274531

Nghị quyết 01/2009/NQ-HĐND về phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

274531
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Nghị quyết 01/2009/NQ-HĐND về phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

Số hiệu: 01/2009/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Nguyễn Văn Thuận
Ngày ban hành: 29/04/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 01/2009/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
Người ký: Nguyễn Văn Thuận
Ngày ban hành: 29/04/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2009/NQ-HĐND

Hải Phòng, ngày 29 tháng 4 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XIII KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Sau khi xem xét Tờ trình số 14/TTr-UBND ngày 17/4/2009 và Đề án số 1843/ĐA-UBND ngày 17/4/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành nội dung Đề án số 1843/ĐA-UBND ngày 17/4/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, đồng thời nhấn mạnh những nội dung sau:

1. Hải Phòng là thành phố Cảng, là cửa chính ra biển của vùng châu thổ sông Hồng và các tỉnh phía Bắc, có tiềm năng đa dạng, phong phú để phát triển kinh tế biển, là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí chiến lược, đóng vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và miền Bắc, trong hợp tác hai hành lang một vành đai kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc hội nhập với khu vực, quốc tế. Vùng biển và dải ven biển thành phố có vị trí đặc biệt về quốc phòng - an ninh. Những năm qua, kinh tế biển Hải Phòng phát triển khá nhanh, một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng cao đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, chủ quyền biển, đảo thành phố và đất nước. Tuy nhiên, kinh tế biển của thành phố phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, cần có các biện pháp phát triển mạnh mẽ hơn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015 và 2020

2.1. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát: Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, xây dựng Hải Phòng trở thành địa phương mạnh về biển, giàu từ biển, một trọng điểm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam, một trung tâm kinh tế biển của khu vực kinh tế Vịnh Bắc Bộ và cả nước. Kinh tế biển là động lực, là’hạt nhân' tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện kinh tế thành phố để xây dựng thành phố Hải Phòng hiện đại, phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường; trở thành trung tâm mạnh về khoa học công nghệ biển, trung tâm chuyển giao công nghệ về kinh tế biển, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển của khu vực phía Bắc và cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam, trọng điểm du lịch quốc gia, trung tâm thương mại - tài chính của khu vực Đông Nam Á; một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu cụ thể:

- Phát triển nhanh kinh tế biển góp phần đưa tỷ trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước đạt khoảng 4,5% năm 2010 và 7,3% năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 13 - 13,5% giai đoạn 2008 - 2015 và 14 - 15% giai đoạn 2015 - 2020, cao hơn mức tăng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khoảng 1,3 lần; GDP bình quân đầu người đạt 2.900 - 3.000 USD vào năm 2015 và 4.900 - 5.000 USD vào năm 2020.

- Hình thành một số ngành, sản phẩm mũi nhọn của kinh tế biển có đóng góp cao về giá trị xuất khẩu để tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 18 - 19% giai đoạn 2008 - 2015, và đạt 19 - 20% giai đoạn 2016 - 2020.

- Khối lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực Hải Phòng đạt 55 - 60 triệu tấn vào năm 2015, 80 - 100 triệu tấn vào năm 2020.

- Đón 5 triệu lượt khách du lịch vào năm 2015 (khách quốc tế đạt 1,25 triệu lượt), 6,9 triệu lượt khách vào năm 2020 (khách quốc tế đạt 2,3 triệu lượt trở lên).

- Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất của ngành thủy sản 8 - 9% thời kỳ trước 2015 và 9 - 10% thời kỳ 2016 - 2020. Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, đảm bảo giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt 100 triệu USD và 150 triệu USD vào năm 2020.

- Đối với khu vực các xã, phường tiếp giáp và liền kề biển: Phát huy triệt để lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, thu hút đầu tư, lao động và phát triển các lĩnh vực kinh tế, dân sinh, tạo ra sự phát triển năng động của toàn khu vực. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người khu vực này cao gấp 1,3 - 1,5 lần thu nhập bình quân đầu người toàn thành phố và dải ven biển cả nước vào năm 2015 và gấp 1,4- 1,6 lần vào năm 2020; thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo.

- Đối với hai huyện đảo: (1) Huyện đảo Cát Hải: Xây dựng thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm dịch vụ thủy sản và hậu cần nghề cá của vùng Vịnh Bắc Bộ; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt 16,5% vào năm 2015; trên 17% giai đoạn 2016 - 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Nông nghiệp - Công nghiệp. (2)Huyện đảo Bạch Long Vỹ: Phát triển theo mô hình kinh tế đảo gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2015: 19%, giai đoạn 2016 - 2020: 16%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, trong đó tỷ trọng dịch vụ đến năm 2015: 80%, năm 2020: trên 80%.

2.2. Nhiệm vụ cụ thể

Từ nay đến trước năm 2020 xác định 06 lĩnh vực kinh tế biển trọng tâm theo thứ tự ưu tiên như sau: (1) Phát triển hệ thống cảng, dịch vụ hàng hải, vận tải biển; (2) Xây dựng khu kinh tế, các khu công nghiệp, các khu đô thị ven biển; (3) Công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thủy và phương tiện nổi; (4) Kinh tế thủy sản; (5) Du lịch biển. (6) Phát triển các huyện đảo.

a) Phát triển hệ thống cảng, dịch vụ hàng hải, vận tải biển

Phát triển hệ thống cảng biển: Đẩy nhanh đầu tư xây dựng hạ tầng cảng, hiện đại hóa, nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ xếp dỡ hàng hóa để đến năm 2015 đảm bảo thực hiện lượng hàng thông qua các cảng trên địa bàn đạt 55 - 60 triệu tấn; đến năm 2020 đạt 80 - 100 triệu tấn. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để phát triển nhanh Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện; sớm quy hoạch và xây dựng quân cảng Nam Đồ Sơn thực hiện mục tiêu kết hợp kinh tế với quốc phòng.

Dịch vụ hàng hải: Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ hàng hải: đại lý tàu biển và môi giới hàng hải, lai dắt tàu biển, cung ứng tàu biển, giao nhận và kiểm đếm hàng hóa, sửa chữa nhỏ tàu biển tại cảng, vệ sinh môi trường biển, xếp dỡ hàng hóa, cứu hộ trên biển, dịch vụ cho thuyền viên tại cảng... Hình thành các cảng cạn trong nội địa để kết hợp với cảng biển tạo thành hệ thống liên hoàn.

Vận tải biển: Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hiện đại hóa đội tàu biển, nâng cao năng lực vận tải và sức cạnh tranh, giữ vững vai trò trung tâm hàng đầu của cả nước và tiến tới đạt vị trí cao trong khu vực. Mở rộng thị phần vận tải biển, đảm bảo vận chuyển trên 15% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua khu vực cảng Hải Phòng và Quảng Ninh (đến năm 2015) và trên 35 - 40% (đến năm 2020). Phấn đấu đảm nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng, toàn miền Bắc, hàng quá cảnh của vùng Tây Nam Trung Quốc; đẩy mạnh vận tải ven biển Bắc - Nam, vận chuyển khách du lịch quốc tế và khách ra đảo thuộc vùng vịnh Bắc Bộ.

b) Phát triển khu kinh tế, các khu công nghiệp, khu đô thị ven biển

Đến 2015, tập trung đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, tăng cường thu hút đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp đã hình thành, xây dựng mới một số khu công nghiệp với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tiếp nhận nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, công nghệ tiên tiến; ưu tiên dự án sản xuất hàng xuất khẩu và sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đến năm 2020 tiếp tục phát triển thêm một số khu công nghiệp mới với hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, chất lượng cao thu hút các dự án có hàm lượng công nghiệp kỹ thuật và khả năng cạnh tranh cao. Phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 90% các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp ven biển. Phát triển Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải thành một trong những trung tâm kinh tế giao thương quốc tế hiện đại của vùng Bắc Bộ và cả nước. Xây dựng các khu đô thị và các khu dịch vụ công cộng hiện đại.

Quy hoạch phát triển Hải Phòng gắn kết với các đô thị khác trở thành chuỗi đô thị ven biển của vùng Duyên hải Bắc Bộ, trong đó thành phố Hải Phòng là đô thị trung tâm, liên kết chặt chẽ với các đô thị ven biển khu vực Bắc Bộ.

c) Công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thủy và phương tiện nổi

Đến 2020, Hải Phòng là trung tâm đóng và sửa chữa tàu thuyền lớn nhất Việt Nam, đạt thứ hạng cao của khu vực Đông Nam Á và thế giới, tốc độ tăng trưởng trên 30%/năm, về đóng mới tăng 30 - 35%/năm, sửa chữa tàu là 20 - 25%/năm. Đóng được tàu trên 10 vạn DWT sau 2015; đến năm 2020 có thể đóng mới tàu công nghệ cao và các loại tàu chuyên dụng khác như tàu chở dầu, tàu container, công trình, tàu cuốc, khai thác dầu khí, hút bùn tiêu chuẩn quốc tế, sửa chữa tàu trọng tải trên 100.000 tấn. Chiếm 15 - 20% thị phần sửa chữa tàu của khu vực, đáp ứng 40 - 50% nhu cầu tàu đóng mới của cả nước; 80% nhu cầu sửa chữa tàu sông vùng Bắc Bộ; trên 50% nhu cầu cả nước về sửa chữa tàu biển. Đẩy nhanh tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp đóng tàu, phấn đấu đạt trên 70% vào năm 2020. Phát triển công nghiệp phụ trợ tương xứng với công nghiệp đóng và sửa chữa tàu.

d) Kinh tế thủy sản

Phấn đấu xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm về giống, công nghệ, chế biến, xuất khẩu thủy sản vùng Duyên hải Bắc Bộ. Phát huy nội lực từ các thành phần kinh tế để tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu nghề cá biển, phát triển nuôi biển làm trọng tâm để tăng tỷ trọng và giá trị sản lượng, đưa tỷ trọng nuôi trồng lên 70% và khai thác thủy sản là 30% vào năm 2015 và tỷ lệ tương ứng là 75% và 25% vào năm 2020. Tổ chức lại khai thác thủy sản, ưu tiên xây dựng lực lượng tàu khai thác xa bờ gắn kết với hậu cần trên biển; đẩy mạnh nuôi trồng gắn với chế biến, khai thác gắn với bảo tồn và bảo vệ môi trường.

đ) Du lịch biển

Phát triển du lịch biển thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phố; nâng cao mức sống, tạo việc làm; phát triển tổng hợp du lịch biển - núi - hải đảo, tạo ra sản phẩm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, độc đáo, đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hóa. Hình thành trung tâm du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế ở các khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi trên cơ sở phát triển đa dạng các tuyến du lịch, các loại hình du lịch. Xây dựng cảng du lịch có khả năng đón tàu du lịch có sức chứa lớn, là trung tâm đón nhận và phân phối khách du lịch đi bằng đường biển của khu vực. Phát triển các tuyến du lịch biển và ven biển gắn với khu vực vịnh Hạ Long, Lan Hạ.

e) Phát triển các huyện đảo

- Huyện đảo Cát Hải: Xây dựng Cát Hải thành trung tâm du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng tầm quốc gia và quốc tế, trung tâm dịch vụ thủy sản và hậu cần nghề cá của vùng Duyên hải Bắc Bộ; trở thành khu dịch vụ cảng biển và vận tải biển quan trọng của thành phố và các tỉnh phía Bắc, vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh.

- Huyện đảo Bạch Long Vỹ: Phát triển theo mô hình kinh tế đảo tiền tiêu, tăng cường dân sự hóa, gắn kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi sinh, môi trường biển, tập trung vào các lĩnh vực kinh tế biển: Dịch vụ hàng hải quốc tế, dịch vụ hậu cần nghề cá, nuôi trồng và khai thác hải sản, các loại hình dịch vụ khác (hàng hải, du lịch, dầu khí...)

3. Các giải pháp chủ yếu

3.1. Các cấp, các ngành, các cơ quan tuyên truyền của thành phố chủ động tổ chức đa dạng các hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, tiềm năng, lợi thế, vị trí, vai trò của biển, vùng bờ biển, hải đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo nên nhận thức mới, sâu sắc về vị thế kinh tế - xã hội - chính trị - quốc phòng, an ninh của Hải Phòng trong phát triển kinh tế biển, đề cao trách nhiệm và ý thức thực thi pháp luật, đồng thuận hành động để phát triển kinh tế biển.

3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước về biển đảo theo hướng nâng cao chất lượng công tác tư vấn, tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển kinh tế biển của thành phố.

Xác định toàn bộ diện tích đất nổi và biển của Hải Phòng là đối tượng để hoạch định các chính sách, giải pháp trong phát triển kinh tế biển Hải Phòng, làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và không gian biển. Tích cực tham gia các chương trình hợp tác điều tra cơ bản về biển và nguồn tài nguyên biển của Chính phủ.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, trong đó chú ý dành đủ diện tích để phát triển hệ thống cảng cạn, đẩy mạnh hình thức dịch vụ cảng biển và vận tải đa phương thức.

3.3. Đa dạng hóa việc thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển, khai thác tốt và sử dụng có hiệu quả các cơ chế hỗ trợ của Trung ương đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế biển. Đẩy mạnh đầu tư phát triển đồng bộ có trọng điểm cơ sở hạ tầng kinh tế biển. Tích cực phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc sử dụng các dự án ODA để đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm. Có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư về kinh tế biển. Xác định các công trình, địa bàn ưu tiên và mức độ ưu tiên để kêu gọi vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tích cực cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

3.4. Tăng cường kiểm soát, phòng ngừa xử lý ô nhiễm, sự cố môi trường biển. Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và phối hợp với các địa phương ven biển, đảo phát hiện, cảnh báo, thông báo kịp thời về tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường biển, các hoạt động gây suy thoái môi trường để kịp thời ngăn chặn, xử lý. Phân vùng nguồn thải, điểm thải từ lục địa, đẩy mạnh xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Phân vùng ảnh hưởng ở biển và ven bờ, tăng cường năng lực xử lý ô nhiễm dầu vùng cửa biển, giám sát nguồn thải nguy hiểm xuyên biên giới qua con đường nhập cảng. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường biển, tập trung giám sát nguồn thải, đặc biệt là chất thải nguy hại. Tranh thủ hỗ trợ quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, giám sát và quản lý ô nhiễm biển và bảo tồn tự nhiên biển. Đào tạo đội ngũ chuyên trách, quản lý tổng hợp môi trường biển theo quy chuẩn. Thực hiện nghiêm quy định về quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn biển Việt Nam đối với khu bảo tồn biển Cát Bà và Bạch Long Vỹ, bảo vệ và phát triển dải rừng ngập mặn ven biển.

3.5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khu vực và hợp tác với các địa phương khác trong các lĩnh vực giao thông, vận tải biển, thủy sản, du lịch biển, bảo vệ môi trường biển, hợp tác tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ biển... nhằm tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tranh thủ nguồn tài trợ trong quá trình phát triển kinh tế biển.

3.6. Đề nghị Trung ương cho phép xây dựng và áp dụng cơ chế ưu đãi đầu tư cho các địa phương có biển, là trọng điểm kinh tế biển (trong đó có các huyện đảo của Hải Phòng). Hàng năm quan tâm bố trí từ ngân sách nguồn vốn phù hợp cho phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo, đảm bảo đủ vốn đối ứng để giải ngân nguồn vốn ODA đúng tiến độ. Có chính sách ưu tiên đối với các huyện đảo, trước mắt tập trung vào kết cấu hạ tầng, quy hoạch các cụm dân cư, làng ngư nghiệp; ứng dụng các thành tựu y học biển, xây dựng hệ thống y tế, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an sinh xã hội; tạo điều kiện thu hút dân cư định canh, định cư, phát triển sản xuất, góp phần phát triển kinh tế biển, đảo, củng cố và giữ thế trận quốc phòng, an ninh trên đảo.

3.7. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế biển. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo hướng đạt trình độ cao và nhanh chóng hội nhập trình độ quốc tế. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo và hợp tác đào tạo, khuyến khích liên kết và hợp tác đào tạo trong và ngoài nước, xây dựng các trung tâm cấp chứng chỉ hành nghề quốc tế. Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cụ thể cho từng đối tượng như công nhân kỹ thuật, lao động quản lý, đội ngũ doanh nhân... Phấn đấu đến năm 2020, Hải Phòng trở thành trung tâm đào tạo nhân lực kinh tế biển lớn của cả nước. Trình độ khoa học công nghệ một số ngành cơ bản liên quan đến kinh tế biển phải đạt trình độ khu vực như: khoa học công nghệ đóng tàu, khai thác vận tải biển, sinh học biển, tinh chế sản phẩm biển... Đưa khoa học công nghệ biển vào ứng dụng để cải tạo các sản phẩm truyền thống và phát triển sản phẩm mới. Phát triển các công nghệ cao trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ biển.

3.8. Phối hợp chặt chẽ phát triển kinh tế biển với quốc phòng, an ninh trong quá trình triển khai thực hiện, bảo đảm sự thống nhất quốc phòng với kinh tế ngay từ ban đầu, không làm phá vỡ những quy hoạch lớn về lĩnh vực quốc phòng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này bằng các quy hoạch, chương trình, kế hoạch và cơ chế cụ thể, báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố; định kỳ hàng năm sơ kết, tổng kết, thống nhất với Thường trực và các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố, bổ khuyết các nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố khi có yêu cầu.

Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện và giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIII, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2009./.

 

 

CHỦ TỊCH HĐND THÀNH PHỐ




Nguyễn Văn Thuận

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản