349915

Quyết định 1370/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình Việc làm tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020

349915
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 1370/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình Việc làm tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020

Số hiệu: 1370/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Nguyễn Thanh Bình
Ngày ban hành: 05/05/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1370/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
Người ký: Nguyễn Thanh Bình
Ngày ban hành: 05/05/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1370/QĐ-UBND

An Giang, ngày 05 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Việc làm được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Căn cứ Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;

Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập, lưu trữ; tổng hợp thông tin thị trường lao động;

Căn cứ Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Căn cứ Thông tư số 54/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang tại Tờ trình số 745/TTr-SLĐTBXH ngày 25 tháng 4 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Việc làm tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2020 (Chương trình kèm theo).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện Chương trình đạt mục tiêu đề ra Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Đài PTTHAG, Báo AG, Phân xã AG;
- UBND huyện, thị, thành phố;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Website Văn phòng
- Phòng: KGVX, TH;
- Lưu: HC-TC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

CHƯƠNG TRÌNH

VIỆC LÀM TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1370/QĐ-UBND ngày 05/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Phần I

THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM

Nhìn chung, công tác việc làm thời gian qua được các ngành, các cấp quan tâm triển khai thực hiện, Trung ương ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới, nhiều giải pháp cụ thể, huy động nhiều nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu đều có việc làm. Qua đó, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo, đã góp phần tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

I. Thực trạng về dân số, lao động, việc làm:

An Giang là tỉnh có dân số đông, với gần 2,2 triệu người. Số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% so với tổng dân số, hàng năm có khoảng trên 20.000 người bước vào tuổi lao động. Lực lượng lao động ước đến cuối năm 2015 có khoảng 1.350 nghìn người, trong đó lao động nữ (có 648 nghìn người) chiếm 48% trong tổng số lực lượng lao động; lao động khu vực nông thôn (có 931 nghìn người) chiếm 69%. Giai đoạn 2011 - 2016, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho trên 208.689 ngàn người, đạt 101,8% so với kế hoạch đề ra. Qua đó đã góp phần kiềm chế, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 3% và tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên được nâng dần lên đạt khoảng 84%. Số lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân đến năm 2015 ước tính khoảng trên 1.210 nghìn người, trong đó: lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 52%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 14,5% và thương mại - dịch vụ chiếm 33,5%. Cuối năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53,3%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 38,8%.

II. Kết quả thực hiện công tác Giải quyết việc làm:

Với nhiều giải pháp triển khai đồng bộ, kết hợp với việc lồng ghép các Chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, 06 năm qua, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 208.689 lao động, đạt 101,8% chỉ tiêu kế hoạch. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 34.782 lao động.

Biểu tổng hợp kết quả giải quyết việc làm từ năm 2011 - 2016.

Năm

Về giải quyết việc làm (lao động)

Tổng số

Nữ

Trong đó: XKLĐ

% so kế hoạch

2011

35.860

12.551

114

102,5

2012

35.577

13.163

50

101,6

2013

35.350

13.433

53

101,0

2014

35.710

13.927

50

102,0

2015

35.525

14.210

175

101,5

2016

30.667

12.420

155

102,2

Tổng cộng

208.689

79.704

597

101,8

1. Vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm:

Từ năm 2011 đến năm 2016, nguồn vốn được phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội thực hiện hỗ trợ vay ưu đãi với lãi suất thấp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh; hộ gia đình; người lao động thuộc đối tượng yếu thế (người khuyết tật, dân tộc thiểu số); người thuộc hộ bị thu hồi đất canh tác; …. Cho vay 7.064 dự án với số vốn giải ngân gần 95.018 triệu đồng, tạo việc làm cho khoảng 10.160 lao động (bình quân mỗi năm 7.060 lao động).

2. Hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng:

Cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động trong tỉnh; công tác tuyên truyền, vận động người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ và cho vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Kết quả, từ năm 2011 đến năm 2016 tỉnh đã đưa 597 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có 192 lao động nữ chiếm 32%; bình quân mỗi năm có khoảng 100 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; thị trường các nước lao động đến làm việc gồm: Nhật Bản có 198 lao động, Hàn Quốc 163 lao động, Malaysia 26 lao động, Đài Loan 197 lao động và nước khác: 13 lao động. Số lao động này vừa được giải quyết việc làm vừa nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời cũng tăng thu ngoại tệ cho tỉnh; góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

3. Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh (chính sách của tỉnh):

Tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ sinh hoạt ban đầu cho lao động đi làm việc ngoài tỉnh. Qua đó, có 2.806 lao động (bình quân mỗi năm 468 lao động) thuộc đối tượng yếu thế như: Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công cách mạng, … được hỗ trợ chính sách đi làm việc ngoài tỉnh.

4. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động:

Giai đoạn 2011 - 2015 và năm 2016, các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động từ Chương trình mục tiêu quốc gia về Dạy nghề - Việc làm và Chương trình mục tiêu được triển khai thực hiện tích cực, hiệu quả, tỉnh đã tổ chức được 20 phiên giao dịch việc làm; bình quân mỗi phiên thu hút 15 đơn vị trực tiếp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh, có 961 lao động tham dự.

Thông qua các phiên giao dịch việc làm và trang Website Trung tâm Dịch vụ Việc làm đã thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; tuyển sinh của các trường, cơ sở đào tạo nghề đến với người lao động thường xuyên, đầy đủ và chính xác. Người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề nhiều hơn; nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động lên một bước tiến mới.

Thực hiện dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động: giai đoạn 2011- 2016 đã tiến hành thu thập thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh. Kết quả đã cập nhật thông tin cung lao động của 506.702 hộ gia đình; thông tin cầu lao động tại 1.324 doanh nghiệp. Qua đó, có cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin giúp UBND các huyện, thị, thành phố trong việc định hướng, hoạch định các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; giúp các Trường Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tỉnh có cơ sở tham khảo để định hướng, xây dựng kế hoạch đào tạo, góp phần đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo cho nhân dân.

5. Hoạt động nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, đánh giá chương trình Việc làm:

- Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giới thiệu việc làm, kỹ năng thu thập, cập nhật thông tin và nhập cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động; khai thác thông tin và cung cấp thông tin thị trường lao động đến với người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, người cần thay đổi công việc làm.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát của cấp tỉnh và cấp huyện trong việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình việc làm trên địa bàn, đặc biệt là dự án vay vốn giải quyết việc làm, đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những trường hợp sử dụng nguồn vốn của Chương trình không đúng quy định, bảo đảm đúng mục tiêu.

- Hàng năm, đăng các thông tin về công tác giải quyết việc làm của tỉnh trên trang báo để thông tin, tuyên truyền đến mọi người biết; đồng thời in ấn các tờ rơi, panô, áp phích để thông tin, tuyên truyền về công tác việc làm, xuất khẩu lao động.

III. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2016:

1. Kết quả đạt được:

- Chương trình giải quyết việc làm được các sở, ngành và địa phương quan tâm triển khai thực hiện; do vậy các mục tiêu, chỉ tiêu từ năm 2011 đến năm 2016 đều đạt và vượt kế hoạch từ đó đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh.

- Dự án vay vốn tạo việc làm đã góp phần hoàn thành tốt Chương trình giải quyết việc làm của tỉnh trong những năm qua, giúp nhiều lao động tự tạo việc làm ổn định, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm cho bản thân vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

- Sàn giao dịch việc làm đã được tăng tần suất và chất lượng phiên giao dịch; thông qua các phiên giao dịch việc làm từng bước phát triển thị trường lao động, tạo cơ hội cho người lao động, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo tiếp cận về thông tin thị trường đầy đủ hơn; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc học nghề và tìm kiếm việc làm.

- Công tác điều tra, thu thập, cập nhật thông tin về cung, cầu lao động đã cung cấp cho các ngành, các cấp nhiều số liệu quan trọng để làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế xã hội, đồng thời góp phần quan trọng trong việc hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về thị trường lao động.

- Nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động ngày càng được nâng cao; người lao động ngày càng chủ động tự tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng, góp phần ổn định về an sinh xã hội của địa phương.

2. Tồn tại, hạn chế:

- Cơ chế cho vay giải quyết việc làm: Hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định, giải ngân xử lý, thu hồi vốn vay; ngành Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước trong việc lập kế hoạch tham mưu cho UBND các cấp phân bổ nguồn vốn, giao chỉ tiêu việc làm mới, giám sát, đánh giá, báo cáo... một số địa phương chưa có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách Xã hội trong việc cập nhật thông tin, lập báo cáo.

- Lực lượng lao động được giải quyết việc làm đa số là lao động phổ thông cho nên chưa thật sự bền vững, việc làm chưa được ổn định lâu dài, số người thất nghiệp còn cao.

- Số lao động qua đào tạo và đào tạo nghề vẫn còn thấp, chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn hạn chế về chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật lao động… do đó chưa đáp ứng yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng nhất là những doanh nghiệp có thu nhập cao và lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là xuất khẩu lao động).

Nhìn chung, các mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2011 - 2016 đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Riêng công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, một năm bình quân có trên, dưới 100 lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo thường xuyên, liên tục do chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động và chưa xem đây là giải pháp quan trọng góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo và giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực.

Phần II

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

I. Dự báo dân số, Lao động - Việc làm giai đoạn 2017 - 2020:

Dự báo dân số tỉnh An Giang năm 2017 có trên 2.225.000 người, dân số trong độ tuổi lao động khoảng gần 1.350.000 người. Dự báo đến năm 2020, dân số trên 2.240.000 người, dân số trong độ tuổi lao động trên 1.352.000 người, chiếm 66% so với tổng dân số của tỉnh.

Giai đoạn 2016 - 2020, dự báo mỗi năm có khoảng 20.000 người bước vào độ tuổi lao động. Mỗi năm trung bình có khoảng 30.000 - 32.000 người có nhu cầu về việc làm.

II. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

- Giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động ở địa phương phục vụ cho quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, bảo đảm nâng cao đời sống của người dân, góp phần giảm nghèo bền vững, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Tỉnh.

- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động thông qua Chương trình việc làm, là động lực, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh.

- Phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định; khuyến khích tạo ra nhiều việc làm, mở rộng và phát triển sản xuất thu hút người lao động làm việc; tư vấn, cung ứng lao động đi làm việc ngoài tỉnh và đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Chỉ tiêu cụ thể:

- Các chỉ tiêu chủ yếu:

+ Giải quyết việc làm cho khoảng 120.000 người (bình quân 30.000 người/ năm), trong đó: Giải quyết việc làm từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội: 73.200 người; giải quyết việc làm thông qua chương trình hỗ trợ vốn vay tạo việc làm cho: 10.000 người; giải quyết việc làm thông qua tư vấn, cung ứng lao động đi làm việc ngoài tỉnh 36.000 người; giải quyết việc làm thông qua chương trình đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: 800 người.

+ Phấn đấu duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4% mỗi năm.

3. Đối tượng, phạm vi và thời gian áp dụng:

a. Đối tượng: Người từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động, có nhu cầu về việc làm, đang tìm việc để làm.

b. Phạm vi: Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

c. Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2020.

III. Các giải pháp:

Để thực hiện đạt các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

1. Giải pháp tạo việc làm từ phát triển kinh tế - xã hội:

- Tạo điều kiện, tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm mà Tỉnh có thế mạnh để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài tham gia đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, xuất khẩu để thu hút nguồn lao động vào làm việc. Đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thực hiện tốt các chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án phát triển du lịch, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giầy để tạo việc làm cho nhiều lao động.

- Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, thu hút lực lượng lao động tham gia làm việc, nhất là lực lượng học sinh, sinh viên mới ra trường, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho người dân tự tạo việc làm, tham gia mua bán, trao đổi sản phẩm tại các khu du lịch, các tour du lịch.

2. Giải pháp hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng:

- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với người lao động thuộc đối tượng ưu tiên (hộ nghèo, lao động thuộc hộ bị thu hồi đất, người dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng, bộ đội, công an phục viên, xuất ngũ và lao động khó khăn về kinh tế,...) theo Đề án “Tăng cường đưa lao động An Giang đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2016 - 2020” đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2387/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2016.

- Xây dựng kế hoạch đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp thông tin, vận động người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; xây dựng các chính sách phù hợp, tạo động lực và điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, khu vực nông thôn.

- Liên kết với các công ty xuất khẩu lao động, tìm hiểu, mở rộng, đa dạng hóa thị trường lao động ở nước ngoài, nhất là các thị trường làm việc ổn định, thu nhập cao, tạo nhiều cơ hội cho người lao động lựa chọn, đăng ký tham gia. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có uy tín, đơn hàng tốt đến tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh; đồng thời hạn chế thấp nhất những tồn tại, vướng mắc giữa người lao động với các doanh nghiệp làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng để người lao động an tâm tham gia.

3. Giải pháp vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm:

Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm cho người lao động: đổi mới, tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án sản xuất, kinh doanh của người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để tăng gia sản xuất, tự tạo việc làm cho bản thân và tạo việc làm cho nhiều lao động khác; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi; quản lý tốt nguồn vốn vay ưu đãi, bảo đảm vòng quay nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu của nhiều dự án, nhiều người lao động vay vốn làm ăn.

Tập trung vào các hoạt động chủ yếu:

- Phân bổ vốn vay theo kế hoạch tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm: Ưu tiên cho các huyện, thị xã, thành phố sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, các dự án tạo được nhiều việc làm, những vùng có diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng để phục vụ an ninh, quốc phòng, giao thông, thủy lợi, xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; ưu tiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh vay vốn tạo được nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động.

- Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động, cho vay khởi sự đối với lao động là thanh niên.

- Xây dựng và thực hiện các mô hình tạo việc làm có hiệu quả từ nguồn vốn vay như: Các hợp tác xã sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống; lồng ghép các chương trình tổ, nhóm giúp nhau làm kinh tế của Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh và người khuyết tật…

4. Giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động:

Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, thông tin về thị trường lao động: thông qua việc tổ chức sàn giao dịch việc làm, nâng cao năng lực của Trung tâm Dịch vụ Việc làm và hệ thống thông tin về cung - cầu lao động; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh để kịp thời đáp ứng với nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động; nâng cao chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch việc làm; tổ chức tốt việc điều tra, thu thập thông tin về cung - cầu lao động, đăng tải kịp thời lên hệ thống dữ liệu quốc gia.

Tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:

- Tiếp tục hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại điểm chính (Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh) vào ngày cố định và tại các huyện, thị xã, thành phố.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống giao dịch của thị trường lao động, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất dịch vụ việc làm của tỉnh, tổ chức các kênh giao dịch thị trường lao động (thông tin, quảng cáo, trang tìm việc làm trên các Báo, Đài, sàn giao dịch việc làm...); thực hiện việc nối mạng liên kết hệ thống thông tin thị trường lao động trước hết ở các thành phố, thị xã, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Phân cấp về các huyện, thị xã, thành phố, phối hợp với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt việc điều tra, thu thập, xử lý, cập nhật thông tin cung - cầu lao động; từng bước hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động.

5. Giải pháp thông tin, tuyên truyền:

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về Chương trình Việc làm bằng nhiều hình thức phù hợp; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên hệ thống thông tin đại chúng, pano, áp phích, tờ bướm, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực phát triển kinh tế gắn với giải quyết việc làm để tạo thêm chỗ làm việc, tự tạo việc làm cho người lao động.

- Tuyên truyền, làm thay đổi nhận thức của người lao động về việc làm, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực và nhu cầu thị trường việc làm tại địa phương, tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình, từng bước chuyển đổi ngành, nghề phù hợp theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

6. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

- Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu của từng địa phương và của tỉnh; đổi mới phương pháp đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín để đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương; thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng, đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật khi đi làm việc ở nước ngoài.

- Khai thác có hiệu quả các cơ sở đào tạo nghề hiện có; tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động, chú trọng đào tạo nghề theo địa chỉ, theo yêu cầu doanh nghiệp nhằm chuyển đổi việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn, góp phần thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; đồng thời thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở nhằm tạo nguồn đào tạo nghề.

- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của người sử dụng lao động, đặc biệt là doanh nghiệp để giải quyết đầu ra sau đào tạo.

- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cộng tác viên các cấp nhằm nâng cao năng lực quản lý về lao động, việc làm, kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động đi làm việc trong, ngoài tỉnh, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

7. Giải pháp về nguồn vốn:

- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.

- Lồng ghép việc thực hiện các chính sách Chương trình với các chính sách an sinh xã hội khác như: Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới (trong đó có Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”), Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, đặc biệt là các mô hình giảm nghèo...

IV. Nguồn vốn thực hiện chương trình:

Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình việc làm giai đoạn 2017 - 2020 là: 144.618 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương 86.290 triệu đồng, ngân sách địa phương 58.328 triệu đồng.

1. Hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng: 41.720 triệu đồng, trong đó: Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương: 12.800 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh: 28.920 triệu đồng.

Bình quân mỗi năm 10.430 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương 3.200 triệu đồng, ngân sách địa phương 7.230 triệu đồng.

Hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và vay vốn đi làm việc ở nước ngoài khoảng 800 lao động (bình quân mỗi năm có khoảng 200 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó hỗ trợ kinh phí khoảng 100 lao động).

2. Vốn vay giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm: 95.018 triệu đồng, trong đó:

Quỹ quốc gia về việc làm giai đoạn 2011 - 2016 chuyển sang 95.018 triệu đồng; trong đó: vốn Trung ương 71.290 triệu đồng, vốn địa phương 23.728 triệu đồng (bình quân giải ngân từ 18.000 triệu đồng đến 20.000 triệu đồng/ năm, giải quyết việc làm ít nhất 2.500 lao động)

3. Dự án phát triển thị trường lao động và việc làm thuộc Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm - An toàn lao động: 7.880 triệu đồng:

+ Tổ chức sàn giao dịch việc làm: 680 triệu đồng (bình quân 170 triệu đồng/ năm, nguồn kinh phí địa phương).

+ Điều tra thu thập thông tin cung - cầu lao động: 6.000 triệu đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương 1.000 triệu đồng, nguồn vốn địa phương 5.000 triệu đồng (bình quân 1.500 triệu đồng/năm, nguồn kinh phí Trung ương 250 triệu đồng, nguồn địa phương 1.250 triệu đồng).

+ Nâng cao năng lực cán bộ việc làm: 400 triệu đồng nguồn kinh phí Trung ương (bình quân 100 triệu đồng/năm, nguồn kinh phí Trung ương).

+ Truyền thông, nâng cao nhận thức: 800 triệu đồng, nguồn kinh phí Trung ương (bình quân 200 triệu đồng/năm, nguồn kinh phí Trung ương).

V. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị- xã hội và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu việc làm Tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan quản lý, sử dụng và điều hành nguồn vốn vay quỹ Quốc gia về việc làm có hiệu quả. Báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh kế hoạch sử dụng kinh phí hằng năm của Quỹ quốc gia về việc làm và lập dự toán kinh phí thực hiện chương trình giải quyết việc làm hàng năm đảm bảo mục tiêu đã đề ra.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân Tỉnh đề xuất cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; quy hoạch, cng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chủ động phối hợp với các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để có biện pháp, cơ chế, chính sách thu hút lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Kịp thời tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Quan tâm đôn đốc, nhắc nhcác địa phương trong tỉnh, đồng thời phối hợp với các ngành có liên quan duy trì, cập nhật biến động thông tin thị trường lao động: Cập nhật thông tin cung lao động từ các xã, phường, thị trấn; cập nhật cầu lao động từ các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp.

- Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát Chương trình theo định kỳ; định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Chương trình.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội - Chi nhánh An Giang và các ngành liên quan phân bổ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm hàng năm của Trung ương để thực hiện Chương trình; cân đối nguồn lực và thống nhất với các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh phân khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách cho vay từ vốn giải quyết việc làm và hỗ trợ tín dụng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn Tỉnh; theo dõi cấp phát, hướng dẫn và giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình.

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và đơn vị có liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí theo khả năng cân đối ngân sách để thực hiện mục tiêu của Chương trình, trên cơ sở lồng ghép với kinh phí thực hiện các Chương trình, Dự án khác theo phân cấp hiện hành của Luật ngân sách nhà nước.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; củng cố, kiện toàn các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện theo hướng tăng chất giáo dục và đào tạo cho các trung tâm huyện, thị, thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, tổ chức tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện; tư vấn, hướng dẫn học sinh có định hướng đúng đắn về học nghề, xuất khẩu lao động và chủ động lựa chọn các loại hình nghề sau phổ thông; chủ động tổ chức phân luồng học nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.

5. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn đến cấp xã.

- Thực hiện các chính sách, dự án về phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thu hút lao động vào làm việc; thực hiện tốt các Chương trình khuyến công.

6. Ngân hàng Chính sách Xã hội - Chi nhánh An Giang:

- Thực hiện tốt việc tiếp nhận, thẩm định, giải ngân, thu hồi, xử lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm và vốn cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (kể cả nguồn vốn trung ương và của tỉnh) theo đúng quy định và thẩm quyền. Ưu tiên hỗ trợ giải quyết cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động qua đào tạo nghề có chứng chỉ để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

- Có biện pháp đẩy mạnh thu hồi vốn vay quá hạn đối với số lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước trước thời hạn. Kiên quyết xử lý theo pháp luật những đối tượng cố tình không trả nợ.

7. Sở Thông tin - Truyền thông: Phối hợp với các sở ngành và địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Việc làm giai đoạn 2017 - 2020.

8. Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Báo An Giang: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực lao động - việc làm; tổ chức tuyên truyền, đưa tin bài, ảnh; nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay hiệu quả góp phần tổ chức triển khai thực hiện tốt Chương trình.

9. Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh:

- Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về ý thức học nghề, chọn ngành nghề, duy trì và phát triển ngành nghề, nhất là các ngành nghề truyền thống gắn với nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua yêu nước khác được phát động tại địa bàn dân cư.

- Phát huy tính tự quản trong tham gia và quản lý tốt các chương trình, dự án được phân bổ và thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến việc làm và người lao động.

- Hội Nông dân tỉnh tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về đào tạo nghề, việc làm; giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình ở địa phương;

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh An Giang tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Căn cứ Chương trình Việc làm của tỉnh, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch việc làm hằng năm và cả giai đoạn của địa phương phù hợp với mục tiêu, Chương trình việc làm của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.

- Triển khai có hiệu quả nguồn vay vốn quỹ Quốc gia về việc làm hàng năm trên địa bàn.

- Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước và của Tỉnh về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để người lao động hiểu rõ và sẵn sàng tham gia; chỉ đạo các địa phương, đơn vị chức năng tạo điều kiện giải quyết các thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp làm tốt công tác tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại địa phương.

- Hàng năm tổ chức triển khai điều tra, cập nhật cơ sdữ liệu thị trường lao động, nắm tình hình sử dụng và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp; nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn và tổng hợp báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và xã hội.

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động - việc làm trên địa bàn. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lao động việc làm cấp huyện và cơ sở.

- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các Dự án của Chương trình. Báo cáo định kỳ về tình hình triển khai thực hiện Chương trình. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả.

Trên đây là nội dung Chương trình Việc làm tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ theo Chương trình. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Định kỳ hàng năm, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản