387577

Quyết định 2823/QĐ-BNV năm 2017 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Nội vụ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ Nội vụ ban hành

387577
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 2823/QĐ-BNV năm 2017 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Nội vụ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu: 2823/QĐ-BNV Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Lê Vĩnh Tân
Ngày ban hành: 01/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2823/QĐ-BNV
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Lê Vĩnh Tân
Ngày ban hành: 01/12/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2823/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NỘI VỤ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Nội vụ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (sau đây viết tắt là Chiến lược) với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác nội vụ và ngành Nội vụ.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác nội vụ, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân.

3. Phát triển ngành Nội vụ theo lộ trình cụ thể, phù hợp với yêu cầu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ, ngành Nội vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; nâng cao vị thế, vai trò của Bộ Nội vụ, ngành Nội vụ trong hệ thống hành chính nhà nước.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ theo định hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; hệ thống tổ chức ngành Nội vụ tinh gọn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, bảo đảm hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; có số lượng và cơ cấu hợp lý; có phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo; đề cao trách nhiệm giải trình, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ.

- Ứng dụng khoa học và công nghệ vào tất cả các lĩnh vực của ngành Nội vụ; sử dụng công nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; kết nối thông tin mạng với Chính phủ và hệ thống hành chính các cấp.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Kiện toàn tổ chức, bộ máy của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nội vụ

- Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả; hoàn thiện và ổn định mô hình tổ chức của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nội vụ theo các quy định của pháp luật có liên quan.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức các cơ quan làm công tác nội vụ tại các bộ, ngành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định của pháp luật chuyên ngành.

- Quy định rõ mô hình và quy mô của từng tổ chức và mối quan hệ công tác; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nội vụ; thực hiện phân cấp, ủy quyền giữa Bộ Nội vụ với các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nội vụ trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ được giao.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công.

2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành Nội vụ

- Xây dựng nguồn nhân lực có đủ trình độ và kỹ năng trong công tác quản lý nhà nước của ngành Nội vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học, công nghệ và kỹ năng quản trị tổ chức của nhà nước hiện đại.

- Xây dựng chính sách thu hút người có đức, có tài và cơ chế đào thải đối với người không đáp ứng yêu cầu về phẩm chất đạo đức, kém năng lực công tác trong ngành Nội vụ; xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý để bổ sung đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo đúng quy định.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong từng lĩnh vực công tác của ngành Nội vụ; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ.

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ để thích ứng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và yêu cầu hội nhập quốc tế.

3. Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nội vụ

- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc điều hành và thực hiện pháp luật về công tác nội vụ; tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.

- Đẩy mạnh công tác giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực công tác của ngành Nội vụ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức đối với các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ trong phạm vi cả nước.

4. Đổi mới công tác cán bộ, chính sách cán bộ

- Rà soát, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Kiểm tra, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đúng người, đúng việc.

- Xây dựng, hoàn thiện các quy định về quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Nội vụ. Nâng cao kiến thức, kỹ năng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành; tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu trong xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách tiền lương, chế độ khen thưởng, kỷ luật. Nghiên cứu, đề xuất chế độ đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo từng lĩnh vực cụ thể.

5. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại để phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nội vụ.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức triển khai việc quản lý, sử dụng các cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức và kết nối trong phạm vi toàn quốc.

- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, bảo đảm sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong hoạt động tác nghiệp của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nội vụ.

IV. LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lộ trình

a) Giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2025)

- Xác định rõ mô hình và quy mô của từng tổ chức thuộc Bộ Nội vụ, ngành Nội vụ; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức; hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ và hệ thống tổ chức các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nội vụ.

- Hoàn thiện thể chế về phân cấp, ủy quyền giữa các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nội vụ. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; rà soát, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch triển khai thực Chiến lược và phân công đơn vị chủ trì thực hiện theo từng nội dung cụ thể. Các cơ quan, tổ chức có liên quan chủ động đưa các nội dung của Chiến lược vào chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị mình để triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trong Chiến lược.

b) Giai đoạn 2 (từ năm 2026 đến năm 2035)

Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược ở giai đoạn 1, xây dựng kế hoạch thực hiện để tiếp tục hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng nền công vụ hiện đại; nghiên cứu và áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực công tác của Bộ Nội vụ và của ngành Nội vụ.

2. Tổ chức thực hiện

a) Bộ Nội vụ

- Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược; sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược trong từng giai đoạn.

- Trong phạm vi chức năng của mình, chủ động rà soát, sửa đổi, ban hành hoặc phối hợp ban hành các văn bản để tổ chức thực hiện các nội dung của Chiến lược; phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; định kỳ 05 năm tiến hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về tổ chức thực hiện Chiến lược.

b) Vụ Tổ chức cán bộ (Ban Tổ chức cán bộ) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong Chiến lược; trong đó tập trung kiện toàn tổ chức và hoạt động của đơn vị được giao làm công tác nội vụ; phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Chiến lược.

c) Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ chủ động tham mưu, giúp lãnh đạo Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong Chiến lược; căn cứ vào nội dung Chiến lược và hướng dẫn của các bộ, ngành, thực hiện việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị của ngành Nội vụ thuộc lĩnh vực được phân công.

d) Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nội vụ

- Quán triệt và nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chiến lược.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nội vụ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Nội vụ.

3. Kinh phí

Kinh phí thực hiện Chiến lược được đảm bảo từ ngân sách Nhà nước và các nguồn hợp pháp khác (nếu có) để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp nêu trong Chiến lược. Các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược, có trách nhiệm dự toán kinh phí, tổng hợp và đưa vào dự toán kinh phí hằng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ và các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng;
- Các đ/c Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vụ TCCB (Ban TCCB) các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Lưu: VT, TH (10b).

BỘ TRƯỞNG




Lê Vĩnh Tân

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản