339033

Nghị quyết 10/2016/NQ-HĐND về Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020

339033
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Nghị quyết 10/2016/NQ-HĐND về Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020

Số hiệu: 10/2016/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Tấn Tuân
Ngày ban hành: 12/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 10/2016/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
Người ký: Nguyễn Tấn Tuân
Ngày ban hành: 12/12/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2016/NQ-HĐND

Khánh Hòa, ngày 12 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật t chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định s 251/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Thủ tưng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020”;

Xét Tờ trình s 7912/TTr-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra s 78/BC-HĐND ngày 04 tháng 11 năm 2016 của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biu Hội đng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Tổ chức thực hin

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa Khóa VI Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Các Bộ: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBND t
nh, UBMTTQVN tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, các ban Đảng;
- VP HĐND tỉnh, VP UBND t
nh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành ph
;
- Đài PTTH Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa;
- Trung tâm Công báo tỉnh (02 bản);
- Lưu: VT, ĐN, TN.

CHỦ TCH




Nguyễn Tấn Tuân

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số
10/2016/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

I. Mục tiêu của Chương trình

1. Mục tiêu chung:

Đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đội ngũ nhân lực có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, có năng lực tự học, năng động, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng làm việc trong môi trường hội nhập, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo đáp ứng yêu phát triển các ngành, lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển 03 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Nhân lực công tác Đảng, Đoàn th:

Thực hiện đầu vào đạt chuẩn trình độ văn hóa và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác nghiệp vụ đạt trình độ cử nhân trở lên; bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên ngành công tác Đảng, Đoàn thể. Phấn đấu đến năm 2020:

- Có khoảng 90% cán bộ công chức, viên chức làm công tác nghiệp vụ có trình độ đại học trở lên;

- Có khoảng 80% cán bộ công chức, viên chức thuộc nguồn quy hoạch có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

b) Nhân lực quản lý hành chính, phấn đấu đến năm 2020:

- Có khoảng 95% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện làm công tác nghiệp vụ có trình độ đại học trở lên và 60-70% cán bộ, công chức thuộc nguồn quy hoạch có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên;

- Có khoảng 95% cán bộ công chức cấp xã có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên, trong đó có khoảng 40% có trình độ đại học trở lên và 20-30% cán bộ, công chức thuộc nguồn quy hoạch có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

c) Nhân lực sự nghiệp, đảm bảo đến năm 2020 có 100% viên chức đạt chun theo yêu cầu của vị trí việc làm, trong đó chú trọng phát triển đội ngũ chất lượng cao (trên chuẩn) đối với lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học - công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngày càng cao.

d) Nhân lực sản xuất kinh doanh, phấn đấu đến năm 2020:

- Trong tổng số lao động được qua đào tạo, có khoảng 25-30% lao động có trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp; khoảng 45-50% lao động được dạy nghề ngắn hạn, phù hợp với nhu cầu nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh;

- Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ-du lịch chất lượng cao, tài chính - ngân hàng.

đ) Riêng với 02 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh:

- Tập trung đào tạo nghề tại chỗ cho lao động trên địa bàn trên các lĩnh vực, ngành nghề như: Thủ công, mỹ nghệ, nông nghiệp, du lịch,..., trong đó ưu tiên cho đối tượng lao động là người dân tộc thiểu số;

- Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 40-45% lao động được qua đào tạo, trong đó có khoảng 30-35% lao động được đào tạo có trình độ trung cấp và cao đẳng.

II. Dự kiến nhu cầu vốn của Chương trình

Chương trình nhà nước được huy động các nguồn lực của xã hội để thực hiện, riêng nguồn vốn nhà nước dự kiến bố trí thực hiện Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020 là 4.429 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất dự kiến là 4.129 tỷ đồng, trong đó:

+ Nguồn vốn đầu tư công là 2.648 tỷ đồng, bao gồm: Nguồn vốn cấp tỉnh quản lý là 1.870 tỷ đồng, nguồn vốn cấp huyện quản lý là 778 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là 1.481 tỷ đồng, bao gồm: Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang (giai đoạn 1), Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa, Trường Đại học Khánh Hòa, Ký túc xá Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa.

- Nguồn vốn sự nghiệp đào tạo dự kiến là 300 tỷ đồng, bao gồm: kinh phí đào tạo trung cấp và cao cấp lý luận chính trị; đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng theo quy định; hỗ trợ đào tạo nghề...

III. Các giải pháp thực hiện

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về đào tạo nhân lực:

a) Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền về nội dung Chương trình phát triển nhân lực được phê duyệt đến các cấp, các ngành và toàn xã hội, qua đó, nâng cao nhận thức, vai trò quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

b) Tích cực và chủ động phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên cả về chất lượng và số lượng, nhất là giáo viên dạy nghề. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tiếp cận và cập nhật kiến thức thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Tăng cường công tác truyn thông, giáo dục định hướng nghnghiệp giúp cho người dân thay đi nhận thức, quan niệm đối với vấn đề học nghề, về nghề nghiệp tương lai của con em mình. Thực hiện tốt phân luồng từ cấp trung học cơ sở và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Khuyến khích việc tự học, học tập suốt đời, ý thức nâng cao trình độ học vấn mỗi cá nhân, xây dựng xã hội học tập.

2. Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực:

a) Thống nhất về quản lý quy hoạch phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh. Công khai hóa các hoạt động có liên quan tới lĩnh vực quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, thương mại tập trung và các khu đô thị mới. Tăng cường công tác phi hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành và chính quyền các cấp trong việc xây dựng, thực hiện có hiệu quả chương trình nhằm phân bổ một cách hợp lý, hiệu quả nguồn lao động của tỉnh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo vùng lãnh th, khu vực và ngành, lĩnh vực kinh tế;

b) Xây dựng hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố khác trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới. Nâng cao năng lực dự báo nguồn nhân lực có tay nghề, tăng cường năng lực hoạch định chính sách, hình thành khung pháp lý và cơ chế cho đào tạo nhân lực; đồng thời, chú trọng đến việc đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực có tay ngh. Hàng năm, tổ chức gặp gỡ, trao đổi giữa các đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo để nắm bắt kịp thời nhu cầu sử dụng lao động trên thị trường, từ đó xây dựng chương trình đào tạo nhân lực phù hợp với thực tiễn.

3. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực:

a) Tập trung chú trọng phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm đảm bảo liên kết chặt chẽ và cân đối giữa các bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo. Đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình giảng dạy, đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại, gắn lý thuyết với thực nghiệm, nghiên cứu, ứng dụng, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực thích ứng với những biến đổi công nghệ và thực tế sản xuất, tạo thuận lợi cho người học nhằm nâng cao chất lượng nhân lực lĩnh vực sản xuất kinh doanh;

b) Xác định ngành, nghề cần đào tạo chuyên sâu cho các trường, viện trên địa bàn tỉnh thực hiện, chú trọng vào các lĩnh vực như du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt quan tâm phát triển nhân lực ngành du lịch, dịch vụ ở trình độ quản lý, tác nghiệp theo hướng đa kỹ năng và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao các kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, giúp người lao động phát triển toàn diện, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. Phấn đấu đến năm 2020, toàn bộ các nghề trọng điểm đều được kiểm định chương trình đào tạo;

c) Các cơ sở đào tạo cần xây dựng chương trình, đề án phối hợp chặt chẽ và liên kết với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nguồn lực đào tạo sau khi ra trường; thu thập số liệu lao động có việc sau khi ra trường và có hướng đào tạo chuyên sâu tích hợp kỹ năng mềm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đặt ra. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực sự nghiệp, đặc biệt đưa đi đào tạo ở nước ngoài đối với nhân lực chuyên sâu (bác sỹ, khoa học công nghệ...) theo kế hoạch dài hạn, thiết thực hơn, đảm bảo chất lượng nhân lực phục vụ cho các Bệnh viện chuyên khoa, Bệnh viện vệ tinh, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ của tỉnh... Xây dựng cơ chế cân đối ngân sách hàng năm theo tỷ lệ phần trăm dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực là cán bộ lãnh đạo; nghiên cứu hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực trên cơ sở vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác.

4. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề:

a) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, hợp lý về cơ cấu để đáp ứng nhu cầu đào tạo, tăng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho các ngành kinh tế. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và giáo viên cho các cơ sở đào tạo bằng nhiều hình thức, cả ở trong và ngoài nước; đẩy mạnh đào tạo sau đại học cũng như nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy đảm bảo đáp ứng năng lực giảng dạy, tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên gia nước ngoài, tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và học tập, tu nghiệp ở nước ngoài;

b) Thu hút các nhà quản lý, các nhà khoa học có trình độ cao, các doanh nhân, nghệ nhân, chuyên gia, các công nhân kỹ thuật tay nghbậc cao trong tỉnh tham gia đào tạo nhân lực. Đồng thời, cần chú trọng các giải pháp thu hút, khuyến khích nhân tài các tỉnh khác về làm việc tại Khánh Hòa thông qua những ưu tiên đãi ngộ về vật chất (lương, thu nhập, nhà ở, phương tiện đi lại...), tạo điều kiện thuận lợi về môi trường, điều kiện làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp;

c) Phấn đấu đến năm 2020 có 80% giảng viên, giáo viên dạy nghề đạt chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; 50% giảng viên đạt chuẩn khu vực ASEAN.

5. Giải pháp huy động nguồn lực đào tạo nhân lực:

Để thực hiện kế hoạch đào tạo nhân lực có tay nghề theo đúng mục tiêu, định hướng đặt ra, cần sự hỗ trợ của Trung ương và tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Trong đó, nguồn huy động từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ lớn, cụ thể: Từ ngân sách nhà nước (thông qua đầu tư của các Bộ, ngành chủ quản, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương), huy động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); từ các nhà đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP); từ công tác xã hội hóa hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề; từ các nhà đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh và vốn đầu tư từ người dân. Bên cạnh đó, khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các trường ngoài công lập vay vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị và nâng cao chất lượng đào tạo.

6. Đầu tư vào giáo dục đào tạo:

a) Trên cơ sở định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng cần xây dựng chính sách cụ thể nhằm thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nhân lực có tay nghề, nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính, thông tin thị trường cho nhà đầu tư;

b) Xây dựng chính sách đầu tư tích cực về kinh phí cho các trường và các chế độ đãi ngộ khác nhằm thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao cho ngành du lịch - dịch vụ - thương mại, ngành công tác xã hội, quản lý văn hóa. Có cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong việc liên kết với các cơ sở đào tạo để đặt hàng nhân lực có tay nghề theo yêu cầu; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia mạnh vào hoạt động đào tạo nhân lực như góp kinh phí đào tạo, đầu tư cơ sở đào tạo để đào tạo nhân lực có tay nghề cao tại chỗ.

7. Đẩy mạnh thực hiện liên kết đào tạo và hp tác, hội nhập quốc tế:

a) Liên kết đào tạo với các trường đại học, viện, các trường quân đội đóng trên địa bàn tỉnh như: Trường Đại học Thông tin liên lạc, Học viện Hải quân, Trường Sỹ quan Không quân; Trường Đại học Nha Trang, các viện nghiên cứu (Viện Hải Dương học, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, Viện Nghiên cứu và ng dụng công nghệ Nha Trang...) nhằm tận dụng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của các trường, góp phần chủ động đào tạo nhân lực có tay nghề cho tỉnh; liên kết, phối hợp hình thành các nhóm nghiên cứu chuyên sâu vào một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn đứng dụng đy mạnh phát triển 3 vùng kinh tế trọng điểm (bao gồm thành phố Nha Trang, khu vực vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong) tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội chung cho toàn tỉnh;

b) Liên kết với một số trường đại học, cao đng lớn trong cả nước tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nng, Hà Nội để tham gia đào tạo và cung cấp lực lượng nhân lực có tay nghề cho các ngành nghề trọng điểm như lọc hóa dầu, thiết bị máy hóa, cơ khí, điện, nhiệt điện, tự động hóa, môi trường... Liên kết đào tạo quốc tế về du lịch, ưu tiên các trường đào tạo uy tín ở các nước Châu Âu như Thụy Sỹ, Đức, Pháp...

8. Xây dựng chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền núi:

Hỗ trợ kinh phí, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lực lượng lao động chưa qua đào tạo tại 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh tham gia các lớp ngắn hạn như thủ công, mỹ nghệ, mây tre lá, du lịch, phục vụ nhà hàng, trng trọt, chăn nuôi…, qua đó, khuyến khích và tạo động lực cho đối tượng đồng bào các dân tộc tham gia học nghề. Hỗ trợ kinh phí cho các Trung tâm Dạy nghề, Trường Trung cấp Nghề Dân tộc nội trú đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị dạy nghề hiện đại, đồng thời tăng biên chế giáo viên đạt chuẩn cho 02 huyện. Khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các hộ gia đình vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt tại địa phương.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản