446037

Quyết định 2324/QĐ-BYT năm 2020 về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

446037
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 2324/QĐ-BYT năm 2020 về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 2324/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành: 05/06/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2324/QĐ-BYT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành: 05/06/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2324/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH MỨC SINH PHÙ HỢP CÁC VÙNG, ĐỐI TƯỢNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 (Kế hoạch hành động kèm theo).

Điều 2. Tổng cục Dân số chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch hành động được phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Bộ Y tế có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- PTTg Vũ Đức Đam (để b/c);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Các Bộ, ngành liên quan (theo danh sách);
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố;
- Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TCDS(10b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Đỗ Xuân Tuyên

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH MỨC SINH PHÙ HỢP CÁC VÙNG, ĐỐI TƯỢNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2324/QĐ-BYT ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. SỰ CẦN THIẾT

Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân[1]. Trong thời gian qua, nhằm khống chế tốc độ gia tăng dân số ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các chính sách dân số của nước ta với các quan điểm và hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là giảm mức sinh, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, giảm sức ép của dân số đến quá trình phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), số con trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ giảm nhanh, đạt mức sinh thay thế vào năm 2006, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/01/1993 Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIIvề chính sách DS-KHHGĐ và được duy trì trong hơn một thập kỷ qua. Năm 2007, nước ta đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm tới gần 70% dân số, đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới.

Mặc dù nước ta đã duy trì mức sinh thay thế trong hơn 10 năm qua nhưng hiện nay đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng; xu hướng không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển; trong khi đó, tại một số nơi điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa phát triển, mức sinh vẫn cao, thậm chí rất cao trên 2,5 con.

Hiện nay có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, thậm chí một số tỉnh mức sinh đã rất thấp, tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung, có quy mô dân số là 37,9 triệu người chiếm khoảng 39,4% dân số cả nước sẽ tác động rất lớn đến phát triển bền vững cho cả nước. Trong điều kiện kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, đô thị hóa ngày càng nhanh, sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, xu hướng này càng được củng cố, lan rộng. Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội,... Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều nước trên thế giới đã thành công trong việc giảm sinh nhưng chưa có nước nào thành công trong việc đưa mức sinh rất thấp về mức thay thế cho dù có nhiều chính sách khuyến sinh với nguồn lực đầu tư lớn.

Bên cạnh đó, xu hướng mức sinh tăng cao trở lại sau khi đạt mức thay thế đã xuất hiện ở nhiều tỉnh tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ. Hiện có 33 tỉnh có mức sinh cao, quy mô dân số là 40,6 triệu người, chiếm 42,2% dân số cả nước, nhiều tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Mức sinh cao đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục,…, làm tăng khoảng cách phát triển và chất lượng cuộc sống của nhân dân của các địa phương này so với các khu vực khác.

Duy trì mức sinh thay thế và giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương sẽ góp phần ổn định quy mô dân số, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho phát triển đất nước. Kết quả này giúp tránh được những hiệu ứng không tích cực của cả hai trạng thái: quy mô dân số quá đông, mật độ dân số quá cao do mức sinh tăng trở lại hoặc quy mô dân số giảm sớm, giảm nhanh nếu mức sinh giảm xuống dưới mức thay thế thì rất khó đưa mức sinh tăng trở lại, dù có đầu tư lớn cho chính sách khuyến sinh.

Giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương góp phần giảm khoảng cách chênh lệch hoặc chí ít cũng làm chậm lại tốc độ gia tăng khoảng cách về thu nhập, mức sống giữa các vùng, các nhóm dân cư, giảm đói nghèo ở các khu vực khó khăn, nơi thường có mức sinh cao.

Để giải quyết vấn đề này, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Cụ thể hóa chủ trương này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, trong đó giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030. Ngày 28/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030. Để triển khai thực hiện, Bộ trưởng Bộ Y tế ban bành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm hướng tới ổn định quy mô dân số và cơ cấu dân số hợp lý hơn giữa các vùng, miền trong cả nước góp phần bảo đảm an sinh, phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác Dân số trong tình hình mới;

- Pháp lệnh Dân số; Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh Dân số và các Nghị định hướng dẫn thực hiện;

- Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;

- Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

1. Đối tượng

- Nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

- Lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị; doanh nghiệp, tổ chức; người có uy tín, người đứng đầu tổ chức tại cộng đồng, tôn giáo, dòng họ, cá nhân liên quan.

2. Phạm vi và thời gian thực hiện

a. Phạm vi: thực hiện trên phạm vi cả nước.

- Vùng can thiệp được quy định là Vùng mức sinh tính theo số liệu tổng tỷ suất sinh trung bình 5 năm gần nhất từ năm 2015 đến năm 2019 của các tỉnh, thành phố theo công bố của Tổng cục Thống kê. Vùng mức sinh được chia thành: (1) Vùng mức sinh thấp gồm các tỉnh, thành phố có tổng tỷ suất sinh dưới 2,0 con; (2) Vùng mức sinh cao gồm các tỉnh, thành phố có tổng tỷ suất sinh trên 2,2 con; (3) Vùng mức sinh thay thế gồm các tỉnh, thành phố có tổng tỷ suất sinh từ 2,0 đến 2,2 con.

- Giai đoạn 2020-2025, danh sách các tỉnh, thành phố được can thiệp theo Vùng mức sinh như sau:

+ Vùng mức sinh thấp gồm 21 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.

+ Vùng mức sinh cao gồm 33 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Lai Châu, Quảng Trị, Yên Bái, Điện Biên, Nghệ An, Tuyên Quang, Ninh Bình, Sơn La, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Giang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Kon Tum, Hòa Bình, Đăk Nông, Cao Bằng, Quảng Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Thái Nguyên, Hưng Yên, Đăk Lăk, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Bình, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Hà Nam.

+ Vùng mức sinh thay thế gồm 9 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Bình Định, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Trà Vinh, Hải Phòng, Hà Nội và Bình Phước.

- Giai đoạn 2026-2030, Bộ Y tế điều chỉnh, công bố danh sách các tỉnh, thành phố theo Vùng mức sinh giai đoạn này trên cơ sở báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2020-2025.

b. Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 đến năm 2030.

Giai đoạn 2020-2025: Triển khai các hoạt động của Chương trình trên phạm vi toàn quốc; tại một số tỉnh có mức sinh thấp thí điểm và mở rộng mô hình khuyến khích cặp vợ chồng sinh đủ hai con.

Giai đoạn 2026-2030: Đánh giá, điều chỉnh, mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động; hoàn thiện chính sách, biện pháp điều chỉnh mức sinh.

IV.THỰC TRẠNG MỨC SINH Ở VIỆT NAM

1. Những kết quả đạt được

a) Việt Nam đã kiểm soát được tốc độ gia tăng quy mô dân số nhanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Việt Nam đã khống chế thành công tốc độ gia tăng nhanh quy mô dân số, hiện nay, tốc độ tăng dân số là 1,05%/năm thấp xa so với 3-4 thập kỷ trước đây (trên dưới 3%/năm) ở mức rất thấp so với nhiều nước, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới[2]. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của giai đoạn 2009-2019 là 1,14% thấp hơn giai đoạn 1999-2009là 1,18%[3].

Do khống chế được tốc độ gia tăng dân số nên quy mô dân số tăng chậm. Trong hơn 25 năm qua, Việt Nam đã hạn chế việc tăng thêm hơn 20 triệu người (tương đương với gần 1/4 dân số nước ta hiện nay) nếu không thực hiện kế hoạch hóa gia đình[4]. Đây là thành công lớn mà Chương trình DS-KHHGĐđã đạt được, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với điều kiện kinh tế - xã hội của nước trong thời gian qua. Kết quả công tác dân số cũng đã làm tăng GDP bình quân đầu người, an ninh lương thực được đảm bảo và đưa nước ta thành nước xuất khẩu gạo đứng hạng cao trên thế giới, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của đất nước.

b) Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế vào năm 2006, trước 10 năm so với mục tiêu đề ra và tiếp tục duy trì đến nay

Trong thời gian qua đã khẳng định tính hiệu quả và thành công trong việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Mỗi cặp vợ chồng có hai con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm mạnh từ 3,2 con năm 1993 xuống 2,33 con năm 1999 và 2,09 con năm 2006, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) đề ra và được duy trì cho đến nay. Mức sinh đã giảm ở tất cả 6 vùng trên toàn quốc, trong đó có 2 vùng đã có mức sinh xuống dưới mức sinh thay thế. Mức sinh của tất cả các nhóm dân cư, dân tộc đều giảm[5].

Kết quả đưa mức sinh ở mức rất cao giảm xuống và duy trì mức sinh thay thế đã góp phần cải thiện sức khỏe phụ nữ và trẻ em, ngăn ngừa tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) và tỷ lệ tử vong bà mẹ (MMR) ngày càng giảm và rất thấp so với khu vực và thế giới[6], tình trạng suy dinh dưỡng giảm mạnh, tuổi thọ trung bình tăng nhanh,[7]cao hơn nhiều so với các nước có cùng thu nhập bình quân đầu người, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai.

c) Thành công của công tác dân số đã tạo nên thời kỳ cơ cấu dân số vàng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới

Thành công của công tác dân số trong thời gian qua đã làm cho tỷ lệ “nhóm phụ thuộc từ 0-14 tuổi” giảm mạnh. Điều này dẫn tới tỷ lệ nhóm dân số “trong độ tuổi lao động” tăng nhanh. Nếu năm 1979, nhóm này chỉ chiếm 53% tổng dân số, thì đến năm 2007 đã đạt 67,31% và năm 2019 là 68%[8]. Đây là dư lợi lớn của “cơ hội dân số vàng” cho tăng trưởng kinh tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

Tỷ lệ dân số 0-14 tuổi giảm mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ hội để cải thiện sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu “dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai.

2. Một số tồn tại, hạn chế chủ yếu

Việt Nam đã đạt được những thành tựu giảm sinh trong hơn 3 thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, công tác dân số trong tình hình mới còn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể như sau:

a) Mức sinh có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng

Mặc dù nước ta đã khống chế tốc độ gia tăng dân số, đạt mức sinh thay thế hơn 13 năm qua nhưng mức mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng: 4/6 vùng trên mức sinh thay thế (Trung du miền núi phía Bắc là 2,43 con, Tây nguyên 2,43 con, Đồng Bằng Sông hồng 2,35 con, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung là 2,32 con), 2/6 vùng còn lại thì dưới mức sinh thay thế (Đồng bằng Sông Cửu Long là 1,80 con, Đông Nam Bộ là 1,56 con)[9]. Chênh lệch giữa mức sinh vùng cao nhất (Trung du miền núi phía Bắc) và vùng thấp nhất (Đông Nam bộ) là 0,87 con.

Nếu tính TFR trung bình 5 năm gần đây, có 33 tỉnh có mức sinh trên 2,2 con, 21 tỉnh có mức sinh dưới 2,0 con và chỉ có 9 tỉnh có mức sinh xung quanh mức sinh thay thế (từ 2,0 đến 2,2 con). Chênh lệch mức sinh giữa nơi cao nhất và nơi thấp nhất là 1,62 con (cao nhất Hà Tĩnh là 2,97 con, thấp nhất TP. Hồ Chí Minh là 1,35 con)[10].

b) Mức sinh có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng

Khoảng cách về mức sinh của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh đã giảm nhiều, được thu hẹp hơn, nhưng còn cao hơn khá nhiều so với mặt bằng chung của cả nước. Ở nhóm dân tộc Tày, Thái, Mường có xu hướng tăng; nhóm dân tộc Mông và dân tộc khác có giảm nhưng vẫn ở mức cao[11].

Từ năm 1999 đến nay, mức sinh của khu vực thành thị đã giảm và luôn ở mức thấp (tổng tỷ suất sinh năm 1999 và 2019 tương ứng là 1,65 con và 1,83 con) còn mức sinh của khu vực nông thôn thì vẫn ở mức cao (tổng tỷ suất sinh năm 1999 và 2019 tương ứng là 2,57 con và 2,26 con)[12].

Chênh lệch về mức sinh giữa nhóm đối tượng có điều kiện sống khác nhau, mức sinh của nhóm nghèo nhất vẫn cao nhất (2,40 con), các nhóm có điều kiện sống cao hơn thì có mức sinh thấp hơn (mức sinh của nhóm trung bình là 2,03 con và nhóm giầu nhất là 2,00 con)[13].

c) Một số vùng, miền, địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, đô thị hóa cao thì mức sinh có xu hướng giảm mạnh

Hầu hết các tỉnh có mức sinh thấp là những tỉnh khu vực phía Nam, đô thị hóa cao, tăng trưởng kinh tế nhanh và đều nằm ở vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam. Hiện có 21 tỉnh có mức sinh trung bình 5 năm gần nhất dưới 2,0 con, bao gồm: 12/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; 5/6 tỉnh Đông Nam Bộ và 4 tỉnh duyên hải miền Trung là Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận[14].

Số các tỉnh có mức sinh thấp dưới 2,0 con (tính trung bình 05 năm liên tiếp) có xu hướng ngày càng tăng, từ 05 tỉnh (giai đoạn từ 1999-2003) tăng lên 13 tỉnh (2004-2008) và hiện nay là 21 tỉnh (2015-2019). Các tỉnh mức sinh thấp đều nằm ở khu vực phía Nam từ Đà Nẵng trở vào.

Các tỉnh có mức sinh thấp tiếp tục giảm và giảm sâu như: TP. Hồ Chí Minh giảm từ 1,68 con (năm 2013) xuống 1,39 con (năm 2019), có năm xuống rất thấp 1,24 con (năm 2016); Bình Dương giảm từ 1,85 con (năm 2008) xuống 1,54 con (năm 2019); Tây Ninh giảm từ 1,93 con (năm 2012) xuống còn 1,53 con (năm 2019); Đồng Tháp 1,34 con (năm 2017); Bà Rịa - Vũng Tàu 1,37 con (năm 2017),...

d) Những tỉnh có mức sinh cao phần lớn là những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

Hiện có 33 tỉnh có mức sinh trung bình 5 năm gần đây trên 2,2 con, trong đó 14/14 tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc, 7/14 tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, 4/5 tỉnh Tây Nguyên và 8/11 tỉnh Đồng bằng sông Hồng[15].

Có tới 16/33 tỉnh mức sinh rất cao trên 2,5 con, bao gồm: 08 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Giang và Phú Thọ; 04 tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Trị; 03 tỉnh Đồng bằng sông Hồng là Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình; 01 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Nông.

Đáng chú ý, một số tỉnh phía Bắc trước đây đã đạt mức sinh thay thế, nay tăng rất cao trở lại như Tuyên Quang từ 2,05 con (năm 2008) lên 2,51con (năm 2019), Phú Thọ từ 1,99 con (năm 2007) lên 2,57 con (năm 2019), Nam Định từ 1,76 con (năm 2012) lên 2,74 con (năm 2019), Hải Dương từ 1,95 con (năm 2017) lên 2,48 con (năm 2019)[16],...

e) Công tác truyền thông, giáo dục vẫn tập trung nội dung vào vận động giảm sinh; chậm đổi mới, không phù hợp với các địa phương đã đạt mức sinh thay thế và mức sinh đã xuống thấp; chưa khai thác, phát huy được lợi thế của các loại hình truyền thông hiện đại.

f) Nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng, tình trạng phá thai và tỷ lệ vô sinh vẫn còn cao và có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến việc cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạnh phúc của hàng triệu gia đình Nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có xu hướng tăng (từ 4,3% năm 2010 lên 6,1% năm 2013). Nhu cầu biện pháp tránh thai hiện đại chưa được đáp ứng của nữ VTN/TN (15- 24) là 29,6%, trong đó, ở nhóm VTN/TN dân tộc Kinh là 34,3% gấp 2 lần nhóm dân tộc thiểu số (18,5%); ở nhóm nữ VTN/TN chưa từng kết hôn (48,4%) cao gấp 2 lần nhóm đã từng kết hôn (24,3%)[17].

Tổng tỷ suất phá thai (TAR) ở Việt Nam hiện nay là 0,42. Khoảng 17,4% phụ nữ đã từng phá thai trong cuộc đời của mình, trong đó tỷ lệ ở thành thị là 19,6% và ở nông thôn là 16,5%[18].

Việt Nam là một trong các quốc gia tỷ lệ vô sinh cao (khoảng 7,7%), trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%[19].

3. Một số nguyên nhân của một số tồn tại, hạn chế

a) Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và người dân về sinh đủ hai con chưa đầy đủ, đặc biệt là hệ lụy của mức sinh thấp. Một số địa phương để xuất hiện mức sinh ở mức tăng cao hoặc mức sinh giảm xuống thấp nhưng chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.

b) Do tập trung thực hiện mục tiêu giảm sinh nên trong thời gian qua các chính sách và thông điệp truyền thông chưa kịp chuyển đổi phù hợp với biến động mức sinh của từng vùng, đối tượng, đặc biệt là ở vùng mức sinh thấp.

c) Nguồn lực đầu tư trong thời gian qua chưa tính đến đặc thù mức sinh của từng địa phương; chưa tạo được sự chủ động, quan tâm đầu tư của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách sinh đủ hai con, đặc biệt là những nơi có mức sinh thấp. Nhiều địa phương không bố trí đủ ngân sách thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020.

d) Một số nguyên nhân tác động đến chênh lệch mức sinh ở các vùng, miền cần có các giải pháp can thiệp phù hợp.

- Mức sinh thấp: Xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻ ít, đẻ thưa ngày càng cao; đô thị hóa tăng và phát triển kinh tế dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái đắt đỏ; học vấn, điều kiện sống được cải thiện, lối sống theo trào lưu và tâm lý thích hưởng thụ có tác động nhất định đến mức sinh thấp; hạ tầng giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản còn nhiều bất cập tại các khu công nghiệp, khu kinh tế; thiếu chính sách đủ mạnh để người dân ở vùng mức sinh thấp sinh đủ hai con.

- Mức sinh cao: Ảnh hưởng của văn hóa, phong tục tập quán và bất bình đẳng giới; xu hướng sinh nhiều con để có nhân lực tham gia lao động, sản xuất và phụng dưỡng, chăm sóc gia đình; tuổi kết hôn sớm và khoảng cách sinh con ngắn; tâm lý bao cấp về phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ còn nặng nề.

4. Bài học kinh nghiệm

a) Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu là yếu tố quyết định tới thành công của việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.

b) Tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên có ảnh hưởng sâu rộng, lan tỏa đến việc thực hiện các mục tiêu dân số. Thực tế cho thấy, những nơi cán bộ, đảng viên gương mẫu thì công tác dân số được quan tâm và thực hiện tốt.

c) Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với cung cấp dịch vụ thường xuyên, liên tục phù hợp với từng vùng, đối tượng theo từng giai đoạn là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh giai đoạn vừa qua.

d) Đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số, tuyên truyền viên với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” kiên trì thường xuyên, liên tục tuyên truyền vận động đến từng cặp vợ chồng, từng gia đình đã chuyển tải các thông điệp về dân số lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội.

5. Kinh nghiệm quốc tế áp dụng cho Việt Nam

a) Chính sách thực hiện kiểm soát mức sinh nhằm đạt mức sinh thay thế của các nước đều gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế từng giai đoạn. Thái Lan mất 26 năm (1970-1996), Singapore mất 9 năm (1966-1975), Hàn Quốc mất 21 năm (1962-1983) để đạt mức sinh thay thế.

Bài học này Việt Nam áp dụng và thực hiện thành công, đặc biệt là sau khi thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNTW và đã đạt mức sinh thay thế vào năm 2006.

b) Chính sách kiểm soát mức sinh cần điều chỉnh kịp thời khi mức sinh có xu hướng giảm và giảm sâu. Trên thế giới chưa có nước nào thành công trong việc đưa về mức sinh thay thế khi TFR giảm sâu. Các nước như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc,...có chính sách khuyến sinh bằng nhiều đòn bẩy kinh tế - xã hội nhằm tăng mức sinh. Tuy nhiên, mức sinh không tăng được bao nhiêu và hiện ở mức rất thấp, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng can thiệp ngay khi có dấu hiệu xu hướng mức sinh giảm ở phạm vi rộng để tránh việc mức sinh xuống thấp.

c) Một số nước sau thời kỳ đẩy mạnh thực hiện Chương trình kế hoạch hóa gia đình đã buông lỏng quản lý đã làm cho mức sinh tăng cao trở lại, vượt mức sinh thay thế. Mức sinh cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Mức sinh của Indonesia giảm từ trên 6 con xuống 5,61 con năm 1971, xuống 2,27 con năm 2000[20]. Khi Chính phủ giải thể Bộ Dân số vào năm 2001, trao quyền cho chính quyền địa phương quyết định mọi vấn đề, từ tài chính đến hoạch định chính sách, bao gồm cả chính sách dân số mà không cần Trung ương phê duyệt. Thể chế dân số ở các địa phương rất khác nhau, nguồn lực giảm sút, phương tiện thiếu... dẫn đến mức sinh tăng từ 2,27 con năm 2000 lên 2,6 con năm 2007[21]. Để khống chế được sự gia tăng dân số, Chính phủ tăng cường cam kết và đẩy mạnh đầu tư song mức sinh chỉ giảm 2,6 con năm 2007 xuống 2,49 con năm 2010 xuống 2,35 con năm 2016[22].

Việt Nam có hơn một nửa số tỉnh có mức sinh cao với quy mô dân số chiếm 42,2% dân số cả nước, không nên để mức sinh quá cao trong bối cảnh kinh tế - xã hội ở những tỉnh này còn nhiều khó khăn.

d) Nên có chính sách kiểm soát mức sinh linh hoạt cho các các tỉnh, thành phố trên cơ sở khung mức sinh của quốc gia và Việt Nam cũng cần áp dụng trong bối cảnh mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng.

V. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2,0 con).

- Giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con).

- Duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,0 con đến 2,2 con).

VI. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền

a) Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa việc chuyển hướng công tác dân số từ tập trung vào việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế.

Thống nhất nhận thức trong lãnh đạo và chỉ đạo cuộc vận động thực hiện mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sinh ít con hơn ở những địa phương có mức sinh còn cao, duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế, sinh đủ hai con ở những nơi có mức sinh thấp.

Các hoạt động chủ yếu:

- Ban hành các văn bản của cấp ủy, chính quyền, thống nhất nhận thức, quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo việc chuyển hướng công tác dân số từ tập trung vào việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế và thực hiện cuộc vận động mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sinh ít con hơn ở những địa phương có mức sinh còn cao, duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế, sinh đủ hai con ở những nơi có mức sinh thấp.

- Cung cấp các ấn phẩm tuyên truyền, vận động phù hợp với từng địa phương.

b) Trên cơ sở xác định hiện trạng và xu hướng mức sinh của địa phương, đơn vị để xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch với chỉ tiêu cụ thể về việc điều chỉnh mức sinh của địa phương, đơn vị cho từng giai đoạn cụ thể hướng đến mục tiêu đạt mức sinh thay thế - mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng nên sinh hai con.

Các hoạt động chủ yếu:

- Đánh giá hiện trạng và xu hướng mức sinh của từng địa phương.

- Ban hành các văn bản (Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch,…) để đưa mục tiêu, chỉ tiêu về quy mô dân số và mức sinh vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương; rà soát, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phù hợp với từng giai đoạn.

c) Cấp ủy đảng, chính quyền chủ trì, huy động các ngành, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương, đơn vị trong tổ chức thực hiện; kịp thời có biện pháp điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong từng thời kỳ.

Các hoạt động chủ yếu:

- Ban hành Chương trình/Kế hoạch điều chỉnh mức sinh phù hợp với từng địa phương; phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng sở, ngành trong việc triển khai thực hiện Chương trình/Kế hoạch.

- Ban hành các quy định về cơ chế phối hợp liên ngành trong việc thực hiện Chương trình/Kế hoạch điều chỉnh mức sinh của địa phương.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, huy động các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện Chương trình/Kế hoạch điều chỉnh mức sinh của địa phương.

- Cung cấp ấn phẩm tuyên truyền, vận động phù hợp với từng ban, ngành, đoàn thể, tổ chức.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện của các địa phương, đơn vị; có biện pháp điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong từng thời kỳ.

d) Ban hành quy định đảm bảo sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc; gắn kết quả thực hiện các mục tiêu điều chỉnh mức sinh được giao cho các địa phương, đơn vị với đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị, nhất là những người đứng đầu.

Các hoạt động chủ yếu:

- Ban hành quy định đảm bảo sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện quy định đảm bảo sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, địa phương, đơn vị.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi

a) Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng các nội dung của Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Đặc biệt tập trung tuyên truyền nội dung chuyển hướng chính sách về quy mô dân số từ tập trung vào nỗ lực giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước.

Ở địa phương, phải thực hiện “vận động sinh ít con hơn ở nơi mức sinh còn cao, duy trì ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế và sinh thêm con ở những nơi mức sinh đã xuống thấp”.

Các hoạt động chủ yếu:

- Tổ chức các sự kiện truyền thông, tuyên truyền về Nghị quyết 21-NQ/TW và thực hiện mục tiêu điều chỉnh mức sinh phù hợp với từng địa phương.

- Xây dựng phóng sự, bản tin phát trên truyền hình, truyền thanh và trên internet,...

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên các báo trung ương và địa phương.

- Biên soạn và phát hành các ấn phẩm truyền thông, tư vấn, vận động.

b) Phát triển hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động cho từng khu vực có mức sinh khác nhau.

Các hoạt động chủ yếu:

- Xây dựng hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền, vận động phù hợp với vùng mức sinh cao với khẩu hiệu vận động là “Dừng ở hai con để nuôi, dạy cho tốt”:

+ Tiếp tục thực hiện tuyên truyền về lợi ích của việc sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội và nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc.

+ Tập trung vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con.

+ Đối tượng tuyên truyền, vận động chủ yếu là các cặp vợ chồng đã sinh hai con và có ý định sinh thêm con.

- Xây dựng hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền, vận động phù hợp với vùng mức sinh thay thế và vùng mức sinh thấp với khẩu hiệu vận động là “Mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con”:

+ Tập trung tuyên truyền vào lợi ích của việc sinh đủ hai con; các yếu tố bất lợi của việc kết hôn, sinh con quá muộn; sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội; đối với gia đình và chăm sóc bố, mẹ khi về già.

+ Tập trung vận động nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không sinh con muộn, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con và nuôi dạy con tốt.

+ Đối tượng tuyên truyền, vận động chủ yếu là nam, nữ thanh niên chưa kết hôn; gia đình, cặp vợ chồng chưa sinh đủ hai con.

c) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và thuyết phục phù hợp với văn hóa, tập quán, từng nhóm đối tượng và từng vùng mức sinh.

Các hoạt động chủ yếu:

- Tiếp tục tổ chức Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ở những địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Tuyên truyền, vận động trực tiếp các đối tượng tại hộ gia đình, cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản và tuyên truyền viên của các ngành, đoàn thể cơ sở.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet và mạng xã hội.

- Tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông tại nơi đông dân cư, tập trung nhiều thanh niên; chú trọng tuyên truyền, vận động đối với các nhóm đặc thù như người lao động ở khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Tổ chức các hoạt động để phát huy vai trò của những người có ảnh hưởng với công chúng, gia đình và dòng họ như những người nổi tiếng trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, già làng, trưởng bản,…

- Sản xuất và nhân bản các phóng sự, phim, tiểu phẩm, kịch truyền hình, truyền thanh; cung cấp các tài liệu, ấn phẩm truyền thông; tổ chức các loại hình văn hóa, văn nghệ quần chúng.

d) Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi trong hệ thống giáo dục.

Mục tiêu của giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản phải bảo đảm trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản, có hệ thống về cấu tạo, cơ chế hoạt động của các cơ quan sinh sản ở người, chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, vô sinh và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; định hình giá trị mỗi gia đình nên có hai con vì lợi ích gia đình và tương lai bền vững của đất nước.

Các hoạt động chủ yếu:

- Xây dựng và cập nhật chương trình, tài liệu đào tạo, giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường.

- Tập huấn, đào tạo giảng viên tuyến tỉnh, học viên là giáo viên, nhân viên y tế học đường tham gia giảng dạy về dân số, sức khỏe sinh sản.

- Thí điểm và từng bước mở rộng triển khai chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường trong tình hình mới.

đ) Thí điểm triển khai, mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn.

Chương trình phải bảo đảm cung cấp cho nam, nữ thanh niên các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan trực tiếp đến cuộc sống vợ chồng; chăm sóc, nuôi dạy con, quản lý kinh tế gia đình; củng cố giá trị mỗi gia đình nên có hai con, nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

Các hoạt động chủ yếu:

- Đánh giá nhu cầu về kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, hôn nhân, gia đình và các vấn đề có liên quan của nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn.

- Xây dựng chương trình giáo dục trước hôn nhân phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng địa phương.

- Tập huấn, đào tạo giảng viên tuyến tỉnh, học viên tham gia giảng dạy chương trình giáo dục trước kết hôn.

- Thí điểm và từng bước mở rộng triển khai chương trình giáo dục trước kết hôn.

3. Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích

a) Rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định không còn phù hợp với mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đặc biệt là các quy định xử lý vi phạm chính sách dân số hiện hành.

Đề xuất ban hành quy định về việc đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Các hoạt động chủ yếu:

- Rà soát, đánh giá tác động của các quy định có liên quan đến việc thực hiện mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế.

- Ban hành các quy định sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những nội dung không còn phù hợp với công tác dân số trong tình hình mới.

b) Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau.

Các hoạt động chủ yếu:

- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hiện hành trên phạm vi toàn quốc:

+ Rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung mở rộng đối tượng được thụ hưởng hỗ trợ khi sinh con đúng chính sách dân số.

+ Hỗ trợ phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ cho người dân có nhu cầu thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách.

- Tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh ít con hơn ở vùng mức sinh cao:

+ Hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ KHHGĐ, bao gồm cả phương tiện tránh thai.

+ Bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình,...

+ Khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên.

- Rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con ở vùng mức sinh thấp và vùng mức sinh thay thế. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng:

+ Bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên,…

+ Sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế;…đến việc sinh ít con.

+ Xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp khuyến khích gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con.

- Thí điểm và từng bước mở rộng các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con ở vùng mức sinh thấp. Trên cơ sở sơ kết, đánh giá các biện pháp thí điểm hỗ trợ, ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp. Một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm như sau:

+ Hỗ trợ để tạo môi trường nam, nữ thanh niên giao lưu, kết bạn, hẹn hò và tiến tới hôn nhân, khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi,…

+ Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ. Thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện với người lao động như đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sỹ gia đình,... Chú trọng quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị.

+ Hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con: Tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình; ...

+ Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình; từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn.

4. Mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ có liên quan

a) Phổ cập dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tới mọi người dân đảm bảo công bằng, bình đẳng trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ, không phân biệt giới, người đã kết hôn, người chưa kết hôn.

Lồng ghép các hoạt động phổ cập dịch vụ KHHGĐ/SKSS với Chương trình Củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030.

Các hoạt động chủ yếu:

- Đảm bảo hỗ trợ phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, vùng mức sinh cao.

- Tổ chức cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình thân thiện cho vị thành niên, thanh niên; công nhân khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Tổ chức các hoạt động thúc đẩy tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Thí điểm cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/sức khỏe sinh sản qua website, email, facebook, Youtube, Twitter, Instagram, zalo,.....

- Dự báo nhu cầu phương tiện tránh thai theo phân đoạn thị trường đến năm 2030, tầm nhìn 2040 phục vụ xây dựng kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh và thị trường tổng thể phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ.

b) Xây dựng và triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên tại cộng đồng; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản.

Các hoạt động chủ yếu:

- Thí điểm mô hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên thông qua các chương trình giáo dục, can thiệp tại cộng đồng.

- Củng cố và phát triển mạng lưới sàng lọc vô sinh; tích cực chuyển giao công nghệ hỗ trợ sinh sản.

- Thí điểm mô hình xã hội hóa dịch vụ dự phòng, sàng lọc vô sinh, ung thư đường sinh sản tại cộng đồng cho nhóm dân số trẻ đáp ứng nhu cầu và khả năng chi trả của người dân.

c) Đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo: Tổ chức các loại hình cung cấp dịch vụ phù hợp; tư vấn, kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm, phong, tranh các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh con dị tật, mắc các bệnh, tật ảnh hưởng đến việc suy giảm chất lượng nòi giống.

Lồng ghép với các hoạt động của Chương trình "Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021 - 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2020.

Các hoạt động chủ yếu:

- Tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ở những địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Kiểm tra sức khỏe, phát hiện, tư vấn vê phong, tranh va điều trị cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn các nguy cơ sinh con dị tật và mắc các bệnh hiểm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.

5. Các nhiệm vụ và giải pháp khác

a) Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng

Các hoạt động chủ yếu:

- Cập nhật kiến thức mới, tập huấn lại bảo đảm đội ngũ cộng tác viên dân số thực hiện đầy đủ, có hiệu quả việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện sinh đủ hai con và tham gia cung cấp một số dịch vụ tới tận hộ gia đình.

Đối với nơi có mức sinh thấp, khẩn trương tập huấn cho toàn bộ cộng tác viên, tuyên truyền viên về kiến thức, kỹ năng mới đáp ứng nhiệm vụ chuyển trọng tâm từ giảm sinh sang sinh đủ hai con.

- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng lồng ghép các nội dung điều chỉnh mức sinh vào nhiệm vụ, hoạt động của các ngành, đơn vị.

- Xây dựng nội dung đào tạo, tập huấn về điều chỉnh mức sinh lồng ghép vào chương trình đào tạo, tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực dân số, nhân khẩu học thông qua hệ thống đào tạo trong và ngoài nước.

b) Nghiên cứu khoa học và hệ thông tin quản lý

Các hoạt động chủ yếu:

- Nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ về quy mô dân số, mức sinh trong mối quan hệ qua lại với phát triển kinh tế - xã hội; các nghiên cứu tác nghiệp về những giải pháp, can thiệp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp cho từng giai đoạn và từng địa phương.

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống chỉ báo, chỉ tiêu về quy mô dân số và mức sinh. Đưa chỉ tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế vào hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cấp quốc gia giai đoạn 2021-2030.

- Thường xuyên cung cấp, thông tin về động thái dân số và thực trạng mức sinh cho các cơ quan chỉ đạo, điều hành ở trung ương và địa phương.

c) Hợp tác quốc tế

Các hoạt động chủ yếu:

- Tổ chức học tập và chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia, vùng lãnh thổ về quy mô dân số và mức sinh, biện pháp điều chỉnh mức sinh, đặc biệt là tại các quốc gia đã hoặc đang trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học.

- Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế để huy động nguồn lực tài chính và kỹ thuật của các quốc gia, tổ chức quốc tế.

d) Kiểm tra, giám sát, đánh giá

Các hoạt động chủ yếu:

- Định kỳ kiểm tra, giám sát hỗ trợ, đánh giá; kịp thời đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn.

- Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2020-2025 để điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn 2026-2030.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí

Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước bảo đảm theo khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, theo phân cấp ngân sách hiện hành, được bố trí trong dự toán chi của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác dân số theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Ngân sách trung ương tiếp tục bảo đảm đủ chi phí dịch vụ kế hoạch hóa gia đình bao gồm cả phương tiện tránh thai cấp cho người dân tại các địa phương có mức sinh cao và đối tượng ưu tiên; một số khuyến khích người dân sinh ít con hơn tại địa phương có mức sinh cao, sinh đủ hai con tại địa phương có mức sinh thấp.

Cơ chế quản lý và điều hành Kế hoạch hành động thực hiện theo các quy định về quản lý nguồn vốn sự nghiệp y tế/dân số và xã hội hóa công tác y tế/dân số và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

2. Kinh phí thực hiện Tổng kinh phí: 9.825.286 triệu đồng

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 4.964.672triệu đồng

+ Ngân sách địa phương: 4.240.807 triệu đồng

+ Các nguồn vốn viện trợ và huy động hợp pháp khác: 619.807 triệu đồng.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

a) Là đầu mối của Bộ Y tế tổ chức, hướng dẫn triển khai Kế hoạch này trên phạm vi cả nước.

b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích liên quan đến điều chỉnh mức sinh phù hợp với từng vùng, đối tượng.

c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Bộ trưởng theo quy định; hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch.

d) Đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2020-2025, báo cáo Bộ trưởng điều chỉnh, công bố danh sách các tỉnh, thành phố theo vùng mức sinh giai đoạn 2026-2030.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình báo cáo Bộ trưởng để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để cân đối và phân bổ nguồn lực; cơ chế, chính sách và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

b) Bố trí ngân sách thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.

3. Các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Y tế: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức, triển khai, thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.

4. Sở Y tế các tỉnh, thành phố:

a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành Chương trình điều chỉnh mức sinh của địa phương; phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng sở, ngành trong việc triển khai Chương trình; lồng ghép với các Chương trình, dự án liên quan trên địa bàn.

b) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trình cấp có thẩm quyền:

- Ban hành Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch,…để đưa mục tiêu, chỉ tiêu quy mô dân số và mức sinh vào hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; rà soát, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Ban hành các Nghị quyết, quyết định về hỗ trợ, khuyến khích mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con; bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình của địa phương.

c) Chỉ đạo, hướng dẫn Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện Chương trình hàng năm.

d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Bộ Y tế (Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố theo quy định; hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Chương trình.

IX. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

Kế hoạch thực hiện đồng thời hai mục tiêu chủ yếu: Duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước, đồng thời giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, các nhóm dân cư (giữa nhóm địa phương có mức sinh thấp và các địa phương có mức sinh cao; giữa các địa phương, khu vực có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao và các địa phương khó khăn…). Đạt được hai mục tiêu này vào năm 2030 và tiếp tục duy trì trong những năm tiếp theo đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất cao.

Mức sinh thay thế được duy trì vững chắc trên phạm vi cả nước sẽ sớm ổn định quy mô dân số, duy trì dân số trong độ tuổi lao động luôn ở mức cao cả về số lượng và tỉ trọng, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, điều này cũng làm chậm lại tốc độ già hóa dân số. Do vậy, kết quả này sẽ giúp tránh được những hiệu ứng không tích cực của cả hai trạng thái: quy mô dân số quá đông, mật độ dân số quá cao do mức sinh tăng trở lại hoặc quy mô dân số giảm sớm, giảm nhanh nếu mức sinh giảm xuống dưới mức thay thế. Kinh nghiệm các nước đi trước cho thấy, nếu không duy trì được mức sinh thay thế, để mức sinh giảm xuống thấp thì rất khó đưa mức sinh tăng trở lại, dù có đầu tư lớn cho chính sách khuyến sinh.

Giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương theo hướng khuyến khích, vận động sinh thêm con ở nơi có mức sinh đã xuống thấp, sinh ít con hơn ở những nơi mức sinh còn cao, còn góp phần giảm khoảng cách chênh lệch hoặc chí ít cũng làm chậm lại tốc độ gia tăng khoảng cách về thu nhập, mức sống giữa các vùng, các nhóm dân cư, giảm đói nghèo ở các khu vực khó khăn, nơi thường có mức sinh cao.

Khuyến khích, vận động sinh thêm con ở những nơi có mức sinh đã xuống thấp, thường là những nơi có trình độ phát triển kinh tế, xã hội, thu nhập và mức sống cao hơn cũng có tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho phát triển đất nước.

Thực hiện Kế hoạch hành động Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng cũng đảm bảo mọi người dân, bao gồm cả vị thành niên và thanh niên tiếp cận thuận tiện các dịch vụ và phương tiện chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình an toàn, đa dạng, chất lượng cao, góp phần nâng cao sức khỏe sinh sản cho người dân. Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, đầu tư 1 USD cho kế hoạch hóa gia đình giúp tiết kiệm 31 USD cho việc đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản. Chương trình hỗ trợ dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên ở Mỹ của Tổng thống Barack Obama cũng tổng kết được hiệu quả chi 1 USD cho chương trình giúp tiết kiệm 40 USD để giải quyết các hậu quả về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên./.

 

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách các tỉnh/thành phố có mức sinh cao

 

Tỉnh/TP

Dân số

Dân số nữ

TFR

2015

2016

2017

2018

2019

Trung bình 05 năm

1

Hà Tĩnh

1.288.866

648.157

2,65

3,21

3,24

2,9

2,83

2,97

2

Lai Châu

460.196

227.099

3,11

2,91

2,86

2,6

2,68

2,83

3

Yên Bái

821.030

408.053

2,76

2,89

2,77

2,96

2,74

2,82

4

Quảng Trị

632.375

318.882

2,94

3,19

2,83

2,61

2,45

2,80

5

Nghệ An

3.327.791

1.654.890

2,69

2,76

2,87

2,82

2,75

2,78

6

Điện Biên

598.856

295.420

2,81

2,43

2,84

2,78

2,72

2,72

7

Nam Định

1.780.393

908.358

2,81

2,46

2,58

2,82

2,74

2,68

8

Sơn La

1.248.415

615.817

2,82

2,9

2,77

2,36

2,44

2,66

9

Tuyên Quang

784.811

389.665

2,74

2,72

2,68

2,62

2,51

2,65

10

Bắc Ninh

1.368.840

692.780

2,72

2,63

2,67

2,66

2,53

2,64

11

Thanh Hóa

3.640.128

1.824.127

2,75

2,7

2,45

2,69

2,54

2,63

12

Ninh Bình

982.487

493.153

2,76

2,94

2,39

2,53

2,46

2,62

13

Hà Giang

854.679

422.908

2,93

2,42

2,49

2,74

2,47

2,61

14

Phú Thọ

1.463.729

736.817

2,61

2,56

2,51

2,66

2,57

2,58

15

Bắc Giang

1.803.950

898.798

2,77

2,64

2,73

2,38

2,31

2,57

16

Đắk Nông

622.168

301.455

2,36

2,28

2,21

3,05

2,68

2,52

17

Hòa Bình

854.131

427.208

2,84

2,56

2,3

2,42

2,34

2,49

18

Cao Bằng

530.341

264.721

2,52

2,46

2,34

2,48

2,43

2,45

19

Kon Tum

540.438

268.819

2,49

2,34

2,48

2,12

2,74

2,43

20

Lào Cai

730.420

359.114

2,26

2,73

2,24

2,43

2,44

2,42

21

Quảng Bình

895.430

446.134

2,52

2,38

2,34

2,41

2,43

2,42

22

Gia Lai

1.513.847

755.258

2,45

2,38

2,36

2,27

2,49

2,39

23

Vĩnh Phúc

1.151.154

577.533

2,25

2,48

2,34

2,48

2,39

2,39

24

Thái Bình

1.860.447

955.039

2,39

2,25

2,21

2,51

2,43

2,36

25

Hưng Yên

1.252.731

625.914

2,4

2,37

2,1

2,39

2,4

2,33

26

Đắk Lắk

1.869.322

926.744

2,22

2,43

2,19

2,41

2,37

2,32

27

Bắc Kạn

313.905

153.869

2,42

2,4

2,37

2,23

2,14

2,31

28

Hải Dương

1.892.254

952.210

2

2,3

1,95

2,59

2,48

2,26

29

Lạng Sơn

781.655

382.245

2,38

2,34

2,25

2,22

2,13

2,26

30

Thái Nguyên

1.286.751

657.554

2,52

2,45

2,09

2,05

2,14

2,25

31

Thừa Thiên - Huế

1.128.620

570.132

2,26

2,2

2,33

2,03

2,34

2,23

32

Quảng Nam

1.495.812

760.226

2,17

2,16

2,26

2,28

2,27

2,23

33

Hà Nam

852.800

433.049

2,22

2,11

1,97

2,39

2,44

2,23

Nguồn: Điều tra Biến động Dân số 01/4 hàng năm và Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019

 

Phụ lục 2: Danh sách các tỉnh/thành phố có mức sinh thấp

 

Tỉnh/TP

Dân số

Dân số nữ

TFR

2015

2016

2017

2018

2019

Trung bình 05 năm

1

Quảng Ngãi

1.231.697

619.783

1,93

1,98

1,79

2,06

2,13

1,98

2

Kiên Giang

1.723.067

849.831

2,05

1,94

1,87

1,96

1,85

1,93

3

Đà Nẵng

1.134.310

575.328

2,13

2,24

1,81

1,49

1,88

1,91

4

Bến Tre

1.288.463

657.971

1,97

1,9

1,88

1,88

1,86

1,90

5

Bình Thuận

1.230.808

612.424

2,04

1,81

1,75

1,82

1,91

1,87

6

Tiền Giang

1.764.185

898.364

1,62

2,0

1,99

1,68

1,82

1,82

7

Đồng Nai

3.097.107

1.543.765

2,02

1,67

1,61

1,8

1,9

1,80

8

An Giang

1.908.352

960.782

1,73

1,84

1,77

1,78

1,85

1,79

9

Vĩnh Long

1.022.791

518.913

1,61

2,03

1,67

1,83

1,81

1,79

10

Cà Mau

1.194.476

589.575

1,8

1,85

1,65

1,75

1,8

1,77

11

Cần Thơ

1.235.171

622.628

1,88

2,01

1,64

1,66

1,66

1,77

12

Sóc Trăng

1.199.653

601.731

1,72

1,83

1,69

1,75

1,79

1,76

13

Long An

1.688.547

846.473

1,61

1,56

1,62

1,83

1,8

1,68

14

Khánh Hòa

1.231.107

618.594

1,75

1,75

1,64

1,4

1,77

1,66

15

Tây Ninh

1.169.165

584.985

1,88

1,76

1,66

1,46

1,53

1,66

16

Bạc Liêu

907.236

453.264

1,67

1,63

1,77

1,54

1,61

1,64

17

Bình Dương

2.426.561

1.206.555

1,59

1,61

1,9

1,53

1,54

1,63

18

Hậu Giang

733.017

366.811

1,64

1,48

1,53

1,64

1,83

1,62

19

Bà Rịa - Vũng Tàu

1.148.313

572.085

1,56

1,52

1,37

1,51

1,87

1,57

20

Đồng Tháp

1.599.504

800.274

1,61

1,59

1,34

1,43

1,78

1,55

21

TP. Hồ Chí Minh

8.993.082

4.611.840

1,45

1,24

1,36

1,33

1,39

1,35

Nguồn: Điều tra Biến động Dân số 01/4 hàng năm và Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019

 

Phụ lục 3: Danh sách các tỉnh/thành phố có mức sinh thay thế

 

Tỉnh/TP

Dân số

Dân số nữ

TFR

2015

2016

2017

2018

2019

Trung bình 05 năm

1

Ninh Thuận

590.467

294.441

2,23

2,28

2,34

2,05

2,09

2,20

2

Quảng Ninh

1.320.324

648.802

2,2

2,02

2,25

2,22

2,24

2,19

3

Lâm Đồng

1.296.906

643.832

1,98

2,34

2,29

1,99

2,2

2,16

4

Bình Định

1.486.918

754.831

2,14

2

2,09

2,3

2,2

2,15

5

Phú Yên

872.964

433.886

2,05

2,26

2,04

2,16

2,11

2,12

6

Trà Vinh

1.009.168

512.310

2,04

2,36

2,25

1,94

1,96

2,11

7

Hà Nội

8.053.663

4.061.744

2,04

2,06

2

2,07

2,24

2,08

8

Bình Phước

994.679

493.206

2,05

1,92

2,02

1,99

2,27

2,05

9

Hải Phòng

2.028.514

1.020.747

2,02

2,11

1,99

1,92

2,2

2,05

Nguồn: Điều tra Biến động Dân số 01/4 hàng năm và Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019

 

Phụ lục 4: Kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách theo giai đoạn

ĐVT: triệu đồng

Số TT

NỘI DUNG

Tổng 2020-2030

Trong đó: giai đoạn 2020-2025

Tổng kinh phí

Trung ương

Địa phương

Huy động khác

Tổng cộng

Trung ương

Địa phương

Huy động khác

 

TỔNG CỘNG

9.825.286

4.964.672

4.240.807

619.807

5.134.654

2.639.840

2.208.885

285.929

I

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN

547.792

12.900

534.892

-

306.032

7.400

298.632

-

1

Đánh giá hiện trạng và xu hướng mức sinh của từng địa phương làm cơ sở xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện

59.700

3.000

56.700

-

39.800

2.000

37.800

 

2

Cung cấp thông tin, hội nghị, hội thảo phổ biến, chuyên đề, sơ kết, tổng kết

441.012

4.400

436.612

-

240.552

2.400

238.152

 

3

Cung cấp ấn phẩm vận động

22.990

2.200

20.790

-

12.540

1.200

11.340

 

4

Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương, đơn vị

24.090

3.300

20.790

-

13.140

1.800

11.340

 

II

ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG THAY ĐỔI HÀNH VI

1.278.638

118.188

875.650

284.800

637.784

69.930

424.903

142.951

1

Tuyên truyền, vận động để tạo môi trường xã hội đồng thuận về chuyển hướng chính sách quy mô dân số từ tập trung vào nỗ lực giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước

-

-

-

-

-

 

 

 

 

Lồng ghép các hoạt động trong chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030

-

-

-

-

 

 

 

 

2

Phát triển hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động cho từng khu vực có mức sinh khác nhau.

29.900

2.000

27.900

-

14.950

1.000

13.950

-

 

Xây dựng hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động phù hợp với vùng mức sinh

29.900

2.000

27.900

-

14.950

1.000

13.950

 

3

Các hoạt động tuyên truyền, vận động phù hợp theo từng khu vực mức sinh

974.394

69.380

660.226

244.788

525.622

35.790

364.123

125.709

3,1

Tổ chức sự kiện truyền thông về điều chỉnh mức sinh

298.100

7.700

200.970

89.430

162.600

4.200

109.620

48.780

3,2

Sản xuất (biên tập, thiết kế, phát hành) các loại tài liệu, tờ rơi, sách mỏng

54.750

1.500

53.250

-

54.750

1.500

53.250

 

3,3

Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh của trung ương và địa phương.

94.500

5.000

62.650

26.850

46.750

2.500

30.975

13.275

3.4

Xây dựng chuyên trang, chuyên đề, bản tin, phóng sự trên báo, tạp chí, website có uy tín

94.500

5.000

62.650

26.850

46.750

2.500

30.975

13.275

3.5

Sản xuất và nhân bản các phóng sự, phim, tiểu phẩm, kịch truyền hình, truyền thanh.

104.500

15.000

62.650

26.850

51.750

7.500

30.975

13.275

3,6

Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ở những địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn

105.540

35.180

49.252

21.108

52.770

17.590

24.626

10.554

3,7

Đẩy mạnh truyền thông, vận động trực tiếp tại hộ gia đình, khu dân cư, khu công nghiệp…

43.504

-

43.504

-

21.752

 

21.752

-

3,8

Đa dạng các loại hình truyền thông đặc thù phù hợp với văn hóa, tập quán, từng nhóm đối tượng và từng vùng mức sinh

179.000

-

125.300

53.700

88.500

 

61.950

26.550

4

Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường, phù hợp với các lớp học, cấp học

trong hệ thống giáo dục.

105.400

23.500

64.890

17.010

48.600

17.100

25.830

5.670

4,1

Xây dựng và cập nhật chương trình, tài liệu đào tạo, giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường.

8.000

8.000

-

-

5.000

5.000

 

 

4,2

Tập huấn, đào tạo giảng viên tuyến tỉnh, học viên là giáo viên, nhân viên y tế học đường tham gia giảng dậy về dân số, sức khỏe sinh sản.

28.200

3.000

25.200

-

14.700

2.100

12.600

 

4,3

Thí điểm và từng bước mở rộng triển khai chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường trong tình hình mới.

69.200

12.500

39.690

17.010

28.900

10.000

13.230

5.670

5

Thí điểm triển khai, mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn.

168.944

23.308

122.634

23.002

48.612

16.040

21.000

11.572

5,1

Đánh giá nhu cầu về kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, hôn nhân, gia đình và các vấn đề có liên quan của nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn.

2.000

2.000

-

-

1.000

1.000

 

 

5,2

Xây dựng chương trình giáo dục trước hôn nhân phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng địa phương.

6.000

6.000

-

-

3.000

3.000

 

 

5,3

Tập huấn, đào tạo giảng viên tuyến tỉnh, học viên tham gia giảng dạy chương trình giáo dục trước kết hôn.

98.344

2.808

87.564

7.972

22.612

2.040

12.600

7.972

5,4

Thí điểm và từng bước mở rộng triển khai chương trình giáo dục trước kết hôn.

62.600

12.500

35.070

15.030

22.000

10.000

8.400

3.600

III

ĐIỀU CHỈNH, HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH

685.601

367.761

237.032

80.808

338.289

196.639

110.297

31.353

1

Rà soát, điều chỉnh các quy định, chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích

1.000

1.000

-

-

1.000

1.000

-

-

 

Rà soát, đánh giá tác động của các quy định có liên quan đến việc thực hiện mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế.

1.000

1.000

-

-

1.000

1.000

-

-

2

Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau

684.601

366.761

237.032

80.808

337.289

195.639

110.297

31.353

2,1

Trên phạm vi toàn quốc

23.320

10.400

12.920

-

11.660

5.200

6.460

-

a

Rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung mở rộng đối tượng được thụ hưởng hỗ trợ khi sinh con đúng chính sách dân số.

400

400

-

-

200

200

 

 

b

Xây dựng, thí điểm và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các cặp vợ chồng có hai con thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn…

22.920

10.000

12.920

-

11.460

5.000

6.460

 

2,2

Đối với vùng mức sinh cao

313.501

280.301

26.720

6.480

167.869

146.419

16.995

4.455

a

Rà soát, bổ sung các chính sách, biện pháp vận động, khuyến khích cặp vợ chồng chỉ nên sinh 02 con

13.600

2.000

11.600

-

7.600

1.000

6.600

 

b

Triển khai các mô hình can thiệp vận động nên dừng lại ở hai con ở vùng khó khăn có mức sinh cao

24.000

2.400

15.120

6.480

16.500

1.650

10.395

4.455

c

Thực hiện chính sách hỗ trợ thực hiện BPTT dài hạn

275.901

275.901

-

-

143.769

143.769

 

 

(1)

Hỗ trợ cho đối tượng thực hiện BPTT dài hạn (triệt sản + cấy)

95.014

95.014

-

-

50.271

50.271

 

 

(2)

Hỗ trợ tư vấn, vận động đối tượng thực hiện BPTT dài hạn tại vùng mức sinh cao (triệt sản +vòng + cấy)

162.917

162.917

-

-

85.119

85.119

 

 

(3)

Hỗ trợ cán bộ y tế theo dõi, chăm sóc đối tượng sau triệt sản, cấy

17.971

17.971

-

-

8.379

8.379

 

 

2,3

Đối với vùng mức sinh thay thế và vùng mức sinh thấp

174.780

46.060

97.292

31.428

79.760

29.020

42.742

7.998

a

Nghiên cứu, đánh giá tác động của các chính sách đến việc sinh ít con như chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế... Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con.

27.400

16.000

11.400

-

14.300

8.000

6.300

 

b

Xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp khuyến khích gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con.

147.380

30.060

85.892

31.428

65.460

21.020

36.442

7.998

(1)

Xây dựng, thí điểm và thực hiện các biện pháp, chính sách về y tế nhằm hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con

41.280

11.620

13.140

16.520

15.060

9.000

6.060

-

(2)

Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương thí điểm các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ hai con

60.180

10.500

34.772

14.908

33.660

7.000

18.662

7.998

2,4

Thí điểm và từng bước mở rộng các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con ở vùng mức sinh thấp.

173.000

30.000

100.100

42.900

78.000

15.000

44.100

18.900

IV

MỞ RỘNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ SKSS/KHHGĐ VÀ CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN

4.665.443

4.365.379

175.015

125.049

2.414.339

2.311.949

59.015

43.375

1

Phổ cập dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tới mọi người dân

3.090.561

3.085.521

5.040

-

1.600.168

1.595.128

5.040

-

1,1

Hỗ trợ PTTT và dịch vụ KHHGĐ cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, vùng mức sinh cao

3.085.221

3.085.221

-

-

1.594.828

1.594.828

 

 

 

Mua PTTT miễn phí (5% phí hậu cần)

1.408.191

1.408.191

-

-

740.005

740.005

 

 

 

Chi phí dịch vụ KHHGĐ

1.657.585

1.657.585

-

-

844.869

844.869

 

 

 

Chi phí xử lý tai biến và thất bại biện pháp

19.445

19.445

-

-

9.954

9.954

 

 

1,2

Tổ chức cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình thân thiện cho vị thành niên, thanh niên; công nhân khu công nghiệp, khu kinh tế.

Lồng ghép với Chương trình Củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030

1,3

Tổ chức các hoạt động thúc đẩy tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản

Lồng ghép với Chương trình Củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030

1,4

Thí điểm cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/sức khỏe sinh sản qua website, email, facebook, Youtube, Twitter, Instagram, zalo,.....

Lồng ghép với Chương trình Củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030

1,5

Dự báo nhu cầu phương tiện tránh thai theo phân đoạn thị trường đến năm 2030, tầm nhìn 2040

5.340

300

5.040

-

5.340

300

5.040

-

2

Xây dựng và triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên; tích cực chuyển giao công nghệ, phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản

385.054

90.030

169.975

125.049

137.200

39.850

53.975

43.375

a

Thí điểm, mở rộng can thiệp giảm vô sinh

95.000

21.770

71.130

2.100

21.200

6.400

12.700

2.100

b

Mô hình giảm phá thai

45.920

7.940

37.980

-

16.740

5.020

11.720

 

c

Củng cố và phát triển mạng lưới sàng lọc vô sinh; tích cực chuyển giao công nghệ hỗ trợ sinh sản

172.054

39.560

54.195

78.299

51.500

15.450

18.025

18.025

d

Thí điểm mô hình xã hội hóa dịch vụ dự phòng, sàng lọc vô sinh, ung thư đường sinh sản tại cộng đồng cho nhóm dân số trẻ đáp ứng nhu cầu và khả năng chi trả của người dân

118.000

28.700

44.650

44.650

64.500

18.000

23.250

23.250

3

Tổ chức các loại hình cung cấp dịch vụ phù hợp

1.189.828

1.189.828

-

-

676.971

676.971

-

-

 

Tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ở những địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn

1.189.828

1.189.828

-

-

676.971

676.971

-

-

IV

CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

2.647.812

100.444

2.418.218

129.150

1.438.210

53.922

1.316.038

68.250

1

Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và các nhiệm vụ mới về điều chỉnh mức sinh

1.714.160

24.044

1.690.116

-

933.518

12.022

921.496

-

1,1

Cập nhật kiến thức mới, tập huấn lại cho đội ngũ cộng tác viên dân số, tuyên truyền viên về điều chỉnh mức sinh

1.127.500

-

1.127.500

-

615.000

 

615.000

 

1,2

Đao tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội về điều chỉnh mức sinh

556.336

4.000

552.336

-

303.456

2.000

301.456

 

1,3

Xây dựng nội dung đào tạo, tập huấn về điều chỉnh mức sinh lồng ghép vào chương trình đào tạo, tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

16.980

6.700

10.280

-

8.390

3.350

5.040

 

1,4

Tập huấn dự báo dân số cho cán bộ dân số tỉnh, huyện

13.344

13.344

-

-

6.672

6.672

 

 

2

Nghiên cứu khoa học và hệ thông tin quản lý

272.850

22.500

141.000

109.350

144.800

12.500

74.850

57.450

2,1

Nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ về quy mô dân số, mức sinh trong mối quan hệ qua lại với phát triển kinh tế - xã hội; các nghiên cứu tác nghiệp về những giải pháp, can thiệp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp cho từng giai đoạn và từng địa phương

157.400

14.000

71.700

71.700

82.100

8.000

37.050

37.050

2,2

Củng cố, hoàn thiện hệ thống chỉ báo, chỉ tiêu về quy mô dân số và mức sinh.

6.000

3.000

-

3.000

3.000

1.500

 

1.500

2,3

Cung cấp thông tin về động thái dân số và thực trạng mức sinh cho các cơ quan chỉ đạo, điều hành ở trung ương và địa phương

109.450

5.500

69.300

34.650

59.700

3.000

37.800

18.900

3

Hợp tác quốc tế

222.100

36.300

166.000

19.800

120.600

19.800

90.000

10.800

3,1

Tổ chức các đoàn học tập và chia sẻ kinh nghiệm ở các nước về điều chỉnh mức sinh

193.500

22.000

166.000

5.500

105.000

12.000

90.000

3.000

3,2

Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế để huy động nguồn lực tài chính và kỹ thuật của các quốc gia, tổ chức quốc tế

28.600

14.300

-

14.300

15.600

7.800

 

7.800

4

Kiểm tra, giám sát, đánh giá

438.702

17.600

421.102

-

239.292

9.600

229.692

-

4,1

Kiểm tra, giám sát hỗ trợ

80.300

11.000

69.300

-

43.800

6.000

37.800

 

4,2

Hội nghị, hội thảo; Sơ kết, đánh giá, tổng kết

358.402

6.600

351.802

-

195.492

3.600

191.892

 

 

Phụ lục 5: Kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách theo năm

ĐVT: triệu đồng

 

NỘI DUNG

2020

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

 

TỔNG CỘNG

327.816

985.616

918.436

933.653

982.523

986.610

979.125

917.576

897.279

934.621

962.032

I

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN

44.372

64.272

44.372

44.372

44.372

64.272

44.372

44.372

44.372

44.372

64.272

1

Đánh giá hiện trạng và xu hướng mức sinh của từng địa phương làm cơ sở xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện

 

19.900

 

 

 

19.900

 

 

 

 

19.900

2

Cung cấp thông tin, hội nghị, hội thảo phổ biến, chuyên đề, sơ kết, tổng kết

40.092

40.092

40.092

40.092

40.092

40.092

40.092

40.092

40.092

40.092

40.092

3

Cung cấp ấn phẩm vận động

2.090

2.090

2.090

2.090

2.090

2.090

2.090

2.090

2.090

2.090

2.090

4

Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương, đơn vị

2.190

2.190

2.190

2.190

2.190

2.190

2.190

2.190

2.190

2.190

2.190

II

ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG THAY ĐỔI HÀNH VI

27.100

132.654

105.704

105.704

156.616

110.004

167.096

116.854

103.354

126.774

126.774

1

Tuyên truyền, vận động để tạo môi trường xã hội đồng thuận về chuyển hướng chính sách quy mô dân số từ tập trung vào nỗ lực giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lồng ghép các hoạt động trong chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phát triển hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động cho từng khu vực có mức sinh khác nhau

-

14.950

-

-

-

-

14.950

-

-

-

-

 

Xây dựng hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động phù hợp với vùng mức sinh

 

14.950

 

 

 

 

14.950

 

 

 

 

3

Các hoạt động tuyên truyền, vận động phù hợp theo từng khu vực mức sinh

27.100

99.704

99.704

99.704

99.704

99.704

89.754

89.754

89.754

89.754

89.754

3,1

Tổ chức sự kiện truyền thông về điều chỉnh mức sinh

27.100

27.100

27.100

27.100

27.100

27.100

27.100

27.100

27.100

27.100

27.100

3,2

Sản xuất (biên tập, thiết kế, phát hành) các loại tài liệu, tờ rơi, sách mỏng

 

10.950

10.950

10.950

10.950

10.950

 

 

 

 

 

(1)

Các loại tài liệu vận động mẫu (sách mỏng, tờ gấp...) sử dụng chung ở Trung ương và các tỉnh

 

300

300

300

300

300

300

300

300

300

300

(2)

Các loại tài liệu vận động (sách mỏng, tờ gấp...) sử dụng tại địa phương.

 

10.650

10.650

10.650

10.650

10.650

9.050

9.050

9.050

9.050

9.050

3,3

Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh của trung ương và địa phương.

 

9.350

9.350

9.350

9.350

9.350

9.550

9.550

9.550

9.550

9.550

3.4

Xây dựng chuyên trang, chuyên đề, bản tin, phóng sự trên báo, tạp chí, website có uy tín

 

9.350

9.350

9.350

9.350

9.350

9.550

9.550

9.550

9.550

9.550

3.5

Sản xuất và nhân bản các phóng sự, phim, tiểu phẩm, kịch truyền hình, truyền thanh.

 

10.350

10.350

10.350

10.350

10.350

10.550

10.550

10.550

10.550

10.550

3,6

Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ở những địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn

 

10.554

10.554

10.554

10.554

10.554

10.554

10.554

10.554

10.554

10.554

3,7

Đẩy mạnh truyền thông, vận động trực tiếp tại hộ gia đình, khu dân cư, khu công nghiệp…

 

4.350

4.350

4.350

4.350

4.350

4.350

4.350

4.350

4.350

4.350

3,8

Đa dạng các loại hình truyền thông đặc thù phù hợp với văn hóa, tập quán, từng nhóm đối tượng và từng vùng mức sinh

 

17.700

17.700

17.700

17.700

17.700

18.100

18.100

18.100

18.100

18.100

4

Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường, phù hợp với các lớp học, cấp học trong hệ thống giáo dục

-

9.200

3.000

3.000

26.600

6.800

16.100

20.300

6.800

6.800

6.800

4,1

Xây dựng và cập nhật chương trình, tài liệu đào tạo, giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường.

 

5.000

 

 

 

 

3.000

 

 

 

 

4,2

Tập huấn, đào tạo giảng viên tuyến tỉnh, học viên là giáo viên, nhân viên y tế học đường tham gia giảng dậy về dân số, sức khỏe sinh sản.

 

1.200

 

 

13.500

 

 

13.500

 

 

 

4,3

Thí điểm và từng bước mở rộng triển khai chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường trong tình hình mới.

 

3.000

3.000

3.000

13.100

6.800

13.100

6.800

6.800

6.800

6.800

5

Thí điểm triển khai, mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn

-

8.800

3.000

3.000

30.312

3.500

46.292

6.800

6.800

30.220

30.220

5,1

Đánh giá nhu cầu về kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, hôn nhân, gia đình và các vấn đề có liên quan của nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn.

 

1.000

 

 

 

 

1.000

 

 

 

 

5,2

Xây dựng chương trình giáo dục trước hôn nhân phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng địa phương.

 

3.000

 

 

 

 

3.000

 

 

 

 

5,3

Tập huấn, đào tạo giảng viên tuyến tỉnh, học viên tham gia giảng dạy chương trình giáo dục trước kết hôn.

 

1.800

 

 

20.812

 

28.892

 

 

23.420

23.420

5,4

Thí điểm và từng bước mở rộng triển khai chương trình giáo dục trước kết hôn.

 

3.000

3.000

3.000

9.500

3.500

13.400

6.800

6.800

6.800

6.800

III

ĐIỀU CHỈNH, HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH

22.900

74.967

64.351

67.314

51.887

56.870

97.971

82.632

58.966

54.946

52.798

1

Rà soát, điều chỉnh các quy định, chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích

 

1.000

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

Rà soát, đánh giá tác động của các quy định có liên quan đến việc thực hiện mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế.

 

1.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau

22.900

73.967

64.351

67.314

51.887

56.870

97.971

82.632

58.966

54.946

52.798

2,1

Trên phạm vi toàn quốc

 

2.760

2.560

2.560

1.890

1.890

2.760

2.560

2.560

1.890

1.890

a

Rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung mở rộng đối tượng được thụ hưởng hỗ trợ khi sinh con đúng chính sách dân số.

 

200

 

 

 

 

200

 

 

 

 

b

Xây dựng, thí điểm và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các cặp vợ chồng có hai con thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn…

 

2.560

2.560

2.560

1.890

1.890

2.560

2.560

2.560

1.890

1.890

2,2

Đối với vùng mức sinh cao

4.200

32.387

30.071

31.154

32.537

37.520

33.311

27.672

28.226

29.286

27.138

a

Rà soát, bổ sung các chính sách, biện pháp vận động, khuyến khích cặp vợ chồng chỉ nên sinh 02 con

4.200

3.400

 

 

 

 

6.000

 

 

 

 

b

Triển khai các mô hình can thiệp vận động nên dừng lại ở hai con ở vùng khó khăn có mức sinh cao

 

2.400

2.400

2.400

2.700

6.600

1.600

1.600

1.800

2.500

 

c

Thực hiện chính sách hỗ trợ thực hiện BPTT dài hạn

 

26.587

27.671

28.754

29.837

30.920

25.711

26.072

26.426

26.786

27.138

(1)

Hỗ trợ cho đối tượng thực hiện BPTT dài hạn (triệt sản + cấy)

 

9.443

9.749

10.054

10.360

10.665

8.774

8.860

8.947

9.036

9.126

(2)

Hỗ trợ tư vấn, vận động đối tượng thực hiện BPTT dài hạn tại vùng MSC (triệt sản +vòng + cấy)

 

15.570

16.297

17.024

17.751

18.478

15.109

15.331

15.556

15.785

16.017

(3)

Hỗ trợ cán bộ y tế theo dõi, chăm sóc đối tượng sau triệt sản, cấy

 

1.574

1.625

1.676

1.727

1.778

1.828

1.881

1.923

1.965

1.994

2,3

Đối với vùng mức sinh thay thế và vùng mức sinh thấp

8.200

25.320

18.220

20.100

3.960

3.960

42.900

33.400

9.180

4.770

4.770

a

Nghiên cứu, đánh giá tác động của các chính sách đến việc sinh ít con như chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế... Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con.

7.000

7.300

 

 

 

 

13.100

 

 

 

 

b

Xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp khuyến khích gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con.

1.200

18.020

18.220

20.100

3.960

3.960

29.800

33.400

9.180

4.770

4.770

(1)

Xây dựng, thí điểm và thực hiện các biện pháp, chính sách về y tế nhằm hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con

1.200

4.200

4.200

4.200

630

630

11.400

11.400

1.140

1.140

1.140

(2)

Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương thí điểm các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ hai con

 

11.200

10.500

10.500

730

730

11.400

11.400

1.240

1.240

1.240

2,4

Thí điểm và từng bước mở rộng các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con ở vùng mức sinh thấp.

10.500

13.500

13.500

13.500

13.500

13.500

19.000

19.000

19.000

19.000

19.000

IV

MỞ RỘNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ SKSS/KHHGĐ VÀ CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN

300

472.764

465.641

474.559

491.279

509.795

424.992

435.149

452.018

466.624

472.320

1

Phổ cập dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tới mọi người dân

300

298.770

306.347

318.965

331.585

344.201

290.121

294.038

298.019

302.059

306.156

1,1

Hỗ trợ PTTT và dịch vụ KHHGĐ cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, vùng mức sinh cao

-

293.730

306.347

318.965

331.585

344.201

290.121

294.038

298.019

302.059

306.156

 

Mua PTTT miễn phí (5% phí hậu cần)

 

135.132

141.566

148.001

154.436

160.870

129.689

131.632

133.608

135.612

137.645

 

Chi phí dịch vụ KHHGĐ

 

156.779

162.876

168.973

175.072

181.169

158.589

160.536

162.513

164.521

166.557

 

Chi phí xử lý tai biến và thất bại biện pháp

 

1.819

1.905

1.991

2.077

2.162

1.843

1.870

1.898

1.926

1.954

1,2

Tổ chức cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình thân thiện cho vị thành niên, thanh niên; công nhân khu công nghiệp, khu kinh tế.

Lồng ghép với Chương trình Củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030

1,3

Tổ chức các hoạt động thúc đẩy tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản

Lồng ghép với Chương trình Củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030

1,4

Thí điểm cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/sức khỏe sinh sản qua website, email, facebook, Youtube, Twitter, Instagram, zalo,.....

Lồng ghép với Chương trình Củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030

1,5

Dự báo nhu cầu phương tiện tránh thai theo phân đoạn thị trường đến năm 2030, tầm nhìn 2040

300

5.040

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xây dựng và triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên; tích cực chuyển giao công nghệ, phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản

-

38.600

23.900

20.200

24.300

30.200

32.300

38.540

51.428

61.994

63.592

2,1

Thí điểm, mở rộng can thiệp giảm vô sinh

 

3.100

3.400

3.700

4.800

6.200

9.000

12.000

15.000

18.900

18.900

2,2

Mô hình giảm phá thai

 

2.620

3.520

5.400

2.600

2.600

7.000

10.600

6.800

2.390

2.390

2,3

Củng cố và phát triển mạng lưới sàng lọc vô sinh; tích cực chuyển giao công nghệ hỗ trợ sinh sản

 

19.000

4.000

6.000

9.000

13.500

16.200

19.440

23.328

27.994

33.592

2,4

Thí điểm mô hình xã hội hóa dịch vụ dự phòng, sàng lọc vô sinh, ung thư đường sinh sản tại cộng đồng cho nhóm dân số trẻ đáp ứng nhu cầu và khả năng chi trả của người dân.

 

16.500

16.500

10.500

10.500

10.500

7.100

7.100

13.100

15.100

11.100

3

Tổ chức các loại hình cung cấp dịch vụ phù hợp

 

135.394

135.394

135.394

135.394

135.394

102.571

102.571

102.571

102.571

102.571

 

Tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ở những địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn

 

135.394

135.394

135.394

135.394

135.394

102.571

102.571

102.571

102.571

102.571

IV

CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

233.144

240.958

238.368

241.704

238.368

245.668

244.694

238.568

238.568

241.904

245.868

1

Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và các nhiệm vụ mới về điều chỉnh mức sinh

156.412

156.426

154.336

157.672

154.336

154.336

159.962

154.336

154.336

157.672

154.336

1,1

Cập nhật kiến thức mới, tập huấn lại cho đội ngũ cộng tác viên dân số, tuyến truyền viên về điều chỉnh mức sinh

102.500

102.500

102.500

102.500

102.500

102.500

102.500

102.500

102.500

102.500

102.500

1,2

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội về điều chỉnh mức sinh

50.576

50.576

50.576

50.576

50.576

50.576

50.576

50.576

50.576

50.576

50.576

1,3

Xây dựng nội dung đào tạo, tập huấn về điều chỉnh mức sinh lồng ghép vào chương trình đào tạo, tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

 

3.350

1.260

1.260

1.260

1.260

3.550

1.260

1.260

1.260

1.260

1,4

Tập huấn dự báo dân số cho cán bộ dân số tỉnh, huyện

3.336

 

 

3.336

 

 

3.336

 

 

3.336

 

2

Nghiên cứu khoa học và hệ thông tin quản lý

16.750

24.550

24.050

24.050

24.050

31.350

24.550

24.050

24.050

24.050

31.350

2,1

Nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ về quy mô dân số, mức sinh trong mối quan hệ qua lại với phát triển kinh tế - xã hội; các nghiên cứu tác nghiệp về những giải pháp, can thiệp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp cho từng giai đoạn và từng địa phương

6.800

13.600

13.600

13.600

13.600

20.900

13.600

13.600

13.600

13.600

20.900

2,2

Củng cố, hoàn thiện hệ thống chỉ báo, chỉ tiêu về quy mô dân số và mức sinh.

 

1.000

500

500

500

500

1.000

500

500

500

500

2,3

Cung cấp thông tin về động thái dân số và thực trạng mức sinh cho các cơ quan chỉ đạo, điều hành ở trung ương và địa phương

9.950

9.950

9.950

9.950

9.950

9.950

9.950

9.950

9.950

9.950

9.950

3

Hợp tác quốc tế

20.100

20.100

20.100

20.100

20.100

20.100

20.300

20.300

20.300

20.300

20.300

3,1

Tổ chức các đoàn học tập và chia sẻ kinh nghiệm ở các nước về điều chỉnh mức sinh

17.500

17.500

17.500

17.500

17.500

17.500

17.700

17.700

17.700

17.700

17.700

3,2

Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế để huy động nguồn lực tài chính và kỹ thuật của các quốc gia, tổ chức quốc tế

2.600

2.600

2.600

2.600

2.600

2.600

2.600

2.600

2.600

2.600

2.600

4

Kiểm tra, giám sát, đánh giá

39.882

39.882

39.882

39.882

39.882

39.882

39.882

39.882

39.882

39.882

39.882

4,1

Kiểm tra, giám sát hỗ trợ

7.300

7.300

7.300

7.300

7.300

7.300

7.300

7.300

7.300

7.300

7.300

4,2

Hội nghị, hội thảo; Sơ kết, đánh giá, tổng kết

32.582

32.582

32.582

32.582

32.582

32.582

32.582

32.582

32.582

32.582

32.582

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành TW.

[2] Theo Cục Dân số Hoa kỳ thì tốc độ tăng dân số tự nhiên của Việt Nam hiện nay thấp hơn khu vực Châu Á và trên Thế giới, xếp thứ 8/11 quốc gia Đông Nam á (sau Singapor và Thái Lan)

[3] Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2019

[4] Theo dự báo của Quỹ dân số Liên hợp quốc năm 1990, dân số Việt Nam sẽ đạt mức 128 triệu người vào năm 2025 nếu không có tiến bộ trong công tác DS-KHHGĐ.

[5] TCTK: Mức sinh ở Việt Nam: Những khác biệt, xu hướng và yếu tố tác động, 2016

[6] TCTK: Niên giám thống kê 2018: Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (năm 2010 là 15,8‰, sơ bộ 2018 là 14,2‰)

[7] TCTK: Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019: Tuổi thọ trung bình khi sinh là 73,6 tuổi, trong đó: nam là 71 tuổi và nữ là 76,3 tuổi

[8] TCTK: Điều tra biến động DS-KHHGĐ thời điểm ¼ hàng năm và Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019

[9] TCTK: Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019

[10] TCTK: Điều tra biến động DS-KHHGĐ thời điểm ¼ hàng năm 2015-2018 và Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019, mức sinh bình quân 5 năm.

[11] TCTK: Mức sinh ở Việt Nam: Những khác biệt, xu hướng và yếu tố tác động, 2016: TFR dân tộc Thái là 2,36 con; dân tộc Mường; dân tộc Mông là 3,65 con và dân tộc khác là 2,32 con.

[12] TCTK: Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/1999 và 2019.

[13] TCTK: Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019.

[14] TCTK: Điều tra biến động DS-KHHGĐ thời điểm ¼ hàng năm 2015-2018 và Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019, mức sinh bình quân 5 năm.

[15] TCTK: Điều tra biến động DS-KHHGĐ thời điểm ¼ hàng năm 2015-2018 và Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019.

[16] TCTK: Điều tra biến động DS-KHHGĐ thời điểm ¼ hàng năm và Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019.

[17] TCTK: Điều tra đánh giá các chỉ tiêu về phụ nữ và trẻ em MICS năm 2014

[18] UNFPA: Nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ KHHGĐ tại Việt Nam, năm 2017

[19] Báo cáo nghiên cứu Tỷ lệ vô sinh và một số yếu tố nguy cơ tại 8 vùng sinh thái của Việt Nam, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội thực hiện, năm 2015

[20] Số liệu Tổng điều tra dân số Indonesia 1971,1980,1990, 2000

[21] Số liệu Tổng điều tra dân số Indonesia 2000 và 2010

[22] Niên giám thống kê Indonisia 2017

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản