210362

Quyết định 2905/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020

210362
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 2905/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020

Số hiệu: 2905/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
Ngày ban hành: 24/09/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2905/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
Ngày ban hành: 24/09/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2905/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 24 tháng 09 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM SẢN GÓP PHẦN GIẢM NGHÈO KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2014-2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 19/9/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3726/QĐ-UBND ngày 16/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về Ban hành Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 311/TTr- SNN&PTNT-CCPTNT ngày 9/9/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Hội đoàn thể có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện miền núi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Quang

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM SẢN GÓP PHẦN GIẢM NGHÈO KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2014-2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2905/QĐ-UBND ngày 24 /9/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Phần thứ nhất.

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Khái quát chung về miền núi Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam có 16 huyện và 02 thành phố; trong đó có 9 huyện miền núi. Tổng diện tích khu vực miền núi là 776.069,12 ha, chiếm 74,34% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Dân số năm 2012: 292.800 người, chiếm 20,19% dân số toàn tỉnh.

Đồng bào dân tộc thiểu số: 117.500 người, chiếm khoảng 7,52% dân số toàn tỉnh; bà con dân tộc sinh sống trên địa bàn 102 xã của 9 huyện/18 huyện, thành phố của tỉnh, tập trung chủ yếu ở 6 huyện vùng cao; Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang và Phước Sơn. Thu nhập bình quân đầu người các huyện miền núi đạt từ 4- 6,26 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 74,2%, tỷ lệ dùng điện sinh hoạt đạt 90,2%. Bình quân đất sản xuất nông, lâm nghiệp từ 1.400 đến 1.700 m²/hộ. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới năm 2012 bình quân: 47,9 % (1).

Do địa hình đồi núi cao và có độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn, thường bị chia cắt trong mùa mưa lũ; diện tích đất sản xuất nhỏ, manh mún, phương thức sản xuất, canh tác còn lạc hậu, tự cung, tự cấp; điều kiện canh tác phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thiên nhiên; sản lượng cây trồng thấp, chăn nuôi kém phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước qua các Chương trình, dự án đã đầu tư phát triển KT-XH các huyện miền núi, bước đầu đã đem lại những kết quả quan trọng. Kinh tế - xã hội miền núi từng bước được phát triển, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội không thuận lợi, nên kinh tế phát triển chậm, đời sống của trên 70% dân số vẫn còn nhiều khó khăn.

Để từng bước khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong tình hình mới, Hội đồng nhân dân tỉnh đã Ban hành Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND và UBND tỉnh Ban hành Quyết định số 3726/QĐ-UBND ngày 16/11/2012 về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020. Việc xây dựng Đề án phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực miền núi là rất cần thiết, nhằm cụ thể hóa việc triển khai Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi của HĐND và UBND tỉnh như nói trên.

II. Những căn cứ để lập Đề án

Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01/9/2011 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCH TW Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với việc thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 16/9/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 3726/QĐ-UBND ngày 16/11/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam Ban hành Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 23/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về Ban hành Chương trình công tác năm 2013 của UBND tỉnh.

III. Phạm vi Đề án

Đề án được lập trên địa bàn 9 huyện miền núi gồm: Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và Nông Sơn.

Phần thứ hai.

THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI I. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Hiện trạng sử dụng đất khu vực miền núi

Tổng diện tích tự nhiên : 776.069,12 ha.

1.1. Diện tích đất Nông nghiệp : 622.060,60 ha;

1.2. Đất phi nông nghiệp : 25.739,19 ha;

1.3. Đất chưa sử dụng : 128.269,24 ha;

(Kèm theo phụ lục chi tiết biểu 01/HT )

2. Dân số và lao động

2.1. Dân số: Đến năm 2012, dân số khu vực miền núi: 292.800 khẩu, chiếm 20,19% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số bình quân 9 huyện miền núi: 37,71 người/km².

2.2. Lao động: Tổng số lao động: 156.268 lao động.

Trong đó, lao động nam: 79.940 lao động; lao động nữ: 76.328 lao động.

2.3. Thành phần dân tộc

- Dân tộc Cơtu: 46.798 người.

- Dân tộc Giẻ triêng: 68.112 người.

- Dân tộc Kinh: 175.300 người.

- Dân tộc khác: 2.590 người.

(Kèm theo phụ lục chi tiết biểu 02/HT)

II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ NGÀNH CHỦ YẾU

1. Nông nghiệp

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, sản xuất có những bước phát triển, tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 là 3,4%, giá trị sản xuất năm 2006: 475 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 561 tỷ đồng.

1.1. Trồng trọt

a. Đối với cây lúa: Năm 2006: 21.542 ha, năm 2012 giảm còn 19.957 ha, diện tích đất trồng cây công nghiệp hằng năm, năm 2012: 27.231,71 ha; diện tích đất trồng cây lâu năm, năm 2012: 14.995,75 ha; diện tích trồng lúa và cây hằng năm giảm là do thu hồi đất để xây dựng các công trình thủy điện.

Năng suất lúa bình quân đạt 31,37 tạ/ha. Sản lượng lương thực cây có hạt 81.236 tấn (2); lương thực bình quân đầu người 277,4 kg/người/năm (3).

(Kèm theo phụ lục chi tiết biểu số 03/HT )

b. Một số cây công nghiệp dài ngày

- Cây cao su: được xác định là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở các huyện miền núi; cao su đưa vào trồng ở các huyện từ năm 1998 đến nay, với tổng diện tích: 10.034 ha; trong đó diện tích trồng cao su tiểu điền gần 2.121 ha (4).

Diện tích cao su đã đưa vào khai thác là 1.733 ha; với sản lượng khai thác năm 2012 khoảng 2.166 tấn; năng suất bình quân 1.250kg/ha, chủ yếu tập trung ở huyện Hiệp Đức.

- Cây tiêu: Chủ yếu là giống tiêu Tiên Phước; đầu năm 2000, tiêu phát triển mạnh với diện tích trên 300 ha; nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó có tình hình dịch bệnh, sự thoái hóa về giống, nên hiện nay diện tích tiêu ở huyện Tiên Phước chỉ còn lại 10 ha, ở các huyện lân cận thì cây tiêu chủ yếu trồng rãi rác. Những năm gần đây tiêu hạt được giá, nhưng diện tích trồng tiêu phục hồi chậm, UBND tỉnh đã ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư (Quyết định số 11/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh), nhằm phục hồi và mở rộng cây tiêu Tiên Phước.

c. Một số cây dược liệu quý

- Sâm Ngọc Linh: Chủ yếu phân bố tại xã Trà Linh, Nam Trà My. Diện tích quy hoạch để phát triển sâm của công ty Dược – Vật tư y tế Quảng Nam là 45 ha, hiện nay, đang thực hiện 10 ha, mỗi năm công ty thu hoạch được khoảng 100 kg củ; số lượng cây sâm Ngọc Linh trồng phân tán trong nhân dân vào khoảng 685.000 cây, tập trung nhiều nhất ở xã Trà Linh (615.000 cây), chưa có điều kiện thống kê hết số lượng cây trồng trong dân. Huyện Nam Trà My cũng đang xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (trồng trong nhân dân); theo đó, giai đoạn 2012-2015: phát triển trên 1 triệu cây; giai đoạn 2016-2020: phát triển khoảng 2 triệu cây.

- Cây Ba Kích và Đảng Sâm: Chủ yếu phân bố ở huyện Tây Giang; diện tích trồng cây Ba Kích khoảng 38 ha, Đảng Sâm là 56 ha, giống cây lấy từ tự nhiên và nhân vô tính. Cây Ba kích phân bố tại các xã Lăng, A Tiêng, A Nông, Bhlê, AVương; cây Đảng sâm phân bố tại các xã Tr’Hy, AXan, Ch’Ơm, Gari.

d. Một số loại cây ăn quả

Cây ăn quả tập trung ở các huyện miền núi thấp, qua điều tra đánh giá thì diện tích bưởi trụ Đại Bình khoảng 15 ha; diện tích Thanh trà Tiên Phước 144 ha (năng suất 5-6 tấn quả/ha/năm); diện tích cây Loòn bon 240 ha, trong đó có hơn 100 ha đã cho quả (năng suất 5-10 tấn/ha/năm); cây Măng cụt trồng chủ yếu ở Tiên Phước 45 ha (năng suất khoảng 100-150kg/cây/năm).

1.2. Chăn nuôi

Trong những năm qua tình hình chăn nuôi ở các huyện miền núi gặp nhiều khó khăn, thời tiết rét lạnh và dịch bệnh thường xuyên xảy ra; chăn nuôi ở các huyện miền núi chủ yếu là hộ gia đình, hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, thả rông nên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là công tác thú y, tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm. Qua điều tra, tổng đàn gia súc trên địa bàn các huyện (theo số liệu Cục Thống kê 01/10/2012) như sau:

- Tổng đàn trâu : 23.549 con;

- Tổng đàn bò : 52.847 con;

- Tổng đàn lợn : 212.462 con;

- Tổng đàn gia cầm: 666.000 con.

2. Kinh tế vườn, kinh tế trang trại

2.1. Kinh tế vườn

Kinh tế vườn, nhất là vườn đồi, vườn rừng là một trong các thế mạnh của các huyện miền núi. Diện tích vườn đã cải tạo trên địa bàn các huyện miền núi: 10.256 vườn, với 3.179 ha; số vườn đồi, vườn rừng được mở mới với diện tích 4.308 ha. Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa từ kinh tế vườn ước đạt 261.800 triệu đồng; những vườn được cải tạo bình quân thu nhập 35 triệu đồng/ha, cá biệt có một số vườn ở huyện Tiên Phước cho thu nhập rất cao 100 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, kinh tế vườn ở khu vực miền núi phát triển chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế.

2.2. Kinh tế trang trại

Tổng số trang trại hiện có trên địa bàn các huyện miền núi theo tiêu chí tại Thông tư số 27/2011/TT-NN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì hầu hết các trang trại trên đều không đạt theo tiêu chí mới (qua rà soát chỉ còn lại 2 trang trại đảm bảo theo tiêu chí mới).

3. Lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 584.384,74 ha, chiếm 86,70% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh; rừng tự nhiên có độ che phủ cao, trên 48,3%, là vùng có trữ lượng gỗ lớn trên 42 triệu m3; có nhiều loại gỗ quý như gõ, chò, lim, dỗi, hương… nhiều loại dược liệu quý như: Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Ba kích, Sa nhân; các cây nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp: Tre, nứa, mây, đót và nhiều loại động vật quý hiếm.

3.1. Diện tích đất rừng sản xuất: 178.593,13ha, chiếm 30,56% diện tích đất lâm nghiệp, gồm:

- Đất có rừng : 97.630 ha.

- Đất chưa có rừng: 80.963,12 ha.

3.2. Đất có rừng phòng hộ: 274.471,79 ha, chiếm 47% diện tích đất lâm nghiệp.

- Đất có rừng : 191.986,02 ha.

- Đất chưa có rừng: 82.485,77 ha.

3.3. Đất rừng đặc dụng: 131.391,82 ha, chiếm 22,5% diện tích đất lâm nghiệp.

- Đất có rừng : 105.068,17 ha.

- Đất chưa có rừng: 26.251,65 ha.

(Kèm theo phụ lục chi tiết biểu số 04/HT )

Trong những năm vừa qua bằng các Chương trình, dự án như: Chương trình 661, KFW6, WB3, JBIC, KFW6 đã đầu tư hỗ trợ phát triển rừng, cụ thể: trồng mới 20.578 ha, gồm rừng phòng hộ: 5.682 ha; rừng sản xuất: 14.896 ha; công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được chú trọng; đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 6.424 hộ/13.437 ha.

Phát triển lâm nghiệp là thế mạnh của các huyện miền núi; trong đó trồng rừng nguyên liệu giấy đã góp phần giảm nghèo, tăng thu nhập đáng kể cho người dân. Diện tích trồng keo nguyên liệu đến nay: 122.878 ha; hằng năm khai thác khoảng 6.000 ha; sản lượng khai thác trên 230.000 tấn, giá trị thu được khoảng 230 tỷ đồng.

4. Đánh giá chung về tình hình sản xuất nông nghiệp và hiệu quả đầu tư của các Chương trình, dự án thời gian qua các huyện miền núi

Nhìn chung trong thời gian qua tình hình phát triển sản xuất các huyện miền núi có những chuyển biến tích cực, kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển khá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu chuyển dịch đúng hướng, đã hình thành được các vùng chuyên canh cây cao su và các cây nguyên liệu (keo, sắn, mây...) và một số mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp mang lại hiệu quả cao. Năng suất sản lượng các loại cây trồng chính tăng qua từng năm. Sản lượng cây có hạt và tổng đàn gia súc, gia cầm tăng tương đối ổn định, nhiều mô hình chăn nuôi bò đàn của bà con dân tộc có thu nhập trên 60-70 triệu đồng/năm và đang được nhân rộng.

(Có biểu Chi tiết số 05A/HT kèm theo)

Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được tập trung đầu tư, nhất là hệ thống giao thông, nhiều tuyến đường chính mới được hình thành đã có tác động tích cực đến phát triển KT-XH. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, chất lượng giáo dục, y tế từng bước được cải thiện. Công tác khuyến nông, khuyến lâm và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được phát huy, thu nhập bình quân đầu người tăng qua từng năm, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm đáng kể, quốc phòng an ninh được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân được phát huy

Giai đoạn 2006- 2012, khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiều chương trình, dự án, chính sách của TW, như Chương trình 135 giai đoạn 2, Chương trình 134, Nghị quyết 30 a, Chương trình giảm nghèo, Quyết định 33/2007/QĐ-TTg, Quyết định 102/2009/QĐ-TTg…

Tổng nguồn vốn đầu tư hỗ trợ trên địa bàn khu vực 9 huyện miền núi của tỉnh theo các chương trình, dự án, chính sách nêu trên khoảng 6.675 tỉ đồng, đạt suất đầu tư bình quân/1 người (giai đoạn 2006-2012) là 22,4 triệu đồng (5). Các chương trình này đã hỗ trợ các máy móc thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất, các loại giống cây trồng, con vật nuôi, phân bón, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn; hỗ trợ khai hoang; xây dựng công trình thủy lợi; khoán chăm sóc và bảo vệ rừng... nên đã góp phần thiết thực, tạo ra sự chuyển biến trong sản xuất, góp phần giảm nghèo đáng kể. Nhờ vậy, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn miền núi có bước phát triển đáng kể; kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được xây dựng tương đối đồng bộ, nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đều tăng, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 6,26 triệu đồng, tăng 2,15 lần so với năm 2006; hằng năm tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 3-4%.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, sản xuất nông nghiệp ở các huyện miền núi và việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách của nhà nước đối với phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp miền núi (Nghị quyết 30a, Quyết định 1592/QĐ- TTg, Chương trình 135...) còn nhiều tồn tại, hạn chế sau:

Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất, sản lượng một số cây trồng, con vật nuôi chưa cao, hiệu quả thấp; chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa rõ nét, sản phẩm nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp còn phổ biến; chưa khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động; cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất chưa được chú trọng; kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đã được đầu tư nhưng còn thiếu và yếu so với nhu cầu phát triển;

Việc hỗ trợ đầu tư từ các chương trình, dự án, chính sách để phát triển sản xuất khi chưa lập quy hoạch sản xuất (6), dẫn đến bố trí một số cây, con hoặc xây dựng các mô hình không phù hợp với điều kiện sản xuất, nên hiệu quả đầu tư đạt chưa cao;

Việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn nhiều khó khăn, một mặt do mặt bằng dân trí thấp; nhưng mặt khác, việc tập huấn, hướng dẫn và phổ biến kỹ thuật sản xuất của các cơ quan chuyên môn chưa mang lại hiệu quả cao, cách làm chưa phù hợp với nông dân miền núi; trong lúc đó, một số tổ chức phi chính phủ ILO, IDE…thực hiện công tác này mang lại kết quả cao, thể hiện qua các Chương trình SRI, bón phân vi sinh…;

Đội ngũ kỹ thuật viên, khuyến nông viên chưa hình thành và đi vào hoạt động theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (7), nên việc hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn cách làm ăn cho người dân còn nhiều hạn chế.

Trên cùng một địa bàn có quá nhiều chương trình, dự án cùng triển khai thực hiện trùng lắp mục tiêu, đối tượng, nội dung đầu tư hỗ trợ, nên trong tổ chức thực hiện có lúc, có nơi còn chồng chéo, ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, theo dõi, phối hợp thực hiện. Việc phân bổ vốn còn mang tính bình quân, kinh phí cấp để thực hiện các nội dung chính sách trong đề án được duyệt chưa đáp ứng được nhu cầu (NQ 30a bố trí vốn chỉ khoảng 10% so với đề án được duyệt); chưa phát huy tốt việc lồng ghép vốn đầu tư từ các chương trình, dự án; định mức hỗ trợ (NQ 30a) còn thấp so với thực tế, như: Hỗ trợ khai hoang 10 triệu đồng/ha; giao khoán bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha, không đủ kinh phí lập hồ sơ thiết kế ban đầu, như phân chia ranh giới, cắm mốc cho từng hộ gia đình;

Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành chưa được đồng bộ; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên...; trình độ dân trí thấp, năng lực của cán bộ cơ sở còn hạn chế, tư tưởng chủ quan trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước trong một bộ phận cán bộ và nhân dân còn xảy ra, làm cho việc triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

III. THỰC TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1. Giao thông

- Tuyến tỉnh, liên tỉnh và Quốc lộ:

Hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ đi các huyện miền núi tương đối thuận lợi, đường Hồ Chí Minh đi qua 3 huyện Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn; các tuyến đường 14E; 14G; 14D nối với nước bạn Lào; ngoài ra còn có các tuyến đường ĐT nối từ Quốc lộ 1A đi các huyện miền núi.

Đường huyện có 612 km, gồm 244,4 km đường nhựa, 69,2 km đường cấp phối và chủ yếu là đường đất có 348,6km. Chất lượng đường rất xấu, mùa mưa thường bị lầy lội và ách tắc do bị sạt lở đất.

Đường xã có 1.089 km, gồm 208,3 km đường nhựa, 94,6 km đường cấp phối và 718,5 km đường đất; đến nay đã xuống cấp 273km.

Đường giao thông liên thôn có 942 km, chủ yếu là đường đất 751 km, nên chỉ đi lại thuận lợi trong mùa nắng còn mùa mưa đi lại rất khó khăn.

Nhìn chung, hệ thống đường giao thông trên địa bàn 9 huyện miền núi còn thiếu và yếu, tỷ lệ đường bê tông và nhựa hóa còn thấp và chủ yếu là đường đất, nên dễ bị sạt lở trong mùa mưa, chi phí sửa chữa hàng năm thường rất lớn và gây ách tắc trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân địa phương.

2. Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi ở các huyện trong những năm qua được quan tâm đầu tư, hiện nay trên địa bàn các huyện miền núi đã được xây dựng 909 công trình thủy lợi trong đó có 627 đập dâng; 373 đập thời vụ; 29 hồ chứa quy mô tương đối lớn và 5 trạm bơm, phục vụ tưới cho khoảng 8.618 ha. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi ở các huyện đầu tư nhiều nhưng do đặc điểm địa hình chia cắt, diện tích đất sản xuất manh mún, diện tích tưới cho mỗi công trình thấp, phổ biến từ 0,5 ha-10 ha, nên việc cung cấp nước tưới cho vùng này còn hạn chế, riêng các hồ chứa quy mô tưới tương đối lớn từ 30 ha trở lên rất ít; hệ thống kênh mương nội đồng được kiên cố nhưng tỉ lệ vẫn còn thấp, hằng năm về mùa mưa thường bồi lấp hư hỏng; một số công trình thủy lợi xây dựng đã lâu hiện nay đã xuống cấp, cần phải gia cố, nâng cấp để phục vụ sản xuất.

Phần thứ ba.

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NỒNG LÂM THỦY SẢN, GÓP PHẦN GIẢM NGHÈO KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2013-2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy nhanh tốc độ tăng tưởng kinh tế, tăng cường ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, tạo sự chuyển biến mạnh về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; tăng cường cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống cho nhân dân sinh sống ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, nhất là tài nguyên rừng và khoáng sản.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

Căn cứ nội dung Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 19/9/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội miền núi, giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020, các chỉ tiêu cụ thể cần phấn đấu đạt được như sau:

2.1. Giai đoạn từ 2014 - 2016

- Phấn đấu đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng/ năm;

- Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, tăng bình quân từ 3,5- 4,5%/năm;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 36%;

- Nâng độ che phủ rừng lên 50%;

- Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 31%;

- Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới: 17 xã.

2.2. Giai đoạn từ 2017 - 2020

- Phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người từ 18 triệu đồng/năm;

- Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, tăng bình quân từ 4 - 5,5%/năm;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 22%;

- Nâng độ che phủ rừng lên 55%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38,5%;

- Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới: 35 xã.

II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CHỦ YẾU

1. Phát triển nông nghiệp

1.1. Trồng trọt

a. Cây lúa:

Tập trung khai hoang mở rộng diện tích lúa nước 2 vụ ở những nơi có điều kiện: 370ha (huyện Phước Sơn 120ha, Tây Giang 50ha, Đông Giang 150 ha, Nam Trà My 50 ha). Tập trung đầu tư thâm canh, đảm bảo tưới tiêu chủ động để tăng năng suất, sản lượng. Đưa năng suất lúa bình quân cả năm từ 31,3 tạ/ha năm 2011, lên từ 35- 40 tạ/ha, năm 2016.

Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa đến năm 2016

TT

Tên đơn vị

Diện tích

(ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

01

Huyện Tây Giang

1.532,97

25

3.832,43

02

Huyện Đông Giang

1.520,91

25

3.802,28

03

Huyện Nam Giang

3.023,51

25

7.558,77

04

Huyện Phước Sơn

1.634,27

35

10.582,28

05

Huyện Hiệp Đức

1.570,72

48

7.539,45

06

Huyện Bắc Trà My

1.322,48

38

1.225,42

07

Huyện Tiên Phước

2.859,85

48

13.727,28

08

Huyện Nam Trà My

1.213,48

35

4.247,18

09

Huyện Nông Sơn

1.201,32

40

4.802,28

 

Tổng cộng

15.879,51

 

57.317,73

b. Cây ngô:

Sử dụng các bãi nà, bãi bồi ven sông, suối để trồng ngô, đưa nhanh một số giống ngô lai cho năng suất cao vào để sản xuất.

c. Cây rau, đậu, cây có bột:

Do điều kiện địa hình khu vực miền núi đất đai manh mún, nhỏ lẻ không có điều kiện phát triển vùng rau tập trung, chỉ có điều kiện phát triển một số bãi nà và vườn rau hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.

Mở rộng diện tích trồng các loại đậu đỗ, nhất là đậu xanh, đậu đen; xây dựng các mô hình thâm canh lạc, thử nghiệm các giống lạc mới cho năng suất cao, chọn ra các giống thích nghi để phổ biến, nhân rộng.

Phát triển các loại cây có bột: sắn, khoai lang…gắn liền với đẩy mạnh chăn nuôi gia súc.

d. Cây ăn quả:

- Cây chuối: chọn cây chuối Mốc và một số loại chuối ăn quả là cây phát triển sản xuất hàng hóa, bởi vì chúng dễ trồng (phạm vi thích nghi rộng), ít sâu bệnh, sản phẩm tiêu thụ khá ổn định; có kế hoạch sản xuất giống chuối bằng phương pháp cấy mô vi sinh, để tạo cây giống sạch bệnh, số lượng lớn, giá thành hạ, chủ động cung ứng cho nông dân miền núi; hướng dẫn nông dân bố trí thời vụ trồng, để lúc thu hoạch bán được giá cao (trùng với ngày tết, ngày rằm, mồng một hàng tháng).

- Các cây Loòn Bon, Thanh Trà Tiên Phước, bưởi trụ Đại Bình, Măng Cụt…Tập trung phát triển ở huyện Tiên Phước, Nông Sơn và các huyện miền núi khác theo Nghị quyết số 66/2012/NQ-HĐND ngày 14/12/2012 của HDDND tỉnh và Quyết định số 11/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh về Cơ chế khuyến khích phát triển một số loại cây trồng trên địa bàn tỉnh.

đ. Cây Công nghiệp dài ngày

- Cao cao su: Cây cao su được xác định là cây kinh tế mũi nhọn của các huyện miền núi; tập trung phát triển cả cao su đại điền lẫn cao su tiểu điền; việc phát triển cây cao su cần chú ý:

Căn cứ vào điều kiện cụ thể về đất đai và trên cơ sở rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, UBND các huyện khẩn trương quy hoạch diện tích trồng cao su đại điền và tiểu điền; không để người dân tự phát, lấn chiếm đất rừng để trồng cao su. Phát triển cây cao su đại điền, tiểu điền ở những nơi có điều kiện; kế hoạch trồng cao su đến năm 2016: 22.034 ha (tăng so với năm 2012 ha:12.000 ha); trong đó cao su đại điền: 16.914 ha; tiểu điền: 5.120 ha. Quy hoạch diện tích trồng cao su đến năm 2020: 48.593 ha; trong đó cao su đại điền: 38.900 ha; tiểu điền: 9.693 ha (8). Sau khi rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng dự kiến quy hoạch bổ sung thêm 10.600 ha (chủ yếu mở rộng diện tích trồng thêm ở các huyện, như: Tiên Phước (2.000 ha), Nam Trà My (2.000ha), Phước Sơn (2.900 ha), Phú Ninh (1.000 ha), Thăng Bình (2.400 ha) và Nông Sơn (300 ha);

Các địa phương làm việc với các doanh nghiệp cao su đóng trên địa bàn tỉnh, để liên kết trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân, nhất là các hộ trồng cao su tiểu điền, giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất; cần chú ý tính toán lợi ích cụ thể của người dân (đặc biệt là khi đi vào thu hoạch) khi nhân dân đóng góp đất đai để cùng với doanh nghiệp sản xuất cao su;

Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển cao su tiểu điền gắn với phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại theo Nghị quyết số 66/2012/NQ-HĐND ngày 14/12/2012 của HĐND tỉnh Quảng Nam và Quyết định số 11/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh về Cơ chế khuyến khích phát triển một số loại cây trồng trên địa bàn tỉnh.

- Cây tiêu: Chủ yếu là phát triển cây tiêu giống Tiên Phước; đến năm 2016 diện tích tiêu trồng đạt: 300 ha; tập trung trồng ở các xã thuộc huyện miền núi thấp và một số xã thuộc các huyện miền núi cao (tiếp giáp với các huyện miền núi thấp), theo Nghị Quyết số 66/2012/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Nam.

- Cây Bời Lời đỏ: Trong những năm qua việc phát triển cây Bời Lời đỏ ở một số huyện miền núi cao, như Phước Sơn đã đem lại kết quả tốt, người dân đã có thu nhập khá từ cây trồng này (sau 5 năm trồng có nơi thu nhập 200 triệu đồng/ha), cần nghiên cứu, đánh giá để có định hướng sản xuất trong thời gian đến.

e. Cây dược liệu:

Phát triển cây Sâm Ngọc Linh 50-60 ha ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My; có cơ chế khuyến khích để di thực loại cây này sang hai địa phương: xã Ch’Ơm, huyện Tây Giang và xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn (những nơi này đã được Ban nghiên cứu của Đại học Y Dược TP. HCM do GS.TS Nguyễn Minh Đức phụ trách đã nghiên cứu, trồng thử vào năm 2008; kết quả về kích thước, hình dáng củ, hàm lượng các saponin trồng ở xã Phước Lộc và xã Ch’Ôm tương đồng với mẫu sâm đối chứng tại xã Trà Linh). Phát triển các cây Ba kích ở huyện Tây Giang và các địa phương có điều kiện sản xuất phù hợp với diện tích 250 ha (Tây giang 200ha, Đông Giang 50ha); cây Đảng Sâm 200 ha (trồng chủ yếu vùng cao huyện Tây Giang). Trong năm 2013, tỉnh sẽ Ban hành Cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển các cây dược liệu nói trên, như Chương trình công tác đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 23/01/2012.

1.2. Chăn nuôi

Phát triển mạnh chăn nuôi, nhằm nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản. Xác định chăn nuôi bò là thế mạnh đối với phát triển kinh tế miền núi; bằng nhiều biện pháp tập trung phát triển đàn bò từ 52.847 con, lên trên 60.000 con vào năm 2016; thực hiện chính sách hỗ trợ để phát triển đàn bò lai theo hướng Zêbu ở những nơi có điều kiện (theo Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Ban hành Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2011-2015), nhằm tạo ra giống bò có tầm vóc lớn, tăng trọng nhanh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với đàn trâu chỉ khuyến cáo nuôi trâu thịt ở các vùng thấp và một số nơi có điều kiện chăn nuôi phù hợp.

Bồi dục và phát triển đàn heo giống địa phương; những hộ chăn nuôi khá ở các huyện miền núi thấp, phát triển đàn heo hướng nạc; đưa đàn heo từ 212.462 con lên trên 250.000 con vào năm 2016; chú trọng phát triển đàn gia cầm theo hình thức thả vườn, đưa tổng đàn gia cầm từ 666.000 con lên 700.000 con vào năm 2016. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, chăn nuôi tập trung; hạn chế tối đa và đi đến chấm dứt tình trạng chăn nuôi gia súc thả rông. Đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, xem đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, quyết định đến hiệu quả và sự phát triển đàn vật nuôi.

Củng cố mạng lưới thú y cơ sở để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi tại địa phương.

Trong quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới theo Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011, cần chú ý quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời quản lý được dịch bệnh và xử lý tốt môi trường.

2. Lâm nghiệp

Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, giao đất để nhân dân trồng rừng, phát triển rừng; thực hiện tốt các chính sách khoán chăm sóc, bảo vệ rừng để nhân dân hưởng lợi từ rừng, như chính sách từ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ; trước mắt, tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực sông, lòng hồ của các nhà máy thủy điện đã phát điện trên địa bàn tỉnh (07 đề án) như: Đề án lưu vực thủy điện A Vương – ZaHung; Đề án lưu vực thủy điện Sông Tranh 2 - Tà vi – Trà Linh 3; Đề án lưu vực thủy điện An Điềm 1, 2; Đề án thủy điện ĐăkMi 4; Đề án thủy điện Khe Diên, Đề án thủy điện Sông Kôn 2 và Đề án thủy điện lòng hồ Phú Ninh, với tổng diện tích lưu vực sông, lòng hồ là 180.000 ha.

Tạo môi trường thông thoáng, xây dựng cơ chế ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư các dự án lâm nghiệp vào khu vực miền núi. Chú ý phát triển vùng nguyên liệu (mây, tre, nứa, đót…) phục vụ cho phát triển ngành nghề nông thôn; nghiên cứu đưa vào trồng các loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao, nhằm đa dạng sinh học và tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

4. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất

Thực hiện có hiệu quả vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất từ các Chương trình, Dự án đầu tư trên địa bàn các huyện miền núi; trong đó tập trung vào các Chương trình sau:

Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (trong đó tỉnh Quảng Nam có 3 huyện: Tây Giang, Nam Trà My và Phước Sơn);

Quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách TW cho 07 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP (trong đó tỉnh Quảng Nam có huyện Bắc Trà My);

Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/ 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách TW cho 23 huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP (trong đó tỉnh Quảng Nam có 2 huyện: Nam Giang và Đông Giang);

Quyết định 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn (giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2020).

Ủy ban nhân dân các huyện được hỗ trợ đầu tư theo các quy định trên, tập trung xây dựng Đề án giảm nghèo bền vững trên địa bàn, xác định các nhu cầu đầu tư phù hợp với khả năng cân đối ngân sách, sắp xếp thứ tự ưu tiên, phân kỳ đầu tư hợp lý, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, để có cơ sở triển khai thực hiện. Chú ý lồng ghép các Chương trình, dự án của TW, của các tổ chức phi Chính phủ đầu tư cho các huyện miền núi, với các cơ chế, chính sách của tỉnh, để phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên đầu tư cho các công trình bức xúc về sản xuất và dân sinh, nhất là các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất. Dự kiến trong giai đoạn 2014-2016 triển khai nâng cấp và xây mới gần 30 công trình thủy lợi để tưới khoảng 824 ha.

(Có biểu chi tiết số 05B/QH kèm theo)

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để triển khai thực hiện đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020 đạt được các mục tiêu đề ra, cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp cụ thể:

1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới

Tổ chức thực hiện tốt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới theo Thông tư số 13/2011/TTLT- BNNPTNT-BXD-BTNMT ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp &PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường; trong đó, chú trọng quy hoạch sản xuất theo Đề cương hướng dẫn được UBND tỉnh Ban hành tại Quyết định số 2894/QĐ-UBND ngày 07/09/2012 về Ban hành Hồ sơ mẫu lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trong quy hoạch sản xuất cần chú trọng bố trí vùng trồng cây công nghiệp dài ngày, cây nguyên liệu, các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và theo lợi thế của mỗi vùng.

Trên cơ sở quy hoạch sản xuất nông nghiệp, UBND các xã lập Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp và ngành nghề để tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, theo Đề cương hướng dẫn chi tiết tại Công văn số 938/SNNPTNT-CCPTNT ngày 18/7/2012 của Sở Nông nghiệp & PTNT.

2. Tăng cường công tác khuyến nông, đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân

Mỗi xã miền núi (kể cả các xã đồng bằng) bố trí 01 cán bộ nông nghiệp làm việc theo chế độ chuyên trách, như nội dung Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01/9/2011 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 7, Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nội dung Đề án kiện toàn bộ máy giúp việc BCĐ nông thôn mới các cấp theo Quyết định số 1720/QĐ-UBND ngày 30/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam.

Tăng cường năng lực khuyến nông cơ sở theo hướng: Mỗi cán bộ khuyến nông, nông nghiệp huyện, tỉnh (kể cả cán bộ Thú y, BVTV huyện, Trạm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, Hạt Kiểm lâm) chịu trách nhiệm phụ trách 01 xã, trong thời gian 3 năm; mỗi tháng cán bộ phụ trách ít nhất phải làm việc tại xã 8 ngày, nhằm hỗ trợ cho Ban nông nghiệp xã hoạt động hiệu quả.

Đối với khuyến nông viên thôn, bản: mỗi thôn, bản của các xã thuộc Chương trình 30a bố trí ít nhất một suất trợ cấp khuyến nông (gồm cả khuyến nông, lâm, ngư), như Nghị quyết 30a đã quy định. Các thôn, bản thuộc các xã còn lại, khuyến nông viên được tổ chức theo hình thức tự nguyện, do cộng đồng dân cư lựa chọn, được hưởng phụ cấp theo quy định ở mỗi chương trình, dự án sản xuất được đầu tư về thôn, bản. Các khuyến nông viên thôn, bản được đào tạo từng bước, để có trình độ chuyên môn tối thiểu là sơ cấp nông nghiệp.

Cơ quan Khuyến nông tỉnh xây dựng phương án trung hạn cho công tác khuyến nông miền núi, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện; trong đó, ưu tiên đào tạo khuyến nông viên thôn, bản; đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân; xây dựng các mô hình trình diễn với nội dung thiết thực, phù hợp với thực tiễn sản xuất miền núi, để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phổ biến nhân rộng. Các Trung tâm giống Nông- Lâm- Ngư có kế hoạch bố trí khảo nghiệm các loại giống cây, con để chọn lựa loại giống phù hợp với điều kiện sản xuất ở miền núi; chọn lọc, phục tráng, bội dục một số giống cây, con bản địa có chất lượng tốt, như các giống lúa Ba Trăng, Prông, Xươn, heo cỏ địa phương… để phục vụ sản xuất.

Trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật các địa phương cần chú ý: đầu tư giống có phẩm cấp tốt (dùng giống xác nhận thay cho việc sử dụng thóc thịt làm giống như hiện nay); áp dụng các biện pháp gieo sạ, chăm sóc, bón phân…đúng quy trình kỹ thuật, theo phương pháp cầm tay chỉ việc, nhất là đối với các hộ sản xuất là đồng bào dân tộc. Mở rộng diện tích sản xuất áp dụng kỹ thuật thâm canh theo các Chương trình: IPM; ba giảm, ba tăng; SRI… Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc, bằng hình thức trồng xen canh các cây họ đậu để chống xói mòn, tăng độ phì cho đất.

Từng bước đưa các giống lúa lai vào huyện miền núi cao để sản xuất, nhằm tăng sản lượng lương thực; xây dựng các mô hình trình diễn thâm canh ngô lai để chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, nhất là bà con ở các huyện miền núi cao.

3. Xây dựng và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất như Tổ hợp tác, HTX phù hợp với yêu cầu, trình độ sản xuất của nông dân, trình độ quản lý của cán bộ, nhằm hợp tác, liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất. Cùng với các chính sách của TW quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP nghiên cứu các cơ chế, chính sách của tỉnh về ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực miền núi, để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

4. Đẩy mạnh công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân

Tiếp tục thực hiện các chính sách của Nhà nước về giao đất và cấp giấy CNQSD đất cho nhân dân yên tâm đầu tư sản xuất, nhất là giao đất để trồng cao su, trồng cây nguyên liệu; giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng.

Tăng cường bảo vệ chặt chẽ tài nguyên, khoáng sản; tổ chức truy quét, xử lý nghiêm tình trạng đào đãi vàng, khai thác tài nguyên trái phép làm hủy hoại môi trường sống và sản xuất.

5. Giải pháp về vốn đầu tư

Để thực hiện tốt các mục tiêu của Đề án, cần phải huy động mọi nguồn lực, lồng ghép nhiều nguồn vốn của các chương trình, dự án đầu tư phát triển KT-XH; vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn, vốn và sức lao động của nhân dân; trong đó vốn từ ngân sách để thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Đề án như sau:

a. Khái toán vốn đầu tư

TT

DANH MỤC

ĐVT

Khối lượng

Đơn giá

(tr.đồng)

Thành tiền

(tr.đồng)

Đơn vị thực hiện

I

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

 

 

 

5.550

 

1

Khai hoang

Ha

370

15

5.550

UBND các huyện

-

Vốn lồng ghép từ Chương trình 30a

Ha

220

15

3.300

Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My

-

Vốn hỗ trợ trực tiếp khai hoang

Ha

150

15

2.250

Đông Giang

2

Hỗ trợ giống cây trồng

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ giống cây Đảng Sâm, Bakích

Ha

250

 

Có cơ chế riêng

 

-

Hỗ trợ giống cây Sâm Ngọc Linh

Ha

60

 

Có cơ chế riêng

 

II

Hỗ trợ tăng cường năng lực khuyến nông cơ sở (6 huyện miền núi cao)

 

 

 

4.006

UBND các huyện

1

Phục cấp công tác phí

Ngư ời

61

8ngày/thá ngx 36 tháng)

2.908

UBND các huyện

2

Xăng xe

61

500.000đ người/thán g

1.098

UBND các huyện

III

Tập huấn, đào tạo

 

 

 

3.079

 

-

Chuyển giao kỹ thuật thâm canh lúa nước (SRI) 6 huyện miền núi cao

Thôn

24

65tr/thô n

1.560

Sở NN&PTNT

-

Đào tạo báo cáo viên SRI cấp huyện

Huyện

6

43tr/huyện

258

Sở NN&PTNT

-

Tập huấn kỹ năng khuyến nông viên cho khuyến nông viên xã các huyện miền núi

Lớp

10

30

300

Sở NN&PTNT

-

Tập huấn kỹ năng khuyến nông viên cho khuyến nông viên thôn, bản các huyện miền núi

Lớp

30

25

750

Sở NN&PTNT

-

Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm.

Lớp

6

16

99

Sở NN&PTNT

-

Tập huấn cho trưởng thú y xã, thôn, bản

Lớp

9

12, 4

112

Sở NN&PTNT

IV

Đào tạo nghề nông nghiệp

 

 

 

 

 

1

Đào tạo nghề cho nông dân

Người

65.000

 

Thực hiện theo Đề án 1956/QĐ- TTg

UBND các huyện

 

Trong đó, vốn lồng ghép từ Chương trình

Người

10.500

0,87

9.135

 

V

Xây dựng mô hình để chuyển giao tiến bộ kỹ

MH

 

 

5.249

 

 

thuật trong sản xuất

 

 

 

 

 

1

Trồng trọt

 

 

 

1.084

 

-

Ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp

Ha

30

 

450

Sở NN&PTNT

-

Mô hình trồng ngô nếp xen đậu xanh theo hướng bền vững

Ha

25

 

210

Sở NN&PTNT

-

Mô hình sản xuất nấm (thương phẩm, dược liệu)

MH

12

 

184

Sở NN&PTNT

-

Xây dựng mô hình điểm trồng chuối cấy mô vi sinh

MH

100

2,4

240

Sở NN&PTNT

2

Chăn nuôi

 

 

 

2.495

 

-

Mô hình chọn lọc bồi dục giống heo bản địa (heo đen của đồng bào Cơtu)

MH

3

165

495

Sở NN&PTNT

-

Mô hình nuôi vỗ béo bò thịt

Con

500

1,8

900

Sở NN&PTNT

-

Mô hình chăn nuôi heo nái Móng cái

Con

350

 

1.100

Sở NN&PTNT

3

Mô hình nông, lâm kết hợp

 

 

 

1.670

 

-

Trồng Song mây dưới tán rừng tự nhiên

Ha

50

22

1.100

Sở NN&PTNT

-

Keo lai giống cấy mô, xen cây màu dưới tán

Ha

50

11,4

570

Sở NN&PTNT

VI

Hỗ trợ đầu tư khác

 

 

 

302

 

-

Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp cơ sở sản xuất giống (cấy mô vi sinh)

 

 

 

302

Sở NN&PTNT

 

Tổng cộng

 

 

 

27.321

 

(Chi tiết có biểu số 06, 07/QH kèm theo)

b. Phân kỳ đầu tư:

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2014-2016: 27.321 triệu đồng.

Trong đó:

+ Vốn lồng ghép từ các Chương trình: 12.435 triệu đồng .

+ Vốn ngân sách tỉnh: 14.886 triệu đồng.

- Phân kỳ đầu tư qua các năm:

TT

Năm

Vốn ngân sách tỉnh

Vốn lồng ghép

1

2014

5.000 triệu đồng;

3.000 triệu đồng

2

2015

5.000 triệu đồng;

3.000 triệu đồng

3

2016

4.886 triệu đồng.

3.435 triệu đồng

c. Quản lý và cấp phát vốn

- Vốn lồng ghép: Căn cứ nội dung Đề án hằng năm UBND các huyện lồng ghép cân đối.

- Vốn ngân sách Tỉnh: Ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các nội dung của Đề án.

6. Giải pháp về thị trường

Các ngành liên quan như: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương thường xuyên có các dự báo về thị trường nông, lâm sản để định hướng cho nông dân sản xuất, giúp nông dân giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất, nhất là hạn chế được tình trạng “được mùa, mất giá”;

Khuyến cáo nông dân sản xuất các loại cây, con có tính chất đặc trưng vùng, có lợi thế trong sản xuất, ít bị cạnh tranh trên thị trường; xây dựng các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, có điều kiện để doanh nghiệp, thương nhân thuận lợi trong việc thu mua nông, lâm sản; hạn chế tối đa việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún theo lối tự cung, tự cấp;

Xây dựng cơ chế khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và chế biến nông, lâm sản ở khu vực nông thôn, nhất là nông thôn miền núi, tạo sự liên kết- liên doanh với nông hộ để giải quyết “đầu vào, đầu ra” cho sản xuất.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch cụ thể (theo chức năng, nhiệm vụ được giao) để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Trong đó cần tập trung: Tăng cường công tác khuyến nông, lâm để hỗ trợ nhân dân trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân; khảo nghiệm, tìm tòi giống cây, con phù hợp với điều kiện sản xuất ở miền núi; phục tráng, bồi dục, chọn lọc các giống cây, con bản địa, có chất lượng tốt, để phục vụ sản xuất; xây dựng các mô hình khuyến nông để phổ biến, nhân rộng; thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra kinh doanh giống cây, con, vật tư nông nghiệp, xử lý nghiêm các vi phạm trên lĩnh vực này theo đúng quy định của Nhà nước;

Hướng dẫn UBND các huyện miền núi quy hoạch sản xuất, nhất là đối với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây nguyên liệu; xúc tiến nhanh việc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng; kiểm tra, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện tốt các hợp phần sản xuất của các Chương trình 30a; 135...;

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân yên tâm đầu tư sản xuất; giao rừng cho nhân dân quản lý, bảo vệ theo các chính sách hiện hành của nhà nước;

Theo dõi, tham mưu UBND tỉnh sơ, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu bố trí vốn lồng ghép từ các Chương trình, Dự án để thực hiện Đề án; hướng dẫn việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án;

Phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cho các huyện miền núi từ các Chương trình 30a; 135; Quyết định 615/QĐ-TTg; Quyết định 293/QĐ-TTg… để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất dân sinh, xóa đói giảm nghèo;

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương và các ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và chế biến nông sản ở khu vực nông thôn, nhất là nông thôn miền núi, tạo sự liên kết- liên doanh với nông hộ để giải quyết “đầu vào, đầu ra” cho sản xuất.

3. Sở Tài chính

Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan cân đối ngân sách để hỗ trợ triển khai thực hiện Đề án này; hỗ trợ để thực hiện các cơ chế liên quan đến phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn đã được UBND tỉnh ban hành;

Xây dựng cơ chế cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất để phát triển sản xuất như nội dung Quyết định số 3726/QĐ-UBND ngày 16/11/2012 của UBND tỉnh.

4. Sở Công thương

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn miền núi; phối hợp với các địa phương triển khai xây dựng chợ nông thôn (chú ý các chợ đầu mối nông sản) theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tạo điều kiện để nhân dân miền núi hoạt động sản xuất và dịch vụ được thuận lợi.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản để giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường;

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy CNQSD đất cho nhân dân và cộng đồng;

Hướng dẫn các địa phương xây dựng những phương án, giải pháp thích ứng với những biến đổi khí hậu, để giảm thiểu tối đa những tác động xấu có thể xảy ra đối với sản xuất và đời sống.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Đôn đốc, triển khai thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh và nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh ban hành những chính sách xóa đói giảm nghèo riêng cho 9 huyện miền núi.

Tăng cường công tác đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm và xúc tiến các hoạt động xuất khẩu lao động nhằm chuyển đổi cơ cấu lao động và tăng thu nhập cho nhân dân khu vực miền núi.

7. Sở Khoa học và Công nghệ

Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có kế hoạch và biện pháp cụ thể phối hợp tốt với các Sở, ngành, các địa phương để triển khai thực hiện nội dung của Đề án đạt hiệu quả; chú ý tập trung nghiên cứu các đề tài khoa học phục vụ sản xuất nông lâm miền núi; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất.

8. Ban Dân tộc

Phối hợp với các ngành và địa phương liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác dân tộc miền núi và nâng cao nhận thức cho nhân dân.

Phối hợp với các Sở ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao đối với các Chương trình, dự án đầu tư cho các huyện miền núi và đồng bào dân tộc do Ban Dân tộc chủ trì.

9. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể liên quan

Phối hợp với các ngành và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và phổ biến các chính sách có liên quan cho người dân biết và thực thi hiệu quả;

Căn cứ chức năng nhiệm vụ, có kế hoạch phối hợp với UBND các huyện thực hiện tốt các nội dung của Đề án.

10. Ủy ban nhân dân các huyện miền núi

Chỉ đạo UBND các xã thực hiện tốt công tác quy hoạch sản xuất; xây dựng kế hoạch sản xuất trung hạn, hằng năm để triển khai tổ chức thực hiện Đề án; lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để phát triển sản xuất; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để tăng cường hiệu quả đồng vốn từ các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn, tránh đầu tư trùng lắp, gây lãng phí, thất thoát;

Củng cố đội ngũ cán bộ nông nghiệp, khuyến nông, BVTV, Thú y, phân công tăng cường phụ trách, chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất ở các xã; đảm bảo 1-2 xã có một cán bộ của ngành nông nghiệp huyện đảm trách; xây dựng đội ngũ khuyến nông viên xã, thôn bản hoạt động có hiệu quả;

Tăng cường các hoạt động thu hút các nguồn lực đầu tư để phat triển sản xuất theo các nội dung của Đề án;

Chỉ đạo các Phòng, Ban, UBND các xã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể truyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện tốt Đề án;

Tóm lại, Đề án phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020 được xây dựng trên cơ sở điều tra, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam và nội dung Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3726/QĐ-UBND ngày 16/11/2012. Việc triển khai thực hiện Đề án là hết sức cần thiết, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân khu vực miền núi của tỉnh. Ngoài ra, Đề án còn góp phần đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới ở miền núi đi đến thắng lợi.

Trên đây là Đề án phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020; các ngành, địa phương có liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện tốt; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo./.

 

Biểu số: 01/HT

CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2012 CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

TT

DANH MỤC

Diện tích (ha)

Các huyện

Nông Sơn

Tiên Phước

Hiệp Đức

Phước Sơn

Đông Giang

Nam Giang

Tây Giang

Nam Trà My

Bắc Trà My

1

2

3

4

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

Tổng diện tích đất tự nhiên

 

776,069.12

45,792.36

45,440.64

49,418.61

114,479.40

81,263.23

184,288.66

90,296.56

82,546.04

82,543.62

1

Nhóm đất nông nghiệp

NNP

622,060.60

41,994.68

37,573.44

41,645.23

100,943.19

70,552.66

153,314.49

69,244.11

46,224.60

60,568.20

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

42,227.50

2,295.51

8,004.06

7,433.53

4,954.25

4,961.40

5,212.23

3,352.47

2,445.00

3,569.05

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

27,231.75

2,007.64

4,592.29

3,036.87

2,543.00

3,291.09

4,089.60

3,177.32

1,897.08

2,596.86

-

Đất trồng lúa

LUA

16,349.63

1,215.87

2,873.82

1,583.85

1,644.20

1,688.50

3,179.61

1,559.07

1,255.59

1,349.12

+

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

6,569.14

715.99

1,838.69

1,293.46

411.26

354.91

342.53

325.52

620.83

665.95

+

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

2,656.68

499.88

1,030.13

248.26

63.54

398.74

15.70

220.94

 

179.49

+

Đất trồng lúa nương

LUN

7,123.81

 

5.00

42.13

1,169.40

934.85

2,821.38

1,012.61

634.76

503.68

-

Đất trồng cây hàng năm còn lại

HNC

10,882.12

791.77

1,718.47

1,453.02

898.80

1,602.59

909.99

1,618.25

641.49

1,247.74

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

14,995.75

287.87

3,411.77

4,396.66

2,411.25

1,670.31

1,122.63

175.15

547.92

972.19

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

579,639.76

39,699.06

29,538.51

34,191.49

95,966.49

65,551.25

148,068.17

65,868.56

43,778.64

56,977.59

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

191,179.85

7,456.31

21,324.40

25,640.60

30,192.36

18,593.02

27,042.17

18,343.31

5,823.70

36,763.98

-

Đất có rừng tự nhiên sản xuất

RSN

69,036.21

214.60

2,370.20

3,205.30

16,764.09

9,525.17

12,746.92

6,779.00

3,734.03

13,696.90

-

Đất có rừng trồng sản xuất

RST

42,606.79

3,724.46

14,207.28

12,657.47

1,270.11

2,715.91

1,809.87

1,290.90

709.53

4,221.26

-

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng SX

RSK

51,060.84

1,805.30

1,721.90

2,833.61

10,390.77

5,739.48

10,051.31

3,686.87

130.39

14,701.21

-

Đất trồng rừng sản xuất

RSM

28,476.01

1,711.95

3,025.02

6,944.22

1,767.39

612.46

2,434.07

6,586.54

1,249.75

4,144.61

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

260,259.28

13,649.95

8,214.11

8,550.89

45,615.68

36,711.00

61,293.85

41,971.25

24,038.94

20,213.61

-

Đất có rừng tự nhiên phòng hộ

RPN

189,891.06

8,933.78

4,396.80

5,271.70

30,589.22

29,268.00

32,775.85

39,757.55

23,242.96

15,655.20

-

Đất có rừng trồng phòng hộ

RPT

7,515.54

1,072.92

1,532.24

540.49

381.53

2,046.15

321.00

292.80

103.00

1,225.41

-

Đất kh.nuôi phục hồi rừng PH

RPK

60,173.63

2,650.18

2,285.07

2,091.20

14,644.93

5,382.00

28,197.00

1,920.90

692.98

2,309.37

-

Đất rừng phòng hộ

RPM

2,679.05

993.07

 

647.50

 

14.85

 

 

 

1,023.63

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

128,200.63

18,592.80

0.00

0.00

20,158.45

10,247.23

59,732.15

5,554.00

13,916.00

0.00

-

Đất có rừng tự nhiên đặc dụng

RDN

98,347.15

8,491.00

 

 

17,691.00

9,601.00

43,936.15

4,712.00

13,916.00

 

-

Đất có rừng trồng đặc dụng

RDT

460.00

81.00

 

 

7.02

338.98

33.00

 

 

 

-

Đất kh.nuôi phục hồi rừng đặc dụng

RDK

29,391.48

10,020.80

 

 

2,460.43

307.25

15,763.00

840.00

 

 

-

Đất trồng rừng đặc dụng

RDM

2.00

 

 

 

 

 

 

2.00

 

 

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

RTS

159.85

0.11

15.72

19.42

22.40

38.30

26.48

17.93

0.47

19.02

1.4

Đất nông nghiệp khác

NKH

33.49

 

15.15

0.79

0.05

1.71

7.61

5.15

0.49

2.54

2

Nhóm đất phi nông nghiệp

PNN

25,739.19

2,262.57

4,829.45

2,748.37

3,239.42

2,981.38

3,744.02

1,448.37

1,570.88

2,914.73

2.1

Đất ở

OTC

4,374.03

518.50

2,345.20

461.87

266.06

218.81

169.43

116.05

125.44

152.67

-

Đất ở tại nông thôn

OTN

3,976.57

518.50

2,191.78

406.45

179.85

178.74

131.17

116.05

125.44

128.59

-

Đất ở tại đô thị

ODT

397.46

 

153.42

55.42

86.21

40.07

38.26

 

 

24.08

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

9,850.31

1,219.41

1,362.75

842.51

2,286.85

478.12

1,534.69

480.47

901.77

743.74

-

Đất trụ sở CQ c.trình sự nghiệp

CTS

120.66

8.77

20.10

15.96

8.08

15.50

12.01

9.80

9.80

20.64

-

Đất quốc phòng

CQA

661.81

161.81

21.11

16.13

40.28

4.37

354.89

20.50

2.98

39.74

-

Đất an ninh

CAN

543.17

1.45

535.82

0.44

1.05

0.86

1.23

1.00

0.77

0.55

-

Đất SXKD phi nông nghiệp

CSK

1,034.27

352.47

38.86

61.83

217.81

88.87

130.52

135.68

0.86

7.37

+

Đất khu công nghiệp

SKK

19.92

7.62

7.30

5.00

 

 

 

 

 

 

+

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

120.28

2.36

8.53

11.12

7.51

10.63

29.97

41.93

0.86

7.37

+

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

826.88

336.99

21.14

44.15

208.74

78.24

45.08

92.54

 

 

+

Đất SX vật liệu XD gốm sứ

SKX

67.19

5.50

1.89

1.56

1.56

 

55.47

1.21

 

 

-

Đất có mục đích công cộng

CCC

7,490.40

694.91

746.86

748.15

2,019.63

368.52

1,036.04

313.49

887.36

675.44

+

Đất giao thông

DGT

2,911.60

167.43

356.34

338.23

368.27

196.38

659.26

203.65

386.20

235.84

+

Đất thủy lợi

DTL

618.13

23.04

98.63

313.28

39.25

32.05

8.39

41.25

4.03

58.21

+

Đất năng lượng

DNT

3,527.61

479.01

215.80

28.50

1,559.41

92.35

338.45

20.56

475.71

317.82

+

Đất biêu chính viễn thông

DTN

7.32

0.66

1.99

0.95

0.79

0.60

0.48

1.00

0.31

0.54

+

Đất cơ sở văn hoá

DVH

35.29

 

8.44

0.88

6.29

5.71

2.51

5.06

3.91

2.49

+

Đất cơ sở y tế

DYT

29.14

1.28

3.98

3.98

3.98

4.22

2.09

3.68

2.38

3.55

+

Đất cơ sở Gi. dục - Đ. tạo

DGD

182.44

10.55

37.46

27.63

17.65

21.32

14.95

10.49

14.66

27.73

+

Đất cơ sở T.dục - T. thao

DTT

66.28

10.67

19.40

13.64

5.19

2.87

8.82

2.19

 

3.50

+

Đất cơ sở nghien cứu khoa học

 

0.00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

Đất cơ sở dịch vụ y tế xã hôik

 

2.86

 

 

2.86

 

 

 

 

 

 

+

Đất chợ

DCH

9.36

0.79

2.23

1.42

0.30

2.57

0.49

0.54

0.11

0.91

+

Đất có di tích-danh thắng

LDT

69.28

 

1.43

16.78

 

7.03

 

25.00

 

19.04

+

Đất bãi thải, xử lý chất thải

RAC

13.09

1.48

1.16

 

0.50

3.42

0.60

0.07

0.05

5.81

2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

NTD

21.30

1.86

8.47

9.47

1.00

 

 

 

 

0.50

2.4

Đất N. trang, N. địa

SMN

320.83

60.27

59.50

97.00

25.78

15.84

18.83

13.25

11.18

19.18

2.5

Đất S. suối và mặt nước ch.dùng

PNK

11,156.19

462.53

1,051.93

1,328.08

657.56

2,268.12

2,019.82

837.80

531.71

1,998.64

2.6

Đất phi n. nghiệp khác

CSD

16.53

 

1.60

9.44

2.17

0.49

1.25

0.80

0.78

 

3

Nhóm đất chưa sử dụng

BCS

128,269.24

1,535.11

3,037.75

5,025.01

10,296.79

7,729.19

27,230.15

19,604.08

34,750.56

19,060.60

3.1

Đắt bằng chưa sử dụng

DCS

2,080.89

192.62

780.11

241.90

 

58.44

292.25

21.04

6.44

488.09

3.2

Đất dồi núi chưa sử dụng

NCS

125,844.84

1,300.46

2,256.12

4,660.56

10,296.79

7,654.62

26,802.35

19,557.31

34,744.12

18,572.51

3.3

Núi đá không có rừng cây

 

343.51

42.03

1.52

122.55

 

16.13

135.55

25.73

 

 

 

Biểu số: 02/HT

HIỆN TRẠNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM NĂM 2012

TT

DANH MỤC

Tổng cộng

Huyện

Ghi chú

Tây Giang

Nam Giang

Đông Giang

Phước Sơn

Nam Trà My

Tiên Phước

Hiệp Đức

Bắc Trà My

Nông Sơn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

I

Dân số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hộ

73,169

3,796

5,530

5,810

5,886

6,116

17,629

10,489

9,617

8,296

 

2

Dân số trung bình

292,800

17,200

23,200

24,200

23,400

26,300

69,800

38,500

38,400

31,800

 

3

Mật độ dân số

 

19.0

13.0

30.0

20.0

30.0

154.0

78.0

47.0

70.0

 

4

Lao động

156,268

8,705

12,664

11,188

9,219

12,709

36,967

24,286

21,533

18,997

 

 

Trong đó:

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Lao động nam

79,940

4,626

6,356

5,820

4,793

6,750

17,857

12,850

11,200

9,688

 

-

Lao động nữ

76,328

4,079

6,308

5,368

4,426

5,959

19,110

11,436

10,333

9,309

 

5

Số thông, bản

569

70

63

95

 

43

108

71

80

39

 

II

Tốc độ tăng dân số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tăng tự nhiên

 

1.6

1.5

1.6

 

1.5

0.9

 

1.4

1.5

 

III

Thành phần dân tộc

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Kinh

175,300

1,376

5,105

6,440

3,879

1,090

69,754

35,456

20,400

31,800

 

2

Cơ tu

46,798

15,768

13,501

17,529

 

 

 

 

 

 

 

3

Giẻ Triêng

68,112

2

4,389

 

18,093

25,192

46

3,044

17,346

 

 

4

Dân tộc khác

2,590

54

205

231

1,428

18

 

 

654

 

 

 

Biểu số: 03/HT

DIỆN TÍCH, NĂNG XUẤT, SẢN LƯỢNG CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH NĂM 2012

TT

DANH MỤC

ĐVT

Tổng cộng

Huyện

Ghi chú

Tây Giang

Nam Giang

Đông Giang

Phước Sơn

Nam Trà My

Tiên Phước

Hiệp Đức

Bắc Trà My

Nông Sơn

1

2

 

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

Lúa đông xuân

Ha

7,858

436

380

425

460

372

2,495

1,378

775

1,137

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

24.22

38.16

34.09

40.00

31.53

48.35

50.26

43.39

47.00

 

 

Sản lượng

Tấn

34,663.6

1,056.0

1,450.1

1,448.8

1,840.0

1,172.9

12,063.3

6,925.8

3,362.7

5,343.9

 

2

Lúa hè thu

Ha

12,099

1,535

2,051

1,370

869

1,163

1,828

1,011

1,296

976

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

18.39

16.00

22.45

23.07

22.30

42.40

41.22

27.97

41.50

 

 

Sản lượng

Tấn

33,371.8

2,822.87

3,281.60

3,075.65

2,004.78

2,593.49

7,750.72

4,167.34

3,624.91

4,050.40

 

3

Ngô cả năm

Ha

5,160

356

1,145

590

405

596

375

415

488

790

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

18.79

13.83

26.24

27.04

7.32

36.35

41.50

22.02

47.00

 

 

Sản lượng

Tấn

13,205.0

668.9

1,583.5

1,548.2

1,095.1

436.3

1,363.1

1,722.3

1,074.6

3,713.0

 

4

Khoai lang cả năm

Ha

1,203.0

27.0

33.0

150.0

20.0

66.0

450.0

181.0

235.0

41.0

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

29.4

31.2

30.5

10.0

37.1

42.1

17.1

36.4

45.9

 

 

Sản lượng

Tấn

4,152.2

79.5

103.0

458.0

20.0

245.0

1,895.0

309.0

854.9

188.0

 

5

Sắn cả năm

Ha

5,655

840

571

490

750

296

1,195

653

835

25

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

88.57

79.72

86.12

170.00

136.01

136.79

211.85

159.63

186.80

 

 

Sản lượng

Tấn

76,964.0

7,439.9

4,552.0

4,219.9

12,750.0

4,025.9

16,346.4

13,833.8

13,329.1

467.0

 

6

Đậu phụng cả năm

Ha

1,431

54

111

82

64

41

354

231

210

284

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

10.37

10.27

11.51

12.97

6.24

13.25

9.52

14.27

12.61

 

 

Sản lượng

Tấn

1,719.7

56.0

114.0

94.4

83.0

25.6

469.1

219.9

299.7

358.1

 

7

Mía

Ha

232

31

25

10

 

 

 

112

10

44

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

139.35

112.65

137.00

 

 

 

488.57

151.00

407.50

 

 

Sản lượng

Tấn

8,266.6

432.0

281.6

137.0

-

-

-

5,472.0

151.0

1,793.0

 

8

Cây thuốc lá

Ha

3.0

 

1.0

 

 

 

 

 

2.0

 

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

 

8.57

 

 

 

 

 

8.70

 

 

 

Sản lượng

Tấn

2.6

-

0.9

-

-

-

-

-

1.7

-

 

9

Ha

202

2

19

 

 

 

80

35

45

21

 

 

Năng suất

Tạ/ha

 

8.67

3.37

 

 

 

2.88

6.25

7.57

5.95

 

 

Sản lượng

Tấn

99.6

1.7

6.4

-

-

-

23.0

21.9

34.1

12.5

 

 

Biểu số 4/HT

HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2012

Loại đất, loại rừng

Tổng

Bắc Trà My

Đông Giang

Hiệp Đức

Nam Giang

Nam Trà My

Nông Sơn

Phước Sơn

Tây Giang

Tiên Phước

Tổng diện tích tự nhiên

776,069.01

82,543.62

81,263.23

49,418.60

184,288.66

82,546.04

45,792.36

114,479.30

90,296.56

45,440.64

A. Đất nông nghiệp

627,321.57

61,095.90

70,955.80

32,530.73

152,425.10

67,261.00

38,910.84

96,771.70

80,959.19

26,411.31

I. Đất SX nông nghiệp

42,936.83

3,566.41

5,039.71

7,453.73

5,240.60

2,449.10

2,300.27

5,196.14

3,685.26

8,005.61

II. Đất lâm nghiệp

584,384.74

57,529.49

65,916.09

25,077.00

147,184.50

64,811.90

36,610.57

91,575.56

77,273.93

18,405.70

1. Đất rừng đặc dụng

131,319.82

-

10,247.00

 

58,762.00

17,624.82

17,789.00

19,908.00

6,989.00

-

1.1. Đất có rừng

105,068.17

-

9,465.93

 

44,736.02

13,802.75

13,513.24

17,517.20

6,033.03

-

a. Rừng tự nhiên

104,673.90

-

9,240.39

 

44,736.02

13,801.89

13,360.72

17,501.85

6,033.03

-

* Rừng gỗ lá rộng

104,646.43

 

9,227.29

 

44,736.02

13,787.52

13,360.72

17,501.85

6,033.03

-

- Rừng giàu

13,124.96

 

1,709.80

 

5,033.24

4,060.30

576.87

1,744.75

-

 

- Rừng trung bình

47,792.52

 

4,368.04

 

28,776.09

4,374.63

1,935.44

6,280.15

2,058.17

 

- Rừng nghèo

34,952.36

 

2,152.04

 

8,849.46

4,976.71

7,008.27

8,012.98

3,952.90

 

- Rừng phục hồi

8,776.59

 

997.41

 

2,077.23

375.88

3,840.14

1,463.97

21.96

 

* Rừng gỗ +nứa

-

 

-

 

 

 

 

 

 

 

*Rừng nứa

27.47

 

13.10

 

 

14.37

-

 

-

 

b. Rừng trồng

394.27

-

225.54

 

-

0.86

152.52

15.35

-

-

* Rừng trồng gỗ

391.67

-

222.94

 

-

0.86

152.52

15.35

-

-

- Rừng gỗ có trữ lượng

279.03

 

156.06

 

 

0.86

106.76

15.35

 

 

- Rừng gỗ chưa có TL

112.64

 

66.88

 

 

 

45.76

 

 

 

* Rừng trồng cây Đ.sản

-

 

-

 

 

 

-

 

 

 

* Cao su

2.60

 

2.60

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Đất chưa có rừng

26,251.65

-

781.07

 

14,025.98

3,822.07

4,275.76

2,390.80

955.97

-

- IA; IB

6,384.98

 

180.90

 

3,271.78

966.51

1,133.76

745.66

86.37

 

- IC

16,820.40

 

413.98

 

9,626.88

1,435.37

3,142.00

1,378.73

823.44

 

- Bãi cát, lầy

-

 

-

 

 

 

 

 

 

 

- Nương rẫy

3,046.27

 

186.19

 

1,127.32

1,420.19

 

266.41

46.16

 

- Núi đá không rừng

-

 

-

 

 

 

 

 

 

 

2. Đất rừng phòng hộ

274,471.79

19,937.98

36,496.02

8,562.25

61,405.00

34,818.78

11,722.57

45,849.70

48,848.29

6,831.20

2.1. Đất có rừng

191,986.02

15,723.01

27,335.58

6,304.98

37,015.86

22,312.81

9,456.46

33,689.98

34,970.35

5,176.99

a. Rừng tự nhiên

186,368.02

15,360.03

26,819.55

5,241.03

36,934.06

22,280.23

7,986.15

32,868.39

34,778.13

4,100.45

* Rừng gỗ lá rộng

182,103.32

15,360.03

25,386.44

5,241.03

35,464.65

21,660.82

7,986.15

32,868.39

34,035.36

4,100.45

- Rừng giàu

19,221.34

5,160.38

3,504.29

-

 

998.71

-

7,888.59

1,669.37

-

- Rừng trung bình

65,806.65

2,429.70

8,906.04

2,044.19

19,085.38

4,586.33

1,025.43

6,914.46

20,516.89

298.23

- Rừng nghèo

73,126.89

7,115.94

10,392.66

1,439.16

12,821.67

12,403.98

4,785.18

14,191.36

8,676.32

1,300.62

- Rừng phục hồi

23,948.44

654.01

2,583.45

1,757.68

3,557.60

3,671.80

2,175.54

3,873.98

3,172.78

2,501.60

* Rừng gỗ +nứa

189.88

 

70.41

-

119.47

 

-

 

 

 

*Rừng nứa

4,074.82

 

1,362.70

-

1,349.94

619.41

-

 

742.77

 

b. Rừng trồng

5,618.00

362.98

516.03

1,063.95

81.80

32.58

1,470.31

821.59

192.22

1,076.54

* Rừng trồng gỗ

5,498.73

362.98

516.03

944.68

81.80

32.58

1,470.31

821.59

192.22

1,076.54

- Rừng gỗ có trữ lượng

3,849.11

254.09

361.22

661.28

57.26

22.81

1,029.22

575.11

134.55

753.58

- Rừng gỗ chưa có TL

1,649.62

108.89

154.81

283.40

24.54

9.77

441.09

246.48

57.67

322.96

* Rừng trồng cây Đ.sản

-

 

-

 

 

 

-

 

 

 

* Cao su

119.27

 

-

119.27

 

 

-

 

 

 

2.2. Đất chưa có rừng

82,485.77

4,214.97

9,160.44

2,257.27

24,389.14

12,505.97

2,266.11

12,159.72

13,877.94

1,654.21

- IA; IB

19,824.74

495.74

795.20

927.96

9,153.81

2,808.59

91.14

2,133.25

3,020.28

398.77

- IC

47,743.24

2,470.76

5,667.98

1,139.50

13,467.36

4,876.46

2,110.04

9,099.83

7,698.26

1,213.05

- Bãi cát, lầy

-

 

-

-

 

 

-

 

 

 

- Nương rẫy

14,917.79

1,248.47

2,697.26

189.81

1,767.97

4,820.92

64.93

926.64

3,159.40

42.39

- Núi đá không rừng

-

 

-

-

 

 

-

 

 

 

3. Đất rừng sản xuất

178,593.13

37,591.51

19,173.07

16,514.75

27,017.50

12,368.30

7,099.00

25,817.86

21,436.64

11,574.50

3.1. Đất có rừng

97,630.01

16,129.86

9,326.89

11,013.86

17,116.42

3,735.44

4,503.35

18,239.90

8,442.06

9,122.23

a. Rừng tự nhiên

69,726.66

12,933.08

6,099.56

3,104.06

16,899.19

3,594.04

840.56

16,625.12

7,699.75

1,931.30

* Rừng gỗ lá rộng

66,157.21

12,933.08

5,316.39

3,104.06

15,796.62

2,940.60

840.56

16,625.12

6,669.48

1,931.30

- Rừng giàu

1,762.93

315.77

113.32

-

204.53

 

-

1,034.24

95.07

-

- Rừng trung bình

10,968.09

2,277.02

650.83

315.03

3,319.16

15.36

-

1,863.54

2,525.59

1.56

- Rừng nghèo

35,720.87

7,718.92

2,902.55

576.90

8,340.17

1,026.39

463.29

11,328.44

2,574.96

789.25

- Rừng phục hồi

17,705.32

2,621.37

1,649.69

2,212.13

3,932.76

1,898.85

377.27

2,398.90

1,473.86

1,140.49

* Rừng gỗ + nứa

827.19

 

-

-

827.19

 

-

 

 

 

* Rừng nứa

2,742.26

 

783.17

-

275.38

653.44

-

 

1,030.27

 

b. Rừng trồng

27,903.35

3,196.78

3,227.33

7,909.80

217.23

141.40

3,662.79

1,614.78

742.31

7,190.93

* Rừng trồng gỗ

25,297.50

3,196.78

2,522.89

7,486.39

180.51

141.40

3,154.05

1,490.24

492.31

6,632.93

- Rừng gỗ có trữ lượng

17,708.25

2,237.75

1,766.02

5,240.47

126.36

98.98

2,207.84

1,043.17

344.62

4,643.05

- Rừng gỗ chưa có TL

7,589.25

959.03

756.87

2,245.92

54.15

42.42

946.22

447.07

147.69

1,989.88

* Rừng trồng cây Đ.sản

932.72

 

374.72

 

 

 

 

 

 

558.00

* Cao su

1,673.13

 

329.72

423.41

36.72

 

508.74

124.54

250.00

 

3.2. Đất chưa có rừng

80,963.12

21,461.65

9,846.18

5,500.89

9,901.08

8,632.86

2,595.65

7,577.96

12,994.58

2,452.27

- IA; IB

15,457.75

2,954.12

1,481.42

2,087.83

2,209.12

868.42

81.40

2,329.61

2,988.40

457.43

- IC

36,064.23

11,700.05

2,759.96

2,367.92

4,806.40

2,972.15

2,022.94

2,564.01

5,820.19

1,050.61

- Bãi cát, lầy

-

 

-

-

 

 

-

 

 

 

- Nương rẫy

29,441.14

6,807.48

5,604.80

1,045.14

2,885.56

4,792.29

491.31

2,684.34

4,185.99

944.23

- Núi đá không rừng

-

 

-

-

 

 

-

 

 

 

B. Đất phi nông nghiệp

26,541.73

2,950.58

2,981.38

2,748.37

4,261.06

1,657.22

2,275.45

3,377.99

1,439.51

4,850.17

C. Đất chưa sử dụng khác

122,205.71

18,497.14

7,326.05

14,139.50

27,602.50

13,627.82

4,606.07

14,329.61

7,897.86

14,179.16

1. Đất có rừng ngoài QH 3 loại rừng (N3LR)

55,935.94

8,990.68

3,880.15

10,814.52

5,803.23

3,356.53

2,600.68

6,187.34

2,347.90

11,954.91

- Đất có rừng TN

18,319.11

2,132.81

1,343.28

344.27

4,963.06

3,250.33

169.65

3,379.75

2,150.85

585.11

- Đất có rừng trồng

37,616.83

6,857.87

2,536.87

10,470.25

840.17

106.20

2,431.03

2,807.59

197.05

11,369.80

Trong đó Rừng có trữ lượng

26,331.78

4,800.51

1,775.81

7,329.18

588.12

74.34

1,701.72

1,965.31

137.94

7,958.86

2. Đất ĐNCSD

34,276.57

4,147.95

3,327.59

1,099.01

8,633.72

4,357.52

531.89

6,385.47

4,699.66

1,093.76

- IA; IB

13,496.41

1,619.93

1,673.69

555.28

2,487.24

1,545.40

-

3,104.85

2,274.10

235.92

- IC

20,780.16

2,528.02

1,653.90

543.73

6,146.48

2,812.12

531.89

3,280.62

2,425.56

857.84

- Bãi cát, lầy

-

 

-

-

 

 

-

 

 

 

- Nương rẫy

-

 

-

-

 

 

-

 

 

 

- Núi đá không rừng

-

 

-

-

 

 

-

 

 

 

3. Đất chưa sử dụng khác

31,993.20

5,358.51

118.31

2,225.97

13,165.55

5,913.77

1,473.50

1,756.80

850.30

1,130.49

 

Biểu số: 5A/HT

MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TRONG THỜI GIAN QUA

(Kèm theo Đề án PTSX nông, lâm sản góp phần giảm nghèo tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2016 định hướng năm 2020)

TT

Tên mô hình

Địa điểm

Thời gian thực hiện

Quy mô

Mục tiêu

Kết quả đạt được

1

Chăn nuôi bò

Thôn Arớt, A Cấp, Anoonh, Axoò (xã A Nông, huyện Tây Giang)

Năm 2009

8 nhóm hộ (3 hộ/nhóm,03 con/nhóm)

Cải thiện thu nhập, thoát nghèo

Cải tạo đàn bò đực giống để phục vụ phối giống cho bò cái của mình và đàn bò cái trong nhóm hộ khác

2

Chăn nuôi lợn cỏ

Thôn Atép I, Atép II , xã Bhalee

Năm 2012

08 nhóm hộ (03 hộ/01 nhóm; 03 con/nhóm)

Cải thiện thu nhập, thoát nghèo

Cải tạo đàn lợn giống để phục vụ phối giống cho đàn heo cái của mình và trong nhóm hộ khác

3

Nuôi heo móng cái sinh sản

Xã Quế Phước, Sơn Viên (huyện Nông Sơn)

Tháng 06-12/2012

15 hộ (01 con/hộ), xã Quế Phước (10 hộ), Sơn viên(05 hộ)

Tăng đàn heo nái sinh sản, tự túc con giống để tái sản xuất con giống chăn nuôi lợn thịt, giảm dần sự lệ thuộc vào guồn cung ứng từ bên ngoài, hạn chế dịch bệnh

Tăng đàn lợn nái của địa phương góp phần vào việc tự túc con giống để tái sản xuất cho chăn nuôi chăn nuôi lợn thịt, giảm sự lệ thuộc vào nguồn giống từ bên ngoài, hạn chế dịch bệnh

4

Cải tạo giống bò theo hướng chuyên thịt

Thôn 9,10 xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn

4/2009-10/2010

Hỗ trợ 01 bò đực giống Lai Sinh để phối giống cho 43 bò cái sinh sản của 9 hộ tham gia mô hình.

Tăng đàn lợn nái sinh sản, cải thiện thu nhập, thoát nghèo

Qua 18 tháng triển khai thực hiện mô hình số bò cái đã phối giống có kết quả được 32 con

5

Nuôi heo móng cái sinh sản

Xã Phước Kim, Phước Công, huyện Phước Sơn

Năm 2010

Hỗ trợ 80 con heo nái/2xã/60 hộ

Duy trì đàn lợn cho địa phương, góp phần tăng thu nhập giảm nghèo cho người dân

Đã tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho 60 hộ, hỗ trợ 80 con heo nái/2xã/60 hộ (số heo nái giống còn sống 74 con, sau 18 tháng đã đẻ được 1-2 lứa)

6

Mô hình nuôi bò đực giống cải tạo đàn bò vàng địa phương

Xã Phước Đức, huyện Phước Sơn

Năm 2010

Hỗ trợ 1 bò đực giống lai Sind/30 bò cái sinh sản

Góp phần cải thiện đàn bò lai của địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo cho các hộ dân

Qua 18 tháng triển khai thực hiện mô hình số bò cái được phối giống 30 con, số bê con ra đời sẽ cải thiện được tầm vóc chất lượng đàn bò vàng địa phương

7

Mô hình nuôi heo đen địa phương

Thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn

Năm 2019

Hôc trợ 4 lợn nái sinh sản và 1 đực giống

Bảo tồn và duy trì giống heo đen của địa phương

Sau 12 tháng triển khai đã chọn lọc và xuất chuồng được 48 con heo giống, hỗ trợ cho nhân dân các xã trong huyện nuôi để làm giống 24 con, còn lại 24 con hộ tham gia thực hiện mô hình hưởng lợi, sau khi mô hình kết thúc đã chuyển giao lại con giống cho hộ gia đình sử dụng để phát triển duy trì mô hình.

 

Sản xuất heo

Xã Tiên Lộc, Tiên

Thời gian

 

Nâng cao năng lực

Nông dân tham gia mô hình nắm vững được kỹ thuật

8

nái F1 trên nền móng cái

Mỹ, huyện Tiên Phước

2008-2010

80/80 con

chăn nuôi heo nái cho hộ nghèo;

Tuyển chọn, bổ sung đàn nái F1 chất lượng cho địa phương

chăn uôi heo nái, tăng số lứa đẻ/năm

Kỹ thuật tuyển chọn heo cái F1 để làm nái.

Thu nhập gia đình cải thiện đáng kể

9

Mô hình trồng chuối mốc, chuối lùn

Các xã Màcooih, Arooiih, Za Hung, JơNgay huyện Đông Giang; một số xã huyện Nam Giang

Năm 2011

Bình quân 0,2 ha/hộ

Góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho các hộ dân

Lãi từ 30-40 triệu đồng/ha, có nơi lãi từ 60-70 triệu đồng/ha

Nguồn tổng hợp: (Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện: Tây Giang, Nông Sơn, Phước Sơn, Bắc Trà My, Đông Giang...)

 

Biểu số: 05B/QH

BIỂU TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2014-2016

TT

Đơn vị

Tên công trình thủy lợi

Địa điểm xây dựng

Khái toán vốn đầu tư

(Tr.đồng)

Diện tích tưới

(ha)

1

Huyện Nam Giang

Nâng cấp thủy lợi Khe Gỗ

Xã Cà Dy

1.000

3

Thủy lợi Cha Cóp

Xã Đắc Pre

5.000

7

Thủy lợi Pê Ta Pót

Xã Đắc Ping

5.000

9

Đập dâng thủy lợi A Sò

Xã Chơ Chun

3.000

5

2

Huyện Bắc Trà My

Thủy lợi Nước Tong

Xã Trà Giáp

1.350

3

Kênh Chim Chim

Xã Trà Dương

1.700

8

Thủy lợi Đồng Làng

Xã Trà Dương

1.600

8

3

Huyện Phước Sơn

Thủy lợi Khe Suối

Xã Phước Lộc

1.500

4

Đập dâng và kênh tưới

Xã Phước Hiệp

1.100

5

4

Huyện Tây Giang

Công trình thủy lợi A Ly

Xã A Xan

1.800

7

Công trình Tany Tivir

Xã Ga Ry

3.000

4,6

Công trình Mleei

Xã A Tiêng

2.100

3,7

5

Huyện Nam Trà My

Công trình Thủy lợi Đac Ngo

Xã Trà Linh

1.200

6

Công trình thủy lợ Suối Pơt

Xã Trà Vinh

1.300

6

Công trình thủy lợi

Xã Trà Nam

1.400

10

Công trình thủy lợi

Xã Trà Vân

1.300

7

6

Huyện Đông Giang

Công trình thủy lợi Tà Lu

Xã Ba

1.800

4

Công trình thủy lợi La darg

Xã Zơ Ngay

2.000

4,3

Công trình thủy lợi Panai

Xã Tà Lu

1.500

5,2

7

Huyện Tiên Phước

Hồ chứ nước Mò Ó

Xã Tiên Lập

88.000

400 (1)

Đập dâng thác Hồ Hồ

Xã Tiên Ngọc

16.000

60 (2)

Hồ Hốc Rẫy

Xã Tiên Phong

10.000

70( 3)

Hồ Hố Rắn

Xã Tiên Mỹ

6.000

37 (4)

8

Huyện Hiệp Đức

Đập dâng Cây Bàng

Xã Quế Thọ

1.500

8

Nâng cấp hồ Bình Hoà

Xã Quế Bình

4.500

45 (5)

Trạm bơm Gò Tranh

Xã Bình Lâm

7.600

54

9

Huyện Nông Sơn

Đập Vực Voi

Xã Quế Lộc

1.000

25

Trạm bơm Đông An

Xã Quế Phước

2.000

15

 

Tổng cộng

 

 

175.250

823,8

Nguồn: số liệu báo cáo 9 huyện miền núi của tỉnh.

____________

(1) 400 ha (200ha lúa, 200 ha màu); tại 3 xã: Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên An. (2) 60 ha (40 ha lúa, 20 ha màu);

(3) 70 ha (50 ha lúa, 20 ha màu);

(4 ) 37 ha (22 ha lúa, 15 ha màu);

(5 ) 45 ha (4 ha màu, 40 ha lúa).

 

Biểu số: 06 /QH

TỔNG HỢP CÁC MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT, CHĂN NUÔI, NÔNG LÂM KẾT HỢP CÁC HUYỆN MIỀN NÚI

TT

Tên mô hình

Qui mô đầu tư

Kinh phí

(1000đ)

Hiệu quả mô hình

Địa bàn thực hiện

I

Chăn nuôi

 

2,495,000

 

 

1

Nuôi vỗ béo bò thịt

500 con

900,000

Trên cơ sở tuyển chọn bò giống loại thải, bê đực...đạt tiêu chuẩn để đưa vào nuôi vỗ béo nhằm tận dụng thức ăn từ nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp, giải quyết lao động nông nhàn, tăng cao hiệu quả nuôi bò, tăng thu nhập cho hộ gia đình. Sau 3 tháng nuôi vỗ béo, sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận thu lại trên 1 bò nuôi vỗ béo đạt từ 3,5 – 4 triệu đồng

Các xã xây dựng nông thôn mới hoặc xã có số lượng đàn bò nhiều, có điều kiện đầu tư nuôi theo phương thức bán thâm canh, tận dụng thức ăn từ nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp

2

Chăn nuôi heo nái Móng Cái

350 con (Heo nái Móng Cái hậu bị)

1,100,000

Xây dựng môhình nuôi heo nái sinh sản sử dụng giống heoMóng Cái với ưu điểm dễ nuôi, đầu tư thấp, khả năng sinh sản cao, nuôi con tốt, hiệu quảkinh tế cao.Nuôi theo phương thức có chuồng trại, quan tâm khâu chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh thú y phòng trừ dịch bệnh và không gây ô nhiễm môi trường.Thông qua mô hình sẽ giúp nông dân các biện pháp nuôi heo nái có kiểm soát,tạo ra lượng con giống chủ động để phát triển nuôi heo thịt, giải quyết thực phẩm tại chỗ và hướng tới sản xuất chăn nuôi hàng hóa.

Tại những địa phương và tại hộ dân có điều kiện chăn nuôi heo tương đối khá. Người dân am hiểu kỹ thuật chăn nuôi và đã có ít nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi heo nái để đảm bảo chăn nuôi thành công, mang lại hiệu quả thiết thực.

3

Mô hình chọn lọc phục tráng giống heo bản địa (heo đen đồng bào Cơtu)

3MH

33 con

(30 heo cái, 03 heo đực)

495,000

Giải quyết công ăn việc làm cho những lao động nhàn rỗi ở địa phương. Đào tạo nâng cao trình độ chăn nuôi, thay đổi dần tập quán chăn nuôi thả rông bằng hình thức chăn nuôi có đầu tư thâm canh và xử lý tốt môi trường, an toàn dịch bệnh. Những kết quả nghiên cứu của mô hình sẽ góp phần vào việc giúp tỉnh đề ra những chính sách hỗ trợ duy trì bảo tồn nguồn gien của heo giống địa phương miền núi Quảng Nam Góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình và giảm tệ nạn xã hội.

Tại 3 huyện: Tây Giang, Hiệp Đức, Nông Sơn

II

Nông, lâm kết hợp

 

1,670,000

 

 

1

Keo lai giống cấy mô, xen cây màu dưới tán

50 ha

570,000

Rừng nông lâm kết hợp cho nhiều sản phẩm đa dạng, với năng xuất cao và bền vững hơn nhiều so với nương rẫy. Rừng nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế cao và khả năng duy trì hiệu quả kinh tế lâu dài, bền vững hơn. Mô hình nông lâm kết hợp mỗi năm thu nhập khoảnh 45-50 triệu đồng/ha

Các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn và các xã miền núi huyện trung du

2

Trồng Song mây dưới tán rừng tự nhiên

50 ha

1,100,000

Song mây chỉ tập trung đầu tư năm đầu, các năm sau chỉ bỏ công chăm sóc là có thể thu hoạch 15-17 năm liền. Nếu trồng thâm canh, sản lượng thu hoạch năm đầu đạt 30-40 tấn/ha, những năm sau thu hoạch 2 đợt/năm, sản lượng 50-75 tấn. Giá song mây hiện nay trên 10.000 đồng/kg, bình quân mỗi năm thu nhập khoảng 65-70 triệu đồng/ha. Trồng song mây giải quyết việc làm tại chỗ cho nhân dân, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, sinh thái rừng bền vững.

Các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn và các xã miền núi huyện trung du

III

Trồng trọt

 

1,084,000

 

 

1

Ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp

30 ha

450,000

Ứng dụng các chế phẩm sinh học để xử lý phân chuồng, phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ bón cho cây trồng, nhằm hạn chế những chi phí không cần thiết và ảnh hưởng môi trường do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học, quản lý một số dịch bệnh hiệu quả theo hướng sinh thái bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn và các xã miền núi huyện trung du

2

Mô hình trồng ngô nếp xen đậu xanh theo hướng bền vững

25ha

210,000

Góp phần đưa các giống ngô nếp và đậu xanh mới có năng suất phẩm chất tốt vào sản nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích; góp phần sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, cải tạo, nâng cao độ phì của đất.

Năng suất cao hơn đại trà 15 – 20% Tập huấn khoảng 3.000 lược nông dân/ năm gắn với mô hình.

Các huyện trung du, miền núi trong tỉnh.

3

Mô hình trồng nấm (thương phẩm, dược liệu)

12MH (mô hình)

184,000

Tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của từng địa phương, phù hợp với đặc thù sản xuất của từng vùng. Từ đó nhân rộng mô hình, giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho khoảng 120 lược người/năm gắn với mô hình.

Tại các huyện như: Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Quế Sơn, Nông Sơn, Hiệp Đức

4

Mô hình điểm trồng Chuối cấy mô vi sinh

100(MH)

240,000

Theo tổng kết của các nhà khoa học và thực tế sản xuất ở một số địa phương có diện tích trồng chuối tập trung lớn như Đồng Nai, Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh thì trồng chuối nuôi cấy mô sạch bệnh có khả năng làm tăng năng suất từ 15 - 20%. Giống chuối nuôi cấy mô có nhiều ưu điểm hơn cách trồng truyền thống là cây khoẻ hơn, sạch bệnh hơn nên ít bị bệnh hơn, thời gian cho quả sớm hơn, chỉ sau 12-13 tháng, sớm hơn cách cũ 1 tháng, quả đều và đẹp hơn, chất lượng ăn ngon hơn, thơm hơn.

Các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh

 

Tổng cộng

 

5,249,000

 

 

 

Biểu số: 07/QH

DỰ TOÁN CHI TIẾT HỖ TRỢ SỬA CHỮA NHÀ NUÔI CÂY MÔ

(Kèm theo Đề án phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2016 và định hướng năm 2020)

STT

Nội dung

Xuất xứ

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

I

Sửa chữa và nâng cấp nhà cũ

 

 

 

 

30.800.000

1

Thay thế hệ thống cửa sổ

 

Bộ

11

1.800.000

19.800.000

2

Thay thế, sửa cửa thông gió

 

 

 

 

3.000.000

3

Sửa chữa mái tole

 

 

 

 

1.000.000

4

Sửa, thay thế hệ thống điện

 

 

 

 

3.000.000

5

Sửa máy cất nước, tủ sấy

 

 

 

 

2.000.000

6

Xử lý mối

 

 

 

 

2.000.000

II

Công kỹ thuật nuôi cấy

 

công

702

111.682

78.400.764

1

Xử lý mẫu nuôi cấy

 

 

82

 

9.157.924

2

Pha chế môi trường

 

 

120

 

13.401.840

3

Cấy nhân các giai đoạn, ra rễ

 

 

370

 

41.322.340

4

Vệ sinh sau thao tác kỹ thuật

 

 

130

 

14.518.660

III

Vật tư thiết bị

 

 

 

 

96.820.000

1

Máy đo pH để bàn

 

cái

1

15.000.000

15.000.000

2

Cân phân tích

 

 

1

30.000.000

30.000.000

3

Cân kỹ thuật

 

 

1

22.000.000

22.000.000

4

Điều hoà nhiệt độ 12000BTU

LG

chiếc

2

7.000.000

14.000.000

5

Panh cấy Inox 20cm

 

cái

4

30.000

120.000

6

Panh cấy Inox 30cm

 

cái

2

40.000

80.000

7

Kéo cắt mẫu Inox

 

cái

4

80.000

320.000

8

Lọ thủy tinh

 

cái

3000

5.000

15.000.000

9

Đũa thủy tinh

 

cái

10

10.000

100.000

10

Giấy lọc định tính

 

hộp

10

20.000

200.000

IV

Điện năng

 

tháng

24

1.900.000

45.600.000

V

Hóa chất

 

 

 

 

51.155.500

1

Kali nitrat KNO3

China

Kg

6

50.500

303.000

2

Kali đihyđrophotphat KH2PO4

China

Kg

5

62.500

312.500

3

Magie sulfat MgSO4

China

Kg

2

74.000

148.000

4

Amoni nitrat NH4NO3

China

Kg

5

51.000

255.000

5

Canxi clorua CaCL2

China

Kg

2

45.000

90.000

6

Acid boric H3BO3

China

Kg

1

55.000

55.000

7

Mangan sulfat MnSO4.4H2O

China

Kg

1

70.000

70.000

8

Coban clorua CoCL2.6H2O

China

Kg

1

1.060.000

1.060.000

9

Copper sulfat CuSO4.5H2O

China

Kg

1

105.000

105.000

10

Zinc sulfat ZnSO4.4H2O

China

Kg

1

65.000

65.000

11

Natri molidat Na2MOO4.2H2O

China

Kg

1

560.000

560.000

12

Kali iodua KI

China

Kg

1

670.000

670.000

13

Iron II sulfat FeSO4

China

Kg

1

60.000

60.000

14

Na2EDTA

China

Kg

2

246.000

492.000

15

Myo inositol Bottle of 250g

Merck

Bottle

2

1.300.000

2.600.000

16

Thiamine HCL Bottle of 100g

UK

Bottle

3

1.500.000

4.500.000

17

Pyridoxine HCL Bottle of 10g

USA

Bottle

3

650.000

1.950.000

18

Acid nicotinic Bottle of 100g

Merck

Bottle

2

760.000

1.520.000

19

Glycine Bottle of 100g

Merck

Bottle

1

1.020.000

1.020.000

20

Mercury clorid HgCL2

China

Litre

1

270.000

270.000

21

NAA Bottle of 10g

Merck

Bottle

2

800.000

1.600.000

22

IAA Bottle of 10g

Merck

Bottle

2

1.000.000

2.000.000

23

IBA Bottle of 5g

Merck

Bottle

4

1.350.000

5.400.000

24

Kinetine Bottle of 1g

Merck

Bottle

1

1.100.000

1.100.000

25

BA Bottle of 5g

Merck

Bottle

4

1.900.000

7.600.000

26

Zentin Bottle of 50mg

Merck

Bottle

1

300.000

300.000

27

Canxi pantothente Bottle of 10g

France

Bottle

1

400.000

400.000

28

Biotin Bottle of 1g

Merck

Bottle

1

1.800.000

1.800.000

29

Polyvinyl pyrolidone(PVP) Bottle of 100g

 

Bottle

1

700.000

700.000

30

Fined sugar

VN

Bottle

30

20.000

600.000

31

Agar-Agar

 

Kg

10

200.000

2.000.000

32

Bach Tuyet cotton (Absorb and proof cotton) không thấm nước

VN

Kg

60

100.000

6.000.000

33

Bông Bạch tuyết thấm nước

VN

Kg

18

100.000

1.800.000

34

Than hoạt tính

VN

Kg

5

150.000

750.000

35

Alcohol 90°

VN

Litre

40

20.000

800.000

36

GA3 Bottle of 1g

Merck

Bottle

2

1.100.000

2.200.000

 

Tổng I + II + III + IV + V

 

 

 

 

302.776.264

Bằng chữ: ( Ba trăm lẽ hai triệu bảy trăm bảy mươi sáu ngàn hai trăm sáu mươi tư đồng)



(1) Nam Giang 67,92%, Đông Giang 47,97%, Bắc Trà My 57,85%, Phước Sơn 59,43%, Nam Trà My 75,29%; Tây Giang 58,25.%, Tiên Phước 22,13%, Hiệp Đức 39,22.%, Nông Sơn. 55,88 %.

(2) (Tây Giang: 4.548 tấn; huyện Nam Giang: 6.314 tấn, Đông Giang 6.072 tấn, Phước Sơn 4.940 tấn, Bắc Trà Ma túy 8.062 tấn, Nam Trà My 4.202 tấn, Tiên Phước 21.178 tấn, Hiệp Đức 12.813 tấn, Nông Sơn 13.107 tấn).

(3) (Tây Giang 264 kg/người, Đông Giang 251 kg/người, Nam Giang 273 kg/ người, Phước Sơn 211 kg/người, Bắc Trà My 210 kg/người, Nam Trà My 160 kg/người, Tiên Phước 303,4 kg/người; Hiệp Đức 333 kg/người; Nông Sơn 412 kg/người;)

(4) Tây Giang: 1.298ha; Đông Giang: 693 ha; Nam Giang 953ha; Phước Sơn: 492ha; Hiệp Đức: 4.010ha; Nông Sơn: 821ha; Bắc Trà My: 600ha; Núi Thành 1.100 ha; Thăng Bình: 120 ha trong đó diện tích trồng cao su đại điền: 7.913 ha; cao su tiểu điền: 2.121 ha).

(5) Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh tại Hội nghị (ngày 16/5/2013) đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, chính sách, dự án tại khu vực miền núi, giai đoạn 2006-2012.

(6) Các huyện 30a lập quy hoạch phát triển sản xuất theo Thông tư 06/2009/TT-BNNPTNT; các huyện còn lại lập quy hoạch sản xuất theo Thông tư 07/2010/ TT-BNNPTNT hoặc Thông tư liên tịch số:13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT- BTNMT. Nhưng đến nay vẫn chưa lập xong hoặc chưa được phê duyệt.

(7) Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP quy định: “tăng cường, hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các huyện nghèo để xây dựng các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thành những trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn. Bố trí kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cao gấp 2 lần so với mức bình quân chung các huyện khác; hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; người dân tham gia đào tạo, huấn luyện được cấp tài liệu, hỗ trợ 100% tiền ăn ở, đi lại và 10.000 đồng/ngày/người; mỗi thôn, bản được bố trí ít nhất một suất trợ cấp khuyến nông (gồm cả khuyến nông, lâm, ngư) cơ sở”

(8) Cụ thể trồng ở các huyện Tây Giang: 3.733 ha; Nam Giang: 6.956 ha, Đông Giang: 13.303 ha, Nông Sơn: 1.096 ha, Phước Sơn: 1.237 ha, Hiệp Đức: 11.168 ha; Bắc Trà My: 9.994 ha; Núi Thành:1.106 ha.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản