266553

Quyết định 28/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

266553
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 28/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 28/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Chẩu Văn Lâm
Ngày ban hành: 28/01/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 28/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
Người ký: Chẩu Văn Lâm
Ngày ban hành: 28/01/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 28 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Du lịch ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020; Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 13/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVII, kỳ họp thứ 5 về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Văn bản số 4671/BCHTTDL-KHTC ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc góp ý Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Tuyên Quang;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 171b/VHTTDL -TTr ngày 17/12/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

- Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các huyện, thành phố; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

2. Mục tiêu

- Khách du lịch: Đến năm 2015 đón trên 1.047.000 lượt khách; đến năm 2020 đón trên 1.695.000 lượt khách; đến năm 2030 đón trên 3.678.000 lượt khách.

- Tổng thu từ khách du lịch: Đến năm 2015 đạt 1.125,6 tỷ đồng; đến năm 2020 đạt trên 2.731,23 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt gần 11.268,18 tỷ đồng.

- Cơ sở lưu trú và hạ tầng kỹ thuật du lịch: Đến năm 2015 có trên 50 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên, trong đó ít nhất có 8 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên. Đến năm 2020 có 115 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên, trong đó có ít nhất 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên. Đến năm 2030 có trên 180 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao trở lên, trong đó có ít nhất 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao.

- Lao động và việc làm: Năm 2015 tạo việc làm cho 11.700 lao động; năm 2020 tạo việc làm cho 20.400 lao động; đến năm 2030 tạo việc làm cho 48.000 lao động.

- Đầu tư du lịch: Huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, vốn Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đến năm 2015 cần 2.152 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 cần 4.496 tỷ đồng; giai đoạn 2021- 2030 cần 23.903 tỷ đồng.

- Phấn đấu đến năm 2015, Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào trở thành Khu du lịch Quốc gia; phấn đấu đến năm 2030 có 2 khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia.

3. Định hướng phát triển du lịch

3.1. Thị trường khách du lịch

a. Thị trường trong nước:

- Thị trường Hà Nội: Trong giai đoạn tới sẽ trở thành phân khúc thị trường chủ đạo của Tuyên Quang chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng số khách du lịch của tỉnh. Trong đó tỷ lệ khách lưu trú tại Tuyên Quang chiếm khoảng 75% - 80%.

- Các thị trường lân cận tỉnh Tuyên Quang: Bao gồm các thị trường đô thị từ các tỉnh như Vĩnh Phúc; Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên... Dự báo chiếm tỷ trọng khoảng 25% tổng số khách đến Tuyên Quang. Tỷ lệ lưu trú tại Tuyên Quang chiếm khoảng 50%.

- Thị trường nội tỉnh: Tiếp tục là bộ phận quan trọng của du lịch Tuyên Quang, song không còn là phân khúc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phân khúc thị trường. Dự báo thị trường này chiếm tỷ trọng khoảng 20%. Về cơ cấu khách chủ yếu vẫn là khách tham quan, du lịch trong ngày.

- Các thị trường xa: Là các đối tượng khách từ các đô thị miền Trung và miền Nam, dự báo sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong tổng số khách đến Tuyên Quang. Tỷ lệ khách lưu trú tại Tuyên Quang đạt khoảng 80 - 90%.

b. Thị trường nước ngoài:

- Thị trường Hàn Quốc: Đây sẽ là thị trường ưu tiên nhất của Tuyên Quang, dự báo chiếm tỷ trọng khoảng 1 - 1,5% khách du lịch đến Tuyên Quang. Khách Hàn Quốc, chủ yếu đến Tuyên Quang từ Hà Nội (qua cửa khẩu hàng không Nội Bài).

- Thị trường Trung Quốc: Tiếp tục là thị trường đóng vai trò quan trọng, dự báo chiếm tỷ lệ từ 1 - 1,5% số khách đến Tuyên Quang. Khách Trung Quốc vào Tuyên Quang chủ yếu theo đường bộ qua các cửa khẩu với Trung Quốc ở phía bắc.

- Thị trường Pháp: Là thị trường khai thác quan trọng trong chiến lược thị trường của du lịch Tuyên Quang, dự báo chiếm tỷ trọng từ 0,5 - 1% tổng số khách đến Tuyên Quang.

- Các thị trường khác: Bao gồm khách từ Châu Âu, Mỹ, các nước ASEAN... Hiện nay, thị trường này chiếm tỷ trọng không đáng kể, chủ yếu tập trung vào đối tượng khách du lịch đi nhóm nhỏ lẻ, mức chi tiêu trung bình.

3.2. Định hướng phát triển các hình thức du lịch

a. Du lịch văn hóa lịch sử: (Du lịch về nguồn, hoài niệm): Khai thác các giá trị của hệ thống di tích cách mạng dày đặc ở Tuyên Quang. Trong đó, tập trung xây dựng các tour du lịch tham quan nghiên cứu lịch sử cách mạng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, kết nối với Khu di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Cạn).

b. Du lịch sinh thái: Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của Tuyên Quang trong đó hạt nhân là khu vực lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang (Na Hang), hồ Thủy điện Chiêm Hóa và hệ thống sinh thái nông nghiệp gắn với các làng nghề, các làng văn hóa dân tộc thiểu số.

c. Du lịch nghỉ dưỡng: Khai thác tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng của Tuyên Quang. Trong đó tập trung khai thác tiềm năng du lịch khu suối khoáng Mỹ Lâm.

d. Du lịch dịch vụ gắn với các đô thị: Các hình thức du lịch đặc thù dịch vụ gắn với đô thị tập trung ở thành phố Tuyên Quang. Trong đó tập trung khai thác các quần thể vui chơi giải trí, các khu bảo tồn văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú, các khách sạn, nhà hàng cao cấp, các khu mua sắm ...

e. Các hình thức du lịch khác: Ngoài các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của Tuyên Quang, cần phát triển các hình thức du lịch sau: Du lịch thể thao cao cấp (các sản phẩm chính tập trung phát triển bao gồm sân golf; du lịch khinh khí cầu; du lịch du thuyền trên sông, hồ…); Du lịch vui chơi giải trí (các sản phẩm chính bao gồm các khu công viên văn hóa dân tộc; các khu vui chơi giải trí; đặc biệt cần đầu tư cho việc xây dựng khu sinh thái và văn hóa Núi Dùm…); Du lịch cộng đồng - Homestay (trên cơ sở lựa chọn một số bản làng của các dân tộc: Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Sán Dìu.... để phát triển thành các điểm du lịch cộng đồng); Du lịch tâm linh, tín ngưỡng; Hình thức du lịch đặc thù bổ trợ (bao gồm du lịch săn bắn (có kiểm soát), du lịch thể thao: đua ngựa, đua xe địa hình, ..các môn thể thao dân gian dân tộc như: bắn nỏ, đẩy gậy...).

3.3. Tổ chức không gian phát triển du lịch

a. Không gian du lịch Trung tâm: Thành phố Tuyên Quang với vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh. Không gian này được hình thành trên cơ sở khai thác du lịch dịch vụ khu vực thành phố Tuyên Quang và các vùng phụ cận. Hình thức du lịch chính: Du lịch văn hóa (gắn với hệ thống di tích lịch sử); Du lịch sinh thái; Du lịch sông nước; Du lịch nghỉ dưỡng (gắn với nguồn nước khoáng nóng); Du lịch vui chơi giải trí (du thuyền sông Lô, mua sắm, thưởng thức nghệ thuật...); Đêm hội Trung thu Thành Tuyên; du lịch tín ngưỡng, tâm linh.

b. Không gian du lịch phía Đông: Khai thác tiềm năng du lịch khu vực huyện Sơn Dương và phía Đông Nam của huyện Chiêm Hóa, trọng tâm là khai thác du lịch tại Khu du lịch quốc gia đặc biệt Tân Trào. Các hình thức du lịch chính: Du lịch về nguồn, du lịch hoài niệm; lễ hội; Du lịch văn hóa gắn với hệ thống di tích lịch sử; Du lịch sắc tộc (gắn với văn hóa dân tộc thiểu số); Du lịch sinh thái.

c. Không gian du lịch phía Bắc: Khai thác tiềm năng du lịch khu vực huyện Na Hang, huyện Lâm Bình và phía Bắc huyện Chiêm Hóa, nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, văn hóa sắc tộc khu vực rừng núi phía Bắc với động lực chính là tiềm năng du lịch sinh thái hồ thủy điện Tuyên Quang, Chiêm Hóa...Hình thức du lịch chính: Du lịch lòng hồ thủy điện; Du lịch sinh thái (gắn với cảnh quan, hang động, khu bảo tồn…); Du lịch văn hóa sắc tộc (gắn với sinh thái nông nghiệp, văn hóa dân tộc ít người…)

d. Không gian du lịch phía Tây: Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái khu vực huyện Hàm Yên và phía Tây của huyện Yên Sơn, phía Tây của huyện Chiêm Hóa. Hình thức du lịch chính: Du lịch sinh thái rừng nguyên sinh Cham Chu; Du lịch sinh thái sông nước; Du lịch văn hóa (tham quan di tích lịch sử, di tích cách mạng).

3.4. Định hướng phát triển các điểm du lịch

a. Điểm du lịch trung tâm: Di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật (đền, chùa...) thắng cảnh Núi Dùm; di tích thành cổ Tuyên Quang; du thuyền sông Lô; hội thảo, hội nghị, mua sắm, tham quan Bảo tàng tỉnh; nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Mỹ Lâm.

b. Điểm du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào và vùng phụ cận: Các di tích lịch sử cách mạng - Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến.

c. Điểm du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Chiêm Hóa: Di tích lịch sử Kim Bình và hệ thống di tích kháng chiến; chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, đền Bách Thần, lễ hội Lồng tông; làng văn hóa dân tộc Tày, thôn Tân Thịnh, xã Tân An; danh thắng thác Bản Ba, xã Trung Hà...

d. Điểm du lịch sinh thái Na Hang: Hồ thủy điện Tuyên Quang; khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung; hệ thống núi đá, hang động; khám phá các làng văn hóa dân tộc Tày, Dao, Mông...

e. Điểm du lịch lịch sử văn hóa, sinh thái Lâm Bình: Thắng cảnh Thượng Lâm hệ thống núi đá, hang động - công viên địa chất Việt Nam; khám phá các làng văn hóa dân tộc Tày, Dao, Mông; chùa Phúc Lâm và các di chỉ khảo cổ...

g. Điểm du lịch sinh thái Hàm Yên: Động Tiên, rừng Chạm Chu, đền Thác Cái, du lịch sinh thái nhà vườn; hồ Khởn...

h. Điểm du lịch lịch sử văn hóa - nghỉ dưỡng Yên Sơn: Di tích lịch sử cách mạng Lào - Làng Ngòi, Đá Bàn, xã Mỹ Bằng; chùa Phật Lâm; nghỉ dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm, các làng văn hóa dân tộc Cao Lan, Quần Trắng; thể thao (golf, tennis, săn bắn có kiểm soát...).

3.5. Định hướng tổ chức tuyến du lịch

a. Các tuyến du lịch liên vùng:

- Hà Nội - Tuyên Quang - Hà Giang.

- Tuyên Quang - Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên.

- Tuyên Quang - Yên Bái - Lào Cai.

- Tuyên Quang - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng.

- Tuyên Quang - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh- Quảng Ninh - Hải Phòng.

b. Các tuyến du lịch nội tỉnh:

- Thành phố Tuyên Quang - Kim Quan - Tân Trào - Bình Ca.

- Thành phố Tuyên Quang - Chiêm Hóa - Na Hang.

- Thành phố Tuyên Quang - Mỹ Lâm - Đá Bàn.

- Thành phố Tuyên Quang - Hàm Yên.

- Thành phố Tuyên Quang - Na Hang (Chiêm Hóa)- Lâm Bình.

- Tuyến du lịch đường sông (Sông Lô, sông Gâm)...

c. Tuyến du lịch quốc tế:

- Tuyên Quang - Hà Nội - Các nước.

- Tuyên Quang - Hà Giang - Châu Vân Sơn (Trung Quốc).

- Tuyên Quang - Lào Cai - Thành phố Côn Minh (Trung Quốc).

- Tuyên Quang - Lạng Sơn - Thành phố Bằng Tường (Trung Quốc).

- Tuyên Quang - Quảng Ninh - Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc).

3.6. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư

a. Đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:

- Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông đường bộ, đường thủy trọng điểm đến các khu du lịch

- Thực hiện các Dự án nâng cấp bảo tồn di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú.

- Ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các công trình thể thao tổng hợp cao cấp.

- Xây dựng các công trình dịch vụ gắn với đô thị.

b. Phát triển nguồn nhân lực:

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý ngành du lịch.

- Hỗ trợ đào tạo hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên bản địa.

- Đào tạo nghề du lịch cho lao động địa phương.

- Hỗ trợ đào tạo cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp và cán bộ làm công tác du lịch.

- Chương trình giáo dục cộng đồng.

c. Tăng cường hiệu quả quảng bá xúc tiến du lịch:

- Dự án xây dựng Website du lịch Tuyên Quang.

- Xây dựng hệ thống biển báo chỉ dẫn tại các khu Du lịch.

- Làm phim truyền hình về du lịch Tuyên Quang và các ấn phẩm truyền thông phục vụ xúc tiến du lịch.

- Hỗ trợ tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, liên kết du lịch trong vùng, quốc tế.

- Tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế.

- Xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Tuyên Quang.

d. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch:

Bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch là hướng ưu tiên của du lịch Tuyên Quang nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Việc đầu tư bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch bao gồm: Tôn tạo, nâng cấp hệ thống tài nguyên du lịch, đặc biệt là đối với các di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội, nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch; giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch và nhận thức về phát triển du lịch bền vững.

e. Các khu vực và dự án tập trung đầu tư:

- Các khu vực tập trung đầu tư:

+ Khu du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào.

+ Khu du lịch trung tâm thành phố Tuyên Quang và phụ cận.

+ Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm và vùng phụ cận.

+ Khu du lịch sinh thái Na Hang, Lâm Bình.

- Các dự án tập trung đầu tư:

+ Dự án đầu tư nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm.

+ Dự án đầu tư nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng Khu du lịch sinh thái Na Hang.

+ Dự án đầu tư nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với phát triển du lịch.

+ Dự án đầu tư nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung.

+ Dự án đầu tư nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng Khu du lịch Rừng nguyên sinh Cham Chu.

+ Dự án đầu tư nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng Khu Di tích lịch sử Kim Bình.

+ Dự án đầu tư nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng Khu Di tích lịch sử Kim Quan.

g. Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án ưu tiên phát triển du lịch:

- Đến năm 2015: 467 tỷ đồng.

- Đến năm 2020: 1.358,50 tỷ đồng.

- Đến năm 2030: 2.385 tỷ đồng.

Nguồn vốn chính bao gồm:

- Ngân sách nhà nước: 531,7 tỷ đồng.

- Nguồn vốn kêu gọi xã hội hóa: 3.539,45 tỷ đồng.

- Nguồn vốn từ các nguồn tài trợ: 139,35 tỷ đồng.

4. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch

4.1. Nhóm giải pháp về đầu tư và cơ chế, chính sách phát triển du lịch

- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nư­­ớc: Theo hư­­ớng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư­­ phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch, điểm du lịch; đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài thông qua các dự án: Vốn đầu tư trực tiếp (FDI); nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đặc biệt là từ 3 nhà tài trợ lớn là Ngân hàng Phát triển Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tài trợ của Chính phủ Nhật Bản.

- Huy động vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân: Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch để thu hút sự tham gia và phát huy sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để phát triển du lịch. Tạo điều kiện, cung cấp thông tin, có cơ chế, chính sách thông thoáng để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các cơ sở kinh doanh lưu trú, lữ hành, khu vui chơi giải trí... theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.

- Thực hiện lồng ghép các chương trình các dự án có liên quan: Tăng cường thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án của các ngành có liên quan trong phát triển du lịch.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh những nội dung quy định trong cơ chế, chính sách đầu tư của tỉnh; ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch; thành lập quỹ khuyến khích phát triển du lịch để hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia kinh doanh hoạt động du lịch.
4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý:

- Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, thực hiện quản lý và kiểm soát hoạt động du lịch, đẩy mạnh huy động và quản lý sử dụng các nguồn lực đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch.

- Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch gắn với nâng cao trình độ cán bộ quản lý trên địa bàn tỉnh để tăng cường hiệu quả công tác quản lý phát triển du lịch theo quy hoạch. Những nội dung quản lý Nhà nước tuân thủ Điều 10 và Điều 11 của Luật Du lịch.

- Kiện toàn và phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phát triển du lịch Tuyên Quang để tăng cường sự phối hợp liên ngành trong công tác phát triển du lịch và thực hiện quy hoạch du lịch.

- Kiện toàn Ban quản lý các khu du lịch để quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên, môi trường và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó ưu tiên bổ sung cán bộ có trình độ về quản lý kinh tế.

- Đẩy mạnh phát triển các công ty du lịch, tiến tới thành lập Hiệp hội du lịch tỉnh để tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch...

4.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

- Xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực. Đẩy mạnh công tác đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực, đào tạo mang tính chuyên sâu. Xác định chiến lược và kinh phí hợp lý từ ngân sách nhà nước cho đào tạo nguồn nhân lực.

4.4. Nhóm giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch

- Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến quảng bá du lịch phù hợp với Chiến lược chung cả nước nhưng mang những dấu ấn riêng của tỉnh.

- Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường xúc tiến quảng bá, tập trung cho thị trường trong nước, đồng thời hướng tới các thị trường ngoài nước có tiềm năng như thị trường Tây Âu, Đông Bắc Á và Hàn Quốc.

- Xây dựng thương hiệu cho hình thức du lịch đặc thù với những điểm nhấn mang tính đặc trưng riêng, đồng thời khai thác bản sắc văn hóa của tỉnh.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.

- Thành lập Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch để thực hiện chức năng, nhiệm vụ giúp Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức và cá nhân hoạt động lĩnh vực du lịch về công tác tuyên truyền quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài; triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh.

- Liên kết và hợp tác trong và ngoài nước về quảng bá xúc tiến du lịch.

4.5. Nhóm giải pháp về hợp tác liên kết phát triển du lịch

- Kết nối, hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế để tìm các giải pháp tối ưu nhằm khai thác hợp lý các tài nguyên du lịch sẵn có, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc biệt là hình thức du lịch có tính liên vùng nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các doanh nghiệp, đặt chi nhánh đại diện, đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch tại tỉnh.

4.6. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch

- Nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn về hình thức du lịch đặc thù của Tuyên Quang, tập trung vào các hình thức du lịch đặc thù.

- Tăng cường ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên cứu xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch. Xây dựng chiến lược phát triển hình thức du lịch đặc thù có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia, các đơn vị đầu ngành về du lịch trong và ngoài nước.

- Phối hợp với các công ty lữ hành có năng lực và chuyên biệt về các thị trường mục tiêu để xây dựng các hình thức du lịch hướng đến thị trường mục tiêu.

- Kêu gọi các nguồn tài trợ và hỗ trợ ngân sách cho các dự án để đầu tư triển du lịch.

- Lồng ghép các nội dung du lịch vào các dự án đầu tư công trình văn hóa công cộng như các trung tâm văn hóa, trung tâm triển lãm, bảo tàng văn hóa, các khu làng văn hóa dân tộc…

- Nâng tầm các sự kiện văn hóa như các lễ hội truyền thống, lễ hội đêm trung thu, hội thi người đẹp, các ngày kỷ niệm lịch sử…trở thành các sự kiện văn hóa du lịch mang tầm cỡ quốc gia và khu vực.

4.7. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

- Xây dựng và ban hành quy chế bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch tại các khu điểm du lịch.

- Tăng cường kiểm tra giám sát bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch.

- Ban hành hệ thống chứng chỉ "xanh" để áp dụng cho các doanh nghiệp và các cơ sở du lịch.

- Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhận thức về môi trường cho các cộng đồng dân cư. Có cơ chế khen thưởng, xử phạt trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Công bố và phổ biến rộng rãi quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển du lịch 5 năm và hàng năm theo đúng định hướng quy hoạch.

- y dựng cơ chế, chính sách để phát triển du lịch trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh quy hoạch kịp thời khi không phù hợp.

2. Sở Kế hoạch và Đầu t­ư

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh đề xuất danh mục các dự án ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, xúc tiến quảng bá kêu gọi thu hút đầu tư; bố trí vốn đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các khu, điểm du lịch hợp lý, đúng mục đích; bố trí nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong Chương trình hành động Quốc gia về du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí ngân sách cho công tác lập quy hoạch, lập các đề án, dự án đầu tư phát triển du lịch, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; đề xuất thành lập và hỗ trợ kinh phí ban đầu từ ngân sách địa phương cho Quỹ khuyến khích phát triển du lịch của tỉnh.

4. Sở Công thương

Xây dựng đề án phát triển sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm và làng nghề thủ công truyền thống.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao: Rau, hoa và các loại cây ăn quả, đặc sản của địa phương vừa phục vụ phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu du lịch.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện lồng ghép mục tiêu bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị các khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng… với việc khai thác phát triển du lịch.

6. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thẩm định các hồ sơ quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Giao thông - Vận tải

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn thiện hệ thống giao thông vào các khu, điểm du lịch, hệ thống giao thông đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh phù hợp yêu cầu phát triển ngành du lịch theo hướng đề xuất của quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan cấp biển hiệu cho phương tiện vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh; tổ chức các tuyến vận tải khách công cộng đến các khu, điểm du lịch.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Đề xuất cơ chế chính sách trong lĩnh vực đất đai nhằm thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch.

- Phối hợp kiểm tra việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và tài nguyên liên quan đến du lịch.

9. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với các ngành xây dựng tiêu chuẩn, quy trình chọn lựa bổ nhiệm cán bộ trong ngành du lịch.

10. Sở Ngoại vụ

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các sự kiện, các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Tuyên Quang với các đối tác nước ngoài.

11. Sở Thông tin Truyền thông

Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chương trình quảng bá, giới thiệu du lịch Tuyên Quang trên các phương tiện thông tin, truyền thông, tạo hình ảnh ấn tượng thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư.

12. Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Tăng cường tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch; phối hợp với các cơ quan báo, đài Trung ương để tuyên truyền rộng rãi hình ảnh về miền đất, con người Tuyên Quang, cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư phát triển du lịch của tỉnh.

13. Các Ban quản lý khu du lịch

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai lập quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng trong khu du lịch để làm căn cứ lập các dự án đầu tư xây dựng phát triển khu du lịch.

14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tập trung triển khai thực hiện quy hoạch các điểm du lịch và tổ chức, quản lý chặt chẽ quy hoạch về phát triển du lịch của tỉnh trên địa bàn.

- Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng các làng văn hoá - du lịch, quản lý tốt hoạt động kinh doanh du lịch.

- Lồng ghép nội dung quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong quy hoạch tổng thể phát trin kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố cho phù hợp. Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đ án phát trin du lịch trên địa bàn các huyện, thành phố.

- Khôi phục và phát huy những nghề truyền thống, sản xuất ra những sản phẩm đặc trưng của địa phương để phục vụ khách du lịch.

15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành liên quan tăng cường vận động các tầng lớp nhân dân tham gia giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc nhằm nâng cao hình ảnh về miền đất, con người Tuyên Quang để phát triển du lịch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH
CHỦ TỊCH




Chẩu Văn Lâm

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản