo vệ, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa phi vật thgắn liền với di tích trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PT&TH tỉnh, Báo Kiên Giang;
- Các tổ chức CT-XH, XH, nghề nghiệp cấp tỉnh;
- LĐVP, P.VHXH,
P. TH;
- Lưu: VT, lttram.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Văn Huỳnh

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH
(Kèm theo Kế hoạch s: 96/KH-UBND ngày 27 tháng 06 năm 2017 của UBND tỉnh Kiên Giang)

STT

Tên lớp học

Năm thực hiện

Địa điểm

Số lượng lớp

Kinh phí

Ghi chú

1

Lớp Quản lý di tích

2017-2020

Trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh

2 lớp/năm x 4 năm = 8 lớp

120.000.000 đ/lớp x 8 lớp = 960.000.000 đ

 

2

Lớp thuyết minh di tích

2017-2020

Trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh

1 lớp/năm x 4 năm = 4 lớp

120.000.000 đ/lớp x 4 lớp = 480.000.000 đ

 

Tổng cộng 1.440.000.000 đ

(Một tỷ bốn trăm bốn mươi triệu đồng)

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH TU BỔ TÔN TẠO DI TÍCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch s: 96/KH-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2017 của UBND tỉnh Kiên Giang)

I. Tu bổ, tôn tạo những di tích được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 2504/QĐ-UBND ngày 26/10/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

TÊN DI TÍCH

ĐỊA ĐIỂM

HẠNG MỤC TU B

CẤP DI TÍCH

KINH PHÍ
(Tỷ đồng)

GHI CHÚ

1

Di tích lịch sử và thắng cảnh Mo So

Kiên Lương

Quy hoạch, đền bù giải tỏa, tu bổ

Quốc gia

28.00

 

2

Trại giam Phú Quốc

Phú Quốc

 

Quốc gia

29.00

 

3

Di tích LSVH Lăng Ông - Lại Sơn

Kiên Hải

Quy hoạch, đền bù, giải tỏa, tu bổ

Tỉnh

3.00

 

4

Di tích khảo cổ Giồng Xoài

Hòn Đất

Nhà mái che

Tỉnh

5.00

 

5

Di tích LSCM U Minh Thượng

U. M. Thượng

Hồ hoa mai

Quốc gia

44.00

 

 

TỔNG CỘNG

109.00

 

II. Tu bổ, tôn tạo những di tích có nguồn vốn xã hội hóa

TT

TÊN DI TÍCH

ĐỊA ĐIM

HẠNG MỤC TU B

CẤP DI TÍCH

KINH PHÍ
(Tỷ đồng)

GHI CHÚ

1

DT LSVH đình Nguyễn Trung Trực

Phú Quốc

Tu bổ chính điện

Tỉnh

30.00

 

2

DT LSVH đình Nguyễn Hữu Cảnh

Giang Thành

Tu bổ chính điện

Tỉnh

2.50

 

 

TNG CỘNG

32.50

 

Ill. Tu bổ, tôn tạo những di tích đã xuống cấp cần ưu tiên điều chỉnh nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện

TT

TÊN DI TÍCH

ĐỊA ĐIỂM

HẠNG MỤC TU B

CẤP DI TÍCH

KINH PHÍ
(Tỷ đồng)

GHI CHÚ

1

Di tích KTNT chùa Tổng Quản

Gò Quao

Tu bổ Sala, sân

Quốc gia

16.00

 

2

Di tích KTNT chùa Quan Đế

Rạch Giá

Tu bổ chính điện

Quốc gia

16.00

 

3

Di tích LSVH đình thần Thạnh Hòa

Giồng Riềng

Chính điện, sân

Tỉnh

7.00

 

4

Di tích LSVH đình thần Phú Hội

Tân Hiệp

Chính điện

Tỉnh

7.00

 

5

Di tích kiến trúc nghệ thuật (KTNT) chùa Láng Cát

Rạch Giá

Chính điện

Quốc gia

3.00

 

6

Di tích KTNT chùa Sóc Xoài

Hòn Đất

Chính điện

Quốc gia

5.00

 

7

Di tích LSVH chùa Cái Bần

Gò Quao

Chính điện

Tỉnh

3.00

 

8

Di tích LSVH chùa Xẻo Cạn

U Minh Thượng

Cổng, hàng rào

Tỉnh

1.50

 

9

Di tích lịch sử và thắng cảnh Ba Hòn

Hòn Đất

Nhà trưng bày

Quốc gia

5.00

 

10

Di tích khảo cổ học Nền Chùa

Hòn Đất

Bia ghi dấu, hàng rào

Quốc gia

5.00

 

 

TNG CỘNG

36.50

 

(Khi các dự án được phê duyệt, tùy theo từng dự án sẽ xây dựng hồ sơ cụ thể theo quy định).

 

PHỤ LỤC III

DỰ TRÙ KINH PHÍ LẬP HỒ SƠ DI TÍCH PHI VẬT THỂ
(Kèm theo Kế hoạch s: 96/KH-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2017 của UBND tỉnh Kiên Giang)

TT

Nội dung thực hiện

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền (VNĐ)

I

Chi công tác phí đi khảo sát, xây dựng hồ sơ khoa học bảo tồn một số di sản văn hóa phi vật thể

 

 

 

34,296,000

1

Chi công tác phí đi khảo sát, xây dựng hồ sơ khoa học Lễ Tưởng niệm Ngày hy sinh của AHLLVT Phan Thị Ràng, khảo sát Nghệ thuật Đàn ca tài tử - huyện Hòn Đất.

 

 

 

3,450,000

2

Công tác phí đi khảo sát Lễ hội Tao Đàn Chiêu Anh Các (Tết Nguyên tiêu), Lễ giỗ Tổng Binh Mạc Cửu - thị xã Hà Tiên.

 

 

 

4,770,000

3

Công tác phí đi khảo sát Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp.

 

 

 

1,110,000

4

Công tác phí đi khảo sát Lễ Tưởng niệm Ngày hy sinh của AHLLVT Mai Thị Nương và Nghệ thuật đờn ca tài tử tại huyện Giồng Riềng.

 

 

 

1,890,000

5

Công tác phí đi khảo sát Lễ hội Kỳ Yên đình làng Thứ 6, xã Nam Thái - huyện An Biên.

 

 

 

1,890,000

6

Công tác phí đi khảo sát Lễ hội Nghinh ông, khảo sát Nghệ thuật đờn ca tài tử xã Lại Sơn huyện Kiên Hải.

 

 

 

5,670,000

7

Công tác phí đi khảo sát Lễ hội tín ngưỡng dân gian Dinh Cậu, Lễ hội truyền thống AHDT Nguyễn Trung Trực, xã Gành Dầu, thị trấn Dương Đông - huyện Phú Quốc.

 

 

 

9,170,000

8

Công tác phí đi khảo sát Lễ hội Kỳ Yên đình Vĩnh Hòa Hiệp - Châu Thành.

 

 

 

676,000

9

Công tác phí đi khảo sát Lễ hội truyền thống AHDT Nguyễn Trung Trực; Tranh Bích họa Miếu thờ Quan Thánh Đế, Lễ hội Kỳ Yên đình Vĩnh Hòa, thành phố Rạch Giá.

 

 

 

900,000

II

Thù lao cung cấp thông tin viết phiếu điều tra

 

 

 

4,900,000

1

Chi cung cấp thông tin phiếu khảo sát mỗi di sản 5 phiếu x 14 di sản

Phiếu

70

70,000

4,900,000

III

Thù lao viết báo cáo tổng hợp về kết quả khảo sát các di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích

 

 

 

13,500,000

1

Báo cáo xử lý, phân tích số liệu điều tra

Báo cáo

1

4,500,000

4,500,000

2

Báo cáo tổng hợp

Báo cáo

1

9,000,000

9,000,000

IV

Đặt hàng thực hiện phim tư liệu về các di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích (14 phim)

 

 

 

210,000,000

V

Thù lao lập hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích

 

 

 

76,000,000

1

Thù lao xây dựng hồ sơ

Hồ sơ

14

5,000,000

70,000,000

2

Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học về di sản văn hóa phi vật thể

Cuộc

1

6,000,000

6,000,000

 

Tổng Cộng:

 

 

 

338,696,000

Bng chữ: (Ba trăm ba mươi tám triệu, sáu trăm chín mươi sáu ngàn đng)

(Tùy theo từng công việc sẽ có dự toán cụ thể theo quy định).

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản