329494

Quyết định 1976/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

329494
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 1976/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu: 1976/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Nguyễn Văn Quang
Ngày ban hành: 06/09/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1976/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
Người ký: Nguyễn Văn Quang
Ngày ban hành: 06/09/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1976/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 06 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01-NQ/TU CỦA TỈNH UỶ VĨNH LONG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 92/NQ-CP, ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 06/11/2015 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 113/TTr-SVHTTDL, ngày 19/7/2016 của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 01 -NQ/TU, ngày 06/11/2015 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2.

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch.

2. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện và tổng hợp, báo cáo kết quả về Tỉnh uỷ, UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Quang

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01-NQ/TU, NGÀY 06/11/2015 CỦA TỈNH UỶ VĨNH LONG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-UBND, ngày 06/9/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp và nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch, phấn đấu đưa du lịch từ ngành kinh tế quan trọng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh nhà ngày càng phát triển.

- Dành nguồn lực ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ phục vụ phát triển du lịch; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ du lịch hiện có, xây dựng sản phẩm du lịch mới đa dạng; từng bước chuẩn hoá nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp và hội nhập quốc tế để hoạt động kinh doanh du lịch đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tham quan, ăn nghỉ và vui chơi giải trí của du khách.

- Duy trì lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm từ 7% - 9%, doanh thu tăng 15%.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm huy động nguồn lực các cấp, các ngành và toàn xã hội cho phát triển du lịch.

- Các nhiệm vụ, giải pháp đề ra phải mang tính cấp thiết, khả thi, các công trình dự án ưu tiên đầu tư phải đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài, tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương, sự hợp tác của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài tỉnh.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch

a) Tập trung các nguồn lực sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng một số cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch còn dở dang

- Tập trung thực hiện “Dự án đầu tư xây dựng công trình Đường giao thông phát triển hạ tầng du lịch 04 xã cù lao huyện Long Hồ” (đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 440/QĐ-UBND, ngày 02/3/2016).

- Tuyến đường dọc theo bờ kè sông Tiền (đoạn từ cầu Mỹ Thuận về trung tâm thành phố Vĩnh Long).

- Đường vào khu du lịch sinh thái xã Tân Ngãi (thành phố Vĩnh Long) và đường vào khu du lịch Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh).

- Khách sạn 4 sao thuộc Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn - Vĩnh Long.

- Khu du lịch sinh thái Trường Huy, xã Trường An, thành phố Vĩnh Long.

b) Nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật một số khu, điểm du lịch hiện hữu

- Từng bước hoàn thiện các thiết chế văn hoá, thể thao của tỉnh như: Trung tâm Văn hoá, Bảo tàng, Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên. Đặc biệt xây dựng nhà thi đấu đa năng tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao của tỉnh để tạo điều kiện vừa phục vụ hoạt động thể dục thể thao, văn hoá vừa phục vụ du lịch.

- Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, khu chợ đêm.

- Đầu tư xây dựng bến tàu khách du lịch đạt chuẩn tại thành phố Vĩnh Long; đảm bảo đầy đủ các điều kiện về hạ tầng như: giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin truyền thông, tài chính ngân hàng phục vụ yêu cầu phát triển du lịch, xây dựng thành phố Vĩnh Long Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp thành điểm du lịch trọng tâm kết nối với các khu, điểm du lịch khác trong tỉnh, nhất là du lịch cộng đồng tại các xã cù lao An Bình.

Đến năm 2020, tỉnh có 03 - 05 khách sạn đạt chuẩn từ 03 đến 04 sao; đến năm 2030 tỉnh có khách sạn 5 sao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

c) Ưu tiên đầu tư một số công trình kết nối phát triển du lịch

- Đề án xây dựng Bảo tàng Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Trung tâm Thương mại Nguyễn Kim.

- Công trình Trung tâm Hội nghị và Nhà khách tỉnh.

- Công trình Công viên cây xanh tại phường 9, thành phố Vĩnh Long (Đoạn từ trụ sở Báo Vĩnh Long (cũ) đến Công ty TNHH dầu nhớt Mê Kông ra đến lộ giới đường Phạm Hùng).

2. Xây dựng sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch đặc thù của Vĩnh Long: Phát triển du lịch sinh thái sông nước, du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay), kết hợp tham quan các di tích lịch sử văn hoá, danh nhân, làng nghề truyền thống, du lịch nghỉ dưỡng.

a) Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn

Xác định du lịch sinh thái sông nước miệt vườn là sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, gắn với các homestay, du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức lập Đề án phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện phát triển các khu, điểm du lịch vườn.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức phát động, vận động nhân dân trồng hoa, cây cảnh theo các trục đường giao thông, cải tạo mặt nước thành ao hồ để thả nuôi các loại cá phục vụ du lịch.

b) Du lịch văn hoá, tâm linh, tham quan làng nghề

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch tôn tạo, trùng tu các di tích lịch sử văn hoá, danh nhân cấp tỉnh và cấp quốc gia như: Khu tưởng niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, khu tưởng niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, chùa Tiên Châu, Văn Thánh Miếu, lễ hội Lăng ông Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn để phục vụ du lịch và các sự kiện lễ hội khác thu hút du khách trong và ngoài tỉnh, phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể nhất là đờn ca tài tử, hát bội, ... để đưa vào các chương trình tham quan phục vụ khách du lịch.

Xây dựng chương trình và định kỳ tổ chức một số lễ hội truyền thống tiêu biểu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc như: lễ dâng hương Vua Hùng, ngày hội Văn hoá Thể thao đồng bào Khmer, chú trọng các hoạt động kết hợp để quảng bá sản phẩm hàng hoá tiểu thủ công nghiệp, hàng hoá lưu niệm và ẩm thực nhằm thu hút du khách đến với Vĩnh Long.

Đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia, quốc tế nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn hàng năm như: Bóng chuyền, bóng bàn, xe đạp, đua ghe tam bản, xuồng ba lá, các trò chơi dân gian.. .với nội dung hình thức mới lạ để phục vụ khách du lịch.

Năm 2017 tổ chức sự kiện hành trình về đất Long Hồ dinh nhằm giới thiệu về vùng đất và con người Vĩnh Long, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch về địa phương.

c) Dịch vụ phục vụ du lịch

Sở Công thương chủ trì phối hợp với các sở, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch vận động các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trạm dừng chân, các cửa hàng bán sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, hàng lưu niệm và các sản phẩm ẩm thực được sử dụng nguyên liệu đặc trưng của địa phương như: rượu, nước trái cây, thuỷ hải sản, gốm, hàng thủ công mỹ nghệ,... tạo điều kiện phát triển du lịch; đồng thời khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh.

UBND huyện, thị xã, thành phố sắp xếp các khu vực chợ, các cơ sở dịch vụ ăn uống và vận động tuyên truyền để các cơ sở này nâng cao tính chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự trong giao tiếp, bảo đảm mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ người dân và du khách.

3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch

Tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật về du lịch kịp thời đến các doanh nghiệp và cá nhân; tổ chức thanh tra, kiểm tra theo quy định tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch phát triển.

Tổ chức khảo sát và xây dựng các đề án, dự án phát triển sản phẩm du lịch ở các địa phương, nâng cao năng lực giám sát các dự án đầu tư nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy tài nguyên thiên nhiên, truyền thống và văn hoá của tỉnh Vĩnh Long phục vụ phát triển du lịch.

4. Phát triển thị trường, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch

Năm 2016 - 2017, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng Logo, Slogan du lịch Vĩnh Long, tạo điều kiện để hình ảnh, thương hiệu du lịch Vĩnh Long được quảng bá sâu rộng.

Trong năm 2017, tổ chức các hoạt động để quảng bá du lịch Vĩnh Long tại những thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế; xây dựng chương trình du lịch tiêu biểu của tỉnh; phối hợp 05 tỉnh liên kết phát triển du lịch Cụm phía Đông đồng bằng sông Cửu Long (gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh) thông qua xây dựng chương trình du lịch “05 địa phương một điểm đến”.

Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long có chuyên mục, chuyên trang để giới thiệu hình ảnh du lịch Vĩnh Long đến du khách trong và ngoài nước.

5. Chuẩn hoá và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch khảo sát và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và văn hoá ứng xử, hình thành đội ngũ nhân lực có trình độ theo tiêu chuẩn hội nhập trong khu vực và quốc tế.

Phấn đấu đến năm 2020, có 95% đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch và 90% lao động trực tiếp tại các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch được đào tạo chuyên nghiệp và 70% lao động của loại hình du lịch cộng đồng được đào tạo tập huấn; năm 2030 là 100% cán bộ quản lý và 95% lao động trực tiếp thuộc lĩnh vực du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.

6. Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch

Các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và vận động làm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng đắn về du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, có tính liên ngành, liên vùng, có ý nghĩa rất to lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, mức sống người dân, xem phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành, để cùng nỗ lực đưa du lịch Vĩnh Long trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

7. Giữ vững ổn định an ninh, trật tự phát triển du lịch tại địa phương

Công an tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự, tạo môi trường bình yên để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và phát triển du lịch tại địa phương; đồng thời, định kỳ tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức ngành du lịch, cơ sở lưu trú, công ty lữ hành kiến thức về bảo vệ bí mật nhà nước, phòng chống cháy nổ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự phục vụ phát triển du lịch.

III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Về quy hoạch

Trong năm 2016, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tích cực phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hoàn thành quy hoạch lĩnh vực văn hoá và du lịch, để tạo điều kiện phát triển lĩnh vực du lịch tại địa phương.

Tiếp tục kêu gọi đầu tư 05 dự án phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 13/7/2015 gồm: khu thương mại dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí Mỹ Thuận, khu du lịch Mỹ Hòa, khu du lịch sinh thái Cồn Giông, khu du lịch sinh thái cồn Đông Hậu và khu liên hợp Văn hoá - Thể thao - Du lịch Cái Ngang và 04 khu quy hoạch du lịch được UBND tỉnh phê duyệt năm 2001: khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa thị xã Bình Minh, khu du lịch sinh thái Quới Thiện Vũng Liêm, khu du lịch sinh thái Đồng Phú Long Hồ, khu du lịch sinh thái Lục Sĩ Thành Trà Ôn.

2. Phát triển vùng dịch vụ, du lịch trọng điểm

Xác định thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ, thị xã Bình Minh và huyện Vũng Liêm là bốn trung tâm du lịch quan trọng của tỉnh, là đầu mối, động lực để thúc đẩy các khu vực lân cận cùng phát triển, cụ thể:

Thành phố Vĩnh Long: Quy hoạch không gian đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp, chú ý quan tâm vận động xã hội hoá nhà vệ sinh công cộng phục vụ nhu cầu khách du lịch; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển du lịch theo hướng văn minh hiện đại, kết nối các tuyến du lịch ngoại ô thành phố và vùng phụ cận, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch; kết hợp tham quan di tích văn hoá lịch sử, làng nghề, giải trí, mua sắm tạo môi trường du lịch lành mạnh, không chèo kéo, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách.

Huyện Long Hồ: Đẩy mạnh phát triển các khu, điểm du lịch trên các xã cù lao với sản phẩm du lịch đặc thù là homestay. Duy trì diện tích tự nhiên của vườn cây ăn trái, áp dụng kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm trái vụ để phục vụ du khách. Tiếp tục phát triển du lịch sinh thái sông nước kết hợp với văn hoá, danh nhân, trang trại, nuôi trồng thuỷ sản,..., từng bước hình thành khu du lịch cộng đồng để đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là khu du lịch quốc gia chuyên về du lịch sinh thái sông nước, tạo điều kiện cho du lịch Vĩnh Long kết nối với tuyến du lịch quốc gia.

Lưu ý, đưa vào Chương trình nông thôn mới của huyện ưu tiên đầu tư các tuyến đường ở các xã cù lao kết hợp phục vụ du lịch, rà soát hoàn thiện các đoạn đường đến các homestay.

Kêu gọi xã hội hoá xây dựng bến tàu đạt chuẩn (quy mô nhỏ) ở các điểm du lịch cù lao để phục vụ du khách.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phù hợp thuận tiện cho phát triển du lịch tuyến kênh Mương Lộ và sông Cái Muối, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên để hướng đến phát triển du lịch bền vững.

Thị xã Bình Minh: Tiếp tục triển khai dự án đường vào khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa, phát huy giá trị các làng nghề truyền thống như nghề làm tàu hủ ky, tương chao, nghề làm nhang, xà lách xoong, bưởi Năm Roi, trái thanh trà... làm vệ tinh kết nối với thành phố Cần Thơ.

Huyện Vũng Liêm: Phối hợp Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch mời gọi đầu tư một số hạng mục tại khu vực Bảo tàng Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long; kêu gọi doanh nghiệp và nhân dân đầu tư các điểm du lịch trên các xã cù lao, phát triển các vườn trái cây đặc sản, phát huy các giá trị văn hoá lịch sử, làng nghề truyền thống, trải nghiệm nông nghiệp lúa nước.

Các huyện Long Hồ, Trà Ôn, Tam Bình: Phối hợp Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch mời gọi đầu tư các khu quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn của huyện như: Khu du lịch sinh thái Đồng Phú, khu du lịch sinh thái Lục Sĩ Thành, khu du lịch sinh thái cồn Đông Hậu, khu liên hợp Văn hoá - Thể thao - Du lịch Cái Ngang, ... để phát triển du lịch.

Riêng huyện Bình Tân chú ý phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của huyện như: khoai lang, bắp, dưa hấu,...và các thế mạnh của địa phương để thu hút khách tham quan du lịch.

3. Phát triển nguồn nhân lực

Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ: Thuyết minh viên, hướng dẫn viên và nghiệp vụ du lịch khác cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch.

Đầu tư kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch.

* Giai đoạn 2016 - 2020

Mỗi năm mở 04 lớp, kinh phí 160.000.000đ/năm x 04 năm = 640.000.000đ, nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí, phần kinh phí còn lại vận động xã hội hoá.

* Giai đoạn 2021 - 2025

Mỗi năm mở 03 lớp, kinh phí 120.000.000đ/năm x 5 năm = 600.000.000đ, nhà nước hỗ trợ 40%, phần kinh phí còn lại vận động xã hội hoá.

* Giai đoạn 2026 - 2030

Mỗi năm mở 02 lớp, kinh phí 80.000.000đ/năm x 5 năm = 400.000.000đ, nhà nước hỗ trợ 30%, phần kinh phí còn lại vận động xã hội hoá.

4. Nguồn vốn đầu tư

Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch từ ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thiết chế văn hoá, thể thao, tôn tạo các di tích văn hoá, lịch sử, các làng nghề, các dự án phục vụ phát triển du lịch.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư hoạt động kinh doanh du lịch.

Dành một phần vốn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển các chương trình, dự án của Trung ương trên địa bàn.

5. Cơ chế, chính sách

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư cụ thể trong lĩnh vực du lịch. Nghiên cứu quy định của pháp luật để ban hành các chính sách, cơ chế phù hợp, tạo môi trường thông thoáng về thủ tục đầu tư nhất là đất đai, thuế,... giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và sở, ngành liên quan định hướng như: Tạo quỹ đất, miễn giảm thuế, giảm tiền thuê đất theo từng giai đoạn để mời gọi đầu tư nhằm tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố vận động các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm với quy mô lớn trên địa bàn tỉnh để có thêm nhiều dịch vụ chất lượng cao.

6. Phát triển các sản phẩm chủ yếu

Phấn đấu đến 2020, mỗi huyện, thị xã, thành phố đưa vào khai thác từ 02 đến 05 điểm tham quan du lịch; có thêm nhiều sản phẩm du lịch phục vụ yêu cầu mở rộng không gian, hình thành thêm nhiều chương trình, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh.

Kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch đặc thù sông nước, kết hợp với các hoạt động: nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng, đào tạo huấn luyện thể thao, biểu diễn nghệ thuật, kết hợp tham quan làng nghề, di tích văn hoá lịch sử, danh nhân, ưu tiên phát triển các dự án phục vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí về đêm để tăng ngày lưu trú du khách.

Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu mua sắm và kích thích chi tiêu của du khách.

Hàng năm, các sở ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện để vận động nguồn vốn xã hội hoá đầu tư cho phát triển sản phẩm du lịch mới: Trò chơi dưới nước, du lịch dã ngoại, ẩm thực trên sông, công viên gốm,...

7. Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến đầu tư và phát triển thị trường

Ban chỉ đạo Phát triển du lịch, Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại của tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá xúc tiến phát triển du lịch, liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước phát triển thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế.

Tham gia hội chợ, hội thảo về du lịch tổ chức trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường; xuất bản đa dạng ấn phẩm du lịch phục vụ việc tham gia các hội chợ, hội thảo chuyên ngành du lịch để tạo sự quan tâm chú ý của các công ty lữ hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch của tỉnh mở rộng quan hệ hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, chú trọng phát triển các tour liên kết với thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa khách đến tham quan Vĩnh Long.

Các ngành quan tâm đến việc đăng cai tổ chức sự kiện cấp vùng và cấp quốc gia để thu hút khách đến Vĩnh Long và quảng bá điểm đến của tỉnh.

8. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch của tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan thực hiện các công việc sau:

Có giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng trong hoạt động tiếp đón khách du lịch nghỉ ngơi, giải trí.

Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu; khai thác du lịch phải gắn với bảo tồn các khu sinh thái.

Có biện pháp bảo vệ các bến cảng, di tích, điểm du lịch và các khu resort trong các vùng có khả năng bị ngập nếu nước biển dâng cao.

Khuyến khích phát triển sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, đồng thời áp dụng mô hình 3R (giảm thiểu chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải) trong hoạt động phát triển du lịch.

9. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, nâng cao nhận thức của người dân

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong phát triển du lịch ở địa phương. Các cấp uỷ đảng và chính quyền xem phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên để chỉ đạo.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa UBND tỉnh với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong tuyên truyền, vận động thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh.

Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới để góp phần phát triển ngành du lịch, nhất là về văn hoá, con người và quê hương Vĩnh Long.

10. Một số công việc trọng tâm sau

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Tài chính lập kế hoạch kinh phí hoạt động du lịch hàng năm trình UBND tỉnh xem xét tăng kinh phí hỗ trợ đầu tư phù hợp với nguồn lực ngân sách và mục tiêu cần đạt được theo Nghị quyết của Tỉnh uỷ.

a) Các đề án, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh

Các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng đề án, kế hoạch và kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

b) Các dự án phát triển du lịch Vĩnh Long

Stt

Nội dung công việc

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

1

Đề án xây dựng Bảo tàng Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

2016 - 2018

 

Đề án xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và chương trình du lịch trong và ngoài tỉnh

 

2016 - 2017

 

Đề án trùng tu, tôn tạo phát huy giá trị các di tích văn hoá, lịch sử, danh nhân và bảo tồn phát huy nghệ thuật truyền thống phục vụ phát triển du lịch

 

2016 - 2017

 

Đề án tổ chức sự kiện Hành trình về đất Long Hồ dinh và các lễ hội

 

2016 - 2017

 

Kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng logo, slogan thi ảnh du lịch, quà lưu niệm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; hàng lưu niệm cho khách du lịch

 

2016 - 2017

2

Tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ kêu gọi đầu tư phát triển du lịch Vĩnh Long

Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

2016-2017

3

Dự án đầu tư xây dựng công trình Đường giao thông phát triển hạ tầng du lịch 04 xã cù lao huyện Long Hồ (đã được phê duyệt tại Quyết định số 440/QĐ-UBND, ngày 02/3/2016)

UBND huyện Long Hồ

2016-2020

4

Đề án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch

Sở Giao thông vận tải

2016 - 2017

5

Đề án quy hoạch, kêu gọi đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác bến tàu du lịch đạt chuẩn

UBND thành phố Vĩnh Long

2016 - 2017

6

- Đề án Phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái

- Đề án Hỗ trợ phát triển nông sản tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Long

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2016 - 2017

7

Đề án giới thiệu, trưng bày mua bán sản phẩm hàng tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển du lịch

Sở Công thương

2016 - 2017

8

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Vĩnh Long (đã được phê duyệt tại Quyết định số 705/QĐ-UBND, ngày 26/4/2013), lưu ý ưu tiên cho danh mục dự án liên quan đến bảo vệ môi trường, tạo việc làm trong lĩnh vực du lịch, xây dựng các khu du lịch sinh thái, xây dựng hạ tầng phát triển du lịch bền vững

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở VHTT&DL và sở, ngành, địa phương liên quan

2016 - 2020

Tập trung kêu gọi đầu tư các dự án phát triển du lịch Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Tổng vốn đầu tư dự ước 1.700 tỷ đồng (nguồn xã hội hoá 1.290 tỷ đồng, ngân sách nhà nước 410 tỷ đồng), cụ thể:

Stt

Tên Dự án

Địa điểm

Quy mô

Nhu cầu vốn (tỷ đồng)

Giai đoạn

Nguồn vốn

1

Bến tàu du lịch - Khu phố hàng lưu niệm - Bãi đỗ xe du lịch

Thành phố Vĩnh Long

2 ha

20

2016 - 2020

Xã hội hoá

2

Đầu tư, tôn tạo, mở rộng điểm du lịch quốc gia Văn Thánh Miếu

Thành phố Vĩnh Long

3 ha

70

2016 - 2020

NS trung ương, NS tỉnh

3

Khu liên hợp Văn hoá, Thể thao, Du lịch Cái Ngang - huyện Tam Bình

ấp 4, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình

12,5 ha

30

2016 - 2020

Mời gọi đầu tư

4

Bảo tàng Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm

10 ha

300

2021 - 2030

NSNN kết hợp xã hội hoá

5

Khu du lịch sinh thái Cồn Đông Hậu

ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình

25 ha

60

2021 - 2030

Mời gọi đầu tư

6

Khu du lịch sinh thái Cồn Giông

xã Tân Hội, thành phố Vĩnh Long

57,29 ha

700

2021 - 2030

Mời gọi đầu tư

7

Khu du lịch sinh thái Đồng Phú

ấp Mỹ Phú 1, xã Đồng Phú luyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

20 ha

200

2021 - 2030

Xã hội hoá

8

Khu du lịch sinh thái Quới Thiện

ấp Phước Lý 2, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long

10 ha

100

2021 - 2030

Xã hội hoá

9

Khu du lịch sinh thái Lục Sĩ Thành

ấp Phú Xuân và ấp Phú Thành, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

20 ha

200

2021 - 2030

Xã hội hoá

10

Khu du lịch Mỹ Hòa

ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

10ha

100

2016-2020

Mời gọi đầu tư

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư của tỉnh đảm bảo phù hợp quy định pháp luật và tình hình thực tiễn tại địa phương.

- Theo dõi nắm bắt thông tin kịp thời, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.

- Có kế hoạch xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và các tuyến điểm du lịch của tỉnh, gắn hoạt động du lịch với các hoạt động có liên quan, tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch và khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của du lịch tỉnh nhà.

- Làm đầu mối tiếp nhận và tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước lĩnh vực du lịch, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

- Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị xây dựng đề án, kế hoạch được giao; tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải

- Chủ động nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh tranh thủ các chương trình, dự án của Chính phủ thuộc chức năng quản lý của ngành để kết hợp thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong việc lập quy hoạch đầu tư, ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông phục vụ du lịch trên địa bàn (xây dựng các bến, bãi, điểm đỗ, đậu xe, tàu...; phân luồng tuyến giao thông tạo thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch.

3. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch của tỉnh.

- Quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch trong tương lai (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm); chú ý khai thác du lịch phải cân bằng với bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-UBND, ngày 26/4/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Dự án xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh Vĩnh Long; trong đó ưu tiên thực hiện các nội dung liên quan đến xây dựng hạ tầng phát triển du lịch, các khu du lịch sinh thái, tạo việc làm trong lĩnh vực du lịch.

4. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh triển khai thực hiện nội dung phát triển ngành nghề truyền thống gắn với du lịch đã có trong “Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 ” để giới thiệu, trưng bày tại các trung tâm thương mại, cửa hàng lưu niệm, các khu điểm du lịch, các di tích lịch sử - văn hoá phục vụ khách tham quan du lịch.

5. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính

- Rà soát lại danh mục dự án mời gọi đầu tư, đề xuất giải pháp thúc đẩy mời gọi đầu tư các dự án du lịch; Quy hoạch chi tiết các khu du lịch mời gọi đầu tư giai đoạn 2016-2020, tránh quy hoạch chung chung, không đem lại hiệu quả.

- Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực du lịch, bố trí vốn thực hiện các công trình đúng theo quy định; tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn từ Bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện các công trình, dự án nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh nhà trong tình hình mới.

6. Giám đốc Sở Công Thương

- Đẩy mạnh giới thiệu, trưng bày, mua bán sản phẩm hàng tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển du lịch.

- Tăng cường kiểm tra giá cả hàng hoá, nhất là các khu, điểm du lịch; xử phạt vi phạm, kịp thời ngăn chặn tình trạng bán giá hàng hoá cao đối với khách du lịch, gây ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch tỉnh nhà.

7. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Tổng Biên tập Báo Vĩnh Long, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh, tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh.

8. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long phối hợp các ngành và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia thực hiện kế hoạch này.

9. Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở ngành, UBND các cấp, các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn cho du khách đến tham quan du lịch Vĩnh Long.

10. Chủ tịch Hiệp hội Du lịch

Phát huy vai trò của Hiệp hội, tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cho các hội viên, thúc đẩy các mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong hoạt động, thúc đẩy du lịch tỉnh nhà phát triển bền vững.

11. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao; trong đó lưu ý cần chủ động, tích cực mời gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án du lịch theo quy hoạch của tỉnh, nhằm đẩy nhanh tốc độ đầu tư phát triển du lịch, nỗ lực hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Thường trực Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản