385123

Quyết định 3245/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình đào tạo, bồi dưỡng 1000 doanh nhân của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2016-2020

385123
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 3245/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình đào tạo, bồi dưỡng 1000 doanh nhân của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2016-2020

Số hiệu: 3245/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Nguyễn Thành Long
Ngày ban hành: 15/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3245/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký: Nguyễn Thành Long
Ngày ban hành: 15/11/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3245/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 15 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG 1000 DOANH NHÂN CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Ban thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Thông báo Kết luận số 427-TB/TU ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Thường trực Tỉnh ủy về Chương trình đào tạo, bồi dưỡng 1000 doanh nhân giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1255/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình liên sở số 46/TTr-SKHĐT-SKHCN ngày 14 tháng 6 năm 2016, đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại tờ trình số 139/TTr-SKHĐT ngày 04 tháng 11 năm 2016),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình đào tạo, bồi dưỡng 1000 doanh nhân của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c)
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Các tổ chức đại diện DN và các DN tại tỉnh;
- Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- C
ổng thông tin điện tử của Tỉnh;
- VCCI chi nhánh tại Vũng Tàu;
- Lưu: VT, TH
8_(40b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Long

 

CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG 1000 DOANH NHÂN CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3245/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Phần 1

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG 1000 DOANH NHÂN CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN

1. Thực trạng đội ngũ doanh nhân

Cùng với quá trình phát triển kinh tế và sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đội ngũ doanh nhân của tỉnh ngày càng phát triển nhanh về số lượng và nâng dần về chất lượng, ước tính toàn tỉnh hiện có trên 14.000 doanh nhân là người quản lý các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó số doanh nhân có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên chiếm khoảng 51%. Nhiều doanh nhân của tỉnh đã nỗ lực học tập trang bị kiến thức và trau dồi kinh nghiệm quản trị kinh doanh qua việc tích cực tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng và qua thực tế thương trường; tiếp cận và ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào công tác quản lý, hoạt động của doanh nghiệp; trình độ quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều doanh nhân đã và đang từng bước vươn lên ngang tầm với khu vực và quốc tế, nhiều doanh nhân có khả năng dẫn dắt doanh nghiệp của mình kinh doanh và cạnh tranh có hiệu quả với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, trình độ và năng lực của đội ngũ doanh nhân của tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế: số doanh nhân (chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và vừa) chưa qua đào tạo hoặc có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở xuống còn chiếm tỷ lệ lớn; hầu hết những cá nhân khi thành lập doanh nghiệp còn thiếu những kiến thức về khởi sự doanh nghiệp; đa số doanh nhân chưa được trang bị, tích lũy và cập nhật đầy đủ những kiến thức về điều hành, quản trị kinh doanh hoặc được trang bị một số kiến thức, nhưng thiếu tính hệ thống; số doanh nhân được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về điều hành, quản trị doanh nghiệp rất ít; nhiều doanh nhân xuất thân từ thời bao cấp, chưa thích nghi kịp với nền kinh tế thị trường; một số lĩnh vực kinh doanh thuộc thế mạnh của tỉnh như kinh tế cảng, dịch vụ logistics, dịch vụ du lịch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến... còn thiếu các doanh nghiệp mạnh và các chuyên gia điều hành, quản trị giỏi tầm cỡ quốc gia và khu vực. Một bộ phận doanh nhân có ý thức kém về đạo đức, văn hóa trong kinh doanh, vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến môi trường sản xuất, kinh doanh của tỉnh.

2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân tại tỉnh thời gian qua

Thời gian qua kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nói chung và đội ngũ doanh nhân nói riêng trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm và tăng cường hơn; Sở Kế hoạch và Đầu tư, VCCI Vũng Tàu, các Sở ban ngành chức năng, các Trường và Trung tâm đào tạo trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực và tổ chức được hàng chục lớp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, trong đó có đội ngũ doanh nhân cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và thu hút hàng nghìn lượt người tham dự, như các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng các chuyên đề về khởi sự doanh nghiệp, các chuyên đề về quản trị doanh nghiệp và các khóa bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu, điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như quản lý dự án đầu tư, nghiệp vụ đấu thầu... Kết quả đó đã từng bước góp phần nâng cao trình độ, năng lực đối với đội ngũ doanh nhân của tỉnh.

Tuy nhiên, thời gian qua các lớp mở tại tỉnh chủ yếu đào tạo, bồi dưỡng các nội dung, chuyên đề dùng chung cho nhiều đối tượng; thiếu vắng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho doanh nhân, nhất là các chương trình đào tạo, bồi dưỡng quản trị doanh nghiệp toàn diện, chuyên sâu và chuyên nghiệp; chưa phân loại thiết kế xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo lĩnh vực kinh doanh và nhóm đối tượng doanh nhân cho phù hợp; chưa có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho đội ngũ doanh nhân theo các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh (công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ Logistics, dịch vụ du lịch,...); chưa quan tâm đúng mức đến các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao đạo đức, văn hóa trong kinh doanh, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đổi mới tư duy quản trị doanh nghiệp. Công tác khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của doanh nhân chưa được đầu tư triển khai đúng mức, dẫn tới một số chương trình đào tạo, bồi dưng chưa sát, phù hợp với tình hình thực tế và thiết thực với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, về phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp chưa chú tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng để hình thành đội ngũ doanh nhân với những tri thức quản trị toàn diện nhất, những năng lực căn cơ nhất mà một doanh nhân cần có.

Nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại, hạn chế nêu trên là: Chính sách hỗ trợ của nhà nước để đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân hiện nay còn nhiều bất cập, dẫn tới khó khăn trong mở lớp và chưa thu hút sự tham gia của các doanh nhân; do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, thu hẹp hoặc tập trung vào việc duy trì sản xuất kinh doanh để vượt qua giai đoạn khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến việc mở lớp cũng như cử doanh nhân tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng; bên cạnh đó, đến nay tỉnh chưa có Chương trình đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân để tập trung điều hành và triển khai một cách thống nhất, đồng bộ công tác đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân trên địa bàn tỉnh.

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG 1000 DOANH NHÂN CỦA TỈNH

Cạnh tranh giữa các quốc gia nói chung, giữa các doanh nghiệp nói riêng suy cho cùng là cạnh tranh nguồn vn tri thức, thể hiện qua chất lượng nguồn nhân lực và trình độ khoa học và công nghệ. Trong bối cảnh hội nhập toàn cu, các doanh nghiệp dù muốn hay không đều tham gia vào cuộc cạnh tranh toàn diện trên thương trường. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp ngày nay phải chuyên nghiệp hóa, toàn diện hóa nhằm thích ứng, hội nhập và cạnh tranh để tồn tại và phát triển một cách bền vững. Doanh nghiệp là chủ thể làm ra của cải vật chất cho xã hội; đội ngũ doanh nhân là lực lượng nòng cốt để thực hiện vai trò đó. Xây dựng đội ngũ doanh nhân của tỉnh lớn mạnh, chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ và phẩm chất, có tầm cỡ và uy tín cao sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế. Từ thực trạng đội ngũ doanh nhân của tỉnh và công tác đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân tại tỉnh thời gian qua; để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; phát huy và khai thác có hiệu quả các lợi thế của tỉnh thì việc xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo, bồi dưỡng 1000 doanh nhân của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 là cần thiết và cấp bách; đồng thời việc triển khai Chương trình là tiền đề để tiếp tục xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân trong giai đoạn tiếp theo.

Phần 2

MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu một cách bài bản và chuyên nghiệp nhằm góp phần xây dựng và nâng tầm đội ngũ doanh nhân của tỉnh lớn mạnh, có đủ năng lực, trình độ quản lý doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; có tinh thần dân tộc, phẩm chất đạo đức, văn hóa trong kinh doanh, trách nhiệm với cộng đồng xã hội, người lao động, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của tỉnh trong thời gian tới là phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và du lịch; phát triển kinh tế gắn với yêu cầu phát triển bền vững; nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sng của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

2. Mc tiêu cthể

a) Giai đoạn 2016-2017:

Đào tạo, bồi dưỡng khoảng 500 lượt doanh nhân, với các chuyên đề về Khởi sự doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp chuyên sâu trong các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh (công nghiệp hỗ trợ, Logistics, dịch vụ du lịch...) và các chuyên đề chuyên sâu khác theo yêu cầu quản lý thực tế của tỉnh (môi trường, khoa học và công nghệ...), đặc biệt là các kiến thức về tư duy chiến lược, hội nhập kinh tế, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.

Kết thúc năm 2017 tổ chức sơ kết đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2017, làm cơ sở tiếp tục triển khai giai đoạn 2018-2020.

b) Giai đoạn 2018-2020:

- Tiếp tục triển khai đào tạo, bồi dưỡng khoảng 500 lượt doanh nhân theo các nội dung chuyên đề của giai đoạn 2016-2017.

- Triển khai đào tạo, bồi dưỡng về quản trị doanh nghiệp toàn diện, chuyên nghiệp cho khoảng 500 lượt doanh nhân.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

- Cá nhân có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp.

- Chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật Việt Nam, đang hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm: doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký pháp nhân tại Việt Nam, hợp tác xã, trang trại (dưới đây gọi chung là doanh nghiệp).

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng và đối tượng tham gia

a) Bồi dưỡng về khởi sự doanh nghiệp

- Các chuyên đề bồi dưỡng: Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh; tư duy chiến lược; Lập kế hoạch kinh doanh; Những vấn đề về thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp; Tổ chức sản xuất và vận hành doanh nghiệp; Kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp; Quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp; Hội nhập quốc tế; ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và những chuyên đề khác theo nhu cầu thực tế.

- Đối tượng bồi dưỡng: Những cá nhân có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp, những cá nhân đã thành lập doanh nghiệp nhưng đang trong giai đoạn khởi sự (dưới 3 năm kể từ khi thành lập) và sinh viên năm cuối của một số khoa, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh có nguyện vọng, định hướng trở thành doanh nhân trong tương lai.

b) Bồi dưỡng quản trị doanh nghiệp

- Các chuyên đề bồi dưỡng: Quản trị nhân sự; Quản trị marketing; Quản trị dự án đầu tư; Quản trị tài chính; Quản lý chất lượng; Quản trị hậu cần kinh doanh; Quản trị sản xuất; Lập dự án, phương án kinh doanh; Thương hiệu và sở hữu trí tuệ; Đàm phán và ký kết hợp đồng; Kỹ năng quản trị của chủ doanh nghiệp; Luật (Luật kinh tế, Luật thuế...); Kinh doanh quốc tế; Hội nhập kinh tế; Tư duy chiến lược; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất; Văn hóa doanh nghiệp; Đạo đức kinh doanh; Tâm lý lãnh đạo, quản lý; Các chuyên đề khác tùy theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của tỉnh (môi trường, khoa học và công nghệ...).

- Đối tượng bồi dưỡng: Những doanh nhân thuộc đối tượng chiêu sinh phù hợp với từng chuyên đề bồi dưỡng.

c) Bồi dưỡng quản trị doanh nghiệp chuyên sâu trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, Logistics, dịch vụ du lịch, thương mại, thủy sản, nông nghiệp...

- Các chuyên đề bồi dưỡng: Tương tự như các chuyên đề tại mục a, b nêu trên, nhưng thiết kế nội dung bồi dưỡng chuyên sâu theo từng lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh.

- Đối tượng bồi dưỡng: Những doanh nhân thuộc các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, Logistics, dịch vụ du lịch, thương mại, thủy sản, nông nghiệp...

d) Đào tạo quản trị doanh nghiệp toàn diện, chuyên nghiệp

- Nội dung đào tạo: Đào tạo toàn diện, chuyên nghiệp theo chương trình đào tạo giám đốc toàn diện, giám đốc điều hành chuyên nghiệp, bao gồm tng hợp tất cả các kiến thức, kỹ năng về quản trị doanh nghiệp như kỹ năng lãnh đạo, vấn đề hội nhập kinh tế, tư duy chiến lược, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tái cấu trúc doanh nghiệp, tài chính, marketing, nhân sự, chính trị, pháp luật kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh...

- Đối tượng đào tạo: Tập trung chủ yếu là đối tượng doanh nhân trẻ, đội ngũ kế cận chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp trong tương lai.

2. Điều kiện tham gia Chương trình

Những cá nhân, doanh nhân tham gia Chương trình đào tạo, bồi dưỡng 1000 doanh nhân của tỉnh đáp ứng các điều kiện sau:

- Thuộc đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Chương trình.

- Có đủ sức khỏe để học tập.

- Đáp ứng yêu cầu về vị trí chức danh, kinh nghiệm quản lý tùy từng khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Chương trình và của cơ sở đào tạo.

- Đối với các chuyên đề đào tạo quản trị doanh nghiệp toàn diện, chuyên nghiệp: Đối tượng tham gia có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.

3. Hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng và số lượng học viên mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng

a) Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

- Hợp đồng với các cơ sở đào tạo ở trong nước để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh.

- Mời các giảng viên về giảng dạy các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh.

b) Thời lượng và số học viên tối thiểu của mi khóa đào tạo, bồi dưỡng

- Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng về khởi sự doanh nghiệp: Thời lượng bồi dưỡng là từ 02-04 ngày, số học viên tối thiểu mi khóa là 50 người.

- Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng về quản trị doanh nghiệp: Thời lượng bồi dưỡng từ 03-07 ngày, số học viên tối thiểu mỗi khóa là 30 người.

- Đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng về quản trị doanh nghiệp chuyên sâu: Tùy theo từng chuyên đề, thời lượng bồi dưỡng từ 05 - 07 ngày, số học viên tối thiểu mỗi khóa là 30 người.

- Đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng về quản trị doanh nghiệp toàn diện, chuyên nghiệp: Thời gian đào tạo từ 2- 3 tháng, số học viên tối thiểu mỗi khóa là 20 người.

c) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng

Tùy theo từng khóa học và đối tượng doanh nhân tham dự để tổ chức thời gian đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp, trong đó có các khóa học trong giờ hành chính, khóa học vào ngày thứ 7, chủ nhật và buổi tối để học viên có thể vừa xử lý công việc của doanh nghiệp, vừa tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

d) Đối với mi khóa học dành thời lượng thích hợp để hướng dẫn các học viên nghiên cứu tình huống và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn.

4. Cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên

a) Cơ sở đào tạo phải có cơ sở vật chất, các trang thiết bị và đội ngũ nhân lực đáp ứng tốt các điều kiện để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân.

b) Lựa chọn các cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, có thương hiệu, uy tín ở trong nước để thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân của tỉnh.

5. Quyền li và nghĩa vụ của doanh nghiệp, cá nhân và doanh nhân tham gia Chương trình

a) Quyền lợi

- Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại khoản 2, mục IV, phần 2 của Chương trình này.

- Sau khi hoàn thành khóa học được cấp Giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ.

b) Nghĩa vụ

- Chấp hành nghiêm túc các quy định của cơ sở đào tạo và của Chương trình.

- Học tập đạt kết quả và được cấp Giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ.

- Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng do ngân sách nhà nước hỗ trợ trong trường hợp học không đạt yêu cầu phải chấm dứt việc học tập do vi phạm kỷ luật, không chấp hành các quy định của Chương trình và của cơ sở đào tạo hoặc tự ý bỏ học.

Các trường hợp học không đạt yêu cầu, phải chấm dứt việc học tập do các nguyên nhân khách quan thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ được xem xét miễn, giảm kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đã hỗ trợ.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG DOANH NHÂN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình

- Ngân sách tỉnh.

- Tài trợ ngoài ngân sách từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Phần học phí đóng góp của các doanh nghiệp, cá nhân và doanh nhân khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

2. Chính sách hỗ trkinh phí đào tạo, bồi dưỡng của Chương trình

a) Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% cho các hoạt động: Khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; hoạt động tuyên truyền, tuyển sinh; tổ chức học tập kinh nghiệm xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình; tổ chức hội thảo và chi phí chỉ đạo, quản lý, điều hành, phục vụ Chương trình.

b) Đối với các khoản chi tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng:

Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một khóa đào tạo, bồi dưỡng tối đa không vượt quá 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo, bồi dưỡng, phần còn lại do doanh nghiệp, học viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng đóng góp.

Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan quản lý Chương trình và đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trình UBND tỉnh xem xét, quyết định cụ thể mức hỗ trợ, nội dung chi, định mức chi và tổng kinh phí của một khóa đào tạo, bồi dưỡng.

Cơ quan quản lý Chương trình và đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tận dụng tối đa nguồn kinh phí tài trợ (nếu có) để giảm học phí cho các doanh nghiệp, học viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng.

3. Dự toán tổng kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2016 - 2020: Khoảng 7,6 tỷ đồng.

(Kèm theo Phụ lục dự kiến số lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng và dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng 1000 doanh nhân giai đoạn 2016 - 2020).

Phần 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SKế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và triển khai Chương trình (gọi tắt là cơ quan quản lý Chương trình) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các công việc sau:

a) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, các Sở ban ngành chức năng có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức đại diện doanh nghiệp đ thông tin tuyên truyền và vận động doanh nghiệp, doanh nhân tham gia Chương trình.

b) Phối hợp với các Sở ban ngành chức năng có liên quan, các tổ chức đại diện doanh nghiệp và các doanh nghiệp tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của doanh nhân, tổng hợp làm cơ sở xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

c) Phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan tổ chức khảo sát xây dựng dliệu về cơ sở đào tạo trong nước và đội ngũ giảng viên, các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế để hợp tác triển khai Chương trình.

d) Phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan tổ chức xây dựng Chương trình khung của các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

đ) Tổng hợp, xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân hàng năm của tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

e) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân hàng năm cho các cơ quan, đơn vị.

g) Tổ chức triển khai các khóa đào tạo, bồi dưỡng về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp chuyên sâu theo quy định tại điểm a, b và c, khoản 1, mục III Phần 2 của Chương trình.

h) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tài trợ cho Chương trình.

i) Kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện; tổ chức sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm vào cuối năm 2017, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung Chương trình cho phù hợp; đề xuất giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của Chương trình và Kế hoạch hàng năm đề ra. Tổ chức tổng kết đánh giá chương trình vào năm 2020.

2. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện Chương trình; Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến Chương trình tới các doanh nghiệp và các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

b) Phối hợp khảo sát, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm thuộc phạm vi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

c) Tổ chức triển khai các khóa đào tạo, bồi dưỡng về quản trị doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp chuyên sâu theo các chuyên đề về khoa học công nghệ theo quy định tại Điểm b, c và khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp toàn diện, chuyên nghiệp theo quy định tại điểm d, khoản 1, Mục III, Phần 2 của Chương trình.

d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tài trợ cho Chương trình.

đ) Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình kết quả thực hiện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư đtổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Các Sở ban ngành chức năng, Tỉnh đoàn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Vũng Tàu, Liên minh các Hợp tác xã, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh

a) Phối hợp với Cơ quan quản lý Chương trình triển khai thực hiện Chương trình; Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến Chương trình tới các doanh nghiệp và các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

b) Phối hợp khảo sát, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm thuộc phạm vi quản lý gửi Cơ quan quản lý Chương trình tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

c) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng được giao theo chỉ tiêu Kế hoạch hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh.

d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tài trợ cho Chương trình.

đ) Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình kết quả thực hiện gửi Cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Sở Tài chính

Phối hợp với Cơ quan quản lý Chương trình tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước theo Kế hoạch hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và thanh quyết toán theo quy định.

5. Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh

a) Tổ chức thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, doanh nhân về vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nhân, về vai trò và sự cần thiết trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ doanh nhân.

b) Tổ chức thông tin tuyên truyền về nội dung và tình hình kết quả thực hiện Chương trình đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân của tỉnh.

6. Các Tổ chức đại diện doanh nghiệp, các doanh nghiệp, doanh nhân

a) Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến, triển khai Chương trình và Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân hàng năm của tỉnh tới các doanh nghiệp và các đối tượng thuộc phạm vi chức trách của mình.

b) Chủ động xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân dài hạn và hàng năm của tổ chức và doanh nghiệp mình.

c) Đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân của tổ chức và doanh nghiệp mình gửi về Cơ quan quản lý Chương trình và các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân hàng năm.

d) Chủ động bố trí nguồn kinh phí của doanh nghiệp và tạo điều kiện để doanh nhân tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh tổ chức.

đ) Tích cực tham gia Chương trình; thực hiện đúng các quy định của Chương trình; báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu về kết quả đào tạo, bồi dưỡng; kịp thời phản ánh, kiến nghị giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Cơ quan quản lý Chương trình và các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan.

7. Thành lập Ban Điều hành Chương trình

a) Thành lập Ban Điều hành Chương trình bao gồm các thành viên sau:

- Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban.

- Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư là Phó trưởng Ban thường trực.

- Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ là Phó trưởng Ban.

- Lãnh đạo các Sở ban ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan là thành viên.

b) Ban Điều hành có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện và điều phi các hoạt động của Chương trình.

c) Ban Điều hành có Tổ chuyên viên giúp việc đặt tại Cơ quan quản lý Chương trình. Tổ chuyên viên được btrí 02 nhân sự có trình độ từ đại học trở lên để tham mưu giúp việc triển khai thực hiện Chương trình.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về cơ quan quản lý Chương trình đtổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC

DỰ KIẾN SỐ LƯỢNG KHÓA ĐÀO TẠO VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 3245/QĐ-UBND ngày 15/11/2016 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

STT

Khóa đào tạo, bồi dưỡng

Số lượng học viên tối thiểu/ khóa

Kinh phí NN hỗ trợ/ khóa (triệu đồng)

Giai đoạn 2016-2017

Giai đoạn 2018-2020

Tổng cộng

Số lượng khóa học

Slượng học viên

Kinh phí

Số lượng khóa học

Số lượng học viên

Kinh phí

Số lượng khóa học

Số lượng học viên

Kinh phí (triệu đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11=5+8

12=6+9

13=7+10

1

Khởi sự Doanh nghiệp

50

70

3

150

210

3

150

210

6

300

420

2

Quản trị Doanh nghiệp

30

100

6

180

600

6

180

600

12

360

1.200

3

Quản trị Doanh nghiệp chuyên sâu trong các lĩnh vực logistics, công nghiệp hỗ trợ, du lịch...

30

150

4

120

600

4

120

600

8

240

1.200

4

Quản trị Doanh nghiệp toàn diện, chuyên nghiệp

30

300

-

-

-

16

480

4.800

16

480

4.800

 

Tổng số

 

620

13

450

1.410

29

930

6.210

42

1.380

7.620

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản