41839

Quyết định 126/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành

41839
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 126/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành

Số hiệu: 126/1998/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 11/07/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 10/09/1998 Số công báo: 25-25
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 126/1998/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 11/07/1998
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 10/09/1998
Số công báo: 25-25
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 126/1998/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2000

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật lao động ngày 26 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ năm 1998;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 93/CSLĐ ngày 17 tháng 11 năm 1997, văn bản số 1653/BLĐTBXH-CSLĐ ngày 23 tháng 5 năm 1998 và ý kiến thẩm định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 2994 BKH/VPTĐ ngày 07 tháng 5 năm 1998.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 (kèm theo Quyết định này) với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000.

2. Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Mục tiêu của Chương trình:

a) Mục tiêu cơ bản lâu dài:

Tạo việc làm mới và bảo đảm việc làm cho người lao động có khả năng lao động, có yêu cầu việc làm; thực hiện các biện pháp để trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có được việc làm, người thiếu việc làm có đủ việc làm, đặc biệt có chính sách trợ giúp cụ thể các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động; thông qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm từng bước thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể:

Mỗi năm thu hút thêm 1,3-1,4 triệu lao động có chỗ làm việc, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75% vào năm 2000.

4. Những nội dung hoạt động cụ thể của Chương trình:

a) Tổ chức nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của chủ trương, chính sách vĩ mô đến tăng, giảm việc làm để kiến nghị các giải pháp; tổ chức xây dựng và thẩm định chỉ tiêu tạo việc làm mới và giảm chỗ làm việc trong các kế hoạch Nhà nước, các chương trình, các dự án. b) Tăng cường thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động.

c) Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm để người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các cơ sở thuộc hệ thống dịch vụ việc làm của Chương trình trên phạm vi cả nước và các dịch vụ việc làm cho người sử dụng lao động khi có yêu cầu.

d) Tổ chức điều tra lao động, việc làm; thu thập, xử lý thông tin về thị trường lao động và công bố tình hình lao động, việc làm hàng năm.

đ) Tổ chức đầu tư xây dựng trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các Trung tâm dịch vụ việc làm, trên cơ sở lựa chọn và tổ chức lại các Trung tâm xúc tiến việc làm hiện có ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở vệ tinh của các Trung tâm dịch vụ việc làm này tại các thị xã, thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp tập trung, đảm bảo thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm trong thị trường lao động.

e) Đào tạo và đào tạo lại nghề theo hợp đồng học nghề gắn với việc làm cho người thất nghiệp đã đăng ký tìm việc làm, chủ yếu là thanh niên nông thôn tại các cơ sở dạy nghề của Trung tâm dịch vụ việc làm hoặc các cơ sở dạy nghề khác do Trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu.

g) Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ từ 1-2 lần/năm cho các nhân viên dịch vụ việc làm của Chương trình và các cán bộ quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Chương trình giải quyết việc làm của địa phương.

h) Đầu tư xây dựng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật để có đủ năng lực bảo đảm thực hiện các hoạt động đào tạo của Chương trình.

i) Tổ chức cho vay vốn để người thất nghiệp, người thiếu việc làm tự tạo việc làm; người sử dụng lao động bố trí việc làm ổn định cho những người thất nghiệp đã đăng ký tìm việc làm; doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ để đảm bảo việc làm cho người lao động; dạy nghề và tạo việc làm cho lao động là người tàn tật.

k) Xây dựng, bổ sung các chính sách bảo đảm thực hiện Chương trình, tổ chức các hoạt động thông tin thị trường lao động, tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình.

5. Kinh phí của Chương trình:

a) Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đến năm 2000 ước tính 4.800 tỷ đồng, sẽ được cụ thể hoá và bố trí trong kế hoạch hàng năm cho từng nội dung hoạt động của các dự án thành phần.

b) Nguồn vốn đầu tư:

- Ngân sách Nhà nước;

- Trợ giúp của các nước;

- Các nguồn khác.

6. Cơ chế quản lý Chương trình:

Việc xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thực hiện theo Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 1 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Điều 2. Giao cho các cơ quan sau đây có nhiệm vụ quản lý và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm:

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý Chương trình; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình; chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, hàng năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: Cân đối và bố trí kế hoạch hàng năm để thực hiện Chương trình trên cơ sở thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy chế kế hoạch hoá hiện hành.

3. Bộ Tài chính có trách nhiệm: Bố trí và bảo đảm ngân sách Nhà nước cấp mới hàng năm cho Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm để thực hiện Chương trình theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình giải quyết việc làm, lập quỹ giải quyết việc làm của địa phương theo quy định của Bộ Luật Lao động; thực hiện triển khai các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tại địa phương; báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ (thông qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện Chương trình theo quy định.

Điều 3. Đề nghị các đoàn thể quần chúng tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong phạm vi hoạt động của đoàn thể mình, đồng thời tham gia giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm của các cấp chính quyền liên quan.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phạm Gia Khiêm

(Đã ký)

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2000
(Kèm theo Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ)

Thất nghiệp - Tăng trưởng kinh tế - Lạm phát là ba vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia trong nền kinh tế thị trường. Ba chỉ số này phản ánh khái quát nhất, toàn diện nhất thực trạng nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Hiện nay, thất nghiệp đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu, là mối quan tâm lớn của Chính phủ các nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và của mọi người lao động. ở nước ta, thất nghiệp đang và sẽ diễn biến rất phức tạp trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để thực hiện mục tiêu về giải quyết việc làm do Đại hội Đảng VIII đề ra và Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội Copenhagen - Đan mạch, tháng 3/1995.

Căn cứ Điều 15 và Điều 180 của Bộ Luật Lao động, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 nhằm bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có cơ hội có việc làm, tiến tới có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả và tự do lựa chọn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Phần Một:

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

I- TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG 10 NĂM ĐỔI MỚI:

1- Đánh giá chung:

Thực hiện đường lối "đổi mới" của Đảng, thời gian qua đất nước bước đầu đã thoát ra khỏi khủng hoảng và đang tăng trưởng với tốc độ cao, lạm phát được kiểm soát tích cực, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 9-10% những năm 1989-1990, 6,08% năm 1994 xuống còn 5,88% năm 1996 và 6,01% năm 1997. Gần 1 triệu người thôi việc từ khu vực Nhà nước, hàng chục vạn bộ đội xuất ngũ đã được bố trí việc làm hoặc được hỗ trợ để tự tạo việc làm. Thống kê trong 6 năm (1991-1996) đã có trên 6 triệu người được giải quyết việc làm mới hoặc có thêm việc làm đầy đủ hơn. Năm 1997 có khoảng 1,2 triệu người đã được giải quyết việc làm.

2- Nguyên nhân:

Một là: Nhận thức về việc làm và cách thức giải quyết việc làm của Nhà nước, của người lao động và người sử dụng lao động đã có sự thay đổi căn bản. Nhà nước ban hành luật pháp tạo ra môi trường, các cơ hội thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình và giải quyết việc làm cho những người khác. Nhận thức mới này bắt nguồn từ thực tiễn, được thể hiện trong Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 và đã được ghi nhận trong Bộ Luật lao động năm 1994.

Hai là: Việc xây dựng và thực hiện Bộ Luật lao động, khung pháp luật về quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường đã được xác lập tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho việc thuê mướn sử dụng lao động, thúc đẩy quan hệ lao động và thị trường lao động phát triển, góp phần xây dựng các nền tảng kinh tế - xã hội cho sự phát triển đất nước một cách bền vững.

Ba là: Đi đôi với việc thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển sản xuất nhờ đó nhiều người có việc làm, Nhà nước đã tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để họ nhanh chóng tìm kiếm được việc làm phù hợp hoặc tự tạo được việc làm, cụ thể:

- Lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm để cho vay vốn với lãi suất ưu đãi theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm;

- Hỗ trợ giải quyết việc làm đối với thương binh và người tàn tật;

- Thành lập các Trung tâm xúc tiến việc làm để thực hiện chức năng dạy nghề và tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Các Trung tâm xúc tiến việc làm nêu trên là tiền thân của tổ chức dịch vụ việc làm được quy định trong Bộ Luật Lao động. Hệ thống này, đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm những năm 1991-1996 và sẽ có vị trí đặc biệt quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm khi được tổ chức lại và hoạt động theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Bốn là: Đã phát triển nhiều hình thức, mô hình tổ chức giải quyết việc làm phong phú, đa dạng ở các địa phương, các ngành, các cấp, đơn vị cơ sở với sự tham gia tích cực, chủ động của các tổ chức đoàn thể xã hội và đã trở thành những phong trào quần chúng sâu rộng.

Năm là: Nhờ mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực lao động - việc làm, đã thu hút và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế để giải quyết việc làm cho người lao động. Bước đầu đã huy động và kết hợp tốt các nguồn lực trong nước và ngoài nước để giải quyết việc làm theo các chương trình, dự án gắn liền với từng nhóm đối tượng.

Sáu là: Vấn đề giải quyết việc làm đã bước đầu tổ chức thực hiện theo kiểu "Chương trình quốc gia", đó là một cách làm mới về giải quyết việc làm trong cơ chế thị trường. Việc xây dựng các chuẩn mực và phương pháp quản lý, tổ chức các cuộc điều tra lao động - việc làm đã được Nhà nước quan tâm trên các mặt: tài chính, nhân lực. Những kết quả đó tạo cơ sở cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm theo Bộ luật lao động.

II- NHỮNG ĐÒI HỎI BỨC BÁCH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG THỜI KỲ 1997-2000:

1- Tình hình thất nghiệp và nhu cầu giải quyết việc làm:

- Tỷ lệ thất nghiệp ở các đô thị nước ta vào loại cao so với các nước trong khu vực. Theo điều tra, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong tuổi lao động là 5,88% năm 1996 và 6,01% năm 1997. ở nhiều đô thị lớn, các khu công nghiệp tập trung (trừ thành phố Hồ Chí Minh và khu công nghiệp Vũng Tầu) tỷ lệ thất nghiệp khá cao (trên 8%) và có xu hướng gia tăng so với năm 1994. Cụ thể: Hải Phòng 8,11%, Nam Định 9,36%, Thái Bình 9,24%, Quảng Ninh 9,33%, Bắc Giang 8,89% v. v...

- Tỷ lệ số người thiếu việc làm ở khu vực nông thôn rất cao (27, 65%). Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn mới đạt 72,11% năm 1996 và 72,9% năm 1997.

- Lực lượng lao động của nước ta năm 1996 có 35,9 triệu người. Dự tính vào năm 2000 có khoảng trên 40 triệu người. Tốc độ tăng bình quân 2,95/năm. Với số lao động mới tăng thêm, khoảng trên 4 triệu người; số người thất nghiệp hoàn toàn chưa được giải quyết năm 1996 khoảng 0,7 triệu người và năm 1997 là 1,05 triệu người; số lao động dôi ra do chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sắp xếp lại doanh nghiệp phải tìm việc làm mới cho khoảng 3 triệu người; yêu cầu của việc nâng quỹ thời gian lao động trong nông thôn đã được sử dụng 72,11% năm 1996 lên 75% năm 2000. Dự tính, trong 4 năm (1997-2000) có khoảng 8 triệu người cần giải quyết việc làm.

2- Chất lượng lao động thấp, cơ cấu đào tạo bất hợp lý:

- Với khoảng 12,2% lực lượng lao động đã qua đào tạo có chuyên môn kỹ thuật hiện nay, nguồn nhân lực nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế và lại càng khó có thể đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Cơ cấu đào tạo giữa lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên với lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và số công nhân kỹ thuật ở nước ta quá bất hợp lý. Nước ta hiện đang thiếu nghiêm trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là công nhân kỹ thuật. Để nâng số lao động có chuyên môn kỹ thuật lên 22-25% vào năm 2000, đòi hỏi công tác đào tạo và đặc biệt là công tác dạy nghề phải có những thay đổi căn bản cả về nhận thức, tổ chức và phương pháp thực hiện.

3- Phân bố lao động theo ngành và theo lãnh thổ còn bất hợp lý.

- Cơ cầu lao động nước ta đặc trưng của một nền kinh tế nông nghiệp, với 69,8% lao động làm nông nghiệp, chỉ có 10,55% lao động làm công nghiệp - xây dựng và 19,65% lao động làm dịch vụ. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rất chậm. Năng suất lao động rất thấp, khả năng tích luỹ để đầu tư phát triển ít, đời sống của nhân dân còn rất nhiều khó khăn.

- Lực lượng lao động hiện phân bố không đều, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển các vùng trong nước. Tình trạng di dân tự do đi tìm việc làm ngày càng gia tăng, nhất là lao động nông thôn tràn vào các đô thị tìm kiếm việc làm diễn ra rất phức tạp.

Phần Hai:

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

I- MỤC TIÊU:

1- Mục tiêu cơ bản lâu dài: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 nhằm tạo mở việc làm mới và bảo đảm việc làm cho người lao động có khả năng lao động, có yêu cầu việc làm. Thực hiện các biện pháp để trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có được việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc làm hiệu quả thấp sẽ có được việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả cao hơn. Tiến tới mục tiêu việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả và tự do lựa chọn; thông qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.

2- Mục tiêu cụ thể:

Mỗi năm thu hút thêm 1,3-1,4 triệu người có chỗ làm việc, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75% vào năm 2000.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, trong 4 năm (1997-2000) nền kinh tế quốc dân cần phải thực hiện được các chỉ tiêu sau:

- Tập trung phát triển kinh tế - xã hội để tạo mở 5 triệu chỗ làm việc mới.

- Đào tạo, đào tạo lại nghề cho 4,5 triệu người; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động lên 22-25% vào năm 2000.

Trong đó, các hoạt động hỗ trợ trực tiếp của Chương trình sẽ tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho 1 triệu người; cho vay vốn để giải quyết việc làm cho 925.000 người. Tổ chức các trung tâm dịch vụ việc làm ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hệ thống các cơ sở vệ tinh của trung tâm tại các thị xã, thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp tập trung... để cung cấp các dịch vụ về việc làm cho những người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm và người sử dụng lao động, góp phần bảo đảm nhân lực thực hiện Kế hoạch Nhà nước và các chương trình, các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ 1996-2000 do Đại hội Đảng VIII đề ra.

II- QUAN ĐIỂM

1- Bảo đảm việc làm cho dân là mục tiêu xã hội hàng đầu. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có cơ hội có việc làm, đặc biệt là thanh niên, lao động nữ, lao động là người tàn tật, là trách nhiệm của mọi người, mọi ngành, mọi cấp, của Nhà nước và của toàn xã hội.

2- Mục tiêu giải quyết việc làm phải được cụ thể hoá thành chỉ tiêu tạo chỗ làm việc mới trong kế hoạch Nhà nước hằng năm và 5 năm, trong các chương trình, dự án của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và đơn vị cơ sở. Trong đó, phải khai thác mọi tiềm năng để bảo đảm những điều kiện tương xứng nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định.

III- PHƯƠNG HƯỚNG

Để thực hiện được mục tiêu giải quyết việc làm, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 được triển khai trên ba hướng cơ bản sau đây:

1- Ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật, các chủ trương, chính sách đồng bộ nhằm thúc đẩy nền kinh tế hướng về xuất khẩu phát triển bền vững. Phát triển các khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm. Chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và công nghệ sử dụng nhiều lao động. Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp để thu hút nhiều lao động vào làm việc. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ xây dựng, kiểm soát chỉ tiêu sử dụng lao động và chỉ tiêu tạo chỗ làm mới đối với các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng lao động; các kế hoạch kinh tế - xã hội, các chương trình dự án. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm. Đó là hướng để giải quyết việc làm cơ bản và quan trọng nhất.

2- Duy trì, bảo đảm việc làm cho người lao động, chống sa thải nhân công hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

3- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và những đối tượng yếu thế trong thị trường lao động.

Phần Ba:

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2000

Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000, gồm hai nhánh hoạt động chủ yếu:

Một là: Phát triển kinh tế - xã hội tạo mở việc làm.

Hai là: Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động.

I- PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠO MỞ VIỆC LÀM:

Phát triển kinh tế - xã hội tạo mở việc làm là nhánh hoạt động quan trọng nhất, quyết định việc tăng hoặc giảm chỗ làm việc trong thị trường lao động. Do vậy, phải thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm để trong 4 năm (1997-2000) cả nước tạo mở được 5 triệu chỗ làm việc mới. Những hoạt động đó bao gồm:

1- Tổ chức nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của chủ trương, chính sách vĩ mô đến tăng, giảm việc làm:

1.1.- Nghiên cứu nội dung, thời điểm ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hoá - giáo dục, khoa học công nghệ. Tổ chức phân tích đánh giá những tác động cụ thể của từng chủ trương, chính sách vĩ mô kể trên đến khả năng làm tăng, làm giảm việc làm trong những khoảng thời gian xác định (1 năm, 5 năm hoặc dài hơn).

1.2- Chuẩn bị những ý kiến có cơ sở khoa học để tham gia với các cơ quan Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định, bổ sung, điều chỉnh và đánh giá những chủ trương, chính sách vĩ mô đảm bảo giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu giải quyết việc làm trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

2- Tổ chức xây dựng và thẩm định chỉ tiêu tạo việc làm mới và giảm chỗ làm việc trong các kế hoạch nhà nước, các chương trình, các dự án phát triển kinh tế - xã hội:

2.1- Tổ chức xây dựng và thẩm định các chỉ tiêu về lao động trong Kế hoạch Nhà nước; các chương trình, dự án của các ngành, các cấp bao gồm:

- Nhân lực để thực hiện kế hoạch; chương trình, dự án:

+ Số lượng, chất lượng của số lao động hiện có;

+ Số lượng, chất lượng của số lao động cần tăng thêm;

+ Dự kiến nhu cầu lao động theo thời gian.

- Số lao động bị mất việc làm.

- Số lao động tăng giảm hằng năm và so với cùng kỳ năm trước.

2.2- Phân tích đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo chỗ việc làm mới; suất đầu tư để tạo một chỗ làm việc mới; số chỗ làm việc bị mất đi từng thời điểm, hằng năm và 5 năm đối với từng kế hoạch, chương trình, dự án.

2.3- Thu thập, phân tích nhu cầu về nhân lực của từng ngành, lĩnh vực và diễn biến trong quá trình thực hiện đối với các Kế hoạch Nhà nước, đối với từng chương trình, dự án; cập nhật chỗ làm việc trống và nhu cầu về lao động, các dịch vụ về lao động của người sử dụng lao động; tính toán và nêu ra các giải pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu về nhân lực của nền kinh tế ở từng thời kỳ.

2.4- Tham gia với cơ quan Nhà nước trong việc hoạch định, bổ sung, điều chỉnh, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của các Kế hoạch Nhà nước và các chương trình, dự án về những tác động đến mục tiêu giải quyết việc làm của đất nước.

2.5- Thiết lập hệ thống thông tin để nắm số lao động được giải quyết việc làm và số lao động bị mất việc làm hàng năm, đề xuất các giải pháp để xử lý.

II- CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TRỰC TIẾP ĐỂ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG YẾU THẾ TRONG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Trong cơ chế thị trường, thường xuyên có một lực lượng lao động đáng kể thuộc nhóm "yếu thế", nếu không có sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng thì họ khó thoát khỏi tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Bởi vậy, cần phải thực hiện các hoạt động hỗ trợ trực tiếp đối với nhóm đối tượng này, như sau:

1. Tổ chức các dịch vụ việc làm trong thị trường lao động:

1.1. Tổ chức cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các cơ sở thuộc hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm của chương trình trên phạm vi cả nước.

1.2. Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm. Nội dung các hoạt động dịch vụ việc làm, gồm:

- Tư vấn lực chọn việc làm, nơi làm việc;

- Tư vấn lựa chọn nghề học, hình thức và nơi học nghề;

- Tư vấn lập dự án tự tạo việc làm hoặc dự án tạo thêm việc làm;

- Tư vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm;

- Giới thiệu việc làm; bố trí việc làm;

- Các dịch vụ khác về việc làm khi được yêu cầu.

1.3- Tổ chức cung ứng các dịch vụ việc làm cho người sử dụng lao động theo hợp đồng. Nội dung các dịch vụ việc làm đối với người sử dụng lao động, gồm:

- Cung ứng nhân lực, giúp tuyển lao động;

- Tư vấn pháp luật về lao động việc làm;

- Trao đổi thông tin về thị trường lao động;

- Các dịch vụ khác về lao động việc làm khi có yêu cầu.

1.4. Điều tra khảo sát, thu thập, xử lý các thông tin về thị trường lao động.

1.5. Đầu tư xây dựng, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các Trung tâm dịch vụ việc làm của Chương trình và các cơ sở vệ tinh của trung tâm tại các thị xã, thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp tập trung trong phạm vi cả nước; trên cơ sở quy hoạch và tổ chức lại các Trung tâm xúc tiến việc làm hiện có, để đảm bảo thực hiện nội dung các hoạt động dịch vụ việc làm của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000.

2- Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm:

2.1. Tổ chức dạy nghề theo hợp đồng học nghề gắn với việc làm cho 1 triệu người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm; chủ yếu là thanh niên nông thôn tại các cơ sở dạy nghề của Trung tâm dịch vụ việc làm của Chương trình hoặc các cơ sở dạy nghề khác do Trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu.

2.2. Đào tạo nghiệp vụ một lần và hằng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ từ 1 đến 2 lần/năm cho đội ngũ nhân viên dịch vụ việc làm của Chương trình.

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ một lần và hằng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, từ 1 đến 2 lần/năm cho đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Chương trình giải quyết việc làm của địa phương.

2.3. Đầu tư xây dựng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề thuộc Trung tâm dịch vụ việc làm của Chương trình và cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật để có đủ năng lực đảm bảo thực hiện các hoạt động dạy nghề của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000.

3- Tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm:

3.1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thể thức cho vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để tạo việc làm. Lựa chọn đối tác và ký kết các hợp đồng với các tổ chức tín dụng Nhà nước, gồm: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Kho bạc Nhà nước để thực hiện các hoạt động cho vay vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tới năm 2000.

3.2. Tổ chức cho 55 vạn người trong số những người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm tại các Trung tâm dịch vụ việc làm của Chương trình vay vốn để tự tạo việc làm mới hoặc tự tạo thêm việc làm có hiệu quả hơn, gắn với chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống.

3.3. Tổ chức cho các tổ chức sử dụng lao động vay vốn để bố trí việc làm ổn định trên 1 năm cho 37 vạn người thất nghiệp do Trung tâm dịch vụ việc làm của Chương trình giới thiệu, gắn với phát triển doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp chế biến hàng nông sản, hàng xuất khẩu và việc áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động.

3.4. Tổ chức cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ có khó khăn, vay vốn để bảo đảm việc làm cho 2.500 lao động nữ, tránh nguy cơ bị mất việc làm.

3.5. Tổ chức cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật; cơ sở dạy nghề có nhận người tàn tật vào học nghề; các doanh nghiệp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ Nhà nước quy định vay vốn để dạy nghề và tạo việc làm cho 2.500 lao động là người tàn tật.

4- Tổ chức xây dựng, bổ sung các chính sách việc làm và tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá chương trình:

4.1. Soát xét lại các chính sách việc làm đã và đang được thực hiện. Xây dựng, bổ sung và từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách việc làm quốc gia. Trong thời kỳ 1997-2000, tập trung vào những chính sách, chế độ sau:

- Chế độ xây dựng và kiểm soát chỉ tiêu tạo việc làm mới;

- Chính sách dịch vụ việc làm;

- Chính sách dạy nghề gắn với việc làm;

- Chính sách cho vay vốn tạo việc làm;

- Chính sách hỗ trợ tài chính tạo việc làm;

- Chính sách đối với các tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm;

- Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp.

4.2. Tổ chức điều tra lao động - việc làm hằng năm, điều tra mẫu, điều tra lặp lại về lao động - việc làm trong phạm vi cả nước theo chế độ quy định.

4.3. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, đối tượng, các chính sách, các hoạt động của Chương trình; các mô hình, các sáng kiến giải quyết việc làm ở địa phương, đơn vị cơ sở thường kỳ và đột xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tổ chức in ấn, phát hành các tài liệu, các ấn phẩm tuyên truyền, giới thiệu về Chương trình.

4.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, báo cáo theo định kỳ tháng, quý, năm... và đột xuất các hoạt động của Chương trình.

Phần Bốn:

TÀI CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2000

Tài chính của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000, gồm: Vốn đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch kinh tế - xã hội, các Chương trình phát triển, các Chương trình quốc gia nhằm tạo mở 5 triệu chỗ làm việc mới và bảo đảm việc làm cho người lao động và Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để thực hiện các hoạt động xác định của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000.

I- QUỸ QUỐC GIA HỖ TRỢ VIỆC LÀM:

1. Nguồn hình thành:

1.1. Ngân sách Nhà nước:

- Ngân sách Nhà nước cấp mới, gồm: Ngân sách Nhà nước Trung ương cấp mới ghi trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước hàng năm do Chính phủ trình, Quốc hội quyết định và Ngân sách địa phương trích lập Quỹ giải quyết việc làm do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình, Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;

- Vốn thu hồi từ các dự án vay vốn tạo việc làm đến hạn thanh toán.

1.2. Các nguồn khác:

- Trợ giúp của các nước, các tổ chức quốc tế cho các hoạt động đào tạo, hội thảo, tập huấn về việc làm và các dự án tạo việc làm, gồm: Vốn, kỹ thuật, thiết bị tài trợ mới (kể cả bổ sung) và vốn thu hồi từ các dự án tín dụng tạo việc làm;

- Vốn đối ứng của người dân, của đơn vị sử dụng lao động để thực hiện dự án tạo việc làm.

2- Cơ chế quản lý và vận hành quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm:

Hàng năm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập dự toán Ngân sách Nhà nước cấp mới cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để thực hiện các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 theo mục tiêu đã xác định, trình Chính phủ và Quốc hội quyết định.

Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm do Ban Chủ nhiệm chương trình thống nhất quản lý; Trưởng Ban quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trực tiếp quản lý và điều hành. Quỹ được sử dụng để hỗ trợ các địa phương, ngành thực hiện các hoạt động giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm theo nguyên tắc, điều kiện sau:

- Có chương trình và lập được Quỹ giải quyết việc làm đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Bộ Luật lao động;

- Các hoạt động và nội dung sử dụng tài chính phải phù hợp với các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và nội dung sử dụng Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm;

- Dự án tạo việc làm phải có vốn đối ứng của chủ dự án để thực hiện.

II- DỰ KIẾN CÂN ĐỐI NGUỒN TÀI CHÍNH QUỸ QUỐC GIA HỖ TRỢ VIỆC LÀM TRONG THỜI KỲ 1997-2000:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn

Dự toán thời kỳ1997-2000

Thực hiện năm 1997

Ước thực hiện năm 1998

Dự toán năm 1999

Dự toán năm 2000

Tổng số

4.800,0

853,0

920,0

1381,0

1646,0

1- Ngân sách Nhà nước:

2.840,0

480,0

460,0

850,0

1050,0

1.1- Ngân sách Nhà nước cấp mới, trong đó:

- Ngân sách Nhà nước Trung ương cấp mới:

- Ngân sách địa phương:

1.000,0

650,0

350,0

100,0

100,0

0,0

50,0

50,0

0,0

400,0

250,0

150,0

450,0

250,0

200,0

1.2- Vốn cho vay tạo việc làm đến hạn thu hồi:

1.840,0

4380,0

410,0

450,0

600,0

2- Tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế:

150,0

3,0

30,0

51,0

66,0

2.1- Tài chính của chương trình Việt Nam - Cộng hoà Czech chuyển sang:

110,0

0,0

20,0

30,0

60,0

2.2- Tài chính của chương trình Việt Nam - CHLB Đức chuyển sang:

21,0

0,0

5,0

16,0

0,0

2.3- Tài chính của các dự án, các cuộc khảo sát, nghiên cứu, tập huấn về việc làm do nước ngoài, các tổ chức quốc tế tài trợ:

19,0

3,0

5,0

5,0

6,0

3- Vốn đối ứng của người dân, của đơn vị sử dụng lao động để thực hiện dự án tạo việc làm

1.810,0

370,0

430,0

480,0

530,0

III- DỰ TOÁN CHI QUỸ QUỐC GIA HỖ TRỢ VIỆC LÀM THỜI KỲ 1997-2000

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nội dung

Dự toán thời kỳ 1997-2000

Thực hiện năm 1997

Ước thực hiện năm 1998

Dự toán năm 1999

Dự toán năm 2000

Tổng số:

4.800,0

853,0

920,0

1.381,0

1.646,0

1- Cho vay vốn giải quyết việc làm:

4.639,0

838,0

898,0

1.324,0

1.579,0

2- Xây dựng, trang thiết bị trung tâm dịch vụ việc làm:

90,0

10,0

10,0

30,0

40,0

3- Chi thông tin, tuyên truyền, điều tra, kiểm tra, đánh giá Chương trình:

30,0

5,0

5,0

10,0

10,0

4- Chi đào tạo cán bộ, nhân viên giải quyết việc làm:

25,0

0,0

5,0

10,0

10,0

5- Chi phí quản lý điều hành Chương trình:

6,0

0,0

2,0

2,0

2,0

6- Chi khác:

10,0

0,0

0,0

5,0

5,0

Phần Năm:

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2000

I- TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1- Lập Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000.

Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm có một tổ chuyên viên liên ngành kiêm nhiệm giúp việc. Số lượng và tiêu chuẩn của các thành viên tổ chuyên viên liên ngành do Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm quyết định.

Tài chính chi cho các hoạt động hành chính của Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm do Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm bảo đảm và được lấy từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.

2- Kiện toàn hệ thống tổ chức chỉ đạo Chương trình giải quyết việc làm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tại địa phương.

II- TỔ CHỨC TRỰC TIẾP QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1- Thành lập Ban Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ban quản lý chương trình quốc gia xúc tiến việc làm hiện có để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tổ chức điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

2- Quy hoạch và tổ chức lại hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm để trực tiếp thực hiện các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tại địa phương.

III- CÁC TỔ CHỨC THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1- Các tổ chức tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, gồm:

- Các tổ chức chính trị - xã hội;

- Các tổ chức tư vấn và đội ngũ cộng tác viên.

2- Hoạt động của các tổ chức tham gia thực hiện chương trình do Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm quyết định.

IV- KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM:

1- Trưởng Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tổ chức và duy trì chế độ kiểm tra, chế độ báo cáo giữa các đơn vị trong hệ thống tổ chức trực tiếp điều hành, thực hiện chương trình và thực hiện chế độ báo cáo với Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2- Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và báo cáo với các cơ quan quản lý chương trình và Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản