436536

Nghị quyết 213/NQ-HĐND năm 2019 về đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

436536
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Nghị quyết 213/NQ-HĐND năm 2019 về đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Số hiệu: 213/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Trần Đăng Ninh
Ngày ban hành: 10/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 213/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
Người ký: Trần Đăng Ninh
Ngày ban hành: 10/12/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 213/NQ-ND

Hòa Bình, ngày 10 tháng 12 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LƯƠNG SƠN, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;

Xét Tờ trình số 181/TTr-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định đặt tên 20 tuyến đường trên địa bàn thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (Phụ lục I: Danh mục tên đường; Phụ lục II: Tóm tắt tiểu sử kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình Khoá XVI, Kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND t
nh;
- UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH t
nh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XV
I;
- Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- LĐ Văn phòng HĐND tỉnh;
- Trung tâm tin học và Công báo VPUBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TH (Tu).

CHỦ TỊCH




Trần Đăng Ninh

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC TÊN 20 TUYẾN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LƯƠNG SƠN, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Nghị quyết s 213/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)

STT

Tên đường

Vị trí

Chiều dài (m)

Chiều rộng (m)

Ghi chú

Điểm đầu

Điểm cuối

1

Trần Phú

Tuyến Km38+800 đường QL6 hướng Hà Nội đi Hòa Bình (Bắt đầu địa phận Lương Sơn).

Điểm cuối tuyến tại Km45+156 đường QL6 Hướng Hà Nội đi Hòa Bình (Đầu xí nghiệp nuôi ong)

6280

36

Đang thi công vỉa hè và rãnh thoát nước, đầu tư theo Quyết định số 796/UBND-CN ngày 14/6/2010 của UBND tnh Hòa Bình

2

La Văn Cầu

Giao với đường QL6 tại Km42+219,65 bên trái tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình (Đường vào Tiểu Khu 7).

Kết thúc tại Sông Bùi

377,24

5,0

Đã có chủ trương của tỉnh cho cải tạo nâng cấp đường vào quy hoạch Sân vận động mới

3

Đồng Khởi

Giao với QL6 tại Km42+340,336 bên phải tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình (Đường đi Nông trường Cửu Long).

Kết thúc tại ngã ba Nông trường Cửu Long.

505

6,5

 

4

Âu Cơ

Giao với đường Lê Quý Đôn.

Kết thúc tại Tiểu Khu 11, thị trấn Lương Sơn

656

11

Đang triển khai thi công gói thầu số 2, đường nội thị

5

Tô Vĩnh Diện

Giao với QL6 tại Km44+237,1 bên trái tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình (Ngã ba Bãi Lạng).

Ngầm Rồng Dài đi Bãi Chạo.

1386

5,8

Đường Trường Sơn A

6

Nguyễn Thị Định

Giao với QL6 tại Km45+156 bên trái tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình

Giao với đường Tô Vĩnh Diện (Đường Trường Sơn A)

350

5,0

(Đường vào xí nghiệp nuôi ong).

7

Bế Văn Đàn

Giao với đường Hoàng Quốc Việt tại km 0+305.8.

Giao với đường Phạm Văn Đồng km 457.79.

446,76

5,0

Đường xóm Mỏ, TT Lương Sơn

8

Trần Hưng Đạo

Giao với QL 6 tại Km41+423 bên phải tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình (vào khu đô thị Đông Dương).

Kết thúc tại cuối khu đô thị Đông Dương.

280

17

Đang chuẩn bị thi công ni tiếp từ Đông Dương vào khu hành chính mới, dài 320m

9

Lê Quý Đôn

Giao với QL6 tại Km42+614,62 bên phải tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình (Cạnh trường Trung học Cửu Long).

Kết thúc tại nút giao ngã tư Tiểu khu 10.

590

7,5

Đường vào Trường cấp 3 Lương Sơn

10

Phan Đình Giót

Giao với đường QL6 tại Km39+233 bên trái tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình (lối rẽ vào xã Nhuận Trạch).

Kết thúc tại xóm Đồi Bưng, xã Nhuận Trạch.

600,93

5,0

 

11

Nguyễn Đức Cảnh

Giao với QL6 tại Km41+944,28 bên phải tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình (Cạnh Huyện ủy Lương Sơn).

Cổng phụ sân vận động.

297

5,5

 

12

Võ Thị Sáu

Giao với đường Bùi Xuân Tiếp (khu vực Đền tưởng niệm Liệt sỹ).

Giao với đường Tôn Thất Tùng tại lý trình Km0+196

403,29

5,0

 

13

Bùi Xuân Tiếp

Giao với QL6 tại Km41+788 bên phải tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình (Cạnh Kho bạc Nhà nước Lương Sơn).

Kết thúc tại đài tưởng niệm.

164,46

5,0

 

14

Phạm Văn Đồng

Giao với QL 6 tại Km 41+423 bên trái tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình (Đường vào khu đô thị Tây Bắc).

Giao với đường Bế Văn Đàn tại km 0+457.79)

405

17

 

15

Võ Nguyên Giáp

Giao với QL 6 tại Km40+434 bên phải tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình (Đường vào xóm Mòng bên cạnh doanh trại quân đội).

Kết thúc tại xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn.

2210

5,5

 

16

Hoàng Quốc Việt

Giao với QL6 tại Km41+944.28 bên trái tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình (Cạnh bưu điện huyện Lương Sơn).

Kết thúc tại cầu treo Tân Vinh.

324,55

5,5

 

17

Tôn Thất Tùng

Giao với QL6 tại Km41+783,44 bên phải tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình (Cạnh Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn).

Kết thúc tại Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn.

430

5,5

 

18

Huỳnh Thúc Kháng

Giao với đường Phạm Văn Đồng

Theo quy hoạch đi xóm Rầm Rái, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn

321

27

 

19

Nguyễn Văn Linh

Giao với đường QL6 tại Km3 8+979,44 bên phải tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình.

Kết thúc tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn

2135

5,0

 

20

Cù Chính Lan

Giao với QL6 tại Km39+743 bên phải tuyến hướng Hà Nội đi Hòa Bình (Đường vào tiểu khu Liên Sơn).

Kết thúc tại khu tái định cư Liên Sơn.

800

5,0

 

 

PHỤ LỤC II

TÓM TẮT Ý NGHĨA 20 TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LƯƠNG LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Nghị quyết s 213/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)

STT

Tên đường

Ý nghĩa lịch sử

1

Trần Phú

Sinh năm 1904, mt ngày 6/9/1931 quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ đầu Cao đẳng Tiểu học (1922), dạy ở trường tiu học Cao Xuân Dục, tham gia hội phục Việt (sau đổi là Tân Việt) được csang Quảng Châu 1926, sau đó sang Đại Học Phương Đông (Liên Xô) tháng 4 năm 1930 về nước được bầu làm Tổng Bí thư đu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương (Hội nghị ở Hương Cảng tháng 10/1930) soạn thảo Luận cương chính trị đề ra đường lối cách mạng Việt Nam. Tháng 4/1931 bị địch bắt tra tấn dã man, mt tại nhà thương Chợ Quán khi mới 27 tui.

2

La Văn Cầu

Sinh 1932 là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mang quân hàm Đại tá. Ông là một trong bảy người đã được Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tại Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần I. Ông nguyên là ủy viên Trung ương Mặt trận Tquốc Việt Nam. La Văn Cầu tên thật là Sầm Phúc Hướng, ông là người dân tộc Tày, quê xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Năm 1948, ông gia nhập Đại đội 671, một đơn vị địa phương Cao Bằng của quân đội Việt Minh (khi đó gọi là Quân đội Quốc gia Việt Nam, từ năm 1950 gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam). La Văn Cầu được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1950. Trong chiến tranh Đông Dương, từ năm 1948 đến năm 1952, La Văn Cầu đã tham gia chiến đấu 29 trận. Trận phục kích trên đường Bông Lau - Lũng Phầy ở Cao Bằng năm 1949, ông đã xung phong và một mình bắn chết lính Pháp trên xe tăng rồi nhảy lên xe đối phương dùng súng trên xe diệt thêm 10 lính Pháp nữa. Trong Trận Đông Khê thuộc Chiến dịch Biên giới năm 1950, La Văn Cầu là chỉ huy tổ bộc phá hàng rào để đơn vị phía sau tiến công đồn. Ông Cầu bị trúng đạn dập nát một phần cánh tay phải. La Văn Cầu đã nghiến răng nhờ đồng đi dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay bị thương và tiếp tục chiến đấu. Ông dùng tay trái ôm bc phá đánh mở đường, tạo thời cơ cho các lực lượng khác tiếp đánh chiếm đồn quân đối phương. Trong thời gian dưỡng thương, La Văn Cầu tập trung học văn hóa và chính trị. Ông tiếp tục ở lại trong quân đội với công việc là cán bộ tuyên huấn, chuyên trách công tác thanh niên. Năm 1983, ông Cầu được chuyển về Hà Nội do điều kiện gia đình rồi công tác tại Tổng cục Chính trị. Một thời gian sau, ông chuyển về Bảo tàng Quân đội làm công tác cán bộ. Ngày 1 tháng 8 năm 1996, La Văn Cầu nghỉ hưu theo chế độ. Sau khi về hưu, ông La Văn Cầu tham gia hoạt động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông đảm nhiệm chức vụ ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Vi các thành tích trong chiến đấu, ngày 19 tháng 5 năm 1952, La Văn Cầu được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, khi đó ông đang là tiu đội phó thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316. Cùng năm 1952, La Văn Cầu được trao tặng danh hiệu Anh hùng thi đua ái quốc theo sắc lệnh số 107-SL ngày 10 tháng 8 năm 1952. Ông được phong hàm Đại tá từ năm 1985 và được tặng Huân chương Quân công, hạng nhì, hạng ba và Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

3

Đồng Khởi

Ngày 17/1/1960, cuộc “đồng khởi” nổ ra ở ba xã “điểm” là Định Thủy, Bình Khánh và Phước Hiệp, rồi nhanh chóng lan tỏa ra toàn tỉnh Bến Tre. Hàng vạn nhân dân đã ào ạt xuống đường, vũ trang giáo mác, truy lùng bọn tề độc ác, đập tan bộ máy cai trị, giải phóng các ấp. Sau đó phong trào “đồng khởi” lan rộng ra khắp một vùng rộng lớn ở Nam Bộ; thắng lợi của phong trào Đồng khởi dẫn đến sự thành lập của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 20/12/1960.

4

Âu Cơ

Là nhân vật Huyền thoại thi Hồng Bàng. Theo truyền thuyết Âu Cơ thuộc ging tiên lấy Lạc Long Quân thuộc giống Rồng, sinh một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con, 50 theo cha xuống biển, 50 theo mẹ lên núi. Người con trưởng được tôn làm vua Hùng Vương thứ nhất. Do đó người Việt sau này coi mình là “Con Rồng cháu Tiên” “Con Hồng cháu Lạc”.

5

Tô Vĩnh Diện

Sinh năm 1928, quê quán xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn) tỉnh Thanh Hóa. Anh sinh trưởng trong một gia đình nghèo, lên 8 tui đã phải đi ở cho địa chủ, phải chịu bao cảnh áp bức bất công, năm 1946 anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949 anh xung phong vào bộ đội. Tháng 5 năm 1953, Quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng pháo cao xạ, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000km tới vị trí tập kết đ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn luôn gương mu, đảm nhận những công việc khó khăn nặng n nht. Khi bộ đội ta kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, anh xung phong giữ càng lái để đảm bảo an toàn cho khẩu pháo. Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và quanh cong rất nguy hiểm, Tô Vĩnh Diện cùng pháo thủ Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong 4 dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Ty bị hất xuống suối, trong hoàn cảnh nguy him đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ vào đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.

6

Nguyễn Thị Định

Sinh năm 1920, mất năm 1992 quê ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà được tỉnh ủy chọn làm thuyền trưởng chuyến ra Bắc báo cáo và xin vũ khí chi viện. Bà từng làm việc ở Bộ Tư Lệnh Miền Nam (1961-1964) giữ chức Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng Miền Nam (1965-1975). Năm 1974 bà được phong quân hàm Thiếu tướng. Bà được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

7

Bế Văn Đàn

Sinh năm 1931, mất năm 1953 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, dân tộc Tày. Quê xã Quang Vinh, huyện Trà Vĩnh, tỉnh Cao Bằng. Nhập ngũ năm 1949, đảng viên Đảng Cộng sàn Việt Nam. Đã lấy thân mình làm giá súng cho đồng đội tiêu diệt địch, đẩy lùi đợt phản kích thứ 3 của địch trong trận Mường Pồn (Lai Châu) tháng 12 năm 1953 anh đã hi sinh anh dũng. Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1955. Huân chương Quân công hạng Hai và Chiến công hạng Nht.

8

Trần Hưng Đạo

Sinh năm 1232, mất năm 1300, quê ở tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, còn gọi là Trần Quốc Tuấn hương Tức - Mặc phủ Thiên - Trường, được phong ấp ở hương Vạn - kiếp, thuộc huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng - Giang. Ông có học vn rt uyên bác, vừa giỏi văn chương vừa hiu thu lục thao tam lược, cưỡi ngựa, bn cung đu thành thạo. Năm 1257, quân Nguyên sang xâm lược nước ta ln đầu, ông được cử cầm quân giữ biên thùy phía Bắc. 30 năm sau, trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287-1288) ông lại được đề bạt làm tiết chế thống lĩnh toàn quân và đã giành thắng lợi lẫy lừng. Trn Hưng Đạo đã đề ra đường lối quân sự ưu Việt, có tính chất nhân dân, mà tiêu biểu là hai cuộc rút lui chiến lược khỏi Kinh thành Thăng - Long, những trận phục kích lừng danh như trận Bạch Đằng. Bên cạnh tư tưởng quân sự kiệt xut, ông còn có nhiu tác phẩm như Binh gia diệu lý yếu lược (còn gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, những văn bản này gần như đã bị thất lạc. Tác phm thứ ba duy nhất còn giữ lại được của ông là bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn, vẫn gọi quen là Hịch tướng sĩ. Bài hịch chứng tỏ tài năng văn chương trác luyện và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng của ông.

9

Lê Quý Đôn

Sinh năm 1726, mất năm 1784, quê ở thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là con tiến sỹ Lê Phú Thứ, nổi tiếng thần đồng, ông có trí nhớ lạ lùng, tài ứng đối mau lẹ, 14 tuổi đã học hết được hầu hết các bộ sách của nho học, sau đó đỗ đầu các kỳ thi Hội và thi Đình. Khi mất ông được truy phong là thượng thư bộ công, về chính trị, Lê Quý Đôn thi hành các cải cách, thiết lập lại pháp chế, chăm lo đời sống kinh tế, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội đạt đến mức thái bình thịnh trị. Về văn hóa văn học. Lê Quý Đôn đọc sách và chuyên viết sách. Tài năng, đức độ, trí tuệ, phong cách của Lê Quý Đôn xứng danh là nhà bác học lớn của Việt Nam. Lê Quý Đôn để lại khối tác phẩm đồ sộ, bao quát hầu hết các lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hóa, địa lý, nông học,... ở lĩnh vực nào Lê Quý Đôn cũng nêu cao tinh thần độc lập, và ý thức tự tôn tự cường dân tộc.

10

Phan Đình Giót

Sinh năm 1922, mất 13/3/1954 quê quán làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (truy phong 31/3/1955) khi hy sinh anh là tiểu đội phó đội bộ binh đại đoàn 58, tiểu đoàn 428, trung đoàn 414, đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Huân chương quân công hạng nhì. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong cuộc sng tập th quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn bè nên được đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lán như: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ. Đồng chí hy sinh trong trận đánh chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954 tại cứ điểm Him Lam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

11

Nguyễn Đức Cảnh

Sinh năm 1908, mất năm 1932, quê ở Thái Bình, năm 1928 gia nhập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Ngày 28/07/1929, thành lập Tổng công hội đỏ Bắc kỳ. Ngày 03/02/1930 là đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng, tham gia thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Cuối 1930 được bầu vào Ban Thường vụ Xứ ủy Trung kỳ. Năm 1932 bị thực dân Pháp bắt xchém. Nguyễn Đức Cảnh thuộc lp những người cộng sản đầu tiên có nhiều cống hiến đối với sự ra đời của tchức cộng sản đoàn và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

12

Võ Thị Sáu

Sinh năm 1935, mất năm 1952, tên thật là Nguyễn Thị Sáu, quê ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân truy tặng năm 1993 khi hy sinh là đội viên công an xung phong quận Đất Đỏ tham gia cách mạng năm 1948 sớm có ý thức căm thù thực dân pháp, dũng cảm xuất sc hoàn thành các nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Tháng 5/1948 tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng (Tòng) ngày 14/7/1949 cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỷ niệm ngày quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức. Đã trực tiếp diệt nhiều lĩnh Pháp ở Vũng Tàu. Tháng 5/1950 bị địch bắt ở Bà Rịa sau chuyển đến khám Chí Hòa Sài Gòn. Mặc dù bị tra tấn dã man vẫn giữ được khí tiết của người công an cách mạng. Bị thực dân Pháp kết án tử hình-vụ án đã gây chn động dư luận lúc đó. Khi bị dẫn đi làm thủ tục trước khi hành quyết đã khước từ rửa tội, từ chối bịt mắt khi ở pháp trường, giữ vững khí tiết người anh hùng cách mạng. Chị Võ Thị Sáu hy sinh anh dũng vào hồi 7h ngày 23/1/1952 và được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất.

13

Bùi Xuân Tiếp

Sinh năm 1956, dân tộc Mường, quê xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1974, tháng 12 năm 1974 tham gia quân tiếp quản Thành phố Hồ Chí Minh. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, phó đại đội trưởng đại đội 21, trung đoàn 1, sư đoàn 9, Quân đoàn 4, Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Bùi Xuân Tiếp đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí tiêu diệt địch. Từ tháng 9 năm 1977 ngày 19 tháng 11 năm 1981, Bùi Xuân Tiếp đã 95 làn làm nhiệm vụ trinh sát ở biên giới tây Nam, đã nêu cao tinh thần dũng cảm, đi sâu vào vùng địch kiểm soát để nắm tình hình địch. Nhiều lần đồng chí phải ngụy trang hoặc bí mật vượt qua 3 tuyến phòng ngự dày đặc của địch, vào giữa căn cứ để nắm tình hình được chính xác, đảm bảo cho các trận đánh thắng lợi. Quá trình làm nhiệm vụ đồng chí còn diệt được 13 địch, thu súng và chỉ huy trinh sát diệt nhiều tên địch khác. Tham gia đến lúc hy sinh tổng là tham gia 99 trận đánh, Đồng chí hy sinh ngày 19 tháng 11 năm 1981 tại bệnh viện giã chiến Tây Ninh.

14

Phạm Văn Đồng

Sinh năm 1906, mất năm 2000, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, năm 1926-1929 ông gia nhập hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau đó ông bị thực dân Pháp bắt kết án 10 năm tù ở Côn Đảo. Ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (1955-1976). Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam(1976-1987). Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương khác của Liên Xô, Lào, Campuchia, CuBa,...

15

Võ Nguyên Giáp

Sinh năm 1911, mất năm 2013, nguyên y Viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa I-VII. Đại tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam, sinh ra trong 1 gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước ở Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình. Năm 14 tuổi, đồng chí đã giác ngộ và sớm tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1930 đồng chí tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Năm 1940 được kết nạp vào Đảng, đầu những năm 40 của thế kỷ XX, được chủ tịch Hồ Chí Minh dìu dắt, giao nhiệm vụ, đồng chí đã tích cực hoạt động cách mạng bám dân, bám địa bàn, xây dựng cơ sở, mở lớp huấn luyện quân sự tại căn cứ địa Cao -Bắc -Lạng. Tháng 12/1944 đồng chí được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tổ chức tiền thân của QĐND Việt Nam. Năm 1948 đồng chí được phong quân hàm Đại Tướng trên các cương vị ủy viên Ban Chấp hành TW, Thường vụ TW Đảng cộng sản Đông Dương, thành viên Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, thành viên Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Tư lệnh Việt Nam giải phóng quân, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng. Đặc biệt năm 1954 đồng chí đã chỉ huy đại đoàn quân đội và các lực lượng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề của thực dân Pháp, làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu). Sau khi miền Bắc được giải phóng, đồng chí tham gia cùng TW Đảng lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN và đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân miền Nam, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ làm nên những thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối đưa cnước đi lên CNXH. Với tài năng quân sự kiệt xuất và những đóng góp vĩ đại cho quân sự Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được báo chí thế giới ca ngợi là “vị tướng huyền thoại”, sánh cùng các vĩ nhân trong suốt 2000 năm qua.

16

Hoàng Quốc Việt

Sinh năm 1905, mất năm1992, quê ở Đáp Cầu, tỉnh Bắc Ninh, tên thật là Hạ Bá Cang. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925. Năm 1930 ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội trưởng Hội hữu nghị Việt -Trung, Chủ tịch đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa V-VIII. Ông được nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng.

17

Tôn Tht Tùng

Sinh năm 1912, mất năm 1982, là một bác sỹ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Viện sĩ viện hàn lâm Y học Liên Xô. ông là giáo sư, đào tạo nhiu thế hệ bác sĩ tài năng tại Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

18

Huỳnh Thúc Kháng

Sinh năm 1875, mất năm 1947. Đồng chí Huỳnh Thúc Kháng là nhà chí sĩ, nhà văn, quê huyện Thăng Bình (nay là Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam, Đỗ Hoàng Giáp, không ra làm quan, đứng đầu phong trào Duy Tân ở Trung kỳ đầu thế kỷ XX. Phong trào chống sưu thuế nổ ra, ông bị Pháp bắt đầy đi Côn Đảo 13 năm, trở về là Viện trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ, làm báo Tiếng dân. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, quyền Chủ tịch nước khi bác Hồ sang Pháp, sáng lập và là Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Tác giả các sách Thi tu tùng thoại, Thi tù thảo, Trung kỳ cựu sưu ký.

19

Nguyễn Văn Linh

Sinh năm 1915, mất năm 1998, tên thật là Nguyễn Văn Cúc, quê quán thôn Yên Phú, Xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Năm 1929 ông tham gia học sinh đoàn do hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên lãnh đạo. Năm 1930 ông bị bắt và kết án tù chung thân, bị đày ra Côn Đảo. Năm 1939 ông hoạt động ở Sài Gòn và tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Sài Gòn. Từ năm 1945-1986 ông hoạt động chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ, Sài Gòn với nhiều chức vụ: Bí thư Thành ủy, ủy viên xứ ủy Nam Bộ, Thường vụ xứ ủy Nam Bộ, Bí thư Trung ương cục Miền Nam, Bí thư Thành ủy thành phố HChí Minh. Năm 1986 ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều Huân chương khác.

20

Cù Chính Lan

Sinh năm 1930, mất năm 1952, quê ông ở Quỳnh Lôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trong chiến dịch Quang Trung (1950) được nêu gương “anh hùng tay không diệt giặc”. Chiến dịch Hòa Bình (1951) anh dùng lựu đạn diệt xe tăng địch trên đường số 6 năm 1952, anh tham gia đánh đồn Gô Tô, bị cụt hai tay và một chân vẫn anh dũng chỉ huy đến hơi thở cuối cùng. Được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản