313239

Quyết định 2338/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án \"Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giai đoạn 2015-2020\"

313239
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 2338/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án \"Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giai đoạn 2015-2020\"

Số hiệu: 2338/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Lê Thanh Dũng
Ngày ban hành: 29/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2338/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký: Lê Thanh Dũng
Ngày ban hành: 29/10/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2338/QĐ-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 29 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU, GIAI ĐOẠN 2015-2020”.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”;

Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020;

Căn cứ Kế hoạch số 967/KH-BYT ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế về việc Triển khai thực hiện Đề án "Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”;

Căn cứ Hướng dẫn số 999/HD-BYT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh, thành phố giai đoạn 2015-2020”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 2393/TTr-SYT ngày 10 tháng 10 năm 2014 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giai đoạn 2015-2020”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giai đoạn 2015-2020” (Kèm theo Kế hoạch)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch-Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Lao động-Thương binh và Xã hội, Thông tin - Truyền thông, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
 PHÓ CHỦ TỊCH




 Lê Thanh Dũng

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/KH-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 29 tháng 10 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU, GIAI ĐOẠN 2015-2020”

Phần I:

TÍNH CẦN THIẾT CỦA KẾ HOẠCH

I. CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ:

1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương.

Thực hiện Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 (số 64/2006/QH11);

Thực hiện Thông báo kết luận của Ban Bí thư số 27-TB/TW ngày 09 tháng 5 năm 2011 về sơ kết Chỉ thị số 54-CT/TW của Ban Bí thư (IX) về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”;

Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2012 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Quyết định số 1720/QĐ-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt dự án thuộc CTMTQG Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 02 năm 2012 của Liên bộ Y tế-Bộ Tài chính về việc ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Liên bộ Bộ Tài chính – Bộ Y tế về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện CTMTQG phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012 – 2015;

Căn cứ Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020;

Căn cứ Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone năm 2014 và 2015;

Căn cứ Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

Căn cứ Thông tư số 12/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

Căn cứ Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”;

Căn cứ Kế hoạch số 967/KH-BYT ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Đề án "Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”;

Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020;

Căn cứ Hướng dẫn số 999/HD-BYT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh, thành phố giai đoạn 2015-2020”;

2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:

Căn cứ Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Tỉnh Ủy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới;

Căn cứ Chỉ thị số 10/2013/CT-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc ban hành mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

Căn cứ Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ban hành theo Quyết định 2053/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

II. TÌNH HÌNH VÀ ĐÁP ỨNG VỚI DỊCH HIV/AIDS:

1. Tình hình dịch HIV/AIDS tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến 31 tháng 12 năm 2013:

a. Mức độ lây nhiễm:

- Tính đến ngày 31/12/2013, số nhiễm HIV hiện còn sống là 3.674 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 703 và 1.383 trường hợp tử vong do AIDS.

-Tỷ lệ hiện nhiễm 0,34%.

b. Phân tích tình hình nhiễm theo huyện, thành phố:

Tính đến ngày 31/12/2013, 100% các huyện, thành phố đều phát hiện có người nhiễm HIV. Thành phố Vũng Tàu là địa phương có số người nhiễm HIV cao nhất (chiếm tỷ lệ 46,98% so với toàn tỉnh) tiếp đến là huyện Tân Thành (15.45%), thành phố Bà Rịa (11.26%), các huyện: Long Điền (11.08%), Xuyên Mộc (9.07%), Châu Đức (3.28%), Đất Đỏ (2.75%) và Côn Đảo (0.14%).

c. Xu hướng và nguy cơ lây nhiễm:

Tính đến thời điểm hiện tại dịch HIV/AIDS tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn ở giai đoạn tập trung, chủ yếu là trong các nhóm nguy cơ cao trong đó: nhóm nghiện chích ma tuý (NCMT) chiếm 34,31%, nhóm gái mại dâm (GMD) là 2,66% trong tổng số người nhiễm HIV năm 2013 của tỉnh.

Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người NCMT tại cộng đồng có xu hướng dao động từ 18,5% (2006) xuống 7,4% (2012) và 10% (2013). Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm GMD lại có xu hướng tăng lên từ 1% (2006) tới 2% (2012) và 2,66% (2013). Đối với các nhóm đại diện cho cộng đồng, tỷ lệ nhiễm HIV chưa vượt quá 1%.

Về giới, tỷ lệ nhiễm HIV ở nam cao hơn nhiều so với nữ, tuy nhiên trong thời gian gần đây có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ nhiễm HIV là nữ trong số trường hợp được phát hiện (0% giai đoạn 1988-1995; 15% năm 1996 và 33.3% năm 2013.

Về độ tuổi, trong số nhiễm HIV mới phát hiện được hàng năm chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm 20-29 tuổi. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm 30-39 tuổi có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Về đường lây truyền, chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là đường máu và đường quan hệ tình dục, tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ lệ các trường hợp lây nhiễm HIV qua đường tình dục có xu hướng tăng rõ rệt từ 32% (2010) lên 55% (2011) và 58 % (2013).

Về phân bố tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao, tỷ lệ cao nhất vẫn là nhóm NCMT (chiếm 32,28% trong tổng số phát hiện năm 2013). Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tình dục khác giới có xu hướng gia tăng từ 0.25% (2006) lên 32,12% (2013). Điều này phù hợp với xu thế tăng lên của tỷ lệ người nhiễm là nữ giới và tỷ lệ nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục trong những năm gần đây.

d. Các yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng làm gia tăng dịch ở địa phương:

Xác định nhóm có hành vi nguy cơ cao:

- Nhóm người nghiện chích ma túy (NCMT).

- Nhóm phụ nữ bán dâm (PNBD/GMD).

- Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).

- Nhóm dân di biến động....

Bảng 1. Số liệu về đối tượng có nguy cơ cao về lây nhiễm HIV(2013)

TT

Đơn vị

Người nghiện ma túy

Phụ nữ bán dâm

Dân di biến động

Nam QHTD đồng giới

Quản lý

Ước tính

Quản lý

Ước tính

Quản lý

Ước tính

Quản lý

Ước tính

1

Vũng Tàu

735

800

250

1.250

2.000

2.500

160

300

2

Long Điền

528

620

350

497

10.600

11.000

50

100

3

Tân Thành

393

415

80

630

288

1.000

170

250

4

Côn Đảo

14

23

29

300

200

800

0

10

5

Bà Rịa

207

250

0

Không có SL

0

0

54

125

6

Châu Đức

109

117

95

125

303

600

0

30

7

Đất Đỏ

108

115

85

110

0

106

0

20

8

Xuyên Mộc

138

180

50

95

152

268

0

30

 

Tổng số

2.232

2.520

939

2.745

13.543

16.274

434

865

Hành vi của các nhóm nguy cơ cao:

Theo thống kê của Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện đang quản lý được 2.232 đối tượng nghiện chích ma túy. Trong số này, có 912 đối tượng đang tập trung cai nghiện tại trung tâm 05-06 và 86 đối tượng khác đang trong các trại giam và tạm giam. Theo ước tính từ mạng lưới đồng đẳng viên nhóm nghiện chích ma túy, số người nghiện trong thực tế cao hơn so với số quản lý được (Ước tính 2.520 người) và tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp (không theo con đường tiêm chích) là 50,1%, sử dụng heroin là 45,4%.

Số phụ nữ bán dâm quản lý được là 939 người đây là con số rất nhỏ so với số ước tính của các đồng đẳng viên là 2.745 người.

Nhóm đối tượng MSM: Ước tính có khoảng 865 người. Mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể về hành vi nguy cơ của các nhóm này với sự can thiệp, hỗ trợ của các chương trình, dự án, nguy cơ làm lây nhiễm HIV trong chính các nhóm nêu trên vẫn chủ yếu là tiêm chích ma túy và tình dục không an toàn.

Số dân di biến động theo số quản lý là 13.543 người, tập trung tại các địa phương như: Vũng Tàu, Long Điền, Tân Thành, Côn Đảo. Tuy nhiên con số này không ổn định và thường xuyên dao động.

e. Dự báo tình hình dịch ở địa phương đến năm 2020:

Trong những năm sắp tới dịch HIV/AIDS tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn trong giai đoạn tập trung, tốc độ lây nhiễm HIV sẽ có xu hướng chậm lại, rất khó khăn trong việc đảm bảo mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,3% trong cộng đồng.

Con đường lây truyền HIV chủ yếu vẫn là qua đường máu và lây truyền qua đường tình dục, tỷ lệ lây truyền qua đường tình dục sẽ có tốc độ gia tăng cao hơn. Riêng đường lây truyền từ mẹ sang con dự kiến sẽ ít có biến động lớn do hiệu quả tích cực của chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh.

Về độ tuổi, chiếm tỷ lệ cao vẫn là nhóm tuổi 20-29 và 30-39.

Về đối tượng, trong thời gian tới, số nhiễm HIV mới vẫn tập trung trong nhóm nguy cơ cao, nhưng sẽ có sự gia tăng đáng kể trong các nhóm khác như: bạn tình của người nhiễm HIV, NCMT, PNMT, GMD, bệnh nhân Lao; tỷ lệ nhiễm HIV của nữ giới sẽ có xu hướng tăng rõ rệt.

Về địa bàn thành phố Vũng Tàu, huyện Tân Thành và huyện Long Điền là những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề và có số người nhiễm cao. Trong thời gian tới, đây vẫn là những đơn vị sẽ có số người nhiễm tiếp tục tăng lên do địa bàn phức tạp, dân số đông, cấu trúc dân số nhiều thành phần.

2. Tổng quan đáp ứng với dịch HIV/AIDS tại địa phương đến 31 tháng 12 năm 2013:

a. Công tác chỉ đạo:

Công tác chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục được đẩy mạnh trên quy mô rộng và tập trung theo chiều sâu như: Ban hành Chị thị số 10/2013/CT-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo triển khai các chương trình can thiệp giảm tác hại như: chương trình bao cao su, chương trình bơm kim tiêm, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.

Hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động như: Tháng hành động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tháng chiến dịch truyền thông về công tác phòng, chống HIV/AIDS hưởng ứng ngày quốc tế phòng, chống HIV/AIDS 1/12 hằng năm.

b. Triển khai công tác chuyên môn kỹ thuật:

Công tác thông tin giáo dục truyền thông: Tính đến 31 tháng 12 năm 2013 hoạt động truyền thông trực tiếp về thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS đã triển khai tới 72.000 lượt người. Hoạt động truyền thông tiếp cận nhiều nhất cho nhóm nghiện chích ma túy với tổng số 19.770 lượt người (chiếm tỷ lệ 27,5% lượt người được tiếp cận hoạt động truyền thông).

Công tác can thiệp giảm tác hại: Tính đến nay chương trình phân phát bao cao su triển khai ở 8/8 và chương trình phân phát bơm kim tiêm triển khai ở 4/8 huyện, thành phố. Theo số liệu báo cáo đến 31 tháng 12 năm 2013, số bao cao su phân phát miễn phí là 158.272 chiếc; bán qua chương trình tiếp thị xã hội bao cao su được 1.117.440 chiếc; số bơm kim tiêm phát miễn phí được 209.845 chiếc. Chương trình điều trị methadone được tiếp tục triển khai tại 2 đơn vị (Vũng Tàu, Long Điền), tổng số người nghiện chích ma túy được điều trị methadone đến 31 tháng 12 năm 2013 là 237 trường hợp.

Công tác tư vấn và xét nghiệm HIV: Công tác tư vấn và xét nghiệm tự nguyện được tiếp tục duy trì tại 8/8 Trung tâm y tế huyện, thành phố, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh, các bệnh viện tuyến tỉnh và 3 cơ sở tư vấn xét nghiệm tự nguyện do Dự án LIFE-GAP hỗ trợ. Ngoài ra, hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV lưu động còn được tổ chức thường xuyên tại Trung tâm giáo dục lao động và dạy nghề, trại giam Xuyên Mộc. Tính đến 31 tháng 12 năm 2013 tổng số lượt người được tư vấn và xét nghiệm HIV miễn phí là 22.503. Phần mềm Prevent HIV đã được triển khai tại 100% các Trung tâm y tế huyện, thành phố giúp cho việc quản lý dữ liệu chương trình tư vấn xét nghiệm được thuận lợi và đạt hiệu quả hơn.

Công tác giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá: Năm 2013 triển khai giám sát trọng điểm HIV tại 5 huyện, thành phố là: Vũng Tàu, Xuyên Mộc, Tân Thành, Đất Đỏ, Long Điền. Tổng số mẫu giám sát đã thực hiện là 1.900 (Đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch).

Công tác theo dõi và đánh giá tiếp tục được cải thiện, năm 2013 triển khai thực hiện phần mềm HIV INFO 3.0 để quản lý, báo cáo danh sách người nhiễm HIV/AIDS và tử vong; chuyển gửi danh sách người nhiễm HIV ngoại tỉnh trực tuyến tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; hỗ trợ các Trung tâm y tế huyện tiếp tục nâng cao hiệu quả trong sử dụng phần mềm HIV INFO 2.1. Hệ thống báo cáo trực tuyến hoạt động chương trình phòng chống HIV/AIDS (D28 online) tiếp tục được duy trì tại 100% số huyện, thành phố. Số liệu cập nhật kịp thời hơn, chất lượng báo cáo từng bước được nâng cao.

Công tác điều trị HIV/AIDS: Tính đến 31 tháng 12 năm 2013, trên toàn tỉnh có 1.155 trường hợp hiện đang được điều trị ARV trong đó có 1.074 người lớn và 81 trẻ em, chiếm tỷ lệ khoảng 31,5% so với tổng số danh sách người nhiễm HIV hiện còn sống. Kết quả báo cáo tại các phòng khám ngoại trú (OPC) trên địa bàn tỉnh cho thấy số người được điều trị tại OPC Bà Rịa là 684, chiếm 59,2%; tại OPC Lê Lợi là 399, chiếm 34,54% và tại OPC Tân Thành là 72, chiếm 6,26%.

Tốc độ gia tăng bệnh nhân điều trị bằng thuốc ARV trung bình trong năm 2013 là 14 bệnh nhân/tháng (tính chung cho cả 3 cơ sở). Phác đồ bậc 1 chiếm đa số với tỷ lệ là 96,7%, phác đồ bậc 2 là 3,3% .

Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Hiện đang được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh với những định hướng mới đối với các can thiệp về phòng lây truyền từ mẹ sang con như sau: (1) Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai (PNMT) sớm, (2) Thuốc ARV cho PNMT sớm từ tuần thai thứ 14 (thay cho từ tuần thai thứ 28 trước đây). Hiện nay toàn tỉnh có 3 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con “trọn gói” (Bệnh viện Bà Rịa, Bệnh viện Lê Lợi, Trung tâm y tế Xuyên Mộc); 8/8 huyện, thành phố. Trong năm 2013 toàn tỉnh có 13.469 PNMT được tư vấn và xét nghiệm HIV (chiếm 90% trong số PNMT đến khám thai); trong đó, 8.482 xét nghiệm trong thời gian mang thai (chiếm 63 %), 4.987 xét nghiệm lúc chuyển dạ (chiếm 37 %). Trong tổng số phụ nữ mang thai tới tư vấn và xét nghiệm có 18 PNMT có xét nghiệm HIV(+) (0,13%). Có 26 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, trong đó 100% trẻ được điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole trong vòng 2 tháng sau sinh và được xét nghiệm tình trạng nhiễm HIV sớm.

3. Những khó khăn và thách thức:

Tình hình dịch và các biện pháp giám sát dịch: Mặc dù dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm về số người nhiễm, số bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS, nhưng chưa đảm bảo tính bền vững. Dịch HIV/AIDS tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả. Có sự đan xen giữa các hành vi của nhóm đối tượng nghiện chích và mại dâm (vừa bán dâm, vừa nghiện chích ma túy), một số địa phương có nguy cơ dịch gia tăng trở lại nếu không duy trì triển khai các biện pháp can thiệp trên quy mô lớn, đặc biệt là sau khi các Dự án Quốc tế rút hết vào năm 2017.

Với đặc điểm tình hình dịch HIV tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh cần tập trung ưu tiên triển khai các hoạt động giám sát gồm ước tính nhóm nguy cơ, giám sát ca bệnh, giám sát trọng điểm, giám sát hành vi của đối tượng nguy cơ là người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới. Do nhiều lý do nên việc tiếp cận và đảm bảo chất lượng số liệu giám sát trên các nhóm này còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

Hoạt động can thiệp giảm hại: Độ bao phủ trung bình khoảng 85 % đối với chương trình bơm kim tiêm, 65% đối với chương trình bao cao su, 40% đối với chương trình can thiệp nhóm MSM; chương trình điều trị Methadone mới có 02 cơ sở, với 237 bệnh nhân. Tuy nhiên, mô hình mới được triển khai nên chưa thu hút được các đối tượng nghiện chích ma túy tại các địa phương tham gia chương trình.

Dịch vụ điều trị HIV: Hiện tại có 3 cơ sở điều trị HIV/AIDS, trong đó có 01 cơ sở thuộc tuyến huyện. Số người nhiễm HIV được điều trị ARV chiếm 31,5% trong tổng số người nhiễm HIV còn sống.

Hệ thống cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS: Tuy hầu hết các cơ sở điều trị đáp ứng được các điều kiện của Thông tư số 09/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn điều kiện và phạm vi chuyên môn của cơ sở y tế điều trị bằng thuốc ARV, song việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV qua hệ thống bảo hiểm y tế vẫn còn khó khăn, vướng mắc do bảo hiểm y tế chưa chi trả cho thuốc ARV.

Trong bối cảnh các nguồn viện trợ cung cấp dịch vụ cho điều trị HIV (xét nghiệm, sinh phẩm, thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội..) đang bị cắt giảm thì việc cung cấp dịch vụ qua hệ thống bảo hiểm y tế được xem xét như là nguồn chính nhằm duy trì sự bền vững của công tác điều trị HIV/AIDS. Các cơ sở y tế chưa thực sự xác định điều trị HIV/AIDS là một trong các nhiệm vụ của cơ sở mình, dẫn đến việc quản lý điều trị bệnh nhân HIV/AIDS chưa thực sự nằm trong hệ thống quản lý bệnh nhân chung trong cùng cơ sở y tế.

Tình trạng phân biệt, kỳ thị đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao và phổ biến ở cộng đồng làm ảnh hưởng đáng kể tiếp cận với dịch vụ điều trị của người nhiễm HIV, là rào cản cho việc xét nghiệm phát hiện HIV sớm và chuyển gửi bệnh nhân đến các cơ sở chăm sóc điều trị.

Ngân sách và tính bền vững của chương trình:

Việc áp dụng các định mức, hướng dẫn chi tiêu theo quy định tại thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Y tế về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện CTMTQG phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012 – 2015 còn nhiều điểm chưa phù hợp, do đó việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp nhiều khó khăn.

Sau năm 2015 sẽ không còn CTMTQG nữa, nguồn viện trợ Quốc tế đang bị cắt giảm và hết hẳn vào năm 2017. Vì vậy việc phê duyệt kế hoạch đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là cần thiết.

III. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2008-2013:

1. Tình hình huy động kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS

Nhìn chung trong giai đoạn 2008-2013, ngân sách đảm bảo cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS của tỉnh phụ thuộc nhiều vào nguồn hỗ trợ từ các dự án Quốc tế, và được cấp từ trung ương cho Chương trình MTQG, tỉnh chỉ đầu tư một phần.

Nguồn ngân sách được cấp từ Trung ương cho Chương trình MTQG tương đối ổn định, tuy nhiên đến năm 2014 kinh phí đã bị cắt giảm, từ 2.256.650.000 đồng năm 2013 đến năm 2014 chỉ còn 683.000.000 đồng và dự kiến sẽ tiếp tục cũng bị giảm năm 2015.

Ngân sách địa phương cấp cho chương trình phải theo chiều hướng tăng để bù đắp thực hiện các chỉ tiêu. Năm 2013 là 659.600.000 đồng thì đến 2014 là 1.539.000.000 đồng.

Từ năm 2011 trở đi, các dự án quốc tế đã có lộ trình rút tài trợ do Việt Nam đã thoát khỏi danh sách các quốc gia nghèo. Chương trình Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2016 không còn tiếp tục.

Về lâu dài để ổn định hoạt động của chương trình thì tỉnh cần có đề án đảm bảo tài chính để tránh bị ảnh hưởng đến chất lượng, độ bao phủ các dịch vụ đã và đang hoạt động ổn định.

Bảng 2. Tương quan tình hình dịch HIV/AIDS và tổng kinh phí huy động được giai đoạn 2008 – 2013

ĐVT: Triệu đồng(*)

Năm

Số phát hiện mới

Kinh phí đầu tư

HIV

AIDS

Tử vong

CT MTQG

LIFE-GAP

WORLD BANK

GLOBAL FUND

Tổng

Năm 2008

381

275

120

2.500

2.075

-

-

4.575

Năm 2009

360

229

123

1.831

6.266

-

-

8.097

Năm 2010

279

149

92

1.680

8.256

1.929

-

11.865

Năm 2011

372

98

96

1.900

8.126

3.123

1.290

14.439

Năm 2012

262

91

61

2.574

8.603

2.289

2.332

15.798

Năm 2013

209

61

44

2.944

7.624

2.188

1.390

14.146

2. Tình hình sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS và tác động của việc sử dụng kinh phí đến tình hình dịch HIV/AIDS tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:

Bảng 3. Tương quan tình hình dịch HIV/AIDS và tổng kinh phí được sử dụng giai đoạn 2008 – 2013

ĐVT: Triệu đồng(*)

Năm

Số phát hiện mới

Kinh phí thực sử dụng

HIV

AIDS

Tử vong

CT MTQG

LIFE-GAP

WORLD BANK

GLOBAL FUND

Tổng

Năm 2008

381

275

120

2.500

2.075

-

-

4.575

Năm 2009

360

229

123

1.831

5.110

-

-

6.941

Năm 2010

279

149

92

1.678

7.240

1.881

-

10.799

Năm 2011

372

98

96

1.900

6.863

3.092

1.149

13.004

Năm 2012

262

91

61

2.337

6.400

2.286

2.200

13.223

Năm 2013

209

61

44

2.331

6.874

2.185

1.240

12.630

Tác động của việc sử dụng kinh phí đến tình hình dịch HIV/AIDS tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:

Từ thông tin trong bảng 3 cho thấy việc đầu tư kinh phí cho Chương trình có xu hướng tăng dần qua các năm và điều đó đã thể hiện những tác động tích cực đối với tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh:

- Số trường hợp HIV mới được phát hiện: Năm 2008 là 381 trường hợp; năm 2013 là 209 trường hợp (Giảm 18,9%).

- Số trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS: Năm 2008 là 275 trường hợp; năm 2013 là 61 trường hợp (Giảm 77,8%).

- Số trường hợp tử vong do AIDS: Năm 2008 là 120 trường hợp; năm 2013 là 44 trường hợp (Giảm 63,3%).

Về chương trình truyền thông và can thiệp giảm tác hại: Công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS được triển khai đồng bộ từ tuyến tỉnh, huyện, xã/phường; nhận thức của người dân được nâng cao, phân biệt kỳ thị với người nhiễm HIV giảm, nguồn kinh phí hỗ trợ từ các dự án và chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS hàng năm đã giúp triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại như: Chương trình bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được triển khai trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV từ các nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng dân cư.

Về chương trình chăm sóc, điều trị: Việc triển khai chương trình chăm sóc điều trị và dự phòng LTMC mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể tháng 11/2007 chỉ có 30 người được sử dụng thuốc ARV, sau thời gian triển khai số bệnh nhân tăng trung bình từ 200-250 bệnh nhân/năm. Bệnh nhân uống thuốc ARV làm giảm tải lượng vi rút, sức khỏe phục hồi, giảm khả năng lây truyền trong cộng đồng. Chương trình PLTMC triển khai trên toàn tỉnh số phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV để tầm soát phát hiện HIV sớm, sử dụng thuốc ARV dự phòng kịp thời làm giảm khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Thời điểm trước khi triển khai chương trình trung bình 1 năm có khoảng 5-8 trẻ nhiễm HIV. Từ khi triển khai chương trình mang lại hiệu quả rõ rệt, số trẻ nhiễm còn 1-2 ca/năm, năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 không có trẻ nhiễm HIV từ mẹ.

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng đảm bảo tính bền vững. Lũy tích số người nhiễm HIV còn sống ở mức cao, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố của cả nước.

Trong thời gian tới, với đặc điểm tình hình dịch HIV tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh cần tập trung ưu tiên triển khai các hoạt động giám sát gồm: ước tính quần thể nhóm nguy cơ, giám sát ca bệnh, giám sát trọng điểm, giám sát hành vi của đối tượng nguy cơ là người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới, bạn tình của các đối tượng nguy cơ cao. Điều này đòi hỏi cần tiếp tục có sự tăng cường đầu tư nhằm duy trì hiệu quả của công tác phòng, chống HIV/AIDS những năm tiếp theo, giảm dần số trường hợp nhiễm HIV mới, chuyển AIDS và tử vong do AIDS một cách bền vững, tiến tới “Không có người nhiễm HIV mới” theo mục tiêu thiên niên kỷ do Liên Hợp Quốc khởi xướng.

3. Những khó khăn, thách thức trong huy động, quản lý và sử dụng kinh phí:

a. Về huy động kinh phí :

Trong tổng số kinh phí huy động cho công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2008 – 2013, nguồn kinh phí viện trợ chiếm phần lớn 79,06% (54.491.000.000 đồng/68.920.000.000 đồng), ngân sách của chương trình mục tiêu quốc gia chỉ chiếm 19,48% (13.429.000.00 đồng/68.920.00.000 đồng).

Từ tình hình trên, để thực hiện được các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Tỉnh đang đứng trước những thách thức lớn về huy động nguồn tài chính khi các nguồn dự án được tài trợ từ nước ngoài bị cắt giảm dần.

Đến năm 2016, nguồn kinh phí từ các dự án Quốc tế bị cắt giảm hoàn toàn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm tác hại và nhất là hoạt động chăm sóc điều trị trong HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

b. Về quản lý kinh phí :

- Sự khác biệt về cơ chế vận hành và quản lý giữa các nguồn kinh phí, nên khó thống nhất trong cách thức lập kế hoạch, thanh quyết toán kinh phí giữa các Dự án hoạt động bằng nguồn vốn trong nước và Quốc tế.

- Sự phân bổ kinh phí còn phụ thuộc vào các nhà tài trợ, trong vài năm gần đây các nhà tài trợ có xu hướng cắt, giảm dần các chi phí.

- Mặt khác các dịch vụ do các dự án viện trợ thường được thiết kế ở mức tối đa, có chi phí cao, thiếu tính đồng nhất giữa các chương trình và địa phương điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho địa phương trong việc duy trì mô hình hoặc tiếp nhận chuyển giao mô hình sau khi các nhà tài trợ rút đi.

Phần II

ƯỚC TÍNH NHU CẦU VÀ SỰ THIẾU HỤT KINH PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2015-2020.

Nhìn chung, kinh phí dự kiến đầu tư chương trình phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2015-2020 cơ bản được đảm bảo dựa trên các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo ”Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” đã phê duyệt.

1. ƯỚC TÍNH NHU CẦU KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2015-2020

Bảng 4. Tổng nhu cầu kinh phí triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS từ 2015-2020

Đơn vị: triệu đồng

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

Tỉ lệ

(%)

Nhu cầu

11.146

10.596

9.939

10.301

17.693

18.622

78.297

Dự án 1

5.509

5.712

5.930

6.163

6.411

6.674

36.399

46,49

Dự án 2

1.874

1.851

1.777

1.820

1.873

2.097

11.292

14,42

Dự án 3

3.763

3.033

2.232

2.318

9.409

9.851

30.606

39,09

Ghi chú:

1. Dự án 1: thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng HIV/AIDS

2. Dự án 2: giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV

3. Dự án 3: hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

4. Bảng trên chưa tính giá trị thuốc ARV, thuốc Methadone, và một số trang thiết bị, vật tư, biểu mẫu đến năm 2018.

5. Từ năm 2019 dự kiến tỉnh đầu tư các khoản thiếu hụt trên thay cho các dự án.

2. ƯỚC TÍNH HUY ĐỘNG ĐƯỢC KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2015-2020

a. Dự kiến những nguồn kinh phí có thể huy động:

1. Ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ theo CTMTQG hàng năm, từ năm 2016 sẽ chuyển sang chi thường xuyên theo chỉ tiêu và kế hoạch được giao. Đây xác định là nguồn chính để triển khai hoạt động.

2. Ngân sách Nhà nước do Trung ương cấp năm 2015 theo CTMTQG phòng, chống HIV/AIDS dự báo là rất thấp. Từ năm 2016 trở đi sẽ chuyển sang chi thường xuyên và bố trí trong ngân sách của của địa phương để thực hiện, xem như không đáng kể.

3. Ngân sách viện trợ từ các dự án Quốc tế mà tỉnh tham gia sẽ chấm dứt từ năm 2017. Quỹ PEPFAR chỉ cam kết cung cấp ARV và hỗ trợ kỹ thuật đến 2018.

4. Bảo hiểm Y tế vẫn chưa có hướng dẫn chi trả cho điều trị HIV/AIDS.

5. Đóng góp của các Doanh nghiệp trong các hoạt động truyền thông tại nơi làm việc. Trong thời gian tới khi tổ chức các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV tại nơi làm việc. Chương trình AIDS sẽ giúp các doanh nghiệp, cơ quan lập chính sách và xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động từ nguồn thu của đơn vị. Đây cũng là một đóng góp có ý nghĩa trong tương lai.

6. Người dân tự chi trả, tuy vậy hầu hết bệnh nhân AIDS đều là người nghèo, nên không thể trông chờ vào nguồn này.

b. Ước tính nguồn kinh phí có thể huy động được:

Ngoài chi thường xuyên theo chỉ tiêu và kế hoạch được giao của ngân sách tỉnh, Ngân sách chương trình MTQG từ TW năm 2015 chưa có, các nguồn khác chưa cam kết. Chỉ còn cam kết từ hoạt động của dự án VAAC-US.CDC theo Bảng 5 dưới đây.

Bảng 5. Tổng kinh phí có thể huy động (Chưa tính thuốc ARV, Methadone, Trang thiết bị, vật tư, biểu mẫu ghi chép, báo cáo và thu thập số liệu mà các dự án đang hỗ trợ bằng hiện vật đến năm 2018).

Đơn vị: triệu đồng

Các năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

Tỉ lệ (%)

Tổng nhu cầu

11.146

10.596

9.939

10.301

17.693

18.622

78.297

Huy động từ Dự án VAAC-US.CDC

4.048

2.892

0

0

0

0

6.940

8,86

3/ ƯỚC TÍNH SỰ THIẾU HỤT KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015-2020

a/ Ước tính thiếu hụt kinh phí giai đoạn 2015-2020:

Bảng 6. Tổng kinh phí chưa cam kết (từ năm 2019 sẽ dự kiến mua thuốc ARV, methadone và chi các xét nghiệm do tải lượng virus, PCR, CD4 vì các dự án chưa có cam kết hỗ trợ).

Đơn vị: triệu đồng

Các năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

Tỉ lệ (%)

Nhu cầu

11.146

10.596

9.939

10.301

17.693

18.622

78.297

100

Thiếu

7.098

7.704

9.939

10.301

17.693

18.622

71.357

91,14

b. Nguyên nhân của sự thiếu hụt tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020:

Một là: từ năm 2016 không còn chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

Hai là: Kể từ năm 2011, Việt Nam ra khỏi các nước nghèo, các dự án viện trợ Quốc tế đã và đang có kế hoạch rút dần viện trợ khỏi Việt Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh có nguy cơ lây nhiễm trong tốp đầu của quốc gia nhưng cũng là tỉnh được xếp vào nhóm tỉnh tự cân đối nguồn lực, nên dự án Quốc tế sẽ rút kể từ 31/12/2016; các dự án chỉ cam kết cung cấp thuốc ARV và hỗ trợ kỹ thuật đến năm 2018.

Ba là: Hoạt động truyền thông can thiệp giảm tác hại cho nhóm đối tượng nguy cơ cao đã triển khai đang hoạt động ổn định và cần mở rộng độ bao phủ. Chỉ tiêu methadone tăng theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone năm 2014 và 2015 nên cần đầu tư nguồn lực tài chính và nhân sự.

Bốn là: Do dịnh vụ y tế ngày càng tốt hơn, sự kỳ thị giảm bớt nên số bệnh nhân đăng ký điều trị AIDS ngày càng nhiều. Các tỉnh lân cận cũng bị cắt giảm kinh phí sau khi các dự án rút, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh nên sẽ trả bệnh nhân về tỉnh theo hộ khẩu thường trú, dự báo trong tương lai số lượt bệnh nhân ở các OPC ngày càng cao;

Năm là: Kinh tế phát triển, nhân công cần nhiều, tình hình quản lý nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm dân di biến động tại các khu công nghiệp ngày càng trở nên cần thiết, nhu cầu truyền thông và chi phí giám sát tăng;

Sáu là: Mô hình lồng ghép, phối hợp HIV/Lao; cam kết phối hợp phòng, chống HIV/AIDS và chương trình giáo dục quốc phòng toàn dân ở các vùng biên giới, biển đảo; Không bắt buộc chữa bệnh tập trung ở nhóm mại dâm nên việc giáo dục nâng cao hiểu biết cho nhóm này là cần thiết. Sự phối hợp liên tịch giữa y tế và ngành Văn hóa-thể thao-du lịch đang ngày càng được tăng cường;

Bảy là: Chưa huy động được các nguồn kinh phí từ các tổ chức xã hội và từ người dân đóng góp.

Phần III:

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP BẢO BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

1. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH VỀ ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015-2020:

a. Bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung đầu tư cho các hoạt động thiết yếu, mang tính bền vững, lâu dài, có hiệu quả cao bao gồm dự phòng là chủ đạo và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS;

b. Tăng tính chủ động trong việc bố trí ngân sách thích hợp nhằm bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;

c. Tiếp tục vận động, kêu gọi và đa dạng hóa các nguồn viện trợ Quốc tế, thu hút các nhà tài trợ mới để thu hẹp khoảng trống thiếu hụt về kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Các dự án viện trợ đang triển khai phải có lộ trình chuyển giao cụ thể và bảo đảm tính bền vững sau khi dự án kết thúc;

d. Đa dạng hóa các nguồn đầu tư kinh phí trong nước nói chung và trong tỉnh nói riêng, đồng thời tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) sẵn có cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Chuyển dần nhiệm vụ chi trả cho hoạt động điều trị người nhiễm HIV/AIDS từ các chương trình, dự án sang nhiệm vụ của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Tăng cường quản lý, tổ chức, vận hành bộ máy tinh giản và tiết kiệm. Thiết kế, xây dựng, triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng chi phí - hiệu quả;

e. Phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành, của cấp ủy Đảng, các Sở, ban, ngành, chính quyền các cấp và là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN:

a. Mục tiêu chung:

Bảm bảo nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (theo Quyết định 2053/QĐ-UBND ngày 11/9/2013).

b. Mục tiêu cụ thể:

1. Chương trình MTQG và tỉnh đáp ứng được ít nhất 60% nhu cầu kinh phí phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh vào năm 2015 và 80% vào năm 2020;

2. Huy động và giữ ổn định nguồn viện trợ quốc tế đạt tỷ lệ tối thiểu 40% tổng chi phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2015, 20% vào năm 2020;

3. Huy động các nguồn đóng góp khác trong nước và trong tỉnh đạt tỷ lệ tối thiểu 20% tổng kinh phí phục vụ nhu cầu phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh vào năm 2020;

4. Đảm bảo sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm và đúng theo quy định hiện hành;

5. Đảm bảo chương trình phòng, chống HIV/AIDS hoạt động hiệu quả theo quy định tại Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 (số 64/2006/QH11).

3. Định hướng các giải pháp chủ yếu:

a. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí:

Kinh phí hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2015-2020 được huy động từ nhiều nguồn hợp pháp khác nhau, trong đó:

Thứ nhất: Nguồn ngân sách địa phương (NSĐP): Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm tăng dần kinh phí đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS theo các mục tiêu phù hợp diễn biến tình hình dịch và khả năng của địa phương, từng bước bù đắp nguồn kinh phí thiếu hụt do việc cắt giảm các nguồn tài trợ từ các dự án và không phê duyệt CTMTQG sau năm 2015. Dự kiến tăng dần đầu tư kinh phí từ NSĐP để bù đắp sự thiếu hụ từ các nguồn khác, và bù đắp trượt giá (nếu phát sinh).

Thứ hai: Nguồn BHYT là nguồn kinh phí được xác định chủ yếu chi trả trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị liên quan đến HIV/AIDS trong thời gian tới, bao gồm các chi phí chẩn đoán, theo dõi sức khỏe, thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội và thuốc ARV điều trị nội trú và ngoại trú cho người nhiễm HIV/AIDS.

Ngoài các giải pháp về cơ chế từ Trung ương, giải pháp trước mắt đặt ra trong tỉnh là mở rộng tỷ lệ mua BHYT cho người nhiễm HIV. Vận động địa phương hỗ trợ mua BHYT đối với những người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, cận nghèo; đảm bảo 50% người nhiễm HIV có thẻ BHYT vào năm 2015 và 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT vào năm 2020. Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS theo hướng đẩy mạnh sự tham gia của BHYT đối với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương.

Thứ ba: Nguồn thu phí dịch vụ từng bước được triển khai tại các điểm triển khai như: điều trị methadone, tư vấn xét nghiệm HIV, cung ứng BCS, BKT theo hướng khách hàng cùng chi trả.

Thứ tư: Đóng góp của các doanh nghiệp: Căn cứ Luật phòng chống HIV/AIDS (số 64/2006/QH11 ngày 29/6/2006) và các văn bản bản dưới Luật. Cần phối hợp của các cơ quan quản lý doanh nghiệp, huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp cho các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV tại nơi làm việc, đảm bảo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo qui định cho người lao động tại đơn vị mình.

b. Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí:

Điều phối, phân bổ nguồn lực:

Đảm bảo tập trung quản lý các nguồn kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS thống nhất một đầu mối tại Sở Y tế (Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS) để đảm bảo phân bổ sử dụng hiệu quả, tránh chồng chéo. Tại tuyến huyện, thành phố và tuyến xã, phường, tập trung quản lý, điều phối và phân bổ kinh phí tại Ban chỉ đạo các cấp, trong đó Phòng y tế, Trung tâm Y tế huyện, thành phố đóng vai trò tham mưu thực hiện.

Phân bổ kinh phí phòng, chống HIV/AIDS hàng năm cho các địa phương, đơn vị dựa trên thực hiện lộ trình đạt được mục tiêu Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Củng cố và nâng cao năng lực các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến trong công tác lập kế hoạch; trong quản lý và sử dụng kinh phí, nhằm đảm bảo điều phối và phân bổ kinh phí hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương và các đơn vị (về địa bàn, lĩnh vực, hoạt động và đối tượng). Đồng thời, thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến.

Kiểm tra, giám sát việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực:

Thực hiện việc kiểm tra, giám sát tài chính trong nội dung kiểm tra giám sát hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại cấp định kỳ hàng năm do Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện.

c. Nhóm giải pháp quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực:

Gắn kết các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế địa phương:

Điều trị HIV/AIDS: duy trì cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú người lớn và nhi và thực hiện điều trị theo chuyên khoa cho người nhiễm HIV khi mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội, bệnh đi kèm tại các cơ sở y tế có liên quan. Hệ thống phòng, chống lao do Trung tâm phòng, chống Bệnh xã hội quản lý và điều phối triển khai hoạt động sàng lọc HIV cho bệnh nhân lao và giới thiệu chuyển tiếp cho các cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS đối với những trường hợp có kết quả khẳng định dương tính; đồng thời phối hợp khám, chẩn đoán và điều trị lao cho người nhiễm HIV nhằm giảm tỷ lệ tử vong do lao ở người nhiễm HIV/AIDS.

Lồng ghép chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó Chi cục dân số và kế hoạch hoá gia đình và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản điều phối thực hiện truyền thông tuyên truyền để vận động tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ trước mang thai và khi mang thai tại các cơ sở sản khoa của các bệnh viện cung cấp các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Điều trị Methadone: duy trì cung cấp dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại 02 cơ sở điều trị methadone số 1 (tại Trung tâm y tế Thành phố Vũng Tàu) và số 2 (tại Trung tâm Y tế Huyện Long Điền); nghiên cứu mở rộng thêm các cơ sở mới, triển khai các cơ sở cấp phát thuốc vệ tinh trong thời gian tới nhằm tạo điều kiện cho bệnh nhân dễ tiếp cận với dịch vụ.

Tăng cường triển khai chương trình tiếp thị xã hội bơm kim tiêm, bao cao su nhằm đảm bảo độ bao phủ của chương trình.

Lồng ghép dịch vụ và củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo định hướng tăng chi phí-lợi ích:

Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng ở các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.

Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp, chuyển tiếp, chuyển tuyến các dịch vụ liên quan đến dự phòng và điều trị HIV/AIDS giữa các cơ sở y tế, giữa các tuyến trên địa bàn tỉnh.

Lồng ghép cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV, điều trị ARV và các dịch vụ khác tại các điểm điều trị methadone.

Áp dụng những sáng kiến, những mô hình cung cấp dịch vụ có hiệu quả như “Điều trị để dự phòng”, các mô hình truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, phòng chống bạo lực về giới…

Phần IV

CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

Hoạt động 1: Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án "Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020" tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

Nội dung: Bản dự thảo Kế hoạch được xây dựng xong.

Thời gian hoàn thành: Từ ngày 01/01/2014 đến ngày 30/8/2014.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

Hoạt động 2: Bản Kế hoạch được xem xét chỉnh sữa.

Nội dung: Bản Kế hoạch được hoàn chỉnh xong.

Thời gian hoàn thành: Từ ngày 03/9/2014 đến ngày 30/10/2014.

Đơn vị thực hiện: Phòng Kế hoạch & Tài chính, Sở Y tế.

Hoạt động 3: Trình phê duyệt Kế hoạch

Nội dung: Bản Kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Thời gian hoàn thành: Từ ngày 01/11/2014 đến ngày 30/11/2014.

Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Từ tháng 01/12/2014 các hoạt động của kế hoạch sẽ được triển khai sau khi

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, CÁC CẤP

1. Sở Y tế:

- Tham mưu và phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch này; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tham mưu cho UBND và Ban Chỉ đạo tỉnh trong việc sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động của Kế hoạch;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài Chính, Sở Ngoại vụ và các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan vận động các nguồn kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch;

- Phối hợp với các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội tỉnh; các ngành có liên quan, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động cho người nhiễm HIV/AIDS mua thẻ BHYT và hỗ trợ cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng nghèo, cận nghèo nhiễm HIV/AIDS;

- Chỉ đạo theo ngành dọc các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động liên quan tại Kế hoạch này; đảm bảo chất lượng và hiệu quả các dịch vụ dự phòng và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai xã hội hóa một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như: Chương trình tư vấn xét nghiệm HIV; chương trình điều trị methadone; chương trình BCS, BKT và các vật tư phòng, chống HIV/AIDS.

2. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất dự toán kinh phí phòng, chống HIV/AIDS hàng năm từ nguồn NSĐP theo định hướng tăng dần kinh phí đầu tư qua các năm, với mức tăng phù hợp hàng năm để bù đắp cho sự thiếu hụt do trung ương và các nguồn tài trợ bị cắt giảm;

- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tuân thủ các quy định tài chính, kế toán hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính thẩm định kế hoạch hàng năm, tham mưu phân bổ, và điều phối các nguồn đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo đúng quy định;

4. Bảo hiểm Xã hội tỉnh:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn chi trả một số dịch vụ khám chữa bệnh nhiễm trùng cơ hội, chăm sóc điều trị HIV/AIDS thông qua hệ thống bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.

5. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

- Nghiên cứu đề xuất triển khai các hoạt động hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, bệnh nhân điều trị methadone, người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, qua đó, có điều kiện tạo thu nhập và có thể tự chi trả một phần chi phí khi tham gia dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị tạo điều kiện để nhiều người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tiếp cận được với chính sách xã hội hiện hành dành cho người dễ bị tổn thương.

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch, Công an tỉnh từng bước xã hội hóa chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây truyền HIV, trong đó chú trọng triển khai chương trình BCS tại các dịch vụ lưu trú và vui chơi giải trí theo Thông tư số 29/2013/TTLT-BYT-BVHTTDL-BCA-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2013 của liên bộ Bộ Y tế - Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch – Bộ Công an – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bằng bao cao su tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.

6. Sở Nội vụ:

Căn cứ vào các đề án đã được phê duyệt liên quan đến hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nhân sự phù hợp, đúng quy định để triển khai, thực hiện đề án.

7. Sở Văn hoá thể thao và du lịch:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, Sở Lao động -Thương binh Xã hội triển khai Thông tư 29/2013/TTLT-BYT-BVHTTDL-BCA-BLĐTBXH ngày 30/9/2013 của liên bộ Bộ Y tế - Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch – Bộ Công an – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bằng bao cao su tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.

- Lập kế hoạch hàng năm về phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và các cơ quan triển khai phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” theo Chương trình phối hợp số 13/CTrPH-UBMTTQVN-SYT-SVHTTDL ngày 14/5/2013 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Y tế và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Công thương, Liên đoàn lao động tỉnh, Chi nhánh Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại tỉnh và các cơ quan liên quan:

- Phối hợp với Sở Y tế chủ động lập kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc theo qui định của pháp luật.

- Hướng dẫn, giám sát và triển khai các hoạt động vận động doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí từ các quĩ phúc lợi để triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc theo hướng dẫn của Sở y tế.

9. Các sở, ban, ngành, cơ quan khác liên quan:

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị theo ngành dọc trong việc chủ động bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí thường xuyên cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng năm và triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS như là một hoạt động thường xuyên tại các cơ quan, đơn vị;

- Chủ động huy động nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để bổ sung kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các sở, ngành, cơ quan, đơn vị;

- Quản lý, sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả và theo quy định hiện hành.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Chịu trách nhiệm chính triển khai thực hiện nội dung của Kế hoạch trên địa bàn. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ Ủy ban nhân dân các xã, phường triển khai thực hiện kế hoạch.

- Ngoài ngân sách được cấp hỗ trợ để thực hiện các mục tiêu chính do tỉnh giao thông qua Sở Y tế; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành ở địa phương xây dựng Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS theo đặc thù, diễn biến dịch của địa phương, chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như huy động sự đóng góp của xã hội, các tổ chức nhân đạo, doanh nghiệp để triển khai thành công Kế hoạch.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, tổ chức liên quan đẩy mạnh Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh; Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở; Phối hợp các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS trong các tầng lớp nhân dân, chú trọng các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan tăng cường huy động nguồn lực và sự tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; đặc biệt vận động các tổ chức tôn giáo tham gia hỗ trợ thực hiện chăm sóc người nhiễm HIV ở cộng đồng, nhất là trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Quản lý, sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả và theo quy định hiện hành.

II. KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH

1. Nguồn kinh phí:

Kinh phí thực hiện các hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch này được sử dụng từ nguồn:

- Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;

- Trích trong ngân sách chi thường xuyên của các đơn vị thực hiện;

- Nguồn viện trợ và các nguồn hợp pháp khác;

2. Cấp phát và sử dụng kinh phí:

Căn cứ Kế hoạch này, Sở Y tế chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành thống nhất ý kiến và tham mưu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản