392133

Quyết định 1061/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020

392133
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 1061/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020

Số hiệu: 1061/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: H'Yim Kđoh
Ngày ban hành: 04/05/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1061/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
Người ký: H'Yim Kđoh
Ngày ban hành: 04/05/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1061/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 04 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về Chương trình Giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020.

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 22/TTr-SLĐTBXH ngày 22/02/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Căn cứ vào Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này, các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nghèo bền vững theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và ở địa phương mình.

Điều 3. Giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành ở tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này và báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Lao động - TBXH
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- UBND các huyện, Tx, Tp;
- VP UBND tỉnh:
+ CVP, các PCVP;
+ Các phòng;
- Lưu: VT, KGVX.(Th70)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




H’Yim Kđoh

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020, với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Tạo cơ hội cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản, có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập và thoát nghèo, vươn lên khá giả; tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn; giảm khoảng cách về thu nhập và mức sống giữa các vùng và các nhóm dân cư.

2. Yêu cầu:

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo phải được các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở với nội dung, hình thức phù hợp từng địa bàn; kết hợp chặt chẽ giữa kế hoạch giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của tỉnh đạt mục tiêu đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người nghèo, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh bình quân từ 2,5-3%/năm (riêng tại 03 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân từ 4-4,5%/năm), tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%-4,5%/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo trong tỉnh đến cuối năm 2020 tăng lên 1,9 lần so với cuối năm 2015;

- Từ 15 đến 20% số xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn;

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện, xã, thôn, buôn thuộc Chương trình phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân:

+ 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

- Từ 70% - 80% thôn, buôn có đường trục giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

+ 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

+ 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 50-60% số xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới;

+ 90% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

+ Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 75%-80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hằng năm.

- Thu nhập của các hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20-25%; bình quân hàng năm có ít nhất 15% hộ tham gia dự án thoát nghèo, thoát cận nghèo;

- Hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho 500 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, trong đó có từ 60-70% lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- 100% cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, buôn được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng;

- 100% số xã thuộc phạm vi dự án có cán bộ, công chức làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động; 50% các xã có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời; có 100% huyện và khoảng 50% xã được trang bị bộ phương tiện tác nghiệp tuyên truyền cổ động;

- 90% các hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các hình thức báo chí, các xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền thông khác.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

1. Đối tượng:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi cả tỉnh; ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em thuộc hộ nghèo;

- Người dân và cộng đồng trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới và các thôn, buôn đặc biệt khó khăn;

- Huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, thôn, buôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;

- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

2. Phạm vi thực hiện:

Chương trình giảm nghèo bền vững được thực hiện trên phạm vi cả tỉnh; ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới và thôn, buôn đặc biệt khó khăn.

3. Thời gian thực hiện: từ năm 2016 đến năm 2020.

IV. CÁC CHÍNH SÁCH, DỰ ÁN THÀNH PHẦN

1. Các chính sách giảm nghèo chung theo Nghị quyết 80/NQ-CP:

a) Tín dụng ưu đãi:

- Mục đích: Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định, để sản xuất, kinh doanh, học nghề, vay làm nhà ở... trong đó, ưu tiên hơn đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn để tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của hộ nghèo, hạn chế gia tăng khoảng cách thu nhập.

- Nội dung: Thực hiện đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ để đối tượng thuộc diện được vay vốn dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Áp dụng linh hoạt phương thức cho vay, chủ yếu là ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội trên cơ sở hình thành các nhóm tín dụng - tiết kiệm của các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh). Gắn với dạy nghề, tạo việc làm tại chỗ, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.

- Kết quả: Hỗ trợ cho khoảng 250.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội.

- Nhu cầu vốn: số tiền cho vay khoảng 5.000.000 triệu đồng. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội đến năm 2020 khoảng 4.759.000 triệu đồng.

b) Khuyến nông, lâm và phát triển thủy sản:

- Mục đích: Thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường, tăng thu nhập, thoát nghèo.

- Nội dung: Tập huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông. Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với từng địa phương, khả năng và nhu cầu của người nghèo, các mô hình thực hành sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm;

- Kết quả dự kiến: Có khoảng 10.000 lượt hộ nghèo được hỗ trợ.

- Nhu cầu vốn: 4.000 triệu đồng (kinh phí lồng ghép từ Chương trình khuyến nông, lâm và phát triển thủy sản), trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 1.500 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương: 2.000 triệu đồng;

+ Nguồn huy động: 500 triệu đồng.

c) Hỗ trợ về học nghề:

- Mục đích: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có tay nghề cần thiết, thông qua các khóa dạy nghề ngắn hạn để họ tạo thêm việc làm mới hoặc nâng cao hiệu quả việc làm, tăng thu nhập; tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp, đi lao động xuất khẩu, góp phần giảm nghèo bền vững.

- Nội dung: Đẩy mạnh thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo theo Quyết định số 2814/QĐ-UBND ngày 26/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2020, ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người nghèo, người khuyết tật...; thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu học nghề của người lao động nghèo, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động; chú trọng dạy nghề với tạo việc làm cho lao động nghèo tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

- Kết quả dự kiến: Đến hết năm 2020, có khoảng 3.000 người nghèo được hỗ trợ học nghề.

- Nhu cầu vốn: 9.000 triệu đồng (kinh phí lồng ghép từ chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn), trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 8.000 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương (cấp huyện): 1.000 triệu đồng

d) Hỗ trợ về y tế:

- Mục đích: Hỗ trợ người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ y tế khi ốm đau thuận lợi hơn, bình đẳng hơn; giảm thiểu rủi ro, khó khăn cho người nghèo.

- Nội dung: Thực hiện hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế; hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế còn lại cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ ngân sách địa phương theo Nghị quyết 179/2015/NQ-HĐND ngày 03/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh, hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân; đảm bảo 100% người dân thuộc diện được cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời. Có giải pháp phù hợp huy động nguồn lực của cộng đồng xã hội, cùng với nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện tốt việc hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo và Quỹ Bảo trợ trẻ em của tỉnh.

- Kết quả: Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho khoảng 3.500.000 lượt người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn.

- Nhu cầu vốn: 2.286.900 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 2.237.900 triệu đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 49.000 triệu đồng.

đ) Hỗ trợ về giáo dục, đào tạo:

- Mục đích: Hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh dân tộc thiểu số được tới trường học tập bình đẳng như các trẻ em khác, góp phần nâng cao trình độ văn hóa của người nghèo, giảm nghèo bền vững.

- Nội dung: Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”.

- Kết quả: Hỗ trợ cho khoảng 480.000 lượt học sinh, sinh viên.

- Nhu cầu vốn: 496.000 triệu đồng, từ ngân sách Trung ương.

e) Hỗ trợ về nhà ở:

- Mục đích: Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, đảm bảo nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần giảm nghèo bền vững.

- Nội dung: Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 3570/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương chủ động, tích cực huy động nguồn lực của cộng đồng xã hội, doanh nghiệp, gia đình, dòng họ cùng với nguồn cho vay vốn tín dụng ưu đãi để hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở.

- Kết quả: Hỗ trợ nhà ở cho 10.420 hộ nghèo.

- Nhu cầu vốn: 371.212 triệu đồng, trong đó:

+ Vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội: 260.500 triệu đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 32.562 triệu đồng;

+ Ngân sách huyện, thị xã, thành phố: 11.251 triệu đồng;

+ Vốn huy động quỹ "Ngày vì người nghèo": 14.799 triệu đồng;

+ Vốn huy động gia đình, cộng đồng, dòng họ: 52.100 triệu đồng.

g) Trợ giúp pháp lý:

- Mục đích: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, nâng cao hiểu biết pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội.

- Nội dung: Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác; trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn; củng cố, nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo, các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn.

- Kết quả: Có khoảng 10.000 lượt người nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí.

- Nhu cầu vốn: 2.000 triệu đồng, từ ngân sách Trung ương.

2. Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg

a) Dự án 1: Chương trình 30a về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo (trường hợp được Chính phủ phê duyệt bổ sung 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% vào danh mục các huyện nghèo).

* Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo

- Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo; tăng cường năng lực và tạo điều kiện để người dân và cộng đồng tham gia thực hiện, tạo việc làm công, phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

- Đối tượng: Gồm 03 huyện nghèo: Ea Súp, Lắk và M’Đrắk.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Đường giao thông từ huyện đến trung tâm các xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã;

+ Các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm: trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao xã, thôn, buôn;

+ Các công trình y tế đạt chuẩn;

+ Các công trình giáo dục đạt chuẩn;

+ Các công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;

+ Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi;

+ Các loại công trình hạ tầng khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;

+ Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn các huyện nghèo.

- Nhu cầu vốn: 335.400 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 294.000 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 29.400 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 27.658 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 1.742 triệu đồng).

+ Huy động: 12.000 triệu đồng.

- Cơ chế: Thực hiện theo quy định trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và các văn bản pháp luật hiện hành; hỗ trợ trọn gói về tài chính; áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với các dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp huyện, xã; tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng; tạo việc làm công cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Phân công trách nhiệm:

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện;

+ Ủy ban nhân dân các huyện nghèo xây dựng kế hoạch, tổng hợp danh mục các công trình hạ tầng đầu tư hàng năm và giai đoạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện; chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn đối với những công trình do cấp xã làm chủ đầu tư;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn hằng năm, giai đoạn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn cộng đồng đề xuất công trình hạ tầng cần đầu tư, duy tu bảo dưỡng; thực hiện các nội dung được giao theo thẩm quyền;

+ Cộng đồng đề xuất các công trình hạ tầng cần đầu tư, duy tu bảo dưỡng trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và tổ chức thực hiện;

+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tiểu dự án có trách nhiệm theo dõi, giám sát, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện với cơ quan chủ trì định kỳ và hằng năm.

* Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo.

- Mục tiêu:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;

+ Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;

+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.

- Đối tượng:

+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;

+ Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn;

+ Tổ chức và cá nhân có liên quan;

+ Tạo điều kiện để người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y...; Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất;

Hỗ trợ khai hoang, phục hóa để tạo đất sản xuất;

Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;

Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.

+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo:

Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;

Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, buôn; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nhu cầu vốn: 133.500 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 120.000 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 12.000 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

+ Huy động: 1.500 triệu đồng.

- Cơ chế thực hiện:

+ Hỗ trợ sản xuất dựa trên cơ sở quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương, hạn chế tính tự phát, phong trào;

+ Hỗ trợ sản xuất phải thông qua dự án, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thời gian thực hiện từ 2-3 năm;

+ Hỗ trợ cho hộ gia đình thông qua dự án do cộng đồng đề xuất, quyết định; cộng đồng là nhóm hộ do các tổ chức đoàn thể làm đại diện, tổ hợp tác do người dân tự thành lập, hoặc hình thành theo từng thôn, buôn được Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận, có quy chế hoạt động cụ thể. Đối tượng tham gia dự án là các hộ gia đình tự nguyện, cam kết thực hiện các quy định đề ra;

+ Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước, vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, nguồn vốn đóng góp đối ứng của hộ gia đình; nghiên cứu thực hiện hỗ trợ thông qua Ngân hàng chính sách xã hội không tính lãi nhằm thu hồi vốn, nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo khác được tham gia.

+ Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên theo phương thức học đi đôi với thực hành, cầm tay chỉ việc và giám sát chặt chẽ để các nhóm hộ thực hiện có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch của dự án đã được phê duyệt.

- Phân công trách nhiệm:

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành liên quan khác tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, trong đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự án, hỗ trợ thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ và hàng năm;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn cộng đồng xây dựng dự án, phê duyệt dự án, chỉ đạo và hỗ trợ thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả định kỳ và hàng năm;

+ Cộng đồng đề xuất, xây dựng dự án, trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt, trực tiếp triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và báo cáo theo quy định.

* Tiểu dự án 3: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Mục tiêu: Tăng số lượng, nâng cao chất lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

- Đối tượng: Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động cư trú dài hạn trên địa bàn các huyện nghèo; ưu tiên đối tượng lao động là thanh niên chưa có việc làm, đặc biệt là thanh niên thuộc hộ dân tộc thiểu số nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo; hỗ trợ tiền đi lại, trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, Visa và lý lịch tư pháp để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;

+ Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở; hỗ trợ hoạt động tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

+ Tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi người lao động về nước tại cơ sở.

- Nhu cầu vốn: 14.400 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 9.600 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 2.400 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

+ Huy động: 2.400 triệu đồng.

- Cơ chế thực hiện:

+ Thực hiện hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ thông qua cơ chế đặt hàng với các cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

+ Thực hiện hỗ trợ hoạt động tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài và giới thiệu việc làm sau khi người lao động trở về nước tại cơ sở.

- Phân công thực hiện:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện trên địa bàn.

b) Dự án 2: Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn

* Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.

- Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.

- Đối tượng: các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Các công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;

+ Các công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, buôn;

+ Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng;

+ Trạm y tế xã đạt chuẩn;

+ Các công trình trường, lớp học đạt chuẩn;

+ Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nhỏ;

+ Các công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;

+ Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật; ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi.

+ Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn.

- Nhu cầu vốn: 402.000 triệu đồng. Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 366.000 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 26.000 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 24.459 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 1.541 triệu đồng)

+ Huy động: 10.000 triệu đồng.

- Cơ chế thực hiện: Thực hiện cơ chế đặc thù rút gọn đối với các dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã, tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng; tạo việc làm công cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Phân công thực hiện:

+ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch hằng năm và giai đoạn, giao và hỗ trợ kỹ thuật cho các xã làm chủ đầu tư; chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo theo định kỳ, đột xuất;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn hằng năm, giai đoạn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn cộng đồng đề xuất công trình hạ tầng cần đầu tư, duy tu bảo dưỡng, thực hiện các nội dung theo thẩm quyền, báo cáo kết quả theo định kỳ;

+ Cộng đồng đề xuất các công trình hạ tầng cần đầu tư, duy tu bảo dưỡng, trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt. Tổ chức thực hiện những công trình được giao cho cộng đồng tự làm theo nội dung được duyệt.

* Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.

- Mục tiêu:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất; khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;

+ Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;

+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.

- Đối tượng:

+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;

+ Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn;

+ Tổ chức và cá nhân có liên quan;

+ Tạo điều kiện để người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản,…;

Hỗ trợ khai hoang, phục hóa để tạo đất sản xuất;

Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;

Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.

+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo:

Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;

Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, buôn; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nhu cầu vốn: 116.750 triệu đồng. Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 102.750 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 10.000 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

+ Huy động: 4.000 triệu đồng.

- Cơ chế thực hiện:

+ Hỗ trợ sản xuất dựa trên cơ sở quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương, hạn chế tính tự phát, phong trào;

+ Hỗ trợ sản xuất phải thông qua dự án, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thời gian thực hiện từ 2-3 năm;

+ Hỗ trợ cho hộ gia đình thông qua dự án do cộng đồng đề xuất, quyết định; cộng đồng là nhóm hộ do các tổ chức đoàn thể làm đại diện, tổ hợp tác do người dân tự thành lập, hoặc hình thành theo từng thôn, buôn được Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận, có quy chế hoạt động cụ thể. Đối tượng tham gia dự án là các hộ gia đình tự nguyện, cam kết thực hiện các quy định đề ra;

+ Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước, vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, nguồn vốn đóng góp đối ứng của hộ gia đình; nghiên cứu thực hiện hỗ trợ thông qua Ngân hàng chính sách xã hội không tính lãi nhằm thu hồi vốn, nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo khác được tham gia.

+ Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên theo phương thức học đi đôi với thực hành, cầm tay chỉ việc và giám sát chặt chẽ để các nhóm hộ thực hiện có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch của dự án đã được phê duyệt.

- Phân công trách nhiệm:

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành liên quan khác tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, trong đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự án, hỗ trợ thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ và hàng năm;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn cộng đồng xây dựng dự án, phê duyệt dự án, chỉ đạo và hỗ trợ thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả theo định kỳ và hàng năm;

+ Cộng đồng đề xuất, xây dựng dự án, trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt, trực tiếp triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và báo cáo theo quy định;

* Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.

- Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.

- Đối tượng: Cộng đồng, cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.

+ Đối với cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng xã; cán bộ thôn, buôn; đại diện cộng đồng; lãnh đạo tổ, nhóm; cán bộ chi hội đoàn thể; cộng tác viên giảm nghèo; các tổ duy tu và bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn, buôn; người có uy tín trong cộng đồng và người dân; ưu tiên người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.

+ Đối với cán bộ cơ sở: tập trung nâng cao năng lực cán bộ xã và thôn, buôn về tổ chức thực hiện Chương trình, cán bộ khuyến nông, thú y cấp xã và thôn, buôn; ưu tiên cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn về quy trình, kỹ năng tổ chức thực hiện Chương trình, các vấn đề liên quan khác trong giảm nghèo.

+ Nâng cao năng lực cho cộng đồng các xã đặc biệt khó khăn; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn để đảm bảo tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát cộng đồng với các hoạt động của Chương trình.

- Kinh phí thực hiện: Khoảng 13.500 triệu đồng từ Ngân sách Trung ương.

- Cơ chế thực hiện:

+ Nâng cao năng lực được thực hiện trên cơ sở đánh giá thực trạng cán bộ và xác định các yêu cầu cụ thể nội dung các hoạt động nâng cao năng lực;

+ Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực linh hoạt cho từng nhóm đối tượng và nội dung nâng cao năng lực, cụ thể:

Đối với cán bộ xã: sử dụng hình thức tập huấn ngắn, sử dụng phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, khuyến khích chia sẻ và trải nghiệm;

Đối với cộng đồng: sử dụng hình thức học đi đôi với thực hành, cầm tay chỉ việc (hạn chế giảng giải lý thuyết thuần túy), gắn nâng cao năng lực với thực hiện xuyên suốt các bước của từng hoạt động, từng công trình, từng dự án, từng tổ nhóm cụ thể trong thực tế;

+ Tăng cường chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương bằng các hoạt động như hội nghị, hội thảo, các chuyến đi trao đổi kinh nghiệm thực tế một cách thiết thực;

+ Khuyến khích các tổ chức và cá nhân có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp tham gia thực hiện.

- Phân công thực hiện:

+ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả theo định kỳ, đột xuất;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Dân tộc hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổ chức thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai các hoạt động nâng cao năng lực cho cộng đồng theo kế hoạch do huyện và tỉnh phê duyệt; báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất;

c) Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135

- Mục tiêu:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở với quy hoạch sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;

+ Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;

+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.

- Đối tượng:

+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;

+ Nhóm hộ, cộng đồng dân cư;

+ Tổ chức và cá nhân có liên quan;

+ Tạo điều kiện để người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y;

Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.

+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo:

Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;

Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, buôn; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nhu cầu vốn: 18.000 triệu đồng. Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 8.500 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 8.500 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

+ Huy động: 1.000 triệu đồng.

- Cơ chế thực hiện:

+ Hỗ trợ sản xuất dựa trên cơ sở quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương, hạn chế tính tự phát, phong trào;

+ Hỗ trợ sản xuất phải thông qua dự án, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thời gian thực hiện từ 2-3 năm;

+ Hỗ trợ cho hộ gia đình thông qua dự án do cộng đồng đề xuất, quyết định; cộng đồng là nhóm hộ do các tổ chức đoàn thể làm đại diện, tổ hợp tác do người dân tự thành lập, hoặc hình thành theo từng thôn, buôn, được Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận, có quy chế hoạt động cụ thể. Đối tượng tham gia dự án là các hộ gia đình tự nguyện, cam kết thực hiện các quy định đề ra;

+ Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước, vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, nguồn vốn đóng góp đối ứng của hộ gia đình; nghiên cứu thực hiện hỗ trợ thông qua Ngân hàng chính sách xã hội không tính lãi nhằm thu hồi vốn, nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo khác được tham gia.

+ Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên theo phương thức học đi đôi với thực hành, cầm tay chỉ việc và giám sát chặt chẽ để các nhóm hộ thực hiện có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch của dự án đã được phê duyệt.

- Phân công trách nhiệm:

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành liên quan khác tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, trong đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự án, hỗ trợ thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ và hàng năm;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn cộng đồng xây dựng dự án, phê duyệt dự án, chỉ đạo và hỗ trợ thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả theo định kỳ và hàng năm;

+ Cộng đồng đề xuất, xây dựng dự án, trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt, trực tiếp triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và báo cáo theo quy định;

d) Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

- Mục tiêu:

+ Truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững;

+ Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.

- Đối tượng:

+ Người dân, cộng đồng dân cư;

+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Truyền thông về giảm nghèo:

Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo;

Xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ tỉnh tới cơ sở;

Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo định kỳ ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở;

Tổ chức các hoạt động truyền thông giảm nghèo theo hình thức sân khấu hóa để thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thôn, buôn, xã, huyện thực hiện Chương trình;

Phát triển, tăng cường hoạt động thông tin điện tử về giảm nghèo.

+ Giảm nghèo về thông tin:

Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; ưu tiên cho cán bộ cấp xã và cấp thôn, buôn;

Hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các ấn phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các kinh nghiệm, gương điển hình và các thông tin thiết yếu khác;

Hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người, hộ nghèo tại các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn;

Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã;

Xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định ngoài trời;

Xây dựng nội dung chương trình cổ động cho các đội thông tin cơ sở;

Hỗ trợ thiết lập cụm thông tin cơ sở tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương.

- Nhu cầu vốn: 5.000 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 4.500 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 500 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

- Cơ chế thực hiện:

+ Đối với hoạt động truyền thông về giảm nghèo: công khai, minh bạch, phân cấp và trao quyền trong lập kế hoạch và thực hiện truyền thông thực hiện cơ chế đặt hàng với các cơ quan truyền thông đại chúng để tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo; xây dựng, củng cố mạng lưới cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín; nâng cao năng lực truyền thông; ngôn ngữ sử dụng và phương tiện truyền thông phù hợp với trình độ, đặc điểm văn hóa của đối tượng và địa bàn truyền thông.

+ Đối với hoạt động giảm nghèo về thông tin:

Công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở được thực hiện tập trung để đảm bảo thống nhất; các hoạt động khác thực hiện theo cơ chế phân cấp cho cơ sở trực tiếp thực hiện.

Trang bị phương tiện tác nghiệp cho đội thông tin cổ động ưu tiên thực hiện tại các huyện nghèo, huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số;

- Phân công thực hiện:

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện Dự án; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo về thông tin, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông về giảm nghèo.

đ) Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

- Mục tiêu:

+ Thành lập hệ thống bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình từ tỉnh đến cơ sở;

+ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo ở các cấp;

+ Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý chương trình.

- Đối tượng:

+ Đối với hoạt động nâng cao năng lực: Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp (bao gồm cả công chức văn hóa - xã hội, cán bộ thôn, buôn, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín), ưu tiên nâng cao năng lực cho cán bộ nữ;

+ Đối với công tác giám sát đánh giá: cơ quan chủ trì Chương trình các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần/nội dung trong các dự án thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá;

+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Nội dung:

+ Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo;

+ Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm; tổ chức hội thảo, hội nghị về giảm nghèo;

+ Xây dựng khung kết quả của Chương trình, gồm: hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tiếp cận đa chiều; xây dựng chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện;

+ Thành lập Văn phòng Giảm nghèo ở tỉnh để giúp Ban chỉ đạo tỉnh về quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hàng năm hoặc đột xuất (khi cần thiết);

+ Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; tổ chức điều tra, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp;

+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp.

- Nhu cầu vốn: 7.500 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 4.000 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 3.500 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

- Cơ chế thực hiện:

+ Đối với hoạt động nâng cao năng lực:

Nâng cao năng lực được thực hiện trên cơ sở đánh giá thực trạng cán bộ và xác định các yêu cầu cụ thể nội dung các hoạt động nâng cao năng lực;

Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực linh hoạt cho từng nhóm đối tượng và nội dung nâng cao năng lực, cụ thể:

Đối với cán bộ, công chức tỉnh, huyện, xã: sử dụng hình thức tập huấn ngắn, sử dụng phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, khuyến khích chia sẻ và trải nghiệm;

Đối với cán bộ thôn buôn, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín: sử dụng hình thức học đi đôi với thực hành, cầm tay chỉ việc (hạn chế giảng giải lý thuyết thuần túy), gắn nâng cao năng lực với thực hiện xuyên suốt các bước của từng dự án, từng tổ nhóm cụ thể trong thực tế;

Tăng cường chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương bằng các hoạt động như hội nghị, hội thảo, các chuyến đi trao đổi kinh nghiệm thực tế một cách thiết thực;

+ Đối với hoạt động giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình:

Phát triển Khung kết quả, xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chung, thống nhất trong Chương trình, trong đó phân công trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện, các cấp địa phương trong xây dựng và vận hành hệ thống giám sát và đánh giá chung của Chương trình.

Hệ thống thông tin quản lý: sử dụng hệ thống thông tin quản lý chung, thống nhất cả nước, dựa trên hệ thống biểu mẫu thu thập thông tin phù hợp từ cấp xã đến huyện, tỉnh;

Hệ thống thông tin đánh giá: tổ chức thu thập thông qua đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm;

- Phân công thực hiện:

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Dự án; kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng, ban liên quan tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

V. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN

a) Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 là 3.954.662 triệu đồng (chưa tính nguồn vốn tín dụng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 3.668.250 triệu đồng, chiếm 92,76%

+ Ngân sách địa phương: 188.113 triệu đồng, chiếm 4,76%

+ Vốn huy động: 98.299 triệu đồng, chiếm 2,48%

- Kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo chung theo Nghị quyết 80/NQ-CP là 2.908.612 triệu đồng (kinh phí lồng ghép), trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 2.745.400 triệu đồng, chiếm 94,39%

+ Ngân sách địa phương: 95.813 triệu đồng, chiếm 3,29%

+ Nguồn vốn huy động: 67.399 triệu đồng, chiếm 2,32%

- Kinh phí thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc Gia giảm nghèo bền vững là 1.046.050 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 922.850 triệu đồng, chiếm 88,22%

+ Ngân sách địa phương: 92.300 triệu đồng, chiếm 8,82%

+ Nguồn vốn huy động: 30.900 triệu đồng, chiếm 2,96%

b) Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội: 4.759.000 triệu đồng.

VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành về lĩnh vực giảm nghèo; cấp ủy, chính quyền các cấp phải quán triệt đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của mình, phải huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội để thực hiện đồng bộ và kịp thời các chính giảm nghèo.

2. Công tác tuyên truyền: Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; phát động phong trào thi đua “chung tay vì người nghèo”; tôn vinh doanh nghiệp, tập thể cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực, cách làm hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững.

3. Về cơ chế huy động vốn: Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, kể cả các tổ chức quốc tế; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.

4. Lồng ghép chính sách:

Nguồn kinh phí thực hiện chính sách được lồng ghép từ ngân sách nhà nước phát triển kinh tế - xã hội và 21 chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020. Các Sở, ban, ngành khi phân bổ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu chủ động bố trí kinh phí để giải quyết thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Thực hiện lồng ghép các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở các huyện nghèo, xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn.

5. Cơ chế thực hiện:

- Thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở; tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện chương trình. Khuyến khích và mở rộng hoạt động tạo việc làm công cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn;

- Thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường của người dân và cộng đồng trong giảm nghèo; áp dụng cách tiếp cận giảm nghèo dựa vào cộng đồng; mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện, bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong suốt quá trình thực hiện Chương trình;

- Các Sở, ban, ngành ở tỉnh: xây dựng, trình ban hành cơ chế, chính sách đặc thù; hướng dẫn xây dựng Chương trình và kế hoạch hằng năm cấp huyện; tổng hợp kế hoạch cấp tỉnh và phân bổ nguồn lực công khai, tạo chủ động cho địa phương theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định; giao mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí hỗ trợ (bao gồm cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp) cho các địa phương; tổ chức giám sát, đánh giá quá trình thực hiện chương trình; công bố tỷ lệ hộ nghèo cấp tỉnh;

- Cấp tỉnh, huyện và cấp xã: thực hiện phương thức trao quyền, xác lập cơ chế hỗ trợ đầu tư về tài chính theo kế hoạch 5 năm và hằng năm; trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, địa phương sẽ chủ động bố trí ngân sách, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình 5 năm và hằng năm để giải quyết những nhu cầu bức xúc trên địa bàn theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đề ra;

- Lồng ghép lập kế hoạch thực hiện Chương trình 5 năm và hằng năm với quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã và có sự tham gia của các cán bộ chuyên môn cấp xã, các tổ chức, đoàn thể và của cộng đồng. Lồng ghép các yếu tố thị trường, bình đẳng giới, giảm rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu trong quá trình lập kế hoạch;

- Các Sở, Ban, ngành và các cấp địa phương sử dụng kết quả đo lường nghèo đa chiều làm căn cứ xác định ưu tiên đầu tư trong Chương trình, có tính kết nối với các chương trình, dự án khác.

6. Về nguồn nhân lực thực hiện Chương trình

- Văn phòng Giảm nghèo tỉnh giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh và các đơn vị giúp việc Ban chỉ đạo cấp huyện, Ban quản lý cấp xã;

- Thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn; thực hiện chính sách khuyến khích trí thức trẻ tình nguyện về nhận công tác ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn;

- Sử dụng cán bộ hội, đoàn thể ở cấp xã có trình độ chuyên môn, kiến thức thực tiễn, có năng lực vận động quần chúng, biết sử dụng máy vi tính làm cộng tác viên giảm nghèo để giúp Ban quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Mỗi xã, phường, thị trấn một cộng tác viên, mức hỗ trợ hàng tháng cho cộng tác viên giảm nghèo cấp xã bằng một lần mức lương cơ sở.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quản lý, điều hành:

- Thành lập Ban chỉ đạo các cấp:

+ Ở tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 của tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp hai Chương trình; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình Giảm nghèo bền vững; Ban Dân tộc và các sở, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.

+ Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Trưởng ban; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Chương trình Giảm nghèo bền vững; Phòng Dân tộc và các đơn vị có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.

+ Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã thành lập Ban quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Trưởng ban. Bố trí công chức văn hóa - xã hội chuyên trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực Chương trình Giảm nghèo bền vững cấp xã.

- Thành lập Văn phòng giảm nghèo của tỉnh đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp việc Ban Chỉ đạo của tỉnh trong quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Văn phòng giảm nghèo cấp huyện đặt tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Ban chỉ đạo cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình trên phạm vi cấp huyện.

Việc thành lập Văn phòng giảm nghèo cấp tỉnh, cấp huyện đảm bảo nguyên tắc: không tăng biên chế; không tạo ra tầng nấc trung gian, không tăng thêm thủ tục hành chính; đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả, xử lý nhanh công việc, thường xuyên theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình, kịp thời đề xuất, kiến nghị.

2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành:

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý Chương trình có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương trên cơ sở quy định của Trung ương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách huyện, xã thực hiện Chương trình;

- Phối hợp với Ban Dân tộc và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ trì thực hiện Dự án 1 và Dự án 5; trực tiếp quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện: Tiểu dự án 1 và 3 thuộc Dự án 1; hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo của Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 1, Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 2 và Dự án 3; hoạt động truyền thông về giảm nghèo thuộc Dự án 4; Dự án 5.

b) Ban Dân tộc là cơ quan chủ trì Dự án 2; trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện: Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 2; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động khuyến nông, lâm nghiệp và phát triển thủy sản; chủ trì Dự án 3; trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế của Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 1, Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 2 và Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì Dự án 4, trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo về thông tin; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh;

đ) Sở Y tế có trách nhiệm tham mưu xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ người thuộc nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số trong khám chữa bệnh; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh;

e) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh dân tộc thiểu số; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh;

g) Sở Xây dựng có trách nhiệm tham mưu xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh;

h) Sở tư pháp có trách nhiệm tham mưu xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc thiểu số; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh;

i) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp Chương trình. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc và các ngành liên quan tổng hợp, cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn trung hạn, hằng năm của Chương trình theo quy định.

k) Sở Tài chính: Chủ trì thẩm định, bố trí vốn sự nghiệp của Chương trình. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm trình cơ quan có thẩm quyền xem xét; quyết định.

l) Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan:

- Tham gia triển khai nội dung Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do Sở, ngành quản lý;

- Các Sở, ngành được phân công thực hiện các chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết số 80/NQ-CP chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng cơ chế đặc thù, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của Sở, ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các dự án của Chương trình. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết) về tình hình triển khai thực hiện Chương trình về cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát.

4. Huy động sự tham gia của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng

 


Nội dung

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng giai đoạn 2016-2020

- Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp của tỉnh)

 

3.000

3.000

3.000

3.000

12.000

- Nguồn huy động

 

300

400

400

400

1.500

2.1.3. Hỗ trợ xuất khẩu lao động

 

3.600

3.600

3.600

3.600

14.400

- Ngân sách Trung ương

 

2.400

2.400

2.400

2.400

9.600

- Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp của tỉnh)

 

600

600

600

600

2.400

- Nguồn huy động

 

600

600

600

600

2.400

2.2. Chương trình 135

99.250

108.250

108.250

108.250

108.250

532.250

- Ngân sách Trung ương

96.450

96.450

96.450

96.450

96.450

482.250

- Ngân sách địa phương (của tỉnh)

-

9.000

9.000

9.000

9.000

36.000

+ Vốn đầu tư phát triển

 

6.115

6.115

6.115

6.115

24.460

+ Vốn sự nghiệp

 

2.885

2.885

2.885

2.885

11.540

- Nguồn huy động

2.800

2.800

2.800

2.800

2.800

14.000

2.2.1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng

75.200

81.700

81.700

81.700

81.700

402.000

- Ngân sách Trung ương

73.200

73.200

73.200

73.200

73.200

366.000

- Ngân sách địa phương (của tỉnh)

 

6.500

6.500

6.500

6.500

26.000

+ Vốn đầu tư phát triển

 

6.115

6.115

6.115

6.115

24.460

+ Vốn sự nghiệp

 

385

385

385

385

1.540

- Nguồn huy động

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

10.000

2.2.2. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo

21.350

23.850

23.850

23.850

23.850

116.750

- Ngân sách Trung ương

20.550

20.550

20.550

20.550

20.550

102.750

- Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp của tỉnh)

 

2.500

2.500

2.500

2.500

10.000

- Nguồn huy động

800

800

800

800

800

4.000

2.2.3. Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở (ngân sách Trung ương)

2.700

2.700

2.700

2.700

2.700

13.500

2.3. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135

600

4.320

4.320

4.320

4.440

18.000

- Ngân sách Trung ương

500

2.000

2.000

2.000

2.000

8.500

- Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp của tỉnh)

 

2.100

2.100

2.100

2.200

8.500

- Nguồn huy động

100

220

220

220

240

1.000

2.4. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

500

1.125

1.125

1.125

1.125

5.000

- Ngân sách Trung ương

500

1.000

1.000

1.000

1.000

4.500

- Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp của tỉnh)

 

125

125

125

125

500

2.5. Nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá

500

1.750

1.750

1.750

1.750

7.500

- Ngân sách Trung ương

400

900

900

900

900

4.000

- Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp của tỉnh)

100

850

850

850

850

3.500

3. Chính sách tín dụng ưu đãi

3.541.700

3.813.200

4.105.500

4.420.200

4.759.103

4.759.000

- Nguồn vốn Trung ương

3.213.900

3.460.400

3.725.800

4.011.600

4.319.400

4.319.400

- Nguồn vốn địa phương

145.800

157.300

169.700

183.000

197.403

197.300

- Vốn huy động

182.000

195.500

210.000

225.600

242.300

242.300

 

PHỤ LỤC 6:

TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

ĐVT: Triệu đồng

Chính sách/dự án

Tổng kinh phí

Chia ra

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Nguồn huy động

TỔNG KINH PHÍ (chưa tính nguồn vốn tín dụng)

3.954.662

3.668.250

188.113

98.299

1. Chính sách giảm nghèo chung theo NQ 80/NQ-CP

2.908.612

2.745.400

95.813

67.399

1.1. Khuyến nông, lâm và phát triển thủy sản

4.000

1.500

2.000

500

1.2. Hỗ trợ học nghề

9.000

8.000

1.000

 

1.3. Hỗ trợ y tế

2.286.900

2.237.900

49.000

 

1.4. Hỗ trợ giáo dục và đào tạo

496.000

496.000

 

 

1.5. Hỗ trợ nhà ở

110.712

 

43.813

66.899

1.6. Trợ giúp pháp lý

2.000

2.000

 

 

2. Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững

1.046.050

922.850

92.300

30.900

2.1. Chương trình 30a

483.300

423.600

43.800

15.900

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng

335.400

294.000

29.400

12.000

- Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo

133.500

120.000

12.000

1.500

- Hỗ trợ xuất khẩu lao động

14.400

9.600

2.400

2.400

2.2. Chương trình 135

532.250

482.250

36.000

14.000

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng

402.000

366.000

26.000

10.000

- Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo

116.750

102.750

10.000

4.000

- Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở

13.500

13.500

 

 

2.3. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135

18.000

8.500

8.500

1.000

2.4. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

5.000

4.500

500

 

2.5. Nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá

7.500

4.000

3.500

 

3. Chính sách tín dụng ưu đãi

4.759.000

4.319.400

197.300

242.300

 

PHỤ LỤC 5:

THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI ĐỊA BÀN 141 THÔN, BUÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

TT

Thôn, buôn

Thôn, buôn đã có đường trục giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

Nước sinh hoạt, nước tưới tiêu

Tỷ lệ hộ gia đình tại các thôn, buôn ĐBKK được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Tỷ lệ diện tích cây trồng hàng năm được tưới tiêu (%)

 

TỶ LỆ CHUNG (%)

45.39

76.05

42.88

I

THỊ XÃ BUÔN HỒ

 

 

 

 

Xã Ea Drông

 

 

 

1

Buôn Hné

98.47

100.00

2

Buôn Phieo

100.00

100.00

3

Buôn Ea Kjok B

96.80

100.00

4

Thôn 8

75.90

40.00

5

Thôn Ea Kung

77.78

40.00

II

HUYỆN BUÔN ĐÔN

 

 

 

 

Xã Tân Hòa

 

 

 

1

Buôn Knia 1

88.07

45.00

2

Buôn Knia 2

82.45

45.00

3

Buôn Knia 3

88.27

45.00

4

Buôn Knia 4

86.22

45.00

5

Thôn 11

62.58

55.00

6

Thôn 15

85.90

40.00

7

Thôn 16

71.31

40.00

8

Thôn 16A

81.03

35.00

9

Thôn 17

Chưa có

62.75

35.00

 

Xã Ea Bar

 

 

 

1

Thôn 1

80.82

65.00

2

Thôn 2

80.81

80.00

3

Thôn 3

80.92

80.00

4

Thôn 4

80.00

80.00

5

Thôn 5

Chưa có

80.00

80.00

6

Thôn 6

80.30

80.00

7

Thôn 7

Chưa có

80.29

80.00

8

Thôn 8

Chưa có

80.00

80.00

9

Thôn 16

Chưa có

80.36

80.00

III

HUYỆN CƯ KUIN

 

 

 

 

Xã Ea Ning

 

 

 

1

Buôn Pưk Prông

Chưa có

91.51

73.00

 

Xã Ea Hu

 

 

 

1

Thôn 5

Chưa có

69.55

66.00

2

Thôn 6

Chưa có

60.65

66.00

 

Xã Ea Bhok

 

 

 

1

Thôn 5

72.13

63.00

2

Buôn Ea Mtă

98.03

63.00

 

Xã Ea Tiêu

 

 

 

1

Thôn 5

100.00

67.00

2

Buôn Knir

Chưa có

91.55

89.00

 

Xã Hòa Hiệp

 

 

 

1

Buôn Cư Knao

Chưa có

100.00

90.00

2

Buôn Kpũng

Chưa có

100.00

89.00

 

Xã Drây Bhăng

 

 

 

1

Buôn Hra Ea Hning

Chưa có

70.40

69.00

2

Buôn Hra Ea Tlă

Chưa có

100.00

67.00

IV

HUYỆN CƯ M'GAR

 

50.00

60.00

 

Xã Ea Kiết

 

 

 

1

Buôn Hmông

Chưa có

52.03

0.00

 

Xã Ea Kuếh

 

 

 

1

Buôn Ja Rai

Chưa có

28.04

30.00

2

Buôn Hluk

Chưa có

84.34

10.00

3

Buôn Xê Đăng

Chưa có

73.26

20.00

V

HUYỆN EA H'LEO

 

 

1

 

Xã Ea Nam

 

 

 

1

Buôn Kduh

Chưa có

100.00

30.00

 

Xã Cư Mốt

 

 

 

1

Thôn 4B

Chưa có

100.00

30.00

 

Xã Ea Khal

 

 

 

1

Thôn 14

Chưa có

100.00

30.00

 

Xã Ea Wy

 

 

 

1

Thôn 5

Chưa có

100.00

30.00

 

Xã Cư Amung

 

 

 

1

Thôn 3

Chưa có

100.00

30.00

2

Buôn Tơ Yoa

Chưa có

100.00

20.00

 

Xã Dliê Yang

 

 

 

1

Thôn 5

Chưa có

100.00

30.00

2

Buôn Sek Điết

100.00

40.00

 

Xã Ea Hiao

 

 

 

1

Thôn 7C

100.00

40.00

2

Buôn Hiao 2

Chưa có

100.00

30.00

3

Buôn Bir

Chưa có

100.00

30.00

4

Buôn Krái

Chưa có

100.00

30.00

 

Xã Ea H'leo

 

 

 

1

Buôn Săm A

Chưa có

100.00

20.00

2

Buôn Dang

Chưa có

100.00

20.00

 

Xã Ea Răl

 

 

 

1

Buôn Tùng Xê

Chưa có

100.00

20.00

2

Buôn Tùng Tăh

Chưa có

100.00

20.00

 

Xã Ea Sol

 

 

 

1

Buôn Chăm

Chưa có

100.00

20.00

2

Buôn Ea Blong

Chưa có

100.00

30.00

3

Buôn Hoai

Chưa có

100.00

30.00

VI

HUYỆN EA KAR

 

 

 

 

Xã Ea Sar

 

 

 

1

Buôn Xê Đăng

83.08

0.00

2

Buôn Ea Sar

Chưa có

74.75

20.00

3

Thôn 6

Chưa có

87.04

25.00

4

Thôn 10

Chưa có

97.64

0.00

 

Xã Cư Ni

 

 

 

1

Buôn Ea Păl

70.59

0.00

2

Buôn Ê Ga

24.87

0.00

VII

HUYỆN EA SÚP

 

 

 

 

Xã Cư Mlan

 

 

 

1

Thôn Bình Lợi

Chưa có

0.00

0.00

 

Xã Ea Lê

 

 

 

1

Thôn 10

Chưa có

100.00

100.00

 

Xã Ea Rốk

 

 

 

1

Thôn 16

Chưa có

79.31

50.00

2

Thôn 19

Chưa có

82.65

75.00

3

Thôn 21

Chưa có

73.28

65.00

4

Thôn 22

Chưa có

60.00

50.00

VIII

HUYỆN KRÔNG ANA

 

 

 

 

Xã Ea Bông

 

 

 

1

Buôn Năc

87.10

70.00

2

Buôn Hma

87.74

50.00

3

Buôn Dhăm

Chưa có

88.27

50.00

4

Buôn Knul

88.24

80.00

5

Buôn Riăng

85.37

80.00

6

Buôn Sah

Chưa có

88.57

50.00

 

Xã Ea Na

 

 

 

1

Buôn Drai

81.63

20.00

2

Buôn Tơ Lơ

Chưa có

82.76

50.00

3

Buôn Cuăh

Chưa có

81.08

50.00

 

Xã Bình Hòa

 

 

 

1

Thôn 6

Chưa có

86.93

100.00

 

Xã Dur Kmăn

 

 

 

1

Buôn Dur 1

94.80

70.00

2

Buôn Krông

87.91

90.00

3

Buôn Krang

93.14

60.00

4

Buôn Kmăn

98.28

75.00

 

Xã Băng Ađrênh

 

 

 

1

Buôn K62

Chưa có

45.63

50.00

 

Xã Drây Sáp

 

 

 

1

Buôn Tuôr A

Chưa có

100.00

60.00

2

Buôn Tuôr B

100.00

50.00

IX

HUYỆN KRÔNG BÔNG

 

 

 

 

Xã Hòa Sơn

 

 

 

1

Buôn Ja

95.71

60.00

2

Thôn Tân Sơn

Chưa có

38.78

0.00

 

Xã Hòa Phong

 

 

 

1

Buôn Ngô A

Chưa có

59.89

70.00

2

Buôn Noh Prông

Chưa có

9.92

15.00

3

Buôn Cư Phiang

Chưa có

59.35

50.00

 

Xã Hòa Lễ

 

 

 

1

Thôn 4

0.00

40.00

2

Thôn 6

60.00

55.00

X

HUYỆN KRÔNG BUK

 

 

 

 

Xã Tân Lập

 

 

 

1

Thôn 6

100.00

5.00

 

Xã Pơng Drang

 

 

 

1

Thôn Tơng Mai

66.67

3.00

 

Xã Ea Ngai

 

 

 

1

Thôn 7

68.75

0.00

 

Xã Cư Kbô

 

 

 

1

Buôn Ea Nho

92.42

0.00

 

Xã Cư Pơng

 

 

 

1

Buôn Cư Hriết

72.33

0.00

2

Buôn Cư Hiăm

63.64

0.00

3

Buôn Ea Tuk

72.73

7.00

4

Buôn Ea Liăng

72.46

3.00

5

Buôn Ea Klok

37.69

0.00

6

Buôn Tlan

68.42

0.00

7

Buôn Kđok

40.51

2.00

8

Buôn Khal

70.83

2.00

 

Xã Cư Né

 

 

 

1

Buôn Mùi 1

Chưa có

80.92

0.00

2

Buôn Mùi 2

Chưa có

59.13

3.00

3

Buôn Kdro 1

73.68

0.00

4

Buôn Kdro 2

7.07

2.00

5

Buôn Kmu

48.10

4.00

6

Buôn Ko

85.33

0.00

7

Buôn Ea Yin

86.89

3.00

XI

HUYỆN KRÔNG NĂNG

 

 

 

 

Thị trấn Krông Năng

 

 

 

1

Thôn Bình Minh

Chưa có

94.48

90.00

 

Xã Tam Giang

 

 

 

1

Thôn Giang Thọ

Chưa có

93.48

0.00

 

Xã Dliê Ya

 

 

 

1

Buôn Ea Dua

Chưa có

68.52

50.00

2

Buôn Yun

Chưa có

100.00

70.00

3

Buôn Juk

Chưa có

39.66

60.00

4

Buôn Tleh

Chưa có

30.00

40.00

5

Buôn Dliê Ya A

Chưa có

70.16

30.00

6

Thôn Ea Lê

Chưa có

30.00

40.00

 

Xã Ea Tam

 

 

 

1

Buôn Trắp

Chưa có

79.55

90.00

 

Xã Ea Hồ

 

 

 

1

Buôn Năng

Chưa có

100.00

30.00

2

Buôn Dun

Chưa có

100.00

20.00

3

Buôn Mngoan

Chưa có

100.00

30.00

4

Buôn Alê

Chưa có

100.00

40.00

XII

HUYỆN KRÔNG PẮC

 

 

 

 

Xã Hòa Tiến

 

 

 

1

Thôn 1

26.88

0.00

2

Thôn 3

86.07

70.00

 

Xã Tân Tiến

 

 

 

1

Buôn Ea Đrai

Chưa có

27.34

65.00

2

Buôn Ea Đrai A

75.42

100.00

 

Xã Ea Phê

 

 

 

1

Buôn Ea Su

53.57

0.00

 

Xã Krông Búk

 

 

 

1

Buôn Kla

75.00

60.00

 

Xã Ea Hiu

 

 

 

1

Buôn Jắt A

Chưa có

23.53

90.00

2

Buôn Jắt B

Chưa có

19.15

90.00

XIII

HUYỆN LẮK

 

 

 

 

Xã Buôn Triết

 

 

 

1

Thôn Đồng Tâm

Chưa có

100.00

65.00

2

Buôn Trung 3

Chưa có

80.67

65.00

3

Buôn Knắc

Chưa có

19.61

65.00

XIV

HUYỆN MĐRẮK

 

 

 

 

Xã Ea Pil

 

 

 

1

Thôn 14

Chưa có

89.36

0.00

 

Xã Ea Lai

 

 

 

1

Buôn Cư Prao

36.17

40.00

 

Xã Ea Mdoal

 

 

 

1

Thôn 4

Chưa có

49.59

40.00

 

Xã Cư Króa

 

 

 

1

Thôn 7

24.10

20.00

2

Thôn 9

26.88

0.00

 

PHỤ LỤC 4:

THỰC TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI ĐỊA BÀN 45 XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

TT

Thực trạng

Giao thông

Y tế

Giáo dục

Nước sinh hoạt, nước

Xã đã có đường đến trung tâm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

Tỷ lệ thôn, buôn đã có trục đường giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật của Bộ GTVT (%)

Xã đã đạt tiêu chí quốc gia về y tế

Xã đã xã có trạm y tế đủ điều kiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Xã đã có mạng lưới trường mầm non, trường phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân

Xã đã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới

Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh (%)

Tỷ lệ diện tích cây trồng hàng năm được tưới tiêu (%)

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

 

Tỷ lệ chung (%)

88.89

37.55

84.44

82.22

80.00

11.11

63.29

49.78

I

HUYỆN BUÔN ĐÔN

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Ea Huar

77.78

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

80.87

80.00

2

Xã Krông Na

66.67

Đạt

Đủ ĐK

Đạt

30.86

60.00

3

Xã Cuôr Knia

23.08

Đạt

Đủ ĐK

Đạt

75.23

70.00

4

Xã Ea Wer

28.57

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

56.36

65.00

5

Xã Ea Nuôl

82.35

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

94.97

80.00

II

HUYỆN CƯ KUIN

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Cư Êwi

Chưa có

30.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

59.98

72.00

III

HUYỆN CƯ M'GAR

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Ea Mdroh

63.64

Đạt

Chưa đủ ĐK

Chưa có

Chưa đạt

61.71

60.00

IV

HUYỆN EA H’LEO

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Ea Tir

0.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa có

Đạt

100.00

20.00

V

HUYỆN EA KAR

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Cư Elang

30.00

Đạt

Chưa đủ ĐK

Chưa đạt

10.71

50.00

2

Xã Cư Bông

33.33

Chưa đạt

Chưa đủ ĐK

Chưa đạt

57.02

65.00

3

Xã Cư Yang

20.00

Đạt

Chưa đủ ĐK

Chưa đạt

83.47

20.00

4

Xã Cư Prông

22.22

Đạt

Chưa đủ ĐK

Chưa đạt

80.10

50.00

5

Xã Ea Sô

30.00

Chưa đạt

Chưa đủ ĐK

Chưa có

Chưa đạt

53.59

0.00

VI

HUYỆN EA SÚP

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Ia Rvê

Chưa có

0.00

Chưa đạt

Đủ ĐK

Chưa có

Chưa đạt

0.00

0.00

2

Xã Ea Bung

Chưa có

20.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

75.91

76.00

3

Xã Ya Tơ Mốt

33.33

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

89.96

80.00

4

Xã Ia Jlơi

Chưa có

50.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

100.00

13.00

5

Xã Ia Lốp

50.00

Đạt

Chưa đủ ĐK

Chưa đạt

71.01

0.00

6

Xã Cư Kbang

Chưa có

0.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa có

Chưa đạt

59.98

0.00

VII

HUYỆN KRÔNG BÔNG

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Cư Pui

30.77

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

28.22

65.00

2

Xã Cư Drăm

66.67

Đạt

Đủ ĐK

Chưa có

Chưa đạt

55.06

72.00

3

Xã Yang Mao

100.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

34.93

75.00

4

Xã Dang Kang

100.00

Chưa đạt

Chưa đủ ĐK

Chưa có

Chưa đạt

92.35

12.00

5

Xã Yang Reh

100.00

Chưa đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

70.69

80.00

6

Xã Ea Trul

0.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa có

Chưa đạt

100.00

60.00

VIII

HUYỆN KRÔNG BUK

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Ea Sin

25.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

30.06

12.00

IX

HUYỆN KRÔNG NĂNG

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Ea Puk

28.57

Đạt

Đủ ĐK

Chưa có

Chưa đạt

94.98

75.00

2

Xã Cư Klông

37.50

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

87.28

80.00

3

Xã Ea Dăh

28.57

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

84.98

35.00

X

HUYỆN KRÔNG PẮC

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Ea Uy

30.00

Đạt

Đủ ĐK

Đạt

74.95

35.00

2

Xã Ea Yiêng

0.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

47.95

78.00

3

Xã Vụ Bổn

3.57

Đạt

Đủ ĐK

Đạt

57.92

50.00

XI

HUYỆN LẮK

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Yang Tao

36.36

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

42.82

65.00

2

Xã Bông Krang

72.73

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

90.39

65.00

3

Xã Đắk Phơi

54.55

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

61.72

65.00

4

Xã Đắk Nuê

25.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

55.69

65.00

5

Xã Krông Nô

50.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

83.52

65.00

6

Xã Nam Kar

57.14

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

87.02

65.00

7

Xã Ea Rbin

60.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

60.50

65.00

XII

HUYỆN MĐRẮK

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Krông Jing

35.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

50.00

60.00

2

Xã Ea Trang

84.62

Chưa đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

66.23

25.00

3

Xã Cư Prao

20.00

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

69.86

0.00

4

Xã Krông Á

14.29

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

69.94

10.00

5

Xã Cư Mta

61.11

Đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

49.18

60.00

6

Xã Cư San

66.67

Chưa đạt

Đủ ĐK

Chưa đạt

66.79

40.00

 

PHỤ LỤC 3:

THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO TẠI 141 THÔN, BUÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN NĂM 2015 THEO CHUẨN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

Số TT

Thôn, buôn

Hộ dân

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Số khẩu

Tỷ lệ (%)

I

THỊ XÃ BUÔN HỒ

558

2.633

174

727

31.18

125

560

22.40

1

Xã Ea Drông

558

2.633

174

727

31.18

125

560

22.40

1

Buôn H Né

138

672

38

140

27.54

34

157

24.64

2

Buôn Phieo

85

476

26

109

30.59

22

90

25.88

3

Buôn Ea Kjoh B

125

593

34

161

27.20

29

125

23.20

4

Buôn Ea Kung

53

230

17

63

32.08

10

46

18.87

5

Thôn 8

157

662

59

254

37.58

30

142

19.11

II

HUYỆN BUÔN ĐÔN

2.723

12.690

1.139

4.855

41.83

461

2.164

16.93

1

Xã Tân Hòa

1.279

5.649

660

2.759

51.60

138

611

10.79

1

Thôn 1

146

693

78

317

53.42

13

52

8.90

2

Thôn 2

198

903

93

439

46.97

23

88

11.62

3

Thôn 3

152

616

85

333

55.92

23

98

15.13

4

Thôn 4

152

687

69

290

45.39

9

50

5.92

5

Thôn 5

125

574

60

253

48.00

28

130

22.40

6

Thôn 6

66

294

50

215

75.76

7

28

10.61

7

Thôn 7

137

590

69

280

50.36

12

56

8.76

8

Thôn 8

135

620

66

283

48.89

12

63

8.89

9

Thôn 16

168

672

90

349

53.57

11

46

6.55

2

Xã Ea Bar

1.444

7.041

479

2.096

33.17

323

1.553

22.37

1

Buôn Knia 1

176

836

85

380

48.30

15

64

8.52

2

Buôn Knia 2

188

952

80

364

42.55

25

197

13.30

3

Buôn Knia 3

162

762

78

341

48.15

12

40

7.41

4

Buôn Knia 4

196

914

85

403

43.37

25

100

12.76

5

Thôn 11

155

728

31

129

20.00

57

268

36.77

6

Thôn 15

227

1.129

46

185

20.26

79

357

34.80

7

Thôn 16

122

631

28

123

22.95

34

186

27.87

8

Thôn 16A

116

526

25

92

21.55

40

173

34.48

9

Thôn 17B

102

563

21

79

20.59

36

168

35.29

III

HUYỆN CƯ KUIN

2.550

12.386

996

4.766

39.06

367

1.731

14.39

1

Xã Ea Tiêu

363

1.706

81

359

22.31

53

262

14.60

1

Thôn 5

208

926

15

78

7.21

27

132

12.98

2

Buôn Knir

155

780

66

281

42.58

26

130

16.77

2

Xã Drây Bhăng

648

3.224

350

1.873

54.01

130

630

20.06

1

Buôn Ea Tla

318

1.619

175

914

55.03

56

303

17.61

2

Buôn Hra Ning

330

1.605

175

959

53.03

74

327

22.42

3

Xã Hòa Hiệp

412

2.261

227

1.102

55.10

32

126

7.77

1

Buôn K'Pung

291

1.547

116

536

39.86

24

83

8.25

2

Cư Knao

121

714

111

566

91.74

8

43

6.61

4

Xã Ea Bhok

374

1.702

100

417

26.74

11

42

2.94

1

Thôn 5

124

574

38

154

30.65

1

4

0.81

2

Buôn Mtă

250

1.128

62

263

24.80

10

38

4.00

5

Xã Ea Hu

459

2.035

126

502

27.45

130

609

28.32

1

Thôn 5

298

1.280

77

314

25.84

90

412

30.20

2

Thôn 6

161

755

49

188

30.43

40

197

24.84

6

Xã Ea Ning

294

1.458

112

513

38.10

11

62

3.74

1

Buôn Pưk Prông

294

1.458

112

513

38.10

11

62

3.74

IV

HUYỆN CƯ M'GAR

440

2.149

296

1.498

67.27

49

184

11.14

1

Xã Ea Kuêh

283

1.264

191

898

67.49

34

111

12.01

1

Buôn Hluk

83

384

55

239

66.27

12

49

14.46

2

Buôn JaRai

104

439

57

257

54.81

18

47

17.31

3

Buôn Xê Đăng

96

441

79

402

82.29

4

15

4.17

2

Xã Ea Kiết

157

885

105

600

66.88

15

73

9.55

1

Buôn Hmông

157

885

105

600

66.88

15

73

9.55

V

HUYỆN EA H'LEO

2.533

12.937

860

3.883

33.95

179

838

7.07

1

Xã Cư A Mung

228

1.119

85

345

37.28

11

39

4.82

1

Thôn 3

86

333

30

132

34.88

8

27

9.30

2

Buôn Tơ Zoa

142

786

55

213

38.73

3

12

2.11

2

Xã Cư Mốt

117

472

24

93

20.51

7

27

5.98

1

Thôn 4B

117

472

24

93

20.51

7

27

5.98

3

Xã Dliê Yang

277

1.422

57

264

20.58

13

48

4.69

1

Thôn 5

165

629

40

180

24.24

10

33

6.06

2

Buôn Sek Điết

112

793

17

84

15.18

3

15

2.68

4

Xã Ea Hiao

682

3.405

335

1.525

49.12

37

180

5.43

1

Thôn 7C

170

744

93

391

54.71

21

93

12.35

2

Buôn Hiao 2

219

1.187

103

467

47.03

1

2

0.46

3

Buôn Bir

175

846

78

383

44.57

6

33

3.43

4

Buôn Krái

118

628

61

284

51.69

9

52

7.63

5

Xã Ea H'leo

354

2.011

71

336

20.06

33

152

9.32

1

Buôn Săm A

151

890

36

164

23.84

15

76

9.93

2

Buôn Dang

203

1.121

35

172

17.24

18

76

8.87

6

Xã Ea Khal

56

230

18

75

32.14

5

25

8.93

1

Thôn 14

56

230

18

75

32.14

5

25

8.93

7

Xã Ea Nam

97

547

27

126

27.84

9

44

9.28

1

Buôn Kdruh

97

547

27

126

27.84

9

44

9.28

8

Xã Ea Ral

238

981

112

524

47.06

28

157

11.76

1

Tùng Xê

147

563

65

302

44.22

12

77

8.16

2

Tùng Tăh

91

418

47

222

51.65

16

80

17.58

9

Xã Ea Sol

315

2.034

106

497

33.65

21

111

6.67

1

Buôn Cham

148

1.000

59

282

39.86

0

0

0.00

2

Buôn EaBlong

90

414

24

104

26.67

12

52

13.33

3

Buôn Hoai

77

620

23

111

29.87

9

59

11.69

10

Xã Ea Wy

169

716

25

98

14.79

15

55

8.88

1

Thôn 5B

169

716

25

98

14.79

15

55

8.88

VI

HUYỆN EA KAR

999

4.387

592

2.822

59.26

120

482

12.01

1

Xã Cư Ni

435

1.861

204

996

46.90

43

170

9.89

1

Buôn Ega

231

997

133

586

57.58

24

89

10.39

2

Buôn Epal

204

864

71

410

34.80

19

81

9.31

2

Xã Ea Sar

564

2.526

388

1.826

68.79

77

312

13.65

1

Thôn 6

113

472

68

288

60.18

9

37

7.96

2

Thôn 10

143

605

71

333

49.65

38

148

26.57

3

Buôn Ea Sar

105

460

90

400

85.71

14

60

13.33

4

Buôn Xê Đăng

203

989

159

805

78.33

16

67

7.88

VII

HUYỆN EA SUP

873

3.800

632

4.190

72.39

58

245

6.64

1

Xã Cư Mlan

241

966

173

2.122

71.78

0

0

0.00

1

Thôn Bình Lợi

241

966

173

573

71.78

0

0

0.00

2

Xã Ea Lê

154

706

80

350

51.95

26

107

16.88

1

Thôn 10

154

706

80

350

51.95

26

107

16.88

3

Xã Ea Rôk

478

2.128

379

1.718

79.29

32

138

6.69

1

Thôn 16

140

617

112

541

80.00

10

42

7.14

2

Thôn 19

97

447

72

333

74.23

13

59

13.40

3

Thôn 21

116

502

95

408

81.90

9

37

7.76

4

Thôn 22

125

562

100

436

80.00

0

0

0.00

VIII

HUYỆN KRÔNG ANA

2.996

13.745

1.033

4.715

34.48

397

1.788

13.25

1

Xã Drây Sáp

324

1.546

59

261

18.21

82

332

25.31

1

Buôn Tuôr A

186

818

30

132

16.13

49

180

26.34

2

Buôn Tuôr B

138

728

29

129

21.01

33

152

23.91

2

Xã Ea Na

645

2.933

300

1.329

46.51

31

116

4.81

1

Buôn Drai

208

959

71

257

34.13

13

48

6.25

2

Buôn Cuah

148

726

77

408

52.03

11

43

7.43

3

Buôn Tơ Lơ

289

1.248

152

664

52.60

7

25

2.42

3

Xã Ea Bông

898

4.227

394

1.875

43.88

159

765

17.71

1

Buôn Năc

159

804

69

312

43.40

15

79

9.43

2

Buôn Hma

108

443

59

252

54.63

21

81

19.44

3

Buôn Dham

152

760

68

303

44.74

40

241

26.32

4

Buôn Riăng

130

565

51

232

39.23

15

77

11.54

5

Buôn Knul

175

875

100

493

57.14

35

159

20.00

6

Buôn Sah

174

780

47

283

27.01

33

128

18.97

4

Xã Băng Adrênh

99

388

19

88

19.19

19

71

19.19

1

Buôn K62

99

388

19

88

19.19

19

71

19.19

5

Xã Dur Kmăn

854

3.937

224

987

26.23

98

457

11.48

1

Buôn Dur 1

327

1.458

104

487

31.80

41

174

12.54

2

Buôn Kmăn

232

1.103

48

195

20.69

26

143

11.21

3

Buôn Krang

204

950

50

203

24.51

20

91

9.80

4

Buôn Krông

91

426

22

102

24.18

11

49

12.09

6

Xã Bình Hòa

176

714

37

175

21.02

8

47

4.55

1

Thôn 6

176

714

37

175

21.02

8

47

4.55

IX

HUYỆN KRÔNG BÔNG

1.108

5.685

557

2.629

50.27

290

1.481

26.17

1

Xã Hòa Sơn

207

1.051

83

371

40.10

68

325

32.85

1

Thôn Tân Sơn

57

235

30

130

52.63

20

78

35.09

2

Buôn Ja

150

816

53

241

35.33

48

247

32.00

2

Xã Hòa Lễ

213

903

101

460

47.42

57

249

26.76

1

Thôn 4

61

187

38

147

62.30

10

33

16.39

2

Thôn 6

152

716

63

313

41.45

47

216

30.92

3

Xã Hòa Phong

688

3.731

373

1.798

54.22

165

907

23.98

1

Thôn Noh Prông

383

2.453

200

1.081

52.22

77

453

20.10

2

Buôn Cư Phiang

123

549

67

271

54.47

29

127

23.58

3

Buôn Ngô A

182

729

106

446

58.24

59

327

32.42

X

HUYỆN KRÔNG BUK

2.184

9.947

821

3.452

37.59

240

1.060

10.99

1

Xã Tân Lập

50

213

12

44

24.00

2

5

4.00

1

Thôn 6

50

213

12

44

24.00

2

5

4.00

2

Xã Pơng Drang

120

556

60

268

50.00

2

10

1.67

1

Tơng Mai

120

556

60

268

50.00

2

10

1.67

3

Xã Cư Kbô

132

518

54

234

40.91

5

17

3.79

1

Bôn Ea Nho

132

518

54

234

40.91

5

17

3.79

4

Xã Cư Né

820

3.919

313

1.360

38.17

1

1

0.12

1

Buôn Ea Zin

61

280

40

178

65.57

0

0

0.00

2

Buôn Mùi 2

115

599

40

162

34.78

0

0

0.00

3

Buôn Mùi 1

173

943

46

199

26.59

0

0

0.00

4

Buôn Kô

75

320

41

197

54.67

0

0

0.00

5

Buôn Kdrô 1

133

586

45

197

33.83

0

0

0.00

6

Buôn Kdrô 2

184

846

59

262

32.07

0

0

0.00

7

Buôn Kmu

79

345

42

165

53.16

1

1

1.27

5

Xã Ea Ngai

32

128

13

64

40.63

3

12

9.38

7

Thôn 7

32

128

13

64

40.63

3

12

9.38

6

Xã Cư Pơng

1.030

4.613

369

1.482

35.83

227

1.015

22.04

1

Buôn Khal

120

592

45

177

37.50

31

147

25.83

2

Buôn Kđoh

79

257

31

133

39.24

22

106

27.85

3

Buôn Tlan

152

758

49

191

32.24

37

147

24.34

4

Buôn Ea Klok

130

611

52

195

40.00

34

136

26.15

5

Buôn Ea Liăng

167

800

55

263

32.93

40

199

23.95

6

Buôn Cư Hiăm

66

253

31

104

46.97

15

60

22.73

7

Buôn Ea Túk

110

469

49

188

44.55

18

84

16.36

8

Buôn Cư Hriết

206

873

57

231

27.67

30

136

14.56

XI

HUYỆN KRÔNG NĂNG

1.587

7.789

572

2.614

36.04

385

1.776

24.26

1

Thị trấn Krông Năng

145

831

60

261

41.38

23

104

15.86

1

Thôn Bình Minh

145

831

60

261

41.38

23

104

15.86

2

Xã Dliê Ya

764

3.602

280

1.257

36.65

192

871

25.13

1

Buôn Yun

113

511

40

166

35.40

25

104

22.12

2

Buôn Ea Dua

54

251

28

133

51.85

10

49

18.52

3

Buôn Júk

58

396

21

106

36.21

19

94

32.76

4

Buôn Ea Lê

160

822

53

229

33.13

41

188

25.63

5

Buôn Tléh

121

506

49

241

40.50

44

193

36.36

6

Buôn Dliê Ya A

258

1.116

89

382

34.50

53

243

20.54

3

Xã Ea Hồ

542

2.756

169

816

31.18

139

662

25.65

1

Buôn Mngoan

193

963

54

268

27.98

53

247

27.46

2

Buôn Alê

123

615

41

188

33.33

35

167

28.46

3

Buôn Dun

132

638

45

212

34.09

23

102

17.42

4

Buôn Năng

94

540

29

148

30.85

28

146

29.79

4

Xã Ea Tam

88

387

41

189

46.59

17

80

19.32

1

Buôn Trăp

88

387

41

189

46.59

17

80

19.32

5

Xã Tam Giang

48

213

22

91

45.83

14

59

29.17

1

Giang Thọ

48

213

22

91

45.83

14

59

29.17

XII

HUYỆN KRÔNG PẮC

1.292

6.229

626

2.800

48.45

182

898

14.09

1

Xã Ea Hiu

196

976

125

542

63.78

50

291

25.51

1

Buôn Jăt B

94

478

56

242

59.57

27

177

28.72

2

Buôn Jăt A

102

498

69

300

67.65

23

114

22.55

2

Xã Ea Phê

112

490

91

402

81.25

8

33

7.14

1

Buôn Ea Su

112

490

91

402

81.25

8

33

7.14

3

Xã Hòa Tiến

593

3.005

122

549

20.57

79

372

13.32

1

Thôn 2A

313

1.565

56

225

17.89

52

246

16.61

2

Thôn 3

280

1.440

66

324

23.57

27

126

9.64

4

Xã Krông Buk

140

667

102

488

72.86

28

137

20.00

1

Buôn Kla

140

667

102

488

72.86

28

137

20.00

5

Xã Tân Tiến

251

1.091

186

819

74.10

17

65

6.77

1

Buôn Ea Drai A

130

575

95

432

73.08

11

40

8.46

2

Buôn Ea Drai

121

516

91

387

75.21

6

25

4.96

XIII

HUYỆN LẮK

241

950

152

586

63.07

34

155

14.11

1

Thị trấn Liên Sơn

68

286

63

264

92.65

0

0

0.00

1

Buôn Dơng Kriêng

68

286

63

264

92.65

0

0

0.00

2

Xã Buôn Triết

241

950

152

586

63.07

34

155

14.11

1

Thôn Đồng Tâm

66

263

34

142

51.52

5

20

7.58

2

Buôn Knắc

54

225

39

150

72.22

10

46

18.52

3

Buôn Tung 3

121

462

79

294

65.29

19

89

15.70

XIV

HUYỆN MĐRẮK

521

3336

346

2052

66.41

107

652

20.54

1

Xã Ea Pil

47

227

22

104

46.81

12

62

25.53

1

Thôn 14

47

227

22

104

46.81

12

62

25.53

2

Xã Ea Lai

45

175

34

130

75.56

11

39

24.44

1

Buôn Cư Prao

45

175.00

34

130

75.56

11

39

24.44

3

Xã Ea Mdoal

121

756

78

480

64.46

34

231

28.10

1

Thôn 4

121

756

78

480

64.46

34

231

28.10

4

Xã Cư Króa

308

2178

212

1338

68.83

50

320

16.23

1

Thôn 7

154

1.089

106

669

68.83

25

160

16.23

2

Thôn 9

162

976.00

111

1035

68.52

30

173

18.52

 

PHỤ LỤC 1:

THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ NĂM 2015

Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

Số TT

Huyện, thị xã, thành phố

Tổng số hộ dân

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Số hộ

Số khẩu

Tỷ lệ (%)

Theo khu vực

Theo dân tộc

Số hộ

Số khẩu

Tỷ lệ

(%)

Theo khu vực

Theo dân tộc

Thành thị

Nông thôn

Kinh

DTTS tại chỗ

DTTS khác

Thành thị

Nông thôn

Kinh

DTTS tại chỗ

DTTS khác

1

TP. Buôn Ma Thuột

76.540

1.496

6.023

1.95

644

852

777

630

89

2.064

8.840

2.70

792

1.272

1.311

581

172

2

Thị xã Buôn Hồ

22.252

1.709

7.101

7.68

545

1.164

848

683

178

1.024

4.438

4.60

332

692

564

334

126

3

Huyện Buôn Đôn

15.432

6.448

25.960

41.78

 

6.448

2.311

2.477

1.660

1.264

5.527

8.19

 

1.264

700

145

419

4

Huyện Cư Kuin

22.865

2.961

13.120

12.95

 

2.961

843

1.720

398

2.322

11.051

10.16

 

2.322

1.394

684

244

5

Huyện Cư M'gar

38.381

4.069

17.998

10.60

683

3.386

1.503

1.915

651

3.110

13.682

8.10

541

2.569

1.480

1.267

363

6

Huyện Ea H'leo

29.542

5.120

21.031

17.33

347

4.773

2.094

1.338

1.688

2.037

9.052

6.90

253

1.784

1.061

349

627

7

Huyện Ea Kar

35.978

8.220

35.167

22.85

450

7.770

3.425

1.763

3.032

3.991

17.279

11.09

681

3.310

2.533

470

988

8

Huyện Ea Súp

17.416

9.198

37.933

52.81

544

8.654

3.931

432

4.835

1.130

4.601

6.49

272

858

816

82

232

9

Huyện Krông Ana

19.495

3.802

16.553

19.50

1.144

2.658

2.026

1.643

133

1.704

7.531

8.74

359

1.345

1.087

563

54

10

Huyện Krông Bông

20.438

6.012

26.977

29.42

164

5.848

2.565

2.283

1.164

4.445

21.073

21.75

155

4.290

2.587

1.263

595

11

Huyện Krông Búk

14.543

3.096

12.734

21.29

 

3.096

1.365

1.610

121

891

3.802

6.13

 

891

455

417

19

12

Huyện Krông Năng

28.336

4.128

17.930

14.57

212

3.916

1.868

882

1.378

2.873

12.837

10.14

80

2.793

1.780

494

599

13

Huyện Krông Pắc

46.731

8.179

37.855

17.50

234

7.945

2.807

3.631

1.741

2.962

13.866

6.34

80

2.882

1.811

581

570

14

Huyện Lăk

16.207

8.317

33.183

51.32

241

8.076

1.090

6.343

884

1.862

8.145

11.49

125

1.737

641

1.117

104

15

Huyện M'Đrắk

17.094

8.837

38.560

51.69

220

8.617

3.817

2.639

2.381

3.205

14.338

18.75

180

3.025

1.893

714

598

TỔNG CỘNG

421.250

81.592

348.125

19.37

5.428

76.164

31.270

29.989

20.333

34.884

156.062

8.28

3.850

31.034

20.113

9.061

5.710

 

PHỤ LỤC 2:

THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO TẠI 45 XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN NĂM 2015
Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

Số TT

Hộ dân

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Số khẩu

Tỷ lệ (%)

I

HUYỆN BUÔN ĐÔN

9.071

37.653

4.606

18.460

50.78

571

2.357

6.29

1

Xã Krông Na

1.442

5.508

810

2.922

56.17

79

325

5.48

2

Xã Ea Wer

2.080

8.829

1.057

4.398

50.82

220

894

10.58

3

Xã Ea Nuôl

2.783

11.710

1.399

5.725

50.27

61

258

2.19

4

Xã Ea Huar

1.043

3.756

632

2.373

60.59

83

319

7.96

5

Xã Cuôr Knia

1.723

7.850

708

3.042

41.09

128

561

7.43

II

HUYỆN CƯ KUIN

1.744

8.395

541

2.293

31.02

365

1.759

20.93

1

Xã Cư Êwi

1.744

8.395

541

2.293

31.02

365

1.759

20.93

III

HUYỆN CƯ M'GAR

1.703

8.071

569

2.417

33.41

188

858

11.04

1

Xã Ea Mdroh

1.703

8.071

569

2.417

33.41

188

858

11.04

IV

HUYỆN EA H'LEO

1.066

4.371

536

2.123

50.28

150

599

14.07

1

Xã Ea Tir

1.066

4.371

536

2.123

50.28

150

599

14.07

V

HUYỆN EA KAR

6.923

31.038

3.972

17.331

57.37

1.080

4.949

15.60

1

Xã Cư Bông

1.487

6.589

868

3.588

58.37

265

1.234

17.82

2

Xã Cư Elang

1.816

8.211

1.488

6.657

81.94

156

650

8.59

3

Xã Ea Sô

874

3.795

541

2.420

61.90

96

439

10.98

4

Xã Cư Prông

1.041

4.665

444

1.951

42.65

232

1.064

22.29

5

Xã Cư Yang

1.705

7.778

631

2.715

37.01

331

1.562

19.41

VI

HUYỆN EA SUP

8.552

34.087

5.896

24.088

68.94

365

1.384

4.27

1

Xã Ea Bung

1.004

3.863

284

914

28.29

183

648

18.23

2

Xã Ia Jlơi

937

3.415

516

1.995

55.07

54

207

5.76

3

Xã Ya Tơ Mốt

1.105

4.420

656

2.414

59.37

88

351

7.96

4

Xã Cư Kbang

2.129

9.925

1.705

8.246

80.08

40

178

1.88

5

Xã Ia RVê

1.828

6.548

1.360

5.157

74.40

 

 

0.00

6

Xã Ia Lốp

1.549

5.916

1.375

5.362

88.77

 

 

0.00

VII

HUYỆN KRÔNG BUK

702

2.751

442

1.866

62.96

43

176

6.13

1

Xã Ea Sin

702

2.751

442

1.866

62.96

43

176

6.13

VIII

HUYỆN KRÔNG BÔNG

9.125

46.978

3.294

16.196

36.10

2.036

10.181

22.31

1

Xã Cư Pui

2.296

13.107

809

4.498

35.24

411

2.414

17.90

2

Xã Cư Drăm

1.780

9.044

630

3.150

35.39

355

1.812

19.94

3

Xã Yang Mao

1.045

5.381

398

1.792

38.09

272

1.322

26.03

4

Xã Dang Kang

1.381

6.991

499

2.440

36.13

298

1.394

21.58

5

Xã Yang Reh

1.259

5.744

455

1.929

36.14

354

1.597

28.12

6

Xã Êa Trul

1.364

6.711

503

2.387

36.88

346

1.642

25.37

IX

HUYỆN KRÔNG NĂNG

4.224

18.443

1.383

5.992

32.74

799

3.505

18.92

1

Xã Cư Klông

1.337

5.179

373

1.528

27.90

308

1.315

23.04

2

Xã Ea Dăh

1.786

8.329

771

3.520

43.17

220

997

12.32

3

Xã Ea Púk

1.101

4.935

239

944

21.71

271

1.193

24.61

X

HUYỆN KRÔNG PẮC

6.440

31.400

2.708

13.834

42.05

638

2.941

9.91

1

Xã Ea Uy

1.420

6.845

598

2.635

42.11

201

916

14.15

2

Xã Ea Yiêng

1.168

6.188

831

4.946

71.15

74

333

6.34

3

Xã Vụ Bổn

3.852

18.367

1.279

6.253

33.20

363

1.692

9.42

XI

HUYỆN LẮK

9.728

42.726

6.311

25.572

64.87

1.002

4.636

10.30

1

Xã Ea Rbin

687

3.221

396

1.637

57.64

44

192

6.40

2

Xã Yang Tao

2.067

8.298

1.339

4.924

64.78

214

871

10.35

3

Xã Bông Krang

1.623

6.539

1.086

4.466

66.91

286

1.287

17.62

4

Xã Đăk Phơi

1.288

6.448

858

4.399

66.61

137

723

10.64

5

Xã Đăk Nuê

1.539

6.357

928

3.616

60.30

165

697

10.72

6

Xã Krông Nô

1.951

9.236

1.339

5.071

68.63

68

412

3.49

7

Xã Nam Ka

573

2.627

365

1.459

63.70

88

454

15.36

XII

HUYỆN M’ĐẮK

8.885

39.512

5.603

24.878

63.06

1.624

7.449

18.28

1

Xã Cư Prao

1.380

5.655

766

3.101

55.51

345

1.478

25.00

2

Xã Cư Mta

1.542

6.731

925

3.987

59.99

257

1.136

16.67

3

Xã Krông Jing

2.381

9.883

1.480

6.092

62.16

427

2.033

17.93

4

Xã Krông Á

865

3.686

540

2.327

62.43

160

636

18.50

5

Xã Cư San

1.531

8.024

1.111

5.805

72.57

225

1.170

14.70

6

Xã Ea Trang

1.186

5.533

781

3.566

65.85

210

996

17.71

TỔNG

68.163

305.425

35.861

155.050

52.61

8.861

40.794

13.00

 

PHỤ LỤC 8:

TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH GIẢM NGHÈO NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

Chính sách/dự án

Kết quả thực hiện năm 2016

Kinh phí

(triệu đồng)

TỔNG KINH PHÍ (chưa tính nguồn vốn tín dụng)

 

749.556

1. Chính sách giảm nghèo chung theo NQ 80/NQ-CP

 

696.612

1.1. Khuyến nông, lâm và phát triển thủy sản

910 hộ nghèo

652.3

1.2. Hỗ trợ học nghề

600 người nghèo

1.800

1.3. Cấp thẻ bảo hiểm y tế

1.061.411 người

597.358

1.4. Hỗ trợ giáo dục và đào tạo

47.5000 học sinh, sinh viên

83.000

1.5. Hỗ trợ nhà ở

554 hộ

13.436

1.6. Trợ giúp pháp lý

2.349 lượt người

365.9

2. Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững

 

52.944

2.1. Chương trình 30a

Chưa thực hiện

0

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng

0

- Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo

0

- Hỗ trợ xuất khẩu lao động

0

2.2. Chương trình 135

 

52.023

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng

44 xã, 106 thôn, buôn

35.238

- Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo

1.158 con gia súc, gia cầm, 50,36 tấn giống cây lương thực, 12.800 cây công nghiệp, 2.714 cây ăn quả, 48,83 tấn phân bón các loại

16.785

- Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở

-

0

2.3. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135

30 hộ

500

2.4. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

 

261

2.5. Nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá

230 lượt

160

3. Chính sách tín dụng ưu đãi

56.405 hộ đã được vay vốn

1.249.274

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản