298004

Quyết định 2662/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới và bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng

298004
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 2662/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới và bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu: 2662/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Đoàn Văn Việt
Ngày ban hành: 10/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2662/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
Người ký: Đoàn Văn Việt
Ngày ban hành: 10/12/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2662/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 10 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VÀ UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 10 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 06 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1423/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Cục KSTTHC);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Cổng thông tin Điện tử tỉnh;
- Website VP UBND tnh;
- Như điều 3;
- Lưu: VT, NC.

CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VÀ UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

(Kèm theo Quyết định số 2662/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng)

Phần I

DANH MỤC THỦ TC HÀNH CHÍNH

A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI

TT

Tên thủ tc hành chính

1

Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

2

Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

3

Thẩm định, phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết

4

Cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

5

Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thm quyn của Sở Tài nguyên và Môi trường

6

Xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc thm quyn của Sở Tài nguyên và Môi trường

7

Thm định phương án cải tạo, phục hi môi trường/ phương án cải tạo, phục hồi môi trường bsung thuộc đối tượng thẩm định cùng báo cáo đánh giá tác động môi trường

8

Thm định phương án cải tạo, phục hi môi trường/ phương án cải tạo, phục hi môi trường bổ sung thuộc đi tượng không thm định cùng báo cáo đánh giá tác động môi trường

9

Kim tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án, phương án bổ sung cải tạo phục hi môi trường

10

Thủ tục cp sổ đăng ký chủ ngun thải cht thải nguy hại (CTNH) cp lần đầu hoặc cấp lại

B. DANH MC THỦ TC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ

TT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

1

 

Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

2

T-LDG-075868-TT

Thm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lưc

3

 

Thủ tục cấp Sổ đăng ký Chủ nguồn thải Chất thải nguy hại cấp lần đầu hoặc cấp lại

4

 

Thủ tục đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại

5

 

Thủ tục cấp gia hạn Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại

6

 

Thủ tục cấp điều chỉnh Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại

 

PHN II

NỘI DUNG CỤ TH CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI

1. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại địa chỉ: Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng, 36 Trần Phú - phường 4 - thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo sở duyệt, luân chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý.

+ Trường hp thành phần hồ sơ thiếu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định;

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

- Sở Tài nguyên Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản để trả hồ sơ cho chủ dự án hoặc yêu cầu chủ dự án bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên Môi trường trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

- UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp Hội đồng thẩm định và ban hành văn bản thông báo đến chủ dự án biết về kết quả đánh giá của Hội đồng thẩm định và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Sau khi nhận được văn bản yêu cầu chỉnh lý (nếu có), chủ dự án bổ sung để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu, nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ đã chỉnh sửa của Chủ dự án và ghi bổ sung vào giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.

- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã hiệu chỉnh, trường hợp hồ sơ đã được chỉnh sửa theo yêu cầu thì Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Sau khi nhận được tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

c) Bước 3: Trả kết quả

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo thời hạn trả hồ sơ ghi trên giấy biên nhận, nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và lệ phí (nếu có). Trường hp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền theo quy định kèm theo chứng minh nhân dân của người được ủy quyền. Nếu tổ chức, cá nhân đồng ý nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát thư bảo đảm của Bưu điện thì phải đăng ký với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ và chịu trả phí bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần (trừ ngày nghỉ và các ngày lễ theo quy định).

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- 01 (một) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo mẫu);

- 07 (bảy) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu;

- 01 (một) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác.

b) Số lượng hồ sơ: Như nội dung nêu ở thành phần hồ sơ.

1.4. Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó:

- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 23 ngày;

- Tại Văn Phòng UBND tỉnh là 7 ngày (3 ngày ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định; 04 ngày ký Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường).

Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, UBND cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện,...

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND tỉnh.

1.8. Lệ phí:

- Thẩm định lần đầu: tùy theo loại hình dự án và tổng vốn đầu tư của dự án, mức thu phí theo Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Trường hợp thẩm định lại: áp dụng mức thu bằng 50% mức thu thẩm định lần đầu tương ứng.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Phụ lục 2.1, ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Cấu trúc và yêu cầu nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Phụ lục 2.3, ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

1.10. Yêu cầu, điều kin thc hin thủ tc hành chính:

- Chủ dự án, tổ chức tư vấn khi thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có đủ các điều kiện dưới đây:

+ Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên;

+ Cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành.

+ Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá tác động môi trường của dự án; trường hợp không có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường ;

- Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường “Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

 

PHỤ LỤC 2.1

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ...
V/v thẩm định báo cáo ĐTM của dự án (2)

(Địa danh), ngày... tháng ... năm ...

 

Kính gửi: (3)

Chúng tôi là: (1), chủ dự án của (2), thuộc mục số ... Phụ lục II (hoặc thuộc mục số ... Phụ lục III) Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Dự án đầu tư do ... phê duyệt.

- Địa điểm thực hiện dự án: ...;

- Địa chỉ liên hệ: …;

- Điện thoại: Fax:...; E-mail: ...

Chúng tôi gửi đến quý (3) hồ sơ gồm:

- Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương.

- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- …;
- Lưu: ...

(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) chủ dự án; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án; (3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; (4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

 

PHỤ LỤC 2.2

MẪU TRANG BÌA, TRANG PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

Cơ quan chủ quản/phê duyệt dự án (nếu có)

(1)

 

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
của dự án (2)

 

 

CHỦ DỰ ÁN (*)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

Địa danh(**), tháng ... năm ...

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ dự án;

(2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án;

(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa;

(**) Ghi địa danh cấp tỉnh nơi thực hiện dự án hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án.

 

Phụ lục 2.3

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Trình bày tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án, sự cần thiết phải đầu tư dự án, trong đó nêu rõ loại hình dự án mới, dự án cải tạo, dự án mở rộng, dự án nâng cấp, dự án nâng công suất, dự án điều chỉnh, dự án bổ sung hay dự án loại khác.

Lưu ý:

- Đối với dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất phải nêu rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành, cơ quan ban hành kèm theo bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc văn bản thông báo về việc xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đó (nếu có);

- Đối với trường hợp dự án phải lập lại báo cáo phải nêu rõ lý do lập lại và nêu rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành, cơ quan ban hành kèm theo bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước đó đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương.

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt (nêu rõ hiện trạng của các dự án, quy hoạch phát triển có liên quan đến dự án).

1.4. Trường hợp dự án nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác thì phải nêu rõ tên gọi của các khu đó, sao và đính kèm các văn bản sau đây (nếu có) vào Phụ lục của báo cáo ĐTM:

- Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác.

- Văn bản xác nhận việc đã thực hiện, hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1. Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án.

Lưu ý: Cần nêu đầy đủ, chính xác về số hiệu, ngày ban hành, trích yếu nội dung, cơ quan ban hành của từng văn bản.

2.2. Liệt kê đầy đủ các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án.

2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường.

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Nêu tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM. Trường hợp không thuê đơn vị tư vấn phải nêu rõ cơ quan Chủ dự án có bộ phận chuyên môn, cán bộ chuyên trách về môi trường. Trường hợp có thuê đơn vị tư vấn, nêu rõ tên đơn vị tư vấn, họ và tên người đại diện theo pháp luật, địa chỉ liên hệ của đơn vị tư vấn.

- Danh sách (có chữ ký) của những người trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án.

Lưu ý: Nêu rõ các thành viên của chủ dự án và các thành viên của đơn vị tư vấn (nếu có), nêu rõ học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo, và nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM của từng thành viên và thông tin về chứng chỉ tư vấn ĐTM, gồm có: số, ngày, tháng, cơ quan cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật về quản lý và cấp chứng chỉ tư vấn ĐTM.

4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

Liệt kê đầy đủ các phương pháp đã được sử dụng cụ thể ở nội dung nào trong quá trình thực hiện ĐTM và phân thành hai (2) nhóm:

- Các phương pháp ĐTM;

- Các phương pháp khác (điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đo đạc, phân tích môi trường, v.v.).

- Lưu ý: Chỉ rõ mục đích áp dụng của từng phương pháp.

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án

Nêu chính xác tên gọi của dự án (theo báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương của dự án).

1.2. Chủ dự án

Nêu đầy đủ, chính xác tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; họ tên và chức danh của người đại diện theo pháp luật của chủ dự án.

1.3. Vị trí địa lý của dự án

Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới...) của địa điểm thực hiện dự án trong mối tương quan với:

- Các đối tượng tự nhiên (hệ thống đường giao thông; hệ thống sông suối, ao, hồ và các nguồn nước khác; rừng, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ thiên nhiên thế giới...);

- Các đối tượng kinh tế - xã hội (khu dân cư; khu đô thị; các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các công trình văn hóa, tôn giáo; các di tích lịch sử..);

- Các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án có khả năng bị tác động bởi dự án.

Lưu ý: Các thông tin về các đối tượng tại mục này phải được thể hiện trên sơ đồ vị trí địa lý ở tỷ lệ phù hợp (trường hợp cần thiết, chủ dự án bổ sung bản đồ hành chính vùng dự án hoặc ảnh vệ tinh) và có chú giải rõ ràng.

- Các phương án vị trí (nếu có) và phương án lựa chọn.

Lưu ý:

- Mô tả cụ thể hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án;

- Cần thuyết minh rõ về sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy định pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án (phương án chọn)

1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án

Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô (không gian và thời gian) của các hạng mục, theo từng giai đoạn của dự án có khả năng gây tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án, kèm theo sơ đồ, bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí tất cả các hạng mục công trình hoặc các sơ đồ, bản vẽ riêng lẻ cho từng hạng mục công trình có khả năng gây tác động đến môi trường. Các công trình được phân thành 2 loại sau:

- Các hạng mục công trình chính: công trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án;

- Các hạng mục công trình phụ trợ: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, cây xanh, trạm xử lý nước thải, nơi xử lý hoặc trạm tập kết chất thải rắn, các công trình bảo vệ rừng, tài nguyên thủy sản, phòng chống xâm nhập mặn, lan truyền nước phèn, ngăn ngừa thay đổi chế độ thủy văn, phòng chống xói lở, bồi lắng; các công trình ứng phó sự cố tràn dầu, cháy nổ, sự cố môi trường và các công trình khác (tùy thuộc vào loại hình dự án).

1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án.

Mô tả chi tiết, cụ thể về các biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường và nêu rõ cơ sở lựa chọn biện pháp, công nghệ.

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành

Mô tả chi tiết, cụ thể về công nghệ sản xuất, vận hành của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường và nêu rõ cơ sở lựa chọn công nghệ kèm theo sơ đồ minh họa. Trên sơ đồ minh họa, chỉ rõ các yếu tố có khả năng phát sinh, như: nguồn phát sinh chất thải và các yếu tố gây tác động khác không do chất thải gây ra như thay đổi cân bằng nước, bồi lắng, xói lở, chấn động, ồn, xâm phạm vùng sinh thái tự nhiên, xâm phạm vào khu dân cư, điểm di tích, công trình tôn giáo văn hóa, khu sản xuất, kinh doanh.

1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến

Liệt kê các loại máy móc, thiết bị chính cần có của dự án.

1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án

Liệt kê đầy đủ thành phần và tính chất của các loại nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án kèm theo chỉ dẫn về tên thương mại và công thức hóa học (nếu có).

1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án

Mô tả chi tiết về tiến độ thực hiện các hạng mục công trình theo từng giai đoạn của dự án từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành, đi vào vận hành chính thức và có thể thể hiện dưới dạng biểu đồ.

1.4.8. Vốn đầu tư

Nêu rõ tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án, trong đó chỉ rõ mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án.

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Thể hiện rõ nhu cầu nhân lực, cơ cấu tổ chức quản lý và mối liên hệ giữa các phòng, ban; tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho công nhân theo các giai đoạn của dự án. Minh họa các thông tin về tổ chức quản lý của dự án bằng một sơ đồ khối.

Đối với bộ phận chuyên trách về môi trường, phải phản ánh rõ số lượng cán bộ, chuyên môn và trình độ đào tạo.

Yêu cầu:

Trên cơ sở các nội dung chủ yếu của dự án đã được trình bày ở phần trên (quy mô của dự án; các giai đoạn của dự án; biện pháp, khối lượng thi công các hạng mục công trình; công nghệ sản xuất, vận hành; nhu cầu về năng lượng, nguyên, nhiên vật liệu, nhu cầu sử dụng nước, thiết bị máy móc và tiến độ thực hiện), thống kê tóm tắt các thông tin chính dưới dạng bảng sau:

Các giai đoạn của dự án

Các hoạt động

Tiến độ thực hiện

Công nghệ/cách thức thực hiện

Các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh

1

2

3

4

5

Chun bị

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đối với các dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất trong nội dung chương này phải làm rõ thêm các thông tin về thực trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở hiện hữu, các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án cải tạo, dự án mở rộng, dự án nâng cấp; các công trình, thiết bị sẽ thay đổi, điều chỉnh, bổ sung, kết nối với các hạng công trình mới.

Chương 2

ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

Đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình có thể bị tác động bởi dự án (đối với dự án có làm thay đổi các yếu tố địa lý, cảnh quan; dự án khai thác khoáng sản và dự án liên quan đến các công trình ngầm thì phải mô tả một cách chi tiết).

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Nêu rõ các yếu tố khí hậu, khí tượng đặc trưng với chuỗi số liệu đủ dài, phù hợp với loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án để làm cơ sở đầu vào tính toán, dự báo các tác động của dự án như nhiệt độ, hướng và vận tốc gió, lượng mưa, v.v... đặc biệt, chú ý làm rõ các hiện tượng bất thường.

2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn

Mô tả đặc trưng thủy văn/hải văn với chuỗi số liệu đủ dài, phù hợp với loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án để làm cơ sở tính toán, dự báo các tác động của dự án như mực nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy, v.v..

2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí

- Làm rõ chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án (lưu ý hơn đến các vùng bị ảnh hưởng ở cuối các hướng gió chủ đạo), nguồn nước tiếp nhận nước thải của dự án, chất lượng đất khu vực dự kiến thực hiện dự án, v.v..

- Đưa ra đánh giá, nhận xét về chất lượng môi trường so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nhận định về nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm; thực hiện đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường khu vực dự án trong trường hợp có đủ cơ sở dữ liệu về môi trường trên cơ sở kết quả lấy mẫu, phân tích các thành phần môi trường.

- Nêu rõ các vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng các thành phần môi trường theo quy định hiện hành.

- Các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, tọa độ, có chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, đồng thời, phải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ bố trí các điểm trên nền bản đồ khu vực thực hiện dự án. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích phải tuân thủ quy trình, quy phạm về quan trắc, phân tích môi trường và phải được thực hiện bởi đơn vị chức năng được cấp có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện.

- Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án.

Lưu ý: Đối với dự án có liên quan đến phóng xạ, trong mục 2.1.4 cần trình bày rõ hoạt động quan trắc phóng xạ, kết quả quan trắc; đánh giá hiện trạng và sơ bộ phân tích nguyên nhân.

2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật

Hiện trạng đa dạng sinh học của khu vực dự án và các khu vực chịu ảnh hưởng của dự án, bao gồm:

- Số liệu, thông tin về đa dạng sinh học trên cạn có thể bị tác động bởi dự án, bao gồm: nơi cư trú, các vùng sinh thái nhạy cảm (đất ngập nước nội địa, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di sản thiên nhiên thế giới trong và lân cận khu vực dự án); khoảng cách từ dự án đến các vùng sinh thái nhạy cảm gần nhất; diện tích các loại rừng (nếu có); danh mục và hiện trạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án;

- Số liệu, thông tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển có thể bị tác động bởi dự án, bao gồm: đặc điểm hệ sinh thái biển và đất ngập nước ven biển, danh mục và hiện trạng các loài phiêu sinh, động vật đáy, cá và tài nguyên thủy, hải sản khác (nếu có).

Yêu cầu đối với mục 2.1:

- Cần có số liệu mới nhất về điều kiện môi trường tự nhiên trên cơ sở khảo sát thực tế do chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn thực hiện. Nếu là số liệu của các đơn vị khác cần ghi rõ nguồn, thời gian khảo sát;

- Chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.1. Điều kiện về kinh tế

Nêu rõ các hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác), nghề nghiệp, thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng do các hoạt động triển khai dự án.

2.2.2. Điều kiện về xã hội

- Nêu rõ đặc điểm dân số, điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo, các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác chịu tác động của dự án.

- Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực dự án.

Yêu cầu đối với mục 2.2:

- Số liệu về kinh tế - xã hội phải được cập nhật tại thời điểm thực hiện ĐTM và được trích dẫn về nguồn gốc, thời gian, đảm bảo độ tin cậy;

- Đối với các dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, nội dung của mục 2.2 chỉ nêu hoạt động đầu tư phát triển và hoạt động bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Nguyên tắc chung: Việc đánh giá, dự báo tác động của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và cộng đồng dân cư được thực hiện theo các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng, vận hành và giai đoạn khác (tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường) của dự án (nếu có) và phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động, đến từng đối tượng bị tác động. Mỗi tác động đều phải được đánh giá cụ thể, chi tiết về mức độ, về quy mô không gian và thời gian (đánh giá định lượng, định tính, chi tiết và cụ thể cho dự án đó bằng các phương pháp tính toán hoặc mô hình hóa (trong các trường hợp có thể sử dụng mô hình) để xác định các tác động).

3.1. Đánh giá, dự báo tác động

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án

Việc đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn này cần tập trung vào các nội dung chính sau:

- Đánh giá tính phù hợp của vị trí dự án với điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội khu vực thực hiện dự án;

- Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư (đặc biệt đối với các hộ dân bị mất đất ở, đất canh tác, mất việc làm);

- Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng (phát quang thảm thực vật, san lấp tạo mặt bằng và hoạt động khác).

3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

Việc đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn này cần phải tập trung vào các nội dung chính sau:

- Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án);

- Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;

- Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình của dự án hoặc các hoạt động triển khai thực hiện dự án (đối với các dự án không có các hạng mục công trình xây dựng).

3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành của dự án

Việc đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành dự án cần phải tập trung vào các nội dung chính sau:

- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (khí, lỏng, rắn);

- Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải.

3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động giai đoạn khác (tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo, phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường) của dự án (nếu có).

Việc đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn này cần tập trung dự báo các nguồn chất thải tồn lưu sau giai đoạn vận hành và những vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động phá dỡ các công trình, phục hồi, cải tạo môi trường khu vực dự án.

Yêu cầu đối với các mục 3.1.1, 3.1.2, 3.1.3 và 3.1.4:

- Từng nguồn gây tác động phải được đánh giá tác động theo đối tượng bị tác động, phạm vi, mức độ tác động, xác suất xảy ra tác động, khả năng phục hồi của các đối tượng bị tác động;

- Cần làm rõ nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải: cần cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải;

- Cần làm rõ nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung, xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; mất rừng, thảm thực vật, động vật hoang dã, tác động đến hệ sinh thái nhạy cảm, suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học, các tác động do biến đổi khí hậu và các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải khác);

- Các tác động tiêu cực và tích cực quan trọng nhất cần được đánh giá, dự báo gồm: tác động đến các thành phần môi trường tự nhiên; tác động đến đa dạng sinh học; tác động đến sức khỏe cộng đồng; tác động đến biến đổi khí hậu;

- Việc đánh giá, dự báo các tác động đến sức khỏe cộng đồng phải làm rõ được mức độ của các tác động gắn với quy mô và phạm vi cộng đồng chịu tác động;

- Đối với dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất phải đánh giá, dự báo tác động tích lũy (tổng hợp) những nguồn thải mới và nguồn phát thải ở cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hiện hữu.

5.1.5. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án

- Việc đánh giá, dự báo tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng do các rủi ro, sự cố của dự án gây ra cần dựa trên cơ sở kết quả dự báo rủi ro, sự cố của dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương) hoặc dựa trên cơ sở giả định các rủi ro, sự cố xảy ra trong các giai đoạn của dự án (chuẩn bị, thi công xây dựng, vận hành và giai đoạn khác (nếu có));

- Chỉ dẫn cụ thể về mức độ, không gian và thời gian xảy ra tác động do rủi ro, sự cố.

3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).

Lưu ý: Việc đánh giá, dự báo các tác động không liên quan đến chất thải (như tiếng ồn, độ rung, xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; mất rừng, thảm thực vật, suy thoái các thành phần môi trường vật lý; mất, suy giảm đa dạng sinh học, v.v...) phải làm rõ được quy mô, mức độ của các tác động gắn với yếu tố thời gian và đối tượng chịu tác động.

Chương 4

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án

4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị

4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng

4.1.3. Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành

4.1.4. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn khác (nếu có)

4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án

4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn chuẩn bị

4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng

4.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành

4.2.4. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn khác (nếu có)

Trên cơ sở kết quả đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng do các rủi ro, sự cố của dự án gây ra cần đề xuất các biện pháp quản lý, phòng ngừa, ứng phó trong trường hợp xảy ra các sự cố, rủi ro theo từng giai đoạn của dự án (chuẩn bị, thi công xây dựng, vận hành và giai đoạn khác (nếu có)).

4.3. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

- Nêu rõ tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.

Yêu cầu:

- Đối với mỗi giai đoạn nêu tại mục 4.1 và 4.2 Phụ lục này, việc đề ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

+ Mỗi tác động tiêu cực đã được đánh giá dự báo trong Chương 3 đều phải có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tương ứng. Trong trường hợp không thể có biện pháp khả thi thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị về phương hướng, cách thức giải quyết;

+ Phải nêu rõ sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu, các tác động tiêu cực sẽ được giảm đến mức nào, có so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành;

+ Mỗi biện pháp đưa ra phải được cụ thể hóa về tính khả thi của biện pháp, không gian, thời gian và hiệu quả áp dụng của biện pháp;

+ Trường hợp các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác động tiêu cực của dự án liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, phải kiến nghị cụ thể tên các cơ quan, tổ chức đó và đề xuất phương án phối hợp giải quyết;

- Đối với dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất nội dung của các Điểm 4.1.3 và 4.2.3 Phụ lục này cần nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó; hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở đang hoạt động và mối liên hệ của các công trình, biện pháp này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.

Chương 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Chương trình quản lý môi trường

Chương trình quản lý môi trường được thiết lập trên cơ sở tổng hợp kết quả của các Chương 1,3,4 dưới dạng bảng như sau:

Các giai đoạn của dự án

Các hoạt động của dự án

Các tác động môi trường

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn thành

Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Trách nhiệm giám sát

1

2

3

4

5

6

7

8

Chun bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn khác của dự án (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2. Chương trình giám sát môi trường

Chương trình giám sát môi trường phải được đặt ra cho suốt quá trình thực hiện dự án, được thiết kế theo các giai đoạn chuẩn bị, thi công xây dựng, vận hành và giai đoạn khác của dự án (nếu có), trong đó bao gồm các nội dung giám sát chất thải và giám sát các vấn đề môi trường khác, cụ thể như sau:

- Giám sát nước thải và khí thải: phải giám sát lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải sau xử lý với tần suất tối thiểu 01 lần/03 tháng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác); vị trí các điểm giám sát phải được mô tả rõ và thể hiện trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

- Giám sát chất thải rắn: giám sát tổng lượng thải (khi có chất thải phát sinh) tại vị trí lưu giữ tạm thời.

- Việc giám sát tự động liên tục chất thải thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể:

+ Giám sát tự động liên tục nước thải: ngoài việc giám sát định kỳ, việc giám sát tự động liên tục nước thải áp dụng đối với nước thải sau xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp; nước thải sau xử lý của dự án nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả nước thải từ 1.000 m³/ngày đêm trở lên (không bao gồm nước làm mát).

+ Giám sát tự động liên tục khí thải: ngoài việc giám sát định kỳ, việc giám sát tự động liên tục khí thải sau xử lý áp dụng đối với các dự án: sản xuất xi măng; nhà máy nhiệt điện (trừ nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên); sản xuất phôi thép công suất trên 200.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy sản xuất hóa chất và phân bón hóa học công suất trên 10.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy công nghiệp sản xuất dầu mỏ công suất trên 10.000 tấn sản phẩm/năm; lò hơi công nghiệp công suất trên 20 tấn hơi/giờ.

- Giám sát môi trường xung quanh: chỉ áp dụng cho giai đoạn hoạt động của các dự án có phát sinh phóng xạ với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng; vị trí các điểm giám sát phải được lựa chọn để đảm bảo tính đại diện và phải được mô tả rõ kèm theo sơ đồ minh họa.

- Giám sát các vấn đề môi trường khác (trong trường hợp dự án có thể gây tác động đến): các hiện tượng trượt, sụt, lở, lún, xói lở bồi lắng; sự thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn, các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các vấn đề này với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng.

Yêu cầu:

- Đối với giám sát chất thải: chỉ thực hiện giám sát các loại chất thải hoặc thông số có trong chất thải mà dự án có khả năng phát thải ra môi trường;

- Phải thiết kế vị trí lấy mẫu chất thải theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành (nếu có);

- Việc lấy mẫu, đo đạc, phân tích các thông số môi trường phải được thực hiện bởi các đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện;

- Kết quả giám sát các thông số môi trường phải được đối sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Chương 6

THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng

Nêu tóm tắt quá trình tổ chức tham vấn ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án và quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án dưới hình thức họp cộng đồng dân cư như sau:

6.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Mô tả rõ quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng đã được thực hiện và nêu rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành của văn bản do chủ dự án gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số, ký hiệu, thời gian ban hành của văn bản trả lời của Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án.

Trường hợp không nhận được ý kiến trả lời bằng văn bản của một số Ủy ban cấp xã, tổ chức chịu tác động, phải chứng minh việc đã gửi văn bản đến các cơ quan này nhưng không nhận được ý kiến phản hồi.

6.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Nêu rõ việc phối hợp của chủ dự án với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án trong việc đồng chủ trì họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án, trong đó làm rõ thông tin về các thành phần tham gia cuộc họp.

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng

6.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Nêu rõ các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức chịu tác động trực tiếp về các nội dung của báo cáo ĐTM và các kiến nghị kèm theo (nếu có).

6.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Nêu tóm tắt các ý kiến góp ý với trình bày của chủ dự án về nội dung báo cáo ĐTM của dự án tại cuộc họp tham vấn cộng đồng dân cư; kiến nghị của cộng đồng dân cư.

6.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn

Nêu rõ những ý kiến tiếp thu và giải trình những ý kiến không tiếp thu của chủ dự án đối với các ý kiến góp ý, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn; cam kết của chủ dự án về việc thực hiện những ý kiến tiếp thu.

Lưu ý: Bản sao các văn bản của chủ dự án gửi xin ý kiến tham vấn, văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được xin ý kiến; bản sao Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án phải được đính kèm tại Phụ lục của báo cáo ĐTM.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

Phải có kết luận về các vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết các tác động chưa, vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của các tác động đã xác định; mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng chống, ứng phó các sự cố, rủi ro môi trường; các tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết các vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án.

3. Cam kết

Các cam kết của chủ dự án về việc thực hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong Chương 5 (bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà dự án bắt buộc phải áp dụng); thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại mục 6.2.3 Chương 6 của báo cáo ĐTM; tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan trong các giai đoạn của dự án gồm:

- Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn chuẩn bị của dự án;

- Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành trong các giai đoạn xây dựng của dự án;

- Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ khi dự án đi vào vận hành chính thức cho đến khi kết thúc dự án;

- Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn đóng cửa dự án (nếu có);

- Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án.

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

Liệt kê các nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo (không phải do chủ dự án tự tạo lập) trong quá trình đánh giá tác động môi trường (tác giả, thời gian, tên gọi, nơi phát hành của tài liệu, dữ liệu).

Yêu cầu: Các tài liệu tham khảo phải liên kết chặt chẽ với phân thuyết minh của báo cáo ĐTM.

PHỤ LỤC

Đính kèm trong Phụ lục của báo cáo ĐTM các loại tài liệu sau đây:

- Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến dự án (không bao gồm các văn bản pháp lý chung của Nhà nước);

- Các sơ đồ (bản vẽ, bản đồ) khác liên quan đến dự án nhưng chưa được thể hiện trong các chương của báo cáo ĐTM;

- Các phiếu kết quả phân tích các thành phần môi trường (không khí, tiếng ồn, nước, đất, trầm tích, tài nguyên sinh vật...) có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của Thủ trưởng cơ quan phân tích và đóng dấu;

- Bản sao các văn bản liên quan đến tham vấn cộng đồng và các phiếu điều tra xã hội học (nếu có);

- Các hình ảnh liên quan đến khu vực dự án (nếu có);

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Yêu cầu: Các tài liệu nêu trong Phụ lục phải liên kết chặt chẽ với phần thuyết minh của báo cáo ĐTM.

 

2. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC)

2.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường tới Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại địa chỉ: Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng, 36 Trần Phú - phường 4 - thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo sở duyệt, luân chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý.

+ Trường hợp thành phần hồ sơ thiếu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo đúng quy định;

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ trả lời bằng văn bản để trả hồ sơ cho chủ dự án hoặc yêu cầu chủ dự án bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo ĐMC; trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC.

- Sau khi nhận được tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp Hội đồng thẩm định và ban hành văn bản thông báo đến chủ dự án biết về kết quả đánh giá của Hội đồng thẩm định và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo ĐMC.

- Sau khi nhận được văn bản yêu cầu chỉnh lý (nếu có), Tổ chức bổ sung để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu, nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ đã chỉnh sửa của Chủ dự án và ghi bổ sung vào giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.

- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra nội dung báo cáo ĐMC đã hiệu chỉnh và trình UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC;

- Sau khi nhận được tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC.

c) Bước 3: Trả kết quả

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo thời hạn trả hồ sơ ghi trên giấy biên nhận, nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và lệ phí (nếu có). Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền theo quy định kèm theo chứng minh nhân dân của người được ủy quyền. Nếu tổ chức, cá nhân đồng ý nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát thư bảo đảm của Bưu điện thì phải đăng ký với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ và chịu trả phí bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần (trừ ngày nghỉ và các ngày lễ theo quy định).

2.2. Cách thc thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (theo mẫu);

- Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và chín (09) bản dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu;

b) Số lượng hồ sơ: Như nội dung nêu ở thành phần hồ sơ.

2.4. Thi gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó:

- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 23 ngày;

- Tại Văn Phòng UBND tỉnh là 7 ngày (3 ngày ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định; 04 ngày ban hành văn bản báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC).

Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền báo cáo kết quả thẩm định: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, UBND cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện....

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo kết quả thẩm định ĐMC của cấp có thẩm quyền.

2.8. Lệ phí: Không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (theo Phụ lục 1.1, ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Cấu trúc và yêu cầu nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (theo Phụ lục 1.2 và 1.3, ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức dịch vụ tư vấn khi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải bảo đảm các điều kiện dưới đây:

- Có cán bộ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đáp ứng điều kiện sau: Cán bộ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá môi trường chiến lược.

- Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá môi trường chiến lược; trường hợp không có phòng thí nghiệm các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường ;

- Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường “Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường”;

 

PHỤ LỤC 1.1

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …
V/v đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của (2)

(Địa danh), ngày... tháng ... năm ...

 

Kính gửi: (3)

Chúng tôi là (1), là cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng (2) thuộc mục ... Phụ lục I Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

(2) thuộc thẩm quyền phê duyệt của (4).

Địa chỉ liên hệ: ...

Điện thoại: ...;Fax: ...;E-mail: ...

Gửi đến (3) hồ sơ gồm:

- Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Chín (09) bản dự thảo (2).

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của (2).

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- …;
- Lưu: ...

(5)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Tên gọi Bộ/UBND cấp tỉnh được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (3) Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; (4) Cơ quan phê duyệt chiến lược, kế hoạch, quy hoạch; (5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

 

PHỤ LỤC 1.2

MẪU TRANG BÌA, PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)

 

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

của (2)

 

 

Đại diện của (1)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu) (*)

Đại diện của đơn vị tư vấn (nếu có)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu) (*)

 

 

Địa danh(**), tháng ... năm ...

Ghi chú:

(1) Tên gọi Bộ/Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

(*) Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa.

(**) Địa danh cấp tỉnh nơi thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc nơi đặt trụ sở chính của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

 

PHỤ LỤC 1.3

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

- Tóm tắt về sự cần thiết và hoàn cảnh ra đời của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, trong đó nêu rõ là loại chiến lược, quy hoạch, kế hoạch mới hoặc chiến lược, quy hoạch, kế hoạch điều chỉnh (sau đây gọi là CQK).

- Cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng CQK.

- Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK.

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt CQK.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

2.1. Căn cứ pháp luật

- Liệt kê các văn bản pháp luật làm căn cứ để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của CQK, trong đó nêu đầy đủ chính xác: mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản và đối tượng điều chỉnh của văn bản.

- Liệt kê đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các quy chuẩn kỹ thuật liên quan khác được sử dụng để thực hiện ĐMC của CQK.

2.2. Căn cứ kỹ thuật

Liệt kê các hướng dẫn kỹ thuật về ĐMC và các tài liệu kỹ thuật liên quan khác được sử dụng để thực hiện ĐMC của CQK.

2.3. Phương pháp thực hiện ĐMC

- Liệt kê đầy đủ các phương pháp ĐMC và các phương pháp có liên quan khác đã được sử dụng để thực hiện ĐMC

- Đối với từng phương pháp được sử dụng cần chỉ rõ cơ sở của việc lựa chọn các phương pháp.

- Chỉ rõ phương pháp được sử dụng như thế nào và ở bước nào của quá trình thực hiện ĐMC.

2.4. Tài liệu, dữ liệu cho thực hiện ĐMC

- Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu sẵn có đã được sử dụng để thực hiện ĐMC.

- Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu được thu thập bổ sung trong quá trình thực hiện ĐMC.

- Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu tự tạo lập bởi cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK, của đơn vị tư vấn về ĐMC (từ các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích,...).

3. Tổ chức thực hiện ĐMC

- Mô tả mối liên kết giữa quá trình lập CQK với quá trình thực hiện ĐMC với việc thể hiện rõ các bước thực hiện ĐMC được gắn kết với các bước lập CQK (có thể được minh họa dưới dạng một sơ đồ khối hoặc bảng).

- Nêu tóm tắt về việc tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chuyên gia do cơ quan xây dựng CQK lập hoặc đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC của CQK.

- Danh sách (họ tên, học vị, học hàm, chuyên môn được đào tạo) và vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện ĐMC được thể hiện dưới dạng bảng.

- Mô tả cụ thể về quá trình làm việc, thảo luận của tổ chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn về ĐMC với đơn vị hoặc tổ chuyên gia lập CQK nhằm lồng ghép các nội dung về môi trường vào trong từng giai đoạn của quá trình lập CQK.

Chương 1

TÓM TẮT NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH

1.1. Tên của CQK

Nêu đầy đủ, chính xác tên của CQK.

1.2. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK

Nêu đầy đủ, chính xác tên của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK: tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, fax, E-mail.

1.3. Mối quan hệ của CQK được đề xuất với các CQK khác có liên quan

- Liệt kê các CQK khác đã được phê duyệt có liên quan đến CQK được đề xuất.

- Phân tích khái quát mối quan hệ qua lại giữa CQK được đề xuất với các CQK khác có liên quan.

1.4. Mô tả tóm tắt nội dung của CQK

- Phạm vi không gian và thời kỳ của CQK.

- Các quan điểm và mục tiêu của CQK; các quan điểm và mục tiêu chính về bảo vệ môi trường của CQK.

- Các phương án của CQK và phương án được chọn.

- Các nội dung chính của CQK.

- Các định hướng và giải pháp chính về bảo vệ môi trường của CQK.

- Các định hướng về bảo tồn đa dạng sinh học (nếu có).

- Các giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm, ưu tiên.

- Phương án tổ chức thực hiện CQK.

Chương 2

PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. Phạm vi không gian và thời gian của đánh giá môi trường chiến lược

2.1.1. Phạm vi không gian

Nêu rõ phạm vi không gian thực hiện ĐMC (phạm vi không gian thực hiện ĐMC là những vùng lãnh thổ có khả năng chịu tác động (tiêu cực, tích cực) bởi việc thực hiện CQK).

2.1.2. Phạm vi thời gian

Thể hiện rõ khoảng thời gian được xem xét, dự báo, đánh giá tác động của CQK trong quá trình ĐMC.

2.2. Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội (KT-XH)

2.2.1. Điều kiện địa lý, địa chất

- Mô tả tổng quát điều kiện địa lý, địa chất, của vùng có khả năng ảnh hưởng bởi các tác động (tiêu cực, tích cực) của CQK.

- Mô tả tổng quát đặc điểm địa hình, cảnh quan khu vực, trong đó đặc biệt chi tiết đối với các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc tế (di sản thiên nhiên), cấp khu vực, cấp quốc gia phân bố trên khu vực có khả năng tác động bởi các tác động (tiêu cực, tích cực) của CQK.

2.2.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn/hải văn

- Mô tả tổng quát về điều kiện khí tượng gồm chế độ nhiệt, chế độ nắng, chế độ mưa, chế độ gió và các điều kiện khí tượng khác.

- Mô tả tổng quát về điều kiện thủy văn gồm đặc điểm hệ thống sông, suối chính và chi tiết hơn đối với các hệ thống sông, suối có khả năng chịu tác động bởi phân bố trên khu vực CQK.

- Mô tả tổng quát về điều kiện hải văn (đối với vùng CQK liên quan đến biển).

- Liệt kê các hiện tượng khí tượng cực đoan (lốc, bão, lũ lụt, v.v.) đã xảy ra trên khu vực CQK.

- Mô tả các biểu hiện của biến đổi khí hậu trên khu vực CQK.

2.2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

- Mô tả tổng quát hiện trạng các thành phần môi trường gồm môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí thuộc vùng có khả năng chịu tác động bởi CQK.

- Mô tả tổng quát đặc điểm hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học (phong phú về gen, loài) trên cạn và dưới nước thuộc vùng CQK có khả năng chịu tác động (tiêu cực, tích cực) bởi CQK bao gồm: đặc điểm thảm thực vật (rừng), các khu bảo tồn thiên nhiên; các loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm, đặc hữu, các loài nguy cấp và các loài ngoại lai.

- Các dịch vụ hệ sinh thái đang được khai thác và tiềm năng thuộc vùng CQK.

2.2.4. Điều kiện về kinh tế

Mô tả tổng quát về hiện trạng hoạt động của các ngành kinh tế chính thuộc khu vực CQK (công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, du lịch, thương mại và ngành khác) có khả năng chịu tác động bởi CQK.

2.2.5. Điều kiện về xã hội

- Các công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình quan trọng khác có khả năng chịu tác động (tiêu cực, tích cực) bởi CQK.

- Mô tả về dân số, đặc điểm các dân tộc (nếu khu vực có các dân tộc thiểu số), mức sống, tỷ lệ hộ nghèo thuộc khu vực có khả năng chịu tác động (tiêu cực, tích cực) bởi CQK.

Lưu ý:

- Nội dung trình bày về môi trường tự nhiên và môi trường KT-XH thuộc khu vực chịu tác động bởi CQK chỉ tập trung vào các thành phần môi trường, KT-XH có tiềm năng chịu tác động bởi việc thực hiện CQK có xét đến biến đổi khí hậu.

- Số liệu phải có chuỗi thời gian ít nhất là năm (05) năm tính đến thời điểm thực hiện ĐMC.

- Thông tin, số liệu về chất lượng các thành phần môi trường phải được chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu sẵn có (tham khảo) và các số liệu dữ liệu khảo sát, đo đạc, phân tích được thực hiện trong quá trình ĐMC.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.1. Các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường được lựa chọn

- Liệt kê các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu được lựa chọn từ các văn bản chính thống liên quan như: nghị quyết, chỉ thị của đảng; văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước; chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; biến đổi khí hậu và các văn bản khác có liên quan.

3.2. Đánh giá sự phù hợp của CQK với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường

- Đánh giá sự phù hợp/không phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa quan điểm, mục tiêu của CQK với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản nêu tại mục 3.1.

- Dự báo tác động (tiêu cực, tích cực) của các quan điểm, mục tiêu của CQK đến các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản nêu tại mục 3.1.

3.3. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất

- Đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực, tích cực lên các mục tiêu về bảo vệ môi trường, các xu thế môi trường của từng phương án phát triển đề xuất.

- Khuyến nghị phương án lựa chọn.

Lưu ý: Nội dung này chỉ thực hiện khi CQK có từ hai (02) phương án phát triển trở lên.

3.4. Những vấn đề môi trường chính

- Nêu rõ các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK cần xem xét trong ĐMC.

Lưu ý:

- Làm rõ cơ sở để lựa chọn các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK.

- Các vấn đề môi trường chính cần được mã số hóa và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và thống nhất ở các phần tiếp theo của báo cáo ĐMC.

3.5. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện CQK (phương án 0)

- Xác định các nguyên nhân chính có tiềm năng tác động đến môi trường của khu vực trước thời điểm thực hiện CQK như các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dự án đầu tư đang triển khai, các quy hoạch, dự án đã được phê duyệt và sẽ triển khai trong tương lai gần, các động lực thị trường, biến đổi khí hậu, v.v..

- Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, xu hướng phát thải khí nhà kính của khu vực.

3.6. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện CQK

3.6.1. Đánh giá, dự báo tác động của CQK đến môi trường

- Xác định các tác động của CQK đến môi trường khu vực.

- Đánh giá tác động của CQK đến môi trường: xác định rõ đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian và thời gian của tác động, mức độ nghiêm trọng của tác động, xác suất của tác động.

Lưu ý: Cần đánh giá cả tác động tiêu cực và tích cực, tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động tích lũy.

3.6.2. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính

- Dự báo xu hướng của từng vấn đề môi trường chính đã được xác định theo không gian và thời gian.

3.6.3. Dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện CQK

- Dự báo tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu đối với CQK.

- Dự báo tác động của CQK đối với xu hướng biến đổi khí hậu.

Lưu ý: Cần dự báo tiềm năng phát thải khí nhà kính, khả năng hấp thụ khí CO2 từ các hoạt động của CQK

3.7. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và các vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo

- Xác định và nêu rõ những vấn đề còn chưa chắc chắn, thiếu tin cậy trong ĐMC, đặc biệt là về dự báo, đánh giá tác động, mức độ nghiêm trọng, phạm vi không gian, thời gian của tác động, v.v..

- Trình bày rõ lý do, nguyên nhân của từng vấn đề chưa chắc chắn, thiếu tin cậy như: từ số liệu, dữ liệu (thiếu thông tin, dữ liệu cần thiết; số liệu, dữ liệu quá cũ, thiếu độ tin cậy...); từ phương pháp đánh giá (tính phù hợp, độ tin cậy của phương pháp...); trình độ chuyên môn của các chuyên gia và các nguyên nhân khác.

Chương 4

THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

4.1. Thực hiện tham vấn

- Trình bày rõ mục tiêu của tham vấn.

- Nêu rõ nội dung tham vấn, các đối tượng được lựa chọn tham vấn và căn cứ để lựa chọn các đối tượng này.

- Mô tả quá trình tham vấn, cách thức tham vấn, trong đó nêu rõ việc tham vấn được thực hiện ở những bước nào trong quá trình thực hiện ĐMC.

Lưu ý: Việc tham vấn được thực hiện nhiều lần trong quá trình ĐMC phải nêu rõ nội dung tham vấn của mỗi lần tham vấn.

4.2. Kết quả tham vấn

- Nêu rõ kết quả tham vấn, trong đó phản ánh đầy đủ các ý kiến tích cực và tiêu cực, các ý kiến nhất trí, phản đối và các kiến nghị đối với bảo vệ môi trường, đối với nội dung CQK và các ý kiến, kiến nghị khác (nếu có).

- Làm rõ các nội dung, ý kiến đã được tiếp thu, không tiếp thu và nêu rõ lý do.

Chương 5

GIẢI PHÁP DUY TRÌ XU HƯỚNG TÍCH CỰC, PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU XU HƯỚNG TIÊU CỰC CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH

5.1. Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả của đánh giá môi trường chiến lược

5.1.1. Các đề xuất, kiến nghị từ kết quả của ĐMC

Nêu đầy đủ các đề xuất, kiến nghị dưới góc độ môi trường từ quá trình ĐMC để điều chỉnh các nội dung của CQK.

5.1.2. Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh

Trình bày các nội dung CQK đã được điều chỉnh của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị từ quá trình ĐMC bao gồm:

- Các điều chỉnh về quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu của CQK.

- Các điều chỉnh về phương án phát triển.

- Các điều chỉnh về các dự án thành phần.

- Các điều chỉnh về phạm vi, quy mô, các giải pháp công nghệ, và các nội dung khác.

- Các điều chỉnh liên quan đến giải pháp, phương án tổ chức thực hiện CQK.

5.2. Các giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện CQK

5.2.1. Các giải pháp về tổ chức, quản lý

- Đề ra các giải pháp về tổ chức, quản lý nhằm duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực do việc thực hiện CQK.

- Nhận xét, đánh giá về tính khả thi, dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.

5.2.2. Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật

- Đề ra các giải pháp về mặt công nghệ, kỹ thuật nhằm phát huy các xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu các xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường do việc thực hiện các hoạt động, dự án của CQK.

- Nhận xét, đánh giá về tính khả thi, dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.

5.2.3. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Định hướng yêu cầu về nội dung ĐTM đối với các dự án đầu tư được đề xuất trong CQK, trong đó chỉ ra những vấn đề môi trường cần chú trọng, các vùng, ngành/lĩnh vực cần phải được quan tâm về ĐTM trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

5.3. Các giải pháp giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu

5.3.1. Các giải pháp giảm nhẹ

Đề xuất các giải pháp quản lý, kỹ thuật để giảm nhẹ các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

5.3.2. Các giải pháp thích ứng

Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.

5.4. Các giải pháp khác (nếu có)

Chương 6

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

6.1. Quản lý môi trường

Trình bày các nội dung về quản lý môi trường trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

6.2. Giám sát môi trường

Chương trình giám sát môi trường gồm các nội dung:

- Mục tiêu giám sát: nêu rõ những mục tiêu cần đạt được của hoạt động giám sát.

- Trách nhiệm thực hiện giám sát: nêu rõ tổ chức, cơ quan chịu trách nhiệm chính và cách thức phối hợp giữa các cơ quan liên quan, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức khác hoặc với cộng đồng trong quá trình thực hiện giám sát.

- Nội dung giám sát: nêu rõ các đối tượng giám sát, thời gian, tần suất giám sát, các thông số/chỉ thị giám sát, địa điểm giám sát (nếu có).

- Nguồn lực cho giám sát: nêu rõ nguồn lực cho thực hiện giám sát bao gồm nhân lực, kinh phí và các điều kiện vật chất khác cần thiết cho hoạt động giám sát (nếu có).

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Về mức độ ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường của CQK

- Kết luận chung về sự phù hợp/chưa phù hợp hoặc mâu thuẫn của các mục tiêu của CQK với các mục tiêu về bảo vệ môi trường.

- Mức độ tác động tiêu cực, tích cực của CQK lên các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.

- Các tác động môi trường tiêu cực không thể khắc phục và nguyên nhân.

2. Về hiệu quả của ĐMC

Nêu tóm tắt về:

- Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh trong quá trình ĐMC.

- Các vấn đề còn chưa có sự thống nhất giữa yêu cầu phát triển và bảo vệ môi trường.

3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện CQK và kiến nghị hướng xử lý

Nêu rõ những vấn đề môi trường cần được tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện CQK.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Liệt kê đầy đủ các tài liệu được tham khảo trong quá trình ĐMC và lập báo cáo ĐMC.

Các tài liệu tham khảo phải được thể hiện rõ: tên tác giả (hoặc cơ quan), tên tài liệu, năm xuất bản và cơ quan xuất bản. Tài liệu tham khảo qua internet phải chỉ rõ địa chỉ website.

 

3. Thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

3.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại địa chỉ: Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng, 36 Trần Phú - phường 4 - thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo sở duyệt, luân chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý.

+ Trường hợp thành phần hồ sơ thiếu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo đúng quy định;

b) Bước 2: Thẩm định, phê duyệt hồ sơ.

- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản để trả hồ sơ cho chủ cơ sở hoặc yêu cầu chủ cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh đề án; trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

- UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở; Kết quả thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết: Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản thông báo đến chủ cơ sở biết về kết quả thẩm định và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

- Sau khi nhận được văn bản yêu cầu chỉnh lý (nếu có), chủ cơ sở bổ sung để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu, nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ đã chỉnh sửa của Chủ cơ sở và ghi bổ sung vào giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.

- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã hiệu chỉnh và trình UBND tỉnh phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

- UBNĐ tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

c) Bước 3: Trả kết quả

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo thời hạn trả hồ sơ ghi trên giấy biên nhận, nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và lệ phí (nếu có). Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền theo quy định kèm theo chứng minh nhân dân của người được ủy quyền. Nếu tổ chức, cá nhân đồng ý nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát thư bảo đảm của Bưu điện thì phải đăng ký với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ và chịu trả phí bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần (trừ ngày nghỉ và các ngày lễ theo quy định).

3.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- 01 (một) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết (theo mẫu);

- 07 (bảy) bản đề án bảo vệ môi trường chi tiết (theo mẫu);

- 01 (một) đĩa CD ghi nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

b) Số lượng hồ sơ: Như nội dung nêu ở thành phần hồ sơ.

3.4. Thi gian giải quyết: Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó:

- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 20 ngày;

- Tại Văn Phòng UBND tỉnh là 5 ngày (2 ngày ký Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, 3 ngày ký Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết).

Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, UBND cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện,...

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: 01 (một) bản Quyết định phê duyệt kèm theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt và xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường.

3.8. Lệ phí:

- Thẩm định lần đầu: tùy theo loại hình dự án và tổng vốn đầu tư của dự án, mức thu phí tương đương mức phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Trường hp thẩm định lại: áp dụng mức thu bằng 50% mức thu thẩm định lần đầu tương ứng.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Nội dung và cấu trúc của đề án bảo vệ môi trường chi tiết (theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết (theo Phụ lục 2, ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

- Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường “Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường”;

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

 

Phụ lục 3

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

MỞ ĐẦU

1. Việc hình thành của cơ sở

- Tóm tắt quá trình hình thành cơ sở: Cơ sở được hình thành từ cơ sở đầu tư nào, ai/cấp nào đã thành lập cơ sở này, số và ngày của văn bản hay quyết định đó; cơ sở có hay không có đăng ký đầu tư, nếu có thì nêu rõ số và ngày của văn bản đăng ký đó; có hay không được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nếu có thì nêu rõ số và ngày của giấy chứng nhận đầu tư, các thông tin liên quan khác (sao và đính kèm các văn bản ở phần phụ lục của đề án).

- Cơ sở được hình thành có phù hợp với các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt hay không (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, các quy hoạch liên quan khác), có phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn hay không.

- Trường hợp địa điểm của cơ sở đặt tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (khu kinh tế, khu/cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu/cụm sản xuất/kinh doanh/dịch vụ tập trung khác) thì phải nêu rõ tên của khu/cụm, số và ngày của văn bản chấp thuận của Ban quản lý khu/cụm đó (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).

2. Căn cứ để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

2.1. Căn cứ pháp lý

Liệt kê đầy đủ các văn bản sau đây (số, ngày ban hành, cơ quan ban hành, nội dung trích yếu của văn bản):

- Văn bản là căn cứ lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết, kể cả các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan.

- Văn bản của ban quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung chấp thuận cho cơ sở đầu tư vào khu này (trường hợp địa điểm của cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung).

2.2. Các thông tin, tài liệu liên quan

Liệt kê các tài liệu (tên, tác giả, xuất xứ thời gian, nơi xuất bản hoặc nơi lưu giữ) có những thông tin, số liệu được sử dụng cho việc lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

3. Tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

- Nêu tóm tắt về việc tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết của chủ cơ sở; trường hợp có thuê tư vấn thì nêu rõ tên đơn vị tư vấn kèm theo địa chỉ liên hệ, họ và tên người đứng đầu đơn vị tư vấn và phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hộp thư điện tử).

- Danh sách những người trực tiếp tham gia lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết, bao gồm người của cơ sở và của đơn vị tư vấn kèm theo chỉ dẫn về học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo của từng người.

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên cơ sở

Nêu đầy đủ, chính xác tên gọi hiện hành của cơ sở (thống nhất với tên đã ghi ở trang bìa và trang phụ bìa của đề án bảo vệ môi trường chi tiết này).

1.2. Chủ cơ sở

Nêu đầy đủ họ, tên và chức danh của chủ cơ sở kèm theo chỉ dẫn về địa chỉ liên hệ, phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hộp thư điện tử).

1.3. Vị trí địa lý của cơ sở

- Mô tả vị trí địa lý của cơ sở: Nêu cụ thể vị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp xã trở lên; trường hợp cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải chỉ rõ tên khu/cụm này trước khi nêu địa danh hành chính; tọa độ các điểm khống chế vị trí của cơ sở kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí các điểm khống chế đó.

- Mô tả các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng bởi cơ sở (sông, suối, ao, hồ và các vực nước khác; vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và các khu bảo tồn thiên nhiên khác; hệ thống giao thông thủy, bộ đi đến cơ sở; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các điểm dân cư, bệnh viện, trường học, nhà thờ, đền, chùa; các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; các khu di tích lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng và các đối tượng kinh tế - xã hội khác).

- Mô tả rõ vị trí xả nước thải của cơ sở và mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành (trường hợp có nước thải).

- Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị trí địa lý của cơ sở và các đối tượng xung quanh như đã mô tả.

1.4. Nguồn vốn đầu tư của cơ sở

- Tổng vốn đầu tư của cơ sở;

- Vốn đầu tư của cơ sở qua các giai đoạn;

- Vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường của cơ sở.

1.5. Các hạng mục xây dựng của cơ sở

1.5.1. Nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng, như: đường giao thông, bến cảng, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa, các kết cấu hạ tầng khác (nếu có);

1.5.2. Nhóm các hạng mục phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như: văn phòng làm việc, nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, bãi tập kết nguyên liệu và các hạng mục liên quan khác;

1.5.3. Nhóm các hạng mục về bảo vệ môi trường, như: quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (nơi lưu giữ, nơi trung chuyển, nơi xử lý, nơi chôn lấp); xử lý nước thải; xử lý khí thải; chống ồn, rung; chống xói lở, xói mòn, sụt, lún, trượt, lở đất; chống úng, ngập nước; các hạng mục về bảo vệ môi trường khác.

Cần liệt kê tất cả các hạng mục xây dựng kèm theo sơ đồ tổng mặt bằng chỉ dẫn rõ ràng từng hạng mục, trong đó liệt kê các hạng mục đã xây dựng xong; các hạng mục đang và sẽ xây dựng kèm theo mô tả cách thức/công nghệ thi công, kinh phí đầu tư, khối lượng thi công, tiến độ thi công đối với từng hạng mục.

1.6. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở

- Quy mô/công suất thiết kế tổng thể, thiết kế cho từng giai đoạn (nếu có) của cơ sở.

- Thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động; thời điểm dự kiến đóng cửa hoạt động của cơ sở (nếu có).

1.7. Công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở

Mô tả tóm tắt công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở kèm theo sơ đồ khối để minh họa, trong đó có chỉ dẫn cụ thể vị trí của các dòng chất thải và/hoặc vị trí có thể gây ra các vấn đề môi trường không do chất thải (nếu có).

1.8. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất/kinh doanh/dịch vụ của cơ sở

1.8.1. Máy móc, thiết bị

Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị đã lắp đặt và đang vận hành với chỉ dẫn cụ thể về: tên gọi, nơi sản xuất, năm sản xuất, tình trạng khi đưa vào sử dụng (mới hay cũ, nếu cũ thì tỷ lệ còn lại là bao nhiêu phần trăm).

1.8.2. Nguyên liệu, nhiên liệu

Liệt kê từng loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất cần sử dụng với chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

1.8.3. Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác

Nêu cụ thể khối lượng nước, lượng điện và các vật liệu khác cần sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

1.9. Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua

- Nêu tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở đến thời điểm lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

- Lý do không thực hiện đúng các thủ tục về môi trường và phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

- Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính về môi trường (nếu có). Trường hợp đã bị xử phạt, phải sao và đính kèm các văn bản xử phạt vào phần phụ lục của bản đề án.

- Những tồn tại, khó khăn (nếu có).

CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1. Các nguồn chất thải

2.1.1. Nước thải

2.1.2. Chất thải rắn thông thường

2.1.3. Chất thải nguy hại

2.1.4. Khí thải

Yêu cầu đối với các nội dung từ mục 2.1.1 đến mục 2.1.4:

Mô tả rõ từng nguồn phát sinh chất thải kèm theo tính toán cụ thể về: Hàm lượng thải (nồng độ) của từng thông số đặc trưng cho cơ sở và theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng; tổng lượng/lưu lượng thải (kg,tấn,m3) của từng thông số đặc trưng và của toàn bộ nguồn trong một ngày đêm (24 giờ), một tháng, một quý và một năm. Trường hợp cơ sở có từ 02 điểm thải khác nhau trở lên ra môi trường thì phải tính tổng lượng/lưu lượng thải cho từng điểm thải.

2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung

Mô tả rõ và đánh giá từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.

2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội

- Mô tả các vấn đề môi trường do cơ sở tạo ra (nếu có), như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường khác;

- Mô tả và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;

- Mô tả các vấn đề kinh tế - xã hội do cơ sở tạo ra (nếu có) liên quan đến hoạt động giải phóng mặt bằng (đền bù/bồi thường tái định cư và các hoạt động khác liên quan đến việc giải phóng mặt bằng);

Các nội dung trong mục 2.1 và 2.2. phải thể hiện rõ theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

- Giai đoạn vận hành/hoạt động hiện tại.

- Giai đoạn vận hành/hoạt động trong tương lai theo kế hoạch đã đặt ra (nếu có).

- Giai đoạn đóng cửa hoạt động (nếu có).

2.3. Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở

2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa

2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung

2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

2.3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Trong các nội dung trong các mục từ 2.3.1. đến 2.3.6, cần nêu rõ:

- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu kể cả các hóa chất (nếu có) đã, đang và sẽ sử dụng cho việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

- Quy trình công nghệ, quy trình quản lý vận hành các công trình xử lý chất thải, hiệu quả xử lý và so sánh kết quả với các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành.

- Trường hợp thuê xử lý chất thải, phải nêu rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhận xử lý thuê, có hợp đồng về việc thuê xử lý (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).

- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế - xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.

CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, CẢI TẠO, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Chỉ áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thiện công trình, biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường)

3.1. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải và nước mưa

3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

3.4. Các biện pháp chống ồn, rung

3.5. Các công trình, biện pháp và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Đối với từng công trình cần mô tả:

- Tiến độ thực hiện (nêu rõ tiến tiến độ thực hiện của từng hạng mục khi bắt đầu, hoàn thành).

- Kinh phí dự kiến.

- Trách nhiệm thực hiện.

- Thông số đo đạc, phân tích khi vận hành công trình (phải đảm bảo đủ các thông số đặc trưng cho chất thải của cơ sở và đã được quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng).

- Các thiết bị quan trắc môi trường cho từng nguồn thải (nếu có).

CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

4.1. Chương trình quản lý môi trường

Chương trình quản lý môi trường được thiết lập trên cơ sở tổng hợp kết quả của các Chương 1, 2, 3 dưới dạng bảng như sau:

Các hoạt động của cơ sở

Các tác động môi trường

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn thành

Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Trách nhiệm giám sát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2. Chương trình giám sát môi trường

Chương trình giám sát môi trường bao gồm các nội dung giám sát chất thải và giám sát các vấn đề môi trường khác, cụ thể như sau:

- Giám sát nước thải và khí thải: phải giám sát lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải với tần suất theo quy định; vị trí các điểm giám sát phải được mô tả rõ và thể hiện trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

- Giám sát chất thải rắn: giám sát khối lượng, chủng loại chất thải rắn phát sinh.

- Giám sát các vấn đề môi trường khác (nếu có) như: đa dạng sinh học, hiện tượng trượt, sụt, lở, lún, xói lở bồi lắng; sự thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các vấn đề này.

Yêu cầu:

- Đối với giám sát chất thải: chỉ thực hiện giám sát các loại chất thải hoặc thông số có trong chất thải mà cơ sở phát thải ra môi trường;

- Việc lấy mẫu, đo đạc, phân tích các thông số môi trường phải được thực hiện bởi các đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện;

- Kết quả giám sát chất thải phải được đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;

- Việc quan trắc liên tục, tự động nước thải và khí thải của cơ sở được thực hiện theo pháp luật hiện hành.

CHƯƠNG 5. THAM VẤN Ý KIẾN VỀ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

5.1. Văn bản của chủ cơ sở gửi Ủy ban nhân dân cấp xã

Ghi rõ số hiệu và ngày văn bản của chủ cơ sở gửi các Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở để xin ý kiến tham vấn.

5.2. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã

- Ghi rõ số hiệu và ngày của văn bản trả lời của từng Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Nêu tóm tắt những ý kiến chính của Ủy ban nhân dân cấp xã, đặc biệt lưu ý đến những ý kiến không tán thành, những đề xuất, những kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không có văn bản trả lời thì phải nêu rõ bằng chứng về việc chủ cơ sở đã gửi văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã (giấy biên nhận trực tiếp của cấp xã hoặc giấy biên nhận của bưu điện nơi gửi hoặc bằng chứng khác).

- Trường hợp phải tổ chức cuộc họp với đại diện cộng đồng dân cư trong xã để trình bày, đối thoại về nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết, cần nêu rõ các ý kiến, kiến nghị của cộng đồng.

5.3. Ý kiến phản hồi của chủ cơ sở

- Nhận xét về tính sát thực, khách quan của các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cơ sở.

- Tiếp thu, giải trình của chủ cơ sở đối với các ý kiến không tán thành, các đề xuất, các kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; trường hợp không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do và đề xuất hướng xử lý tiếp theo.

Các văn bản tham vấn ý kiến, giấy tờ là bằng chứng của chủ cơ sở; văn bản trả lời của Ủy ban nhân dân cấp xã, các văn bản liên quan khác (nếu có) phải được sao và đính kèm ở phần phụ lục của đề án, chỉ dẫn rõ các bản sao này đã được đính kèm ở phụ lục cụ thể nào của đề án.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

Phải kết luận rõ:

- Đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải và tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội;

- Tính hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội phát sinh từ hoạt động của cơ sở.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với các cơ quan liên quan ở trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.

3. Cam kết

- Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

- Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt đề án;

- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình triển khai xây dựng và hoạt động của cơ sở.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các văn bản liên quan

Phụ lục 1.1. Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến sự hình thành cơ sở

Phụ lục 1.2. Bản sao các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường (nếu có)

Phụ lục 1.3. Bản sao các văn bản về tham vấn ý kiến

Phụ lục 1.4. Bản sao các phiếu kết quả phân tích về môi trường, hợp đồng xử lý về môi trường (nếu có)

Phụ lục 1.5. Bản sao các văn bản khác có liên quan (nếu có)

Phụ lục 2: Các hình, ảnh minh họa (trừ các hình, ảnh đã thể hiện trong bản đề án)

Từng văn bản, hình, ảnh trong phụ lục phải được xếp theo thứ tự rõ ràng với mã số cụ thể và đều phải được dẫn chiếu ở phần nội dung tương ứng của bản đề án.

 

Phụ lục 2

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

…(1)…
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ...../…..

V/v thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của…(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi: …(3)…

…(1)… có địa chỉ tại …(4)…, số điện thoại …. , fax ….., email ….

xin gửi đến …(3)… bẩy (07) bản đề án bảo vệ môi trường chi tiết của …(2)…

Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại bản đề án nói trên là hoàn toàn trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.

Kính đề nghị …(3)… sớm xem xét, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết này.

Xin trân trọng cám ơn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- …(6)…
- Lưu …

…(5)…
(ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở

(2) Tên đầy đủ của cơ sở

(3) Tên cơ quan thẩm quyền thẩm định

(4) Địa chỉ liên hệ theo bưu điện

(5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở

(6) Nơi nhận khác (nếu có)

 

4. Cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

4.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại địa chỉ: Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng, 36 Trần Phú - phường 4 - thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo sở duyệt, luân chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý.

+ Trường hợp thành phần hồ sơ thiếu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo đúng quy định;

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

- Chi cục Bảo vệ Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản để trả hồ sơ cho chủ dự án hoặc yêu cầu chủ dự án bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi cục Bảo vệ Môi trường tham mưu cho lãnh đạo Sở ký ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án. Sau đó tiến hành kiểm tra dự án.

- Trường hợp dự án chưa đủ điều kiện để cấp giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, Chi cục Bảo vệ Môi trường tham mưu lãnh đạo Sở ban hành văn bản thông báo cho chủ dự án.

- Sở Tài nguyên và Môi trường ký giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do chưa cấp.

c) Bước 3: Trả kết quả

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo thời hạn trả hồ sơ ghi trên giấy biên nhận, nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và lệ phí (nếu có). Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền theo quy định kèm theo chứng minh nhân dân của người được ủy quyền. Nếu tổ chức, cá nhân đồng ý nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát thư bảo đảm của Bưu điện thì phải đăng ký với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ và chịu trả phí bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần (trừ ngày nghỉ và các ngày lễ theo quy định).

4.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

4.3. Thành phần, số lượng h sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Một (01) văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thực hiện theo mẫu;

- Một (01) bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được phê duyệt;

- Bảy (07) bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án thực hiện theo mẫu.

Trường hợp dự án có nhiều phân kỳ đầu tư hoặc có các hạng mục độc lập, chủ dự án được lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành cho từng phân kỳ đầu tư hoặc cho từng hạng mục độc lập của dự án với điều kiện đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành cho từng phân kỳ đầu tư hoặc cho từng hạng mục độc lập của dự án.

b) Số lượng hồ sơ: Như nội dung nêu ở thành phần hồ sơ.

4.4. Thi gian giải quyết:

- Không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trong trường hợp không cần tiến hành lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường để kiểm chứng;

- Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trong trường hợp phải lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường để kiểm chứng.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hp: các Sở ban ngành, UBND và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện....

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

4.8. Lệ phí: Không

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (theo Phụ lục 3.2, ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án (theo Phụ lục 3.1, ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 10/7/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng v/v ủy quyền thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

 

PHỤ LỤC 3.1

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA, XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …
V/v đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án)

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...

 

Kính gửi: (2)

Chúng tôi là: (1), chủ dự án của dự án (3) (sau đây gọi tắt là dự án), đã được (4) phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số... ngày... tháng... năm...

- Địa điểm thực hiện dự án: ...

- Địa chỉ liên hệ: ...

- Điện thoại: ...; Fax: ...; E-mail: ...

Đã thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án) gồm có:

1...

2...

(Lưu ý: ghi rõ các hạng mục/phân kỳ của dự án đang đề nghị xác nhận hoàn thành công trình xử lý môi trường)

Gửi đến quý (2) hồ sơ gồm:

- Một (01) bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được (4) phê duyệt;

- Bảy (07) bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (trường hợp dự án nằm trên diện tích đất của từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, phải gửi thêm số lượng báo cáo bằng số lượng các tỉnh tăng thêm, hoặc số lượng tăng thêm theo yêu cầu của (2) để phục vụ công tác kiểm tra);

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các thông tin, số liệu được đưa ra trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị quý (2) kiểm tra, xác nhận việc (1) đã hoàn thành công trình, bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- …;
- Lưu: …

(5)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận;

(3) Tên đầy đủ của dự án;

(4) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

(5) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

 

PHỤ LỤC 3.2

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...

 

Kính gửi: (2)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
của Dự án (3)

1. Thông tin chung về dự án:

Tên chủ dự án: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ văn phòng: ……………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………….      Fax: ……………..       E-mail: …………………………………

Địa điểm thực hiện dự án: …………………………………………………………………….

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số ... ngày ... tháng ... năm ... của ...

2. Các công trình bảo vệ môi trường của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án) đã hoàn thành

2.1. Công trình xử lý nước thải

2.1.1. Mạng lưới thu gom nước thải, thoát nước (cần mô tả rõ các thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom, thoát nước; vị trí của các công trình này kèm theo sơ đồ minh họa)

2.1.2. Công trình xử lý nước thải đã được xây lắp: (cần mô tả rõ quy trình công nghệ, quy mô công suất, các thông số kỹ thuật của công trình, các thiết bị đã được xây lắp)

1.2.3. Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải (cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện việc đo đạc, lấy mẫu phân tích về môi trường: thời gian, phương pháp, khối lượng mẫu giả định được tạo lập (nếu có); thời gian tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng)

Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải được trình bày theo mẫu bảng sau:

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; Tiêu chuẩn, Quy chuẩn đối chiếu.

Lưu lượng thải (Đơn vị tính)

Thông số ô nhiễm đặc trưng (*) của dự án

Thông s A
(Đơn vị tính)

Thông số B
(Đơn vị tính)

v.v...

Trước khi xử lý

Sau khi xử lý

Trước khi xử lý

Sau khi xử lý

Trước khi xử lý

Sau khi xử lý

Ln 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TCVN/QCVN …………….

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(*) Thông số ô nhiễm đặc trưng của dự án là những thông số ô nhiễm do dự án trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra.

2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải: cần liệt kê đầy đủ các công trình; biện pháp xử lý bụi, khí thải đã được xây lắp; nguồn gốc và hiệu quả xử lý của các thiết bị xử lý bụi, khí thải chính đã được lắp đặt; kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý bụi, khí thải và thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải (trừ cột trước khi xử lý).

2.3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn: mô tả công trình lưu giữ chất thải rắn; làm rõ quy mô, các thông số kỹ thuật kèm theo thiết kế chi tiết của các công trình xử lý chất thải rắn trong trường hợp chủ dự án tự xử lý.

2.4. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: mô tả công trình lưu giữ chất thải nguy hại; làm rõ quy mô, các thông số kỹ thuật kèm theo thiết kế chi tiết của các công trình xử lý chất thải rắn trong trường hợp chủ dự án tự xử lý.

2.5. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và các công trình bảo vệ môi trường khác: (nếu có)

3. Các công trình bảo vệ môi trường của dự án đã được điều chỉnh, thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt (kết quả trình bày cần thể hiện dưới dạng bảng có thuyết minh kèm theo, trong đó nêu rõ những nội dung đã được điều chỉnh, thay đổi và văn bản đồng ý/cho phép của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM)

STT

Tên công trình bảo vệ môi trường

Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM

Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện

Văn bản đồng ý/cho phép của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM

1.

 

2...

 

Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- …;
- Lưu: …

(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Chủ dự án; (2) Tên cơ quan kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; (3) Tên đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án (3); (4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, bao gồm các tài liệu sau (tùy loại hình dự án và từng dự án cụ thể mà có thể có một số hoặc tất cả các tài liệu này):

- Các bản vẽ kỹ thuật hoặc hồ sơ thuyết minh công trình bảo vệ môi trường;

- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa;

- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải;

- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thay đổi, điều chỉnh báo cáo ĐTM của dự án;

- Biên bản nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường.

 

5. Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường

5.1. Trình t thc hin

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại địa chỉ: Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng, 36 Trần Phú - phường 4 - thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo sở duyệt, luân chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý.

+ Trường hợp thành phần hồ sơ thiếu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo đúng quy định;

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

- Chi cục Bảo vệ Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản để trả hồ sơ cho chủ dự án hoặc yêu cầu chủ dự án bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch;

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi cục Bảo vệ Môi trường tham mưu cho Lãnh đạo Sở ký Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Sở Tài nguyên và Môi trường ký Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

c) Bước 3: Trả kết quả

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo thời hạn trả hồ sơ ghi trên giấy biên nhận, nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và lệ phí (nếu có). Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền theo quy định kèm theo chứng minh nhân dân của người được ủy quyền. Nếu tổ chức, cá nhân đồng ý nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát thư bảo đảm của Bưu điện thì phải đăng ký với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ và chịu trả phí bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần (trừ ngày nghỉ và các ngày lễ theo quy định).

5.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với trang bìa và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu;

- Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

b) Số lượng hồ sơ: Như nội dung nêu ở thành phần hồ sơ.

5.4. Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyn xác nhận: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan phối hợp: các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, UBND cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện....

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.

5.8. Lệ phí: Không

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Cấu trúc và nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyn xác nhận đăng ký của Sở Tài nguyên và Môi trường (theo Phụ lục 5.5, ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

 

PHỤ LỤC 5.5

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Địa danh nơi thực hiện dự án), ngày... tháng... năm...

Kính gửi: (1)

…………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi gửi đến (1) bản kế hoạch bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:

I. Thông tin chung

1.1. Tên dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là dự án): nêu đúng tên gọi như được nêu trong báo cáo đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương).

1.2. Tên chủ dự án: ...

1.3. Địa chỉ liên hệ: ...

1.4. Người đại diện theo pháp luật: ...

1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail ...).

1.6. Địa điểm thực hiện dự án:

Mô tả vị trí địa lý (tọa độ các điểm khống chế ranh giới theo hệ VN2000) của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông,…), các đối tượng về kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử,... ), hiện trạng sử dụng đất trên vị trí thực hiện dự án và các đối tượng xung quanh khác.

Chỉ rõ nguồn tiếp nhận nước thải của dự án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối với các nguồn này.

1.7. Quy mô dự án

Mô tả tóm lược về quá trình thi công xây dựng; quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất; liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng của chúng.

1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

- Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất được tính theo giờ, ngày, tháng hoặc năm; phương thức cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu.

- Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất.

Yêu cầu:

- Đối với trường hợp mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động cần phải bổ sung thông tin về cơ sở đang hoạt động, đặc biệt là các thông tin liên quan đến các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng hoặc loại bỏ hoặc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung.

II. Các tác động xấu đến môi trường

2.1. Tác động xấu đến môi trường do chất thải

2.1.1. Khí thải: ...

2.1.2. Nước thải: ...

2.1.3. Chất thải rắn: ...

2.1.4. Chất thải nguy hại: ...

2.1.5. Chất thải khác:... (nếu có)

Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải. Đối với khí thải và nước thải còn phải nêu rõ hàm lượng/nồng độ của từng thành phần ô nhiễm đặc trưng và so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành trong trường hợp chưa áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu.

2.2. Tác động xấu đến môi trường không do chất thải

Nêu tóm tắt các tác động xấu đến môi trường khác (nếu có) do dự án gây ra: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi vi khí hậu; sự suy thoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.

Yêu cầu: các loại tác động xấu đến môi trường phải được thể hiện theo từng giai đoạn, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các giai đoạn sau theo đặc thù của từng dự án cụ thể: (1) chuẩn bị đầu tư, (2) thi công xây dựng, (3) vận hành dự án và (4) hoàn thành dự án.

III. Kế hoạch bảo vệ môi trường

3.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải

- Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giải quyết tương ứng và có thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giải quyết. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

- Phải chứng minh sau khi áp dụng biện pháp giải quyết thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có các kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.2. Giảm thiểu các tác động xấu khác

Mỗi loại tác động xấu phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giảm thiếu tác động xấu đó. Trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.3. Kế hoạch giám sát môi trường

- Giám sát lưu lượng khí thải, nước thải và những thông số ô nhiễm có trong khí thải, nước thải đặc trưng cho dự án, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành, với tần suất tối thiểu một (01) lần/06 tháng. Không yêu cầu chủ dự án giám sát nước thải đối với dự án có đấu nối nước thải để xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung và không yêu cầu chủ dự án giám sát những thông số ô nhiễm có trong khí thải, nước thải mà dự án không có khả năng phát sinh hoặc khả năng phát sinh thấp.

- Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

Yêu cầu:

- Ngoài việc mô tả biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường như hướng dẫn tại mục 3.1 và 3.2 Phụ lục này, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường mang tính công trình phải được liệt kê dưới dạng bảng, trong đó nêu rõ chủng loại, đặc tính kỹ thuật, đo lường cần thiết và kèm theo tiến độ xây lắp cụ thể cho từng công trình.

- Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở hiện hữu và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.

IV. Cam kết

Chúng tôi cam kết về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nêu trong kế hoạch bảo vệ môi trường đạt các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Chúng tôi gửi kèm theo đây các văn bản có liên quan đến dự án (nêu có và liệt kê cụ thể).

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các thông tin, số liệu, tài liệu trong bản kế hoạch bảo vệ môi trường, kể cả các tài liệu đính kèm. Nếu có sai phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

 

 

(2)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có))

Ghi chú: (1) Cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; (2) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Yêu cầu: Bản kế hoạch bảo vệ môi trường được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ dự án ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án ở trang cuối cùng.

 

6. Xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường

6.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại địa chỉ: Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng, 36 Trần Phú - phường 4 - thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo sở duyệt, luân chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý.

+ Trường hợp thành phần hồ sơ thiếu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo đúng quy định;

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

- Chi cục Bảo vệ Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản để trả hồ sơ cho chủ cơ sở hoặc yêu cầu chủ cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh đề án;

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi cục Bảo vệ Môi trường tham mưu cho Lãnh đạo Sở ký Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

- Sở Tài nguyên và Môi trường ký Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

c) Bước 3: Trả kết quả

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo thời hạn trả hồ sơ ghi trên giấy biên nhận, nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và lệ phí (nếu có). Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền theo quy định kèm theo chứng minh nhân dân của người được ủy quyền. Nếu tổ chức, cá nhân đồng ý nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát thư bảo đảm của Bưu điện thì phải đăng ký với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ và chịu trả phí bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần (trừ ngày nghỉ và các ngày lễ theo quy định).

6.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Một (01) văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu;

- Ba (03) bản đề án đơn giản; với trang bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản theo mẫu.

Trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu.

b) Số lượng hồ sơ: Như nội dung nêu ở thành phần hồ sơ.

6.4. Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền xác nhận: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan phối hợp: các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, UBND cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện....

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: 01 (một) bản Giy xác nhận kèm theo đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng

6.8. Lệ phí: Không

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Cấu trúc và yêu cầu nội dung đề án bảo vệ môi trường đơn giản (theo Phụ lục 14a, ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Văn bản đề nghị xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (theo Phụ lục 13, ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

 

PHỤ LỤC 13

Mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

…(1)…
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ...../…..

V/v xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi: …(3)…

…(1)… có địa chỉ tại …(4)…, xin gửi đến …(3)… ba (03) bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)…

Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại bản đề án nói trên là hoàn toàn trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.

Kính đề nghị quý (3) sớm xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản này.

Xin trân trọng cám ơn./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- …(6)…
- Lưu …

…(5)…
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.

(2) Tên đầy đủ của cơ sở.

(3) Tên gọi của cơ quan xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.

(4) Địa chỉ liên hệ theo bưu điện

(5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.

(6) Nơi nhận khác (nếu có).

 

Phụ lục 14a

Mẫu Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN/ PHÊ DUYỆT CƠ SỞ - nếu có)

(TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ)

 

 

ĐỀ ÁN

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

của …(1)…

 

 

CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có) (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

(Địa danh), Tháng… năm…

 

 

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở (theo văn bản về đầu tư của cơ sở).

(2) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

 

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

MỞ ĐẦU

- Cơ sở được thành lập theo quyết định của ai/cấp nào, số và ngày của văn bản hay quyết định thành lập; số và ngày của văn bản đăng ký đầu tư (nếu có); số và ngày của giấy chứng nhận đầu tư (nếu có); các thông tin liên quan khác (sao và đính kèm các văn bản ở phần phụ lục của đề án).

- Trường hợp địa điểm của cơ sở đặt tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải nêu rõ tên của khu/cụm, số và ngày của văn bản chấp thuận của Ban quản lý khu/cụm đó (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).

- Nêu rõ tình trạng hiện tại của cơ sở (thuộc loại nào theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này).

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên của cơ sở

Nêu đầy đủ, chính xác tên gọi hiện hành của cơ sở (thống nhất với tên đã ghi ở trang bìa và trang phụ bìa của đề án bảo vệ môi trường này).

1.2. Chủ cơ sở

Nêu đầy đủ họ, tên và chức danh của chủ cơ sở kèm theo chỉ dẫn về địa chỉ liên hệ, phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hòm thư điện tử).

1.3. Vị trí địa lý của cơ sở

- Mô tả vị trí địa lý của cơ sở: Nêu cụ thể vị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp thôn và/hoặc xã trở lên; trường hợp cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải chỉ rõ tên khu/cụm này trước khi nêu địa danh hành chính; tọa độ các điểm khống chế vị trí của cơ sở kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí các điểm khống chế đó.

- Mô tả các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội có khả năng bị ảnh hưởng bởi cơ sở.

- Chỉ dẫn địa điểm đang và sẽ xả nước thải của cơ sở và chỉ dẫn mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành (trường hợp có nước thải).

- Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị trí địa lý của cơ sở và các đối tượng xung quanh như đã mô tả.

1.4. Các hạng mục xây dựng của cơ sở

- Nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng, như: đường giao thông, bến cảng, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa, các kết cấu hạ tầng khác (nếu có);

- Nhóm các hạng mục phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như: văn phòng làm việc, nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, bãi tập kết nguyên liệu và các hạng mục liên quan khác;

- Nhóm các hạng mục về bảo vệ môi trường, như: quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (nơi lưu giữ, nơi trung chuyển, nơi xử lý, nơi chôn lấp); xử lý nước thải; xử lý khí thải; chống ồn, rung; chống xói lở, xói mòn, sụt, lún, trượt, lở đất; chống úng, ngập nước; các hạng mục về bảo vệ môi trường khác.

1.5. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở

- Quy mô/công suất.

- Thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động; dự kiến đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động (đối với cơ sở quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 Thông tư này).

1.6. Công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở

Mô tả tóm tắt công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở kèm theo sơ đồ minh họa, trong đó có chỉ dẫn cụ thể vị trí của các dòng chất thải và/hoặc vị trí có thể gây ra các vấn đề môi trường không do chất thải (nếu có).

1.7. Máy móc, thiết bị

Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị đã lắp đặt và đang vận hành; đang và sẽ lắp đặt (đối với cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này) với chỉ dẫn cụ thể về: Tên gọi, nơi sản xuất, năm sản xuất, tình trạng khi đưa vào sử dụng (mới hay cũ, nếu cũ thì tỷ lệ còn lại là bao nhiêu).

1.8. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu

Liệt kê từng loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất cần sử dụng với chỉ dẫn cụ thể về: Tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

Nêu cụ thể khối lượng điện, nước và các vật liệu khác cần sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

1.9. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua

- Nêu tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong quá trình hoạt động.

- Lý do đã không lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường trước đây.

- Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác về môi trường (nếu có).

- Những tồn tại, khó khăn (nếu có).

Yêu cầu: Trường hợp đã bị xử phạt, phải sao và đính kèm các văn bản xử phạt vào phần phụ lục của bản đề án.

CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1. Các nguồn phát sinh chất thải

2.1.1. Nước thải

2.1.2. Chất thải rắn thông thường

2.1.3. Chất thải nguy hại

2.1.4. Khí thải

Yêu cầu đối với các nội dung từ mục 2.1.1 đến mục 2.1.4:

Mô tả rõ từng nguồn phát sinh chất thải kèm theo tính toán cụ thể về: Hàm lượng thải (nồng độ) của từng thông số đặc trưng cho cơ sở và theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng; tổng lượng/lưu lượng thải (kg, tấn, m3) của từng thông số đặc trưng và của toàn bộ nguồn trong một ngày đêm (24 giờ), một tháng, một quý và một năm. Trường hợp cơ sở có từ 02 điểm thải khác nhau trở lên ra môi trường thì phải tính tổng lượng/lưu lượng thải cho từng điểm thải.

2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung

Mô tả rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.

2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội

- Mô tả các vấn đề môi trường do cơ sở tạo ra (nếu có), như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường khác;

Các nội dung trong mục 2.1 và 2.2. phải thể hiện rõ theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

- Giai đoạn vận hành/hoạt động hiện tại.

- Giai đoạn vận hành/hoạt động trong tương lai theo kế hoạch đã đặt ra (nếu có).

- Giai đoạn đóng cửa hoạt động (nếu có).

2.3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở

2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa

2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung

2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

2.3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Trong các nội dung trong các mục từ 2.3.1. đến 2.3.6, cần nêu rõ:

- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu kể cả các hóa chất (nếu có) đã, đang và sẽ sử dụng cho việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

- Quy trình công nghệ, quy trình quản lý vận hành các công trình xử lý chất thải, hiệu quả xử lý và so sánh kết quả với các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành.

- Trường hợp thuê xử lý chất thải, phải nêu rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhận xử lý thuê, có hợp đồng về việc thuê xử lý (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).

- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế - xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.

2.4. Kế hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

Áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường

CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

3.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải

- Biện pháp giải quyết tương ứng và có thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giải quyết. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của cơ sở phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

- Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp giải quyết thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có các kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.2. Giảm thiểu các tác động xấu khác

Mỗi loại tác động xấu phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giảm thiểu tác động xấu đó. Trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của cơ sở thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.3. Kế hoạch giám sát môi trường

- Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng khí thải, nước thải và những thông số ô nhiễm đặc trưng có trong khí thải, nước thải đặc trưng cho cơ sở, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành, với tần suất tối thiểu một (01) lần/06 tháng. Không yêu cầu chủ cơ sở giám sát nước thải đối với cơ sở có đấu nối nước thải để xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

- Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

Yêu cầu:

- Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó.

- Đối với đối tượng lập lại đề án bảo vệ môi trường, trong nội dung của phần III Phụ lục này, cần nêu rõ các thay đổi về biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

- Ngoài việc mô tả biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường như hướng dẫn tại mục 3.1 và 3.2 Phụ lục này, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường mang tính công trình phải được liệt kê dưới dạng bảng, trong đó nêu rõ chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng cần thiết và kèm theo tiến độ xây lắp cụ thể cho từng công trình.

- Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở hiện hữu và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

Phải kết luận rõ:

- Đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải và tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội;

- Tính hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội phát sinh từ hoạt động của cơ sở.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan ở trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.

3. Cam kết

- Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

- Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt đề án;

- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình hoạt động của cơ sở.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các văn bản liên quan

Phụ lục 1.1. Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến sự hình thành cơ sở

Phụ lục 1.2. Bản sao các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường (nếu có)

Phụ lục 1.3. Bản sao các phiếu kết quả phân tích về môi trường, hợp đồng xử lý về môi trường (nếu có)

Phụ lục 1.4. Bản sao các văn bản khác có liên quan (nếu có)

Phụ lục 2: Các hình, ảnh minh họa (trừ các hình, ảnh đã thể hiện trong bản đề án)

Từng văn bản, hình, ảnh trong phụ lục phải được xếp theo thứ tự rõ ràng với mã số cụ thể và đều phải được dẫn chiếu ở phần nội dung tương ứng của bản đề án.

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ cơ sở ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở ở trang cuối cùng.

 

7. Thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường/ phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung thuộc đối tượng thẩm định cùng báo cáo đánh giá tác động môi trường

7.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật; nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại địa chỉ: Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng, 36 Trần Phú - phường 4 - thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo sở duyệt, luân chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý.

+ Trường hợp thành phần hồ sơ thiếu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định;

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

- Sở Tài nguyên Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản để trả hồ sơ cho chủ dự án hoặc yêu cầu chủ dự án bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên Môi trường trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.

- UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp Hội đồng thẩm định và ban hành văn bản thông báo đến chủ dự án biết về kết quả đánh giá của Hội đồng thẩm định và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.

- Sau khi nhận được văn bản yêu cầu chỉnh lý (nếu có), chủ dự án bổ sung để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu, nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ đã chỉnh sửa của Chủ dự án và ghi bổ sung vào giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.

- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã hiệu chỉnh, trường hợp hồ sơ đã được chỉnh sửa theo yêu cầu thì Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Sau khi nhận được tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.

c) Bước 3: Trả kết quả

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo thời hạn trả hồ sơ ghi trên giấy biên nhận, nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và lệ phí (nếu có). Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền theo quy định kèm theo chứng minh nhân dân của người được ủy quyền. Nếu tổ chức, cá nhân đồng ý nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát thư bảo đảm của Bưu điện thì phải đăng ký với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ và chịu trả phí bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần (trừ ngày nghỉ và các ngày lễ theo quy định).

7.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- 01 (một) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án/phương án bổ sung (theo mẫu);

- 07 (bảy) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu;

- 07 (bảy) bản phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung thực hiện theo mẫu;

- 01 (một) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác.

b) Số lượng hồ sơ: Như nội dung nêu ở thành phần hồ sơ.

7.4. Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó:

- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 23 ngày;

- Tại Văn Phòng UBND tỉnh là 7 ngày (3 ngày ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định; 04 ngày ký Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường).

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, UBND cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện....

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung của UBND tỉnh.

7.8. Lệ phí:

Kinh phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chịu trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án/phương án bổ sung (theo Phụ lục số 1B, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Cấu trúc và yêu cầu nội dung phương án/phương án bổ sung cải tạo, phục hồi môi trường (theo Phụ lục số 2 hoặc Phụ lục số 4, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;

 

PHỤ LỤC SỐ 1B

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG ÁN/PHƯƠNG ÁN BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:...
V/v thẩm định báo cáo ĐTM và phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung của Dự án (2)

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi: (3)

Chúng tôi là: (1), chủ dự án của (2), thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc mục số... Phụ lục II (hoặc thuộc mục số... Phụ lục III) Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và phương án/phương án bổ sung thuộc đối tượng tại Khoản….Điều… Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Dự án đầu tư do... phê duyệt.

- Địa điểm thực hiện Dự án: …;

- Địa chỉ liên hệ: …;

- Điện thoại: …; Fax:…; E-mail: … Xin gửi đến quý (3) hồ sơ gồm:

- Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương).

- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án.

- Bảy (07) phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án.

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung của Dự án.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu …

(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Chủ dự án; (2) Tên đầy đủ, chính xác của Dự án; (3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án; (4) Đại diện có thẩm quyền của Chủ dự án.

 

PHỤ LỤC SỐ 2

CẤU TRÚC VÀ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phần I:

THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN

MỞ ĐẦU

Nêu tóm tắt những yếu tố hình thành, xuất xứ, sự cần thiết lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Chương I.

KHÁI QUÁT CHUNG

I. Thông tin chung

- Tên tổ chức, cá nhân:

- Địa chỉ liên lạc:

- Điện thoại:...... Fax:.....

- Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư).

- Hình thức đầu tư và quản lý phương án. Hình thức đầu tư, nguồn vốn và lựa chọn hình thức quản lý phương án. Trường hợp thuê tư vấn quản lý phương án phải nêu rõ thông tin, địa chỉ, tính pháp lý của tổ chức tư vấn quản lý phương án.

II. Cơ sở để lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Cơ sở pháp lý: Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT; Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có), quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi/phương án đầu tư, kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, các văn bản phê duyệt quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất khu vực triển khai phương án, quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan; quy định về công tác dự toán, đơn giá, định mức, quy chuẩn kỹ thuật khai thác khoáng sản, quy chuẩn môi trường áp dụng xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Tài liệu cơ sở: Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ được phê duyệt và thiết kế cơ sở được thẩm định hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận; tài liệu quan trắc môi trường.

Nêu rõ tên tổ chức tư vấn lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, tên người chủ trì và danh sách những người trực tiếp tham gia.

III. Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường

Mô tả rõ ràng vị trí địa lý, tọa độ, ranh giới… của địa điểm thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

1. Công tác khai thác khoáng sản

- Nêu tóm tắt đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực khai thác khoáng sản; điều kiện địa chất, địa chất công trình, đặc điểm thành phần thạch học, thành phần khoáng vật khoáng sản; đặc điểm phân bố khoáng sản.

- Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường: Nêu tóm tắt về trữ lượng tài nguyên khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác.

- Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ: Nêu chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ.

- Mở vỉa, trình tự và hệ thống khai thác: Nêu tóm tắt phương án mở vỉa, trình tự khai thác và hệ thống khai thác.

- Vận tải, bãi thải và thoát nước mỏ: Nêu phương thức vận tải trong mỏ, công tác đổ thải và thoát nước mỏ.

- Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy: Nêu các giải pháp về kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.

- Tổng mặt bằng, vận tải ngoài và tổ chức xây dựng: Mô tả tóm tắt giải pháp bố trí tổng mặt bằng, tổ chức vận tải ngoài và tổ chức xây dựng của dự án; các giải pháp kiến trúc-xây dựng, thiết kế cơ sở đã lựa chọn.

2. Hiện trạng môi trường

- Tóm tắt điều kiện tự nhiên, hệ thống đường giao thông, hệ thống sông suối, đặc điểm địa hình…, điều kiện kinh tế - xã hội và các đối tượng xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.

- Nêu hiện trạng môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Kết quả phân tích môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Chương II.

CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

I. Lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường, sức khỏe cộng đồng.

- Việc cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định có liên quan.

- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo, phục hồi môi trường. Xây dựng bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường.

- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,…).

- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các giải pháp lựa chọn (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình) được xác định theo biểu thức sau:

Ip = (Gm - Gp)/Gc

Trong đó:

+ Gm: giá trị đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo giá cả thị trường tại thời điểm tính toán;

+ Gp: tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng;

+ Gc: giá trị nguyên thủy của đất đai trước khi mở mỏ ở thời điểm tính toán (theo đơn giá của Nhà nước);

Trên cơ sở đánh giá và so sánh chỉ số phục hồi đất và ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình), lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.

II. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

Từ giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường theo hướng dẫn tại Phụ lục số 11 của Thông tư này.

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;

- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo, phục hồi môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ hoặc thiết kế cơ sở khai thác mỏ hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường.

III. Kế hoạch thực hiện

Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.

Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.

Trong quá trình khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân có thể kết hợp sử dụng kết quả giám sát môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt.

Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:

TT

Tên công trình

Khối lượng/ đơn vị

Đơn giá

Thành tiền

Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

I

Khu vực khai thác

 

 

 

 

 

 

I.1

Đối với khai thác lộ thiên

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu A

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

I.2

Đối với khai thác lộ thiên

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo đường lò, cửa lò khu A

 

 

 

 

 

 

2

Hệ thống thoát nước khu A

 

 

 

 

 

 

….

….

 

 

 

 

 

 

II

Khu vực bãi thải

 

 

 

 

 

 

1

San gạt khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu A.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Khu vực SCN và phụ trợ

 

 

 

 

 

 

1

Tháo dỡ khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Công tác khác

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

Chương III.

DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

I. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường

- Căn cứ tính dự toán: định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các Bộ, ngành tương ứng trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.

- Nội dung của dự toán: theo điều kiện thực tế của công tác cải tạo, phục hồi môi trường; theo khối lượng và nội dung công việc cải tạo, phục hồi nêu trên và theo hướng dẫn tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Lập bảng tổng hợp chi phí gồm các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường.

II. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ

Các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo theo hướng dẫn quy định của Thông tư này.

II. Đơn vị nhận ký quỹ: Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị nhận ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (Quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam).

Chương IV.

CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN

I. Cam kết của tổ chức, cá nhân

Các cam kết của tổ chức, cá nhân về thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường; tuân thủ các quy định chung về cải tạo, phục hồi môi trường, bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của phương án. Cụ thể:

- Cam kết tính trung thực, khách quan khi tính toán khoản tiền ký quỹ;

- Các cam kết thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Quỹ bảo vệ môi trường... theo đúng cam kết trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- Cam kết bố trí nguồn vốn để thực hiện;

- Các cam kết thực hiện và hoàn thành các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường;

- Cam kết thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và cam kết đền bù, khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp gây ra sự cố môi trường;

- Cam kết thực hiện chế độ nộp báo cáo, chế độ kiểm tra theo đúng quy định;

- Cam kết lập báo cáo về kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và kết quả chương trình giám sát môi trường gửi cơ quan có phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương theo quy định.

II. Kết luận

Nêu kết luận và đánh giá hiệu quả của phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Tính hợp lý của số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

Phần II:

CÁC PHỤ LỤC

1. Phụ lục các bản vẽ

TT

Tên bản vẽ

1

Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000)

2

Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000)

3

Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác

4

Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật.

5

Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000).

6

Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật

7

Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000)

8

Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm

9

Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000)

10

Các bản vẽ thiết kế chi tiết các công trình cải tạo, phục hồi môi trường

11

Sơ đồ vị trí các công trình quan trắc môi trường, giám sát môi trường

2. Phụ lục các Hồ sơ, tài liệu liên quan

- Bản sao quyết định phê duyệt/giấy xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản/Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản; Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có);

- Bản sao quyết định phê duyệt Dự án đầu tư khai thác và Thông báo thẩm định thiết kế cơ sở hoặc tài liệu tương đương (nếu có);

- Đơn giá sử dụng tính dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; đơn giá, định mức của các bộ, ngành và địa phương liên quan; bản đồ quy hoạch sử dụng đất (nếu có).

 

8. Thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường/ phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung thuộc đối tượng không thm định cùng báo cáo đánh giá tác động môi trường

8.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật; nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại địa chỉ: Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng, 36 Trần Phú - phường 4 - thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ; chuyn hồ sơ cho Lãnh đạo sở duyệt, luân chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý.

+ Trường hợp thành phần hồ sơ thiếu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định;

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

- Sở Tài nguyên Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì thông báo bằng văn bản để trả hồ sơ cho chủ dự án hoặc yêu cầu chủ dự án bổ sung, hoàn chỉnh phương án, phương án bổ sung. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên Môi trường trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định phương án hoặc phương án bổ sung cải tạo, phục hồi môi trường.

- UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định phương án hoặc phương án bổ sung cải tạo, phục hồi môi trường.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp Hội đồng thẩm định và ban hành văn bản thông báo đến chủ dự án biết về kết quả đánh giá của Hội đồng thẩm định và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh phương án hoặc phương án bổ sung cải tạo, phục hồi môi trường.

- Sau khi nhận được văn bản yêu cầu chỉnh lý (nếu có), chủ dự án bổ sung để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu, nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ đã chỉnh sửa của Chủ dự án và ghi bổ sung vào giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.

- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra nội dung phương án hoặc phương án bổ sung cải tạo, phục hồi môi trường đã hiệu chỉnh, trường hợp hồ sơ đã được chỉnh sửa theo yêu cầu thì Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt phương án hoặc phương án bổ sung cải tạo, phục hồi môi trường; trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Sau khi nhận được tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định phê duyệt phương án hoặc phương án bổ sung cải tạo, phục hồi môi trường.

c) Bước 3: Trả kết quả

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo thời hạn trả hồ sơ ghi trên giấy biên nhận, nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và lệ phí (nếu có). Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền theo quy định kèm theo chứng minh nhân dân của người được ủy quyền. Nếu tổ chức, cá nhân đồng ý nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát thư bảo đảm của Bưu điện thì phải đăng ký với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ và chịu trả phí bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần (trừ ngày nghỉ và các ngày lễ theo quy định).

8.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

* Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án

- Văn bản đề nghị theo mẫu;

- 07 (bảy) bản phương án theo mẫu;

- 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.

* Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án bổ sung

- Văn bản đề nghị theo mẫu;

- 07 (bảy) bản phương án bổ sung theo mẫu;

- 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận;

- 01 (một) bản sao phương án kèm theo quyết định đã được phê duyệt.

b) Số lượng hồ sơ: Như nội dung nêu ở thành phần hồ sơ.

8.4. Thi gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó:

- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 23 ngày;

- Tại Văn Phòng UBND tỉnh là 7 ngày (3 ngày ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định; 04 ngày ký Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường).

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, UBND cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện....

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung của UBND tỉnh.

8.8. Lệ phí:

- Kinh phí thẩm định phương án hoặc phương án bổ sung do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chịu trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án/phương án bổ sung cải tạo, phục hồi môi trường (theo Phụ lục số 1A, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Cấu trúc và yêu cầu nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường (theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Cấu trúc và yêu cầu nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung (theo Phụ lục số 4, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;

 

PHỤ LỤC SỐ 1A

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN, PHƯƠNG ÁN BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

… (1) …
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …
V/v đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung “… (2)…”

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: … (3) …

Chúng tôi là: … (1) …, chủ dự án của …(2)… thuộc đối tượng phải lập phương án cải tạo phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung thuộc đối tượng tại Khoản…Điều…Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Địa chỉ: …;

- Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

Xin gửi quý … (3) … hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung gồm:

- 07 (bảy) bản thuyết minh phương án/phương án bổ sung kèm theo các bản vẽ liên quan;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

- …

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Kính đề nghị … (3) …xem xét, thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung..(2)…của chúng tôi./.

 

 

… (4) …
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Tên tổ chức, cá nhân; (2) Tên đầy đủ của dự án khai thác khoáng sản; (3) Cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường; (4) Thủ trưởng, người đứng đầu của tổ chức, cá nhân.

 

PHỤ LỤC SỐ 2

CẤU TRÚC VÀ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phần I:

THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN

MỞ ĐẦU

Nêu tóm tắt những yếu tố hình thành, xuất xứ, sự cần thiết lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Chương I.

KHÁI QUÁT CHUNG

I. Thông tin chung

- Tên tổ chức, cá nhân:

- Địa chỉ liên lạc:

- Điện thoại:...... Fax:.....

- Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư).

- Hình thức đầu tư và quản lý phương án. Hình thức đầu tư, nguồn vốn và lựa chọn hình thức quản lý phương án. Trường hợp thuê tư vấn quản lý phương án phải nêu rõ thông tin, địa chỉ, tính pháp lý của tổ chức tư vấn quản lý phương án.

II. Cơ sở để lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Cơ sở pháp lý: Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT; Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có), quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi/phương án đầu tư, kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, các văn bản phê duyệt quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất khu vực triển khai phương án, quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan; quy định về công tác dự toán, đơn giá, định mức, quy chuẩn kỹ thuật khai thác khoáng sản, quy chuẩn môi trường áp dụng xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Tài liệu cơ sở: Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ được phê duyệt và thiết kế cơ sở được thẩm định hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận; tài liệu quan trắc môi trường.

Nêu rõ tên tổ chức tư vấn lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, tên người chủ trì và danh sách những người trực tiếp tham gia.

III. Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường

Mô tả rõ ràng vị trí địa lý, tọa độ, ranh giới… của địa điểm thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

1. Công tác khai thác khoáng sản

- Nêu tóm tắt đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực khai thác khoáng sản; điều kiện địa chất, địa chất công trình, đặc điểm thành phần thạch học, thành phần khoáng vật khoáng sản; đặc điểm phân bố khoáng sản.

- Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường: Nêu tóm tắt về trữ lượng tài nguyên khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác.

- Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ: Nêu chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ.

- Mở vỉa, trình tự và hệ thống khai thác: Nêu tóm tắt phương án mở vỉa, trình tự khai thác và hệ thống khai thác.

- Vận tải, bãi thải và thoát nước mỏ: Nêu phương thức vận tải trong mỏ, công tác đổ thải và thoát nước mỏ.

- Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy: Nêu các giải pháp về kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.

- Tổng mặt bằng, vận tải ngoài và tổ chức xây dựng: Mô tả tóm tắt giải pháp bố trí tổng mặt bằng, tổ chức vận tải ngoài và tổ chức xây dựng của dự án; các giải pháp kiến trúc-xây dựng, thiết kế cơ sở đã lựa chọn.

2. Hiện trạng môi trường

- Tóm tắt điều kiện tự nhiên, hệ thống đường giao thông, hệ thống sông suối, đặc điểm địa hình…, điều kiện kinh tế - xã hội và các đối tượng xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.

- Nêu hiện trạng môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Kết quả phân tích môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Chương II.

CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

I. Lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường, sức khỏe cộng đồng.

- Việc cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định có liên quan.

- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo, phục hồi môi trường. Xây dựng bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường.

- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,…).

- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các giải pháp lựa chọn (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình) được xác định theo biểu thức sau:

Ip = (Gm - Gp)/Gc

Trong đó:

+ Gm: giá trị đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo giá cả thị trường tại thời điểm tính toán;

+ Gp: tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng;

+ Gc: giá trị nguyên thủy của đất đai trước khi mở mỏ ở thời điểm tính toán (theo đơn giá của Nhà nước);

Trên cơ sở đánh giá và so sánh chỉ số phục hồi đất và ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình), lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.

II. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

Từ giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường theo hướng dẫn tại Phụ lục số 11 của Thông tư này.

- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;

- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo, phục hồi môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ hoặc thiết kế cơ sở khai thác mỏ hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường.

III. Kế hoạch thực hiện

Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.

Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.

Trong quá trình khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân có thể kết hợp sử dụng kết quả giám sát môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt.

Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:

TT

Tên công trình

Khối lượng/ đơn vị

Đơn giá

Thành tiền

Thời gian thực hiện

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

I

Khu vực khai thác

 

 

 

 

 

 

I.1

Đối với khai thác lộ thiên

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu A

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

I.2

Đối với khai thác lộ thiên

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo đường lò, cửa lò khu A

 

 

 

 

 

 

2

Hệ thống thoát nước khu A

 

 

 

 

 

 

….

….

 

 

 

 

 

 

II

Khu vực bãi thải

 

 

 

 

 

 

1

San gạt khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu A.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Khu vực SCN và phụ trợ

 

 

 

 

 

 

1

Tháo dỡ khu A

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây khu A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Công tác khác

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

Chương III.

DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

I. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường

- Căn cứ tính dự toán: định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các Bộ, ngành tương ứng trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.

- Nội dung của dự toán: theo điều kiện thực tế của công tác cải tạo, phục hồi môi trường; theo khối lượng và nội dung công việc cải tạo, phục hồi nêu trên và theo hướng dẫn tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Lập bảng tổng hợp chi phí gồm các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường.

II. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ

Các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo theo hướng dẫn quy định của Thông tư này.

II. Đơn vị nhận ký quỹ: Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị nhận ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (Quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam).

Chương IV.

CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN

I. Cam kết của tổ chức, cá nhân

Các cam kết của tổ chức, cá nhân về thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường; tuân thủ các quy định chung về cải tạo, phục hồi môi trường, bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của phương án. Cụ thể:

- Cam kết tính trung thực, khách quan khi tính toán khoản tiền ký quỹ;

- Các cam kết thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Quỹ bảo vệ môi trường... theo đúng cam kết trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- Cam kết bố trí nguồn vốn để thực hiện;

- Các cam kết thực hiện và hoàn thành các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường;

- Cam kết thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và cam kết đền bù, khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp gây ra sự cố môi trường;

- Cam kết thực hiện chế độ nộp báo cáo, chế độ kiểm tra theo đúng quy định;

- Cam kết lập báo cáo về kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và kết quả chương trình giám sát môi trường gửi cơ quan có phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương theo quy định.

II. Kết luận

Nêu kết luận và đánh giá hiệu quả của phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Tính hợp lý của số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

Phần II:

CÁC PHỤ LỤC

1. Phụ lục các bản vẽ

TT

Tên bản vẽ

1

Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000)

2

Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000)

3

Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác

4

Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật.

5

Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000).

6

Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật

7

Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000)

8

Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm

9

Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000)

10

Các bản vẽ thiết kế chi tiết các công trình cải tạo, phục hồi môi trường

11

Sơ đồ vị trí các công trình quan trắc môi trường, giám sát môi trường

2. Phụ lục các Hồ sơ, tài liệu liên quan

- Bản sao quyết định phê duyệt/giấy xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản/Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản; Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có);

- Bản sao quyết định phê duyệt Dự án đầu tư khai thác và Thông báo thẩm định thiết kế cơ sở hoặc tài liệu tương đương (nếu có);

- Đơn giá sử dụng tính dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; đơn giá, định mức của các bộ, ngành và địa phương liên quan; bản đồ quy hoạch sử dụng đất (nếu có).

 

9. Kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo phục hồi môi trường/ phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung

9.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại địa chỉ: Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng, 36 Trần Phú - phường 4 - thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo sở duyệt, luân chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý.

+ Trường hợp thành phần hồ sơ thiếu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định;

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản để trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên Môi trường trình UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra.

- Sau khi nhận được tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra thực địa:

+ Trường hợp hạng mục, công trình đã thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường có chất lượng và khối lượng đã phù hợp với phương án, phương án bổ sung đã được phê duyệt thì thực hiện tiếp bước 3.

+ Trường hợp không phù hp với phương án, phương án bổ sung đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân biết các vấn đề còn tồn tại để tổ chức, cá nhân khắc phục và hoàn thiện. Sau đó nộp Báo cáo đã hoàn chỉnh về Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện theo bước 2 (chỉ tiến hành kiểm tra thực địa và ra văn bản thông báo).

- Trường hợp hạng mục, công trình đã thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường có chất lượng và khối lượng đã phù hợp với phương án, phương án bổ sung đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh cấp Giấy xác nhận hoàn thành từng phần phương án, phương án bổ sung cải tạo, phục hồi môi trường.

- Sau khi nhận được tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo phục hồi môi trường/ phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung.

c) Bước 3: Trả kết quả

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo thời hạn trả hồ sơ ghi trên giấy biên nhận, nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và lệ phí (nếu có). Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền theo quy định kèm theo chứng minh nhân dân của người được ủy quyền. Nếu tổ chức, cá nhân đồng ý nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát thư bảo đảm của Bưu điện thì phải đăng ký với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ và chịu trả phí bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần (trừ ngày nghỉ và các ngày lễ theo quy định).

9.2. Cách thc thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị theo mẫu quy định;

- 07 (bảy) Báo cáo hoàn thành từng phần phương án, phương án bổ sung theo mẫu.

b) Số lượng hồ sơ: Như nội dung nêu ở thành phần hồ sơ.

9.4. Thời gian giải quyết: Không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó:

- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 33 ngày;

- Tại Văn Phòng UBND tỉnh là 7 ngày (3 ngày ký Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra; 04 ngày ký Giấy xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo phục hồi môi trường/ phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung).

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, UBND cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện....

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường/ phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.

9.8. Lệ phí: Không.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung (theo Phụ lục số 14, ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Cấu trúc và yêu cầu nội dung báo cáo hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung (theo Phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

9.11. Căn c pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;

 

PHỤ LỤC SỐ 14

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA, XÁC NHẬN HOÀN THÀNH TỪNG PHẦN PHƯƠNG ÁN/PHƯƠNG ÁN BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

… (1) …
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:...
V/v đề nghị đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung “ …(2) …”

(Địa danh), ngày… tháng … năm …

 

Kính gửi: … (3) …

Chúng tôi là: … (1) …, Chủ phương án, phương án bổ sung “ … (2) … ”

- Địa điểm thực hiện phương án: …

- Địa chỉ liên hệ: …

- Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

Xin gửi đến … (3) … những hồ sơ sau:

- 07 (bảy) bản báo cáo hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung;

- 01 (một) bản sao phương án/phương án bổ sung kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt phương án/phương án bổ sung “… (2) … ”;

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên.Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Kính đề nghị …(3)…xem xét, báo cáo cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung..(2)..của chúng tôi./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu …

(5)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Cơ quan tổ chức, cá nhân; (2) Tên đầy đủ của phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; (3) Cơ quan tổ chức việc thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; (4) Cơ quan đã ra quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường; (5) Thủ trưởng cơ quan tổ chức, cá nhân.

 

PHỤ LỤC SỐ 15

BÁO CÁO HOÀN THÀNH TỪNG PHẦN PHƯƠNG ÁN/PHƯƠNG ÁN BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

BÁO CÁO

HOÀN THÀNH TỪNG PHẦN NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG/PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
“… (2) …” (Lần thứ…)

I. Thông tin chung

1. Địa điểm thực hiện: …

2. Tên cơ quan, doanh nghiệp Tổ chức, cá nhân: …

Địa chỉ liên hệ: …Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

3. Tên cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có):

Địa chỉ: …Điện thoại: …; Fax: ….; E-mail: …

4. Tổng số tiền ký quỹ:........

Số tiền đã ký quỹ:.....tại Quỹ bảo vệ môi trường...

Số tiền đã rút:...

II. Các công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành

1. Nội dung hoàn thành:

- Trình bày nội dung tổng thể và chi tiết đã hoàn thành theo từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã phê duyệt và yêu cầu của quyết định phê duyệt;

- Nêu mục tiêu tổng quát và chất lượng đạt được của các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.

2. Các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành

- Mô tả chi tiết các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành theo phương án đã được phê duyệt;

- Khối lượng công việc thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành;

- Khối lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường phát sinh (không có trong kế hoạch) để thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường đã đề ra;

- Công tác quản lý và giám sát môi trường để thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường đã đề ra;

- Lập bảng khối lượng công việc đã hoàn thành, thời gian và kinh phí thực hiện:

TT

Các công trình đã hoàn thành

Khối lượng/ đơn vị

Đơn giá

Thành tiền

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Kết quả giám sát và giám định

1. Kết quả giám sát

- Trình bày chuỗi số liệu về hiện trạng môi trường tại khu vực theo báo cáo giám sát môi trường hàng năm mà tổ chức, cá nhân đã cam kết trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- Đánh giá kết quả chất lượng môi trường từ bắt đầu triển khai thi công công trình đến khi kết thúc thi công công trình cải tạo, phục hồi môi trường.

2. Kết quả giám định

- Kết quả giám định kỹ thuật của đơn vị giám định các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành (nêu rõ chỉ tiêu đạt được, chỉ tiêu chưa đạt được và nguyên nhân).

- Số liệu giám sát, kết quả phân tích, kết quả giám định được sao gửi kèm báo cáo.

IV. Đánh giá, đề xuất, kiến nghị

1. Đánh giá kết quả đạt được:

2. Đề xuất, kiến nghị:

- Đề xuất thay đổi kinh phí ký quỹ do thay đổi hệ số trượt giá, định mức, đơn giá của địa phương, ngành.

- Kiến nghị: cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ của các nội dung trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

V. Phụ lục

- Các đơn giá, định mức sử dụng.

- Giấy xác nhận đã nộp tiền ký quỹ.

- Bản đồ không gian trước và sau quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

- Kết quả giám sát môi trường.

- Kết quả giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; giám định môi trường.

 

10. Thủ tục cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (CTNH) cấp lần đầu hoặc cấp lại

10.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại địa chỉ: Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng, 36 Trần Phú - phường 4 - thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo Sở duyệt, luân chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý.

+ Trường hợp thành phần hồ sơ thiếu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo đúng quy định;

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

- Chi cục Bảo vệ Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, thông báo bằng văn bản để trả hồ sơ cho chủ cơ sở hoặc yêu cầu chủ cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;

- Trường hp hồ sơ hợp lệ:

+ Đối với trường hp chủ nguồn thải CTNH không đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý thu hồi năng lượng từ CTNH, Chi cục Bảo vệ Môi trường tham mưu cho Lãnh đạo Sở ký sổ đăng ký Chủ nguồn thải CTNH.

+ Đối với trường hợp chủ nguồn thải CTNH đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý thu hồi năng lượng từ CTNH, Chi cục Bảo vệ Môi trường tiến hành kiểm tra cơ sở. Sau khi kết thúc việc kiểm tra cơ sở Chi cục Bảo vệ Môi trường tham mưu cho Lãnh đạo Sở ký Sổ đăng ký Chủ nguồn thải CTNH. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH thì Chi cục Bảo vệ Môi trường tham mưu cho Lãnh đạo Sở ký văn bản thông báo và nêu rõ lý do. Chủ nguồn thải CTNH sửa đổi, bổ sung và nộp lại hồ sơ theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

- Sở Tài nguyên và Môi trường ký sổ đăng ký Chủ nguồn thải CTNH.

c) Bước 3: Trả kết quả

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo thời hạn trả hồ sơ ghi trên giấy biên nhận, nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và lệ phí (nếu có). Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyn theo quy định kèm theo chứng minh nhân dân của người được ủy quyền. Nếu tổ chức, cá nhân đồng ý nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát thư bảo đảm của Bưu điện thì phải đăng ký với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ và chịu trả phí bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần (trừ ngày nghỉ và các ngày lễ theo quy định).

10.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

* Đối với trường hp cấp lần đầu Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH

- Một (01) Đơn đăng ký của chủ cơ sở theo mẫu;

- 01 (một) bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương.

- Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH theo hướng dẫn tại điểm 5.2 Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Đối với trường hợp cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH

- Một (01) Đơn đăng ký của chủ cơ sở theo mẫu;

- Các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc thay đổi, bổ sung so với hồ sơ đăng ký cấp lần đầu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

10.4. Thời gian giải quyết:

- 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp chủ nguồn thải CTNH không đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý thu hồi năng lượng từ CTNH.

- 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp chủ nguồn thải CTNH đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý thu hồi năng lượng từ CTNH.

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền xác nhận: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan phối hp: các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, UBND cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện....

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: 01 (một) Sđăng ký chủ nguồn thải CTNH cấp lần đầu hoặc cấp lại.

10.8. Lệ phí: Không

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đăng ký cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH (theo Phụ lục 6(A), ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

 

Phụ lục 6

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ, SỔ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI
(Kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A.Mẫu Đơn đăng ký chủ nguồn thải CTNH

………(1)………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…….., ngày     tháng     năm

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI
(cấp/cấp lại)

Kính gửi: ................(2)....................

1. Phần khai chung về chủ nguồn thải CTNH:

1.1. Tên:

Địa chỉ văn phòng/trụ sở chính:

Điện thoại:            Fax:              E-mail:

Giấy đăng ký kinh doanh số:             ngày cấp:       nơi cấp:

Giấy CMND (nếu là cá nhân) số:           ngày cấp:           nơi cấp:

Mã số QLCTNH (trường hợp cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH):

Tên người liên hệ (trong quá trình tiến hành thủ tục):

1.2. Cơ sở phát sinh CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở):

Tên (nếu có):

Địa chỉ:

Loại hình (ngành nghề) hoạt động(4):

Điện thoại                Fax:                E-mail:

2. Dữ liệu về sản xuất:

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

2.1. Danh sách nguyên liệu thô/hóa chất (dự kiến):

TT

Nguyên liệu thô/hóa chất

Số lượng trung bình (kg/năm)

 

 

 

2.2. Danh sách máy móc, thiết bị (dự kiến):

TT

Máy móc, thiết bị

Công suất

 

 

 

2.3. Danh sách sản phẩm (dự kiến):

TT

Tên sản phẩm

Sản lượng trung bình (kg/năm)

 

 

 

3. Dữ liệu về chất thải:

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

3.1. Danh sách CTNH phát sinh thường xuyên (ước tính):

TT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại

Số lượng trung bình (kg/năm)

Mã CTNH

 

 

(rắn/lỏng/bùn)

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

3.2. Danh sách CTNH tồn lưu (nếu có):

TT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại

Số lượng (kg)

Mã CTNH

Thời điểm bắt đầu tồn lưu

 

 

(rắn/lỏng/bùn)

 

 

 

 

Tổng khối lượng

 

 

 

 

4. Danh sách CTNH đăng ký tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH tại cơ sở (nếu có):

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

TT

Tên chất thải

Trạng thái
tồn tại

Số lượng (kg/năm)

Mã CTNH

Phương án tự tái sử dụng/sơ chế/tái chế/xử lý/đồng xử lý/thu hồi năng lượng

Mức độ xử lý

 

 

(rắn/lỏng/bùn)

 

 

 

(tương đương tiêu chuẩn, quy chuẩn nào)

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

5. Hồ sơ kèm theo Đơn đăng ký

5.1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương

5.2. Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH gồm các nội dung cụ thể như sau:

- Bản sao báo cáo ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương (Bản cam kết bảo vệ môi trường, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Đề án bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ về môi trường khác) kèm theo quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận tương ứng;

- Bản sao văn bản chấp thuận phương án tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong trường hợp chưa nằm trong báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương;

- Văn bản xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với cơ sở thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM (trừ trường hợp tích hợp vào thủ tục cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải);

- Bản mô tả chi tiết hệ thống, thiết bị hoặc phương án cho việc tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH kèm theo kết quả 03 (ba) lần lấy mẫu, phân tích đạt QCKTMT đối với các hệ thống, thiết bị xử lý và bảo vệ môi trường.

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Sở cấp (hoặc cấp lại) Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

 

 

.............(3)............
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên chủ nguồn thải CTNH;

(2) Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đăng ký chủ nguồn thải CTNH;

(3) Người có thẩm quyền ký của chủ nguồn thải CTNH;

(4) Loại hình (ngành nghề) hoạt động được phân loại như sau: Chế biến thực phẩm; cơ khí; dầu khí; dược; điện; điện tử; hóa chất; khoáng sản; luyện kim; nông nghiệp; quản lý, xử lý nước, nước thải, chất thải; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất vật liệu cơ bản (cao su, nhựa, thủy tinh…); sản xuất vật liệu xây dựng; xây dựng (bao gồm cả phá dỡ công trình); y tế và thú y; ngành khác.

 

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ

Bãi bỏ toàn bộ 06 TTHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, đã được UBND tỉnh công bố tại Quyết định số 1423/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2013 về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (theo danh mục tại mục B phần I).

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản