371423

Nghị quyết 23/2017/NQ-HĐND về Quy hoạch xây dựng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 vùng tỉnh Đắk Nông

371423
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Nghị quyết 23/2017/NQ-HĐND về Quy hoạch xây dựng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 vùng tỉnh Đắk Nông

Số hiệu: 23/2017/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Lê Diễn
Ngày ban hành: 14/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 23/2017/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
Người ký: Lê Diễn
Ngày ban hành: 14/12/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH
ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2017/NQ-ND

Đắk Nông, ngày 14 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA III, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh định hướng quy hoạch tng thphát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050;

Thực hiện Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thtướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020;

Thực hiện Quyết định số 1942/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020;

Thực hiện Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Thtướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng ng Tây Nguyên đến năm 2030;

Thực hiện Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Nông đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét Tờ trình số 6628/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc đề nghị thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tnh Đắk Nông đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biu Hội đồng nhân dân tnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Nông đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 gồm các nội dung chính sau:

1. Phạm vi và thời hạn lập quy hoạch

a) Phạm vi lập quy hoạch

Phạm vi lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Nông được xác định trên toàn tỉnh Đắk Nông với tổng diện tích tự nhiên là 6.509,27 km2, bao gồm 7 huyện và một thị xã tỉnh lỵ là: Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R'Lấp, Tuy Đức, Đắk GLong và thị xã Gia Nghĩa, được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.

- Phía Đông giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Lâm Đồng,

- Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước, tỉnh Mondulkiri của Vương quốc Campuchia.

- Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Phước.

b) Thời hạn lập quy hoạch

Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2025; giai đoạn dài hạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Tính chất quy hoạch:

Là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.

Là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên, một cực tăng trưởng quan trọng trong khu vực Tam giác phát triển (Việt Nam - Lào - Campuchia), có vị thế trên trường quốc tế.

Là vùng trung tâm công nghệ khai thác chế biến bô xít - nhôm của Việt Nam.

Là vùng nguyên liệu cây công nghiệp bền vững với các sản phẩm chủ lực có thương hiệu toàn cầu như cafê, cao su...

Là vùng có môi trường tự nhiên, văn hóa, lịch sử... được bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị làm nền tảng phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, là một phần quan trọng của vùng Tây Nguyên.

Là đầu mối giao thông có vị trí thuận lợi về giao thương với vùng Nam Tây Nguyên, khu vực tam giác phát triển với các khu vực khác của quốc gia và quốc tế gắn với hệ thống trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ (tài chính, du lịch, trung chuyển hàng hóa...) cấp quốc gia.

3. Chỉ tiêu dự báo phát triển

a) Chỉ tiêu quy mô dân s

Giai đoạn đến năm 2025: Dân số khoảng 777.000 người. Trong đó:

- Dân số đô thị khoảng: 273.000 người.

- Dân số nông thôn khoảng: 504.000 người.

Giai đoạn đến năm 2035: dân số khoảng 929.000 người. Trong đó:

- Dân số đô thị khoảng: 418.000 người.

- Dân số nông thôn khoảng: 511.000 người.

b) Chỉ tiêu tỷ lệ đô thị hóa

Giai đoạn đến năm 2025: Tỷ lệ đô thị hóa khoảng: 35%.

Giai đoạn đến năm 2035: Tỷ lệ đô thị hóa khoảng: 45%.

c) Chỉ tiêu đất xây dựng

Đất xây dựng đô thị: Đến năm 2025 khoảng 6.750 - 8.250 ha; Đến năm 2035 khoảng 8.300 - 10.500 ha; Đất xây dựng các khu dân cư nông thôn: Đến năm 2025 khoảng 6.500 - 7.000 ha; Đến năm 2035 khoảng 7.500 - 8.500 ha.

4. Định hướng phát triển vùng

a) Cơ sở định hướng phát triển

Các khu vực kinh tế động lực: Khu kinh tế cửa khẩu Bu Prăng; Khu kinh tế cửa khu Đắk Peur; thành phố Gia Nghĩa; Thị xã cửa ngõ phía Bắc thị xã Ea T’Ling; Thị xã tiểu vùng phía Bắc thị xã Đắk Mil; Thị xã tiểu vùng Tây Nam thị xã Đắk R’Lp.

Hạ tầng giao thông liên kết vùng: Quốc lộ 14 đi qua địa bàn các huyện Đắk R’Lấp, Thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk Song, Đắk Mil, Cư Jút và kết nối tỉnh Đắk Nông với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, các tỉnh phía Nam; QL 14C đi qua các huyện Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song và Tuy Đức; Quốc lộ 28 đi qua các huyện Krông Nô, Đắk Glong và nối tỉnh Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh miền Trung.

Hệ thống không gian cảnh quan vùng: Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Khu vực Thác Dray Sáp, Khu Công viên địa chất núi lửa Krông Nô.

b) Định hướng phát triển vùng

Định hướng phát triển chung

Hệ thống đô thị vùng tỉnh Đắk Nông đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050 phát triển theo từng giai đoạn phù hợp với Điều chỉnh định hướng quy hoạch tng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020; Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng Vùng biên giới Việt Nam - Campuchia; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020, đồng thời phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và toàn vùng.

Định hướng phát triển không gian vùng:

Căn cứ các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các lĩnh vực phát triển chuyên ngành và định hướng chiến lược phát triển chính của quốc gia, vùng Tây Nguyên... vùng Đắk Nông được phân ra thành các tiu vùng. Mỗi tiu vùng không gian kinh tế được gn với sự phát triển của các đô thị động lực trung tâm vùng và các đô thị nhỏ có chức năng dịch vụ tổng hợp, chuyên ngành.

Tiu vùng phía Bắc:

Bao gồm thị xã Đắk Mil, Huyện Cư Jút, Huyện Krông Nô. Đây là vùng có tiềm năng trồng lúa nước, phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngn và dài ngày; Khu công nghiệp Tâm Thắng là địa bàn tập trung thu hút đầu tư phát triển mạnh công nghiệp; có các công trình thủy điện, vùng lòng hồ Thủy điện Buôn Kuốp; có Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Đắk Per, có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như hang động núi lửa Krông Nô,...thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và phát triển du lịch, dịch vụ.

Trung tâm tiểu vùng phía Bắc là thị xã Đắk Mil (dự kiến nâng cấp lên thị xã trước năm 2020); các đô thị khác như đô thị EaT’Ling, thị trấn Đắk Mâm, xây dựng một số đô thị mới như đô thị Đắk R’La, đô thị Nam Dong sẽ là các hạt nhân kinh tế thúc đy khu vực nông thôn phát triển.

Đầu tư và phát triển du lịch khu vực công viên địa chất núi lửa Krông Nô là hạt nhân quan trọng trong việc phát triển du lịch của vùng.

Tiu vùng trung tâm:

Bao gồm thành phố Gia Nghĩa, Huyện Đắk GLong và Huyện Đắk Song. Đây là tiểu vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp, là các địa bàn có khả năng thu hút nhiều dự án phát triển công nghiệp từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là từ thành phố Hồ Chí Minh; có nhiều tiềm năng thủy điện, khai thác bôxít, khoáng sản quý hiếm, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp - TTCN Đắk Ha; có tiềm năng đất đai trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu, chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng nguyên liệu.

Trung tâm tiểu vùng trung tâm là thành phố Gia Nghĩa - Tỉnh lỵ của Tỉnh (dự kiến nâng cấp lên thành phố trước năm 2020) là động lực kinh tế thu hút và lôi cuốn các vùng lân cận cũng như toàn tỉnh phát triển. Các thị trấn Đức An, thị trấn Quảng Khê, đô thị Quảng Sơn, đô thị Nâm N'Jang và khu vực có tốc độ đô thị hóa cao là các đô thị hạt nhân với chức năng kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ thúc đẩy các khu vực nông thôn phát triển.

Định hướng phát triển kinh tế ưu tiên đầu tư phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản, các khu nông nghiệp chất lượng cao.

Khai thác các lợi thế về cảnh quan thiên nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung. Khôi phục, phát huy và khai thác bản sắc văn hóa các dân tộc thông qua các hoạt động du lịch trải nghiệm gắn kết đời sống, lao động sản xuất của người dân.

Tiu vùng Tây Nam:

Bao gồm thị xã Đắk R’Lấp, Huyện Tuy Đức. Đây là vùng cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh gần các tỉnh miền Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh là các địa bàn có công nghiệp phát triển mạnh, nguồn vốn đầu tư có thể kêu gọi để thu hút đầu tư vào vùng; có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua; có sân bay Nhân Cơ có thể khôi phục và mở rộng thành sân bay dân dụng; có tiềm năng về thủy điện, khai thác bôxít; có cửa khu quốc tế Bu Prăng nm trên tuyến đường ni Tỉnh Đắk Nông với các tỉnh Mondulkiri và Rattanakiri của Campuchia. Trong vùng còn nhiều tiềm năng đất, rừng chưa khai thác, đất đai khí hậu rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu, phát triển chăn nuôi đại gia súc với quy mô tập trung, nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Đó là các điều kiện thuận lợi cho phép tiu vùng phía Tây Nam có thể phát triển thành vùng kinh tế năng động trong tương lai.

Trung tâm tiểu vùng phía Tây Nam là thị xã Đắk R’Lấp (dự kiến nâng cấp lên thị xã trước năm 2020); Các đô thị khác như thị trấn Đắk Buk So huyện Tuy Đức, nâng cấp và xây dựng một số đô thị mới như đô thị Đạo Nghĩa, đô thị Đắk Ru và một số trung tâm kinh tế - kỹ thuật liên xã, tạo những hạt nhân kinh tế thúc đy các khu vực nông thôn phát triển.

Định hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới trong tiểu vùng là ưu tiên đầu tư phát triển mạnh công nghiệp. Trung tâm phát triển công nghiệp khai thác, chế biến và các ngành công nghiệp khai thác bôxit, sản xuất Alumin và ngành luyện nhôm để trở thành vùng trung tâm công nghệ khai thác chế biến Bô-xít - Nhôm của Việt Nam.

5. Phân vùng chức năng chuyên ngành

a) Công nghiệp

Xây dựng lộ trình thích hợp để phát triển công nghiệp khai thác - chế biến bô xít phù hợp với lộ trình phát triển kinh tế - xã hội, có tính khả thi về vốn, về năng lượng, về công nghệ, về thị trường,... Từng bước đưa tỉnh trở thành vùng trung tâm công nghệ chế biến bô xít - alumin - nhôm...của Việt Nam.

Đến năm 2035: Tùy thuộc vào thị trường và khả năng đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật (vận tải, nước), dự kiến đầu tư mở rộng mỏ-tuyển, nâng công suất chế biến alumin từ nguồn quặng các mỏ bô xít vùng Đắk Nông, lấy nguồn quặng bổ sung từ mỏ “1-5”, Quảng Sơn tại huyện Đắk Glong.

Tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật và kêu gọi đầu tư để lấp đầy các khu, cụm công nghiệp đã được thành lập: Khu công nghiệp Tâm Thắng, khu CN Nhân Cơ, cụm CN Thuận An, cụm CN Đắk Ha,... Thu hút đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp mới hình thành. Xây dựng mới khu công nghiệp Nhân Cơ 2 với diện tích khoảng 400ha.

Chú trọng tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao trình độ công nghệ; mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh trong cả nước và với nước ngoài đhuy động vn, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần chuyn dịch cơ cấu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở tiu thủ công nghiệp, khôi phục các ngành nghề truyền thống ở nông thôn nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

b) Du lịch

Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm để hình thành các khu du lịch tm cỡ quốc gia và khu vực, tạo thương hiệu cho du lịch vùng Tây Nguyên và Việt Nam, đưa ngành du lịch Đắk Nông trở thành nguồn kinh tế động lực, điểm đến hấp dẫn của khu vực Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên.

Phát triển du lịch gn với bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, từng bước kiện toàn cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng, đa dạng hóa các loại hình du lịch.

Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn hóa kết hợp du lịch tâm linh, hội nghị, hội thảo, khám phá các dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách quốc tế và nội địa.

Bảo tồn kết hợp khai thác du lịch khám phá các khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng. Đặc biệt xây dựng Công viên địa chất núi lửa Krông Nô trở thành Công viên địa chất toàn cầu chính là đòn bẩy” để khôi phục, bảo tồn và khai thác các giá trị di sản phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch một cách bền vững.

c) Thương mại dịch vụ

Thiết lập một môi trường kinh doanh thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại trên cơ sở phát triển mạng lưới các siêu thị, trung tâm thương mại quy mô lớn hiện đại tại thành phố Gia Nghĩa, thị xã Đắk Mil, thị xã Đắk R’Lấp. Đầu tư hợp lý khu kinh tế cửa khẩu Đắk Per, cửa khẩu quốc tế Bu Prăng.

Khai thác có hiệu quả hệ thống thương mại điện tử; chú trọng thương hiệu hàng hóa, quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa theo hệ thống ISO.

Phát triển thương mại phải gắn với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đồng thời phát triển phải theo quy hoạch nhằm phát triển đồng bộ và bền vững.

Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính - viễn thông, vận tải. Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm.

Phát triển các loại hình dịch vụ văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng. Mở rộng mạng lưới dịch vụ ở khu vực nông thôn nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động.

d) Y tế

Phát triển mạng lưới y tế cả về quy mô và chất lượng đến tận cơ sở, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến điều trị.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn thiện bệnh viện đa khoa tỉnh với trang bị các máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh.

Đẩy mạnh xã hội hóa ngành y tế, kết hợp đầu tư Nhà nước với việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tập thể, cá nhân mở các phòng khám, bệnh viện tư nhân, cơ sở khám chữa bệnh cao cấp có đủ các điều kiện về chuyên môn của ngành y và tuân thủ đầy đủ các quy định chung của pháp luật. Tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn NGO cho y tế vùng khó khăn.

Đầu tư xây dựng một số bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế cơ sở. Đầu tư trang bị đồng bộ và hiện đại hóa các thiết bị y tế cần thiết như máy X quang, máy siêu âm, sinh hóa máu, nước tiu, máy tạo ô xy, máy điện tim, dụng cụ phòng mvà thiết bị hồi sức cấp cứu.

đ) Giáo dục và đào tạo

Phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, nâng cao và đảm bảo sự đồng đều về chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp, bậc học.

Định hướng từ nay đến 2025, Tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư để hoàn thành việc chuẩn hóa trường lớp học đối với giáo dục mầm non và tiếp tục thực hiện kiên cố hóa phòng học tại các điểm trường, các phân hiệu tiểu học và các trường trung học cơ sở tại các thôn bon, các xã còn lại. Đối với cấp trung học phổ thông, tập trung đầu tư cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại để phát triển và hình thành mạng lưới trường chất lượng cao. Đến năm 2035, đồng thời với việc hoàn thành kiên cố hóa trường lớp học tất cả các cấp học, tại mỗi huyện - thị xã (thành phố) có ít nhất 1 trường THPT chất lượng cao.

Kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa loại hình trường Phổ thông Quốc tế có đủ các cấp học từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đạt trình độ chuẩn của các nước tiên tiến.

Mạng lưới trường dân tộc nội trú tiếp tục được đầu tư thêm phòng học và khu chức năng tại một số Huyện để tăng quy mô học sinh, đáp ứng nhu cầu tại địa phương. Duy trì ổn định hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên - dạy nghề trên toàn tỉnh, tăng quy mô lớp học đáp ứng nhu cầu học sinh tăng thêm.

Đến năm 2035, xây dựng một số trường cao đẳng và đại học phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo được xây dựng rộng khắp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học, giữa các hình thức tổ chức đào tạo và sẽ liên thông với hệ thống giáo dục đào tạo trong nước và quốc tế. Mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được phát triển phủ khắp các điểm dân cư trên toàn tỉnh, kể cả vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kéo giảm sự chênh lệch về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ giáo viên trong các trường học giữa khu vực đô thị và nông thôn, đảm bảo công bằng trong hưởng thụ dịch vụ giáo dục và đào tạo giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với vùng người kinh.

Hoàn thành việc đầu tư phát triển mạng lưới dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên toàn tỉnh để giáo dục hòa nhập được thực hiện ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Tiếp tục đầu tư, phát triển các trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn và các hình thức giáo dục không chính quy khác nhm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học.

e) Văn hóa, thể dục - thể thao

Phát triển các hoạt động văn hóa thông tin hài hòa giữa việc thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin và các phương tiện vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa - tinh thần của nhân dân; thực hiện tt chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao. Thực hiện công tác bảo tn, tôn tạo các di tích lịch sử và các giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn.

Củng c, xây dựng, hoàn chỉnh từng bước các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, bon. Khai thác, phát huy tác dụng các thiết chế này nhằm phục vụ đời sống văn hóa của nhân dân.

Chú trọng bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa và truyền thng của các dân tộc Tây Nguyên. Giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của từng dân tộc trên cơ sở tôn trọng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống lành mạnh, tốt đẹp, xây dựng nền văn hóa đa dạng phong phú.

Tích cực mở rộng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc thông qua các hình thức hội diễn, lễ hội, triển lãm, ngày văn hóa - ththao nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, học hỏi kinh nghiệm lao động sản xuất, tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc, nâng cao đời sng văn hóa tinh thần của nhân dân trong toàn tỉnh.

Đi mới các hoạt động văn hóa, văn nghệ theo hướng xã hội hóa. Đưa phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao về các xã vùng sâu vùng xa nhm giúp đồng bào tiếp cận được với những thông tin kinh tế, hiểu biết thêm về đời sống xã hội, cách làm ăn và nâng cao cuộc sống tinh thần của nhân dân.

Đẩy mạnh phong trào toàn dân xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng làng văn hóa. Tích cực phòng ngừa, bài trừ các loại hình văn hóa độc hại. Phòng chống và ngăn chặn kịp thời các tệ nạn xã hội.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa thông tin, đặc biệt đối với các loại hình dịch vụ văn hóa. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa từ Tỉnh đến cơ sở, nâng cao năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Phát triển mạng lưới thông tin, phát thanh, truyền hình, báo chí đến các xã, thị trấn, buôn làng. Tăng cường đầu tư hạ tầng cho ngành văn hóa thông tin, các đài phát thanh và truyền hình của tỉnh.

Xây dựng và phát triển phong trào thể dục thể thao đến tận cơ sở. Đẩy mạnh phong trào thể dục-thể thao quần chúng, rèn luyện nâng cao thể chất và sức khoẻ. Quy hoạch và xây dựng các điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao, sân vận động trên các địa bàn.

g) Nông, lâm ngư nghiệp

Phát huy tiềm năng, thế mạnh đất đai và các điều kiện tự nhiên nhằm đẩy mạnh phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa, xuất khẩu, gắn sản xuất nông, lâm nghiệp với công nghiệp chế biến.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyn dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Tập trung phát triển các cây trồng chịu được hạn, ít lệ thuộc vào nước. Quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh tập trung các loại cây công nghiệp: cà phê, hồ tiêu, cao su, sắn, đậu nành... nhằm tạo khối lượng lớn hàng hóa xuất khẩu và đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát triển dược liệu của tỉnh. Thực hiện quy hoạch đất đai, mở rộng các vùng trồng dược liệu.

Hình thành tập quán chăn nuôi theo chuồng trại, từng bước phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, tập trung theo trang trại.

Xây dựng các khu nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

h) Vùng bảo tồn và hạn chế phát triển

Khu vực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, môi trường như Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, Tà Đùng, công viên địa chất núi lửa Krông Nô; các khu vực rừng phòng hộ, rừng phòng hộ cảnh quan; các khu vực đồi, mặt nước, cây xanh sinh thái đặc thù tại các đô thị.

Vùng hạn chế phát triển gm các vùng chuyên canh nông nghiệp; vùng địa chất không ổn định, các vùng bảo vệ nguồn nước, Quân sự, bảo vệ an ninh quốc phòng. Vùng cấm phát triển gồm các khu vực rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ.

6. Định hướng phát triển đô thị:

Đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 vùng tỉnh Đắk Nông định hướng phát triển bao gồm 14 đô thị, cụ thể:

STT

Tên đô thị

Giai đoạn 2025

Giai đoạn 2035

Tầm nhìn đến năm 2050

Tính chất

1

Thành phố Gia Nghĩa

III

II

I

Trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và khoa học chuyển giao công nghệ của tỉnh Đắk Nông. Đô thị hạt nhân có vai trò liên kết vùng phía Nam Tây Nguyên với các đô thị như Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh

2

Thị xã Đắk Mil

IV

III

II

Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng quan trọng, trung tâm chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiểu vùng phía Bc của tnh. Đầu mối giao lưu dịch vụ thương mại trên địa bàn và các khu vực trong tnh.

3

Thị xã Đắk R'Lấp

IV

III

II

Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng quan trọng, trung tâm công nghiệp tiểu vùng phía Nam của tỉnh.

4

Thị xã Ea T'Ling

IV

IV

III

Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng quan trọng, trung tâm chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật khu vực ca ngõ phía Bắc của tỉnh.

5

Thị trấn Đắk Mâm

V

IV

IV

Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, thương mại, dịch vụ, du lịch trọng điểm, an ninh quốc phòng quan trọng của huyện Krông Nô.

6

Thị trấn Đức An

V

V

IV

Thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của huyện Đắk Song. Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, du lịch trải nghiệm kết hợp nông nghiệp của tỉnh.

7

Thị trấn Quảng Khê

V

V

IV

Thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của huyện Đắk G’Long.

8

Thị trấn Đắk Buk So

V

V

IV

Thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của huyện Tuy Đức. trung tâm dịch vụ thương mại kết hợp phát triển đô thị cửa ngõ của huyện cũng như cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh.

9

Đô thị Nam Dong

V

V

V

Đô thị chuyên ngành góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế phía Bc của huyện Cư Jút

10

Đô thị Quảng Sơn

V

V

V

Đô thị chuyên ngành thúc đy quá trình phát triển kinh tế phía Bắc của huyện Đắk G'long.

11

Đô thị Đắk R’La

V

V

V

Đô thị chuyên ngành, trung tâm dịch vụ thương mại gn kết thị xã Đắk Mil với huyện Cư Jut và đô thị du lịch Đắk Mâm.

12

Đô thị Nâm N'Jang

V

V

V

Đô thị chuyên ngành du lịch thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của huyện Đắk Song.

13

Đô thị Đạo Nghĩa

V

V

V

Đô thị chuyên ngành, hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của thị xã Đắk R’Lấp

14

Đô thị Đắk Ru

V

V

V

Đô thị chuyên ngành, cửa ngõ phía Nam của tỉnh và của thị xã Đắk R’Lp.

7. Định hướng hệ thống điểm dân cư nông thôn

Hệ thống các điểm dân cư nông thôn được bố trí trên cơ sở dân cư hiện trạng và kế hoạch phân bdân cư theo định hướng tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế toàn vùng; đảm bảo hạn chế tối đa tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu; thuận tiện trong kết nối giao thông với các tuyến đường liên xã, liên huyện, liên vùng; phù hợp với truyền thống văn hóa, tập quán sinh hoạt và sản xuất, đáp ứng yêu cầu sinh sống và sản xuất của người dân. Phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cụ thể:

- Phát triển xã nông thôn mới: Phát triển xã nông thôn mới theo bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 được ban hành tại Quyết định 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/10/2016 và Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quy hoạch xây dựng nông thôn mới để định hướng quy hoạch phù hợp với từng huyện thuộc tỉnh.

- Phát triển huyện Nông thôn mới: Xây dựng phát triển các huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí huyện Nông thôn mới tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định Thị xã, Thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Riêng đối với các huyện nằm trong vùng đô thị hóa cao, chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hóa, xây dựng huyện nông thôn mới theo Quyết định 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017 - 2020.

- Phân vùng phát triển khu vực nông thôn như sau:

Dân cư trong vùng I vùng đô thị hóa: Bao gồm dân cư các vùng ven các đô thị (ngoại thành, ngoại thị...), hoạt động các dịch vụ đô thị, sản xuất nông nghiệp như lương thực, cây thực phẩm, chăn nuôi cung cp cho dân cư đô thị và các khu công nghiệp khu du lịch, một bộ phận dân cư tham gia lao động trong các đô thị.

Dân cư trong vùng II, vùng nguyên liệu nông sn giá trị cao: Dân cư vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp có giá trị kinh tế, hàng hóa cao, các khu dân cư gn với các nông trại và trục đường giao thông thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Dân cư vùng III, vùng bảo tồn, phát huy giá trị thiên nhiên, khu vực biên giới: Đối với hệ thống dân cư dọc biên giới: Phát triển hành lang dân cư dọc biên giới nhằm đảm bảo yêu cầu về phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh. Hệ thống này được phát triển trên cơ sở dân cư kết hợp với các lực lượng quân đội tại địa phương tạo thành các điểm dân cư tập trung có quy mô 500 - 1500 người/điểm.

Lộ trình xây dựng huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông:

+ Đến 2025: Xây dựng các huyện huyện Đắk R’Lấp, Đắk Mil, Cư Jút thành huyện nông thôn mới.

+ Đến 2035: Xây dựng các huyện còn lại thành huyện nông thôn mới.

8. Định hướng phát triển khung hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường:

a) Quy hoạch mạng lưới giao thông

Đường bộ:

Hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại. Phát triển hoàn thiện các trục quốc lộ, tỉnh lộ tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn và giảm thời gian lưu thông giữa các huyện trong tỉnh, các tỉnh trong vùng. Nhằm từng bước nâng cao vai trò kinh tế xã hội của tỉnh trong vùng.

Đường Cao tốc:

Giai đoạn 2018-2025: Đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Nông trước mắt sử dụng QL14 dài 154km đ ni thông, quy mô đường cấp III.

Giai đoạn 2025-2035: Đường cao tốc Hồ Chí Minh theo “Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh: Sau 2020, xây dựng Đoạn qua Tây Nguyên (Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước).

Đường tỉnh lộ:

Xây dựng hệ thống đường tỉnh kết nối các tuyến đường cao tốc, quốc lộ tạo nên mạng lưới đường bộ hoàn chỉnh liên hoàn. Giai đoạn 2018-2035 nâng cấp, cải tạo, kéo dài, xây mới hệ thống đường tỉnh gồm tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IIImn, nền 9m, mặt 6m. Giai đoạn sau năm 2035: Nâng cấp III, nền 12m, mặt 11m.

Quốc lộ:

Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1): đoạn qua tỉnh Đắk Nông có chiều dài 154km. Giai đoạn 2018-2025: xây dựng đường vành đai thị xã Gia Nghĩa vai trò đường tránh QL14, cấp III nền 12m, xây dựng đoạn QL14 qua thị xã Cư Jút theo quy mô đường đô thị. Giai đoạn 2025-2035 duy tu sửa chữa, khai thác sử dụng toàn tuyến. Giai đoạn sau 2035 Bộ Giao thông vận tải bàn giao cho tỉnh quản lý khai thác sử dụng.

Quốc lộ 14C: đoạn qua tỉnh Đắk Nông dài 165km. Giai đoạn 2018-2035 nâng cấp đường cấp IIImn. Giai đoạn sau 2035 nâng cấp đường cp III.

Quốc lộ 28: đoạn qua tỉnh Đắk Nông có chiều dài 176km; Giai đoạn 2016-2025 các đoạn từ Gia Nghĩa đi Quảng Khê và đoạn qua Quảng Khê được xây dựng quy mô đường đô thị. Giai đoạn 2025-2035 nâng cấp IIImn. Giai đoạn sau 2035 nâng cấp III.

Đường thủy điện Đồng Nai 4 nối với QL55 thuộc Bảo Lộc: chiều dài 22km, Giai đoạn 2018-2035, nâng cấp IIImn và đề nghị chuyển thành QL55 kéo dài từ Bà Rịa Vũng Tàu - Bảo Lộc, Lâm Đồng - Đắk GLong Đắk. Giai đoạn sau năm 2035 nâng cấp III.

Đường sắt

Xây dựng tuyến đường sắt nhm hỗ trợ vận tải Bôxit - Alumin, hàng hóa cho các nhà máy trong chuỗi sản xuất bôxít - nhôm - các sản phẩm sau nhôm,... xây dựng các tuyến nội trong tỉnh từ nơi khai thác gắn với các nhà máy và từ Nhân Cơ ra cảng biển, vừa hỗ trợ vận tải hành khách, hàng hóa giữa các tỉnh miền trung, tây nguyên, miền nam.

Giai đoạn 2018-2025: Xây dựng tuyến đường sắt Đắk Nông - Chơn Thành theo định hướng của Trung ương.

Giai đoạn 2026-2035: Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên: Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lk - Đắk Nông - Bình Phước.

Giai đoạn sau năm 2035: Hoàn thiện và khai thác sử dụng các tuyến đường st kết nối các tỉnh Tây Nguyên.

Đường hàng không:

Giai đoạn 2016-2035: Lập dự án cải tạo nâng cấp sân bay Nhân Cơ và đưa vào khai thác sau năm 2020 theo “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” và “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Đủ khả năng tiếp nhận máy bay ATR72 hạ cất cánh và đạt tiêu chuẩn loại 3 đến năm 2025 và tiếp nhận máy bay có tải trọng lớn hơn đến năm 2035.

Giai đoạn sau năm 2035: Hoàn thiện và khai thác sử dụng sân bay Nhân Cơ, tiêu chuẩn loại 3.

Bến xe khách:

Giai đoạn 2018-2025: Nâng cấp bến xe liên tỉnh nằm phía Tây Gia Nghĩa (khu vực cầu Đắk RTih) đạt loại II trở lên. Nâng cấp, xây dựng bến xe các huyện đạt tiêu chuẩn cấp IV. Xây dựng mới các bến xe đạt tiêu chuẩn loại IV tại Nam Dong - Cư Jút, Đức Xuyên - Krông Nô, Đắk R’La - Đắk Mil, Nhân Cơ, Nghĩa Thắng - Đắk R’Lấp.

Giai đoạn 2025-2035: Nâng cấp bến xe liên tỉnh phía Bắc Gia Nghĩa đạt loại I trở lên. Nâng cấp bến xe các huyện đảm bảo mi huyện có 01 bến xe loại II.

Giai đoạn sau năm 2035: Hoàn thiện các bến xe liên tỉnh đạt loại I trở lên.

Vận tải hành khách công cộng

Xây dựng mạng lưới vận tải hành khách bằng hệ thống xe buýt, đảm bảo nhu cầu đi lại, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

b) Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

Định hướng san nền:

Xác định được cao độ khống chế nền cho từng khu vực.

Không san lấp khu vực có độ dốc địa hình 0%<i<8%.

Chọn giải pháp san lấp cục bộ cho khu vực có độ dốc địa hình tự nhiên 8%<i<15%.

Chọn giải pháp san lấp theo cấp (cân bng đào đắp tại ch) cho khu vực có địa hình dốc i>15%.

Không nên xây dựng ở khu vực có độ dốc địa hình tự nhiên i>30%.

Các công trình đặc thù cần mặt bằng lớn san lấp quy mô.

Đối với khu vực khai thác tài nguyên Bôxít cần phải hoàn thổ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo nền đất, môi trường n định thì mới tổ chức xây dựng.

Định hướng thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước mưa chỉ nên được xây dựng trong các điểm dân cư có quy mô từ 50 hộ trở lên.

Hướng thoát xả: về phía các khe tụ thủy trong khu vực.

Kết cấu: chọn hệ thống cống xây kín và cống hộp, kết hợp với rãnh mương xây có nắp đậy.

Tiêu chuẩn: 60 đến 80m cống cho 1ha đất xây dựng hoặc 70% tổng chiều dài các tuyến đường giao thông. Các chi tiết phụ trợ lấy theo tiêu chuẩn quy phạm ngành.

c) Quy hoạch cấp nước

Nguồn nước: Khai thác nguồn nước mặt tại các hồ thủy điện, hồ thủy lợi (hồ Đắk R’Tih, hồ Tây, hồ Đắk Săk, hồ Đắk Rồ, hồ Đắk R’Long, hồ Đắk P’Lao, hồ Quảng Khê, hồ Đắk R’La, hồ Đắk Ru, hồ Đắk Buk So) và các sông, suối chính (sông Sêrêpôk, sông Đắk R’Tih, suối Đắk Rung) kết hợp khai thác một phần nước ngầm. Đến năm 2025 hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm và đến năm 2035 ưu tiên sử dụng hoàn toàn nguồn nước mặt.

Dự báo nhu cầu dùng nước:

Giai đoạn 2025: Tổng nhu cầu là 112.000m3/ngày đêm, trong đó đô thị: 42.500m3/ngày đêm; công nghiệp: 31.500m3/ngày đêm; nông thôn: 38.000m3/ngày đêm.

Giai đoạn 2035: Tổng nhu cầu là 204.000m3/ngày đêm, trong đó đô thị: 95.000m3/ngày đêm; công nghiệp: 50.000m3/ngày đêm; nông thôn: 59.000m3/ngày đêm

Giải pháp cấp nước:

Phân vùng cấp nước thành các vùng - tuyến chính cấp nước; liên kết các mạng lưới cấp nước của các đô thị và các nhà máy để cân đối và điều tiết nguồn cho từng khu vực, đảm bảo đáp ứng nhu cầu dùng nước.

d) Quy hoạch cấp điện

Nhu cầu cấp điện: Giai đoạn năm 2025: 106.954KW và Giai đoạn năm 2035: 144.418KW.

Nguồn và lưới điện:

Lưới điện cao thế 500kV

Hiện tại, trạm 500kV Đắk Nông 500/220kV - (2x450)MVA có nhiệm vụ thu gom công suất của các nhà máy thủy điện Đồng Nai 3,4,5 và thủy điện Buôn Tua srah. Ngoài ra còn có nhiệm vụ truyền tải đường dây 500kV từ Pley Ku đi Cầu Bông và cấp điện cho các trạm 220kV trong tương lai.

Lưới điện 220kV, 110kV: Phát triển xây dựng mới kết hợp cải tạo lưới điện 220kV, 110kV.

đ) Quy hoạch Thông tin liên lạc

Theo kết quả dự báo nhu cầu thuê bao viễn thông tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 đến năm 2035, cần có một hệ thống chuyển mạch với tổng dung lượng khoảng 464.500 thuê bao. Hệ số sử dụng trung bình dự kiến đạt từ 70%-80%.

e) Quy hoạch Thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang

Thoát nước thải:

Tổng lượng nước thải cần được xử lý

Các đô thị hiện có và cải tạo (6 đô thị): 27.400 m3/ngđ (GĐ đến năm 2025); 58.900 m3/ngđ (GĐ đến năm 2035).

Các đô thị dự kiến phát triển (7 đô thị): 5.600 m3/ngđ (GĐ đến năm 2025); 15.000 m3/ngđ (GĐ đến năm 2035).

Hệ thống thoát nước thải phải xây dựng đồng bộ cho từng lưu vực, lựa chọn giải pháp thu gom và xử lý phù hợp với từng khu chức năng: Đô thị, điểm dân cư nông thôn, khu, cụm công nghiệp.

Giai đoạn sau năm 2035: 100% các đô thị xây dựng hệ thống thu gom nước thải. Nước thải phát sinh được thu gom và xử lý 100% tại các trạm xử lý nước thải tập trung.

Quản lý chất thải rn:

Dự báo lượng CTR sinh hoạt phát sinh giai đoạn 2025 khoảng 345 tấn/ngày, giai đoạn 2035 khoảng 590 tấn/ngày. CTR công nghiệp: 259,69 tấn/ngày.

Tỷ lệ thu gom xử lý CTR sinh hoạt, y tế và công nghiệp đạt 70-100%.

Chất thải rắn đô thị:

Giai đoạn 2016-2025: Từng bước xây dựng các khu xử lý CTR có ô chôn lấp hp vệ sinh kết hợp lò đốt rác. 95% CTR thành phố, 80% CTR thị xã và thị trấn được thu gom và xử lý.

Giai đoạn 2026-2035: Nâng cấp công nghệ tại các khu xử lý CTR: xây dựng một số nhà máy xử lý CTR trong các khu liên hợp xử lý: tái chế CTR, sản xuất phân compost, lò đốt CTR, nhằm giảm bớt diện tích ô chôn lấp CTR trong các khu xử lý. 100% CTR thành phố, 90% CTR thị xã, thị trấn được thu gom và xử lý.

Giai đoạn sau năm 2035: 100% CTR khu vực đô thị được thu gom và xử lý hoàn toàn. Xây dựng các khu liên hợp xử lý cấp vùng huyện. Toàn tỉnh có 3 khu liên hợp xử lý CTR.

Phía Bắc tỉnh: Khu liên hp xử lý CTR thị xã Đắk Mil: phục vụ xử lý CTR các huyện phía Bắc tỉnh

Khu vực trung tâm: Khu liên hợp xử lý CTR Đức An: phục vụ xử lý CTR các huyện trung tâm tỉnh.

Khu vực phía Nam: Khu liên hợp xử lý CTR Thành phố Gia Nghĩa: phục vụ xử lý CTR các huyện phía nam tỉnh.

Chất thải rắn nông thôn:

Giai đoạn 2016-2025: xử lý tại từng hộ gia đình, CTR chủ yếu thuộc loại hữu cơ, sử dụng mô hình chôn lấp kết hợp ủ phân. Mô hình này có lợi cho những vùng nông thôn dân cư phân tán nhỏ lẻ mà hệ thống thu gom chung khó có điều kiện tiếp cận. Tỷ lệ thu gom và xử lý đạt 60%.

Giai đoạn 2026-2035: tập trung thu gom, vận chuyển CTR tới những điểm xử lý CTR đã được quy hoạch trên địa bàn từng huyện. Tỷ lệ thu gom và xử lý đạt 70%.

Giai đoạn ngoài năm 2035: 100% chất thải rắn khu vực nông thôn được thu gom và xử lý tại các khu xử lý CTR cấp huyện.

Chất thải rắn công nghiệp:

Các cơ sở công nghiệp cần phân loại chất thải ngay tại nguồn, tận thu, tái sử dụng, trao đi hoặc bán lại CTR có thể tái chế cho các cơ sở khác sử dụng để giảm giá thành sản phẩm. Phần CTR không sử dụng được, sẽ vận chuyển đến bãi chôn lấp cùng với CTR sinh hoạt, đối với các loại chất thải nguy hại, phải được thu gom xử lý riêng tại khu xử lý từ huyện, thị xã, thành phố.

Giai đoạn ngoài năm 2035: 100% CTR công nghiệp thông thường, công nghiệp nguy hại được thu gom về các khu liên hợp xử lý cấp vùng.

Chất thải rắn y tế:

Xây dựng các lò đốt rác riêng đối với các chất thải không độc hại, đối với chất thải độc hại được thu gom và xử lý riêng tại các khu liên hợp xử lý.

Giai đoạn ngoài 2035: CTR nguy hại bệnh viện được đốt 100% tại chỗ. Các cơ sở y tế cấp tỉnh, cấp huyện, cấp trung tâm cụm xã đều được bố trí lò đốt chất thải.

Nghĩa trang:

Giai đoạn 2016-2025 khi kinh tế chưa phát triển, giao thông đi lại còn khó khăn thì quy hoạch xây dựng chỉnh trang các cụm nghĩa trang nhân dân nhỏ, các khu cần đất để xây dựng đô thị thì di dời xây dựng khu nghĩa trang mới, các khu quá gần khu dân cư gây ô nhiễm thì đóng cửa cải tạo thành khu cây xanh.

Giai đoạn 2025-2035: đóng cửa các nghĩa địa hiện trạng cải tạo thành khu cây xanh sau đó chuyn về các nghĩa trang lớn theo đề xuất theo quy hoạch chung. Xây dựng tại thành phố Gia Nghĩa 1 nhà tang lễ cho khu vực. Có bố trí nhà hỏa táng.

Giai đoạn ngoài năm 2035: Xây dựng hệ thống nhà tang lễ cấp vùng. Nhà tang lễ Thị xã Ea T’Ling (phục vụ cho các huyện phía Bắc tỉnh), nhà tang lễ Thị xã Đắk Mil (phục vụ cho các huyện phía Tây và trung tâm tỉnh), nâng cấp nhà tang lên thành phố Gia Nghĩa (phục vụ cho các huyện trung tâm và phía Đông tỉnh); nhà tang lễ Đắk R’lấp (phục vụ cho các huyện Tây Nam tỉnh).

g) Đánh giá môi trường chiến lược

Kiểm soát chất thải từ hoạt động công nghiệp: Thu gom và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, đặc biệt là chất thải từ công nghiệp khai thác bô xít và các khu, cụm công nghiệp. Xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn và kế hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025 và định hướng đến 2035.

Bảo vệ chất lượng nước mặt: Kiểm soát các nguồn ô nhiễm nước mặt. Đảm bảo chất lượng nước mặt đạt quy chuẩn 08/2008/Btài nguyên môi trường phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảo vệ tài nguyên nước ngọt, nước ngầm trên địa bàn toàn tỉnh.

Phòng ngừa và giảm thiểu tác hại do thiên tai và sự cố môi trường

Chú trọng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường.

Khoanh vùng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng bảo tồn, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vùng sinh thái nông nghiệp, vùng bảo vệ cảnh quan.

Dự báo và đề xuất giải pháp đối với các tác động đô thị hóa, đặc biệt là các vùng có nguy cơ gây ra ô nhiễm tại các khu, cụm công nghiệp tập trung, khu bệnh viện, khu xử lý nước thải, xử lý rác, nghĩa trang tập trung; các vùng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Đề xuất các nguyên tắc xây dựng không gian tỉnh Đắk Nông ứng phó với biến đổi khí hậu

9. Chương trình và dự án ưu tiên đầu tư

a) Chương trình

Triển khai lập chương trình phát triển đô thị của Tỉnh giai đoạn đến năm 2035.

- Giai đoạn 2018-2020: Lập đề án công nhận thành phố Gia Nghĩa.

- Giai đoạn 2018-2020: Lập đề án công nhận thị trấn Quảng Khê.

- Giai đoạn 2018-2020: Lập đề án công nhận Thị trấn Đắk Buk So.

- Giai đoạn 2018-2020: Lập Quy hoạch chung thị xã Đắk Mil, bổ sung đề án nâng loại đô thị (Phạm vi quy hoạch lấy toàn bộ huyện Đắk Mil).

- Giai đoạn 2018-2020: Lập Quy hoạch chung thị xã Đắk R'Lấp, bổ sung đề án nâng loại đô thị (Phạm vi quy hoạch lấy toàn bộ huyện Đắk R'Lp).

- Giai đoạn 2018-2035: Lập Quy hoạch chung thị xã EaT'Ling, bổ sung đề án nâng loại đô thị (Phạm vi quy hoạch lấy toàn bộ huyện Cư Jút)...

Phát triển các vùng du lịch trọng điểm: Công viên địa chất, hang động núi lửa Krông Nô; khu vực các hồ thủy điện Đắk R’Tih, Đồng Nai 3...; du lịch sinh thái kết hợp với du lịch khám phá tiềm năng về văn hóa, con người và quá trình lao động sản xuất một số cây đặc sản (cà phê, tiêu...) của người dân tại địa phương.

Thực hiện chương trình bảo vệ môi trường thông qua các chương trình trồng rừng, rừng đầu nguồn, các biện pháp bảo vệ nguồn nước, giải quyết ô nhiễm công nghiệp; phòng chng, hạn chế tác hại thiên tai, lũ, lụt, biến đổi khí hậu. Lồng ghép các chương trình dự báo phòng chống, hạn chế tác hại thiên tai, lũ, lụt, biến đổi khí hậu của các ngành Nông nghiệp phát triển nông thôn, Tài nguyên môi trường.

Cải tạo và xây dựng hệ thống công trình hạ tầng xã hội: y tế, trường học, dịch vụ thương mại công cộng.

Chương trình Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp; nhà ở tái định cư, ổn định dân cư các vùng có dự án đầu tư phát triển; Xây dựng nhà ở kiên cố cho người dân ở khu vực nông thôn.

b) Các dự án ưu tiên đầu tư

Phát triển các hệ thống giao thông đường bộ: nâng cấp Quốc lộ 14, Quốc lộ 14C, Quốc lộ 28, các tuyến tỉnh lộ.

Xây dựng tuyến đường sắt Đắk Nông - Chơn Thành.

Xây dựng cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp: Nhân Cơ, Nhân Cơ 2.

Xây dựng sân bay chuyên dụng Nhân Cơ.

Xây dựng công viên địa chất khu vực Krông Nô trở thành Công viên địa chất toàn cầu.

Phát triển hệ thống hạ tầng khung cho cấp nước, điện, xử lý nước thải, rác thải, nghĩa trang.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục gửi Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định; tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông Khóa III Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;
- Cc kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
-TT Tnh ủy, TT. HĐND;
- UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các ban HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Ban đảng của Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh;
- Vp: Tình ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- Báo Đắk Nông, Đài PT-TH, Công báo tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh, Trung tâm Lưu trữ tỉnh;
- Lưu: VT, LĐ và CV Phòng TH, HSKH.

CHỦ TỊCH




Lê Diễn

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản