500315

Nghị quyết 9/2021/NQ-HĐND quy định về hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2022 và giai đoạn 2023-2025

500315
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Nghị quyết 9/2021/NQ-HĐND quy định về hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2022 và giai đoạn 2023-2025

Số hiệu: 9/2021/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương Người ký: Phạm Xuân Thăng
Ngày ban hành: 08/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 9/2021/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
Người ký: Phạm Xuân Thăng
Ngày ban hành: 08/12/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9/2021/NQ-HĐND

Hải Dương, ngày 08 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2022 VÀ GIAI ĐOẠN 2023-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;

Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

Xét Tờ trình số 118/TTr-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2022 và giai đoạn 2023-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2022 và giai đoạn 2023 - 2025.

Điều 2. Thời gian thực hiện

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2021./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban TV Quốc hội; (để báo cáo)
- Thủ tướng Chính phủ; (để báo cáo)
- Bộ Tài chính; (để báo cáo)
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VB); (để báo cáo)
- Ban Công tác Đại biểu; (để báo cáo)
- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Lãnh đạo và CV Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Báo Hải Dương, Trang TTĐT Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Trung tâm CNTT - VP UBND tỉnh;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Phạm Xuân Thăng

 

QUY ĐỊNH

HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2022 VÀ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết định số: 9/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2022 và giai đoạn 2023 - 2025 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Sở, ban, ngành, đơn vị dự toán và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Ủy ban nhân dân các xã, phường thị trấn;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập, phân bổ, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng

1. Đảm bảo tính công bằng, công khai và minh bạch trong phương án phân bổ ngân sách. Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương năm 2022 và giai đoạn 2023 - 2025; đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện hệ thống định mức mới.

2. Đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đến thời điểm ban hành định mức và nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ tiền lương tối thiểu 1.490.000 đồng/tháng. Trường hợp nhà nước điều chỉnh tăng mức lương cơ sở và tăng các chính sách, chế độ mới, kinh phí sẽ được bổ sung cho các đơn vị và các cấp ngân sách theo chế độ quy định và khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

3. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu theo quy định của pháp luật, để thực hiện đúng cơ chế tài chính hiện hành, bảo đảm công bằng trong phân bổ ngân sách giữa đơn vị có thu và đơn vị không có nguồn thu, góp phần thúc đẩy xã hội hoá, mức kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập có thu được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa nhu cầu chi theo định mức này và một phần số thu phí, lệ phí, thu khác được để lại của đơn vị sau khi trừ chi phí hoạt động thu theo chế độ quy định.

4. Đáp ứng cơ bản nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của mỗi cấp chính quyền, đồng thời tạo điều kiện cho các Sở, ban ngành đơn vị dự toán, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tăng cường tính tự chủ, chủ động quyết định ngân sách của mình, khuyến khích tăng cường công tác quản lý tài chính, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, sử dụng ngân sách hiệu quả.

Điều 3. Phương pháp xác định tiêu chí định mức

1. Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các tổ chức Đảng, Ủy ban MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập năm trước liền kề được Hội đồng nhân dân tỉnh giao làm cơ sở để tính dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch.

2. Số giường bệnh của sự nghiệp chữa bệnh xác định theo kế hoạch giao của Ủy ban nhân dân tỉnh do Sở Y tế cung cấp.

3. Học sinh, sinh viên hệ đào tạo chính quy bình quân và học sinh học bổ túc trung học phổ thông, học hướng nghiệp được xác định căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo hàng năm do đơn vị cung cấp tại thời điểm 01/10 năm trước năm kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào số thực tế phát sinh khi quyết toán, sẽ thực hiện theo số học sinh, sinh viên có mặt.

4. Tiền lương và các khoản có tính chất lương làm cơ sở phân bổ dự toán chi được xác định theo số biên chế có mặt thuộc chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao tại thời điểm xây dựng dự toán. Trường hợp biên chế có mặt tại thời điểm xây dựng dự toán thấp hơn so với biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm liền kề trước năm kế hoạch thì tiền lương của số biên chế thiếu được xác định trên cơ sở lương bậc 1 của công chức loại A1, các khoản phụ cấp theo lương cùng các khoản đóng góp theo quy định.

5. Dân số của từng huyện, thành phố, thị xã, dân số đô thị, miền núi, nông thôn được xác định theo số liệu do Cục thống kê cung cấp.

6. Số đối tượng bảo trợ xã hội tại các Trung tâm bảo trợ xã hội do Sở Lao động Thương binh và xã hội cung cấp. Số đối tượng bảo trợ xã hội tại các huyện, thành phố, thị xã do UBND các huyện, thành phố, thị xã cung cấp.

7. Số ki lô mét (km) đường giao thông và bề mặt đường giao thông cấp tỉnh do Sở Giao thông Vận tải tổng hợp và cung cấp; số ki lô mét (km) đường giao thông và bề mặt đường giao thông cấp huyện, cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp.

8. Số ki lô mét (km) chiều dài đê và diện tích đất nông nghiệp tại các huyện, thành phố, thị xã do Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cung cấp.

9. Diện tích đất công nghiệp tại các huyện, thành phố, thị xã do Sở Công thương (cụm công nghiệp) và Ban Quản lý khu công nghiệp (khu công nghiệp) cung cấp.

10. Cấp đô thị hành chính cấp huyện do Sở Xây dựng cung cấp.

11. Phân loại xã, phường, thị trấn theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm xây dựng định mức.

Chương II

HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI THƯỜNG XUYÊN CÁC CẤP NGÂN SÁCH

Điều 4. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính khối tỉnh

1. Tiêu chí xác định theo biên chế được cấp thẩm quyền giao có phân bậc theo qui mô biên chế.

2. Định mức phân bổ:

- Chi con người: Đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ chi cho con người theo biên chế được giao như lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ.

- Chi hoạt động chung được xác định trên cơ sở quy mô phân bậc biên chế như sau:

Đơn vị: Triệu đồng /biên chế/năm

Biên chế được cấp có thẩm quyền giao

Định mức phân bổ năm 2022

1. Khối cơ quan Đảng

 

- Văn phòng Tỉnh ủy

58

- Các cơ quan khối Đảng

47

2. Khối cơ quan hành chính nhà nước

 

- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

39

- Văn phòng UBND tỉnh

39

- Các sở, ban, ngành

 

+ Từ 50 biên chế trở lên

30

+ Từ 20 đến dưới 50 biên chế

33

+ Dưới 20 biên chế

35

Điều 5. Định mức phân bổ cho Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Bao gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Được áp dụng định mức chi tại Điều 4, căn cứ trên cơ sở số biên chế được giao và các nhiệm vụ chi đặc thù của các cơ quan này để phân bổ dự toán ngân sách.

Điều 6. Định mức phân bổ cho đối với các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự đảm bảo. Trường hợp các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Nhà nước giao nhiệm vụ hoặc được Nhà nước ban hành cơ chế chính sách riêng thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện.

Đối với các Hội được giao biên chế thì thực hiện khoán kinh phí theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vận dụng định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước lĩnh vực quản lý nhà nước và thực hiện hỗ trợ cho các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.

Đối với các Hội quần chúng khác đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí, hoạt động theo điều lệ và tuân thủ pháp luật; ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.

Điều 7. Định mức phân bổ cho các đơn vị sự nghiệp công lập khối tỉnh

1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước không hỗ trợ, trừ kinh phí nhà nước đặt hàng, đấu thầu hoặc giao nhiệm vụ theo qui định.

2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước nhưng chưa đảm bảo chi thường xuyên. Sau mỗi thời kỳ ổn định (05 năm), thực hiện rà soát, nâng mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị nhóm 3 (trừ đơn vị sự nghiệp công cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, không có nguồn thu sự nghiệp) theo lộ trình quy định tại Khoản 4, Điều 35, Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ.

3. Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác được áp dụng cơ chế tự chủ tài chính quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP theo nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí hoạt động, ngân sách nhà nước không hỗ trợ.

4. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn lại do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên (không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp): Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên trên cơ sở nhiệm vụ được Nhà nước giao, số lượng người làm việc và định mức phân bổ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

a) Tiêu chí xác định theo số lượng người làm việc được cấp thẩm quyền phê duyệt có phân bậc theo qui mô biên chế.

b) Định mức phân bổ:

- Chi con người: Đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ chi cho con người theo biên chế được giao như lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ.

- Chi hoạt động chung được xác định trên cơ sở quy mô phân bậc biên chế sau:

Đơn vị: Triệu đồng /biên chế/năm

Biên chế được cấp có thẩm quyền giao

Định mức phân bổ năm 2022

Từ 50 biên chế trở lên

24

Từ 20 đến dưới 50 biên chế

26

Dưới 20 biên chế

29

Điều 8. Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực chi sự nghiệp.

1. Chi sự nghiệp giáo dục

a) Đối với các trường Trung học phổ thông:

- Tiêu chí xác định theo biên chế và theo số học sinh Trung học phổ thông trong 1 năm ngân sách.

- Định mức phân bổ chi ngân sách nhà nước:

+ Chi con người: Đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ chi cho con người theo biên chế được giao như lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ.

+ Chi công việc khối Trung học phổ thông: định mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ công việc được tính theo số học sinh học trung học phổ thông trong 01 năm, cụ thể: Khu vực thành thị: 481.000 đồng /học sinh/năm; Khu vực miền núi: 886.000 đồng /học sinh/năm; Khu vực nông thôn và các khu vực còn lại: 643.000 đồng /học sinh/năm.

+ Mức chi trường THPT chuyên Nguyễn Trãi: phân bổ theo chế độ chính sách đặc thù và chương trình môn học theo qui định của Bộ Giáo dục đào tạo và UBND tỉnh.

b) Đối với học sinh học bổ túc trung học phổ thông thuộc các đơn vị khối tỉnh: Nhà nước sẽ thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị theo số lượng học sinh với định mức 4,9 triệu đồng/học sinh/năm.

2. Chi sự nghiệp đào tạo

a) Tiêu chí xác định theo số sinh viên học chính quy, quy đổi theo niên độ ngân sách.

b) Định mức phân bổ chi ngân sách nhà nước:

Đơn vị tính: 1.000 đồng/sinh viên/năm

Nội dung

Định mức phân bổ
Sinh viên/Năm

I- ĐÀO TẠO CHÍNH QUI

 

1- Đào tạo đại học

 

- Nhóm ngành khoa học xã hội nhân văn,nghệ thuật, giáo dục đào tạo, kinh tế, kinh doanh, pháp luật

13.200

- Nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ thông tin, thể dục thể thao, nghệ thuật, du lịch và môi trường; nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

15.700

- Nhóm ngành sức khỏe

19.300

2- Cao Đẳng

 

- Nhóm ngành khoa học xã hội nhân văn,nghệ thuật, giáo dục đào tạo, kinh tế, kinh doanh, pháp luật; nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

10.700

- Nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ thông tin, thể dục thể thao, nghệ thuật, du lịch và môi trường

12.600

- Nhóm ngành sức khỏe

15.500

3- Trung cấp

 

- Nhóm ngành khoa học xã hội nhân văn,nghệ thuật, giáo dục đào tạo, kinh tế, kinh doanh, pháp luật; nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

9.200

- Nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ thông tin, thể dục thể thao, nghệ thuật, du lịch và môi trường

11.000

- Nhóm ngành sức khỏe

13.500

Đối với trường Đại học Hải Dương và Cao đẳng Hải Dương đang trong lộ trình sáp nhập, trường Cao đẳng Y tế, trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật năm 2022, ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch thiếu tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp trên cơ sở số biên chế có mặt. Từ năm 2023 trở đi, thực hiện lộ trình giảm dần phần ngân sách hỗ trợ thiếu tiền lương như sau: Năm 2023: giảm 30%, năm 2024: giảm 50%, năm 2025: 70%, năm 2026: giảm 100%, đồng thời xem xét giảm chi theo quy định như đối với các đơn vị sự nghiệp khác.

3. Chi sự nghiệp y tế

a) Tiêu chí phân bổ theo đầu giường bệnh, dân số, biên chế và các tiêu chí bổ sung chi công việc khối quản lý hành chính.

b) Định mức phân bổ:

- Khối chữa bệnh: Bệnh viện công lập 15 triệu/giường bệnh. Riêng Bệnh viện Phong Chí Linh: Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh phong theo cơ chế đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trên cơ sở số lượng đối tượng, đơn giá khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và nuôi dưỡng của các đối tượng được cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. Bệnh viện Tâm thần thực hiện theo 2 phương thức: Ngân sách nhà nước đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và thực hiện theo cơ chế đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đối với dịch vụ nuôi dưỡng bệnh nhân tâm thần. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí trong trường hợp đơn vị chưa tự bảo đảm được chi thường xuyên đối với các hoạt động khám, chữa bệnh.

- Y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, dân số, an toàn thực phẩm tuyến tỉnh: Phân bổ theo qui mô biên chế như định mức chi thường xuyên sự nghiệp và kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặc thù.

- Y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, dân số, an toàn thực phẩm tuyến huyện (bao gồm cả trạm y tế xã, phường, thị trấn):

+ Chi cho con người: Đảm bảo đầy đủ chế độ chi cho con người bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ qui định.

+ Chi công việc, hoạt động nghiệp vụ thường xuyên: Bố trí theo tiêu chí dân số: 12.000 đồng/người dân/năm.

4. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ

Việc phân bổ sự nghiệp khoa học công nghệ căn cứ vào các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bố trí theo tiến độ thực hiện nhiệm vụ và khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm, ưu tiên các nhiệm vụ chuyển tiếp, chỉ bố trí cho các nhiệm vụ mới sau khi phân bổ đủ các nhiệm vụ chuyển tiếp hoặc nhiệm vụ mới phải thật sự cấp bách. Không phân bổ kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phê duyệt không đúng thẩm quyền và không xác định được nguồn kinh phí đảm bảo.

5. Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội

- Đối với các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù như: Bảo trợ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng tập trung, và các cơ sở bảo trợ khác…: Ngân sách Nhà nước bổ sung kinh phí chi chế độ chính sách cho đối tượng, chi phí điện, nước, các khoản chi khác,… và các chế độ chính sách đặc thù cho người lao động và đảm bảo kinh phí thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP (xác định trên cơ sở số hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được giao năm 2021).

- Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định hiện hành, các chế độ chính sách an sinh xã hội của tỉnh thực hiện theo tiêu chuẩn của địa phương được đảm bảo theo chế độ quy định. Kinh phí thực hiện các chương trình an sinh và mục tiêu xã hội khác bố trí theo nhiệm vụ được giao, phù hợp khả năng của ngân sách cấp tỉnh.

6. Chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, thể dục thể thao

Kinh phí thực hiện chế độ chính sách đối với vận động viên, huấn luyện viên, nghệ sỹ, khen thưởng, các chế độ chính sách khác của tỉnh thực hiện theo tiêu chuẩn của địa phương được đảm bảo theo chế độ quy định và đảm bảo kinh phí thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP (xác định trên cơ sở số hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được giao năm 2021)

7. Chi sự nghiệp kinh tế

a) Sự nghiệp giao thông:

- Tiêu chí phân bổ theo số ki lô mét (km) đường giao thông có phân bậc theo bề rộng mặt đường do cấp tỉnh quản lý.

- Định mức phân bổ:

+ Mặt đường dưới 5,5m: 68 triệu đồng/km/năm.

+ Mặt đường từ 5,5m đến dưới 7m: 98 triệu đồng/km/năm.

+ Mặt đường từ 7m đến dưới 11m: 103 triệu đồng/km/năm.

+ Mặt đường từ 11m trở lên: 106 triệu đồng/km/năm.

+ Đối với các tuyến có bề rộng mặt đường rộng hơn quy mô nêu trên (là các tuyến có dải phân cách giữa) thì được tính hệ số 2 bề rộng đường tương ứng).

- Định mức phân bổ chi thường xuyên đường thủy nội địa: 75 triệu đồng/km/năm.

b) Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, môi trường: Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí bổ sung chi thường xuyên theo định mức chi thường xuyên sự nghiệp trên nguyên tắc xác định tổng dự toán thu - chi của đơn vị theo chế độ.

c) Kinh phí thực hiện miễn thu thủy lợi phí được xác định trên diện tích tưới tiêu và được tính toán trên cơ sở dự toán kinh phí miễn thu thủy lợi phí hằng năm do Trung ương cân đối vào dự toán ngân sách địa phương.

d) Các chương trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, thực hiện các nhiệm vụ khuyến công, xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch, hỗ trợ xử lý rác và các nhiệm vụ khác, các đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh căn cứ nhiệm vụ được giao, tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách cấp tỉnh.

Điều 9. Chi an ninh, quốc phòng

Ngân sách đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh được phân cấp cho địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ dân quân tự vệ theo Luật Dân quân tự vệ và các chế độ chính sách theo quy định do ngân sách địa phương đảm nhiệm.

Điều 10. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính khối huyện

1. Chi quản lý nhà nước

a) Tiêu chí xây dựng định mức theo biên chế được cấp thẩm quyền giao, chi nghiệp vụ thường xuyên theo dân số.

b) Định mức phân bổ:

- Chi con người: Đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ chi cho con người theo biên chế được giao như lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ.

- Chi nghiệp vụ thường xuyên: 27.000 đồng/người dân/năm.

- Kinh phí hoạt động của HĐND cấp huyện: 20 triệu đồng/đại biểu/năm.

2. Chi kinh phí Đảng

a) Tiêu chí xây dựng định mức theo biên chế được cấp thẩm quyền giao, kinh phí chi nghiệp vụ thường xuyên theo tiêu chí dân số.

b) Định mức phân bổ:

- Chi con người: Đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ chi cho con người theo biên chế được giao như lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ.

- Chi nghiệp vụ thường xuyên: 27.000 đồng/người dân/năm.

3. Chi kinh phí Hội, đoàn thể

a) Tiêu chí xây dựng định mức theo biên chế được cấp thẩm quyền giao, kinh phí chi nghiệp vụ thường xuyên theo tiêu chí dân số.

b) Định mức phân bổ:

- Chi con người: Đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ chi cho con người theo biên chế được giao như lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ.

- Chi nghiệp vụ thường xuyên: 20.000 đồng/người dân/năm.

Trên cơ sở định mức theo đầu dân số, các huyện, thành phố, thị xã phân bổ chi quản lý hành chính theo đầu biên chế đảm bảo tối thiểu: các phòng, ban, các hội đoàn thể là 24 triệu đồng/1 biên chế/năm; Văn phòng UBND - HĐND, Văn phòng huyện ủy, thành ủy, thị ủy 36 triệu đồng/1 biên chế/năm và các nhiệm vụ đặc thù của các đơn vị.

Điều 11. Định mức phân bổ chi sự nghiệp khối huyện

1. Chi sự nghiệp giáo dục

a) Tiêu chí xác định định mức trên cơ sở người dân trong độ tuổi đi học (0-15 tuổi).

b) Định mức chi tính theo dân số trong độ tuổi đi học (0-15 tuổi): 5.200.000 đồng/người dân/năm với hệ số dân số đồng bằng: 1, dân số đô thị: 0,85, dân số miền núi: 1,40.

Trên cơ sở định mức quy định tại khoản này, trường hợp tỷ lệ chi thường xuyên cho hoạt động giảng dạy và học tập nhỏ hơn 19% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục, sẽ được bổ sung để bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, học bổng cho học sinh dân tộc nội trú) tối đa 81%.

c) Đối với học bổ túc tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên

- Tiêu chí xác định định mức chi theo biên chế và theo số học sinh trong 1 năm ngân sách.

- Định mức phân bổ: Đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ chi cho con người theo biên chế được giao như lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ và chi công việc học bổ túc tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên: Định mức chi ngân sách nhà nước cho công việc được tính theo số học sinh học bổ túc trung học phổ thông trong 01 năm: 450.000 đồng /học sinh/năm.

- Chi công tác hướng nghiệp: Được kết cấu trong định mức chi dân số trong sự nghiệp chi giáo dục.

2. Chi sự nghiệp đào tạo

a) Tiêu chí xác định định mức theo biên chế và dân số từ 18 tuổi trở lên.

b) Định mức phân bổ

- Chi thường xuyên theo biên chế: 140 triệu đồng/biên chế/năm.

- Chi hoạt động nghiệp vụ theo dân số từ 18 tuổi trở lên: 18.000 đồng/người dân/năm.

3. Chi sự nghiệp giao thông

a) Tiêu chí xác định định mức theo số ki lô mét (km) đường giao thông có phân bậc theo bề rộng mặt đường do cấp huyện quản lý.

b) Định mức phân bổ:

+ Mặt đường từ 3,5m đến dưới 5,5m: 60 triệu đồng/km/năm.

+ Mặt đường từ 5,5m đến dưới 7 m: 68 triệu đồng/km/năm.

+ Mặt đường từ 7m đến dưới 11m: 98 triệu đồng/km/năm.

+ Mặt đường từ 11m trở lên: 103 triệu đồng/km/năm.

+ Đối với các tuyến có bề rộng mặt đường rộng hơn quy mô nêu trên (là các tuyến có dải phân cách giữa) thì được tính hệ số 2 bề rộng đường tương ứng.

- Định mức chi hoạt động đảm bảo an toàn giao thông cấp huyện: 200 triệu đồng/huyện/năm.

- Hỗ trợ duy trì hoạt động cầu phao Ô Xuyên: 400 triệu đồng/năm

4. Chi sự nghiệp nông lâm nghiệp, phòng chống lụt bão

a) Tiêu chí xác định theo biên chế được cấp thẩm quyền giao, diện tích đất nông nghiệp, số ki lô mét (km) đê.

b) Định mức phân bổ:

- Chi thường xuyên theo biên chế: 113 triệu đồng/biên chế/năm.

- Chi hoạt động nghiệp vụ: 87.000 đồng/ha đất nông nghiệp/năm và 19 triệu đồng/km đê/năm.

5. Chi sự nghiệp y tế

a) Tiêu chí xác định theo tiêu chí dân số.

b) Định mức phân bổ: chi hoạt động nghiệp vụ: 2.750 đồng/người dân/năm.

6. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao

a) Tiêu chí xác định theo biên chế được cấp thẩm quyền giao.

b) Định mức phân bổ:

- Chi thường xuyên theo biên chế: 113 triệu đồng/biên chế/năm.

- Chi hoạt động nghiệp vụ: 11.000 đồng/người dân/năm.

- Hỗ trợ duy trì: Câu lạc bộ Nguyễn Trãi - thành phố Hải Dương: 500.000.000 đồng/năm; Nhà thiếu nhi thành phố Chí Linh: 150.000.000 đồng/năm.

7. Chi sự nghiệp phát thanh truyền thanh

a) Tiêu chí xác định theo biên chế được cấp thẩm quyền giao.

b) Định mức phân bổ:

- Chi thường xuyên theo biên chế: 113 triệu đồng/biên chế/năm;

- Chi hoạt động nghiệp vụ: 5.000 đồng/người dân/năm.

8. Chi sự nghiệp kinh tế, kiến thiết thị chính, môi trường

a) Tiêu chí xác định theo dân số, diện tích đất công nghiệp, đơn vị đô thị hành chính cấp huyện.

b) Định mức phân bổ:

- Chi thường xuyên theo biên chế: 113 triệu đồng/biên chế/năm.

- Chi hoạt động nghiệp vụ:

+ Theo dân số: 60.000 đồng/ dân đô thị và 8.000 đồng/người dân/năm (đô thị loại I hệ số 7; đô thị loại II hoặc loại III hệ số 3; đô thị loại IV hệ số 2; vùng còn lại hệ số 1).

+ Theo đơn vị đô thị hành chính cấp huyện: Thành phố Hải Dương (đô thị loại I): 90 tỷ đồng/năm; Thành phố Chí Linh (đô thị loại III): 15,5 tỷ đồng/năm; Thị xã Kinh Môn ( đô thị loại IV): 11 tỷ đồng/năm.

+ Theo diện tích đất công nghiệp: 87.000 đồng/ha/năm.

9. Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội

a) Tiêu chí xác định theo đối tượng bảo trợ xã hội và dân số, đơn vị hành chính cấp huyện.

b) Định mức phân bổ:

- Trợ cấp cho các đối tượng đảm bảo xã hội được tính theo số đối tượng được hưởng và chế độ chính sách quy định hiện hành.

- Chi hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, tập huấn, thẩm định hồ sơ, công tác quản lý, chi khác: 50 triệu đồng/huyện/năm.

- Chi trợ cấp đột xuất, chi hỗ trợ cho đối tượng lang thang cơ nhỡ, thăm hỏi ngày lễ, tết, chi cho công tác bảo đảm xã hội cấp huyện: 2.200 đồng/người dân/năm.

- Kinh phí quà tết cho người cao tuổi: Theo số đối tượng được hưởng và chế độ chính sách quy định hiện hành.

10. Chi an ninh

a) Tiêu chí xác định theo dân số.

b) Định mức phân bổ chi hoạt động nghiệp vụ: 2.750 đồng/người dân/năm.

11. Chi Quốc phòng

a) Tiêu chí xác định theo dân số.

b) Định mức phân bổ:

- Chi hoạt động nghiệp vụ: 2.750 đồng/ người dân /năm.

- Chi huấn luyện dự bị động viên, dân quân tự vệ theo qui định trên cơ sở tiền ăn, phụ cấp gia đình theo mức lương cơ sở; phụ cấp các chức danh dân quân tự vệ.

12. Chi khác ngân sách

a) Tiêu chí xác định theo dân số.

b) Định mức phân bổ 2.200 đồng/ người dân /năm.

Điều 12. Định mức chung bổ sung chi quản lý hành chính và chi sự nghiệp khối huyện

Đối với huyện, thành phố, thị xã có dân số thấp dưới 140.000 người dân hoặc dân số miền núi được phân bổ thêm 8% số chi tính theo định mức dân số nêu trên.

Điều 13. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể khối xã

a) Tiêu chí xác định theo biên chế được giao và đơn vị hành chính cấp xã.

b) Định mức phân bổ:

- Đảm bảo chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương thực tế của cán bộ, công chức cấp xã trên cơ sở định biên theo từng loại xã. Đối với các xã sáp nhập được xác định theo thực tế có mặt tại thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm và giảm dần về định biên theo quy định hiện hành.

- Đảm bảo chi phụ cấp cấp ủy; phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và các khoản đóng góp theo quy định.

- Chi hoạt động nghiệp vụ:

+ Xã loại I: 730 triệu đồng/xã/năm

+ Xã loại II: 715 triệu đồng/xã/năm

+ Xã loại III: 700 triệu đồng/xã/năm

- Bổ sung đặc thù đối với xã sáp nhập 50 triệu đồng/xã/năm (2 xã sáp nhập thành 1 xã); 70 triệu đồng/xã/năm (3 xã sáp nhập thành 1 xã).

Điều 14. Định mức chi sự nghiệp khối xã

1. Sự nghiệp giáo dục

a) Tiêu chí xác định theo dân số.

b) Định mức phân bổ chi hoạt động nghiệp vụ 2.400 đồng/người dân/năm

Đối với phường, thị trấn, xã miền núi tính theo hệ số 1,3. Xã có dân số dưới 5.000 dân được tính mức chi sự nghiệp bằng xã có 5.000 dân.

2. Sự nghiệp văn hóa thông tin và thể dục thể thao a) Tiêu chí xác định theo dân số.

b) Định mức phân bổ chi hoạt động nghiệp vụ 7.800 đồng/người dân/năm

Đối với phường, thị trấn, xã miền núi tính theo hệ số 1,3. Xã có dân số dưới 5.000 dân được tính mức chi sự nghiệp bằng xã có 5.000 dân.

3. Sự nghiệp phát thanh, truyền thanh

a) Tiêu chí xác định theo dân số.

b) Định mức phân bổ chi hoạt động nghiệp vụ 3.500 đồng/người dân/năm

Đối với phường, thị trấn, xã miền núi tính theo hệ số 1,3. Xã có dân số dưới 5.000 dân được tính mức chi sự nghiệp bằng xã có 5.000 dân.

4. Sự nghiệp nông, lâm, thủy lợi

a) Tiêu chí xác định theo diện tích đất nông nghiệp.

b) Định mức phân bổ hoạt động nghiệp vụ 60.000 đồng/ha/năm.

5. Sự nghiệp Y tế

a) Tiêu chí xác định theo dân số.

b) Định mức phân bổ hoạt động nghiệp vụ 2.400 đồng/người dân/năm

Đối với phường, thị trấn xã miền núi tính theo hệ số 1,3. Xã có dân số dưới 5.000 dân được tính mức chi sự nghiệp bằng xã có 5.000 dân.

6. Sự nghiệp môi trường

a) Tiêu chí xác định theo dân số.

b) Định mức phân bổ hoạt động nghiệp vụ 3.000 đồng/người dân/năm.

Đối với thị trấn, xã đồng bằng tính theo hệ số 1,3. Xã có dân số dưới 5.000 dân được tính mức chi sự nghiệp bằng xã có 5.000 dân.

7. Sự nghiệp giao thông

a) Tiêu chí xác định theo số ki lô mét (km) đường xã quản lý và đơn vị hành chính cấp xã.

b) Định mức phân bổ:

+ Duy tu bảo dưỡng thường xuyên: 2,4 triệu đồng/km/năm.

+ Sửa chữa định kỳ, chi đảm bảo giao thông và chi khác: 15 triệu đồng/xã/năm.

8. Chi đảm bảo xã hội

a) Tiêu chí xác định theo đơn vị cấp xã

b) Định mức phân bổ:

+ Xã loại I : 35.000.000 đồng/xã/năm.

+ Xã loại II : 33.000.000 đồng/xã/năm.

+ Xã loại III : 30.000.000 đồng/xã/năm.

9. Chi Quốc phòng

a) Tiêu chí xác định theo đơn vị cấp xã

b) Định mức phân bổ:

+ Xã loại I : 20.000.000 đồng/xã/năm.

+ Xã loại II : 18.000.000 đồng/xã/năm.

+ Xã loại III : 15.000.000 đồng/xã/năm.

10. Chi an ninh

a) Tiêu chí xác định theo đơn vị cấp xã

b) Định mức phân bổ:

+ Xã loại I : 20.000.000 đồng/xã/năm.

+ Xã loại II : 18.000.000 đồng/xã/năm.

+ Xã loại III : 15.000.000 đồng/xã/năm.

11. Chi khác ngân sách

a) Tiêu chí xác định theo dân số

b) Định mức phân bổ 1.000 đồng/người dân/năm.

Điều 15. Dự phòng ngân sách

1. Dự phòng ngân sách cấp huyện, cấp xã là 2% tổng chi ngân sách địa phương.

2. Trên cơ sở dự toán chi cân đối ngân sách địa phương, căn cứ tình hình thực tế, các huyện, thành phố, thị xã, các xã, phường, thị trấn chủ động bố trí dự phòng ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Quy định thực hiện hệ thống định mức đối với niên độ ngân sách năm 2022 và giai đoạn 2023-2025.

1. Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách áp dụng cho năm ngân sách 2022. Những năm tiếp theo của giai đoạn 2023 - 2025 được áp dụng hệ thống định mức này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Định mức chưa bao gồm các nhiệm vụ đặc thù, chi thường xuyên phát sinh. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ theo quy định đối với chính sách mới, chính sách tăng chi so với định mức, mở rộng đối tượng thụ hưởng đã tính trong dự toán đầu năm. Sở, ban, ngành, đơn vị dự toán, UBND các cấp chủ động báo cáo trong trường hợp thừa hoặc thiếu kinh phí để Sở Tài chính trình UBND tỉnh bố trí dự toán thực hiện.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số bổ sung từ ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới trực tiếp. Số bổ sung cân đối ngân sách hằng năm trên cơ sở số chênh lệch dự toán thu và dự toán chi ngân sách cấp dưới. Bổ sung cân đối nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao.

4. Số bổ sung mục tiêu trên cơ sở số Trung ương bổ sung có mục tiêu và các mục tiêu của tỉnh, của huyện trong năm để thực hiện:

- Các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành, nhưng chưa được bố trí hoặc bố trí chưa đủ trong dự toán ngân sách hằng năm; mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở nhu cầu chi theo chế độ, chính sách và khả năng cân đối của ngân sách các cấp có liên quan;

- Các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện, mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao;

- Khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng ngân sách nhưng chưa đáp ứng đủ;

- Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của ngân sách cấp dưới. Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình, dự án.

6. Đối với các năm trong giai đoạn 2023- 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phương án xử lý trong trường hợp có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động làm ngân sách cấp huyện tăng thu lớn (trên 30% dự toán số thu từ sản xuất kinh doanh thường xuyên trên địa bàn năm 2022).

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản