424219

Kết luận 54-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

424219
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Kết luận 54-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Số hiệu: 54-KL/TW Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương Người ký: Trần Quốc Vượng
Ngày ban hành: 07/08/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 54-KL/TW
Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương
Người ký: Trần Quốc Vượng
Ngày ban hành: 07/08/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 54-KL/TW

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2019

 

KẾT LUẬN

CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

Sau khi nghe Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận:

I- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả đạt được

Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được các cấp ủy đảng và cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, nhiều cơ chế, chính sách đổi mới được ban hành, huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, được nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tích cực. Sau 10 năm thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện toàn diện đời sống của nông dân, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là trong giai đoạn nước ta chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu; củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả quan trọng, quy mô và trình độ sản xuất được nâng cao; chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, cả nước gắn với thị trường trong nước và quốc tế; trình độ canh tác, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh quốc tế của nhiều loại nông sản được nâng cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu tăng nhanh. Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn đã có những thay đổi tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn tăng trưởng khá. Dịch vụ ở nông thôn phát triển đa dạng với sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt, đồng bộ, rộng khắp trong cả nước với sự hưởng ứng tham gia tích cực, nhiệt tình của nhân dân, có nhiều mô hình mới, cách làm hay. Nhiều nơi kết cấu hạ tầng về thủy lợi, điện, đường, trường, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa ở nông thôn được nâng cấp hoặc xây dựng mới khá đồng bộ. Hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường và sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ có nhiều tiến bộ, nhất là nông nghiệp công nghệ cao; công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng hơn. Hình thành nhiều trang trại, hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả. Doanh nghiệp nông nghiệp phát triển nhanh, quy mô ngày càng lớn hơn. Nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân đã hình thành và được nhân rộng. Nợ xây dựng cơ bản ở các xã nông thôn mới giảm rất nhiều. Nông thôn đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao, an ninh, trật tự, an toàn ở nông thôn được giữ vững, số hộ nghèo giảm nhanh, nhất là ở các huyện nghèo. Thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn năm 2018 tăng 3,8 lần so với năm 2008. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp dần, giảm nghèo nhanh, nhất là các huyện miền núi. Mục tiêu tới năm 2020 có khoảng 50% xã đạt tiêu chí về xây dựng nông thôn mới là khả thi; nhiều tỉnh, nhiều xã phấn đấu đạt tiêu chí cao hơn, xây dựng thôn, làng mẫu, khu dân cư kiểu mẫu.

Năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn đã được nâng cao rõ rệt. Bộ máy quản lý nhà nước cấp xã được củng cố, đổi mới; hiệu lực quản lý được tăng cường. Trình độ cán bộ chủ chốt được nâng lên đáng kể. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Nông dân Việt Nam được nâng cao.

2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, năng suất lao động còn thấp; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn hạn chế. Trong nhiều năm tăng trưởng nông nghiệp thấp hơn mục tiêu Nghị quyết đã đề ra. Hiệu quả kinh tế của cây lúa và một số loại cây trồng khác không cao; cơ chế, chính sách chưa thực sự bảo đảm hài hòa lợi ích cho người trồng lúa, địa phương được quy hoạch trồng lúa, nhiều nông dân không thiết tha sản xuất, bỏ ruộng hoang.

Nông thôn phát triển chưa đồng đều, kết nối kinh tế nông thôn - đô thị yếu; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Một số địa phương còn chạy theo phong trào, thành tích, chủ yếu tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, chưa quan tâm đúng mức tới phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập của người dân, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu đặt ra. Trình độ khoa học và công nghệ của nông nghiệp nước ta còn thấp, nhất là so với các nước tiên tiến trong khu vực. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiệu quả chưa cao.

Thu nhập và đời sống của phần lớn nông dân và dân cư nông thôn còn thấp, bấp bênh, kết quả giảm nghèo chưa bền vững; vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tỉ lệ hộ nghèo còn cao. Ở nhiều nơi, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội nông thôn còn nhiều hạn chế, tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Tệ nạn xã hội, khiếu kiện liên quan tới đất đai, môi trường còn nhiều, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn nông thôn. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu còn thấp, ô nhiễm môi trường nhiều nơi gia tăng.

3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan, song do các nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức của cấp ủy đảng, hệ thống chính trị về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa đầy đủ. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân có nơi, có lúc còn chưa tốt; chưa thể chế hóa rõ và thực hiện tốt phương châm "nông dân là chủ thể". Cơ chế, chính sách ban hành nhiều, nhưng chưa đồng bộ, thiếu tầm nhìn dài hạn, một số chưa phù hợp với kinh tế thị trường; do tổ chức thực hiện chưa tốt và thiếu nguồn lực nên nhiều chủ trương, chính sách không vào cuộc sống. Nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, thu hút đầu tư xã hội còn thấp. Tổ chức, bộ máy và công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn chậm đổi mới, cồng kềnh, hiệu quả chưa cao. Nhiều cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, đoàn thể xã hội vẫn hoạt động theo cơ chế cũ. Hiệu quả phối hợp trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của nhiều bộ, ngành, địa phương chưa cao.

II- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược lâu dài và là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết là đóng góp quan trọng, phục vụ trực tiếp để xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Để tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đến năm 2020, với tầm nhìn đến năm 2025 của Nghị quyết, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tập trung thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các quy định pháp luật khác có liên quan; thể chế hóa các quan điểm, định hướng đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai đã được nêu tại Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI và Kết luận số 36-KL/TW, ngày 06/9/2018 của Bộ Chính trị.

Đẩy mạnh chủ trương tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao. Thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất nuôi trồng các loại cây, loại con khác có hiệu quả hơn; việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang "đất công nghiệp và dịch vụ nông thôn" phải thực hiện theo nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, quyền lợi của Nhà nước và của nhà đầu tư, không để xảy ra khiếu kiện.

Cân nhắc kỹ, thận trọng, bảo đảm hiệu quả cả về kinh tế, xã hội, môi trường, phát triển bền vững, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng khi thực hiện chuyển đổi một phần đất quy hoạch rừng phòng hộ sang làm đất rừng sản xuất, đất rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp. Thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Quốc hội về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh, phát huy các tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng.

Xử lý kiên quyết, triệt để các vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, bức xúc của người dân về đất đai, chấm dứt tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, đông người gây mất trật tự, an toàn xã hội.

2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, trước hết là các cơ chế, chính sách có liên quan đến đất đai, thuế, tín dụng, điện năng, môi trường, thị trường, lao động, đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; thu hút đầu tư, phát triển liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân cần hướng tới quan hệ sản xuất hợp lý hóa, tạo động lực mạnh mẽ hơn, có năng suất lao động và sức cạnh tranh cao hơn, đem lại thu nhập cao và bền vững. Quy hoạch và xây dựng chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, các ngành nghề, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

3. Đa dạng nguồn lực của Nhà nước và các thành phần kinh tế để xây dựng, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước, viễn thông, công trình phục vụ phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, hệ thống hạ tầng thương mại ở nông thôn. Rà soát lại tổ chức thú y từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm các điều kiện về cán bộ và phương tiện, kịp thời phòng, khống chế và dập tắt các dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; tăng cường kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Thường xuyên cập nhật, đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới, kịp thời nhân rộng các cách làm hay, hiệu quả và chấn chỉnh, rút kinh nghiệm những biểu hiện lệch lạc. Thực hiện xây dựng nông thôn mới toàn diện, đi vào chiều sâu, cải thiện trực tiếp điều kiện sống, thay đổi tư duy, nếp sống của người dân nông thôn; hoàn thành và nâng cao chất lượng các mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã đề ra tới năm 2020. Nghiên cứu, xây dựng chương trình nông thôn mới gắn với đô thị hóa nông thôn, phù hợp với yêu cầu và điều kiện của giai đoạn mới.

5. Đánh giá hiệu quả các chương trình hỗ trợ người dân nông thôn, người nghèo, các đối tượng chính sách, đặc biệt là ở các vùng khó khăn để có các giải pháp phù hợp theo hướng tập trung, tránh dàn trải, giảm đầu mối, đủ nguồn lực, hiệu quả, bền vững, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại.

6. Cụ thể hóa kịch bản tác động của biến đổi khí hậu tới các vùng, địa phương, lựa chọn giải pháp ưu tiên để tập trung triển khai thực hiện, lồng ghép với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường, sinh thái nông thôn.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cấp ủy đảng, tổ chức đảng, chính quyền các cấp tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết và Kết luận đề ra. Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết, xây dựng định hướng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để phục vụ việc xây dựng báo cáo chính trị trình đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2025.

2. Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các luật khác có liên quan để thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, kịp thời các quan điểm, định hướng đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai đã được nêu tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI và Kết luận số 36-KL/TW, ngày 06/9/2018 của Bộ Chính trị.

3. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2020; tổng kết, xây dựng các đề án, chương trình cho giai đoạn 2021 - 2030; rà soát điều chỉnh Chiến lược an ninh lương thực quốc gia, Chiến lược phát triển thủy sản, Chiến lược phát triển lâm nghiệp gắn với chế biến, xuất khẩu đồ gỗ.

4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch, tăng cường vận động nhân dân thực hiện giám sát việc thực hiện.

5. Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án về vấn đề này để trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan có liên quan theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết và Kết luận này.

 


Nơi nhận:
- Bộ Chính trị (để báo cáo).
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ




Trần Quốc Vượng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản