118818

Quyết định 2952/QĐ-UBND năm 2007 Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành

118818
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 2952/QĐ-UBND năm 2007 Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu: 2952/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Huỳnh Đức Hòa
Ngày ban hành: 25/10/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2952/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
Người ký: Huỳnh Đức Hòa
Ngày ban hành: 25/10/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2952/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 25 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 THUỘC THẨM QUYỀN CẤP PHÉP CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
 Căn cứ Nghị quyết số 74/2007/NQ-HĐND ngày 20/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng “V/v thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Lâm Đồng”;
Xét Tờ trình số 314/TTr-TN&MT ngày 21/6/2007 của Sở Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị tại Tờ trình số 1253/TTr-KHĐT ngày 15/8/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Lâm Đồng” với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch

1. Quan điểm

a) Tài nguyên khoáng sản là nguồn lợi vật chất đặc thù không thể tái sinh, thuộc sở hữu nhà nước, được thống nhất quản lý; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản của địa phương phải phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản quốc gia và quy hoạch tổng thể phát triển các ngành Công nghiệp của cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Lâm Đồng là nguồn lực quan trọng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là ngành công nghiệp quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa -hiện đại hóa của tỉnh vì vậy các hoạt động khoáng sản phải chú trọng đầu tư theo hướng bền vững, khai thác sử dụng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm để phục vụ cho nhu cầu trước mắt, đồng thời phải được quản lý, bảo vệ, dự trữ cho nhu cầu tài nguyên trong tương lai.

c) Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.Tăng cường quản lý chặt chẽ công tác khai thác khoáng sản để đảm bảo các yêu cầu bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường

d) Phát triển công nghiệp khoáng sản của tỉnh phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ và phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển các ngành công nghiệp của Trung ương và địa phương cũng như các ngành nông lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, xây dựng cơ bản, đô thị hoá và du lịch dịch vụ… trên địa bàn tỉnh.

đ) Từng bước hiện đại hoá công tác thăm dò địa chất, khai thác và chế biến khoáng sản, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm khoáng sản chế biến để có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Hạn chế và tiến đến chấm dứt tình trạng xuất khẩu, buôn bán khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô.

e) Tạo điều kiện thuận lợi và huy động các doanh nghiệp có đủ kinh nghiệm và năng lực trong và ngoài nước để đầu tư khai thác chế biến sâu theo đúng quy hoạch được duyệt và theo quy định của pháp luật. Tăng cường phối hợp giữa các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản của Tỉnh với các Tổng công ty, Tập đoàn nhà nước để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, đảm bảo tốt việc thực hiện quy hoạch.

g) Nhằm đảm bảo thống nhất giữa quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên khoáng sản chung toàn quốc và quy hoạch của địa phương, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng sẽ được điều chỉnh, cập nhật đối với các loại khoáng sản mà quy hoạch chung trên cả nước chưa được phê duyệt tại thời điểm ban hành quy hoạch này.

2. Mục tiêu

a) Tỷ trọng ngành khai thác chế biến khoáng sản đến năm 2010 tăng gấp 2-3 lần so với năm 2005, chiếm 9% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh.

b) Tốc độ tăng trưởng của ngành khai thác chế biến khoáng sản và vật liệu xây dựng đạt bình quân 30-33%/năm.

c) Tập trung vào thăm dò, chế biến một số khoáng sản quan trọng: bô xít, cao lanh, bentonit, diatomit; hình thành các khu công nghiệp bô xít và cao lanh. Đẩy mạnh sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ từ các nguồn nguyên liệu sẵn có. Phát triển công nghiệp sản xuất gốm sứ, vật liệu xây dựng, mở rộng các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có chất lượng cao, sản xuất gạch tuy nen. Phát triển khai thác đá, cát, sỏi để phục vụ các công trình xây dựng, dân dụng.

II. Nội dung quy họach

1. Kết quả điều tra đánh giá tiềm năng khóang sản trên địa bàn tỉnh

Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và đăng ký được 289 khoáng sàng, biểu hiện khoáng sản và điểm khoáng hóa (sau đây gọi chung là điểm khoáng sản) với khoảng 30 loại khoáng sản, gồm 4 nhóm chính:

a) Nhóm nhiên liệu khoáng: Chủ yếu là than nâu, tập trung ở Đại Lào, thị xã Bảo Lộc; Đinh Trang Thượng, Di Linh và Đan Phượng, Lâm Hà. Trữ lượng ở cấp độ chắc chắn, tin cậy (cấp 121 và 122) khoảng 1 triệu tấn.

b) Nhóm kim loại: Đã phát hiện: sắt, đồng, chì - kẽm, vonfram, thiếc, nhôm, antimoon, vàng. Trong đó vàng, thiếc, nhôm có biểu hiện khá phong phú, có tiền đề địa chất thuận lợi và có quy mô lớn.

- Nhôm (bô xit): Có 9 khoáng sàng và biểu hiện khóang sản tập trung phía tây đèo Bảo Lộc (thị xã Bảo Lộc), huyện Bảo Lâm, vùng Sơn Điền, Gia Bắc, Tân Thượng (huyện Di Linh) và khu vực Lán Tranh (Lâm Hà). Tổng trữ lượng bô xit khoảng 1,1 tỷ tấn nguyên khai trong đó riêng các khoáng sàng lớn là 974,45 triệu tấn nguyên khai tương đương 463 triệu tấn quặng tinh.       

+ Trữ lượng và tài nguyên chắc chắn, tin cậy (cấp 122, 222) là 538,44 triệu tấn nguyên khai;

+ Tài nguyên dự báo cấp suy đoán (334a) là 573,44 triệu tấn nguyên khai.

- Thiếc: Ghi nhận được 29 điểm, tập trung tại phía Bắc Đà Lạt, Đa Chais -huyện Lạc Dương, Phú Sơn - huyện Lâm Hà, Sơn Điền, Hoà Bắc- huyện Di Linh. Trữ lượng đã được phê duyệt là 120 ngàn tấn (chủ yếu ở mức chưa rõ hiệu quả kinh tế, cấp 331).

- Vàng: Có 52 điểm được ghi nhận, dự báo mức tin cậy (cấp 122) vàng gốc và vàng sa khoáng là 1.512 kg đi kèm với 1.342 kg bạc .

- Chì - Kẽm: Tập trung tại Di Linh với trữ lượng dự báo: Chì có trên một ngàn tấn, kẽm khoảng 200 tấn.

- Vonfram: có 5 điểm khoáng sản tại huyện Bảo Lâm và Tây Bắc xã Phi Liêng (huyện Đam Rông), quy mô và trữ lượng nhỏ.

c) Nhóm không kim loại: có các loại khoáng sản đáng lưu ý sau:

- Sét Cao lanh: Tập trung chủ yếu tại thị xã Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, huyện Lâm Hà, thành phố Đà Lạt, tài nguyên dự báo (cấp 334a) gần 125 triệu tấn; trữ lượng dự báo mức tin cậy, có hiệu quả kinh tế (cấp 122) trên 61 triệu tấn.

- Sét Bentonit: Tập trung chủ yếu ở Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà.Tổng tài nguyên dự báo mức tin cậy (cấp 222): 505 triệu m³;Trữ lượng có hiệu quả kinh tế (cấp 122): 486 triệu m³.

- Sét Điatômit: Tập trung ở Đại Lào, Bảo Lộc; Tài nguyên mức tin cậy (cấp 222): 900 ngàn tấn; mức dự tính ( cấp 333): 8 triệu tấn.

- Sét gạch ngói: Tập trung tại thị xã Bảo Lộc và các huyện Cát Tiên, Bảo Lâm, Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà; trữ lượng có hiệu quả kinh tế (cấp 122) khoảng 29,5 triệu m³.

- Sét xi măng: đã phát hiện và đăng ký được 1 khoáng sàng sét xi măng với quy mô lớn tại thôn Măng Lin (thành phố Đà Lạt). Tài nguyên dự báo cấp 334a: 150.000.000m³.

- Sét vôi: không có tiềm năng lớn, đã phát hiện và đăng ký được 3 điểm khoáng hóa ở sông Đa Dâng thuộc huyện Di Linh. Tài nguyên dự báo cấp 334a: 2.000.000m³.

- Pu zơ lan: đã đăng ký được 4 điểm khoáng hóa tại huyện Đức Trọng và Đơn Dương. Tài nguyên dự báo cấp 334a: 3.000.000m³.

- Đá ốp lát: Phân bố tại Đèo Chuối- huyện Đạ Huoai, Lộc Thắng- huyện Bảo Lâm và Gung Ré- huyện Di Linh; Trữ lượng tin cậy, có tiềm năng kinh tế (cấp 222 ) khoảng 21 triệu m³.

- Đá xây dựng: đã phát hiện và ghi nhận được 44 điểm, phân bố khá rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Trữ lượng tin cậy, có hiệu quả kinh tế (cấp 122) trên 3 triệu m³. Tài nguyên dự báo, chưa rõ hiệu quả kinh tế (cấp 334a) trên 729 triệu m³.

- Cát, cuội sỏi xây dựng: đã phát hiện và đăng ký được 18 điểm, phân bố rải rác tại các bãi bồi dọc sông và tích tụ trong lòng các sông suối như sông Đồng Nai - Đa Dâng, Đa Nhim và các suối lớn . Tài nguyên dự báo cấp 334a: 5.986.000m³.

- Vật liệu san lấp: đã đăng ký được 3 khoáng sàng lớn, phân bố rải rác ở các huyện Đức Trọng, Đạ Tẻh, Cát Tiên... Tài nguyên dự báo cấp 334a: 61.210.000m³.

- Than bùn: đã phát hiện và ghi nhận được 1 khoáng sàng nhỏ và 6 biểu hiện khoáng sản than bùn phân bố ở Măng Lin (thành phố Đà Lạt), Phi Liêng (Đam Rông), Đơn Dương, Liên Đầm (Di Linh). Tài nguyên dự báo cấp 334a là 3.750.000 tấn.

- Đá quý và bán quý: phát hiện 1 biểu hiện khoáng sản Sa Phia ở Tiên Cô, Liên Đầm (Di Linh) và 5 điểm khoáng hóa Opal ở khu vực Đan Phượng (Lâm Hà).

d) Nhóm nước khoáng, nước nóng: đã phát hiện và đăng ký được 8 biểu hiện khoáng sản tại Đạ Tông, Đạ Long- huyện Đam Rông, Phú Hội- huyện Đức Trọng; Bôbla - huyện Di Linh và Ma Đa Goui - huyện Đạ Huoai.

2. Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc quyền quản lý cấp phép thăm dò, khai thác của UBND tỉnh Lâm Đồng

a) Giai đoạn đến năm 2010:

* Đối với khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường và than bùn:

- Sét gạch ngói: Quy hoạch thăm dò, khai thác 8 khoáng sàng, trên tổng diện tích 215 ha, trữ lượng dự kiến 4,8 triệu m³.

- Đá xây dựng: Quy hoạch 14 điểm cần thăm dò, khai thác với tổng diện tích 285 ha, tổng trữ lượng dự kiến 62 triệu m³ đá xây dựng.

- Cát xây dựng: quy hoạch thăm dò, khai thác 2 điểm khóang sản cát xây dựng tại sông Đồng Nai với tổng diện tích 275 ha, trữ lượng cát dự tính 6 triệu m³. Riêng các điểm cát xây dựng có trữ lượng thấp đáp ứng cho nhu cầu dân sinh tại chỗ, quy hoạch khai thác quy mô nhỏ không cần thăm dò.

- Than bùn:Quy hoạch thăm dò, khai thác 2 điểm mỏ lớn:

+ Than bùn Tu Tra huyện Đơn Dương, diện tích 100 ha, chiều dày 1m, trữ lượng dự kiến 1,0 triệu tấn.

+ Than bùn Liên Đầm, huyện Di Linh, diện tích 30 ha, chiều dày dự kiến 1,7 m, trữ lượng 1,27 triệu tấn.

Các điểm than bùn khác có quy mô nhỏ, chất lượng trung bình, khai thác quy mô nhỏ không cần tiến hành thăm dò.

- Đất san lấp: Quy hoạch thăm dò, khai thác một số điểm đất san lấp có trữ lượng lớn sau:

+ Đất san lấp xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, diện tích 455 ha, trữ lượng 22,73 triệu m³.

+ Đất san lấp xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, diện tích 455 ha, trữ lượng 22,73 triệu m³.

+ Đất san lấp Phù Mỹ, huyện Cát Tiên, diện tích 456 ha, trữ lượng 22,8 triệu m³.

+ Đất san lấp Đèo Cọ, huyện Đạ Tẻh, diện tích 456 ha, trữ lượng 22,8 triệu m³.

 Căn cứ nhu cầu cụ thể để cấp phép khai thác các điểm đất san lấp khác phục vụ các công trình xây dựng tại chỗ.

Chi tiết quy hoạch các điểm khóang sản là vật liệu xây dựng thông thường và than bùn thuộc quyền quản lý cấp phép thăm dò, khai thác của UBND tỉnh Lâm Đồng từ nay đến năm 2010 thể hiện ở Phụ lục I kèm theo.

* Đối với các khoáng sản khác không nằm trong quy hoạch của cả nước hoặc dự trữ tài nguyên khóang sản quốc gia:

 - Cao lanh: Quy hoạch thăm dò để cấp phép khai thác 02 điểm Ngọc Sơn và Đa Tiên huyện Lâm Hà. Quy hoạch khai thác tại xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc diện tích 200 ha, trữ lượng 380 ngàn tấn.

- Bentonit: Quy hoạch thăm dò để cấp phép khai thác bentonit tại xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, diện tích 50 ha, dự kiến trữ lượng 50.000 tấn. Bentonit Ninh Gia-Đức Trọng, diện tích 100 ha.

- Diatomit: Quy hoạch thăm dò để cấp phép khai thác mỏ diatomit Đa Le xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, diện tích 100 ha, trữ lượng dự kiến 100.000 m³.

- Sắt: Thăm dò, khai thác 04 điểm (trong đó 2 điểm là sắt hạ nguồn Hồ Đa Nhim và sắt Bảo Thuận).

- Volfram: Thăm dò, khai thác 05 điểm chủ yếu ở huyện Bảo Lâm (tiểu khu 382 , 383 và 384 xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm).

- Nhôm: Quy hoạch thăm dò để cấp phép khai thác: bô xit Lán Tranh thuộc huyện Lâm Hà, Gia Bắc- huyện Di Linh, Lộc Lâm, Lộc Phú - huyện Bảo Lâm.

Chi tiết quy hoạch các điểm khoáng sản không nằm trong quy hoạch của cả nước hoặc dự trữ tài nguyên khóang sản quốc gia thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép khai thác, chế biến của ủy ban nhân dân tỉnh đến năm 2010 thể hiện ở phụ lục II kèm theo.

b) Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020

* Khoáng sản là VLXD thông thường

- Sét gạch ngói: Quy hoạch thăm dò, khai thác 7 điểm mỏ, diện tích 80 ha, trữ lượng dự tính 0,52 triệu m³.

- Đá xây dựng: Quy hoạch thăm dò, khai thác 11 điểm mỏ đá xây dựng với tổng diện tích 320 ha, trữ lượng dự kiến thăm dò được 70,3 triệu m³.

- Cát xây dựng: Quy hoạch thăm dò theo sông Đồng Nai trong phạm vi hai huyện Cát Tiên và Đạ Tẻ, diện tích 300 ha, trữ lượng khoảng 6 triệu m³.

Chi tiết quy hoạch các điểm khóang sản là vật liệu xây dựng thông thường và than bùn thuộc quyền quản lý cấp phép thăm dò, khai thác của UBND tỉnh Lâm Đồng từ 2011 đến năm 2020 thể hiện ở Phụ lục III kèm theo.

* Khoáng sản khác không nằm trong quy hoạch của cả nước hoặc dự trữ tài nguyên khóang sản quốc gia

- Sét chịu lửa: sét chịu lửa Suối Vàng, thành phố Đà Lạt, diện tích 0,5 ha, trữ lượng 24.000 tấn.

- Cao lanh: Đại Lào, thị xã Bảo Lộc, diện tích 450 ha, trữ lượng 600.000 tấn.

- Bentonit: Gia Hiệp, Di Linh, diện tích 60 ha, trữ lượng 60.000 tấn.

- Diatomit: diatomit Đại Lào, thị xã Bảo Lộc, diện tích thăm dò 120 ha, trữ lượng 120.000 m³

Ngoài các diện tích đã quy hoạch trên thì đối với đối với các điểm khoáng sản được tiếp tục phát hiện trong thời gian tới là vật liệu xây dựng thông thường và than bùn hoặc các điểm khoáng sản có trữ lượng thấp, không nằm trong quy hoạch khoáng sản của cả nước hoặc dự trữ tài nguyên quốc gia, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét các điều kiện, thủ tục theo quy định để cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến theo thẩm quyền.

3. Quy hoạch công nghiệp chế biến khoáng sản

Đến năm 2010 sản lượng chế biến một số khoáng sản chủ yếu như sau:

- Bô xít: 2,68 triệu tấn, trong đó 1,5 triệu tấn cho sản xuất alumin và điện phân nhôm và 1,18 triệu tấn cho sản xuất hydroxyt nhôm .

- Cao lanh: tăng gấp 2 lần so với năm 2005, đạt 100.000 tấn cao lanh lọc.

- Sét gạch ngói: tăng gấp 3 lần so với năm 2005, đạt 1,6 triệu m³.

- Đá xây dựng: tăng gấp 2 lần so với năm 2005.

4. Quy hoạch phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến khoáng sản

- Tổ hợp công nghiệp Tân Rai - thị trấn Lộc Thắng (Bảo Lâm) : tuyển quặng, sản xuất alumin và điện phân nhôm từ nguyên liệu bô xít khai thác tại mỏ Tân Rai.

- Cụm công nghiệp Lộc Châu (thị xã Bảo Lộc): sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ngói, đá xây dựng, cát xây dựng); chế biến than bùn; tinh lọc cao lanh để phục vụ cho công nghiệp giấy, sơn, vật liệu chịu lửa, zeolit, gốm sứ; chế biến bentonit, diatomit

- Cụm công nghiệp Lộc Phát (thị xã Bảo Lộc): sản xuất vật liệu xây dựng, gạch ngói, than bùn, sản xuất hydroxyt nhôm.

- Cụm công nghiệp Phú Hội (Đức Trọng) : sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ngói, vật liệu trang trí, gạch chịu lửa, đá, cát..); chế biến diatomit, bentonit được khai thác từ các mỏ ở xã Ninh Gia (Đức Trọng).

- Cụm công nghiệp Hiệp Thạnh (Đức Trọng): sản phẩm gốm sứ và sản xuất sứ cao cấp.

- Cụm công nghiệp Tân Phú (Đức Trọng): sản xuất vật liệu xây dựng: đá xây dựng, cát xây dựng, gạch ngói.

- Cụm công nghiệp Đinh Văn (Lâm Hà): sản xuất vật liệu xây dựng, cao lanh .

- Cụm công nghiệp Gia Hiệp (Di Linh): sản xuất vật liệu xây dựng; bentonit

- Cụm công nghiệp Lộc Thắng (Bảo Lâm):sản xuất vật liệu xây dựng, đá ốp lát.

- Cụm công nghiệp Lộc An (Bảo Lâm): sản xuất vật liệu xây dựng

- Cụm công nghiệp Đức Phổ (Cát Tiên): sản xuất vật liệu xây dựng, gạch ngói.

- Cụm công nghiệp Đạ Tẻh (Đạ Tẻh): sản xuất gạch ngói, cát xây dựng.

5. Các giải pháp bảo vệ môi trường

Tất cả các dự án khai thác, chế biến khoáng sản phải chấp hành triệt để các quy định của pháp luật bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường.

a) Đối với thăm dò, khai thác và chế biến đá xây dựng: trong đề án thăm dò, khai thác khoáng sản phải có nội dung đánh giá tác động môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Khi thăm dò xong mà chưa đưa vào khai thác ngay thì phải lấp các công trình khoan, khai đào, phục hồi thảm thực vật. Quá trình mở móng, khoan nổ mìn, đào, đập, sàng nguyên liệu phải bảo đảm an toàn theo đúng yêu cầu kỹ thuật ; phải có các giải pháp chống bụi, chống sạt lở, đá văng, chống tiếng ồn, chống nước ngập, xử lý các chất thải rắn và lỏng phát sinh. Sau khi khai thác xong phải phục hồi môi trường đất đai theo đúng cam kết trong dự án để tiếp tục sử dụng khu vực đã đóng cửa mỏ vào các mục đích khác.

b) Đối với khai thác cát sông: chú trọng các giải pháp tránh sạt lở, thay đổi dòng chảy hoặc tích tụ nước lũ; phải tuân thủ đúng quy hoạch và thiết kế khai thác.

c) Đối với khai thác sét, cao lanh, đất san lấp: các bờ móng khai thác phải bảo đảm độ dốc để chống sạt lở, xói mòn. Kết thúc khai thác phải đóng cửa mỏ theo đúng quy định để sử dụng vào các mục đích khác.

d) Đối với thăm dò,khai thác, chế biến các loại khoáng sản kim loại như Bô xít, vàng- bạc, Antimoan , chì - kẽm: Phải tuân thủ đúng các quy định và các giải pháp cụ thể trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.

III. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

a) Tuân thủ trình tự thủ tục quy định tại Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản và các quy định có liên quan trong quản lý các hoạt động khóang sản trên địa bàn, trong thẩm định và phê duyệt các đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; trong việc cấp giấy phép , thanh tra và kiểm tra hoạt động khoáng sản.

b) Tăng cường kiểm tra và hướng dẫn các doanh nghiệp đang hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản tuân thủ đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động khoáng sản trái phép.

c) Đối với các hoạt động khai thác, nạo vét tận thu cát trên sông Đồng Nai giáp ranh với các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Đắc Nông cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong quản lý và giám sát với các tỉnh liên quan.

d) Khuyến khích đầu tư đối với dự án khai thác gắn liền với chế biến tại chỗ; dự án có áp dụng công nghệ tiên tiến, chế biến sâu, bảo vệ môi trường.

2. Giải pháp về vốn và công nghệ

a) Thu hút đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng hợp tác quốc tế để đầu tư, chuyển giao các công nghệ chế biến tinh quặng đối với một số loại khoáng sản đặc biệt đòi hỏi công nghệ chế biến cao và vốn lớn như : vàng, nhôm, các khoáng sản kim loại và phi kim loại có giá trị công nghiệp cao.

b) Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chuyển giao công nghệ, hiện đại hoá và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công nghệ thăm dò, khai thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị khoáng sản; nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm.

c) Thu hút và khuyến khích đầu tư cho thăm dò trước khi khai thác và tạo điều kiện thăm dò mở rộng các khu vực ngoại vi nhằm gia tăng sản lượng và kéo dài tuổi thọ của mỏ.

3. Phát triển nguồn nhân lực

Hỗ trợ và khuyến khích đào tạo nhằm hình thành đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giỏi, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao để có thể tiếp cận và sử dụng thành thạo công nghệ và thiết bị hiện đại trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản. Có chính sách đãi ngộ để thu hút đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao về thăm dò, khai thác khóang sản tại địa phương.

4. Tìm kiếm và mở rộng thị trường

Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được cho các ngành dầu khí, nuôi trồng thủy sản, gốm sứ cao cấp, công nghệ sơn, sản xuất phân bón, dược phẩm ..trong nước, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tiến đến xuất khẩu.

Điều 2. Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt, các sở, ngành và đơn vị có liên quan trên cơ sở Quy hoạch được duyệt, cụ thể hoá vào kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và hàng năm của ngành và từng địa phương; xây dựng thành các chương trình dự án, có kế hoạch tranh thủ tối đa các nguồn vốn trung ương, huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước của các thành phần kinh tế để thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Khoa học Công nghệ, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt; các tổ chức, cá nhân hoạt động khóang sản trên toàn tỉnh cùng các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ Quyết định thi hành ./-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

PHỤ LỤC I

QUY HOẠCH, THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN LÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, CẤP PHÉP CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẾN NĂM 2010
( Ban hành kèm theo Quyết định số 2952 /QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng )

STT

Điểm khoáng sản

Số hiệu trên bản đồ

Diện tích

(ha)

Trữ lượng

(1000 m3 )

Hiện trạng mỏ

1

Sét gạch ngói Thạnh Mỹ

10-23

25

700

Đang khai thác

2

Sét gạch ngói Thôn 9, Hoà Bắc

10-64

35

812

Khảo sát

3

Sét gạch ngói Tân Văn

10-24

10

100

Khảo sát

4

Sét gạch ngói Định An II

10-16

25

500

Khảo sát

5

Sét gạch ngói Liêng Hung

10-3

25

500

Khảo sát

6

Sét gạch ngói Lộc Phú

10-31

25

500

Khảo sát

7

Sét gạch ngói Blaosrê

10-62

30

800

Khảo sát

8

Sét gạch ngói Đức Phổ

10-45

40

900

Khảo sát

09

Đá xây dựng Tây Đơn Mang

10-2

25

5.500

Đang khai thác

10

Đá xây dựng Đưng K’nớ

10-1

20

4.100

Khảo sát

11

Đá xây dựng phường 7, Đà Lạt

10-5

20

4.500

Đang khai thác

12

Đá xây dựng Cam Ly

10-9

20

4.500

Đang khai thác

13

Đá xây dựng Đông Phi Nôm

10-21

20

4.100

Khảo sát

14

Đá xây dựng N’Thôn Hạ

10-28

20

3.800

Đang khai thác

15

Đá xây dựng Đa Le

10-38

20

2.000

Đang khai thác

16

Đá xây dựng Ngọc Sơn

10-13

20

4.500

Khảo sát

17

Đá xây dựng Đèo Phú Mỹ

10-10

20

5.000

Đang khai thác

18

Đá xây dựng Di Linh

10-44

20

3.000

Khảo sát

19

Đá xây dựng-ốp lát YanKa

10-65

20

5.500

Khảo sát

20

Đá xây dựng Nam Đại Lào 1

10-60

20

4.100

Đang khai thác

21

Đá xây dựng Nam Đại Lào 2

10-61

20

5.500

Đang khai thác

22

Đá xây dựng-ốp lát Đèo Chuối

10-68

20

3.500

Khảo sát

23

Cát xây dựng Cát Tiên

10-48

125

2.500

Đang thăm dò

24

Cát xây dựng Đạ Tẻ

10-51

150

3.500

Đang thăm dò

 

PHỤ LỤC II

QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN KHÔNG NẰM TRONG QUY HOẠCH CẢ NƯỚC HOẶC DỰ TRỮ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN QUỐC GIA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, CẤP PHÉP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẾN NĂM 2010
( Ban hành kèm theo Quyết định số 2952 /QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng )

STT

Điểm khoáng sản

Số hiệu

Diện tích

(ha)

Trữ lượng

(1000 tấn)

Hiện trạng mỏ

1

Kaolin Lộc Châu 2

10-56

200

380

Khảo sát

2

Kaolin Ngọc Sơn

10-12

150

150

Khảo sát

3

Kaolin Đa Tiên

10-20

50

50

Khảo sát

4

Bentonit ĐaKria

10-33

50

50

Khảo sát

5

Bentonit Ninh Gia

10-37

100

 

Khảo sát

6

Diatomit Đa Le

10-39

100

160

Khảo sát

7

Bô xit Lộc Lâm-Lộc Phú, huyện Bảo Lâm

10-29

400

-

Khảo sát, thăm dò

8

Bôxit Lán Tranh- Lâm Hà

10-27

1500

800

Khảo sát

9

Bô xit Gia Bắc- Di Linh

10-70

1200

600

Khảo sát

10

Sắt Hematit Bảo Thuận

10-66

 

 

Khảo sát

11

Sắt hạ nguồn Đa Nhim

10-19

 

 

Khảo sát

12

Volfram Bảo Lâm

10-26

 

 

Khảo sát

13

Volfram Tiểu Khu 382, Lộc Lâm

10-14

 

 

Khảo sát

14

Volfram Tiểu Khu 384, Lộc Lâm

10-17

 

 

Khảo sát

 

PHỤ LỤC III

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN LÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, CẤP PHÉP CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TỪ 2011 ĐẾN NĂM 2020
( Ban hành kèm theo Quyết định số 2952 /QĐ-UBND  ngày 25 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng )

STT

Điểm khoáng sản

Số hiệu

Diện tích

(ha)

Trữ lượng

(1.000m3)

Hiện trạng mỏ

1

Sét gạch ngói Đinh Trang Hoà

20-55

15

100

Khảo sát

2

Sét gạch ngói Phù Mỹ

20-46

15

100

Khảo sát

3

Sét gạch ngói Đạ Tẻ

20-50

15

100

Khảo sát

4

Sét gạch ngói Đinh Văn II

20-25

10

70

Khảo sát

5

Sét gạch ngói Lộc Châu

20-54

10

70

Khảo sát

6

Sét gạch ngói Bắc Gia Hiệp

20-49

10

50

Khảo sát

7

Sét gạch ngói Di Linh

20-42

5

20

Khảo sát

8

Đá xây dựng phường 7, Đà Lạt

20-8

40

8.750

Đang khai thác

9

Đá xây dựng Đông Phi Nôm

20-22

25

5.500

Khảo sát

10

Đá xây dựng Liên Hiệp

20-18

25

5.500

Khảo sát

11

Đá xây dựng Phú Sơn

20-11

25

5.500

Khảo sát

12

Đá xây dựng Tân Phú

20-36

25

5.500

Khảo sát

13

Đá xây dựng Tân Thượng

20-35

30

6.600

Khảo sát

14

Đá xây dựng Núi Bà Kê Khia

20-34

30

6.600

Khảo sát

15

Đá xây dựng Hòa Trung

20-58

30

6600

Khảo sát

16

Đá xây dựng Tây Đại Lào

20-59

30

6.600

Khảo sát

17

Đá xây dựng Núi Chúa

20-63

40

8.750

Khảo sát

18

Đá xây dựng Đoàn Kết

20-69

20

4.400

Khảo sát

19

Cát xây dựng sông Đồng Nai (Cát Tiên-Đạ Tẻh)

20-47

20-49

20-52

500

12.000

Thăm dò

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản