52529

Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất \"Những quy định chung\" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành

52529
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất \"Những quy định chung\" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu: 03/2004/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Văn Hiện
Ngày ban hành: 02/10/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 13/10/2004 Số công báo: 10-10
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 03/2004/NQ-HĐTP
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
Người ký: Nguyễn Văn Hiện
Ngày ban hành: 02/10/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 13/10/2004
Số công báo: 10-10
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2004/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2004

 

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHẦN THỨ NHẤT "NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG" CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ vào Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;
Để thi hành đúng và thống nhất Phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

I. VỀ NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ VIỆC THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

1. Về quy định tại khoản 3 Điều 38 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

a) Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì khi được Chánh án Tòa án phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này; do đó, Phó Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 38 của Bộ Luật Tố tụng hình sự trong các trường hợp sau đây:

a.1) Được Chánh án Tòa án phân công phụ trách thường xuyên công tác giải quyết các vụ án hình sự;

a.2) Được Chánh án Tòa án phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự cụ thể;

a.3) Được Chánh án Tòa án phân công tạm thời phụ trách công tác giải quyết các vụ án hình sự thay thế cho Phó Chánh án được phân công phụ trách thường xuyên công tác giải quyết các vụ án hình sự vắng mặt.

b) Khi Phó Chánh án Tòa án được Chánh án Tòa án phân công giải quyết, xét xử các vụ án hình sự thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại điểm a mục 1 này, thì Phó Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 38 của Bộ luật Tố tụng hình sự mà không phải thực hiện việc ủy nhiệm của Chánh án Tòa án, cho nên không phải là ký thay Chánh án; cụ thể như sau:

PHÓ CHÁNH ÁN

TÒA ÁN..........................

Chữ

(Họ, tên)

c) Chỉ có Chánh án Tòa án mới có những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Tố tụng hình sự; do đó, trong trường hợp Phó Chánh án Tòa án được Chánh án Tòa án ủy nhiệm thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án quy định tại khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trước khi ký cần phải ghi ký thay Chánh án; cụ thể như sau:

KT. CHÁNH ÁN

TÒA ÁN......................

PHÓ CHÁNH ÁN

Chữ

(Họ, tên)

2. Về quy định tại điểm a khoản 2 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng hình sự

Điểm a khoản 2 Điều 39 của Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ, quyền hạn: "quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này". Theo quy định tại các Điều 79, 80, 88, 91, 92 và 93 của Bộ luật Tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn và việc quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, nếu Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa không phải là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì không được quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giam mà chỉ được quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn sau đây:

a) Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 91 của Bộ luật Tố tụng hình sự);

b) Bảo lĩnh (Điều 92 của Bộ luật Tố tụng hình sự);

c) Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm (Điều 93 của Bộ luật Tố tụng hình sự).

Khi quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn cần bảo đảm đúng các quy định về điều kiện, đối tượng và các quy định khác tại các điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng hình sự.

3. Về quy định tại Điều 41 của Bộ luật Tố tụng hình sự

"Thư ký Tòa án" quy định tại Điều 41 của Bộ luật Tố tụng hình sự là người tiến hành tố tụng hình sự bao gồm những người được xếp ngạch công chức "Thư ký Tòa án" và những người được xếp ngạch công chức "Chuyên viên pháp lý" "Thẩm tra viên" được Chánh án Tòa án phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 41 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

4. Về quy định tại Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự

a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của một trong những người sau đây trong vụ án hình sự mà họ được phân công xét xử:

- Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự;

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

- Bị can, bị cáo.

b) Người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo là người có quan hệ sau đây với một trong những người này:

- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;

- Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột;

- Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

c) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế.....

Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau.

5. Về quy định tại khoản 2 Điều 45 của Bộ luật Tố tụng hình sự

Khoản 2 Điều 45 của Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định: "trong trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa" mà không quy định cụ thể việc thay đổi như đối với Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 199 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì quyết định việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch... phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, khi quyết định việc thay đổi phải căn cứ vào quy định tương ứng của Bộ luật Tố tụng hình sự về người tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng đó. Do đó, trong trường hợp tại phiên tòa Kiểm sát viên từ chối tiến hành tố tụng hoặc có yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên, thì Hội đồng xét xử phải nghe Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình về các lý do từ chối tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên. Sau đó Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận.

 Nếu xét thấy việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên là có đầy đủ căn cứ (trường hợp không có Kiểm sát viên dự khuyết), thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa và báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Việc thảo luận và quyết định hoãn phiên tòa, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thay đổi Kiểm sát viên phải được lập thành văn bản và công bố tại phiên tòa. Văn bản thông báo phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp quyết định việc cử Kiểm sát viên khác thay thế. Trong văn bản thông báo cần ghi rõ là trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Hội đồng xét xử, đề nghị Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên khác thay thế để Tòa án mở lại phiên tòa trong thời hạn luật định.

6. Về quy định tại Điều 46 của Bộ luật Tố tụng hình sự

a) Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu Thẩm phán, Hội thẩm trong cùng một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau thì phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi. Tuy nhiên, khi có hai người thân thích với nhau, thì chỉ có một người phải từ chối hoặc bị thay đồi. Việc thay đổi ai trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.

Việc xác định Thẩm phán, Hội thẩm trong cùng một Hội đồng xét xử là người thân thích với nhau được thực hiện tương tự theo hướng dẫn tại điểm b mục 4 Phần I của Nghị quyết này.

b) "Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm... trong vụ án đó" (điểm c khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Tố tụng hình sự) là đã tham gia giải quyết vụ án và đã ra bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Nếu Thẩm phán, Hội thẩm được phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm nhưng chỉ tham gia ra các quyết định: trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, hủy quyết định đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, thì vẫn được tiếp tục giải quyết vụ án.

7. Về quy định tại khoản 3 Điều 51 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì "trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa". Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định cụ thể người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa vào lúc nào. Tuy nhiên, việc người bị hại hoặc người dại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa phải thực hiện theo đúng quy định chung của Bộ luật Tố tụng hình sự về phiên tòa sơ thẩm; do đó, việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa được thực hiện theo trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa quy định tại Điều 217 của Bộ luật Tố tụng hình sự

8. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án

Khi Chánh án, Phó Chánh án Tòa án tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán (là chủ tọa phiên tòa hoặc thành viên Hội đồng xét xử) có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 39 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì sẽ phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại Điều 42 và Điều 46 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

9. Về quy định tại các Điều 79, 80 và 88 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Theo tinh thần quy định tại các Điều 79, 80 và 88 và các quy định khác của Bộ luật Tố tụng hình sự về tạm giam, khi xét thấy để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, thì Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định (lệnh) tạm giam hoặc ra quyết định (lệnh) bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Để bảo đảm thống nhất về hình thức và nội dung của văn bản cần ghi đúng theo mẫu được ban hành theo Nghị quyết này và phân biệt như sau:

a) Đối với trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam mà việc tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo là do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định thì hình thức văn bản là Lệnh tạm giam; nếu việc tiếp tục tạm giam bị cáo là do Hội đồng xét xử quyết định thì hình thức văn bản là QUYẾT ĐỊNH TẠM GIAM;

b) Đối với trường hợp bị can, bị cáo không bị tạm giam (đang được tại ngoại) mà việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam là do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định thì hình thức văn bản là LỆNH BẮT VÀ TẠM GIAM; nếu việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam là do Hội đồng xét xử quyết định thì hình thức văn bản là QUYẾT ĐỊNH BẮT VÀ TẠM GIAM.

II. VỀ VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO

1.Về quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Để thi hành đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 của Bộ luật Tố tụng hình sự và bảo đảm quyền bào chữa của bịcan, bị cáo, thì sau khi thụ lý vụ án hình sự cần phải kiểm tra xem xét trong các giai đoạn tố tụng trước đó bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ đã có nhờ người bào chữa hay chưa mà thực hiện như sau:

a) Trường hợp trong các giai đoạn tố tụng trước đó, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ chưa nhờ người bào chữa, nay mới nhờ người bào chữa hoặc tuy đã có nhờ người bào chữa, nhưng nay nhờ người bào chữa khác thì cần phải xem xét người được nhờ bào chữa đó có quan hệ thân thích với người nào đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án hay không. Nếu có quan hệ thân thích vối người nào đó đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án thì căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 56 của Bộ luật Tố tụng hình sự từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó. Việc từ chối cấp giấy chứng nhận phải được làm thành văn bản, trong dó cần nêu rõ lý do của việc từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa.

b) Trường hợp trong các giai đoạn tố tụng trước đó, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ đã có nhờ người bào chữa và nay vẫn tiếp tục nhờ người đó bào chữa thì cần phải xem xét người đó có quan hệ thân thích với người nào (Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án) được phân công tiến hành tố tụng trong vụ án hay không. Nếu có quan hệ thân thích với người nào đó được phân công tiến hành tố tụng trong vụ án, thì cần phân công người khác không có quan hệ thân thích với người được nhờ bào chữa thay thế tiến hành tố tụng và cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó.

2. Về quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo được lựa chọn người bào chữa cho bị can, bị cáo. Để thi hành đúng quy định này cần phân biệt như sau:

a) Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì họ và người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền được lựa chọn người bào chữa;

b) Đối với bị can, bị cáo là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, không có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì chỉ có họ mới có quyền lựa chọn người bào chữa; do đó, trong trường hợp người thân thích của họ hoặc người khác lựa chọn (nhờ) người bào chữa cho họ, thì cần phân biệt như sau:

b.1) Nếu việc lựa chọn (nhờ) người bào chữa đã có sự đồng ý (hoặc sự ủy quyền) của bị can, bị cáo thì Tòa án xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa;

b.2) Nếu việc lựa chọn (nhờ) người bào chữa chưa có sự đồng ý (hoặc không có sự ủy quyền) của bị can, bị cáo thì Tòa án yêu cầu người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người khác thực hiện việc lựa chọn người bào chữa phải hỏi ý kiến của bị can, bị cáo. Tòa án cũng có thể thông báo cho bị can, bị cáo đang bị tạm giam biết việc người thân thích của họ hoặc người khác đã lựa chọn (nhờ) người bào chữa cho họ và hỏi họ có đồng ý hay không. Nếu họ đồng ý thì Tòa án xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để người bào chữa thực hiện việc bào chữa.

3. Về quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự

a) Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự khi bị can, bị cáo là người chưa thành niên, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình; do đó, trường hợp khi phạm tội, người phạm tội là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ mười tám tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

b) Trường hợp bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa và theo yêu cầu của Tòa án, Văn phòng luật sư đã cử người bào chữa cho họ hoặc Uỷ ban Mật trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mật trận đã cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho thành viên của tồ chức mình, thì Tòa án phải thông báo cho bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất biết. Việc thông báo có thể bằng văn bản riêng, có thể được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử.

c) Trước khi mở phiên tòa, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì người có yêu cầu phải làm văn bản trong đó cần ghi rõ lý do yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Trường hợp họ trực tiếp đến Tòa án yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì phải lập biên bản ghi rõ lý do của yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa và người có yêu cầu phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản. Văn bản về yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa phải được lưu vào hồ sơ vụ án. Về yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa được giải quyết như sau:

c.1) Trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa, thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 56 của Bộ luật Tố tụng hình sự, hướng dẫn tại mục 1 Phần II của Nghị quyết này để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu không chấp nhận thì phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết trong đó cần nêu rõ căn cứ của việc không chấp nhận. Nếu chấp nhận thì yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người khác bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân khác bào chữa cho thành viên của tồ chức mình.

c.2) Trường hợp yêu cầu từ chối người bào chữa, thì vẫn tiến hành triệu tập người bào chữa đã được cử tham gia phiên tòa theo thủ tục chung. Nếu tại phiên tòa họ vẫn tiếp tục có yêu cầu từ chối người bào chữa thì Hội đồng xét xử xem xét, giải quyết theo hướng dẫn tại điểm d mục 3 Phần II của Nghị quyết này.

d) Tại phiên tòa, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì phải ghi vào biên bản phiên tòa. Về yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa được giải quyết như sau:

d.1) Trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa, thì Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án. Căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 56 của Bộ luật Tố tụng hình sự, hướng dẫn tại mục 1 Phần II của Nghị quyết này để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu không chấp nhận thì thông báo cho người yêu cầu biết và nói rõ căn cứ của việc không chấp nhận. Nếu chấp nhận thì phải hoãn phiên tòa và Thẩm phán dược phân công làm chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người khác bào chữa cho bị cáo hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân khác bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Quyết định của Hội đồng xét xử về chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thay đổi người bào chữa không phải lập thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa

d.2) Trường hợp yêu cầu từ chối người bào chữa (kể cả trường hợp đã có yêu cầu từ chối người bào chữa trước khi mở phiên tòa), thì Hội đồng xét xử cần phải giải thích cho họ biết người bào chữa sẽ giúp bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo và chi phí cho người bào chữa do Tòa án thanh toán.

Trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà cả bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo vẫn giữ nguyên ý kiến từ chối người bào chữa thì cần phải ghi vào biên bản phiên tòa và tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung mà không có sự tham gia của người bào chữa đã dược cử. Nếu chỉ có bị cáo từ chối người bào chữa, còn người đại diện hợp pháp của bị cáo không từ chối người bào chữa hoặc chỉ có người đại diện hợp pháp của bị cáo từ chối người bào chữa, còn bị cáo không từ chối người bào chữa, thì tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung, có sự tham gia của người bào chữa đã được cử.

III. VỀ MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN TỐ TỤNG

Ban hành kèm theo Nghị quyết này các mẫu văn bản tố tụng sau đây:

1. Các mẫu văn bản tố tụng dùng cho Tòa án cấp sơ thẩm

a) Lệnh tạm giam (Mẫu số 01a: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án để áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam).

b) Lệnh tạm giam (Mẫu số 01b: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án để áp dụng biện pháp tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam) .

c) Lệnh bắt và tạm giam (Mẫu số 01c: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án để áp dụng biện pháp bắt và tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang được tại ngoại).

d) Quyết định tạm giam (Mẫu số 01d: dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo dang bị tạm giam).

đ) Quyết định bắt và tạm giam (Mẫu số 01đ: dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang được tại ngoại).

2. Các mẫu văn bản tố tụng dùng cho Tòa án cấp phúc thẩm

a) Lệnh tạm giam (Mẫu số 02a: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án hoặc Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam).

b) Lệnh tạm giam (Mẫu số 02b: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án hoặc Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng biện pháp tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang bị tạm giam)....

c) Lệnh bắt và tạm giam (Mẫu số 02c: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án hoặc Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng biện pháp bắt và tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với bị cáo đang được tại ngoại).

d) Quyết định tạm giam (Mẫu số 02d: dùng cho Hội đồng xét xử phúc thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang bị tạm giam).

đ) Quyết định bắt và tạm giam (Mẫu số 02đ: dùng cho Hội đồng xét xử phúc thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang được tại n ngoại) .

3. Các mẫu văn bản tố tụng dùng chung cho Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm

a) Giấy chứng nhận người bào chữa (Mẫu số 03a).

b) Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận người bào chữa (Mẫu số 03b).

IV. HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA NGHỊ QUYẾT

Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 02 tháng 10 năm 2004 và có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

 

Nguyễn Văn Hiện

(Đã ký)

 

Mẫu số 01a: Dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án để áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÒA ÁN.................... (1)

Số:..../...../HSST-LTG (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày...... tháng...... năm.......

 

LỆNH TẠM GIAM

TÒA ÁN....................

Căn cứ vào các điều 38, 79, 80, 88, 176 và 177 của Bộ luật Tố tụng hình sự:

Căn cứ vào hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số ......./......../HSST ngày....... tháng..... năm.......;

Xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị can (bị cáo) (3) để bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án,

RA LỆNH:

1. Tạm giam bị can (bị cáo): (chỉ ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp)

Bị Viện kiểm sát (4)....................................................................................

Truy tố về tội (Các tội) ...............................................................................

Theo điểm (các điểm).......... khoản (các khoản)......... Điều (các điều)........ của Bộ luật Hình sự.

Thời hạn tạm giam là: ............................ (5), kể từ ngày ........................ (6)

2. Trại tạm giam........................................ thuộc......................................... có trách nhiệm thi hành Lệnh này.

Nơi nhận:

- Trại tạm giam............;

- VKS ..........................;

- Bị can (bị cáo)...........;

- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA ÁN.....................

........................ (7)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01a:

(1) Ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Tòa án nhân dân quận 1, thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự khu vực 1, quân khu 4).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra lệnh tạm giam (Ví dụ: Số: 135/2004/HSST-LTG).

(3) Trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm thì ghi "bị can" và sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì ghi "bị cáo".

(4) Ghi tên Viện kiểm sát tương tự như ghi tên Tòa án được hướng dẫn tại điểm (1).

(5) Ghi cả số và cả bằng chữ; thời hạn tạm giam không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

(6) Ghi ngày hết thời hạn tạm giam theo lệnh tạm giam trước đó.

(7) Nếu Chánh án ký tên thì ghi Chánh án; nếu Phó Chánh án ký tên thì ghi Phó Chánh án.


Mẫu số 01b: Dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án để áp dụng biện pháp tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

TÒA ÁN.................... (1)

Số:..../...../HSST-LTG (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày...... tháng...... năm.......

LỆNH TẠM GIAM

TÒA ÁN....................

Căn cứ vào các điều 38, 79, 80, 88, 176 và 177 của Bộ luật Tố tụng hình sự:

Căn cứ vào hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số ......./......../HSST ngày....... tháng..... năm.......;

Xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm hoàn thành việc xét xử sơ thẩm,

RA LỆNH:

1. Tạm giam bị cáo: (chỉ ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp)

Bị Viện kiểm sát (3)....................................................................................

Truy tố về tội (Các tội) ...............................................................................

Theo điểm (các điểm).......... khoản (các khoản)......... Điều (các điều)........ của Bộ luật Hình sự.

Thời hạn tạm giam kể từ ngày (4): .............. cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm.

2. Trại tạm giam........................................ thuộc......................................... có trách nhiệm thi hành Lệnh này.

Nơi nhận:

- Trại tạm giam............;

- VKS ..........................;

- Bị cáo.........................;

- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA ÁN.....................

........................ (5)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01b:

(1) Ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Tòa án nhân dân quận 1, thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự khu vực 1, quân khu 4).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra lệnh tạm giam (Ví dụ: Số: 136/2004/HSST-LTG).

(3) Ghi tên Viện kiểm sát tương tự như ghi tên Tòa án được hướng dẫn tại điểm (1).

(4) Ghi ngày hết thời hạn tạm giam theo lệnh tạm giam trước đó.

(5) Nếu Chánh án ký tên thì ghi Chánh án; nếu Phó Chánh án ký tên thì ghi Phó Chánh án.


Mẫu số 01c: Dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án để áp dụng biện pháp bắt và tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang được toại ngoại

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÒA ÁN.................... (1)

Số:..../...../HSST-LBTG (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày...... tháng...... năm.......

 

LỆNH BẮT VÀ TẠM GIAM

TÒA ÁN....................

Căn cứ vào các điều 38, 79, 80, 88, 176 và 177 của Bộ luật Tố tụng hình sự:

Căn cứ vào hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số ......./......../HSST ngày....... tháng..... năm.......;

Xét thấy cần thiết bắt và tạm giam bị can (bị cáo) (3) để bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án,

RA LỆNH:

1. Bắt và tạm giam bị can (bị cáo): (chỉ ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp)

Bị Viện kiểm sát (4)....................................................................................

Truy tố về tội (Các tội) ...............................................................................

Theo điểm (các điểm).......... khoản (các khoản)......... Điều (các điều)........ của Bộ luật Hình sự.

Thời hạn tạm giam tính từ ngày bắt để tạm giam cho đến ngày.... tháng..... năm.... (5)

2. Công an (6)........................................... có trách nhiệm thi hành Lệnh này.

Trong trường hợp bị can (bị cáo) trốn tránh hoặc không biết bị can (bị cáo) đang ở đâu, thì yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định truy nã và sau thời hạn một tháng, kể từ ngày ra quyết định truy nã thông báo kết quả của việc truy nã cho Tòa án biết.

Nơi nhận:

- Công an............;

- VKS ..........................;

- Bị can (bị cáo)...........;

- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA ÁN.....................

........................ (7)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01c:

(1) Ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Tòa án nhân dân quận 1, thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự khu vực 1, quân khu 4).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra lệnh bắt và tạm giam (Ví dụ: Số: 137/2004/HSST-LBTG).

(3) Trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm thì ghi "bị can" và sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì ghi "bị cáo".

(4) Ghi tên Viện kiểm sát tương tự như ghi tên Tòa án được hướng dẫn tại điểm (1).

(5) Ghi ngày, tháng, năm kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử sỏ thẩm.

(6) Nếu là Tòa án quân sự thì ghi "Đơn vị cảnh vệ".

(7) Nếu Chánh án ký tên thì ghi Chánh án; nếu Phó Chánh án ký tên thì ghi Phó Chánh án.


Mẫu số 01d: Dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang bị tạm giam

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÒA ÁN.................... (1)

Số:..../...../HSST-QĐTG (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày...... tháng...... năm.......

 

QUYẾT ĐỊNH TẠM GIAM

TÒA ÁN....................

Với Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa......................................................................

Thẩm phán:.....................................................................................................

Các Hội thẩm: (3)...........................................................................................

Căn cứ vào các điều 79, 80, 88, và 288 của Bộ luật Tố tụng hình sự:

Căn cứ vào biên bản nghị án ngày....... tháng..... năm....... của Hội đồng xét xử sơ thẩm;

Xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm cho việc thi hành án,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Tạm giam bị cáo: (chỉ ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp)

Bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt........... tù về tội (các tội).............................

Theo điểm (các điểm).......... khoản (các khoản)......... Điều (các điều)........ của Bộ luật Hình sự.

Thời hạn tạm giam là: ................................. (4), kể từ ngày tuyên án

2. Trại tạm giam........................................ thuộc...................................... có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

- Trại tạm giam............;

- VKS ..........................;

- Bị cáo:.......................;

- Lưu hồ sơ vụ án.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA


Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01d:

(1) Ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Tòa án nhân dân quận 1, thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự khu vực 1, quân khu 4).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định tạm giam (Ví dụ: Số: 138/2004/HSST-QĐTG).

(3) Nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người thì bỏ dòng "Thẩm phán...."; nếu là Tòa án nhân dân thì ghi các Hội thẩm nhân dân; nếu là Tòa án quân sự thì ghi các Hội thẩm quân nhân.

(4) Ghi cả số và cả bằng chữ. Nếu thời hạn hình phạt tù còn lại từ 45 ngày trở lên, thì ghi thời hạn tạm giam là 45 ngày (bốn mươi lăm ngày); nếu thời hạn hình phạt tù còn lại dưới 45 ngày, thì ghi thời hạn tạm giam bằng thời hạn hình phạt tù còn lại và trong trường hợp này cần ghi thêm: "Hết thời hạn tạm giam này, trại tạm giam có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo, nếu họ không bị giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác".


Mẫu số 01đ: Dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang được tại ngoại

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÒA ÁN.................... (1)

Số:..../...../HSST-QĐBTG (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày...... tháng...... năm.......

 

QUYẾT ĐỊNH BẮT VÀ TẠM GIAM

TÒA ÁN..................................

Với Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:

Thẩm phán - Chủ toạ phiên tòa:.....................................................................

Thẩm phán:.....................................................................................................

Các Hội thẩm (3):...........................................................................................

Căn cứ vào các Điều 79, 80, 88 và 228 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

Căn cứ vào biên bản nghị án ngày.... tháng.... năm.... của Hội đồng xét xử sơ thẩm;

Xét thấy cần thiết bắt và tạm giam bị cáo để bảo đảm cho việc thi hành án,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Bắt và tạm giam bị cáo: (ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp)

Bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt............... tù về tội (các tội)..........................

Theo điểm (các điểm)............. khoản (các khoản)............. Điều (các điều)..... của Bộ luật Hình sự.

Thời hạn tạm giam là:........................ (4), kể từ ngày tuyên án.

2. Công an (5)................................................................................ có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

- Công an............;

- VKS ................;

- Bị cáo...............;

- Lưu hồ sơ vụ án.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01đ:

(1) Ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung (Tòa án nhân dân quận 1, thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự khu vực 1, quân khu 4).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định tạm giam (Ví dụ: Số: 139/2004/HSST-QĐBTG).

(3) Nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người thì bỏ dòng "Thẩm phán...."; nếu là Tòa án nhân dân thì ghi các Hội thẩm nhân dân; nếu là Tòa án quân sự thì ghi các Hội thẩm quân nhân.

(4) Ghi cả số và cả bằng chữ. Nếu thời hạn hình phạt tù còn lại từ 45 ngày trở lên, thì ghi thời hạn tạm giam là 45 ngày (bốn mươi lăm ngày); nếu thời hạn hình phạt tù còn lại dưới 45 ngày, thì ghi thời hạn tạm giam bằng thời hạn hình phạt tù còn lại và trong trường hợp này cần ghi thêm "Hết thời hạn tạm giam này, trại tạm giam có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo, nếu họ không bị giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác".

(5) Nếu là Tòa án quân sự thì ghi "Đơn vị cảnh vệ"


Mẫu số 02a: Dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án hoặc Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÒA ÁN.................... (1)

Số:..../...../HSPT-LTG (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày...... tháng...... năm.......

 

LỆNH TẠM GIAM

TÒA.......................................

Căn cứ vào các điều 38, 79, 80, 88, 242 và 243 của Bộ luật Tố tụng hình sự; (3)

Căn cứ vào hồ sơ vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số......../......../HSPT ngày.... tháng.... năm....;

Xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án,

RA LỆNH:

1. Tạm giam bị cáo: (chỉ ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp)

Bị Tòa án (4)..................................................................................................

Xét xử sơ thẩm và xử phạt..............................................................................

Về tội (các tội)...............................................................................................

Theo điểm (các điểm)........... khoản (các khoản)..... Điều (các điều).... của Bộ luật Hình sự.

Thời hạn tạm giam là......................................... (5), kể từ ngày....................(6)

2. Trại tạm giam................................................... thuộc............................. có trách nhiệm thi hành Lệnh này.

Nơi nhận:

- Trại tạm giam............;

- VKS ..........................;

- Bị cáo.......................;

- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA................................

...................(7)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02a:

(1) Ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm; nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi: Tòa án nhân dân tối cao - Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra lệnh tạm giam (Ví dụ: Số: 140/2004/HSPT-LTG).

(3) Nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì bỏ Điều 38.

(4) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án.

(5) Ghi cả số và cả bằng chữ; thời hạn tạm giam không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.

(6) Ghi ngày hết thời hạn tạm giam theo lệnh tạm giam trước đó.

(7) Nếu Chánh án ký tên thì ghi Chánh án; nếu Phó Chánh án ký tên thì ghi Phó Chánh án; nếu Chánh Tòa hoặc Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi Chánh tòa hoặc Phó Chánh tòa.

 

 

Mẫu số 02b: Dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án hoặc Chánh tòa, Phó Chán tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng biện pháp tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang bị tạm giam

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÒA ÁN.................... (1)

Số:..../...../HSPT-LTG (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày...... tháng...... năm.......

 

LỆNH TẠM GIAM

TÒA.......................................

Căn cứ vào các điều 38, 79, 80, 88, 242 và 243 của Bộ luật Tố tụng hình sự; (3)

Căn cứ vào hồ sơ vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số......../......../HSPT ngày.... tháng.... năm....;

Xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm hoàn thành việc xét xử phúc thẩm

RA LỆNH:

1. Tạm giam bị cáo: (chỉ ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp)

Bị Tòa án (4)..................................................................................................

Xét xử sơ thẩm và xử phạt..............................................................................

Về tội (các tội)...............................................................................................

Theo điểm (các điểm)........... khoản (các khoản)..... Điều (các điều).... của Bộ luật Hình sự.

Thời hạn tạm giam kể từ ngày (5), .................... cho đến khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm.

2. Trại tạm giam................................................ thuộc............................. có trách nhiệm thi hành Lệnh này.

Nơi nhận:

- Trại tạm giam............;

- VKS ..........................;

- Bị cáo.......................;

- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA................................

...................(6)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02b:

(1) Ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm; nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi: Tòa án nhân dân tối cao - Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra lệnh tạm giam (Ví dụ: Số: 141/2004/HSPT-LTG).

(3) Nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì bỏ Điều 38.

(4) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án.

(5) Ghi ngày hết thời hạn tạm giam theo lệnh tạm giam trước đó.

(6) Nếu Chánh án ký tên thì ghi Chánh án; nếu Phó Chánh án ký tên thì ghi Phó Chánh án; nếu Chánh Tòa hoặc Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi Chánh tòa hoặc Phó Chánh tòa.

 

 

Mẫu số 02c: Dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án hoặc Chánh tòa,

Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng biện pháp

bắt và tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với

bị cáo đang được tại ngoại
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÒA ÁN.................... (1)

Số:..../...../HSPT-LBTG (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày...... tháng...... năm.......

 

LỆNH BẮT VÀ TẠM GIAM

TÒA.......................................

Căn cứ vào các điều 38, 79, 80, 88, 242 và 243 của Bộ luật Tố tụng hình sự; (3)

Căn cứ vào hồ sơ vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số......../......../HSPT ngày.... tháng.... năm....;

Xét thấy cần thiết bắt và tạm giam bị cáo để bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án,

RA LỆNH:

1. Bắt và tạm giam bị cáo: (chỉ ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp)

Bị Tòa án (4)..................................................................................................

Xét xử sơ thẩm và xử phạt..............................................................................

Về tội (các tội)...............................................................................................

Theo điểm (các điểm)........... khoản (các khoản)..... Điều (các điều).... của Bộ luật Hình sự.

Thời hạn tạm giam tính từ ngày bắt để tạm giam cho đến ngày... tháng... năm... (5).

2. Công an (6)............................................ có trách nhiệm thi hành Lệnh này.

Trong trường hợp bị cáo trốn tránh hoặc không biết bị cáo đang ở đâu, thì yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định truy nã và sau thời hạn một tháng, kể từ ngày ra quyết định truy nã thông báo kết quả của việc truy nã cho Tòa án biết.

Nơi nhận:

- Công an............;

- VKS .................;

- Bị cáo................;

- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA................................

...................(7)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02c:

(1) Ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm; nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi: Tòa án nhân dân tối cao - Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra lệnh bắt và tạm giam (Ví dụ: Số: 142/2004/HSPT-LBTG).

(3) Nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì bỏ Điều 38.

(4) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án.

(5) Ghi ngày, tháng, năm kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.

(6) Nếu là Tòa án quân sự thì ghi "Đơn vị cảnh vệ"

(7) Nếu Chánh án ký tên thì ghi Chánh án; nếu Phó Chánh án ký tên thì ghi Phó Chánh án; nếu Chánh Tòa hoặc Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi Chánh tòa hoặc Phó Chánh tòa.

 

 

Mẫu số 02d: Dùng cho Hội đồng xét xử phúc thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang bị tạm giam

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÒA ÁN.................... (1)

Số:..../...../HSPT-QĐTG (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày...... tháng...... năm.......

 

QUYẾT ĐỊNH TẠM GIAM

TÒA...............................

Với Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa:.................................................................

Các Thẩm phán:..........................................................................................

Căn cứ vào các điều 79, 80, 88 và 243 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

Căn cứ vào biên bản nghị án ngày...... tháng..... năm.... của Hội đồng xét xử phúc thẩm;

Xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm cho việc thi hành án.

QUYẾT ĐỊNH:

1. Tạm giam bị cáo: (ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp)

Bị Tòa án cấp phúc thẩm xử phạt......................... tù về tội (các tội)..............

Theo điểm (các điểm)........... khoản (các khoản)..... Điều (các điều).... của Bộ luật Hình sự.

Thời hạn tạm giam là............................ (3), kể từ ngày tuyên án.

2. Trại tạm giam............................... thuộc..................... có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

- Trại tạm giam............;

- VKS ..........................;

- Bị cáo.........................;

- Lưu hồ sơ vụ án.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02d:

(1) Ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm; nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi: Tòa án nhân dân tối cao - Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra lệnh tạm giam (Ví dụ: Số: 143/2004/HSPT-QĐTG).

(3) Ghi cả số và cả bằng chữ. Nếu thời hạn hình phạt tù còn lại từ 45 ngày trở lên, thì ghi thời hạn tạm giam là 45 ngày (bốn mươi lăm ngày); nếu thời hạn hình phạt tù còn lại dưới 45 ngày, thì ghi thời hạn tạm giam bằng thời hạn hình phạt tù còn lại và trong trường hợp này cần ghi thêm "Hết thời hạn tạm giam này, trại tạm giam có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo, nếu họ không bị giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác".

 

 

Mẫu số 02 đ: Dùng cho Hội đồng xét xử phúc thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang được tại ngoại

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÒA ÁN.................... (1)

Số:..../...../HSST-QĐBTG (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày...... tháng...... năm.......

 

QUYẾT ĐỊNH BẮT VÀ TẠM GIAM

TÒA.................................

Với Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:

Thẩm phán - Chủ toạ phiên tòa:....................................................................

Các Thẩm phán:.............................................................................................

Căn cứ vào các Điều 79, 80, 88 và 243 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

Căn cứ vào biên bản nghị án ngày.... tháng.... năm.... của Hội đồng xét xử phúc thẩm;

Xét thấy cần thiết bắt và tạm giam ngay bị cáo để bảo đảm cho việc thi hành án,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Bắt và tạm giam bị cáo: (ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp)

Bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt............... tù về tội (các tội)..........................

Thời hạn tạm giam là:........................ (3), kể từ ngày tuyên án.

2. Công an (4)................................................................................. có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

- Công an............;

- VKS .................;

- Bị cáo................;

- Lưu hồ sơ vụ án.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02đ:

(1) Ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm; nếu là Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi: Tòa án nhân dân Tối cao - Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh)

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định bắt và tạm giam (Ví dụ: Số: 140/2004/HSPT-QĐBTG).

(3) Ghi cả số và cả bằng chữ. Nếu thời hạn hình phạt tù còn lại từ 45 ngày trở lên, thì ghi thời hạn tạm giam là 45 ngày (bốn mươi lăm ngày); nếu thời hạn hình phạt tù còn lại dưới 45 ngày, thì ghi thời hạn tạm giam bằng thời hạn hình phạt tù còn lại và trong trường hợp này cần ghi thêm "Hết thời hạn tạm giam này, trại tạm giam có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo, nếu họ không bị giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác".

(4) Nếu là Tòa án quân sự thì ghi "Đơn vị cảnh vệ"

 

Mẫu số 03a: (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÒA ÁN.................... (1)

Số:..../...../HS-GCNNBC (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày...... tháng...... năm.......

 

GIẤY CHỨNG NHẬN NGƯỜI BÀO CHỮA

TÒA........................

Căn cứ vào Điều 38 (39) và Điều 56 của Bộ luật Tố tụng hình sự; (3)

Căn cứ vào hồ sơ vụ án hình sự............... "4" thụ lý số....../....../HSST (HSPT) (5) ngày.... tháng.... năm....;

Sau khi xem xét đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa,

CHỨNG NHẬN:

1. Ông (Bà): (6)...............................................................................................

Là người bào chữa cho bị can (các bị can) hoặc bị cáo (các bị cáo): (7).........

.........................................................................................................................

Trong vụ án hình sự.........................................................................................

2. Ông (Bà) thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo đúng quy định của pháp luật.

Nơi nhận:

- Người bảo chữa .........;

- Bị can (bị cáo)............;

- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA................................

......................... (8)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 03a:

(1) Ghi tên Tòa án: nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Tòa án nhân dân quận 1, thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự khu vực 1, quân khu 4); nếu là Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi: Tòa án nhân dân tối cao - Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra giấy chứng nhận người bào chữa (Ví dụ: Số: 145/2004/HS-GCNNBC).

(3) Nếu Chánh án, Phó Chánh án Tòa án cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì bỏ Điều 39; nếu Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì bỏ Điều 38.

(4) Ghi sơ thẩm hay phúc thẩm.

(5) Nếu sơ thẩm thì ghi HSST; nếu phúc thẩm thì ghi HSPT

(6) Ghi rõ họ tên; nếu là luật sư thì ghi luật sư của Văn phòng luật sư nào thuộc Đoàn luật sự nào; nếu là người đại diện hợp pháp thì ghi là người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo nào; nếu là bào chữa viên nhân dân thì ghi là bào chữa viên nhân dân.

(7) Nếu trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì ghi "bị can" và sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì ghi "bị cáo".

(8) Nếu Chánh án ký tên thì ghi Chánh án; nếu Phó Chánh án ký tên thì ghi Phó Chánh án; nếu Chánh tòa hoặc Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi Chánh tòa hoặc Phó Chánh tòa.

 

 

 

Mẫu số 03b: (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÒA ÁN.................... (1)

Số:..../...../HS-THGCNNBC (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày...... tháng...... năm.......

 

 

QUYẾT ĐỊNH
THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN NGƯỜI BÀO CHỮA

TÒA......................................

Căn cứ vào Điều 38 (39) và Điều 58 của Bộ luật Tố tụng hình sự; (3)

Sau khi xem xét tính chất, mức độ vi phạm của người bào chữa,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa số........./....../HS-GCNNBC ngày.... tháng.... năm..... do (4)......................................................................................

cấp cho ông (bà): (5)................................................................................

..................................................................................................................

2. Kể từ ngày ban hành quyết định này, ông (bà) (6)...............................

không được thực hiện việc bào chữa cho bị can (các bị can) hoặc bị cáo (các bị cáo) (7)

..................................................................................................................

Trong vụ án hình sự..................................................................................

Nơi nhận:

- Ông (bà) (ghi tên người bào chữa);

- Bị can (bị cáo)............;

- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA................................

......................... (8)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 03b:

(1) Ghi tên Tòa án: nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Tòa án nhân dân quận 1, thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự khu vực 1, quân khu 4); nếu là Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi: Tòa án nhân dân tối cao - Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa (Ví dụ: Số: 146/2004/HS-THGCNNBC).

(3) Nếu Chánh án, Phó Chánh án Tòa án cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì bỏ Điều 39; nếu Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì bỏ Điều 38.

(4) Chỉ cần ghi tên Tòa án đã cấp giấy chứng nhận người bào chữa (do Tòa án nhân dân tỉnh H).

(5) Ghi rõ họ tên; nếu là luật sư thì ghi luật sư của Văn phòng luật sư nào thuộc Đoàn luật sự nào; nếu là người đại diện hợp pháp thì ghi là người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo nào; nếu là bào chữa viên nhân dân thì ghi là bào chữa viên nhân dân.

(6) Chỉ cần ghi họ tên của người bào chữa

(7) Nếu trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì ghi "bị can" và sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì ghi "bị cáo".

(8) Nếu Chánh án ký tên thì ghi Chánh án; nếu Phó Chánh án ký tên thì ghi Phó Chánh án; nếu Chánh tòa hoặc Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi Chánh tòa hoặc Phó Chánh tòa.

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản