204321

Quyết định 101/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế tạm thời tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

204321
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 101/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế tạm thời tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số hiệu: 101/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Nguyễn Hoàng Sơn
Ngày ban hành: 17/04/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 101/2006/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
Người ký: Nguyễn Hoàng Sơn
Ngày ban hành: 17/04/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/2006/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 17 tháng 4 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG, ĐÌNH CÔNG TỰ PHÁT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Bộ Luật Lao động năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Bộ luật lao động năm 2002;

Căn cứ Chỉ thị số 06/2006/CT-TTg ngày 06/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ

về tăng cường chỉ đạo và chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp;

Theo đề nghị của Trưởng Ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tạm thời tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Điều 2. Giao cho Trưởng Ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát của tỉnh triển khai thực hiện đúng nội dung Quy chế này và có báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn Phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ Tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành viên Ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát của tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Sơn

 

QUY CHẾ TẠM THỜI

VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG, ĐÌNH CÔNG TỰ PHÁT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 101/2006/QĐ-UBND ngày 17/4/2006 của UBND tỉnh Bình Dương)

Do tình hình thực tế về tranh chấp lao động, đình công tự phát đã liên tiếp xảy ra với quy mô lớn và diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Để ngăn chặn và giải quyết kịp thời tranh chấp lao động, đình công tự phát xảy ra tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động và lợi ích chung của toàn xã hội; xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh, góp phần cải thiện, ổn định môi trường đầu tư bảo đảm an ninh trật tự trong thời gian tới. Nhằm góp phần vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát với những nội dung sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định tổ chức và cơ chế hoạt động của Ban chỉ đạo; nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban chỉ đạo; mối quan hệ và việc phối hợp giữa các thành viên, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động của Ban chỉ đạo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các thành viên Ban chỉ đạo

2. Các doanh nghiệp xảy ra tranh chấp lao động, đình công tự phát thuộc các thành phần kinh tế (viết tắt là doanh nghiệp).

3. Người lao động làm việc ở các doanh nghiệp xảy ra tranh chấp lao động, đình công tự phát (viết tắt là người lao động).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Người lao động: là người ít nhất đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp động lao động.

2. Người sử dụng lao động: là doanh nghiệp, cơ quan tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi trở lên, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.

3. Tranh chấp lao động: là những tranh chấp về quyền lợi và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề.

4. Đình công: là việc xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể và trong phạm vi quan hệ lao động xảy ra trong phạm vi doanh nghiệp; tổ chức đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định sau khi được quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín và lấy chữ ký, đồng thời phải áp dụng theo khoản 2 Điều 173 Bộ Luật Lao động.

Điều 4. Quyền yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

1. Người lao động, tập thể lao động và người sử dụng lao động theo thủ tục do quy định của pháp luật có quyền yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình.

2. Nơi chưa có tổ chức Công đoàn cơ sở thì sẽ do tập thể người lao động có đơn yêu cầu, trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động thì Công đoàn cấp trên cơ sở trực tiếp quản lý có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết.

3. Người yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động có quyền rút đơn, thay đổi nội dung đơn. Các đương sự có quyền thương lượng, hòa giải với nhau.

Điều 5. Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết tranh chấp lao động

1. Sở Lao động - Thương binh Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, UBND các huyện, thị xã là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động; theo phạm vi chức năng của mình, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công đoàn cùng cấp giải quyết các vụ tranh chấp lao động khi xảy ra trên địa bàn do cấp mình quản lý.

2. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động phải tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu các bên tranh chấp lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ; trưng cầu giám định; mời nhân chứng người có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tham gia.

3. Các bên tranh chấp lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ và phải có mặt đúng địa điểm, thời gian theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp lao động được kịp thời, chính xác, công bằng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp.

Điều 6. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hướng dẫn để các bên tranh chấp tự dàn xếp thỏa thuận, thương lượng trực tiếp với nhau hoặc tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động. Các bên tranh chấp lao động phải nghiêm chỉnh chấp hành những thỏa thuận đã đạt được.

Điều 7. Tiếng nói, chữ viết dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát và đại diện được uỷ quyền.

1. Tiếng nói, chữ viết dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao là tiếng Việt Nam.

2. Các đương sự có quyền thông qua người phiên dịch để biểu hiện tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

3. Các đương sự có thể Uỷ quyền bằng văn bản cho người đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động và chịu trách nhiệm về sự uỷ quyền đó theo quy định của pháp luật.

Chương II

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Điều 8. Tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo

- Ban chỉ đạo hoạt động kiêm nhiệm và các thành viên phối hợp trong quá trình tham gia giải quyết các vụ tranh chấp lao động và đình công tự phát theo đúng quy định nhà nước.

- Thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các sở, ngành, địa phương nào thì phải chủ động tổ chức thực hiện đúng chức trách của mình, địa phương mình trong việc vận dụng các quy định của nhà nước và địa phương để giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát một cách kịp thời, đúng pháp luật.

- Các thành viên Ban chỉ đạo chịu sự phân công và điều hành của Trưởng ban. Khi thành viên có thay đổi thì đơn vị chủ quản phải trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

- Ban chỉ đạo họp định kỳ mỗi quý 1 lần vào tuần cuối tháng thứ 3 để nghe thường trực báo cáo tình hình, diễn biến về giải quyết tranh chấp lao động và đình công trên phạm vi toàn tỉnh. Trong trường hợp cần thiết Ban chỉ đạo sẽ họp theo triệu tập của Trưởng ban để kịp thời giải quyết các tình huống phát sinh.

Điều 9. Trách nhiệm của Trưởng ban

1. Xây dựng kế hoạch để kịp thời chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vụ đình công xảy ra trên địa bàn tỉnh.

2. Phân công từng thành viên theo dõi nắm địa bàn, đồng thời phối hợp với Ban chỉ đạo huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, giải thích cho người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ các quy định của Bộ Luật Lao động, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ liên quan về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động. Đặc biệt là các quy định về chính sách tiền lương…

3. Xây dựng phương án phòng ngừa và đề ra biện pháp ngăn chặn hiệu quả đối với việc đình công ở trong và ngoài các cụm, khu công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.

4. Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo và thực hiện báo cáo tình hình giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát lên Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh Uỷ và UBND tỉnh theo quy định.

Điều 10. Thành viên Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Trưởng ban chỉ đạo và Điều 11 của Quy chế này.

Thường trực Ban chỉ đạo (Giám đốc Sở Lao động - Thương binh xã hội) có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình phát sinh tranh chấp lao động, đình công tự phát trên địa bàn toàn tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh Uỷ và UBND Tỉnh.

Chương III

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG, ĐÌNH CÔNG TỰ PHÁT VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP

MỤC A. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT

Điều 11. Trách nhiệm giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát của các thành viên Ban chỉ đạo

1. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh xã hội, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã trong địa bàn, phạm vi quản lý cần thực hiện các công việc như sau:

a) Tuyên truyền, phổ biến các Nghị định; các Công văn hướng dẫn về tiền lương đến người lao động và người sử dụng lao động;

b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động;

c) Giám sát việc thực hiện các cam kết của người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động;

d) Chủ động giải quyết những khiếu nại, thắc mắc của người lao động trong quan hệ lao động khi quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm phạm.

2. Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp; tăng cường việc tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật lao động cho người lao động; chỉ đạo công đoàn các cấp giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật lao động ở doanh nghiệp; nắm thông tin từ công đoàn cơ sở để kịp thời gian giải quyết những thắc mắc của người lao động.

3. Trưởng ban Dân vận tỉnh Uỷ chỉ đạo các Ban Dân vận địa phương nắm thông tin địa bàn từ các khu nhà trọ của người lao động, để kịp thời giải thích, động viên cho họ ra khỏi đội ngũ người lao động, đề phòng manh động xảy ra.

4. Phó Giám đốc Công an Tỉnh chỉ đạo và tổ chức lực lượng Công an bám sát địa bàn quản lý để nắm tình hình và có kế hoạch tách những kẻ kích động, xúi giục ra khỏi đội ngũ người lao động, đề phòng manh động xảy ra.

5. Giám đốc Sở Tư pháp, Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trên phương tiện thông tin đại chúng định kỳ hàng tuần.

6. Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư phối hợp cùng Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã tổ chức định kỳ các cuộc trao đổi, đối thoại với các nhà đầu tư khu vực lân cận; ghi nhận các kiến nghị, yêu cầu của tập thể.

7. Chánh Thanh tra tỉnh đề xuất với chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập và chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành đối với các doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng về tài chính làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

8. Khi có tranh chấp lao động xảy ra tại doanh nghiệp thuộc địa bàn phạm vi quản lý của mình, Chủ tịch UBND huyện, thị xã hoặc Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Trưởng ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh, Trưởng ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore có trách nhiệm chủ trì và chỉ đạo các phòng, ban, bộ phận nghiệp vụ trực thuộc phối hợp với cơ quan Công đoàn cùng cấp đến ngay tại hiện trường để ổn định tình hình an ninh trật tự, tìm hiểu rõ nguyên nhân, mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp lao động, đình công tự phát để đưa ra phương án giải quyết.

Điều 12. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát

1. Khi nhận được thông tin có xảy ra tranh chấp lao động, đình công tự phát tại doanh nghiệp trong địa bàn mình quản lý, Chủ tịch UBND huyện, thị xã hoặc Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Trưởng ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore cử hoặc thông báo cho lực lượng Công an đến hiện trường để ổn định tình hình trật tự, đề phòng những biểu hiện quá khích làm thiệt hại tài sản doanh nghiệp; đồng thời cử người phối hợp với cơ quan Công đoàn cùng cấp đến giải quyết.

2. Các ngành tổ chức hội ý nhanh gọn và phân công tiếp cận với các bên tranh chấp để nắm thông tin, chứng từ có liên quan; ổn định trật tự; phát hiện ngăn chặn các phần tquá khích, có biện pháp hạn chế sự lan tỏa vụ tranh chấp lao động sang khu vực lân cận; ghi nhận các kiến nghị, yêu cầu của tập thể lao động; làm việc với phía doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân và quá trình giải quyết kiến nghị, yêu cầu tại cơ sở; kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp.

3. Các ngành thống nhất đánh giá việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp; kết luận đúng, sai, đề xuất hướng xử lý vi phạm và đưa ra phương án giải quyết tranh chấp trên cơ sở quy định của pháp luật lao động, yêu cầu người sử dụng lao động nêu hướng khắc phục những vi phạm, thời gian và biện pháp giải quyết cụ thể từng nội dung kiến nghị, yêu cầu chính đáng, hợp pháp của tập thể lao động.

4. Yêu cầu ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Tập thể lao động của đại diện tham gia dự cuộc họp để cùng trao đổi, thương mại với người sử dụng lao động về hướng giải quyết từng nội dung kiến nghị, yêu cầu theo phương án giải quyết của các ngành chức năng. Kết quả được lập thành biên bản gửi cho các thành viên dự họp. Nếu một trong các bên tranh chấp không đồng ý theo phương án giải quyết của liên ngành thì hướng dẫn bên không đồng ý có đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

5. Tổ chức họp thông báo kết quả đã thương lượng, thời gian và hướng giải quyết nêu trên; giải thích rõ những kiến nghị, yêu cầu không phù hợp với pháp luật lao động để các bên tranh chấp cùng thực hiện. Trường hợp vụ việc phức tạp hoặc vượt quá thẩm quyền phải báo cáo ngay với Sở Lao động tỉnh biết để phối hợp giải quyết.

6. UBND huyện, thị xã hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore tổng hợp kết quả giải quyết vụ tranh chấp lao động, lập báo cáo gửi UBND tỉnh, Sở Lao động- Thương binh xã hội, công an tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh, đồng thời tiếp tục theo dõi doanh nghiệp tổ chức thực hiện những nội dung đã thống nhất trong biên bản giải quyết các ngành.

Điều 13. Trách nhiệm của các thành viên có liên quan sau khi giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát.

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh xã hội, Phòng Quản lý lao động tổ chức kiểm tra việc chấp hành những cam kết trong biên bản giải quyết. Trường hợp doanh nghiệp vẫn vi phạm luật lao động làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thì báo cáo về Sở Lao động - Thương binh Xã hội để tổ chức thanh tra và xử lý theo luật định.

2. Phó Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an tiếp tục theo dõi các hành vi sách động, xúi giục người lao động đình công để xử lý, ngăn chặn kịp thời.

3. Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo Công đoàn các cấp phổ biến cho người lao động hiểu rõ các chính sách lao động, động viên họ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, xây dựng mối quan hệ lao động tốt ở doanh nghiệp.

MỤC B. TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP

Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức phối hợp giải quyết tranh chấp lao động

1. Chủ tịch UBND huyện, thị xã hoặc Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Trưởng Ban Quản lý khu công nghiệp Việt nam – Singapore có trách nhiệm chủ trì phối hợp trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát tại doanh nghiệp đóng trên địa bàn mình quản lý; yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp đơn kiến nghị và các yêu sách, tài liệu, chứng từ có liên quan đến nội dung tranh chấp, cử người tổng hợp và lập biên bản giải quết vụ tranh chấp lao động, đình công tự phát.

2. Sở Lao động - Thương binh Xã hội, Phòng lao động – Thương binh Xã hội các huyện, thị xã hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ban quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore có trách nhiệm giúp UBND cấp mình xem xét, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp liên quan nội dung tranh chấp, kết luận đúng, sai và đề xuất hướng xử lý các vi phạm theo đúng pháp luật.

3. Cơ quan Công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm việc với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và gặp gỡ, tiếp xúc với người lao động để nắm bắt cụ thể từng kiến nghị, yêu sách; giải thích động viên người lao động ổn định trật tự; tìm hiểu nguyên nhân, mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp lao động.

4. Cơ quan Công an các cấp có trách nhiệm đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự; tìm hiểu phân loại các đối tượng, phát hiện ngăn chặn kịp thời và có biện pháp xử lý nghiêm khắc, đúng pháp luật đối với các phần tử quá khích, lôi kéo, xúi giục người tham gia tranh chấp lao động, đình công.

5. Sở Tư pháp, Đài Phát thanh truyền hình phối hợp với Sở Lao động - Thương binh Xã hội xây dựng các phóng sự, chuyên mục tuyên truyền về Luật Lao động.

6. Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp Sở Lao động - Thương binh Xã hội, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức định kỳ các cuộc trao đổi, đối thoại với các nhà đầu tư để kịp thời để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động.

Chương IV

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ KINH PHÍ

Điều 15. Nguyên tắc tổ chức hoạt động

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động, đình công tphát để kịp thời giải quyết các vụ tranh chấp lao động và đình công tự phát xảy ra tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn quản lý.

2. Thành phần ban chỉ đạo của tỉnh gồm: Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân vận, Sở Lao động – Thương binh Xã hội, Công an tỉnh, Liên đoàn Lao động và các sở, ngành chức năng có liên quan.

3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã thành lập “Ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát” thuộc cấp mình, thành phần của “Ban chỉ đạo” áp dụng như thành phần cấp tỉnh.

4. Trường hợp tranh chấp lao động, đình công tự phát xảy ra tại doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp thì do Ban quản lý khu công nghiệp chủ trì và phối hợp với ban chỉ đạo của các huyện, thị xã để giải quyết. Nếu xét thấy vụ tranh chấp lao động, đình công tự phát có tính chất phức tạp thì Trưởng Ban chỉ đạo phải báo cáo ngay với Ban chỉ đạo tỉnh để cử cán bộ của tỉnh phối hợp giải quyết.

Điều 16. Kinh phí hoạt động

- Kinh phí phục vụ cho hoạt động phối hợp giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát do ngân sách tỉnh chi bổ sung nằm ngoài kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị, thành viên của Ban chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng phụ cấp theo quy định chung của tỉnh.

- Sở Lao động - Thương binh Xã hội; Phòng Lao động - Thương binh Xã hội các huyện, thị xã; Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam Singapore là cơ quan trực thuộc chịu trách nhiệm lập kế hoạch kinh phí hoạt động trình Uỷ ban nhân dân cấp mình xem xét quyết định. Sở Tài chính. Phòng Tài chính các huyện, thị xã có trách nhiệm cấp phát, theo dõi và hướng dẫn việc sử dụng nguồn kinh phí này đúng theo quy định.

Điều 17. Trách nhiệm báo cáo định kỳ

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động có trách nhiệm báo cáo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng và cả năm. Đối với những vụ việc nổi cộm, có nhiều dư luận, các cơ quan Báo, Đài quan tâm thì phải báo cáo kết quả giải quyết cho Thường trực tỉnh Uỷ và Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh biết để có chỉ đạo cụ thể.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Quy chế này được áp dụng trong phạm vi hoạt động của ban chỉ đạo đối với chỉ đạo phối hợp giải quyết đối với các vụ tranh chấp lao động, đình công tự phát không theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định xảy ra tại doanh nghiệp đóng trên địa bàn của tỉnh. Các tranh chấp lao động theo đúng quy định của pháp luật không được phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 19. Trong quá trình thực hiện nếu còn có vấn đề nào vướng mắc, các thành viên Ban chỉ đạo phản ánh về Thường trực Ban chỉ đạo (Sở Lao động - Thương binh Xã hội), để tổng hợp tình hình trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản