311396

Quyết định 1639/QĐ-BNN-TCTS năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

311396
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 1639/QĐ-BNN-TCTS năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 1639/QĐ-BNN-TCTS Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 06/05/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1639/QĐ-BNN-TCTS
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 06/05/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1639/QĐ-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ RÔ PHI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính ph quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định s92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phvề lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thphát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định s 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tưng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát trin bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ trưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án tái cơ cu ngành thy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bn vững;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Đầu tư các nguồn lực để phát triển cá rô phi trở thành sản phẩm chủ lực sau tôm nước mặn lợ và cá tra.

2. Phát triển sản xuất cá rô phi phải gắn với thị trường tiêu thụ trong đó thị trường xuất khẩu làm Mục tiêu, thị trường nội địa là trọng Điểm; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, hiệu quả và bền vững.

3. Tổ chức sản xuất theo hướng hình thành các vùng nuôi cá rô phi tập trung tạo sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và kinh tế xã hội của các địa phương. Phát triển các mô hình liên kết phù hợp đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu trong chuỗi giá trị. Hoạt động sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ vật tư đầu vào, sản xuất cung ứng giống, nuôi thương phẩm và chế biến tiêu thụ sản phẩm.

4. Huy động các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cá rô phi. Nhà nước ưu tiên đầu tư vào nghiên cứu phát triển giống chất lượng cao, phòng trị dịch bệnh, phát triển công nghệ nuôi, kiểm soát môi trường, đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu ở các vùng nuôi và sản xuất giống tập trung.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung

Phát triển nuôi cá rô phi thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả, bn vững với sản phẩm đa dạng, giá trị cao để đáp ứng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; sản xuất đủ con giống chất lượng cao cung cấp cho nuôi thương phẩm, môi trường dịch bệnh trong sản xuất được kim soát tốt; góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Diện tích nuôi cá rô phi tại các vùng trên cả nước đạt 33.000 ha và 1.500.000 m3 lồng nuôi trên sông và hồ chứa lớn; trong đó 25% diện tích nuôi theo hướng thâm canh và 15% diện tích nuôi trong ao đầm nước lợ theo hình thức nuôi chuyên canh hoặc kết hợp với các đối tượng khác.

- Sản lượng cá rô phi đạt 300.000 tn, trong đó 50-60% sản lượng đủ tiêu chuẩn nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

- Sản xuất đáp ứng được 100% nhu cầu về số lượng và chất lượng con giống sạch bệnh phục vụ nuôi thương phẩm. Kiểm soát, giám sát hiệu quả môi trường, dịch bệnh, vật tư đầu vào trong nuôi cá rô phi dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bn pháp luật.

- Tạo công ăn việc làm cho Khoảng 54.350 lao động trực tiếp và 5.000 lao động gián tiếp.

3. Định hướng đến năm 2030

- Diện tích nuôi cá rô phi đạt 40.000 ha và 1.800.000 m3 lồng nuôi trên hệ thống sông và hồ chứa lớn; trong đó 40-45% diện tích nuôi theo hướng thâm canh và 20-25% diện tích nuôi trong ao đầm nước lợ theo hình thức nuôi đơn hoặc kết hợp với các đối tượng khác.

- 100% diện tích vùng nuôi cá rô phi tập trung được áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sn tốt Việt Nam (VietGAP) hoặc các tiêu chun tiên tiến khác của các nước nhập khu.

- Sn lượng cá rô phi đạt 400.000 tấn, trong đó 45-50% sản lượng cá rô phi phục vụ xuất khẩu.

- Sản xuất đáp ứng được 100% nhu cầu về slượng và chất lượng con giống sạch bệnh phục vụ nuôi thương phẩm.

- Tạo công ăn việc làm cho Khoảng 67.500 lao động trực tiếp và 8.000 lao động gián tiếp.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ RÔ PHI

1. Quy hoạch đối tưng và phương thức nuôi

Phát triển sản xuất 3 loài cá rô phi: cá rô phi Vằn (Oreochromis niloticus); cá rô phi Lai khác loài giữa rô phi Vằn (O. niloticus) và rô phi Xanh (O. aureus); và cá rô phi Đỏ (Oreochromis spp).

Áp dụng những công nghệ nuôi mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn sinh học.

Đối với nuôi cá rô phi trong ao, tăng năng sut và sản lượng bng cách chuyển dần từ hình thức nuôi ghép cá rô phi với cá truyền thống ở tỷ lệ thp sang nuôi chuyên cá rô phi hoặc tăng tỷ lệ nuôi cá rô với mức độ phù hợp. Áp dụng các quy trình công nghệ nuôi ít thay nước, sử dụng vi sinh vật có lợi đxử lý cht thải, cải tạo môi trường, xử lý chất thi rắn hiệu quả trong và sau mi vụ nuôi. Đối với nuôi cá rô phi trong lông bè, áp dụng mô hình nuôi cá rô phi mật đcao trong lồng bè nhỏ phù hợp với Điều kiện từng vùng. Kiểm soát tt chất lượng các vật tư đầu vào và con giống nhằm giảm giá thành.

Tiến hành sản xuất cá rô phi giống đơn tính đực bng kỹ thuật phù hợp đ đm bảo số lượng và chất lượng con giống cung cấp cho nhu cầu nuôi thương phẩm. Ưu tiên sản xuất giống theo công nghệ mới, không sử dụng hoóc môn nhằm bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ưu tiên nhập nội các dòng cá rô phi chất lượng cao, kết hợp giữa di truyền số lượng và di truyền phân tử để phát triển nhanh giống cá rô phi chất lượng cao phù hợp với Điều kiện nuôi của Việt Nam, tiến tới chủ động hoàn toàn nguồn giống cá rô phi chất lượng cao trong nước. Trong đó, các nghiên cứu tập trung vào nâng cao các tính trạng quan trọng như: Sinh trưởng nhanh, chống chịu dịch bệnh tốt trong môi trường nuôi nước ngọt và nước lợ, nâng cao tỷ lệ fillet.

2. Quy hoạch phát triển sản xuất cá rô phi theo 7 vùng sinh thái

a) Vùng Trung du miền núi phía Bắc

Phát triển nuôi cá rô phi trong ao đầm, nuôi lồng bè trên sông và hô chứa; từng bước đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đnâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cá rô phi thương phẩm. Đẩy mạnh phát triển nuôi cá rô phi ở các địa phương có lợi thế bao gm: Quảng Ninh, Bc Giang, Phú Thọ và Hòa Bình. Tại Quảng Ninh, phát triển nuôi rô phi nước lợ tập trung tại Móng Cái, Đầm Hà theo hình thức nuôi chuyên canh và nuôi kết hợp cá rô phi với tôm nước lợ, tạo sản phẩm cho chế biến xuất khẩu.

Đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 8.050 ha, và 25.000 m3 lồng bè; định hướng đến năm 2030, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 8.900 ha và 61.500 m3 lồng bè. Sản lượng cá rô phi vùng Trung du min núi phía Bắc đạt 30.000 tấn vào năm 2020 và 38.000 tấn ở năm 2030.

b) Vùng Đồng bằng Bắc bộ

Đầu tư phát triển thành vùng sản xuất cá rô phi trọng Điểm của cả nước. Đa dạng phương thức nuôi (trong ao nước ngọt, ao đầm nước lợ, nuôi lồng bè trên sông); phát triển vùng nuôi cá rô phi tập trung tại các khu trang trại chuyn đổi, có Điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng; chỉ mở rộng các khu nuôi mới khi hạ tầng được đầu tư đồng bộ. Chuyển dần từ hình thức nuôi ghép cá rô phi với cá truyền thống tỷ lệ thấp sang nuôi chuyên cá rô phi hoặc tăng tỷ lệ nuôi cá rô với mức độ phù hợp. Nuôi cá rô phi lồng bè, tập trung Bc Ninh, Hải Dương và Thái Bình; nuôi cá rô phi nước lợ mặn theo hình thức nuôi chuyên hoặc nuôi kết hp với các đối tượng khác tại Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.

Tổng diện tích nuôi cá rô phi của vùng đạt 11.700 ha và 218.000 m3 lồng bè trên hệ thng sông và hồ chứa vào năm 2020; đến năm 2030 đạt trên 13.000ha và 278.500 m3. Sản lượng nuôi cá rô phi đạt trên 91.000 tấn vào năm 2020 và tăng lên trên 108.000 tấn vào năm 2030.

c) Vùng Bắc Trung bộ

Phát triển nuôi cá rô phi thâm canh xuất khu tại Thanh Hóa. Các tnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế phát triển nuôi cá rô phi trong ao đầm nước ngọt, nước lợ, nuôi lồng bè trên sông và hồ chứa.

Đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 3.770 ha và 38.000 m3 lồng bè. Đến năm 2030, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 5.200 ha, và 72.000 m3 lồng bè. Sn lượng cá rô phi đến năm 2020 đạt 33.100 tn và đến năm 2030 đạt 56.500 tấn.

d) Vùng Nam Trung bộ

Phát triển nuôi cá rô phi trong ao đầm nước ngọt, lợ và nuôi lông bè trên các sông, hồ chứa phục vụ nhu cu tiêu dùng trong nước. Trung tâm Chọn ging cá rô phi tại Quảng Nam sản xuất và cung ng cá rô phi hậu bị, cá bmẹ cht lượng cao cho cả nước. Sản xuất cá rô phi ging tại Bình Định, Qung Nam cung cấp cho các tỉnh miền Bắc vào đầu vụ, đáp ứng nhu cu cá rô phi ging trong vùng và cung cấp một phần cho các tỉnh Tây Nguyên.

Đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 1.500 ha và 54.000 m3 lồng bè. Đến năm 2030, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 2.000 ha, và 60.000 m3 lồng bè. Sản lượng năm 2020 đạt 8.200 tấn, đến năm 2030 đạt 11.200 tn.

đ) Các tỉnh Tây Nguyên

Hình thành khu vực nuôi cá rô phi lồng bè tập trung ở nhng hồ chứa có Điều kiện thuận lợi. Phát triển sản phẩm cá rô phi hồ chứa chất lượng cao gn với xây dựng thương hiệu phục vụ xuất khẩu.

Đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 1.800 ha và 19.000 m3 lồng bè. Đến năm 2030, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 1.950 ha và 38.000 m3 lồng bè. Sản lượng năm 2020 đạt 9.200 tấn, năm 2030 đạt 10.750 tấn.

e) Vùng Đông Nam bộ

Phát triển nuôi cá rô phi trên hệ thống sông và hồ chứa, tạo sản lượng lớn, chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu. Đng thời phát triển nuôi cá rô phi chuyên canh, xen canh với các đi tượng khác trong ao, tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ.

Đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 1.900 ha và 16.000 m3 lồng bè. Đến năm 2030, diện tích nuôi cá rô phi toàn vùng đạt 2.450 ha, và 30.000 m3 lồng bè. Sản lượng năm 2020 đạt 11.300 tn, năm 2030 đạt 23.700 tn.

g) Vùng Tây Nam bộ

Phát triển nuôi cá rô phi lồng bè trên sông và nuôi cá rô phi trong ao đầm nước lợ để trở thành vùng sản xuất cá rô phi trọng Điểm của cả nước. Hình thành các vùng nuôi cá rô phi tập trung tại các vùng nước lợ theo hình thức nuôi chuyên canh, xen canh hoặc kết hợp tôm nước lợ (Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang), tạo sản phẩm chất lượng cao, sản lượng lớn làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và cung cấp một phần cho tiêu dùng trong nước.

Tổng diện tích nuôi cá rô phi của vùng đến năm 2020 đạt 4.280 ha và 1.130.000 m3 lồng bè, trong đó nuôi cá rô phi nước lợ theo công nghệ kết hp với tôm nước lợ và nuôi luân canh đạt 2.610 ha. Diện tích nuôi cá rô phi của vùng đến năm 2030 đạt 6.350 ha và 1.260.000 m3 lồng bè, trong đó nuôi cá rô phi nước lợ theo công nghệ kết hợp với tôm nước lợ và nuôi luân canh đạt 4.390 ha. Sản lượng cá rô phi nuôi toàn vùng đến năm 2020 đạt 116.900 tấn, đến năm 2030 sản lượng đạt 151.200 tấn.

3. Quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung

Đầu tư mới; nâng cấp và mở rộng quy mô, năng lực các cơ sở sản xuất giống ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình và Thanh Hóa để cung cấp cho nhu cầu nuôi thương phẩm trong vùng và các địa phương khác ở miền Bắc. Đầu tư cơ sở sản xuất giống ở Đắc Lắc để cung cp nhu cầu giống nuôi cho 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Mở rộng quy mô sản xuất cá rô phi đơn tính đực tại Bình Định, Quảng Nam để cung cấp cho các cơ snuôi thương phẩm tại địa phương và đáp ứng một phần nhu cầu cá rô phi ging tại min Bc vào đu vụ (tháng 2- 4 hàng năm). Hình thành vùng sản xuất giống cá rô phi tập trung tại Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang, Đng Tháp và Cn Thơ đchủ động sản xuất con giống đm bảo chất lượng cung cp đủ cho nhu cầu nuôi trong vùng và các vùng khác trên phạm vi cả nước (Danh Mục các dự án trọng Điểm đu tư hạ tầng phát triển xuất giống cá rô phi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được trình bày tại phụ lục III).

Cải tạo đàn cá bố mẹ và nâng cao năng lực sản xuất giống cá rô phi tại các trung tâm sản xuất giống thủy sản nước ngọt cấp 1, góp phần chủ động ngun cá rô phi giống chất lượng tốt cho nhu cầu tại ch.

Đến năm 2020, Trung tâm Chọn giống cá rô phi thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 và các Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt min Bắc, miền Trung và miền Nam sản xuất đủ cá rô phi bmẹ, hậu bị chất lượng cao cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống cá rô phi trong cả nước.

4. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Phát triển hệ thống cơ sở chế biến cá rô phi gắn với vùng sản xuất cá rô phi trọng Điểm phục vụ xuất khẩu.

Đối với thị trường nội địa, chủ yếu cung cấp sản phẩm dưới dạng tươi sng và nguyên con tươi bảo qun lạnh.

Đối với thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, Châu Phi, Trung Đông và một số thị trường tiềm năng khác: tập trung phân khúc sản phẩm có giá bán cao, ưu tiên sản phẩm phi lê đông lạnh, sản phẩm giá trị gia tăng sử dụng nguyên liệu cá rô phi được nuôi trong khu vực nước lợ hoặc nước ngọt chất lượng tt (hchứa...) để nâng cao giá bán và sức cạnh tranh.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Tổ chức và quản lý sản xuất

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức quản lý và sản xuất cá rô phi phù hợp vi từng vùng sinh thái và địa phương. Khuyến khích hình thành các mô hình liên kết dọc (liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm) và liên kết ngang (hợp tác xã, hội nghnghiệp,...) để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế vào sản xuất cá rô phi.

- Hình thành các vùng sản xuất tập trung, thực hiện đánh số vùng nuôi và các cơ sở sản xuất cá rô phi; áp dụng quy phạm thực hành nuôi thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) hoặc tương đương vào các vùng nuôi tập trung có đủ Điều kiện để xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

2. Thị trường và xúc tiến thương mại

- Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng của các nước nhập khẩu chính nhằm tổ chức sản xuất các sản phẩm cá rô phi phù hợp.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nhãn mác hàng hóa cá rô phi Việt Nam với thông tin đy đủ vchất lượng, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường đến khách hàng ở các thị trường tiêu thụ trọng Điểm thông qua các hoạt động triển lãm, hội chợ, tuyên truyền, quảng cáo, thông tin qua hệ thống mạng internet.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất cá rô phi xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn mác các sản phẩm cá rô phi Việt Nam, sản phẩm có chdẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ đáp ứng thị hiếu và lòng tin của người tiêu dùng.

- Tổ chức tốt công tác thông tin về thị trường tiêu thụ, biến động giá cả đến các vùng sản xuất cá rô phi tập trung đĐiều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế và chủ động đáp ứng các yêu cu van toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn thực phẩm.

3. Về khoa học công nghệ, khuyến ngư và môi trường

- Tiến hành vừa nhập, vừa nghiên cứu trong nước để từng bước làm chủ công nghệ mới trong nuôi, sản xuất giống, thức ăn và phòng trị dịch bệnh cho cá rô phi.

- Nghiên cứu phát triển các loại vắc xin, các chất nâng cao sức đề kháng nhằm phòng ngừa các bệnh thường xảy ra trên cá rô phi, góp phn hạn chế sử dụng thuốc, kháng sinh.

- Liên kết với Viện, Trường để nghiên cứu, doanh nghiệp chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhm tăng năng sut, sản lượng, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất.

- Chủ động chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, các biện pháp phòng trị dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường cho các cơ sở nuôi và sản xuất ging cá rô phi.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất cá rô phi áp dụng các quy trình nuôi tiên tiến, thân thiện với môi trường. Các cơ sở sản xuất cá rô phi phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các quy định bảo vệ môi trường hiện hành.

- Xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng giống, trang trại nuôi, chất lượng vật tư đầu vào, chế biến cá rô phi xuất khẩu làm công cụ cho công tác quản lý.

4. Giải pháp về sản xuất con giống và phòng trị dịch bệnh

- Đầu tư nghiên cứu phát triển giống cá rô phi mới chất lượng cao, sinh trưởng nhanh trong môi trường nuôi nước ngọt và nước lợ, chống chịu tốt với các bệnh phổ biến, tỷ lệ fillet cao. Tạo được tập đoàn cá rô phi giống tốt, đáp ng nhu cầu nuôi thương phẩm. Hp tác với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đnhập nhập đàn cá bố mẹ có chất lượng tốt làm vật liệu chọn giống và để phát triển đàn cá giống hậu bị, cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống trong cả nước.

- Trước mắt, để đáp ng nhu cầu giống cá rô phi cho nuôi thương phẩm, tạo Điều kiện thuận lợi để nhập giống cá rô phi từ các nước trong khu vực, đng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ngun gc xuất xứ và chất lượng con giống trước khi đưa vào sản xuất.

- Hình thành các vùng sn xuất giống tập trung an toàn, sạch bệnh gần các vùng nuôi thương phẩm để chđộng sản xuất cung cp giảm chi phí vận chuyn và hao hụt trong quá trình vận chuyn.

- Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng chính cho các vùng sản xuất giống trọng Điểm, đồng thời kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đu tư các cơ sở sản xuất giống cá rô phi chất lượng cao, tiến tới đáp ứng đủ slượng ging cá rô phi phục vụ nuôi thương phẩm.

- Áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật về ao nuôi, ao lắng, ao xử lý nước thải; quy cách lồng bè, Khoảng cách lồng bè, vị trí đặt lng bè đgiảm thiu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh phát sinh.

- Đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng các giải pháp phòng trị bệnh hiệu quả để phổ biến cho các cơ sở nuôi cá rô phi. Phbiến các quy định của Nhà nước vsử dụng thuốc, hóa chất trong phòng, trị bệnh nhm sản xuất sản phẩm cá rô phi đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng con giống, vật tư đầu vào, môi trường nuôi cá rô phi nhm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm.

5. Về đầu tư và tín dụng

- Áp dụng Khoản 3, Điều 3, Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản để thúc đy phát triển sản xuất cá rô phi.

- Đầu tư ngân sách nhà nước từ nguồn các chương trình khoa học công nghệ (KHCN) cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngân sách KHCN cấp tỉnh, thành phố cho các nghiên cu phát triển giống cá rô phi chất lượng cao; nghiên cứu phát triển công nghệ nuôi tiên tiến và phòng trị dịch bệnh. Bố trí nguồn ngân sách trung ương và địa phương đầu tư hạ tầng cho một số vùng nuôi và sản xuất giống cá rô phi trọng Điểm, tập trung vào khu vực có lợi thế là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (phụ lục III, IV).

- Các tổ chức, cá nhân được vay vốn tín dụng để sản xuất, kinh doanh cá rô phi theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống và chế biến cá rô phi xuất khẩu được hưng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bsung của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

- Hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi nhằm khuyến khích liên kết chuỗi theo mô hình hp tác công tư (PPP) trong sản xuất, chế biến tiêu thụ cá rô phi. Trong đó, các tchức tín dụng đảm bảo nguồn vốn vay ưu đãi đđầu tư con giống, vật tư đầu vào đến chế biến xuất khẩu, các bên tham gia được hưởng lợi nhuận theo đóng góp.

6. Giải pháp về hp tác quốc tế

- Tăng cường và mở rộng hợp tác song phương, đa phương với các nước có kinh nghiệm về phát triển giống, công nghệ nuôi cá rô phi như Trung Quc, Indonesia và Philippines, Israel, Ecuado..., nhm trao đi kinh nghiệm, nhập khu và hợp tác phát triển giống cá rô phi chất lượng cao, phát triển công nghệ nuôi cá rô phi tiên tiến tại Việt Nam.

- Khuyến khích việc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài đđầu tư sản xuất giống, đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ chế biến cá rô phi theo thị trường xuất khẩu.

- Tăng cường về hp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực: phát triển công nghệ nuôi tiên tiến, sản xuất ging, chọn tạo giống tốt, phòng ngừa dịch bệnh và xử lý môi trường...

- Tranh thủ nguồn tài trợ nước ngoài và tổ chức quốc tế; tăng cường thu hút nguồn vốn FDI và ODA cho đầu tư xây dựng phát triển sản xuất cá rô phi.

7. Danh Mục các đề tài, dự án, đề án ưu tiên đầu tư

- Nhóm dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở sn xuất giống cá rô phi chất lượng cao cấp quốc gia và cấp 1 phục vụ nuôi thương phẩm.

- Nhóm đề tài nghiên cu cải tiến quy trình nuôi, chọn tạo giống cá rô phi sinh trưng nhanh trong môi trường nước ngọt, nước lợ, tăng tỷ lệ fillet, tăng sức chống chịu dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng thức ăn, thuc thú y phòng trị dịch bệnh, cải tạo và bảo vệ môi trường nuôi cá rô phi.

- Nhóm dự án đầu tư cơ sở hạ tầng chính các khu nuôi cá rô phi tập trung có quy mô trên 30 ha trở lên tạo sản phẩm làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

- Chương trình xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cá rô phi Việt Nam.

- Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển sản xuất cá rô phi.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng cục Thủy sản

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đhướng dẫn thực hiện Quy hoạch; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện Quy hoạch trên phạm vi toàn quốc theo quy định; đề xuất Điều chỉnh bsung quy hoạch phù hợp thực tiễn sản xuất; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường tiêu thụ đ thúc đy xuất khẩu cá rô phi.

- Chủ trì tổ chức xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định vĐiều kiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, chất xử lý ci tạo môi trường, hướng dẫn địa phương kiểm tra Điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh giống và chất lượng ging cá rô phi.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thm quyền ban hành, hướng dn thực hiện các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển sản xuất cá rô phi.

- Hướng dẫn các địa phương thực hiện Quy hoạch phát triển cá rô phi, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo phù hợp với Mục tiêu, định hướng của Quy hoạch này và phù hợp với Đồ án tái cơ cấu ngành thủy sản.

- Xúc tiến thành lập Hiệp hội cá rô phi Việt Nam để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất cá rô phi trên phạm vi cả nước.

- Kiểm tra giám sát quy hoạch theo nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày 15/09/2006 về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

2. Các đơn vị thuộc Bộ

- Cục Thú y: Tham mưu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành hướng dẫn, quy định về quản lý phòng chống dịch bệnh, Điều kiện vệ sinh thú y cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi cá rô phi.

- Vụ Hợp tác quốc tế: Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức có kinh nghiệm về phát triển cá rô phi để trao đổi thông tin, nghiên cu khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường: Đề xuất, bố trí kinh phí cho các đề tài, dự án, quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và quản lý.

- Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính: Tổng hợp đề xuất các dự án đầu tư thuộc ngân sách Trung ương, phối hợp với các Bộ ngành liên quan để bố trí vốn triển khai thực hiện quy hoạch.

3. y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Rà soát, bổ sung nội dung tại quy hoạch này vào các quy hoạch đã có; cơ cấu, tổ chức lại sản xuất theo hướng phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương; hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tnh, thành phố xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể và tchức thực hiện quy hoạch phát triển cá rô phi trong phạm vi của địa phương phù hợp với Quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định này.

- Chđạo các cơ quan chức năng xây dựng các chương trình, dự án đầu tư cụ thể và triển khai thực hiện; xây dựng và tổng kết các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phổ biến nhân rộng.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên địa bàn, đảm bảo quy hoạch được triển khai đúng Mục tiêu, định hướng và quản lý chặt chẽ; đồng thời kịp thời báo cáo đề xuất Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp thực tiễn sản xuất.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính ph
;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ liên quan;
- Bộ trư
ng và các Thứ trưởng;
- UBND, S
NN&PTNT các tnh, TP liên quan;
- Hội nghề cá, VASEP;
- C
ng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCTS. (
160)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

PHỤ LỤC I

QUY HOẠCH DIỆN TÍCH TIỀM NĂNG NUÔI CÁ RÔ PHI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định s 1639/QĐ-BNN-TCTS, ngày 06/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Địa phương

2020

2030

Diện tích (ha)

Lồng bè (m3)

Diện tích (ha)

Lồng bè (m3)

 

Tổng

33.000

1.500.000

40.000

1.800.000

I

Trung du Miền núi phía Bắc

8.050

25.000

8.900

61.500

1

Quảng Ninh

2.025

 

2.300

 

2

Hà Giang

300

 

300

 

3

Đin Biên

600

5.000

600

7.000

4

Yên Bái

150

3.000

200

4.500

5

Tuyên Quang

100

2.000

200

5.000

6

Hòa Bình

 

2.000

 

10.000

7

Sơn La

200

5.000

300

15.000

8

Lào Cai

150

 

200

 

9

Thái Nguyên

50

3.000

200

10.000

10

Phú Th

1.075

5.000

1.200

10.000

11

Bc Giang

3.400

 

3.400

 

II

Đng bng Bắc bộ

11.700

218.000

13.150

278.500

12

Bc Ninh

750

30.000

800

30.000

13

Vĩnh Phúc

150

3.000

200

10.000

14

Hải Phòng

1.800

 

2.200

 

15

Thái Bình

1.800

50.000

2.200

70.000

16

Nam Đnh

500

 

1.000

 

17

Ninh Bình

350

 

350

 

18

Hà Nội

1.150

5.000

1.100

15.000

19

Hưng Yên

1.200

 

1.200

8.500

20

Hà Nam

200

 

300

 

21

Hi Dương

3.800

130.000

3.800

145.000

III

Bắc Trung bộ

3.770

38.000

5.200

72.000

22

Thanh Hóa

1.020

30.000

2.000

50.000

23

Nghệ An

1.800

5.000

1.800

15.000

24

Hà Tĩnh

100

3.000

200

7.000

25

Quảng Bình

600

 

600

 

26

Qung Trị

100

 

100

 

27

Thừa Thiên Huế

150

 

500

 

IV

Nam Trung b

1.500

54.000

2.000

60.000

28

Đà Nng

50

 

50

-

29

Quảng Nam

550

36.000

600

40.000

30

Quảng Ngãi

150

3.000

200

5.000

31

Bình Đnh

200

15.000

250

15.000

32

Phú Yên

300

 

400

 

33

Khánh Hòa

50

 

100

 

34

Ninh Thun

200

 

400

 

V

Tây Nguyên

1.800

19.000

1.950

38.000

35

Kon Tum

200

3.000

250

7.000

36

Đc Lc

800

5.000

800

10.000

37

Đc Nông

500

3.000

500

7.000

38

Gia Lai

 

3.000

 

7.000

39

Lâm Đng

300

5.000

400

7.000

VI

Đông Nam bộ

1.900

16.000

2.450

30.000

40

Tp. H Chí Minh

300

 

500

 

41

Đng Nai

400

5.000

600

12.000

42

Bình Phước

600

8.000

600

10.000

43

Bình Dương

150

 

150

 

44

Tây Ninh

100

3.000

100

8.000

45

Bà Rịa -Vũng Tàu

350

 

500

 

VII

Tây Nam bộ

4.280

1.130.000

6.350

1.260.000

46

Long An

800

 

1.000

 

47

Tin Giang

200

150.000

600

150.000

48

Bến Tre

230

250.000

500

300.000

49

Đng Tháp

50

280.000

50

280.000

50

Vĩnh Long

50

140.000

100

200.000

51

An Giang

100

280.000

100

280.000

52

Cn Thơ

650

10.000

650

10.000

53

Kiên Giang

500

 

700

 

54

Sóc Trăng

400

 

600

 

55

Trà Vinh

350

 

550

 

56

Bc Liêu

400

 

600

 

57

Hậu Giang

200

20.000

300

40.000

58

Cà Mau

350

 

600

 

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC NHÓM CÁC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ RÔ PHI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS, ngày 06/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Đ tài/D án

Mục tiêu

1. Nhóm đề tài, dự án phát triển tập đoàn giống cá rô phi chất lượng cao Việt Nam

Chủ động nguồn giống cá rô phi chất lưng cao trong nước.

- Sinh trưởng nhanh trong môi tờng nước ngọt, lợ.

- Tỷ lệ fillet cao.

- Chống chịu tốt với dịch bệnh phổ biến.

- Chất lượng thịt cao.

2. Nhóm đề tài phát triển vaccines

- Chđộng trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh trên cá rô phi bằng vaccines.

3. Nhóm đề tài/dự án phát triển thức ăn chất lượng cao

- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu.

- Tăng chất lượng thịt cá.

- Ci thiện sức đề kháng, chống chịu với dịch bệnh và môi trường bất lợi.

4. Nhóm đề tài/dự án phát triển công nghệ nuôi mới

- Hoàn thiện công nghệ nuôi ghép cá rô phi với tôm nước lợ.

- Hoàn thiện công nghệ nuôi luân canh, nuôi đơn cá rô phi trong ao đầm nước lợ.

- ng dụng công nghệ mới tiên tiến, cải thiện năng suất, tỷ lệ sống, hiệu quả kinh tế và môi tờng đối với nuôi cá rô phi trong ao đầm nước ngọt.

- Đổi mới, hoàn thiện công nghệ nuôi cá rô phi trong lồng bè nhằm nâng cao hiệu quả, gim phát thải và cải thiện chất lượng cá nuôi.

5. Nhóm đề tài/dự án xây dựng thương hiệu

- Xây dựng thương hiệu cá rô phi Việt Nam gắn chất lượng cao với bảo vệ môi trường sinh thái và trách nhim xã hi.

6. Nhóm các nhiệm vụ xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia

- Có đủ công cụ phục vụ công tác quản lý.

- Xây dựng bộ các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý sản xuất cá rô phi về giống, nuôi thương phẩm, vật tư đầu vào, chế biến và chất lượng sản phẩm.

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC VÀ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM ĐẦU TƯ HẠ TẦNG PHÁT TRIỂN GIỐNG CÁ RÔ PHI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS, ngày 06/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Dự án

Địa Điểm

Quy mô, công suất

Giai đoạn thc hin

1.

HẠ TẦNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIỐNG

1.1

Đầu tư xây dựng Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc (di chuyển từ Phú Tảo về Chí Linh)

Hải Dương

40,6 ha

2016 - 2020

1.2

Dự án đầu tư nâng cấp Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ phục vụ phát triển giống cá rô phi

Tin Giang

 

2021 - 2025

1.3

Dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng phục vụ nghiên cứu phát triển giống cá rô phi Trung tâm Chọn giống cá rô phi

Quảng Nam

5,5 ha

2021 - 2025

2.

HẠ TẦNG KHU/VÙNG SẢN XUẤT GING CÁ RÔ PHI TP TRUNG THC HIỆN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

2.1

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sn xuất giống cá rô phi phục vụ xuất khẩu

Thanh Hóa

50 triệu giống/năm

2016 - 2020

2.2

Dự án đầu tư cơ shạ tầng vùng sản xuất giống tập trung tại huyện các xã Tân Hội, Nhị Mỹ huyện Cai Lậy

Tiền Giang

300 triệu giống/năm

2016 - 2020

2.3

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng ương giống tập trung tại huyện Hồng Ngự

Đồng Tháp

100 triệu giống/năm

2016 - 2020

3.

HẠ TNG KHU/VÙNG SN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ PHI TẬP TRUNG ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

3.1

Dự án đầu tư trại sản xuất ging cá rô phi tại huyện Móng Cái

Quảng Ninh

100 triệu giống/năm

2021 - 2025

3.2

Dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng phục vụ sản xuất giống cá rô phi tập trung cho Trung tâm giống thủy sản của tỉnh Bc Giang

Bắc Giang

50 triệu giống/năm

2021 - 2025

3.3

Dự án nâng cao năng lực sản xuất giống cá rô phi tập trung cho Trung tâm giống thủy sản của tỉnh Nghệ An

Nghệ An

50 triệu giống/năm

2020 - 2025

3.4

Dự án nâng cao năng lực sản xuất ging cá rô phi tập trung Trung tâm giống thủy sản Hà Nội

Hà Nội

50 triu ging/năm

2020 - 2025

3.5

Dự án nâng cao năng lực sản xuất giống cá rô phi tập trung Trung tâm giống thủy sản Bình Đnh

Bình Định

100 triệu giống/năm

2020 - 2030

3.6

Dự án nâng cao năng lực sản xuất giống cá rô phi tập trung cho Trung tâm giống thủy sản tnh An Giang

An Giang

100 triệu giống/năm

2020 - 2025

3.7

Dự án đầu tư cơ sở Hạ tầng vùng ương giống tập trung tại Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang

100 triệu giống/năm

2021 - 2025

3.8

Dự án nâng cao năng lực sản xuất giống cá Rô phi tại Trung tâm giống thủy sản Trà Vinh

Trà Vinh

100 triệu giống/năm

2026 - 2030

3.9

Dự án đầu tư cơ sở Hạ tầng vùng ương giống tập trung tại Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Cần Thơ

Cần Thơ

100 triệu giống/năm

2026 - 2030

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG VÙNG NUÔI CÁ RÔ PHI TẬP TRUNG DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS, ngày 06/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Dự án

Địa Điểm

Quy mô, công suất

Giai đoạn thc hin

1

Đầu tư xây dng cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá rô phi tập trung xuất khẩu tại Quảng Ninh

Quảng Ninh

200 ha

2021-2025

2

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nuôi cá rô phi hồ chứa xuất khẩu tại Đắc Lắc

Đắc Lắc

5.000 m3

2021-2025

3

Dự án đầu tư xây dựng cơ shạ tầng phục vụ phát triển nuôi cá rô phi xuất khẩu khu vực nước l

Kiên Giang

500 ha

2016-2020

4

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nuôi cá rô phi xuất khu khu vực nước l

Sóc Trăng

400 ha

2021-2025

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản