214169

Quyết định 2863/QĐ-BTP năm 2013 về Kế hoạch tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

214169
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 2863/QĐ-BTP năm 2013 về Kế hoạch tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu: 2863/QĐ-BTP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Hà Hùng Cường
Ngày ban hành: 19/11/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2863/QĐ-BTP
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
Người ký: Hà Hùng Cường
Ngày ban hành: 19/11/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2863/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2008

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình năm 2014 và các dự án luật, pháp lệnh đã có hoặc mới được bổ sung vào Chương trình khóa XIII của Quốc hội;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng và Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để t/h);
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- TANDTC, VKSNDTC, BQP, BCA, VPQH, VPCP, UBTƯMTTQVN (để p/h);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (để p/h);
- Các Thứ trưởng;
- Sở Tư pháp, Cục THADS các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (để t/h);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, Tổng cục THADS (2b).

BỘ TRƯỞNG




Hà Hùng Cường

 

KẾ HOẠCH TỔNG KẾT

THI HÀNH LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2008
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2863/QĐ-BTP ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Thực hiện Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 5 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng luật, pháp luật năm 2014; Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh thuộc chương trình năm 2014 và các dự án luật, pháp lệnh đã có hoặc mới được bổ sung vào Chương trình khóa XIII của Quốc hội, theo đó, Bộ Tư pháp được giao trách nhiệm chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thi hành án dân sự năm 2008.

Để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch tổng kết công tác thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 bao gồm các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI TỔNG KẾT

1. Mục đích tổng kết

Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, toàn diện các quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành qua hơn 4 năm thi hành: (1) Làm rõ tác động của Luật thi hành án dân sự tới công tác thi hành án dân sự nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung; tác động của phát triển kinh tế - xã hội đến công tác thi hành án dân sự, đến quy định của Luật thi hành án dân sự; (2) Mối liên hệ giữa Luật thi hành án dân sự với các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế có liên quan; (3) Những thành công và hạn chế trong quy định và tổ chức thực hiện Luật thi hành án dân sự; làm rõ tính phù hợp, khả thi của các quy định hiện hành; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự cần được điều chỉnh; (4) Đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể trong sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án dân sự, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của công tác thi hành án dân sự, phù hợp với hội nhập quốc tế.

2. Yêu cầu tổng kết

Việc tổng kết cần được thực hiện nghiêm túc, toàn diện. Nội dung tổng kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế khách quan, có phân tích, đánh giá sâu sắc, kèm theo số liệu chứng minh cụ thể; chú trọng phân tích nguyên nhân, vướng mắc do quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 và đề xuất giải pháp cụ thể; tránh làm theo kiểu thống kê, báo cáo thành tích.

Kết quả tổng kết được xây dựng thành báo cáo để gửi về Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì, soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thi hành án dân sự năm 2008.

3. Phạm vi tổng kết

Tổng kết toàn diện các quy định của Luật thi hành án dân sự và thực tiễn thi hành Luật thi hành án dân sự kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01/7/2009) đến ngày 30/9/2013.

II. NỘI DUNG TỔNG KẾT

1. Tổng kết tình hình triển khai thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 (ban hành chương trình, kế hoạch triển khai; ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành…); tình hình quán triệt, phổ biến Luật và tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Đánh giá về sự tác động (những kết quả đạt được) của Luật thi hành án dân sự đến công tác thi hành án dân sự nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung; tác động của phát triển kinh tế - xã hội đối với công tác thi hành án dân sự và các quy định của Luật thi hành án dân sự.

3. Đánh giá toàn diện các quy định của Luật thi hành án dân sự về những quy định chung; về phạm vi điều chỉnh của hoạt động thi hành án dân sự; về mô hình tổ chức, bộ máy của cơ quan thi hành án dân sự; về cơ chế thi hành án dân sự; nhiệm vụ quyền hạn của chấp hành viên; nhận đơn, thụ lý đơn, ra quyết định thi hành án dân sự, trả đơn yêu cầu thi hành án; áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án; tổ chức cưỡng chế thi hành án và áp dụng các biện pháp cưỡng chế; vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự; việc thực hiện các quy định khác. Thông qua đó, nêu rõ những bất cập, hạn chế của Luật; đồng thời, phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, bất cập; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự cần được điều chỉnh.

4. Rà soát, đánh giá về mối quan hệ giữa các quy định của Luật thi hành án dân sự với các luật, pháp lệnh và điều ước quốc tế có liên quan.

5. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự.

III. HÌNH THỨC TỔNG KẾT

1. Căn cứ vào vị trí, vai trò trong xây dựng pháp luật và thi hành Luật thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân và Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cần tổ chức hội nghị tổng kết thi hành Luật Thi hành án dân sự. Các Bộ, ngành, địa phương, Cục Thi hành án dân sự khác tùy theo tính chất và khối lượng công việc được phân công, quyết định tổ chức hội nghị tổng kết hoặc chỉ xây dựng báo cáo tổng kết về thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008.

2. Bộ Tư pháp chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc về thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 (có kế hoạch riêng).

3. Nội dung của báo cáo tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008

Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Thứ nhất, tình hình triển khai thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 (ban hành chương trình, kế hoạch triển khai; ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành…); tình hình quán triệt, phổ biến Luật và tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thứ hai, đánh giá những kết quả đạt được của Luật thi hành án dân sự năm 2008 đối với công tác thi hành án dân sự nói chung, việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân nói riêng; sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng.

- Thứ ba, đánh giá toàn diện các quy định của Luật thi hành án dân sự. Thông qua đó, nêu rõ những bất cập, hạn chế của Luật; đồng thời, phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, bất cập; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự cần được điều chỉnh.

- Thứ tư, đánh giá về mối quan hệ giữa các quy định của Luật thi hành án dân sự với các luật, pháp lệnh và điều ước quốc tế có liên quan.

- Thứ năm, những đề xuất cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án dân sự năm 2008.

4. Thời hạn tổng kết và gửi báo cáo

a) Các Bộ, ngành và địa phương, tổ chức có liên quan chủ động tổ chức thực hiện việc tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự và gửi Báo cáo tổng kết (kèm theo bản điện tử) đến Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự) trước ngày 10 tháng 12 năm 2013.

b) Hội nghị tổng kết toàn quốc được tổ chức theo hình thức hội nghị tập trung vào nửa cuối tháng 12/2013 (có kế hoạch riêng).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với các Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương

a) Bộ Tư pháp

(1) Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo tổ chức hoạt động tổng kết toàn quốc về thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008, cụ thể:

- Xây dựng Đề cương chi tiết các nội dung cần tổng kết; cũng như biểu mẫu yêu cầu thống kê các nội dung mà Bộ Tư pháp cần tổng kết, đánh giá để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện cũng như đảm bảo được đúng mục tiêu, yêu cầu của việc tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự;

- Hướng dẫn, đôn đốc hoạt động tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự ở các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức liên quan;

- Chủ trì xây dựng báo cáo tổng hợp về tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự của các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức liên quan, trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị tổng kết toàn quốc về thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008.

(2) Bộ Tư pháp chủ trì tổ chức các hoạt động tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 của ngành tư pháp, trong đó tập trung vào các vấn đề sau:

- Đánh giá các quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 qua thực tiễn thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thi hành án dân sự; đăng ký giao dịch bảo đảm; công chứng, chứng thực; thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp;

- Rà soát, đánh giá về mối quan hệ giữa các quy định của Luật thi hành án dân sự với quy định của Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật công chứng, pháp luật về giao dịch bảo đảm, các hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa Việt Nam và các nước khác, các luật, pháp lệnh khác và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan.

Tổng cục Thi hành án dân sự phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Viện Khoa học Pháp lý, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Bộ giúp Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện các nội dung nêu trên.

b) Tòa án nhân dân tối cao

Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao chủ trì việc tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 trong ngành Tòa án về các nội dung:

(1) Đánh giá các quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 thông qua công tác xét xử, công tác phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự, việc tham gia và hỗ trợ hoạt động thi hành án dân sự của Tòa án nhân dân các cấp;

(2) Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất và những khó khăn bất cập giữa các quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 với các quy định của luật, pháp lệnh có liên quan, đặc biệt Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự.

c) Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổng kết việc thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 trong ngành Kiểm sát nhân dân, đánh giá các quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 thông qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc điều tra, xét xử các vụ án hình sự và công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án, vụ việc dân sự; việc thực hiện kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự.

d) Bộ Quốc phòng

Đề nghị Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức tổng kết việc thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 trong Quân đội, trong đó tập trung vào: đánh giá các quy định của Luật thi hành án dân sự qua thực tiễn công tác thi hành án dân sự trong Quân đội, công tác phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự, đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất và những khó khăn, bất cập giữa các quy định của Luật thi hành án dân sự với các luật, pháp lệnh khác và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan.

đ) Bộ Công an

Đề nghị Bộ Công an chủ trì tổ chức tổng kết việc thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 của ngành Công an, trong đó tập trung vào: đánh giá các quy định của Luật thi hành án dân sự trong việc thi hành phần dân sự và tài sản của bản án, quyết định đối với những người đang chấp hành hình phạt tù, công tác phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự, bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự; đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất và những khó khăn, bất cập giữa các quy định của Luật thi hành án dân sự với các luật, pháp lệnh khác và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan.

e) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì tổ chức tổng kết việc thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 của Mặt trận Tổ quốc các cấp, trong đó tập trung vào: tổng kết thực tiễn công tác giám sát hoạt động thi hành án dân sự của Mặt trận Tổ quốc các cấp theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Luật thi hành án dân sự năm 2008, đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất và những khó khăn, bất cập giữa các quy định của Luật thi hành án dân sự với các luật, pháp lệnh khác và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan.

2. Đối với các địa phương

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức tổng kết việc thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 trên địa bàn. Cục Thi hành án dân sự phối hợp với Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tổng kết và xây dựng báo cáo tổng kết của địa phương, gửi Bộ Tư pháp.

Cục Thi hành án dân sự chủ trì tổ chức tổng kết việc thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 ở các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn, xây dựng báo cáo tổng kết riêng, gửi Bộ Tư pháp.

b) Việc tổng kết được thực hiện theo các nội dung sau:

(1) Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: đánh giá các quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 thông qua thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành án dân sự trên địa bàn, việc chỉ đạo công tác thi hành án dân sự của Ủy ban nhân dân các cấp.

Đối với Cục Thi hành án dân sự: đánh giá các quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 thông qua thực tiễn công tác thi hành án dân sự ở địa phương. Trong đó tập trung làm rõ tính phù hợp, khả thi của các quy định hiện hành; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự cần được điều chỉnh;

(2) Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất và những khó khăn, bất cập giữa các quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 với quy định của các luật, pháp lệnh khác và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan.

3. Kinh phí

a) Kinh phí cho hoạt động tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự của các Bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, địa phương, đơn vị được lấy từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của các Bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, địa phương, đơn vị và từ các nguồn hỗ trợ khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

b) Kinh phí cho hoạt động tổng kết thi hành Luật Thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp và kinh phí tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc về thi hành Luật thi hành án dân sự được thực hiện bằng kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Tư pháp./.

 

Mẫu 01 - Dành cho các Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương

……………..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /BC-...

Hà Nội, ngày   tháng   năm 2013

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2008

I. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG CỦA BỘ, NGÀNH, TỔ CHỨC

Đánh giá sự tác động của Luật thi hành án dân sự và thi hành Luật thi hành án dân sự đối với:

- Việc bảo đảm các quyền, lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự;

- Sự ổn định và phát trin của công tác thi hành án dân sự nói riêng, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2008

1. Đánh giá những bất cập, hạn chế trong quy định của Luật thi hành án dân sự

Đánh giá theo nhiệm vụ được phân công tại mục 1 phần IV - Tổ chức thực hiện của Kế hoạch tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 ban hành kèm theo Quyết định số     /QĐ-BTP ngày   tháng   năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2. Đánh giá về mối quan hệ chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lặp giữa quy định của Luật thi hành án dân sự với quy định của các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan

Đánh giá theo nhiệm vụ được phân công tại mục 1 phần IV - Tổ chức thực hiện của Kế hoạch tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 ban hành kèm theo Quyết định số     /QĐ-BTP ngày   tháng   năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

3. Xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự chưa được pháp luật quy định và cần được pháp luật điều chỉnh

Trong trường hợp, Bộ, ngành, tổ chức thấy có những nội dung mới nảy sinh trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự nhưng chưa được pháp luật quy định và cần được pháp luật điều chỉnh, thì đề nghị Bộ, ngành, tổ chức tổng kết, đánh giá về nội dung đó.

III. ĐỀ XUẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN SỬA NHẰM SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2008 VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Về kết cấu của Luật thi hành án dân sự;

- Theo các vấn đề được nêu ở mục II Báo cáo.

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- … …;

LÃNH ĐẠO BỘ, NGÀNH, TỔ CHỨC
(Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu 02 - Dành cho các cấp địa phương

ỦY BAN NHÂN DÂN …
hoặc CƠ QUAN THADS
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:         /BC-

…………., ngày   tháng   năm 2013

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2008

I. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2008

Đánh giá sự tác động của Luật thi hành án dân sự và thi hành Luật thi hành án dân sự đối với:

- Việc bảo đảm các quyền, lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự;

- Sự ổn định và phát trin của công tác thi hành án dân sự nói riêng, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2008

1. Đánh giá những bất cập, hạn chế trong quy định của Luật thi hành án dân sự

Đánh giá theo nhiệm vụ được phân công tại mục 1 phần IV - Tổ chức thực hiện của Kế hoạch tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 ban hành kèm theo Quyết định số     /QĐ-BTP ngày   tháng   năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2. Đánh giá về mối quan hệ chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lặp giữa quy định của Luật thi hành án dân sự với quy định của các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan

Đánh giá theo nhiệm vụ được phân công tại mục 1 phần IV - Tổ chức thực hiện của Kế hoạch tổng kết thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 ban hành kèm theo Quyết định số     /QĐ-BTP ngày   tháng   năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

3. Xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự chưa được pháp luật quy định và cần được pháp luật điều chỉnh

Trong trường hợp, địa phương thấy có những nội dung mới nảy sinh trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự ở địa phương nhưng chưa được pháp luật quy định và cần được pháp luật điều chỉnh, thì đề nghị địa phương tổng kết, đánh giá về nội dung đó.

III. ĐỀ XUẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN SỬA NHẰM SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2008 VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Về kết cấu của Luật thi hành án dân sự;

- Theo các vấn đề được nêu ở mục II Báo cáo.

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- … …;

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu)

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản