140750

Quyết định 2796/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2011-2015

140750
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 2796/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2011-2015

Số hiệu: 2796/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Lê Đức Vinh
Ngày ban hành: 17/10/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2796/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
Người ký: Lê Đức Vinh
Ngày ban hành: 17/10/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2796/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 17 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 22/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 -2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (công văn số 1711/SNN-PTNT ngày 28/9/2011),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2011-2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa; Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- BCĐ CTNTM TW (Bộ NN và PTNT);
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT UBND tỉnh;
- Các PCT. UBND tỉnh;
-Thành viên BCĐ tỉnh;
- MTTQ tỉnh, các đoàn thể tỉnh
- Lưu: VT, HP, HB,

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Vinh

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2796/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/7/2011 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 22/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015.

- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, nội dung và ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ đó huy động sức mạnh tng hợp ca cả hệ thng chính trị và toàn thxã hội tham gia xây dựng nông thôn mới.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ trách nhiệm trong chỉ đạo, thực hiện chương trình theo quan đim: Cp ủy Đảng, chính quyền các cấp đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành tchức thực hiện chương trình; người dân đóng vai trò chủ thể cùng các tổ chức chính tri, xã hội trực tiếp tham gia xây dựng nông thôn mới. Xác đnh xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị ở các cp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

- Các cấp, các ngành, các địa phương tập trung các nguồn lực để triển khai thực hiện chương trình, trong đó cần ưu tiên cho 20 xã để bo đảm đến năm 2015 đạt 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mi.

- Xác định nhiệm vụ cụ thể, tiến độ thực hiện và trách nhiệm của các cấp các ngành từ tỉnh đến cơ sở.

II. NHIỆM VỤ

1. Lập Quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới       

a. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Tập trung rà soát, điều chỉnh, lập mới để hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới (NTM) cho 94/94 xã trong năm 2011 và 2012 (theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của liên bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và các hưng dẫn khác của Trung ương và của Tỉnh - sau đây gọi tắt là theo hướng dn của Thông tư 26). Riêng đối với 20 xã trong diện tập trung đầu tư để hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí vào năm 2015, phải hoàn thành việc lập quy hoạch NTM trước quý II năm 2012.

b. Đề án xây dựng nông thôn mới

Tiến hành các thủ tục theo đúng trình tự bảo đảm hoàn thành phê duyệt 94/94 đề án xây dựng nông thôn cấp xã, đề án huyện và tỉnh trước ngày 30/10/2011.

2. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội

a. Giao thông

Tiếp tục đầu tư Chương trình giao thông nông thôn, để bảo đảm đến năm 2015 cứng hóa và đạt chuẩn đường từ huyện đến trung tâm xã; 65% tuyến giao thông từ trung tâm xã về đến các thôn được phủ bê tông nhựa hay bê tông xi - măng; 40% đường trục thôn được cứng hóa đạt chuẩn; đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa và có 40% được cứng hóa, riêng đối với vùng min núi 30%; hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng nhằm thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư nông nghiệp, sản phẩm, xe cơ giới đi lại thuận tiện, trong đó ưu tiên đầu tư đường nội đồng ở các vùng thực hiện dn đin, đi thửa.

b. Thủy lợi

- Tiếp tục thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương bảo đảm đến năm 2013 cơ bản hoàn thành đồng bộ kiên cố hóa kênh loại II và loại III các hệ thống thủy lợi ở các huyện đồng bằng, hỗ trợ đầu tư kênh mương nội đồng cho những vùng dồn điền, đổi thửa.

- Tập trung đầu tư hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các công trình hồ chứa nước Đá Đen (Vạn Ninh), hồ Suối Hành (Cam Ranh), hồ Đá Mài, hồ Láng Nhớt (Diên Khánh), hồ Suối Trầu (Ninh Hòa); tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành hồ chứa nước Tà Rục (Cam Lâm), kênh mương hồ Hoa Sơn (Vạn Ninh), khởi công và đy nhanh tiến đ thi công hchứa nưc Đồng Điền (Vạn Ninh),... để bảo đảm hệ thng thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cần sản xuất và dân sinh.

c. Điện

Đến nay trên toàn tỉnh đã đạt tỷ lệ trên 98% hộ sử dụng điện, nhưng chất lượng bảo đảm yêu cu kthut và an toàn điện còn hạn chế, vì vậy cần quan tâm.

d. Trường học

Tập trung hoàn thiện các công trình phục vụ chuẩn hóa trường, lớp học của các cấp học ở nông thôn, để bảo đảm đến năm 2015 có tỷ lệ trường học cấp mầm non, mu giáo, tiu học, trung học cơ sở được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn Quốc gia đạt 60%, riêng các xã miền núi đạt 50%. Đối với những nơi chưa có điều kiện đầu tư, ưu tiên quy hoạch mở rộng diện tích đạt chuẩn trước.

e. Cơ sở vật chất văn hóa

- Cần xem xét quy mô để đầu tư Nhà văn hóa và khu thể thao xã cho phù hợp với quá trình phát triển và nhu cầu hưởng thụ các hoạt động văn hoá thể thao ca nhân dân trong vùng, tránh lãng phí, phn đu mỗi xã có cơ sở sinh hoạt văn hóa, th thao và phn đu từng bước đạt chun. Chú ý quy hoạch địa điểm và diện tích, đạt chun trước, sau đó tiến hành đu tư xây dựng phù hợp với quá trình phát triển ở địa phương.

- Đối với cơ sở vật cht văn hóa, thể thao thôn cần xem xét tận dụng các cơ sở sinh hoạt cộng đồng để tạo điều kiện có nơi sinh hoạt văn hóa, ththao cho cộng đng dân cư thôn phù hp với quy mô dân số và nhu cầu của địa phương. Trong quy hoạch, xác đnh đa điểm với quy mô Nhà Văn hóa thôn đạt chuẩn.

g. Chợ nông thôn

Trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã và quy hoạch mạng lưới chợ của Bộ Công Thương, rà soát bố trí lại quy hoạch chợ ở nông thôn không nhất thiết mỗi xã bố trí một chợ, mà phải căn cứ nhu cầu giao lưu tiêu thhàng hóa để hình thành chợ.

Trên cơ sở quy hoạch lại chợ ở nông thôn, bố trí đầu tư phấn đấu đến năm 2015 có 60% số chợ đạt chuẩn quốc gia.

h. Bưu điện

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện nâng cp để bảo đảm ở xã có điểm phục vụ bưu chính vin thông, đáp ứng được nhu cầu nhân dân trong vùng và phấn đấu hu hết các thôn đu có đim truy cập internet, trừ các thôn vùng sâu, vùng xa dân số ít không tập trung.

i. Nhà ở dân cư

- Vận động nhân dân tích cực thực hiện phong trào chỉnh trang vườn nhà gọn gàng, xanh - sạch - đẹp, nâng cấp 3 công trình sinh hoạt (nhà tắm, nhà vệ sinh, bnước) hp vệ sinh, phù hp với mỹ quan nông thôn, tiện ích và văn minh, bảo đảm từng bước nâng tỷ lệ nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ xây dựng trên 80%.

- Tiếp tục hỗ trợ xóa nhà tạm, phấn đu đến năm 2015 không còn nhà tạm tranh tre, bảo đảm 100% nhà ở nông thôn đạt 3 cứng (cứng nền, cứng tường, cứng mái).

3. Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất

a. Xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn.

- Tiếp tục tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách phù hp, trong đó lưu ý vhỗ trợ phát triển sản xuất, thực hiện giảm nghèo bền vững, phấn đấu các xã đạt tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới dưới 5% vào năm 2015.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công; tạo điều kiện chuyển giao nhanh cho nông dân ứng dụng các tiến bộ, khoa học, công nghệ, ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện chuyn dịch cơ cu cây trồng vật nuôi, tập trung sản xuất hàng hóa, nâng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, tạo điều kiện tăng thu nhập cho nông dân.

- Thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa ở những vùng sản xuất trồng trọt tập trung đẩy mạnh tốc độ cơ giới hóa để nâng cao hiệu quả sản xut nông nghiệp tại địa phương, có chính sách ưu tiên htrợ phát triển sn xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật đối với diện tích dồn điền, đổi thửa.

- Có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào nông thôn, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm giải quyết việc làm, giải quyết tiêu thụ sản phẩm để tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Có chính sách htrợ các dự án bảo tn và phát triển ngành nghề truyền thống theo phương châm “Mỗi làng một sản phm” phát triển ngành nghề theo thế mạnh của từng địa phương, từng bước nâng t ldịch vụ, xây dựng trong kinh tế nông nghiệp ở nông thôn lên trên 20%.

b. Chuyển dịch cơ cấu lao động

- Tạo điều kiện hỗ trợ đầu tư hình thành các cụm công nghiệp nhỏ ở nông thôn trên địa bàn xã hoặc cụm xã để phát triển ngành nghề nông thôn, thu hút chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Khuyến khích và nhân rộng mô hình sản xut của Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Vĩnh Phước, thị xã Ninh Hòa theo phương thc gia công các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp ở gia đình.

- Tăng cường công tác đào tạo nghề ở nông thôn gắn với các mô hình dự án sản xut có hiệu quả, vừa học lý thuyết vừa thực hành, để tạo điều kiện cho lao đng nông thôn chuyển dịch theo hướng từng bước tham gia sản xuất nông nghip cht lượng cao hoặc chuyển đổi sang làm việc ở các khu, các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phấn đấu tỷ lệ lao động ở nông thôn đưọc đào tạo nghề đạt 47% vào năm 2015.

- Thực hiện tốt chương trình dạy nghề theo Đề án đào tạo nghphù hợp yêu cầu và trình độ của nông dân.

c. Củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong nông thôn

- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện, có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện để các hợp tác xã (HTX) hiện có hoạt động hiệu quả, trong đó lưu ý thực hiện tốt các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất như: thủy nông nội đồng, dịch vụ cơ giới, cung cấp giống, vật tư phân bón, tiêu thụ sản phẩm...

- Có cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tập thể ở những vùng sản xuất tập trung. Song song với quá trình thực hiện chủ trương dn điền, đổi thửa gắn liền với việc khuyến khích hình thành các Tổ Hợp tác liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển sản xuất phải gắn với việc đổi mới tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, thợp tác, trang trại, gia trại, …) liên kết 4 nhà giúp người nông dân sản xuất có hiệu quả.

- Thực hiện tốt cơ chế tín dụng, hỗ trợ hình thành các Tổ Hợp tác nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, bảo đảm hơn 70% số xã có hình thức tổ chc sản xut phù hp với quá trình phát trin sản xut như: Tổ hợp tác sản xuất, dịch vụ, Hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp, Trang trại, Doanh nghiệp...

4. Văn hóa - Xã hội và Môi trường

a. Giáo dục

Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau ở các xã trong toàn tỉnh:

- Tiếp tục tập trung thực hiện tốt chủ trương về phổ cập giáo dục Trung học;

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học Trung học (phổ thông bổ túc, học nghề) đạt trên 85%;

- Phát triển hệ thng đào tạo nghvà trung học chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cu đào tạo nghề cho nông dân, bảo đảm đến năm 2015 bình quân các xã có tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%.

b. Y tế

- Làm tốt công tác tuyên truyền để vận động nông dân tham gia mua bảo him, tiếp tục htrợ đi với các hộ cận nghèo, nghèo, người già mua bảo hiểm y tế, bảo đảm đến năm 2015 có 100% người dân ở nông thôn tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.

- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; nâng cao năng lực hoạt động các bệnh viện huyện, trung tâm y tế dự phòng; hoàn thành cơ bản việc đầu tư nâng cấp trạm y tế xã, đảm bảo điều kiện để nâng cao năng lực khám chữa bệnh, chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm.

- Tiếp tục củng c, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; nâng cao năng lực hoạt động các bệnh viện huyện, trung tâm y tế dự phòng; hoàn thành cơ bản việc đầu tư nâng cấp trạm y tế xã, đảm bảo điều kiện để nâng cao năng lực khám chữa bệnh, chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm.

- Trên cơ sở hạ tầng về y tế đạt chuẩn, tổ chức tốt hệ thống y tế dự phòng, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và kế hoạch hoá gia đình.

c. Văn hóa

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gn với xây dựng nông thôn mới” đbảo đảm đến năm 2015 có từ trên 70% số thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa. Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho người dân nông thôn, tạo ra sự chuyển biến về nhận thức và hành động hàng ngày của người dân ở vai trò là người chủ xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

d. Môi trường

- Tiếp tục thực hiện xây dựng công trình cấp nước; công trình vệ sinh; công trình chuồng trại hợp vệ sinh, hầm biogas và công trình thu gom rác thải theo Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ dân số ở nông thôn được cấp nước sạch, hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt đạt trên 95%.

- Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng, chỉnh trang nhà cửa, vườn tược, tường rào phù hợp với cảnh quan nông thôn, bảo đảm mỹ quan và vệ sinh môi trường. Vận động nhân nhân không chôn cất người chết quanh nhà, chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang đáp ứng nhu cầu chôn cất người chết theo cụm dân cư và theo quy hoạch chung của huyện.

- Nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp ở nông thôn, dịch vụ công cộng, khu dân cư sẽ được xử lý cục bộ, bảo đảm đến 2015 đạt 75% tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào hệ thống kênh rạch, sông; các cơ sở sản xut kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có hoạt động làm suy giảm môi trường; chất thải sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp được thu gom, xử lý theo quy định. Từng bước cải tạo hệ thống sông rạch thành mạng lưới thoát nước có thể điều khiển được.

5. Hệ thống chính trị

a. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh.

- Tổ chức đào tạo cán bộ, công chức xã đạt chuẩn trình độ (chuyên môn, nghiệp vụ - lý luận chính trị - văn hóa) theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu đến năm 2015 đạt 80% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị.

- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ hoàn thiện các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và hoàn thành kế hoạch công tác hàng năm để bảo đảm đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

- Tăng cường sự lãnh đạo thng nhất của Đảng bộ trong việc thực hiện các nhim vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quc phòng nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng. Tiếp tục đổi mới thiết chế dân chủ cơ sở, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn, đảm bảo hàng năm Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”.

b. Bảo đảm an ninh và trật tự xã hội được giữ vững.

Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng và ban hành nội quy quy ưc làng xóm v trt tự, an ninh; phòng chng các tệ nạn xã hội và các thủ tục lạc hậu; điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách nhằm tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện hệ thống quản lý, thực hiện chương trình

Kin toàn tổ chức các Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới các cp; thành lập Văn phòng điều phối tỉnh để giúp việc cho Ban chỉ đạo tỉnh (theo hướng dn của Thông tư 26); đối với Ban chỉ đạo cấp xã do Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập, thành phần Ban chỉ đạo cấp xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban, Chủ tịch UBND xã làm Phó ban (ở xã có Bí thư kiêm Chủ tịch xã thì Phó chủ tịch xã là Phó ban chỉ đạo), các thành viên ban chỉ đạo xã là một số công chức chuyên môn và đi diện đoàn thchính trị cấp xã.

2. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiu hình thức để cộng đồng dân cư địa phương hiu rõ họ là chủ thể xây dựng nông thôn mới, tạo sự đồng thuận cao trong dân. Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các quy chuẩn chính sách, cơ chế htrợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ, quyết định và tổ chc thực hiện, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

Để thực hiện tốt giải pháp này các cơ quan truyền thông, báo chí phải có những chuyên mục cụ th, trong đó lưu ý xây dựng một chuyên mục về xây dựng nông thôn mới trên Đài phát thanh truyền hình Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa.

3. Phải xác định việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) và Chương trình hành động số 26 CTtr/TU ngày 31/10/2008 của Ban chp hành

Để thực hiện tốt giải pháp này các cơ quan truyền thông, báo chí phải có những chuyên mục cụ thể, trong đó lưu ý xây dựng một chuyên mục vxây dựng nông thôn mới trên Đài phát thanh truyền hình Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa.

4. Phải xác định việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) và Chương trình hành động số 26 CTtr/TU ngày 31/10/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và thường xuyên của toàn dân và cả hệ thống chính trị, các ngành các cp trong tỉnh.

Trên cơ sở Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và kế hoạch triển khai ca Ủy ban nhân dân tỉnh về Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch, có biện pháp cụ thể tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 trên từng lĩnh vực, địa phương mình phụ trách.

5. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hthống chính trị ở cơ sở; nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng, đoàn thể và chính quyền thực sự là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở; đào tạo bi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ và phương pháp công tác của đội ngũ cán bộ cơ sở. Đào tạo nghề cho nông dân đồng thời trang bị những kiến thức cần thiết đhọ chủ động tham gia quá trình xây dựng nông thôn mới và thích nghi với lối sống mới.

6. Triển khai mạnh mẽ cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sng văn hóa ở khu dân cư gn với xây dựng nông thôn mới” nhằm xây dựng nông thôn có đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, giữ gìn bản sc văn hoá dân tộc, đng thi với việc xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở.

7. Xây dựng, tổ chức triển khai các chương trình, đề án, đxuất các cơ chế, chính sách để bảo đảm hướng dẫn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; đi mi hình thức tổ chức sản xuất, hướng dẫn, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nhằm nâng cao thu nhập của nông dân, tạo điu kiện chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn

Trong phát triển sản xuất cần phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, sản xut sn phẩm hàng hoá mà địa phương có lợi thế. Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để tạo điều kiện phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể như Tổ hợp tác, Hợp tác xã đđạt mục tiêu đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa; mở rộng liên doanh, liên kết vi các doanh nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để nâng cao thu nhập của người dân, tăng nhanh tỷ lệ cơ giới hóa, giảm thiểu tình trạng lao động thủ công trong sản xuất nông nghiệp.

8. Tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở có kế thừa, điều chỉnh, bổ sung để bảo đảm xây dựng nông thôn mới phù hợp với các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

9. Ban hành các cơ chế cụ thể về huy động vốn; trong đó trọng tâm là quy chế huy động vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất, đầu tư lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn của các chương trình dự án có liên quan, tạo điều kiện xã hội hóa trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên cơ sở kết hp nhiều nguồn vốn huy động khác, khuyến khích và có cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư các công trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các dự án khác có khả năng thu hồi vốn trực tiếp (cung cấp điện, nước sạch, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường), huy động sự đóng góp của nhân dân vào xây dụng các cơ sở hạ tầng ở thôn, xóm và nội đồng khu sản xuất bằng nhiều hình thức đa dạng (bằng sức lao động, góp vật tư, vật liệu xây dựng, hiến đất cho xây dựng các công trình, đóng góp bằng tiền), đồng thời tùy theo khả năng của từng địa phương mà huy động các nguồn khác (doanh nghiệp, con em trong xã thành đạt,...).

10. Thống nhất chọn 20 xã (có phụ lục kèm theo) để tổ chức chỉ đạo tập trung bảo đảm đến năm 2015 có 20% số xã trên toàn tỉnh đạt đầy đủ 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; trong 20 xã chọn mỗi huyện một xã (8 xã) chỉ đạo đim, đrút kinh nghiệm cho chỉ đạo diện rộng.

Giao Ban Chỉ đạo tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban Chỉ đạo, trực tiếp phụ trách chỉ đạo các xã điểm.

IV. VỐN ĐẦU TƯ

Dự kiến nhu cầu vốn giai đoạn 2011-2015: 5.739 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách nhà nước: 2.583 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 45%); vốn tín dụng: 1.205 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 21 %); vốn doanh nghiệp, hp tác xã: 1.090 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 19 %) và vốn cộng đồng, dân cư: 861 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 15 %).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hp với các huyện thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, tham mưu các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh; hướng dẫn xây dựng tổ chức thực hiện các đề án, dự án, kiểm tra tổ chức thực hiện các tiêu chí, thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thuộc các lĩnh vực quản lý của ngành.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mi cấp huyện và tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các xã tổ chức thực hiện đề án xây dựng nông thôn cấp xã

3. Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp chủ động phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân và các đoàn thể chính tr- xã hội cùng cấp để triển khai mạnh mẽ cuộc vận động “Nâng cao chất lượng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn vi xây dựng nông thôn mới; đng thời, xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động hưởng ứng cuộc thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” nhằm huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới.

 

PHỤ LỤC

DANH SÁCH XÃ TẬP TRUNG ĐẦU TƯ VÀ XÃ CHỈ ĐẠO ĐIỂM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015

Xã tập trung đầu tư

Xã chỉ đạo điểm

1. Thành ph Nha Trang

1. Thành ph Nha Trang

- Vĩnh Trung

Vĩnh Trung

- Vĩnh Ngọc

- Vĩnh Phương

2. Thành phố Cam Ranh

2. Thành phố Cam Ranh

- Cam Thành Nam

Cam Thành Nam

- Cam Thịnh Đông

- Cam Bình

3. Thị xã Ninh Hòa

3. Thị xã Ninh Hòa

- Ninh Quang

Ninh Quang

- Ninh Phụng

- Ninh Thọ

4. Huyện Diên Khánh

4. Huyện Diên Khánh

- Diên Phước

Diên Phước

- Diên Sơn

- Diên Lạc

5. Huyện Vạn Ninh

5. Huyện Vạn Ninh

- Vạn Lương

Vạn Lương

- Vạn Phú

- Vạn Hưng

6. Huyện Cam Lâm

6. Huyện Cam Lâm

- Cam Hải Tây

Cam Tân

- Cam Tân

- Cam Hiệp Nam

7. Huyện Khánh Vĩnh

7. Huyện Khánh Vĩnh

- Sông Cu

Sông Cầu

8. Khánh Sơn

8. Khánh Sơn

- Sơn Bình

Sơn Bình

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản