94677

Nghị định 74/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự về Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Cơ quan thi hành án dân sự và Công chức làm công tác thi hành án dân sự

94677
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Nghị định 74/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự về Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Cơ quan thi hành án dân sự và Công chức làm công tác thi hành án dân sự

Số hiệu: 74/2009/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 09/09/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 21/09/2009 Số công báo: 449-450
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 74/2009/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 09/09/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 21/09/2009
Số công báo: 449-450
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 74/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ CƠ QUAN QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự bao gồm:

1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự;

2. Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp (sau đây gọi chung là Chấp hành viên); Thẩm tra viên thi hành án, Thẩm tra viên chính thi hành án, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án (sau đây gọi chung là Thẩm tra viên thi hành án); Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

Việc bổ nhiệm từ ngạch Chấp hành viên cấp huyện, Chấp hành viên cấp tỉnh, Chấp hành viên quân khu sang ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.

3. Việc tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển.

4. Thẻ, công cụ hỗ trợ, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên và công chức làm công tác thi hành án dân sự.

Điều 2. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự

Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự (trừ hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội quy định tại Điều 8 Nghị định này) được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất, gồm có:

1. Ở Trung ương: Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;

2. Ở cấp tỉnh: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thi hành án dân sự tỉnh) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;

3. Ở cấp huyện: Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự huyện) là cơ quan thi hành án dân sự huyện trực thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Chi cục Thi hành án dân sự huyện sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

Tổng cục Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự địa phương có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.

Điều 3. Vị trí, chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự  

Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thi hành án dân sự

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ về thi hành án dân sự;

b) Chiến lược, chương trình quốc gia, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, dự thảo báo cáo Quốc hội, báo cáo Chính phủ về thi hành án dân sự.

2. Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định hoặc ban hành:

a) Thông tư, quyết định, chỉ thị về thi hành án dân sự;

b) Thành lập, giải thể cơ quan thi hành án dân sự địa phương;

c) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Vụ trưởng và tương đương, Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự địa phương; bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án;

d) Quy định về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức, biểu mẫu, giấy tờ về thi hành án dân sự;

đ) Quy định về thống kê thi hành án dân sự.

3. Tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chương trình quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về thi hành án dân sự sau khi được phê duyệt, ban hành.

4. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về thi hành án dân sự, văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức kiểm tra:

a) Việc thực hiện trình tự, thủ tục và áp dụng pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;

b) Chế độ thống kê và báo cáo về thi hành án dân sự;

c) Việc thu, chi tiền, giao, nhận tài sản trong thi hành án dân sự; việc thu nộp các khoản phí, lệ phí và chi phí tổ chức cưỡng chế thi hành án;

d) Các hoạt động khác liên quan đến công tác thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

6. Giải quyết khiếu nại về thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

7. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự.

8. Thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hệ thống cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

9. Thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đánh giá kết quả về hợp tác quốc tế trong công tác thi hành án dân sự.

10. Tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức và cá nhân thực hiện nghiêm bản án và quyết định dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

11. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra về thi hành án dân sự và xử lý hành vi không chấp hành án theo quy định của pháp luật.

12. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong quân đội.

13. Nghiên cứu, quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự.

14. Thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành án dân sự.

15. Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức của các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

16. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng chuyên môn thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chuyên môn thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

17. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức đối với một số chức vụ và bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch đối với một số chức danh quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

18. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên, cán bộ, công chức của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

19. Quản lý, thực hiện phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất – kỹ thuật, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

20. Quản lý khoản thu phí do cơ quan thi hành án dân sự địa phương nộp cho Tổng cục Thi hành án dân sự để thực hiện việc điều hòa phí thi hành án và sử dụng theo quy định của pháp luật.

21. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

22. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.

Điều 5. Cơ cấu tổ chức, cán bộ của Tổng cục Thi hành án dân sự

1. Tổng cục Thi hành án dân sự có cơ cấu tổ chức gồm các đơn vị sau đây:

a) Văn phòng;

b) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, phá sản, trọng tài thương mại (gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1);

c) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự, hành chính và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2);

d) Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo;

đ) Vụ Tổ chức cán bộ;

e) Vụ Kế hoạch – Tài chính;

g) Trung tâm Dữ liệu, Thông tin và Thống kê thi hành án dân sự.

2. Tổng Cục Thi hành án dân sự có cơ cấu cán bộ, công chức sau đây:

a) Tổng Cục trưởng, không quá 03 Phó Tổng cục trưởng; Vụ trưởng và tương đương, Phó Vụ trưởng và tương đương;

b) Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và công chức khác.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, số lượng, cơ cấu cán bộ, tổ chức và biên chế của các tổ chức giúp việc Tổng Cục trưởng.

3. Tổng Cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Thi hành án dân sự. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Điều 6. Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức, cán bộ của Cục Thi hành án dân sự tỉnh

1. Cục Thi hành án dân sự tỉnh là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Cục Thi hành án dân sự tỉnh có các phòng chuyên môn trực thuộc.

3. Cục Thi hành án dân sự tỉnh có Cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; Phó Cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; Chấp hành viên sơ cấp; Chấp hành viên trung cấp; Chấp hành viên cao cấp; Thẩm tra viên thi hành án; Thẩm tra viên chính thi hành án; có thể có Thẩm tra viên cao cấp thi hành án; Thư ký thi hành án và công chức khác.

4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

5. Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 173 Luật Thi hành án dân sự, có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức, cán bộ của Chi cục Thi hành án dân sự huyện

1. Chi cục Thi hành án dân sự huyện là cơ quan trực thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thực hiện chức năng thi hành án dân sự và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi cục Thi hành án dân sự huyện có Chi cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Phó Chi cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên thi hành án, Thư ký thi hành án và công chức khác.

3. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện. Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

4. Chi cục Thi hành án dân sự huyện chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 174 Luật Thi hành án dân sự, có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội

Hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội gồm có:

1. Ở Bộ Quốc phòng: Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý thi hành án trực thuộc Bộ Quốc phòng;

2. Ở quân khu và tương đương: Phòng Thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là Phòng Thi hành án cấp quân khu) là cơ quan thi hành án trực thuộc quân khu.

Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.

Điều 9. Vị trí, chức năng của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng

Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về công tác thi hành án trong quân đội.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng

1. Trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ về thi hành án trong quân đội;

b) Chiến lược, chương trình quốc gia, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, dự thảo báo cáo Quốc hội, báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án trong quân đội.

2. Trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc ban hành:

a) Thông tư, quyết định, chỉ thị về thi hành án trong quân đội;

b) Thành lập, sáp nhập, giải thể các Phòng Thi hành án cấp quân khu; trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp; bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án trong quân đội;

c) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu;

d) Chế độ báo cáo về thi hành án dân sự trong quân đội; tiêu chuẩn, định mức biểu mẫu, giấy tờ về thi hành án trong quân đội.

3. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên, cán bộ, nhân viên làm công tác thi hành án dân sự trong quân đội theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

4. Tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chương trình quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về thi hành án trong quân đội sau khi được ban hành, phê duyệt.

5. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về thi hành án, văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức kiểm tra:

a) Việc thực hiện trình tự, thủ tục và áp dụng pháp luật trong hoạt động thi hành án trong quân đội;

b) Chế độ thống kê và báo cáo về thi hành án trong quân đội;

c) Việc thu, chi tiền, giao, nhận tài sản trong thi hành án, việc thu nộp các khoản phí, lệ phí và chi phí tổ chức cưỡng chế thi hành án;

d) Các hoạt động khác liên quan đến thi hành án trong quân đội theo quy định của pháp luật.

7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

8. Thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hệ thống các cơ quan thi hành án quân đội theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

9. Thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế về thi hành án trong quân đội theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đánh giá kết quả về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành án trong quân đội.

10. Tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

11. Phối hợp thực hiện:

a) Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu và tương đương trong việc quản lý Chấp hành viên, Thẩm tra viên và cán bộ làm công tác thi hành án trong quân đội;

b) Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong quân đội;

c) Thanh tra về thi hành án trong quân đội;

d) Phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp trong việc đào tạo, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, thực hiện chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án và cán bộ, nhân viên làm công tác thi hành án trong quân đội;

đ) Xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi không chấp hành án.

12. Nghiên cứu, quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật trong hoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án trong quân đội.

13. Thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành án trong quân đội.

14. Quản lý, thực hiện phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất – kỹ thuật, phương tiện hoạt động thi hành án trong quân đội theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

15. Quản lý khoản thu phí do cơ quan thi hành án quân khu nộp cho Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng để thực hiện việc điều hòa phí thi hành án và sử dụng theo quy định của pháp luật.

16. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.

Điều 11. Cơ cấu tổ chức, cán bộ của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng

1. Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có cơ cấu tổ chức gồm các đơn vị sau đây:

a) Phòng Kế hoạch tổng hợp;

b) Phòng Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ;

c) Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo;

d) Phòng Tổ chức cán bộ ngành;

đ) Phòng Hành chính, vật tư;

e) Ban Khoa học và Công nghệ thông tin;

g) Ban Tài chính.

2. Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có cơ cấu cán bộ sau đây:

a) Cục trưởng, không quá 03 Phó Cục trưởng; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Trưởng ban.

b) Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và cán bộ, nhân viên làm công tác thi hành án.

3. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

4. Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thi hành án. Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Điều 12. Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức, cán bộ của Phòng Thi hành án cấp quân khu

1. Phòng Thi hành án cấp quân khu là cơ quan trực thuộc Quân khu và tương đương, thực hiện chức năng thi hành án dân sự và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Phòng Thi hành án cấp quân khu có Ban Hành chính, tổng hợp trực thuộc.

3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án đồng thời là Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án đồng thời là Phó Trưởng phòng, Trưởng ban, Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính thi hành án, Thư ký và cán bộ, nhân viên làm công tác thi hành án.

4. Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu chịu trách nhiệm trước Tư lệnh, Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động thi hành án dân sự trong phạm vi được phân công. Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và các tổ chức có liên quan trong thi hành án dân sự

1. Trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo và tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn thực thi chính sách, pháp luật về thi hành án dân sự; chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện tốt việc quản lý hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự để tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp. Thành phần Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự gồm:

a) Trưởng Ban Chỉ đạo là Chủ tịch hoặc 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

b) Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp;

c) Các ủy viên gồm: đại diện lãnh đạo cơ quan Tư pháp, Công an, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, mời đại diện lãnh đạo cơ quan Tòa án nhân dân và Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.

Để phù hợp với điều kiện của từng địa phương, trong trường hợp cần thiết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thể mời đại diện các cơ quan liên quan khác làm ủy viên Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự.

2. Cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức, cá nhân tên địa bàn thực thi pháp luật thi hành án dân sự, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân đối với việc làm sai trái của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

CHẤP HÀNH VIÊN, THẨM TRA VIÊN, THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

MỤC 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THI TUYỂN, BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC, ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI CHẤP HÀNH VIÊN

Điều 14. Bổ nhiệm và thi tuyển Chấp hành viên

1. Việc bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên phải qua kỳ thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại Điều 48 Nghị định này.

2. Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển Chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự địa phương; Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu. Nội dung và hình thức thi tuyển Chấp hành viên thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành tiêu chuẩn ngạch Chấp hành viên sơ cấp, ngạch Chấp hành viên trung cấp và ngạch Chấp hành viên cao cấp sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Điều 15. Điều kiện tham dự thi tuyển Chấp hành viên

1. Có đủ tiêu chuẩn của ngạch Chấp hành viên quy định tại Điều 18 Luật Thi hành án dân sự.

2. Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đáng bị xem xét xử lý kỷ luật nhưng chưa có kết luận và quyết định cuối cùng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Điều 16. Xác định tiêu chuẩn và bổ nhiệm Chấp hành viên trong một số trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp điều động cán bộ, công chức từ cơ quan khác sang cơ quan thi hành án để bổ nhiệm Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án, nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp hoặc cao cấp mà không phải qua thi tuyển.

2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của cơ quan thi hành án, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự tuy chưa làm Chấp hành viên sơ cấp hoặc đã làm Chấp hành viên sơ cấp trong thời gian chưa đủ 05 năm nhưng có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự có thể được thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.

3. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của cơ quan thi hành án, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự, tuy chưa làm Chấp hành viên trung cấp nhưng có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh có thể được thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.

Điều 17. Sơ tuyển và cử người tham dự thi tuyển Chấp hành viên

1. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện cử người của đơn vị mình tham dự thi tuyển Chấp hành viên; Trưởng Phòng Thi hành án cấp quân khu cử người của đơn vị mình tham dự thi tuyển Chấp hành viên.

2. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh cử người tham dự thi tuyển Chấp hành viên đối với các trường hợp sau đây:

a) Công chức thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh;

b) Công chức thuộc Chi cục Thi hành án dân sự huyện nhưng được đề nghị tham dự thi tuyển Chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự tỉnh hoặc tham dự thi tuyển Chấp hành viên của Chi cục Thi hành án dân sự huyện khác trong phạm vi địa bàn tỉnh.

3. Tập thể lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh (đối với Cơ quan thi hành án dân sự địa phương) hoặc tập thể lãnh đạo Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng (đối với Phòng Thi hành án cấp quân khu) thực hiện sơ tuyển đối với những người được đề nghị tham dự thi tuyển Chấp hành viên.

4. Bộ Tư pháp quy định điều kiện, việc sơ tuyển, hồ sơ thi tuyển đối với người không phải là cán bộ, công chức tham gia thi tuyển Chấp hành viên và trường hợp công chức từ các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh này tham gia thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự tỉnh khác.

Điều 18. Hồ sơ đề nghị tham dự thi tuyển Chấp hành viên

1. Đơn tham dự thi tuyển của người dự thi

2. Sơ yếu lý lịch theo mẫu do Bộ Nội vụ ban hành, có dán ảnh (4 x 6cm), có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ; đối với người được đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên của Phòng Thi hành án cấp quân khu thì sơ yếu lý lịch thực hiện theo mẫu do Bộ Quốc phòng quy định.

3. Bản kê khai tài sản.

4. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ.

5. Bản nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức của người được đề nghị tham dự thi tuyển Chấp hành viên về quá trình công tác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống của người đó.

6. Văn bản đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh (đối với cơ quan thi hành án dân sự địa phương) hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng (đối với Phòng Thi hành án cấp quân khu).

Điều 19. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thi tuyển Chấp hành viên

1. Tổng cục Thi hành án dân sự tiếp nhận và xét hồ sơ dự thi; thông báo danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự thi đối với việc thi tuyển Chấp hành viên của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

2. Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng tiếp nhận và xét hồ sơ dự thi; thông báo danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự thi đối với việc thi tuyển Chấp hành viên của Phòng Thi hành án cấp quân khu.

Điều 20. Thành lập Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên.

2. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên gồm có:

a) Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương;

Danh sách người tham gia Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp cử theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự;

b) Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu;

Danh sách người tham gia Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cử theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.

Điều 21. nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên

Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển Chấp hành viên và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thông báo kế hoạch thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên; thể lệ, quy chế thi; môn thi, hình thức thi, thời gian thi, địa điểm thi.

2. Tổ chức việc ra đề thi; thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi.

3. Chỉ đạo và tổ chức thi; báo cáo kết quả thi lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả kỳ thi.

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự thi.

Điều 22. Bổ nhiệm Chấp hành viên

Căn cứ kết quả kỳ thi, Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên gửi kết quả kỳ thi về Tổng cục Thi hành án dân sự để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Chấp hành viên theo quy định.

Điều 23. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên

1. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương; Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu.

2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên gồm có:

a) Đơn xin miễn nhiệm Chấp hành viên (nếu có), trong đó nêu rõ lý do của việc xin miễn nhiệm Chấp hành viên;

b) Các tài liệu chứng minh lý do xin miễn nhiệm Chấp hành viên: giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên cấp (còn trong thời hạn 6 tháng), giấy chứng nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc các giấy tờ phù hợp khác (nếu có);

c) Văn bản đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh đối với Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng đối với Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu.

Điều 24. Cách chức chức danh Chấp hành viên

Chấp hành viên có thể bị cách chức chức danh Chấp hành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án chưa đến mức bị buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng xét thấy cần phải áp dụng hình thức kỷ luật cách chức chức danh Chấp hành viên.

2. Vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 21 Luật Thi hành án dân sự mà xét thấy cần thiết phải áp dụng hình thức kỷ luật cách chức chức danh Chấp hành viên.

Trình tự, thủ tục xét đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cách chức chức danh Chấp hành viên thực hiện theo quy định hiện hành về kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

Điều 25. Điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên hiện đang giữ các chức vụ Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh từ tỉnh này đến tỉnh khác.

2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự địa phương từ tỉnh này đến tỉnh khác.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án quân đội từ Phòng Thi hành án quân khu này đến Phòng Thi hành án quân khu khác.

MỤC 2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM, BỔ NHIỆM, ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN, BIỆT PHÁI THẨM TRA VIÊN THI HÀNH ÁN

Điều 26. Thẩm tra viên thi hành án

1. Thẩm tra viên thi hành án là công chức, có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án trong quân đội thực hiện nhiệm vụ thẩm tra thi hành án và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thẩm tra viên thi hành án, Thẩm tra viên chính thi hành án và Thẩm tra viên cao cấp thi hành án.

2. Thẩm tra viên thi hành án trong quân đội là sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên thi hành án

1. Thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án đã và đang thi hành; thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự.

Trong trường hợp thẩm tra, kiểm tra mà phát hiện có sai sót phải tham mưu cho cấp có thẩm quyền tạm dừng việc thực hiện quyết định sai sót đó để khắc phục, sửa chữa và chịu trách nhiệm về những kiến nghị của mình.

2. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xác minh, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết theo nhiệm vụ được phân công.

3. Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao.

Điều 28. Trách nhiệm của Thẩm tra viên thi hành án

1. Thẩm tra viên thi hành án phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, giữ vững tiêu chuẩn Thẩm tra viên thi hành án.

2. Khi tiến hành thẩm tra, kiểm tra, Thẩm tra viên thi hành án phải tuân thủ các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng cơ quan về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Thẩm tra viên thi hành án không được làm những việc sau đây:

a) Việc mà pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật liên quan khác quy định không được làm;

b) Thông đồng với đối tượng thẩm tra và những người có liên quan trong việc thẩm tra, kiểm tra;

c) Thẩm tra, kiểm tra khi không có quyết định phân công của người có thẩm quyền;

d) Can thiệp trái pháp luật vào việc thẩm tra, kiểm tra hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm khi có người đó thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, kiểm tra;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thẩm tra, kiểm tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng kiểm tra, thẩm tra; bao che cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra và những người liên quan;

e) Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu thẩm tra, kiểm tra cho những người không có trách nhiệm khi chưa có kết luận.

4. Thẩm tra viên thi hành án không được tham gia thẩm tra, kiểm tra trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người sau đây:

a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thẩm tra viên thi hành án, của vợ hoặc chồng của Thẩm tra viên thi hành án;

c) Cháu ruột mà Thẩm tra viên thi hành án là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Điều 29. Bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch Thẩm tra viên thi hành án

1. Việc bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch Thẩm tra viên thi hành án thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

2. Bộ Tư pháp tổ chức thi nâng ngạch từ Thẩm tra viên thi hành án lên ngạch Thẩm tra viên chính thi hành án; phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch từ Thẩm tra viên chính thi hành án lên ngạch Thẩm tra viên cao cấp thi hành án.

Nội dung và hình thức thi nâng ngạch Thẩm tra viên thi hành án Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

3. Bộ Quốc phòng tổ chức Hội đồng xét, duyệt, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thẩm tra viên thi hành án trong quân đội.

4. Hàng năm, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức căn cứ vào cơ cấu ngạch công chức, xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu thi nâng ngạch gửi Bộ Tư pháp để quyết định kế hoạch, chỉ tiêu và tổ chức thi theo quy định.

Điều 30. Điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm tra viên thi hành án

1. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm tra viên thi hành án các cơ quan thi hành án dân sự địa phương từ tỉnh này đến tỉnh khác.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm tra viên thi hành án trong quân đội.

MỤC 3. TIÊU CHUẨN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, MIỄN NHIỆM, TỪ CHỨC, CÁCH CHỨC THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THI HÀNH ÁN

Điều 31. Tiêu chuẩn Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự

1. Chi Cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Là Chấp hành viên sơ cấp trở lên;

b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác;

c) Có kinh nghiệm thực tiễn về thi hành án dân sự;

d) Có năng lực điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chi cục Thi hành án dân sự.

2. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Là Chấp hành viên trung cấp trở lên;

b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác.

c) Có kinh nghiệm thực tiễn về thi hành án dân sự;

d) Có năng lực điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

3. Tiêu chuẩn Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 32. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự

1. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự địa phương thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, quy định của pháp luật hiện hành về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo và các quy định sau đây:

a) Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền về quản lý cán bộ cấp tỉnh thực hiện quy trình, hoàn tất hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh;

b) Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn có thẩm quyền về quản lý cán bộ cấp tỉnh thực hiện quy trình, hoàn tất hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh;

c) Thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

2. Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự địa phương gồm có:

a) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu của Bộ Nội vụ);

b) Bản tự kiểm điểm (theo mẫu của Bộ Tư pháp);

c) Bản kê khai tài sản, thu nhập;

d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ;

đ) Biên bản và kết quả lấy phiếu tín nhiệm của công chức;

e) Ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc của cơ quan có thẩm quyền cùng cấp;

g) Giấy khám sức khỏe do bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên cấp (còn trong thời hạn 6 tháng);

h) Bản nhận xét đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của Thủ trưởng đơn vị đối với người được đề nghị bổ nhiệm chức vụ;

i) Văn bản đề nghị bổ nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự địa phương đối với trường hợp đề nghị bổ nhiệm Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự địa phương;

k) Tờ trình của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đối với việc đề nghị bổ nhiệm Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Tờ trình của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh đối với việc đề nghị bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện; tờ trình của Chi cục trưởng đối với việc đề nghị bổ nhiệm Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện;

l) Tài liệu khác liên quan (nếu có).

3. Hồ sơ cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định về kỷ luật cán bộ, công chức.

4. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu.

5. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở cấp tỉnh trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chính sách đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự tỉnh.

Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở cấp huyện trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chính sách đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự huyện.

Điều 33. Thời hạn giữ chức vụ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự

Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự được bổ nhiệm có thời hạn.

Thời hạn cụ thể về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

THẺ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ, TRANG PHỤC, PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU VÀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CHẤP HÀNH VIÊN, THẨM TRA VIÊN, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 34. Thẻ Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án

1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án được cấp thẻ để sử dụng trong khi thi hành nhiệm vụ; khi thay đổi chức vụ hoặc chức danh được đổi thẻ khác phù hợp với chức vụ, chức danh mới; khi thôi giữ chức vụ phải trả lại thẻ; nếu Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án làm mất thẻ phải báo cáo ngay cho cơ quan công an gần nhất và cơ quan thi hành án nơi người đó công tác biết.

2. Thẻ Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án do Bộ Tư pháp cấp.

3. Mẫu thẻ, việc cấp phát, thay đổi và thu hồi thẻ Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Điều 35. Đối tượng và loại công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng trong thi hành án dân sự

1. Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện, Phòng Thi hành án cấp quân khu được trang bị công cụ hỗ trợ để cấp cho Chấp hành viên sử dụng theo quy định của pháp luật.

2. Các loại công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng trong thi hành án dân sự gồm có:

a) Các loại roi cao su, roi điện, gậy điện, găng tay điện;

b) Súng bắn hơi cay, gây mê;

c) Bình xịt hơi cay, gây mê;

d) Súng bắn đạn nhựa, đạn cao su;

đ) Các loại công cụ hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên tắc sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án

a) Chỉ được sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án đã đăng ký và có giấy phép sử dụng do cơ quan Công an, Quân đội có thẩm quyền cấp;

b) Khi mang công cụ hỗ trợ theo người hoặc khi sử dụng công cụ hỗ trợ phải có Giấy phép sử dụng. Nếu mất giấy phép sử dụng phải báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất và cơ quan đã cấp Giấy phép sử dụng.

c) Chỉ được sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án khi làm nhiệm vụ để phòng vệ do bị tấn công, đe dọa tính mạng, sức khỏe của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án hoặc người khác tham gia vào việc thi hành án;

d) Việc sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án phải bảo đảm an toàn, đúng mục đích, đúng quy trình kỹ thuật.

4. Nghiêm cấm mang công cụ hỗ trợ thi hành án về nhà riêng hoặc mang theo người khi không làm nhiệm vụ, sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án không đúng mục đích.

5. Không được tự ý mua, bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, điều chuyển, biếu, tặng hoặc cho người không có thẩm quyền sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án.

Điều 36. Lập kế hoạch và trang bị công cụ hỗ trợ thi hành án

1. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định này, hàng năm, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh lập kế hoạch trang bị công cụ hỗ trợ cho cơ quan thi hành án dân sự địa phương thuộc quyền quản lý trình Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự xem xét, quyết định. Đối với Phòng Thi hành án cấp quân khu, do Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ trang bị cho cơ quan thi hành án dân sự trong phạm vi toàn quốc; Bộ Quốc phòng quyết định số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ trang bị cho Phòng Thi hành án cấp quân khu. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an cấp Giấy phép mang công cụ hỗ trợ theo đề nghị của Tổng cục Thi hành án dân sự (đối với cơ quan thi hành án dân sự địa phương), cơ quan có thẩm quyền trong quân đội cấp Giấy phép mang công cụ hỗ trợ theo đề nghị của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng (đối với Phòng Thi hành án cấp quân khu).

2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự giao công cụ hỗ trợ cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương; Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng giao công cụ hỗ trợ cho Phòng Thi hành án cấp quân khu.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao công cụ hỗ trợ cho Chấp hành viên sử dụng khi thi hành công vụ. Khi giao công cụ hỗ trợ phải lập danh sách, có phiếu giao nhận của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cho người sử dụng.

Điều 37. Quản lý công cụ hỗ trợ thi hành án

1. Cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án:

a) Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án do cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp;

Việc cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án trong quân đội thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

b) Hồ sơ xin cấp mới Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án gồm: quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng về trang bị công cụ hỗ trợ thi hành án; công văn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ của cơ quan thi hành án dân sự; bản sao Giấy phép mua công cụ hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền thuộc Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an cấp cho Cục Thi hành án dân sự tỉnh và của cơ quan có thẩm quyền trong quân đội cấp cho Phòng Thi hành án cấp quân khu; giấy giới thiệu của cơ quan thi hành án dân sự cho người được giao nhiệm vụ làm thủ tục cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án;

c) Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án gồm: công văn đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ của cơ quan thi hành án dân sự; giấy giới thiệu của cơ quan thi hành án dân sự cho người được giao nhiệm vụ làm thủ tục cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án;

d) Cơ quan thi hành án dân sự nộp lại Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án đã hết thời hạn cho cơ quan Công an nơi cấp.

2. Bảo quản công cụ hỗ trợ thi hành án:

a) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm quản lý và cử cán bộ bảo quản công cụ hỗ trợ thi hành án. Công cụ hỗ trợ thi hành án phải được bảo quản tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự và lập sổ theo dõi riêng;

b) Chấp hành viên sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án sau mỗi lần công tác phải giao lại cho Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự để bảo quản chung; hàng tháng phải kiểm kê, bảo dưỡng công cụ hỗ trợ thi hành án;

c) Trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng công cụ hỗ trợ thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự lập biên bản và báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất, cơ quan Công an đã đăng ký, cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ, cơ quan quản lý thi hành án cấp trên biết, sau đó làm thủ tục đổi hoặc cấp lại công cụ hỗ trợ thi hành án.

Người để mất hoặc hư hỏng công cụ hỗ trợ thi hành án phải bồi thường và tùy theo mức độ lỗi còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Điều chuyển công cụ hỗ trợ thi hành án

1. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định điều chuyển công cụ hỗ trợ thi hành án đối với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng quyết định điều chuyển công cụ hỗ trợ thi hành án đối với Phòng Thi hành án cấp quân khu.

2. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh quyết định điều chuyển công cụ hỗ trợ thi hành án thuộc địa phương mình quản lý.

Điều 39. Thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi hành án

1. Hàng năm, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra, phân loại chất lượng từng loại công cụ hỗ trợ được trang bị. Trường hợp công cụ hỗ trợ không còn khả năng sửa chữa, khôi phục thì Cục Thi hành án dân sự tỉnh hoặc Trưởng Phòng Thi hành án cấp quân khu phải có văn bản đề nghị Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng cho thanh lý, tiêu hủy.

2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Hội đồng thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi hành án. Thành phần Hội đồng thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ gồm:

a) Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh là Chủ tịch Hội đồng đối với công cụ hỗ trợ thuộc cơ quan thi hành án dân sự địa phương; Trưởng Phòng Thi hành án cấp quân khu là Chủ tịch Hội đồng đối với công cụ hỗ trợ thuộc Phòng Thi hành án cấp quân khu;

b) Đại diện cơ quan Công an, cơ quan Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại diện cơ quan thi hành án dân sự huyện được trang bị công cụ hỗ trợ là thành viên (nếu thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ đã trang bị cho Chi cục Thi hành án dân sự huyện).

Các thành viên Hội đồng thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi hành án đối với công cụ hỗ trợ thuộc Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng;

c) Việc tiêu hủy phải làm công cụ hỗ trợ thi hành án biến dạng hoàn toàn, không còn khả năng khôi phục để sử dụng, bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm môi trường. Khi tiêu hủy phải lập biên bản, có chữ ký của các thành viên Hội đồng thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi hành án.

Điều 40. Lương và phụ cấp của Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án, công chức làm công tác thi hành án dân sự.

1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án, Thư ký thi hành án và công chức làm công tác thi hành án dân sự được hưởng thang bậc lương, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và chế độ ưu đãi khác.

2. Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp được xếp lương công chức loại A1, A2 (nhóm 1) và A3 (nhóm 1) bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Thư ký thi hành án tốt nghiệp đại học xếp lương công chức loại A1 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp xếp lương công chức loại B bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành mã số ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp và Thư ký thi hành án.

3. Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án và cán bộ, nhân viên làm công tác thi hành án dân sự trong quân đội được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề và chế độ ưu đãi khác.

Điều 41. Đối tượng được cấp phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự

1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án, công chức làm công tác thi hành án thuộc cơ quan thi hành án dân sự địa phương; Thẩm tra viên thi hành án, công chức của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp được cấp phù hiệu, cấp hiệu để thi hành nhiệm vụ.

2. Phù hiệu, cấp hiệu của Chấp hành viên, các chức danh khác của cơ quan quản lý, cơ quan thi hành án trong quân đội thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Điều 42. Phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự

1. Phù hiệu thi hành án dân sự trên mũ: có hình tròn bằng kim loại, phía ngoài hình tròn có cành tùng kép bao quanh, chính giữa có ngôi sao vàng năm cánh nổi nằm ở trung tâm hình tròn, xung quanh hai bên có bông lúa vàng, phía dưới ngôi sao là bánh xe răng cưa màu vàng. Bên ngoài phù hiệu trên phần cành tùng kép có hàng chữ “THI HÀNH ÁN” màu đỏ.

2. Cấp hiệu thi hành án dân sự gồm: cấp hiệu trên cầu vai áo và cấp hiệu trên ve áo.

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo: bằng vải màu xanh đậm, xung quanh có viền màu đỏ boóc-đô. Trên nền cấp hiệu, ở phần đầu là một khối hình tròn có dập nổi ngôi sao 5 cánh ở giữa, 2 cành tùng bao quanh, phần giữa cấp hiệu có các ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng hoặc trắng bạc, phần cuối cấp hiệu có 2 cành tùng xếp chéo nhau hoặc các gạch ngang bằng kim loại màu vàng hoặc trắng bạc để phân biệt đối với từng chức vụ lãnh đạo hoặc chức danh công chức;

b) Cấp hiệu trên ve áo gồm các loại;

- Cành tùng đơn bằng kim loại;

- Cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn và xung quanh có viền bằng kim loại màu vàng, màu trắng bạc hoặc không có viền kim loại.

Việc sử dụng loại cấp hiệu trên ve áo được áp dụng tùy theo từng chức vụ; chức danh công chức.

Điều 43. Cấp hiệu lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự, lãnh đạo cơ quan thi hành án dân sự địa phương

1. Cấp hiệu của lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự:

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có 2 ngôi sao hình khối màu vàng xếp theo chiều dọc ở giữa, phần cuối cấp hiệu là 2 cành tùng màu vàng xếp chéo nhau; cấp hiệu trên ve áo là cành tùng đơn màu vàng.

b) Cấp hiệu trên cầu vai áo và trên ve áo của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện như cấp hiệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai có 1 ngôi sao.

2. Cấp hiệu của lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh:

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh là cấp hiệu của ngạch Chấp hành viên mà người đó đang giữ;

b) Cấp hiệu trên ve áo của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh là cành tùng đơn màu vàng; cấp hiệu trên ve áo của Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh là cành tùng đơn màu trắng bạc.

3. Cấp hiệu của lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự huyện:

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện là cấp hiệu của ngạch Chấp hành viên mà người đó đang giữ;

b) Cấp hiệu trên ve áo của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn, xung quanh có viền bằng kim loại màu vàng; cấp hiệu trên ve áo của Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn, xung quanh có viền bằng kim loại màu trắng bạc.

Điều 44. Cấp hiệu lãnh đạo đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và lãnh đạo đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh

1. Cấp hiệu của lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự:

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự có 4 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu vàng xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang, 2 sao nằm dọc cấp hiệu, phần cuối cấp hiệu là 2 gạch bằng kim loại màu vàng nằm song song với nhau theo chiều ngang; cấp hiệu trên ve áo là cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn và xung quanh có viền bằng kim loại màu vàng;

b) Cấp hiệu trên cầu vai áo và trên ve áo cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện cấp hiệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 3 ngôi sao xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang và 1 sao nằm dọc câp hiệu.

2. Cấp hiệu của lãnh đạo đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự:

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của người đứng đầu đơn vị và cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự là cấp hiệu của ngạch chức danh công chức mà người đó đang giữ;

b) Cấp hiệu trên ve áo của người đứng đầu đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hìn thanh kiếm lá chắn và xung quanh có viền bằng kim loại màu vàng;

c) Cấp hiệu trên ve áo của cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn và xung quanh có viền bằng kim loại màu trắng bạc.

Điều 45. Cấp hiệu các ngạch công chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự địa phương

1. Cấp hiệu của Chấp hành viên

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Chấp hành viên cao cấp có 2 đường chỉ bằng sợi màu xanh nhạt nằm theo chiều dọc ở giữa cấp hiệu, trên nền cấp hiệu có 4 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu trắng bạc xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang, 2 sao nằm dọc cấp hiệu, phần cuối cấp hiệu là 1 gạch bằng kim loại màu trắng bạc nằm ngang; cấp hiệu trên ve áo là cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nèn màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn bằng kim loại màu trắng bạc;

b) Cấp hiệu trên cầu vai áo và trên ve áo của Chấp hành viên trung cấp thực hiện như cấp hiệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 3 ngôi sao xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang và 1 sao nằm dọc cấp hiệu;

c) Cấp hiệu trên cầu vai áo và trên ve áo của Chấp hành viên sơ cấp thực hiện như cấp hiệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 2 sao nằm dọc cấp hiệu.

2. Cấp hiệu của Thẩm tra viên thi hành án và công chức khác:

a) Cấp hiệu trên cầu vai áo của Thẩm tra viên cao cấp có 4 ngôi sao hình khối bằng kim loại màu trắng bạc xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang, 2 sao nằm dọc cấp hiệu, phần cuối cấp hiệu là gạch kim loại nằm ngang; Cấp hiệu trên ve áo là cấp hiệu bằng vải, hình bình hành, nền màu xanh đậm, ở giữa có hình thanh kiếm lá chắn bằng kim loại màu trắng bạc;

b) Cấp hiệu trên cầu vai áo, cấp hiệu trên ve áo của Thẩm tra viên chính thi hành án thực hiện như cấp hiệu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 3 ngôi xếp theo vị trí 2 sao nằm ngang và 1 sao nằm dọc cấp hiệu;

c) Cấp hiệu trên cầu vai áo, cấp hiệu trên ve áo của Thẩm tra viên thi hành án thực hiện như cấp hiệu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 2 ngôi sao nằm dọc cấp hiệu;

d) Cấp hiệu trên cầu vai áo, cấp hiệu trên ve áo của công chức khác thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thực hiện như cấp hiệu quy định tại điểm a  khoản 2 Điều này, nhưng ở giữa cấp hiệu trên cầu vai áo có 1 ngôi sao nằm ở giữa cấp hiệu.

Điều 46. Trang phục của Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án, công chức làm công tác thi hành án dân sự

1. Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án, công chức làm công tác thi hành án thuộc các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, cơ quan thi hành án trong quân đội; Thẩm tra viên thi hành án, công chức của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng được cấp trang phục, phù hiệu, cấp hiệu để phục vụ thi hành nhiệm vụ.

2. Các loại trang phục cấp cho công chức làm công tác thi hành án nêu tại khoản 1 Điều này gồm có: quần áo thu đông: áo khoác ngoài mùa đông; áo chống rét mùa đông; quần áo xuân hè mặc ngoài; áo sơ mi dài tay; giầy da; thắt lưng da; dép da; tất chân; caravat; áo mưa; mũ kêpi; mũ bảo hiểm thi hành án; cặp da đựng tài liệu.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu, màu sắc, nguyên tắc sử dụng trang phục Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án, công chức các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp để áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

4. Việc cấp, sử dụng trang phục của Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án, cán bộ, nhân viên Phòng Thi hành án cấp quân khu, Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 47. Niên hạn, cấp phát, sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự

1. Niên hạn trang phục

a) Quần áo thu đông mặc ngoài: 01 bộ 03 năm;

b) Áo khoác ngoài mùa đông: 01 cái 03 năm;

c) Áo chống rét mùa đông: 01 cái 03 năm, cấp cho công chức thuộc các đơn vị từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và các đơn vị vùng Tây Nguyên;

d) Quần áo xuân hè mặc ngoài: 02 bộ 02 năm;

đ) Áo sơ mi dài tay: 01 cái 01 năm;

e) Giầy da: 01 đôi 01 năm

g) Thắt lưng da: 01 cái 01 năm;

h) Dép da: 01 đôi 01 năm;

i) Tất chân: 02 đôi 01 năm;

k) Caravat: 02 cái 02 năm;

l) Áo mưa: 01 cái 01 năm;

m) Mũ kêpi: 01 cái 02 năm;

n) Mũ bảo hiểm thi hành án: 01 cái 02 năm;

0) Cặp da đựng tài liệu: 01 cái 02 năm.

2. Cấp phát và sử dụng trang phục:

a) Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án, công chức làm công tác thi hành án được cấp trang phục theo niên hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Đối với quần áo thu đông, quần áo xuân hè lần đầu được cấp 02 bộ; áo sơ mi dài tay lần đầu cấp 02 cái;

b) Trường hợp trang phục bị mất hoặc hư hỏng có lý do chính đáng thì được cấp hoặc đổi lại.

3. Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án, công chức được cấp phù hiệu, cấp hiệu để sử dụng trong niên hạn ba năm một bộ, lần đầu được cấp 02 bộ. Hết niên hạn được đổi và cấp phù hiệu, cấp hiệu mới. Khi có sự thay đổi chức vụ, chức danh hoặc trường hợp phù hiệu, cấp hiệu bị mất, bị hư hỏng thì được đổi hoặc cấp lại phù hiệu, cấp hiệu mới. Khi chuyển công tác khác, Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án, công chức có trách nhiệm nộp lại phù hiệu, cấp hiệu cho Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi mình công tác.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Mục 1: ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP

Điều 48. Tuyển chọn và bổ nhiệm Chấp hành viên trong trường hợp không qua thi tuyển

1. Chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, không phải là đơn vị thủ phủ của tỉnh, có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên, thuộc vùng sâu, vùng xa, hải đảo;

b) Người được tuyển chọn để bổ nhiệm Chấp hành viên có đơn cam kết tình nguyện công tác tại cơ quan thi hành án dân sự nêu tại khoản 1 Điều này từ 05 năm trở lên;

c) Thời gian áp dụng quy định trên kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2014.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên đối với các trường hợp quy định tại Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên.

2. Căn cứ khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh sách các cơ quan thi hành án dân sự được tuyển chọn và bổ nhiệm Chấp hành viên trong trường hợp không qua thi tuyển.

Điều 49. Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên

1. Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương được thành lập ở cấp tỉnh.

2. Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên làm việc theo chế độ tập thể. Quyết định của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

Điều 50. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương

1. Thành phần của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương gồm có:

a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Ủy viên: đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, đại diện thường trực Ban Chấp hành Hội Luật gia tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh làm thư lý giúp việc Hội đồng;

Danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và của Nghị định này làm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm;

b) Xem xét và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương đối với những trường hợp quy định tại Điều 19 Luật Thi hành án dân sự.

Điều 51. Bổ nhiệm từ ngạch Chấp hành viên huyện, Chấp hành viên tỉnh, Chấp hành viên quân khu sang ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp

1. Bộ Tư pháp thực hiện việc rà soát, đánh giá đội ngũ Chấp hành viên hiện có của cơ quan thi hành án dân sự để xem xét, bổ nhiệm từ ngạch Chấp hành viên cấp huyện, Chấp hành viên cấp tỉnh sang ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.

Bộ Quốc phòng thực hiện việc rà soát, đánh giá đội ngũ Chấp hành viên hiện có của cơ quan thi hành án quân khu để xem xét, bổ nhiệm từ ngạch Chấp hành viên cấp quân khu sang ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.

2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các trường hợp đã được bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên huyện, Chấp hành viên cấp tỉnh, Chấp hành viên cấp quân khu theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, phải được xem xét để bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp hoặc Chấp hành viên cao cấp. Trường hợp vì lý do khách quan mà sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các cơ quan chức năng vẫn chưa xem xét để bổ nhiệm lại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên tiếp tục làm nhiệm vụ cũ cho đến khi có quyết định mới của cơ quan có thẩm quyền nhưng thời gian chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2010.

Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010, các trường hợp chưa được xem xét để bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì phải chuyển sang làm nhiệm vụ khác, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.

3. Việc áp dụng tiêu chuẩn Chấp hành viên thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

a) Các trường hợp được xem xét để bổ nhiệm từ ngạch Chấp hành viên cấp huyện, Chấp hành viên cấp tỉnh, Chấp hành viên cấp quân khu sang ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp phải có tiêu chuẩn phù hợp với ngạch tương ứng được quy định tại Điều 18 Luật Thi hành án dân sự, nhưng không nhất thiết phải có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ thi hành án;

b) Đối với trường hợp Chấp hành viên thuộc diện nợ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ tiếp tục được bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên tương ứng theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Nếu đến ngày 30 tháng 6 năm 2010 Chấp hành viên vẫn không có trình độ Cử nhân luật thì coi là không đủ tiêu chuẩn và phải chuyển sang làm nhiệm vụ khác.

Điều 52. Điều kiện để bổ nhiệm từ ngạch Chấp hành viên cấp huyện, ngạch Chấp hành viên cấp tỉnh, ngạch Chấp hành viên cấp quân khu sang ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp

1. Các trường hợp đã được bổ nhiệm Chấp hành viên cấp huyện nếu đáp ứng đủ điều kiện để làm Chấp hành viên sơ cấp thì được xem xét để bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp.

2. Các trường hợp đã được bổ nhiệm Chấp hành viên cấp tỉnh nếu đáp ứng đủ điều kiện để làm Chấp hành viên trung cấp thì được xem xét để bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên trung cấp.

3. Đối với các trường hợp trước đây đã là Chấp hành viên cấp tỉnh nhưng do yêu cầu về tổ chức cán bộ đã được điều động và bổ nhiệm làm Chấp hành viên cấp huyện nay nếu đáp ứng đủ điều kiện để làm Chấp hành viên trung cấp thì được xem xét để bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên trung cấp.

4. Đối với những người đang ở ngạch Chấp hành viên cấp huyện có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp thì có thể xem xét bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên trung cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự huyện;

b) Đạt hệ số lương từ 4,32 trở lên;

c) Đơn vị có nhu cầu bố trí làm Chấp hành viên trung cấp;

d) Đối với những người không thuộc điểm a khoản này nhưng đã ở bậc lương cuối cùng của ngạch Chấp hành viên cấp huyện.

5. Đối với những người đang ở ngạch Chấp hành viên cấp tỉnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp thì có thể xem xét bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên cao cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh;

b) Đạt hệ số lương từ 6,10 trở lên;

c) Đơn vị có nhu cầu bố trí làm Chấp hành viên cao cấp;

6. Đối với việc bổ nhiệm Chấp hành viên cấp quân khu sang Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp thực hiện theo quy định của Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng.

Điều 53. Bổ nhiệm lại Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự

1. Bộ Tư pháp thực hiện rà soát, đánh giá đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự để xem xét, bổ nhiệm lại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và của Nghị định này.

2. Các trường hợp đang là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự mà chưa hết nhiệm kỳ bổ nhiệm thì được xem xét và bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Thời hạn để xem xét, bổ nhiệm lại cho lần tiếp theo tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm (cũ) cho đến khi tính đủ năm năm.

3. Người được bổ nhiệm lại làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự quy định tại Nghị định này.

Trường hợp Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự vẫn còn trong nhiệm kỳ, nhưng do năng lực hạn chế hoặc vì lý do khác mà không thể đảm đương nhiệm vụ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm người có đủ điều kiện để thay thế.

Mục 2: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 54. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2009.

Nghị định này thay thế Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định tại Nghị định này.

2. Sửa đổi khoản 14 Điều 3 Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp như sau: “Cục Thi hành án dân sự được đổi là Tổng cục Thi hành án dân sự”.

Điều 55. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hành Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (10b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản