457395

Quyết định 2094/QĐ-BGTVT năm 2020 về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 05 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

457395
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 2094/QĐ-BGTVT năm 2020 về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 05 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 2094/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Văn Thể
Ngày ban hành: 06/11/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2094/QĐ-BGTVT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Nguyễn Văn Thể
Ngày ban hành: 06/11/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2094/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG THỂ VÀ KẾ HOẠCH 05 NĂM CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2018 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ TÁM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 05 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 05 năm của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư; Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Ban Kinh tế Trung ương;
- Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương;
- Các Bộ: Quốc phòng; KH&ĐT; Công an; TN&MT; KH&CN; Tài chính: VH, TT và Du lịch; NN&PTNT; TT&TT;
- Các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;
- Đảng ủy cơ quan Bộ GTVT;
- Các cơ quan trực thuộc Bộ;
- Lưu VT, KHĐT (05).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thể

 

KẾ HOẠCH TỔNG THỂ VÀ KẾ HOẠCH 05 NĂM CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2018 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ TÁM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2094/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

I. MỤC TIÊU

Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 05 năm này xác định nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị thuộc ngành giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm phát huy vai trò, vị trí ngành giao thông vận tải đối với kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung; góp phần xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển và hội nhập với kinh tế quốc tế; góp phần khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia có biển, đảo, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của đất nước; xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. NHIỆM VỤ CHUNG

Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 05 năm của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa đặc biệt với ngành giao thông vận tải nói chung và ngành hàng hải nói riêng do đây là một ngành kinh tế - vận tải đặc thù, có vai trò và tiềm năng rất lớn trong việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải cần nghiên cứu kỹ lưỡng để nắm vững, quán triệt nội dung Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trên cơ sở các mục tiêu, yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 nêu trên, ngành giao thông vận tải cần chủ động, tích cực xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các hoạt động trong mọi lĩnh vực của ngành, đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế hàng hải: Khai thác cảng biển, cảng cạn; vận tải biển; dịch vụ hàng hải và logistics; đầu tư có hiệu quả tăng cường kết nối giữa đường biển với các loại hình vận tải đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thủy nội địa; chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng (luồng hàng hải, đê chắn sóng, các đèn biển, trạm hải đăng, phao tiêu báo hiệu...); kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa đầu tư bến cảng biển theo quy hoạch; chú trọng công tác đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường; phát triển đội tàu biển, tàu ven biển hiện đại và thân thiện môi trường; phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các Bộ ngành trong tìm kiếm cứu nạn trên biển và trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

2. KẾ HOẠCH TỔNG THỂ ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

2.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch ngành:

- Tiếp tục tập trung xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng hải theo nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực luật pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; tạo hành lang pháp lý thuận lợi để hỗ trợ, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực và chuyển giao tri thức về biển; tích cực tham gia và chủ động thúc đẩy hình thành cơ chế toàn cầu và khu vực liên quan đến biển và đại dương.

- Xây dựng Quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Luật Quy hoạch đối với các lĩnh vực: Hàng hải (lưu ý nghiên cứu Quy hoạch phát triển cảng Sóc Trăng và bến cảng Trần Đề), hàng không; đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt; đảm bảo tính kết nối thuận lợi giữa các loại hình vận tải nhằm nâng cao năng lực vận tải hàng hóa; phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức thực hiện quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch được duyệt, đảm bảo phát triển đồng bộ các loại hình vận tải; hỗ trợ thủ tục các doanh nghiệp cảng biển đầu tư và khai thác bến cảng theo quy hoạch.

- Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chuyên ngành hàng hải, góp phần duy trì an toàn, an ninh hàng hải trong vùng biển Việt Nam.

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và báo cáo cấp thẩm quyền mô hình cơ quan quản lý cảng biển, tăng cường tính chủ động trong chiến lược phát triển các khu vực cảng biển, tối ưu hiệu quả đầu tư, đảm bảo tính đồng bộ, kết nối.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của các lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với pháp luật của Nhà nước; phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan; tăng cường năng lực vận tải, đáp ứng nhu ứng nhu cầu thông qua hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa.

2.2. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông biển, đảo, ven biển

a) Đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải

- Tập trung bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện mạnh mẽ, hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng vùng biển, ven biển.

- Tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các công trình phục vụ công tác quản lý chuyên ngành hàng hải (đèn biển, trạm quản lý luồng); chú trọng công tác nạo vét duy tu, bảo trì các tuyến luồng hàng hải.

- Tiếp tục đa dạng hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải từ nhiều nguồn vốn khác nhau theo quy định của pháp luật, trong đó nguồn vốn ngân sách tập trung cho hạ tầng công trình hàng hải công cộng quan trọng có sức lan tỏa; kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa đầu tư công trình bến cảng, cầu cảng.

- Chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là những dự án trọng điểm của ngành; nâng cao năng lực điều hành các dự án, năng lực của các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời những tồn tại về tiến độ và chất lượng công trình.

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng, xác định địa điểm đổ, chứa vật liệu nạo vét, đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

- Duy trì hoạt động hiệu quả các đèn biển theo hướng ứng dụng đồng bộ các thiết bị, công nghệ mới, đảm bảo khai thác ổn định, lâu dài.

- Khai thác hiệu quả Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, kịp thời; nghiên cứu dự án Đài vệ tinh Cospas-Sarsat thế hệ mới MEOLUT đáp ứng xu hướng công nghệ và lộ trình phát triển của tổ chức Cospas-Sarsat; duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ trực canh cấp cứu Cospas-Sarsat.

- Triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến luồng hàng hải theo quy định, phù hợp với khả năng cân đối vốn: Luồng Cái Mép từ phao số “0” vào Khu bến cảng công ten nơ Cái Mép; luồng vào khu bến cảng Nam Nghi Sơn; Luồng sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố - Giai đoạn 2... Hỗ trợ, giám sát trong việc đầu tư các cảng biển cửa ngõ quốc tế theo quy hoạch được duyệt.

b) Kết cấu hạ tầng các ngành khác

- Tăng cường đầu tư đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực liên quan hạ tầng hàng hải; đặc biệt chú trọng đầu tư giao thông kết nối của các lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đến các cảng biển quan trọng, cảng của ngõ quốc tế, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng, các địa phương ven biển.

- Nghiên cứu tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam phù hợp quy hoạch và theo khả năng bố trí nguồn vốn. Ưu tiên đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam.

- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương các công việc liên quan theo thẩm quyền trong đầu tư các tuyến đường ven biển, đường dân sinh, các tuyến đê biển, công trình phòng chống sạt lở bờ biển; các bến cảng cá, cảng khách địa phương.

2.3. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực hàng hải

a) Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ

- Tăng cường ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải; tăng cường ứng dụng, chuyển giao công nghệ hiện đại, tiên tiến, đáp ứng tốt hơn công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ của ngành; khai thác hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin Bộ GTVT tham gia Cơ chế một cửa quốc gia lĩnh vực hàng hải và Cơ chế một cửa quốc gia; nghiên cứu số hóa cơ sở dữ liệu nhằm quản lý khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng hàng hải; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hải đồ điện tử và các ấn phẩm hàng hải điện tử theo các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Khai thác hiệu quả Cổng thông tin khai báo thủ tục tàu biển và triển khai cơ chế Hải quan một cửa quốc gia; phối hợp với Tổng cục Hải quan triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia tại các khu vực cảng biển thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng và Quảng Ninh và các cảng biển khác để thực hiện thủ tục hành chính cho tàu thuyền xuất nhập cảnh và quá cảnh.

- Văn phòng cơ quan Bộ Giao thông vận tải và các Cục quản lý chuyên ngành tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo điều hành; liên thông giữa hệ thống quản lý văn bản giữa các cơ quan, đơn vị và với hệ thống văn bản điện tử của Chính phủ.

- Tiếp tục khai thác hiệu quả Hệ thống quản lý hàng hải tàu biển (VTS); hệ thống nhận dạng tự động (AIS); Hệ thống thông tin duyên hải; ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin vào quản lý, vận hành và khai thác hệ thống báo hiệu luồng hàng hải, đèn biển và khai thác cảng biển; xây dựng cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung kết cấu hạ tầng giao thông lĩnh vực hàng hải.

- Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá trạng thái phương tiện đang khai thác, ứng phó sự cố hàng hải trên biển... góp phần nâng cao chất lượng công tác thiết kế, đăng kiểm tàu biển và công trình dầu khí biển; hướng tới vận hành tự động hóa, giám sát và điều khiển từ xa các đèn biển tiếp cận khó khăn trong việc kiểm tra, bảo trì.

- Thiết lập hệ thống thống kê, cơ sở dữ liệu điện tử tự động đối với hoạt động cảng biển liên quan đến hàng hóa khai thác, hiệu suất khai thác cầu, bến cảng; ưu tiên thực hiện cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận điện tử cho hoạt động chứng nhận thuyền viên, đăng ký tàu biển, đăng kiểm tàu biển và công trình dầu khí biển.

- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đặc biệt trong công tác đăng kiểm tàu biển, công trình dầu khí biển, thủ tục thuận lợi cho tàu vào, rời cảng biển, tạo niềm tin cho các chủ tàu, hãng vận tải.

b) Nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hàng hải

- Có chính sách thu hút, đào tạo để có nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc cho ngành; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo vị trí việc làm cho công chức, viên chức. Khuyến khích các bộ công chức, viên chức nghiên cứu các đề tài khoa học có nội dung thiết thực với công tác quản lý chuyên ngành về hàng hải.

- Tiếp tục tổ chức hoặc cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ trong nước và nước ngoài; phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành khác để tăng cường phát triển nguồn nhân lực hàng hải bảo đảm cả về chất lượng và số lượng; chú trọng nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ thuyền viên và hoa tiêu hàng hải.

- Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, công nhận và giám sát hoạt động các đăng kiểm viên tàu biển và công trình dầu khí biển theo quy định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và các tiêu chuẩn liên quan của IMO; tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên sâu để tham gia vào việc xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ phức tạp trong đóng, sửa chữa và khai thác tàu biển và công trình dầu khí biển.

2.4. Hợp tác quốc tế

a) Về hàng hải

- Tham gia sâu, rộng, thường xuyên và khẳng định vai trò, vị trí của Việt Nam tại các hội nghị, diễn đàn hàng hải của IMO và các tổ chức quốc tế liên quan tại khu vực và trên thế giới như IALA, APEC, ASEAN, Tokyo MOU...; hoàn thành tốt các nghĩa vụ, đảm bảo quyền lợi thành viên trong các tổ chức hàng hải mà Việt Nam là thành viên (IMO; IALA; Inmarsat; IHO...).

- Tiếp tục tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức liên quan thuộc các đối tác chiến lược của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc..., các tổ chức quốc tế như JICA, ADB để thu hút vốn đầu tư hạ tầng cảng biển, kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với các cảng biển.

- Triển khai các Công ước quốc tế của IMO mà Việt Nam là thành viên; các yêu cầu về hợp tác và hội nhập hàng hải trong ASEAN; chủ động tham gia các hoạt động của Tổ chức Tokyo MOU, APEC và APHoMSA; thúc đẩy các hoạt động hợp tác hàng hải song phương với các nước láng giềng như Lào, Cam pu chia, Trung Quốc và các đối tác quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Hà Lan, Đức, Hoa Kỳ, Úc... chú trọng triển khai ký kết thỏa thuận quốc tế, hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực và thực hiện các dự án hợp tác về hàng hải.

b) Các ngành khác

- Tăng cường hợp tác với các nước để học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao khoa học công nghệ phát triển hệ thống giao thông đồng bộ nhằm cung cấp hạ tầng giao thông trình độ tiên tiến, hiệu quả, an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới; kết nối thuận thuận đến các cảng biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và với các nước láng giềng.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình dầu khí biển để có thể tiếp nhận mọi hỗ trợ về nguồn lực, kinh nghiệm, kiến thức trong công tác xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Phối hợp chặt chẽ với ICAO khu vực và các cơ quan liên quan của Việt Nam trong việc rà soát tọa độ (theo hệ WGS-84) ranh giới vùng thông báo bay và vùng tìm kiếm cứu nạn ICAO; phối hợp có hiệu quả việc nhận, trả lời về thông báo bay đối với các chuyến bay qua và bay trong vùng trời trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý.

- Tích cực tham gia sửa đổi bổ sung Hiệp định hợp tác ASEAN về tìm kiếm cứu nạn hàng không và hàng hải, xây dựng Quy trình chung ASEAN phối hợp tìm kiếm cứu nạn (ASEAN SAR SOP); giới thiệu trên các hội nghị ICAO về hệ thống Trung tâm điều hành thông tin vệ tinh Cospas - Sarsat của Việt Nam (VNMCC).

- Thực hiện vai trò Nhà chức trách hàng không của Việt Nam tại các diễn đàn hàng không quốc tế và khu vực, đảm bảo hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế về hàng không dân dụng, góp phần đảm bảo quốc phòng - an ninh trong không gian các vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam và trong phạm vi các vùng FIR do Việt Nam quản lý.

- Tiếp tục tham gia hợp tác kỹ thuật xây dựng thị trường hàng không ASEAN; tham gia xây dựng kế hoạch tổng thể quản lý không lưu ASEAN để tiến tới bầu trời đồng nhất ASEAN Seamless Sky theo kế hoạch của ASEAN; theo dõi chặt chẽ và xử lý tốt các trường hợp đưa các sơ đồ, thông tin (tại các Hội nghị do ICAO tổ chức) về tầm phủ hệ thống thiết bị liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đảm bảo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

2.5. Nhiệm vụ quốc phòng - an ninh

- Tiếp tục tăng cường chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh hải quân, các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ chủ quyền và thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia về biển, đảo.

- Phát triển kết cấu hạ tầng, vận tải gắn với quản lý, bảo vệ biển đảo; tham gia xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; tiếp tục chú trọng xây dựng, khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng tại các đảo, quần đảo Trường Sa...

- Xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật hàng hải; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan liên quan hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển, đảo làm cơ sở xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển, đảo của đất nước.

2.6. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, ứng phó sự cố, thiên tai và bảo vệ môi trường

a) Về đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

- Triển khai các chương trình, đề án, dự án về đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường, hệ thống kiểm soát hoạt động hàng hải nhằm dự báo, phát hiện, thông báo kịp thời các biến cố thiên tai, tai nạn hàng hải, cướp biển và những sự cố nguy hiểm khác; bảo đảm an ninh cảng biển và an ninh tàu biển theo ISPS Code.

- Tiếp tục khai thác hiệu quả hệ thống luồng, báo hiệu hàng hải, đèn biển; sử dụng đồng bộ hệ thống thông tin duyên hải có trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn quốc tế.

- Nghiên cứu triển khai dự án đóng 01 tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải hoạt động xa bờ, đóng 01 tàu tiếp tế kiểm tra trên biển và khu vực Trường Sa các đảo khu vực phía Nam và 01 tàu phía Bắc theo khả năng cân đối vốn.

- Tăng cường đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao trách nhiệm đối với đội ngũ hoa tiêu nhằm cung cấp dịch vụ dẫn tàu vào, rời cảng an toàn.

- Quản lý chặt chẽ việc đăng ký, đăng kiểm tàu biển và thuyền viên theo quy định của pháp luật; phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giám sát chủ tàu, thuyền trưởng khai thác tàu theo quy định nhằm ngăn ngừa tai nạn và hạn chế tàu bị lưu giữ ở nước ngoài.

- Tổ chức đầu tư lắp đặt, khai thác trạm ADS-B và VHF hàng không trên đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây và Côn Đảo để tăng cường tầm phủ cho liên lạc VHF thoại và ra đa giám sát, tăng khả năng giám sát các hoạt động bay tầm thấp, giảm tiêu chuẩn phân cách tàu bay và phối hợp hỗ trợ cho hàng không dân dụng Singapore tăng khả năng về liên lạc và giám sát trên biển.

- Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Cục Hàng không Việt Nam trong việc thiết lập vùng trách nhiệm và vùng trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn trên biển, triển khai và khai thác hệ thống vệ tinh Cospas-Sarsat.

- Phối hợp chặt chẽ với Quân chủng Phòng không - Không quân và Quân chủng Hải quân trong việc triển khai, đảm bảo các hoạt động bay trên biển; triển khai, đảm bảo các hoạt động phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên biển;

- Khai thác hiệu quả hệ thống thiết bị VHF tầm xa và ra đa giám sát thứ cấp (SSR) tại Vinh, Sơn Trà (Đà Nẵng), Quy Nhơn, Tân Sơn Nhất, Cà Mau đảm bảo tầm phủ cho phần lớn vùng trời trên biển; tiếp tục khai thác mạng liên lạc dữ liệu giữa người lái/kiểm soát viên không lưu và giám sát tự động phụ thuộc dạng hợp đồng (CPDLC/ADS-C) sử dụng hiệu quả cho các vùng ngoài tầm phủ liên lạc VHF thoại và ra đa giám sát trên vùng biển Đông.

- Tổ chức, tham gia diễn tập Tìm kiếm cứu nạn hàng hải, hàng không trên biển.

b) Bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, môi trường biển.

- Xây dựng, hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn ngành về môi trường; thực hiện đánh giá tác động môi trường và môi trường chiến lược các dự án, đề án quy hoạch của ngành đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường; kết hợp hài hòa với các công trình bảo vệ bờ biển, đảm bảo bền vững hệ sinh thái biển.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảng xanh tại Việt Nam theo hướng thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và hội nhập quốc tế.

- Các dự án đầu tư xây dựng ven biển, trên đảo cần có kết cấu công trình đảm bảo an toàn trước các tác động điều kiện tự nhiên, đảm bảo an toàn kết cấu công trình, độ bền ăn mòn hóa học; cao độ công trình tính toán đến kịch bản nước biển dâng.

- Tiếp tục chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển, đặc biệt tại các khu vực cảng biển, bến cảng biển, các cảng hàng không ven biển, trên các đảo và mỏ thăm dò khai thác dầu khí trên biển.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển, phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác trên biển.

- Tuyên truyền thường xuyên, liên tục để phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, môi trường biển.

- Hướng dẫn các cảng hàng không ven biển và trên đảo (Cần Thơ, Cà Mau, Phú Quốc...) thực hiện công tác quản lý môi trường, quản lý chất thải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.7. Vận tải biển và công nghiệp tàu thủy

a) Vận tải biển

- Xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển đội tàu biển Việt Nam hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng như tàu công ten nơ, hàng lỏng.. tàu trọng tải lớn; đội tàu ven biển và từ bờ ra đảo; từng bước trẻ hóa đội tàu vận tải biển. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác đội tàu.

- Xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ nhằm nâng dần thị phần vận chuyển hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển của đội tàu biển Việt Nam; nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu, cho vay ưu đãi trong mua hoặc đóng mới tàu biển, tàu chuyên dùng trọng tải lớn, hiện đại; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính theo thẩm quyền, tạo điều kiện phát triển kinh doanh dịch vụ vận tải biển.

- Nghiên cứu, khảo sát mở mới các tuyến vận tải hành khách ven biển, tới các đảo và giữa các đảo; nghiên cứu đề án quản lý một cách hiệu quả, an toàn đội tàu dưới công ước (non-convention ships) theo các quy định, thông lệ quốc tế bao gồm cả đội ngũ thuyền viên đúng tiêu chuẩn làm cơ sở kết nối với các nước trong khu vực ASEAN theo chương trình kết nối tuyến vận tải ven biển giữa các nước ASEAN.

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và quản lý các dịch vụ hỗ trợ kết nối các phương thức nhằm xây dựng và quản lý hoạt động của các sàn giao dịch vận tải hàng hóa và các hoạt động tích hợp, liên thông giữa các phương thức vận tải hành khách.

- Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh lành mạnh, phát huy thế mạnh của từng phương thức vận tải và phát triển vận tải đa phương thức; ứng dụng các công nghệ vận tải tiên tiến để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa.

- Xây dựng theo quy hoạch các đoạn tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa kết nối với các cảng biển nhằm nâng cao năng lực vận tải, giảm thời gian gom/rút hàng tại cảng biển và giảm tải cho hệ thống đường bộ.

- Tiếp tục đầu tư phương tiện vận tải ven biển, từ bờ ra đảo; nâng cao hiệu quả quản lý các tuyến vận tải từ bờ ra đảo, các tuyến ven biển đáp ứng nhu cầu hàng hóa dịch chuyển sang phương thức vận tải ven biển, giảm tải cho hệ thống đường bộ.

b) Công nghiệp tàu thủy

- Nghiên cứu xây dựng, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hàng hải, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh của đất nước; phù hợp quy hoạch sử dụng đất, nhu cầu đóng mới và sửa chữa tàu của từng khu vực; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư hạ tầng ngành công nghiệp tàu thủy.

- Phát triển các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển, đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu đóng mới và sửa chữa tàu biển; ứng dụng khoa học công nghệ trong đóng mới, sửa chữa.

- Phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ tương ứng phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy như cung ứng vật tư kỹ thuật, trang thiết bị tàu thủy và các dịch vụ hỗ trợ khác.

2.8. Khai thác cảng biển, phát triển dịch vụ logistics và dịch vụ hàng hải khác

a) Khai thác cảng biển

- Phối hợp với các cơ quan báo cáo cấp thẩm quyền chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch và các thủ tục hành chính khác tại cảng biển nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác; triển khai các cơ sở thí nghiệm, kiểm định liên quan đến lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu để phục vụ trực tiếp, tạo thuận lợi thông qua hàng hóa tại các khu bến cảng biển.

- Tổ chức quản lý, giám sát khai thác hiệu quả các cảng biển và kết cấu hạ tầng cảng biển hiện có; đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp khai thác cảng.

- Hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác cảng biển đầu tư nâng cấp các cầu cảng, bến cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải phù hợp với nhu cầu và quy hoạch; đầu tư trang thiết bị bốc dỡ hiện đại, nâng cao quản trị doanh nghiệp để giảm thời gian xếp dỡ, lưu trữ hàng, giảm giá thành vận tải và hàng hóa.

- Tiếp tục chú trọng phát triển các cảng biển cửa ngõ quốc tế, cảng biển đầu mối theo quy hoạch đảm bảo vừa đóng vai trò là đầu mối gom, dỡ hàng, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa, hành khách giữa các vùng, khu vực và quốc tế và có vai trò liên kết các ngành thuộc kinh tế biển và nền kinh tế quốc dân.

- Tổ chức có hiệu quả công tác bảo trì, duy tu kết cấu hạ tầng hàng hải nhằm sẵn sàng đáp ứng khả năng khai thác.

- Phân luồng hàng hóa tại cảng biển hợp lý; tổ chức giao thông kết nối cảng đảm bảo khoa học, thuận lợi, đáp ứng việc gom, rút hàng nhanh chóng.

b) Phát triển dịch vụ logistics

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư các cảng cạn theo quy hoạch được duyệt, tăng chất lượng dịch vụ logistics; phối hợp với các bộ và địa phương liên quan trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai phục vụ phát triển dịch vụ logistics và kiến nghị ưu tiên bố trí đủ quỹ đất cho các khu vực dịch vụ logistics sau cảng.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của dịch vụ logistics; cơ chế, chính sách tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ logistics.

- Triển khai hệ thống EDI (hệ thống xử lý điện tử các thủ tục hành chính như: Thủ tục xin phép liên quan đến cảng (thông báo tàu đến/đi, thông báo sử dụng trang thiết bị neo đậu...) và hệ thống giao dịch điện tử tại cảng biển.

c) Các dịch vụ hàng hải khác

- Nâng cao chất lượng, phát triển hiệu quả hoạt động các loại hình dịch vụ vận tải như đại lý, hoa tiêu, bảo đảm hàng hải, lai dắt tàu biển; cung ứng lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nhiên liệu, vật tư, thu gom rác, nước thải... phát huy hiệu quả vai trò dịch vụ hỗ trợ trong phát triển kinh tế hàng hải.

- Liên kết, phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả kinh doanh giũa dịch vụ hàng hải với các doanh nghiệp khai thác cảng, doanh nghiệp vận tải biển, doanh nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu biển; ưu tiên phương tiện thủy nội địa VR-SB của Việt Nam tham gia các hoạt động lai dắt, trục vớt trong vùng biển Việt Nam.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải, gồm dịch vụ trục canh cấp cứu theo các phương thức Inmarsast, Cospas-Sarsat, DSC và RTP; dịch vụ pháp MSSI EGC, NAVTEX và RTP; dịch vụ kết nối thông tin ngành hàng hải.

- Nâng cao vai trò các Hiệp hội cảng biển, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam... trong việc hỗ trợ định hướng và phát huy hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp hàng hải.

2.9. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thông tin về biển, đảo

- Chủ động tích cực tổ chức nghiên cứu, quán triệt nội dung Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ về lĩnh vực hàng hải và Kế hoạch này để toàn thể các bộ công chức, viên chức, người lao động trong ngành giao thông vận tải quán triệt, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò ngành hàng hải đối hàng hóa xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế - xã hội và khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước.

- Coi trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về biển đảo đến mọi tầng lớp nhân dân; hình thức lồng ghép trong Hội nghị tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật mới về hàng hải (chế độ pháp lý của các vùng biển theo quy định tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và chế độ biển đảo của Việt Nam; những quy định pháp luật và việc triển khai, tổ chức thực hiện Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 21 tháng 6 năm 2012...).

- Cục Hàng hải Việt Nam tiếp tục tiến hành các đợt tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn về công tác bảo đảm an toàn hàng hải; tìm kiếm, cứu nạn trên biển, đường thủy nội địa; hướng dẫn về địa chỉ liên lạc, phương pháp sơ cứu, cứu nạn, vị trí neo đậu tránh trú bão, tủ thuốc sơ cứu y tế trên các tàu cá, tàu vận tải nhỏ; triển khai việc phát phao tròn, áo phao cá nhân và túi thuốc y tế đến tay ngư dân, người đi biển, người điều khiển các phương tiện thủy.

- Thường xuyên tổ chức tiếp xúc trao đổi giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp, hiệp hội hàng hải để thống nhất đề xuất giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc nảy sinh.

2.10. Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

a) Về hàng hải

- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng hải; rà soát, cập nhật chiến lược, quy hoạch chuyên ngành; nghiên cứu, đề xuất những chính sách mang tính đột phá phát triển ngành; đẩy mạnh thu hút nguồn vốn ngoài nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải, hạ tầng kết nối cảng biển; đề xuất ký kết, gia nhập điều ước, thỏa thuận quốc tế về hàng hải.

- Xây dựng bộ máy quản lý chuyên ngành hàng hải tính gọn, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành trong phạm vi cả nước (Cục Hàng hải Việt Nam), quản lý vùng nước cảng biển (Cảng vụ Hàng hải các khu vực); đảm bảo an toàn hàng hải (Các Tổng công ty BĐAT Hàng hải miền Bắc, miền Nam); đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ phương tiện hoạt động trên biển qua Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam (Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam); chủ động tham gia kịp thời, tích cực trong công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển (Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam); các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ thông tin điện tử, hoa tiêu hàng hải.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện những bất cập, vướng mắc.

b) Các chuyên ngành khác

Nâng cao vai trò hỗ trợ, kiểm tra, giám sát chuyên ngành, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và kết nối giữa các chuyên ngành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải; nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước và quốc tế; đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường.

3. KẾ HOẠCH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

3.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:

- Nghiên cứu việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.

- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực giao thông vận tải nói chung và hàng hải nói riêng; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý ngành.

- Xây dựng Quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Luật Quy hoạch đối với các lĩnh vực: Hàng hải; hàng không; đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt; đảm bảo tăng cường kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải.

- Sau khi Quy hoạch ngành quốc gia được ban hành, tiếp tục triển khai lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành theo quy định.

- Rà soát, hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư đầu tư công hàng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

3.2. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông biển, đảo, ven biển

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo - Giai đoạn 2; báo cáo cấp thẩm quyền bố trí vốn thực hiện dự án Nâng cấp luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu - Giai đoạn 2; dự án Đầu tư nâng cấp tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải từ phao số “0” vào khu bến cảng công ten nơ Cái Mép để đón các tàu trọng tải đến 200.000 tấn (18.000 TEU) không phải chờ thủy triều vào làm hàng; dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam bằng nguồn vốn vay ODA.

- Nghiên cứu tiếp tục nâng cấp Hệ thống Thông tin duyên hải Việt Nam theo quy định, phù hợp lộ trình hiện đại hóa Hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS), hàng hải điện tử (E-Navigation) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).

- Nghiên cứu tuyến đường sắt tốc độ cao theo trục Bắc - Nam; nghiên cứu các tuyến đường sắt kết nối cảng biển quan trọng.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư Cảng hàng không Long Thành.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn Biên Hòa - Cái Mép) nhằm tạo giảm thời gian, chi phí vận tải hàng hóa đến khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải và ngược lại; đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải kết nối các bến cảng khu vực Phú Mỹ và đẩy nhanh tiến độ mở rộng đường Phước Hòa - Cái Mép, đường 991B kết nối Quốc lộ 51 và khu bến cảng Cái Mép.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ dự án đường bộ kết nối các bến cảng khu vực Cát Lái, Phú Hữu (quận 9, thành phố Hồ Chí Minh) ra đường vành đai 2 để giảm tải cho tuyến đường Nguyễn Thị Định và Nghiên cứu dự án nâng cấp tuyến đường trục Bắc - Nam kết nối với từ đường vành đai 2 đến khu bến Hiệp Phước làm cơ sở triển khai đầu tư đáp ứng kịp thời đáp ứng nhu cầu khai thác khu bến cảng Hiệp Phước trong thời gian tới.

- Triển khai theo kế hoạch các dự án đã giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục chuyên ngành, các Ban Quản lý dự án các dự án Nhóm A, Nhóm B dự kiến trong kế hoạch đầu tư đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

- Hàng năm tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác nạo vét duy tu, lắp đặt bảo trì hệ thống báo hiệu các tuyến luồng hàng hải, các tuyến đường thủy nội địa; bảo trì các tuyến đường bộ, đường sắt đang khai thác phù hợp với nguồn vốn sự nghiệp được giao đảm bảo duy trì năng lực vận tải; đảm bảo an toàn giao thông vận tải.

3.3. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực hàng hải

a) Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ

- Nghiên cứu dự án Thiết lập đài vệ tinh Cospas - Sarsal thế hệ mới MEOLUT nhằm đáp ứng xu hướng công nghệ và lộ trình phát triển của tổ chức Cospas - Sarsat; nâng cao chất lượng dịch vụ trực canh cấp cứu Cospas - Sarat.

- Khai thác hiệu quả hệ thống nhận dạng và truy tìm theo tầm xa (LRIT); quản lý các tàu biển bằng Hệ thống quản lý hàng hải tàu biển (VTS); hệ thống nhận dạng tự động (AIS) nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát vị trí các tàu biển treo cờ quốc gia, phục vụ công tác quản lý chuyên ngành hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế biển.

- Thực hiện khai báo thủ tục tàu biển qua cổng thông tin điện tử; mở rộng cơ chế Hải quan một cửa quốc gia tại các khu vực cảng biển thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng và Quảng Ninh và các cảng biển khác.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại các cảng biển, luồng hàng hải, cảng hàng không, ga đường sắt, các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa.

- Thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt trong công tác đăng kiểm tàu biển, công trình dầu khí biển, thủ tục cho tàu vào, rời cảng biển.

b) Nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hàng hải

- Xây dựng kế hoạch định kỳ hàng năm tổ chức hoặc cử cán tham dự các khóa đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ trong và ngoài nước; phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành; nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ thuyền viên và hoa tiêu hàng hải.

- Tiếp tục duy trì đảm bảo cấp, cấp lại theo thời hạn các loại giấy tờ cho tàu biển, thuyền viên kịp thời, chính xác theo quy định. Tiếp tục chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải kiểm tra, giám sát việc khai báo chức danh, ngày xuống, rời tàu của thuyền viên vào Cơ sở dữ liệu quản lý thuyền viên

- Phấn đấu đến năm 2030, đội ngũ đăng kiểm viên tàu biển và cán bộ kỹ thuật chuyên sâu khoảng 500 người đạt chuẩn quốc tế.

3.4. Hợp tác quốc tế

- Hoàn tất việc ký kết Thỏa thuận công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo Công ước STCW ven Azerbaijan, Quần đảo Man, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất; trao đổi với Đại sứ quán Nga và các bên có liên quan trong việc giải quyết dứt điểm các vướng mắc của thuyền viên Việt Nam nhập cảnh vào các cảng biển của Liên bang Nga; tiếp tục hỗ trợ Lào và Cam pu chia triển khai biên bản ghi nhớ về phối hợp, tiếp nhận xử lý dữ liệu báo động cấp cứu Cospas - Sarsat.

- Tiếp tục nghiên cứu, xem xét, trao đổi với các cơ quan liên quan của Lào, Cam pu chia, Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Vương quốc Bỉ và Hoa Kỳ để thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các bên.

- Về công tác IMO: Tiếp tục phối hợp với Đoàn đánh giá IMO thực hiện các nhiệm vụ được giao chương trình đánh giá Quốc gia thành viên IMO; Báo cáo Tổng thư ký IMO về kế hoạch biện pháp khắc phục các khiếm khuyết của Việt Nam; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, họp, thảo luận triển khai các công tác khắc phục theo đề xuất đã gửi IMO; tiếp tục theo dõi nội dung các cuộc họp, kỳ họp, tiêu chí và kết luận, chuyển tới các thành viên Ban thư ký IMO Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan.

- Tiếp tục thực hiện các Hiệp định hàng không song phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các Hiệp định đa biên về vận tải hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ về hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế đến các cảng hàng không của Việt Nam.

- Tổ chức các đoàn tham dự các Hội nghị, Hội thảo khu vực và quốc tế trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định về chế độ công tác nước ngoài; Tăng cường hợp tác với các nước để chuyển giao công nghệ áp dụng trong xử lý nền đất yếu; thi công các công trình chuyên ngành giao thông vận tải.

3.5. Nhiệm vụ quốc phòng - an ninh

- Kịp thời tham mưu và triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

- Chủ động tham gia tích cực, kịp thời công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển; phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Ủy ban Quốc gia ứng phó Sự cố, Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn và các bộ, ngành liên quan để tham gia các Hội nghị về biển, đảo và các cuộc, diễn tập trên biển và thực hiện nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của đất nước. Tiếp tục thực hiện các quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan.

3.6. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, ứng phó sự cố, thiên tai và bảo vệ môi trường

- Triển khai thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về công tác an toàn giao thông của toàn ngành và trong lĩnh vực hàng hải.

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; chú trọng công tác phổ biến tuyên truyền, kết hợp với kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, an ninh hàng hải đối với các đối tượng liên quan trong hoạt động hàng hải, đặc biệt là các phương tiện mang cấp VR - SB; thủy nội địa và tàu cá.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với các đơn vị, các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp cảng việc đảm bảo an ninh hàng hải, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm an toàn giao thông, đặc biệt tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo.

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác kiểm soát tải trọng phương tiện tại cảng biển.

- Tiếp tục triển khai Đề án duy trì đội tàu biển Việt Nam trong danh sách trắng và xám của Tokyo MOU. Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị triển khai nghiêm túc chế độ trực ban 24/7 để thu nhận và xử lý kịp thời tất cả các thông tin báo nạn, sự cố.

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện hiệu quả công tác duy tu, bảo trì hệ thống luồng, báo hiệu hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp tục thực hiện công tác đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải, thông tin duyên hải theo quy định.

- Nghiên cứu triển khai dự án Đóng 01 tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải hoạt động xa bờ; dự án đầu tư 01 tàu tiếp tế kiểm tra trên biển và khu vực Trường Sa các đảo khu vực phía Nam và 01 tàu khu vực phía Bắc theo khả năng bố trí nguồn vốn.

- Nghiên cứu gia nhập Công ước quốc tế về kiểm soát, quản lý nước dằn và cặn nước dằn của tàu 2004 (BWM - 2004); tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện công ước MARPOL; khai thực hiện và giám sát chặt chẽ đảm bảo đúng quy định về bảo vệ môi trường và tính đến kịch bản nước biển dâng trong thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật đối với các dự án đầu tư xây dựng và công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải.

- Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quy định, tiêu chuẩn về an toàn khai thác phương tiện, công trình hàng hải liên quan đến vận chuyển, tiếp nhận sản phẩm khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

3.7. Vận tải biển và công nghiệp tàu thủy

- Phát triển đội tàu biển Việt Nam với cơ cấu hợp lý; nâng cao tỷ trọng tàu công ten nơ trong tổng trọng tải đội tàu; chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dụng như tàu chở khí hỏa lóng, dầu, công ten nơ, xi măng rời, lai dắt, hỗ trợ với công suất lớn.

- Nâng cao vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc phát triển các tuyến vận tải ven biển nhằm phát huy tối đa sự kết nối giữa các cảng thủy nội nằm sâu trong đất liền với các cảng biển, tạo thuận lợi cho hàng hóa lưu thông.

- Tiếp tục nâng cấp, đầu tư đóng mới hiện tại hóa đội tàu hoạt động tuyến từ bờ ra đảo, hoạt động nội địa, lắp đặt trang thiết bị phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách.

3.8. Khai thác cảng biển, phát triển dịch vụ logistics và dịch vụ hàng hải khác

- Khuyến khích doanh nghiệp cảng biển đầu tư trang thiết bị bốc dỡ hiện đại, đồng bộ, phù hợp với công năng cảng; xây dựng các biện pháp cải thiện quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực bốc dỡ hàng hóa, giảm chi phí vận tải; nâng cao hiệu quả khai thác các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải, Lạch Huyện.

- Phối hợp với các địa phương trong việc thu hút các nhà đầu tư cảng cạn; thực hiện Quyết định số 2227/QĐ-BGTVT ngày 17/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kế hoạch triển khai chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông và tại Quyết định số 1841/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

- Đầu tư phát triển đội tàu lai dắt có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, công suất lớn đáp ứng được các tiêu chuẩn lai dắt, đảm bảo tuyệt đối chất lượng dịch vụ lai dắt khi các hãng tàu có xu hướng tăng trọng tải, đặc biệt là tàu công ten nơ hoạt động tại thị trường Việt Nam; tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ cảng biển trọn gói đến khách hàng, chủ động trong công tác bảo đảm an toàn hàng hải.

- Phát triển đội ngũ hoa tiêu, xây dựng kế hoạch hàng năm đưa đội ngũ hoa tiêu tham gia đào tạo tập huấn trong và ngoài nước để lên hạng.

- Khuyến khích các doanh nghiệp cảng biển hợp tác trong hoạt động khai thác bến cảng để vừa nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, vừa tăng cường năng lực, hiệu quả tổng thể cảng biển tại khu vực.

3.9. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thông tin về biển, đảo

- Xây dựng các kế hoạch tăng cường tuyên truyền, phổ biến, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật Việt Nam và các điều ước, thỏa thuận quốc tế về hàng hải, đặc biệt pháp luật quốc tế liên quan đến bảo đảm an toàn, an ninh và quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.

- Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các quy định pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực hàng hải tại các địa phương; chú trọng đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, coi trọng chất lượng, nội dung và sự phù hợp với đặc điểm đối tượng, khu vực cũng như thời lượng tuyên truyền.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật đối với thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường hợp tác trong công tác thông tin tuyên truyền với các cơ quan truyền thông, thông tấn, báo chí.

3.10. Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

- Hàng năm tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải; nghiên cứu, đề xuất những chính sách mang tính đột phá nhằm phát triển ngành.

- Chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là những dự án trọng điểm của ngành.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật Việt Nam và các điều ước, thỏa thuận quốc tế về hàng hải, đặc biệt pháp luật quốc tế liên quan đến bảo đảm an toàn, an ninh và quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.

- Tăng cường phối, kết hợp giữa cơ quan quản lý với các địa phương, doanh nghiệp trong việc rà soát, lập và thực hiện quy hoạch của ngành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở các nhiệm vụ và nội dung chủ yếu trong Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 05 năm (Phụ lục kèm theo), căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo xây dựng và triển khai theo quy định, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của Bộ Giao thông vận tải việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Tăng cường phát huy sự gương mẫu, tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân trong ngành Giao thông vận tải để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần đưa Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vào thực tiễn các hoạt động của ngành Giao thông vận tải.

3. Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện phải nghiêm túc đề cao trách nhiệm, chủ động phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan liên quan trong việc triển khai các nội dung cụ thể; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc nhằm đáp ứng tiến độ, chất lượng và hiệu quả Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 05 năm này. Báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả thực hiện trong năm và kế hoạch triển khai trong các năm tiếp theo về Văn phòng Bộ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để Văn phòng Bộ tổng hợp trình Bộ trưởng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Văn phòng Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng kiểm tra, giám sát việc triển khai Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 05 năm của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

5. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện, trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 05 năm này, các cơ quan, đơn vị trong ngành Giao thông vận tải chủ động báo cáo Văn phòng Bộ tổng hợp trình Bộ trưởng xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐẾN NĂM 2045 THUỘC KẾ HOẠCH TỔNG THỂ VÀ KẾ HOẠCH 05 NĂM CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2018 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ TÁM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Quyết định số: 2094/QĐ-BGTVT ngày 06/11/2020 của Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên chương trình, dự án, đề án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Dự kiến thời gian thực hiện, ban hành, hoàn thành

Ghi chú

I

Chương trình, dự án, đề án ngành hàng hải

 

 

 

 

1

Xây dựng, đề xuất điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các Nghị định, Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật về chuyên ngành hàng hải

Cục HHVN

Các Vụ: PC, VT, KH-ĐT, HTQT, KHCN, KCHTGT, MT, ATGT

2021 - 2025 và sau năm 2025

 

2

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, PC, MT, VT, KCHTGT, KHCN

2020 - 2021

 

3

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, PC, VT, MT, KCHTGT, KHCN

2021 - 2022

 

4

Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, PC VT, MT, KCHTGT, KHCN

2021 - 2022

 

5

Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, PC, VT, MT, KCHTGT, KHCN

2021 - 2022

 

6

Dự án Thiết lập đài vệ tinh Cospas - Sarsat thế hệ mới MEOLUT

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, PC, KCHTGT, KHCN, HTQT; Vishipel

2021 - 2030

 

7

Dự án Đóng mới 01 tàu chuyên dụng phục vụ tìm kiếm cứu nạn hoạt động xa bờ

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, VT, MT, KCHTGT, KHCN

2021 - 2030

 

8

Dự án ĐTXD CT Các trạm quản lý luồng hàng hải (Lạch Huyện, Đồng Bài, Dung Quất, Lý Nhơn, Gò Găng, Đồng Nai, Đồng Tranh, Ba Ngòi)

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, PC, MT, KCHTGT, KHCN, VT; Các TCTy BĐATHH

2021 - 2025 và 2025 - 2030

 

9

Dự án ĐTXD công trình Các đèn biển (Tư Chính A, Tư Chính B, Phúc Nguyên, Đá Lát, Mũi La Gan, Trường Sa Đông, Phan Vinh, Sậu Đông, Lạch Ghép, Lạch Quèn, Cửa Vạn, Hòn La)

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, PC, MT,  KCHTGT, KHCN, VT,  ATGT; Các TCTy BĐATHH

2021 - 2025 và 2025 - 2030

 

10

Dự án ĐTXD công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu

Ban QLDA Hàng hải

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN: Ban QLDA HH

2021 - 2025

 

11

Cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Hòn Gai - Cái Lân

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN; Ban QLDA HH

2021 - 2025 và 2025 - 2030

 

12

Cải tạo, nâng cấp luồng Đà Nẵng cho tàu 50.000 tấn

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, KHCN; Ban QLDA HH

2021 - 2025 và 2025 - 2030

 

13

Đầu tư xây dựng công trình đê chắn sóng cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh (GĐ1)

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN; Ban QLDA HH

2021 - 2025 và 2025 - 2030

 

14

Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê chắn cát luồng Cửa Việt

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN; Ban QLDA HH

2021 - 2025 và 2025 - 2030

 

15

Xây dựng đê chỉnh trị luồng hàng hải Diêm Điền

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN; Ban QLDA HH

2021 - 2025 và 2025 - 2030

 

16

Đầu tư nạo vét luồng hàng hải qua của Trần Đề cho tàu biển 2.000 tấn (đoạn từ Vàm Nhơn Mỹ đến cửa Trần Đề)

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN; Ban QLDA HH

2021 - 2025 và 2025 - 2030

 

17

Đầu tư 01 tàu tiếp tế kiểm tra trên biển và khu vực Trường Sa và các đảo xa bờ khu vực phía Nam

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, KHCN; Ban QLDA HH, TCTy BĐATHH miền Nam

2021 - 2025 và 2025 - 2030

 

18

Đầu tư 01 tàu tiếp tế kiểm tra trên biển và các đảo xa bờ khu vực phía Bắc

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, KHCN; Ban QLDA HH, TCTy BĐATHH miền Bắc

2021 - 2025, sau năm 2025

 

19

Xây dựng Đài thông tin duyên hải, Trung tâm TKCN, Đại diện Cảng vụ hàng hải Nha Trang tại Trường Sa

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, KHCN; Vishipel

2021 - 2025, sau năm 2025

 

20

Đầu tư xây dựng khu neo đậu trú bão (sông Gianh - Quảng Bình; Cửa Hội - Nghệ An; Thuận An - Thừa Thiên Huế; Cửa Việt - Quảng Trị; vịnh Ổ Lợn, Hòn Soi Mui - Quảng Ninh; Lạch Huyện - Hải Phòng

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN;

2021 - 2025, sau năm 2025

 

21

Hệ thống quản lý hàng hải tàu biển (VTS) luồng Hòn Gai - Cái Lân

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, KHCN; Vishipel

2021 - 2025, sau năm 2025

 

22

Hệ thống quản lý hàng hải tàu biển (VTS) luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, KHCN; Vishipel

2021 - 2025, sau năm 2025

 

23

Nâng cao năng lực hệ thống TTDH sử dụng sóng vô tuyến mặt đất

Cục HHVN

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, KHCN; Vishipel

2021 - 2025, sau năm 2025

 

24

Đầu tư nâng cấp tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải từ phao số “0” vào khu bến cảng công ten nơ Cái Mép

Ban QLDAHH

Cục HHVN; Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT,  ATGT, KHCN

2022 - 2025

 

25

Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng kênh Hà Nam, Lạch Huyện - luồng hàng hải Hải Phòng

Ban QLDAHH

Cục HHVN; Các Vụ: KH-ĐT, ĐTCT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN

2021 - 2025, sau năm 2025

 

26

Đầu tư xây dựng tuyến luồng vào khu bến cảng Thọ Quang, Đà Nẵng

Ban QLDAHH

Cục HHVN; Các Vụ: KH-ĐT, ĐTCT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN

2021 - 2025, sau năm 2025

 

27

Cải tạo, nâng cấp luồng Ba Ngòi cho tàu 50.000 tấn

Ban QLDAHH

Cục HHVN; Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN

2021 - 2025, sau năm 2025

 

28

Cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, Thanh Hóa

Ban QLDAHH

Cục HHVN; Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN

2021 - 2025, sau năm 2025

 

29

Cải tạo, nâng cấp luồng Cửa Lò cho tàu 30.000 tấn đầy tải, 50.000 tấn giảm tải

Ban QLDAHH

Cục HHVN; Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN

2021 - 2025, sau năm 2025

 

30

Cải tạo, nâng cấp luồng Quy Nhơn cho tàu 50.000 tấn

Ban QLDAHH

Cục HHVN; Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN

2021 - 2025, sau năm 2025

 

31

Cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Hòn La

Ban QLDAHH

Cục HHVN; Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN

2021 - 2025, sau năm 2025

 

32

Đầu tư xây dựng hệ thống đê chắn cát luồng Cửa Gianh

Ban QLDAHH

Cục HHVN; Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN

2021 - 2025, sau năm 2025

 

33

Cải tạo, nâng cấp luồng Sài Gòn - Vũng Tàu (đoạn từ phao GR đến rạch Thiềng Liềng)

Ban QLDAHH

Cục HHVN; Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN

2021 - 2025, sau năm 2025

 

34

Cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải sông Dừa

Ban QLDAHH

Cục HHVN; Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN

2021 - 2025, sau năm 2025

 

II

Chương trình, dự án, đề án các ngành khác

 

 

 

 

1

Xây dựng, đề xuất điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các Nghị định, Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật về chuyên ngành đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không

Tổng cục ĐBVN; các Cục ĐSVN, ĐTNĐVN, KHVN

Các Vụ: PC, VT, KH-ĐT, HTQT,  KHCN, KCHTGT, MT, ATGT

2021 - 2025, sau năm 2025

 

2

Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Tổng cục ĐBVN

Các Vụ: KH-ĐT, PC, MT, VT, KCHTGT, KHCN

2020 - 2021

 

3

Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cục ĐSVN

TCTy ĐSVN; Các Vụ: KH, ĐT, PC, MT, VT, KCHTGT, KHCN

2020 - 2021

 

4

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cục HKVN

TCTy ACV; Các Vụ: KH-ĐT, PC, MT, VT, KCHTGT, KHCN

2020 - 2021

 

5

Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cục ĐTNĐ Việt Nam

Các Vụ: KH-ĐT, PC, MT, VT, KCHTGT, KHCN

2020 - 2021

 

6

Nghiên cứu lập điều chỉnh Quy hoạch các cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cục HKVN

Các Vụ: KH-ĐT, PC, MT, VT, KCHTGT, KHCN

2020 - 2030

 

7

Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo - Giai đoạn 2

Ban QLCDA Đường thủy

Cục ĐTNĐVN; Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN

2021 - 2023

 

8

Nâng cấp tuyến vận tải thủy Ninh Bình - Thanh Hóa

Cục ĐTNĐ Việt Nam

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN, Ban QLCDA ĐT

2025 - 2030, sau năm 2030

 

9

Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt (cắt qua tuyến ĐTNĐ quốc gia)

Ban QLCDA Đường thủy

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT; Cục ĐTNĐ VN

2021 - 2025 và 2025 - 2030

 

10

Phát triển các hành lang vận tải và logistics khu vực phía Nam

Ban QLCDA Đường thủy

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT; Cục ĐTNĐVN

2021 - 2025

 

11

Nâng cấp tuyến vận tải thủy từ Hải Phòng - Quảng Ninh (Hành lang đường thủy số 2)

Ban QLCDA Đường thủy

Các Vụ: KH-ĐT, MT,  KCHTGT, VT, ATGT; Cục ĐTNĐ VN

Sau năm 2025

 

12

Nâng cấp tuyến vận tải thủy Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau

Ban QLCDA Đường thủy

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT; Cục ĐTNĐ VN

2025 - 2030, sau năm 2030

 

13

Nâng cấp tuyến kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền

Ban QLCDA Đường thủy

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT; Cục ĐTNĐ VN

2025 - 2030, sau năm 2030

 

14

Nâng cấp tuyến VTT Việt Trì - Yên Bái

Ban QLCDA Đường thủy

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT; Cục ĐTNĐ VN

2025 - 2030, sau năm 2030

 

15

Nâng cấp tuyến VTT Vạn Gia - Ka Long

Ban QLCDA Đường thủy

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT; Cục ĐTNĐ VN

2025 - 2030, sau năm 2030

 

16

Nâng cấp tuyến VTT sông Hàm Luông từ ngã ba sông Tiền đến cửa Hàm Luông

Ban  QLCDA Đường thủy

Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT; Cục ĐTNĐ VN

2025 - 2030, sau năm 2030

 

17

Cảng hàng không quốc tế Long Thành GĐ1

Nhà đầu tư

Cục HKVN; Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN

2021 - 2025

 

18

Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các công trình quản lý, đảm bảo hoạt động bay

TCTy Quản lý bay VN

Cục HKVN, Các Vụ: KH-ĐT, MT, KCHTGT, VT, ATGT, KHCN

2025 - 2030, sau năm 2030

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản