358680

Quyết định 296/QĐ-VKSTC năm 2017 Quy chế tạm thời về chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

358680
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 296/QĐ-VKSTC năm 2017 Quy chế tạm thời về chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu: 296/QĐ-VKSTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Lê Minh Trí
Ngày ban hành: 07/08/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 296/QĐ-VKSTC
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký: Lê Minh Trí
Ngày ban hành: 07/08/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 296/QĐ-VKSTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO KHÔNG GIỮ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tạm thời về chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới, Viện kiểm sát quân sự các cấp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo VKSND tối cao;

- Lưu: VT, V14.

VIỆN TRƯỞNG




Lê Minh Trí

 

QUY CHẾ TẠM THỜI

VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO KHÔNG GIỮ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 296/QĐ-VKSTC ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Viện trưởng Viện kim sát nhân dân ti cao)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn; nguyên tắc, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên Viện kim sát nhân dân tối cao (sau đây gọi chung là Kim sát viên Viện kim sát nhân dân ti cao).

2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới, Viện kiểm sát quân sự các cấp, Kiểm sát viên cấp dưới, Kiểm tra viên các ngạch chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 2. Mục tiêu xây dựng quy chế

1. Phát huy tối đa năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phục vụ hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và các lĩnh vực công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

2. Xây dựng cơ chế chính sách, chế độ bảo đảm hoạt động của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 3. Vị trí công tác của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu sự quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách lĩnh vực mà Kiểm sát viên đó được giao nhiệm vụ (sau đây gọi chung là lãnh đạo Viện kim sát nhân dân ti cao).

2. Khi Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công, giao hoặc ủy quyền, nếu nhiệm vụ, quyền hạn đó liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thuộc Viện kim sát nhân dân tối cao hoặc của Viện kiểm sát cấp dưới, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà thực hiện như sau:

a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thừa ủy quyền của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao để trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền;

b) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ động phối hợp với đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công hoặc được giao.

Điều 4. Nguyên tắc làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp theo sự phân công của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kim sát nhân dân tối cao tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Khi thực hiện công việc khác được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao hoặc ủy quyền, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải chấp hành đúng phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc được ủy quyền và phải tuân theo quy định của pháp luật liên quan đến nội dung công việc đó.

3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nghiệp vụ, bí mật công tác theo quy định của pháp luật và của ngành Kim sát nhân dân.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp:

a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được lãnh đạo Viện kim sát nhân dân tối cao phân công thực hiện một hoặc một số lĩnh vực công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong tng lĩnh vực cụ thể, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và ký các văn bản tố tụng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, pháp luật khác có liên quan và theo các quy chế về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân.

2. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao hoặc ủy quyền:

a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Khi thực hiện công việc được giao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật liên quan đến nội dung công việc đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về hành vi, quyết định của mình;

b) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền thực hiện công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Khi thực hiện công việc này, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng sự ủy quyền của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.

Điều 6. Trách nhiệm của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải chịu trách nhiệm cá nhân về các hoạt động sau:

a) Về việc ký các văn bản tố tụng khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật tố tụng;

b) Về việc thực hiện nhiệm vụ được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công, giao hoặc ủy quyền;

c) Về ý kiến phát biểu của mình tại các phiên tòa, phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo mà Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao cử tham dự;

d) Về ý kiến cá nhân đối với các vấn đề lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu góp ý;

đ) Về thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.

2. Khi được phân công, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên tòa, phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp theo quy định của pháp luật. Trường hợp có lý do chính đáng không thể tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải báo cáo và được sự đồng ý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì phải báo cáo kết quả với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

4. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải chấp hành quyết định của lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền từ chối thực hiện nhiệm vụ, nhưng phải báo cáo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được giao nhiệm vụ. Trường hợp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao vẫn quyết định việc thi hành thì phải thể hiện bằng văn bản và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải chấp hành, nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành.

Điều 7. Chế độ, chính sách và điều kiện bảo đảm hoạt động đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Chế độ, chính sách và điều kiện bảo đảm hoạt động đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định của pháp luật, Quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định khác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bố trí phòng làm việc riêng và được bảo đảm các chế độ, điều kiện phục vụ công tác đáp ứng yêu cầu công việc được phân công, được giao hoặc được ủy quyền.

3. Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm bố trí bộ phận văn thư, giúp việc và bảo đảm các điều kiện, phương tiện làm việc đáp ng yêu cầu công tác thường xuyên của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

4. Trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ cụ thể liên quan đến trách nhiệm theo dõi, quản lý của đơn vị nào thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì đơn vị đó có trách nhiệm bố trí bộ phận giúp việc cho Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 8. Chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện chế độ làm việc của công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và quy định của pháp luật khác liên quan đến chức danh Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Trường hợp có từ 03 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trở lên thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập tổ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cử Tổ trưởng để điều hành công việc của tổ.

Tổ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhưng chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Hằng năm, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổ kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và định kỳ có báo cáo công tác theo quy định chung của Ngành.

Trường hợp đột xuất, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao thực hiện nhiệm vụ cụ thể thì phải có báo cáo riêng về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

Chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được gửi trực tiếp cho lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời gửi Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để tổng hợp.

Điều 9. Quan hệ công tác giữa Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công, giao hoặc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ cho Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chỉ đạo trực tiếp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ.

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện công việc với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đồng thời, thông báo cho Thủ trưởng đơn vị liên quan (nếu có) để quản lý, theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện công việc.

2. Trường hợp giữa Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách theo lĩnh vực có ý kiến khác nhau thì Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thi hành theo quyết định của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền cho Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký các loại văn bản sau đây:

a) Ký một số văn bản tố tụng theo quy định của pháp luật;

b) Ký văn bản hành chính - tư pháp theo quy định của Ngành.

Điều 10. Quan hệ công tác giữa Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

1. Khi được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công, giao hoặc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ cụ thể thuộc trách nhiệm quản lý, theo dõi của đơn vị nào thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thủ trưởng đơn vị đó có trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ.

2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ nêu tại khoản 1 Điều này. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận công tác thuộc đơn vị mình cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin và thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Trường hợp giữa Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thủ trưởng đơn vị có ý kiến khác nhau thì Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và thực hiện theo ý kiến của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 11. Quan hệ công tác giữa các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ động, độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công, giao hoặc ủy quyền.

Đối với nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, xét thấy cần phải thảo luận, lấy ý kiến của các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thì trước khi đưa ra thảo luận, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được phân công, giao hoặc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ đó phải báo cáo lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc đưa ra thảo luận.

2. Trường hợp một nhiệm vụ được giao cho nhiều Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng thực hiện thì các Kiểm sát viên phải phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Nếu các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ý kiến khác nhau thì phải báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.

Điều 12. Quan hệ công tác giữa Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Kiểm sát viên cấp dưới và Kiểm tra viên các ngạch

1. Khi được phân công giúp việc cho Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cấp dưới và Kiểm tra viên các ngạch phải chịu sự chỉ đạo của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Kiểm sát viên cấp dưới và Kiểm tra viên các ngạch thực hiện các hoạt động theo quy định của pháp luật, quy chế của Ngành để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công, giao hoặc ủy quyền.

3. Trường hợp Kiểm sát viên cấp dưới, Kiểm tra viên các ngạch và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ý kiến khác nhau thì Kiểm sát viên cấp dưới, Kiểm tra viên các ngạch phải thi hành theo quyết định của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhưng có quyền báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc báo cáo Thủ trưởng đơn vị mình.

Điều 13. Quan hệ công tác giữa Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Viện kiểm sát cấp dưới

1. Khi được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công, giao hoặc ủy quyền làm việc với Viện kiểm sát cấp dưới, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Viện kiểm sát cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cấp mình cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin và thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới có ý kiến khác nhau, thì Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và thực hiện theo ý kiến của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 14. Trách nhiệm thực hiện

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới, Viện kiểm sát quân sự các cấp, Kiểm sát viên cấp dưới, Kiểm tra viên các ngạch có quan hệ công tác với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

Điều 15. Sửa đổi, bổ sung Quy chế

Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề vướng mắc, bất cập hoặc trường hợp cần thiết thì việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định./.

 

PHỤ LỤC

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO ĐƯỢC LÃNH ĐẠO VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO PHÂN CÔNG, ỦY QUYỀN HOẶC GIAO
(Kèm theo Quy chế tạm thời về chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kim sát nhân dân ti cao không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ban hành theo Quyết định số      /QĐ-VKSTC ngày    tháng    năm 2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân ti cao)

A. PHÂN CÔNG

I. Trong lĩnh vực hình sự

1. Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong điều tra, truy tố vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

2. Nghiên cứu, giải quyết đơn, thông báo phát hiện vi phạm, kiến nghị, đề nghị; đề xuất kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới theo quy định của pháp luật; xem xét, kiểm tra và tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch Nước về các trường hợp người bị kết án tử hình;

3. Tham gia phiên tòa; thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

4. Kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; kiểm sát thi hành án hình sự;

5. Phát hiện, tổng hợp vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra, Tòa án và các cơ quan, tổ chức có liên quan để tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành các kiến nghị, yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục và phòng ngừa vi phạm pháp luật;

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác trong lĩnh vực hình sự thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

II. Trong lĩnh vực dân sự, hành chính

1. Giải quyết đơn, thông báo phát hiện vi phạm, kiến nghị, đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp dưới theo quy định của pháp luật;

2. Nghiên cứu, đề xuất kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới theo quy định của pháp luật;

3. Tham gia phiên tòa; kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

4. Phát hiện, tổng hợp vi phạm pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính; việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân để tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các biện pháp khắc phục, xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật và phòng ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp;

5. Thông qua thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, phát hiện, tổng hợp các sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý nhà nước để tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác trong lĩnh vực dân sự, hành chính thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

III. Trong lĩnh vực thi hành án dân sự; giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các lĩnh vực khác

1. Phát hiện, tổng hợp vi phạm thông qua công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính để tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức liên quan đến thi hành án dân sự, thi hành án hành chính áp dụng các biện pháp khc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật;

2. Tổ chức thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo về kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;

3. Tiếp công dân; tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

5. Phát hiện, tổng hợp vi phạm của các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp để tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục và phòng ngừa vi phạm pháp luật;

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

B. ỦY QUYN HOẶC GIAO

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây khi được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền hoặc giao:

1. Ra văn bản thông báo trả lời đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thm về việc không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

2. Thực hiện quyền kiến nghị, yêu cầu theo quy định của pháp luật;

3. Trả lời thỉnh thị, hướng dẫn nghiệp vụ cho Viện kiểm sát cấp dưới;

4. Chủ trì hoặc tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, chỉ thị của Viện trưởng và một số nhiệm vụ khác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

5. Tham gia thẩm định, góp ý các đề án, đề tài, các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định của ngành Kiểm sát nhân dân; nghiên cứu, góp ý hoặc dự thảo văn bản trình Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

6. Tham gia Hội đồng thi tuyển các chức danh tư pháp, Hội đồng thi tuyển công chức của ngành Kiểm sát nhân dân thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

7. Thực hiện các nhiệm vụ thuộc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân;

8. Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo, cuộc họp trong và ngoài ngành Kiểm sát;

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền hoặc giao.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản