302015

Quyết định 3485/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020

302015
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 3485/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020

Số hiệu: 3485/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Nhữ Văn Tâm
Ngày ban hành: 09/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3485/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
Người ký: Nhữ Văn Tâm
Ngày ban hành: 09/12/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3485/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 09 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Thương mại sô 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

Căn cứ Quyết định số 27/2007/QĐ - TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 260/ QĐ-TTg ngày 27/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Sau khi xem xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 1043/TTr-SCT ngày 02/11/2015 về việc ban hành Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 -2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020.

Điều 2. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan có trách nhiệm:

- Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo mục đích, nội dung đã đề ra và đúng quy định hiện hành của nhà nước về phát triển thương mại.

- Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm tham mưu, báo cáo UBND tỉnh, bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách của Sở Công Thương theo quy định hiện hành.

- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Công Thương căn cứ Luật Thương mại, các văn bản hướng dẫn hiện hành liên quan tổ chức thực hiện Chương trình theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại vụ, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Nhữ Văn Tâm

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3485/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Phần I

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU ĐẾN NĂM 2015

1. Tổng mức l­ưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị trư­ờng xã hội đạt 28.868 tỷ đồng, tăng bình quân cả giai đoạn 25%, mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị tr­ường xã hội bình quân đầu ngư­ời đến năm 2015 là 24,5 triệu đồng, tăng bình quân 24,2%.

2. Kim ngạch xuất nhập khẩu

- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt: 230,6 triệu USD, tăng bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015 là 20%, kim ngạch bình quân đầu ngư­ời: 195,6 USD/người.

- Tổng kim ngạch nhập khẩu đến 2015: 370 triệu USD, tăng bình quân 10%, giảm so với giai đoạn 2006 - 2009: 1,25%.

II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tình hình kinh tế chung của tỉnh Thái Nguyên

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá thực tế: năm 2011 đạt 27.965,9 tỷ đồng, dự ­ước đến năm 2015 GRDP tỉnh đạt 53.182,4 tỷ đồng. Tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế năm 2011 là 8,7%, đến năm 2015 đạt 18,8%, bình quân cho cả giai đoạn 2011 - 2015 là 12% (tăng 0,9% so với giai đoạn 2006 - 2010); GRDP bình quân đầu ng­ười năm 2010 đạt 24,5 triệu đồng, bằng 77,5% so với cả nư­ớc, đến năm 2015 đạt 45 triệu đồng, bằng 91,1% so với cả nước, tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 18,95%, tăng cao hơn cả nư­ớc 4,15% (đến năm 2015 xấp xỉ bằng bình quân chung cả nước).

Cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010 tiếp tục chuyển dịch ổn định, đến năm 2015 có cơ cấu:

+ Công nghiệp, Xây dựng: 47%;

+ Dịch vụ: 35,5% ;

+ Nông, Lâm nghiệp: 17,5%.

Tỷ trọng dịch vụ thư­ơng mại đến năm 2015 chiếm trong GRDP toàn tỉnh đạt 9,4% (Phụ lục I, II).

2. Phát triển dịch vụ thương mại

2.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị tr­ường xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2011 đạt 11.608,4 tỷ đồng, đến 2015 đạt: 20.900 tỷ đồng (đứng thứ 6 trong 10 tỉnh vùng thủ đô Hà Nội, đứng thứ 2 của 14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc), tăng 15,8% so với năm 2014, tăng bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015 là 17,7% giảm so với chỉ tiêu đề ra 7,3% (17,7% - 25%).

- Sức mua bình quân đầu ng­ười đến năm 2015 là 17,8 triệu đồng/người/năm, tăng bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015 là 16,5%/năm (Phụ lục III).

- Phân theo loại hình kinh tế: kinh tế nhà n­ước chiếm tỷ trọng thấp, năm 2011 chiếm 7,6% đến năm 2015 chiếm 9,2%, tăng 1,6%. Các thành phần kinh tế dân doanh giảm t­ương ứng (năm 2011 chiếm 92,4% đến 2015 chiếm 90,8%). Nh­ư vậy so với giai đoạn 2006 - 2010 (tỷ trọng kinh tế nhà nư­ớc giảm dần vào năm 2010), đến giai đoạn 2011 - 2015 tỷ trọng kinh tế nhà n­ước tăng dần vào năm 2015 điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp Nhà n­ước sau chuyển đổi đã có chiều h­ướng phục hồi, dần từng bư­ớc giữ đư­ợc vị thế của mình trong nền kinh tế.

- Phân theo ngành kinh tế:

+ Kinh doanh thư­ơng mại chiếm tỷ trọng 88,5% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dich vụ thị tr­ường xã hội trên địa bàn tỉnh, năm 2015 tăng so với 2014 là 15,9%, tính bình quân cho cả giai đoạn tăng 17,5%.

+ Khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng: Trong giai đoạn năm 2011 - 2015 số khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, thuộc mọi thành phần kinh tế tỉnh đ­ược đầu t­ư phát triển, tăng bình quân 17,5%/năm, đáp ứng được nhu cầu phục vụ ăn uống, ngủ, nghỉ cho mọi đối tượng từ bình dân đến cao cấp.

+ Dịch vụ th­ương mại khác có mức tăng tr­ưởng đáng kể, bình quân trong cả giai đoạn 20,8% năm, điều đó khẳng định trình độ phục vụ, văn minh th­ương mại, đặc biệt là dịch vụ sau bán hàng đ­ược cải thiện rõ rệt (Phụ lục III).

2. 2. Xuất khẩu, nhập khẩu

Xuất khẩu, nhập khẩu tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 có tốc độ tăng trư­ởng cao, đặc biệt từ năm 2014 do dự án Núi Pháo, Samsung b­ước vào hoạt động chính thức có sản phẩm xuất khẩu nên kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng đột biến.

a) Xuất khẩu

Năm 2011, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 142,3 triệu USD, đến năm 2015 đạt tổng kim ngạch xuất khẩu là 13.650 triệu USD, tăng 52,2% so với năm 2014, tăng bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015 là 173,1% (gấp gần 100 lần so với năm 2011). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu ngư­ời đến năm 2015 đạt 11.470 USD/ngư­ời/năm, gấp gần 5 lần so với bình quân chung cả nư­ớc.

b) Nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu của Thái Nguyên có mức tăng kim ngạch t­ương ứng với kim ngạch xuất khẩu, nguyên nhân do các dự án đầu t­ư vào Thái Nguyên trong giai đoạn 2011 - 2015 nhiều kèm theo giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định, nguyên liệu phục vụ sản xuất của dự án tăng.

Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu đạt 360,2 triệu USD, đến năm 2015 kim ngạch nhập khẩu đạt 14.800 triệu USD tăng 44,8% so với năm 2014, tăng bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015 là 117,9%/năm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo các dự án đầu tư­, hoặc nhập khẩu máy móc thiết bị nhằm đổi mới công nghệ và nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng thay thế cho máy móc thiết bị trong n­ước ch­ưa sản xuất đ­ược.

Các chỉ tiêu về xuất, nhập khẩu trong cả giai đoạn 2011 - 2015 đều v­ượt mục tiêu đề ra đến năm 2015 (Phụ lục VI).

2.3. Tổ chức sản xuất, cung ứng và phục vụ mặt hàng chính sách miền núi

Thư­ờng xuyên đảm bảo sản xuất kinh doanh phục vụ các mặt hàng chính sách miền núi như: Muối iốt, thuốc y tế, thú y, xăng dầu, dầu hỏa, giống cây trồng, phân bón các loại…, đảm bảo chất l­ượng và giá cả theo quy định của Nhà nư­ớc, tổ chức dự trữ các mặt hàng chiến l­ược tại các cụm kho thuộc trung tâm các huyện, các cụm xã phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn miền núi vùng cao.

Các doanh nghiệp hoạt động th­ương mại đã v­ượt khó khăn để thực hiện nhiệm vụ, thu hút và giải quyết việc làm cho ng­ười lao động, góp phần bình ổn giá cả thị tr­ường, đặc biệt là trong các dịp ngày lễ, tết. Thực hiện đúng chính sách xã hội của Đảng và Nhà n­ước.

2.4. Tổ chức và phát triển thị trư­ờng

- Thị trường đô thị

Cùng với quá trình đô thị hóa, thị trường đô thị ở Thái Nguyên phát triển khá mạnh. Đặc biệt là thị trường thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên là hai thành phố, thị xã mới được công nhận trong năm 2015, đã có tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể: thị xã Phổ Yên tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 23,6%/năm vượt mức tăng bình quân chung toàn tỉnh 6,8%, thành phố Sông Công có mức tăng trưởng cao nhất, trong cả giai đoạn tăng 26,5%/năm cao hơn bình quân chung toàn tỉnh 9,7%.

Thành phố Thái Nguyên là một trong những đô thị lớn, không những là trung tâm kinh tế văn hóa của tỉnh mà còn là cả vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Hiện nay thành phố Thái Nguyên đang giữ vai trò là đầu mối tập trung giao dịch buôn bán, mở đầu các kênh lưu thông, bán buôn vật tư hàng hóa như sắt thép, xi măng, xăng dầu, máy móc phụ tùng, hàng công nghiệp tiêu dùng, đồng thời là trung tâm phân phối hàng hóa nông, lâm sản, thực phẩm trong tỉnh cũng như đối với vùng đồng bằng, trung du, miền núi Bắc Bộ. Tuy trong giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội khu vực thành phố Thái Nguyên thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh, nhưng thị trường thành phố Thái Nguyên đến năm 2015 vẫn chiếm tỷ trọng lớn (67,94%) trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội toàn tỉnh và là khu vực có mức bán lẻ bình quân đầu người cao nhất (đến năm 2015 đạt 47,2 triệu đồng/năm), gấp 2,7 lần so với bình quân toàn tỉnh.

- Thị trường nông thôn, miền núi, vùng cao

Thị trường nông thôn, miền núi, vùng cao Thái Nguyên rất rộng lớn và đa dạng, đây là nơi tiêu thụ hàng hóa vật tư nông nghiệp, hàng công nghiệp tiêu dùng, đồng thời là nguồn cung cấp nông sản thực phẩm cho tiêu dùng ở đô thị và nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất công nghiệp. Mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ của khu vực nông thôn miền núi chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 30%) trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ toàn tỉnh, tốc độ tăng cao bình quân cho cả giai đoạn 2011 - 2015 là 24,4%. Mức lưu chuyển bình quân đầu người năm 2010 đạt 2,6 triệu đồng/năm, đến năm 2015 đạt 7,6 triệu đồng/năm, tăng bình quân cả giai đoạn 24%/năm.

Như vậy thị trường khu vực nông thôn, miền núi, vùng cao có tốc độ phát triển khá, cao hơn khu vực thành phố và cao hơn bình quân chung toàn tỉnh 7,6%. Chứng tỏ rằng trong thời gian qua bằng sự nỗ lực của các cấp, các ngành thực hiện chủ trương của Nhà nước hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hàng hóa được đưa về nông thôn bằng các chương trình khuyến mại, xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm và các hình thức giới thiệu sản phẩm hàng hóa khác đã góp phần tăng nhanh mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và sức mua của khu vực nông thôn. Tuy nhiên chênh lệch về khoảng cách về sức mua và nhu cầu có khả năng thanh toán của khu vực này còn thấp, có sự chênh lệch lớn với khu vực thành phố (bằng 45% khu vực thành phố).

- Thị trường nước ngoài

Thị trường nước ngoài chủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống như: Hoa Kỳ; EU: Đức, Pháp, Anh, Hà Lan… (xuất khẩu hàng dệt may); thị trường Châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật (mặt hàng khoáng sản, chè, dụng cụ kim khí, …); thị trường Liên Bang Nga và các nước Đông Âu (chủ yếu là hàng nông sản thực phẩm như: chè, hàng công nghệ, thủ công mỹ nghệ); Pakistan (xuất khẩu mặt hàng chè khô các loại); Đông Nam Á như: Lào, Campuchia, Singapo, Myama… (mặt hàng khoáng sản, VLXD, hàng điện tử, linh kiện điện tử…).

2.5. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại

- Hệ thống chợ: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 139 chợ, tăng 04 chợ so với năm 2010, trong đó chợ loại 1 là: 03 chợ; chợ loại 2 là: 10 chợ; còn lại 126 chợ loại 3. Tổng diện tích đất sử dụng cho mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh là 518.009,2 m2, trong đó diện tích chợ được xây dựng kiên cố là 126.777,7 m2 (chiếm 24,5% tổng diện tích chợ trên địa bàn), diện tích chợ được xây dựng bán kiên cố là 68.976,5 m2 (chiếm 13,3% tổng diện tích chợ), số còn lại là diện tích ngoài trời 322.255 m2, chiếm 62,2% trong tổng diện tích đất sử dụng cho mạng lưới chợ.

Tính chung trong giai đoạn 2011 - 2015 có 11 chợ được xây dựng mới (trong đó có 7 chợ xây lại trên nền đất chợ cũ) và 42 chợ được sửa chữa cải tạo, nâng cấp tạo ra hơn 440 ngàn m2 sử dụng với tổng kinh phí 253,4 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ chiếm 73,7% tổng nguồn vố đầu tư.

- Trung tâm thương mại, siêu thị: Trung tâm thương mại, siêu thị là loại hình kinh doanh theo hướng hiện đại, tổ chức kinh doanh theo hướng đa dạng, có các phương thức phục vụ văn minh, được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa trên 800 tỷ đồng.

+ Nhiều dự án trung tâm thương mại được cấp giấy phép đầu tư. Theo số liệu điều tra hiện nay toàn tỉnh có 21 trung tâm thương mại đang được triển khai thực hiện và đã có 02 trung tâm thương mại đã hoạt động; tổng diện tích đất xây dựng 6.694,6 m2, tổng mức đầu tư: 277,7 tỷ đồng, một số trung tâm thương mại xây dựng đang triển khai, có khối lượng hoàn thành trên 400 tỷ đồng (Phụ lục V; VIII).

+ Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 24 siêu thị trong đó 01 siêu thị hạng 1, và 23 siêu thị hạng 3. Tổng diện tích kinh doanh khoảng 13.050 m2 với tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng (Phụ lục VI; VIII).

- Các cửa hàng tự chọn: Trên địa bàn tỉnh hình thành nhiều cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện ích kinh doanh các mặt hàng thiết yếu đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng. Theo số liệu điều tra đến tháng 8 năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 54 cửa hàng tự chọn, với tổng mức đầu tư khoảng 50 tỷ đồng. Đây cũng là một hình thức văn minh thương mại, khởi đầu cho các hệ thống siêu thị hình thành và phát triển trong thời gian tới.

- Trung tâm cụm kho, cụm xã: Chủ yếu là dự trữ và bán các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách xã hội phục vụ nhân dân do các công ty chuyên doanh quản lý như: Xăng dầu, muối Iốt, vật tư nông nghiệp…, kinh doanh phục vụ nhu cầu nhân dân và đảm bảo công tác phòng thủ dân sự, phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Thái Nguyên.

- Hệ thống dịch vụ logistics: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hình thành nhiều kho dự trữ các mặt hàng thiết yếu như: phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu và hệ thống kho tàng, hình thành theo ngành, nghề kinh doanh của công ty. Điển hình là cụm kho cảng xăng dầu với tổng vốn đầu tư 51 tỷ đồng mới hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2014, có sức chứa 3.500 tấn. Đặc biệt, Thái Nguyên hiện có 01 địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, có trên 70 doanh nghiệp làm thủ tục tại hải quan xuất, nhập khẩu hàng hóa, thu nộp vào Ngân sách nhà nước bình quân đạt trên 100 tỷ đồng/năm.

- Phát triển các cơ sở l­ưu trú

* Năm 2011: Toàn tỉnh có 481 cơ sở:

+ Khách sạn có: 49 khách sạn, trong đó: có 04 khách sạn 3 sao; 45 khách sạn từ 1 đến 2 sao;

+ Nhà nghỉ (bao gồm nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ): 432 cơ sở;

* Đến năm 2015: Số cơ sở l­ưu trú trên địa bàn tỉnh có 610 cơ sở, tăng bình quân cả giai đoạn 5,2% năm:

+ Khách sạn: 44 khách sạn, trong đó:

- Khách sạn 4 sao có 01 khách sạn;

- Khách sạn 3 sao có 04 khách sạn;

- Khách sạn từ 1 đến 2 sao có 39 khách sạn.

+ Nhà nghỉ: 566 cơ sở, tăng bình quân 6,2% năm;

Tổng số phòng năm 2011 là 4.601 phòng, đến năm 2015 có 6.012 phòng, tăng bình quân trong cả giai đoạn 5,5% năm;

Số l­ượt khách do các cơ sở l­ưu trú phục vụ năm 2011 là 528,2 ngàn l­ượt; năm 2015 phục vụ 924 ngàn l­ượt ngư­ời, tăng bình quân cả giai đoạn 11,8%. Công suất sử dụng phòng đạt bình quân 68% năm, tư­ơng ứng với công xuất phục vụ 2.532 l­ượt khách trong một ngày, đêm (Phụ lục IV).

Tổng doanh thu về hoạt động khách sạn, nhà hàng năm 2011 là 850,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,32% trong tổng mức lư­u chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội. Đến năm 2015 đạt 1.410 tỷ đồng chiếm 7% trong tổng mức l­ưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị trư­ờng xã hội, doanh thu của hoạt động khách sạn, nhà hàng tăng bình quân cho cả giai đoạn 2011 - 2015 là 16,6%.

- Mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu: Cho đến thời điểm 31/8/2015, trên địa bàn tỉnh có 209 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, tăng bình quân 2,70%/năm (2010 có 183 cửa hàng; 2015 có 209 cửa hàng) trong đó thành phố Thái Nguyên có 62 cửa hàng, các huyện, thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Công có 147 cửa hàng.

Đến nay tính bình quân mỗi huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh có 23 cửa hàng và bình quân mỗi xã/phường/thị trấn có bình quân hơn 01 cửa hàng, bình quân cứ 16,9 km2 có một cửa hàng xăng dầu, hay bán kính phục vụ của một cửa hàng xăng dầu là 2,32 km.

- Mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng: Đối tượng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng được quy định trong Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng được quy định rộng (điều chỉnh đến hộ kinh doanh) do vậy mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng phát triển mạnh. Năm 2010, trên địa bàn có 380 cửa hàng, đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 431 hộ kinh doanh với 498 cửa hàng, tăng bình quân trong 4 năm (2011 - 2015) 7%/năm; có 17 đại lý kinh doanh có 02 trạm chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai với tổng trữ lượng 200m3/năm.

Với mật độ cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh hiện nay, bình quân 03 cửa hàng phục vụ một xã phường, mỗi cửa hàng phục vụ trên 2 ngàn người, tương ứng với bán kính phục vụ 1,5 km. Tuy nhiên hiện nay các cửa hàng chủ yếu vẫn tập trung tại các khu trung tâm thành phố Thái nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và các thị trấn huyện.

- Các đường phố thương mại: Việc phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ trên đường phố của tỉnh chủ yếu tập trung trên các tuyến phố trung tâm tại thành phố Thái Nguyên. Thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và trung tâm các thị trấn huyện có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh. Các mặt hàng kinh doanh khá đa dạng, phong phú nhưng phần lớn là hỗn hợp. Riêng thành phố Thái Nguyên đến nay đã hình thành khá rõ nét một số tuyến phố chuyên doanh trên địa bàn như: Phố chợ đêm (phường Trưng Vương); vật liệu xây dựng và nội thất (đường Lương Ngọc Quyến - phường Hoàng Văn Thụ); chuyên doanh hàng dệt may: Quần áo, vải, chăn ga gối đệm (đường Phan Đình Phùng…); chuyên doanh hàng điện máy, điện tử, điện lạnh (đường Cách mạng Tháng Tám - phường Phan Đình Phùng ). Cùng với đó là hàng loạt các loại hình dịch vụ như dịch vụ vận tải, chuyên chở hành khách, dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng - bảo hiểm, truyền hình, thông tin, viễn thông, y tế, tư vấn, xuất khẩu lao động và các dịch vụ công khác... Các ngành dịch vụ này đã tạo đà cho quá trình phát triển thương mại tỉnh thời gian qua.

- Sàn giao dịch Thương mại điện tử: Sàn giao dịch Thương mại điện tử (TMĐT) tỉnh, được đầu tư xây dựng và chính thức được đưa vào hoạt động từ tháng 12 năm 2010, với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng. Sàn TMĐT gồm có 14 danh mục ngành hàng chính, đến nay Sàn đã có trên 9 nghìn lượt người truy cập, có hơn 320 đơn vị thành viên, với trên 400 sản phẩm đăng ký tham gia, việc ứng dụng TMĐT giao lưu trực tuyến của các doanh nghiệp Thái Nguyên với bạn hàng quốc tế thực hiện có hiệu quả.

2.6. Tổ chức hoạt động th­ương mại các thành phần kinh tế

Trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ th­ương mại đều thuộc các hình thức sở hữu của các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh.

Năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 883 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký kinh doanh trên 10.960 tỷ đồng, doanh thu thuần 42.217 tỷ đồng và sử dụng trên 10.550 lao động.

Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có trên 930 doanh nghiệp tăng bình quân 1,1%/năm; với tổng vốn đăng ký kinh doanh trên 20 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 12,7%/năm, doanh thu thuần gần 50 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 7%/năm và sử dụng trên 13.000 lao động, tăng bình quân 5,4%/năm.

Ngoài các doanh nghiệp hạch toán độc lập trong lĩnh vực thương mại còn có đông đảo các cơ sở kinh tế cá thể tham gia hoạt động kinh doanh, ­ước tính đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh có trên 43 ngàn cơ sở, sử dụng trên 58 ngàn lao động.

2.7. Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến th­ương mại

Thực hiện Nghị quyết số 30 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trư­ởng kinh tế xã hội và đảm bảo an sinh xã hội. Ngành Công Thư­ơng đã tham m­ưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thành công các phiên chợ "Kích cầu tiêu dùng vùng cao" và "Đ­ưa hàng Việt về nông thôn"…bán hàng khuyến mại đảm bảo chất lượng phục vụ đồng bào các dân tộc miền núi vùng cao, thuộc 07 huyện và thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên.

Tổ chức các lớp học, lớp tập huấn về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, phương pháp xây dựng th­ương hiệu hàng hóa, các hội nghị, hội thảo đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong tỉnh với các đối tác trong n­ước và các tham tán th­ương mại n­ước ngoài. Tham gia và thực hiện thành công nhiều hội chợ quốc tế, mang tính chất quốc tế trong tỉnh và cả n­ước.

III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Một số tồn tại chủ yếu

1.1. Tuy giữ được tốc độ tăng trưởng đồng đều giữa các năm, nhưng một số chỉ tiêu như tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội còn thấp chưa đạt được mức tăng bình quân cả giai đoạn (bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015 của Chương trình là 25%). Sức mua vẫn còn thấp chưa đạt chỉ số tăng bình quân của giai đoạn. Vẫn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, khu vực, đặc biệt là khu vực miền núi vùng cao. Kết cấu hạ tầng thương mại phát triển chưa đồng đều, khu vực nông thôn miền núi, vùng cao còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư. Mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội khu vực nông thôn, miền núi (giai đoạn 2011 - 2015) tuy có mức tăng trưởng khá đã nâng tỷ trọng lên 5% so với giai đoạn 2006 - 2010, nhưng nhìn chung vẫn chiếm tỷ trọng thấp (chiếm 32% trong giai đoạn 2011 - 2015). Hệ thống cơ sở lưu trú phát triển, nhưng đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh chưa có khách sạn từ 4 sao trở lên. Các loại hình dịch vụ cao cấp chưa phát triển.

1.2. Công tác xây dựng quy hoạch thương mại nói chung, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nói riêng chưa sát với thực tế, bị động trong khâu quản lý quy hoạch... cho nên quy hoạch phải điều chỉnh bổ sung nhiều.

1.3. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực th­ương mại tỉnh Thái Nguyên khi chuyển hình thức sở hữu, trên 10 năm sau cổ phần hoá chư­a có sự bứt phá để có tốc độ phát triển mạnh mà ng­ược lại có doanh nghiệp chưa thích ứng với cơ chế thị trường, kinh doanh giảm sút.

1.4. Thị trường thành phố Thái Nguyên chưa đạt được vị trí trung tâm của cả vùng và tỉnh do chậm hình thành trung tâm thương mại, trung tâm phân phối. Hệ thống siêu thị phát triển nhanh nhưng còn nhiều hạn chế về cơ chế hoạt động.

1.5. Khả năng liên kết và tổ chức thị trường yếu, trình độ quản lý hạn chế. Công tác phân tích, dự báo thị trường để định hướng sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa kịp thời. Các hội, hiệp hội ngành hàng được thành lập, hoạt động còn mang tính hình thức chưa có hiệu quả.

1.6. Thương nhân tuy đông nhưng năng lực và vị thế còn yếu, khả năng cạnh tranh kém chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 90% số doanh nghiệp toàn tỉnh), có nhiều hạn chế về nguồn lực như vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.

2. Nguyên nhân chủ yếu

- Việc nắm bắt thông tin và dự đoán nhu cầu tiêu dùng, tốc độ phát triển kinh tế chưa sát tình hình thực tế.

- Sự phối, kết hợp giữa các cấp, các ngành còn hạn chế nhất định trong một số lĩnh vực như: Xây dựng, giao thông, tài nguyên và môi trường.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại, quản lý kinh doanh còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế thị trường. Cơ chế, chính sách về thu hút nguồn lực hạn chế.

- Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực thương mại chậm, không dứt điểm, khiếu nại tố cáo kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng và tốc độ huy động nguồn lực và đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng chợ.

Phần II

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

1. Quan điểm

Phát triển thương mại nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại hóa các loại hình dịch vụ. Tổ chức lại thị trường nội địa theo hướng văn minh hiện đại, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, chú trọng phát triển thị trường nông thôn miền núi, vùng cao. Mở rộng thị trường nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu tổng quát

Phát triển và quản lý kết cấu hạ tầng thương mại theo quy hoạch, tập trung đầu tư xây dựng các trung tâm thư­ơng mại, siêu thị, chợ đầu mối, chợ nông thôn; ưu tiên xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm, khoáng sản đã qua chế biến. Phát triển và mở rộng thị trường, trong đó phát triển thị trường trong nước, gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Thực hiện tốt chương trình cung ứng, phục vụ các mặt hàng thiết yếu và tổ chức tiêu thụ sản phẩm của nông dân góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn miền núi vùng cao.

II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2020

1. Một số chỉ tiêu chủ yếu

1.1. Tổng mức l­ưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội đạt 52.000 tỷ đồng, tăng bình quân cả giai đoạn 20%, mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị tr­ường xã hội bình quân đầu ng­ười đến năm 2020 là 40 triệu đồng, tăng bình quân 20% (Phụ lục IX).

1.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu

- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt: 21.000 triệu USD, tăng bình quân cả giai đoạn 2016 - 2020 là 9%, kim ngạch bình quân đầu ng­ười: 17.000 USD/người.

- Tổng kim ngạch nhập khẩu đến năm 2020: 8.200 triệu USD, giảm bình quân 11,1%, giảm so với giai đoạn 2011 - 2015: 21,1% (Phụ lục X).

Nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất và những máy móc thiết bị mới công nghệ cao, có trình độ kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

2. Nhiệm vụ chủ yếu phát triển th­ương mại đến năm 2020

2.1. Phát triển các thành phần kinh tế tham gia hoạt động th­ương mại

a) Kinh tế Nhà n­ước

Để có thể tham gia điều tiết một số mặt hàng chủ yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, máy móc cơ khí chế tạo, các mặt hàng chính sách miền núi… góp phần bình ổn thị trường nên định hướng phát triển thương mại Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, đến năm 2020 chiếm tỷ trọng khoảng 9,2%, trong tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội (tương ứng tỷ trọng so với năm 2015).

b) Kinh tế ngoài Nhà n­ước

Kinh tế ngoài Nhà nư­ớc giai đoạn 2016 - 2020, tương ứng tỷ trọng đến năm 2020, chiếm tỷ trọng khoảng 90,8% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội.

c) Khu vực có vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài

Xuất phát từ thực tế, mục tiêu của các nhà đầu tư là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu, trong giai đoạn 2011 - 2015 các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào Thái Nguyên mà điển hình là Tập đoàn Samsung với tổng mức đầu tư 3,2 tỷ USD, nên dự kiến khu vực kinh tế có vốn đầu tư­ nước ngoài trong giai đoạn 2016 - 2020, xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 8,5%/năm, tương ứng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 trên 20 tỷ USD.

2.2. Tổ chức phát triển thị trường

a) Tổ chức thị trường nội địa

a.1) Thị trường thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm phát luồng, mở đầu các kênh bán buôn vật tư, hàng công nghiệp tiêu dùng, đồng thời cũng là trung tâm hội tụ mua bán hàng nông sản, thực phẩm là vệ tinh cho thị tr­ường cấp độ cao của các đô thị lớn trực thuộc trung ương, và cũng là hạt nhân trung tâm cho thị trường cấp độ thấp từ huyện đến xã do vậy:

- Bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, thị trường ổn định, đảm bảo cân đối cung cầu về những mặt hàng trọng yếu cho sản xuất và đời sống; có nhiều mặt hàng mẫu mã, quy cách đẹp chất lượng cao, giá cả phù hợp để cạnh tranh và tiêu thụ được ở thị trường trong nước và nước ngoài. Bên cạnh chức năng tổ chức l­ưu thông phải tổ chức tốt hoạt động sản xuất, chế biến hàng nông lâm sản, nâng chất l­ượng hàng hoá để có thể xuất khẩu.

- Đầu tư và hoàn thành đưa vào hoạt động các trung tâm thương mại, siêu thị, bán buôn, bán lẻ kinh doanh theo h­ướng văn minh hiện đại. Ưu tiên cho việc thiết lập các mối quan hệ liên kết giữa thị trường Thái Nguyên với Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng…vì đây là những thị trường có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, thương mại của tỉnh; giúp Thái Nguyên nâng cao vị thế, khả năng tiếp cận các thị trường khác trong cả nước.

a.2) Thị trư­ờng nông thôn, miền núi vùng cao

Khuyến khích phát triển đầy đủ mạnh mẽ và đồng bộ các thành phần kinh tế, dần dần hình thành các cụm kinh tế th­ương mại, dịch vụ có quy mô và trình độ khác nhau, thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ và trực tiếp giữa th­ương nghiệp với sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hộ gia đình nông dân, giải quyết một cách căn bản yêu cầu tiêu thụ nông sản thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn nông thôn. Nhà nư­ớc tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển thu mua hàng nông sản thực phẩm và phục vụ tốt mặt hàng chính sách xã hội cho miền núi, vùng cao trong tỉnh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nhận bán hàng đại lý cho các công ty lớn, tổng công ty…

b) Thị trường nước ngoài

Hiện nay, Thái Nguyên đã và đang thiết lập được mối quan hệ bạn hàng với thị trường các nước truyền thống như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Đông âu, Asean; tiếp tục thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ thị trường, tăng cường xuất khẩu sang các thị trường Châu Mỹ (đặc biệt là các nước Mỹ La Tinh); Châu Phi (Nam Phi, Ai Cập).

- Thị trường khu vực Châu Á và Đông Bắc Á: Trong 5 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam tăng với nhiều mặt hàng khác nhau, trong đó có mặt hàng chè. Thị trường Đông Nam Á kim ngạch xuất khẩu Thái Nguyên chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Do vậy cần quan tâm đến thị trường này.

- Với bốn mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN, trong đó, mục tiêu trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất đó là tự do lưu chuyển hàng hóa; tự do lưu chuyển dịch vụ… Do vậy thị trường ASEAN trong giai đoạn 2016 - 2020 là thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ quan trọng của Việt Nam nói chung, Thái Nguyên nói riêng.

- Khu vực thị trường Liên Bang Nga và các nước Đông Âu: Liên Bang Nga là bạn hàng truyền thống của Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản thực phẩm như: Rau quả tươi, chè, lạc, đậu, hàng công nghệ, thủ công mỹ nghệ... đây cũng là một trong những thị trường tiềm năng cần khai thác.

- Thị trường EU: Sau khi Việt Nam ký hiệp định hợp tác về thương mại và đầu tư có nhiều thuận lợi cho ta trong lĩnh vực ngoại thương. Các nước liên minh Châu Âu như: Đức, Pháp, Anh, Hà Lan… đang là bạn hàng lớn của Việt Nam. Ngoài xuất khẩu các mặt hàng nông sản, công nghệ, hải sản trao đổi khoa học kỹ thuật, Việt Nam còn xuất khẩu sang khối này hàng may mặc... Trong thời gian tới Thái Nguyên cần khai thác thị trường này xuất khẩu hàng dệt may.

- Đối với thị trường Hoa Kỳ, Thái Nguyên cần tập trung xuất khẩu vào thị trường này mặt hàng may mặc, chè khô các loại.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ thị trường, tăng cường tìm kiếm và xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường mới như thị trường Châu Mỹ (đặc biệt là các nước Mỹ La Tinh); Châu Phi (Nam Phi, Ai Cập); thị trường Trung Đông và Tây Á.

2.3. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại

2.3.1. Phát triển mạng lưới chợ

a.1) Đối với chợ đô thị

- Thành phố Thái Nguyên (trong nội thị)

Xét về tập quán sinh hoạt của người Việt Nam nói chung và người dân Thái Nguyên nói riêng, trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cần có sự kết hợp để tạo ra một không gian giao dịch hàng hoá giữa các mô hình truyền thống và mô hình hiện đại, cụ thể như giữa chợ truyền thống và siêu thị, cửa hàng tiện ích.

+ Chợ Thái tiếp tục nâng cấp theo đúng thiết kế đã được phê duyệt (7 tầng) tương xứng với tầm của Trung tâm thương mại thay thế chợ truyền thống.

+ Tiếp tục nâng cấp chợ Đồng Quang theo đúng quy mô Dự án đã được phê duyệt, phục vụ giao l­ưu Thư­ơng mại trong tỉnh và trong nước, có đủ điều kiện phục vụ các dịch vụ bán buôn, bán lẻ hàng hóa, mở rộng hội nhập tiểu vùng, vùng, khu vực v.v…

+ Đầu tư chợ Dốc Hanh đạt tiêu chuẩn chợ hạng I, trong đó có kết hợp siêu thị, khu phố thương mại.

+ Hoàn thành xây dựng chợ đạt tiêu chuẩn chợ đầu mối theo quy hoạch đã được phê duyệt.

+ Huy động mọi nguồn vốn đầu tư Chợ đầu mối vùng Việt Bắc tại phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên, hình thành một quần thể kinh doanh thương mại, dịch vụ… Diện tích trên 10 ha, được xây dựng trên quy mô thành các khu chức năng: Khu văn phòng của ban quản lý, xúc tiến thương mại, khu kinh doanh (trưng bày giới thiệu sản phẩm, siêu thị, khu tổ chức hội chợ triển lãm, hội thảo, sàn giao dịch…).

- Thành phố Sông Công: Đầu tư nâng cấp chợ Phố Cò và chợ Mỏ Chè, đảm bảo sự văn minh, hiện đại tương xứng với đô thị hạng 2 vào năm 2020, phục vụ tốt yêu cầu sản xuất, đời sống của­ nhân dân thành phố. Đồng thời cải tạo và tổ chức lại cho khoa học và phù hợp đối với các chợ xã, phư­ờng đạt tiêu chuẩn quốc gia, phục vụ tốt đời sống của nhân dân địa phương nói chung và khu đô thị công nghiệp nói riêng.

- Thị xã Phổ Yên: Tiếp tục đầu tư xây dựng chợ Bắc Sơn (chợ hạng I). Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các chợ thị trấn, thị tứ và các chợ xã, phường theo quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.

- Các thị trấn huyện và các khu quy hoạch đô thị:

+ Đầu tư nâng cấp 03 chợ đầu mối trên diện tích chợ đã có: chợ Đồn xã Kha Sơn; chợ Cầu Mây xã Xuân Phương; chợ Tân Khánh xã Tân Khánh (huyện Phú Bình), chợ La Hiên (huyện Võ Nhai). Đầu tư xây dựng mới 04 chợ đầu mối tại các khu quy hoạch cửa ngõ vào thành phố Thái Nguyên tại xã Thuận Thành (thị xã Phổ Yên), xã Yên Lãng (huyện Đại Từ), xã Yên Ninh (huyện Phú Lương), xã Phú Thượng (huyện Võ Nhai).

+ Nâng cấp 03 chợ: Chợ thị trấn Hương Sơn (Phú Bình); chợ thị trấn Đu (huyện Phú Lương); chợ thị trấn Đại Từ (huyện Đại Từ) từ chợ hạng II thành chợ hạng I.

+ Xây dựng mới 01 chợ hạng II tại khu công nghiệp Điềm Thụy (huyện Phú Bình), đồng thời nâng cấp 10 chợ đạt hạng II (chợ Tân Đức huyện Phú Bình); chợ Chùa Hang, chợ Quang Sơn (huyện Đồng Hỷ); chợ Giang Tiên, chợ Gốc Bàng (huyện Phú Lương); chợ Chu, chợ Tận Lập (huyện Định Hóa); chợ Tân Thái, chợ Quân Chu (huyện Đại Từ); chợ Đình Cả (huyện Võ Nhai) (Phụ lục XI).

a.2) Đối với chợ nông thôn, miền núi: Phấn đấu 100% số xã phường có chợ được đầu tư nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế và phù hợp với tiêu trí nông thôn mới; thiết lập, hình thành chợ bán buôn, chợ chuyên, chợ đầu mối theo quy hoạch

Dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh có 178 chợ trong đó có 10 chợ đầu mối, 08 chợ hạng I, 19 chợ hạng II và 141 chợ hạng III.

a.3) Đầu tư xây dựng và thứ tự ưu tiên

- Chợ hạng III: Ưu tiên đầu tư xây dựng mới các chợ nông thôn phù hợp với tiến độ xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, tiếp đến nâng cấp, cải tạo các chợ còn lại cơ bản đạt được tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế.

- Chợ hạng I: Nâng cấp, xây dựng lại các chợ ở các trung tâm thành phố, thị xã, khu công nghiệp tập trung.

- Chợ hạng II: Nâng cấp, xây dựng ở trung tâm thị trấn, thị tứ của các huyện, thành phố, thị xã, cụm dân cư tập trung.

- Chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ phiên, chợ đêm… phục vụ nhu cầu cho việc tiêu thụ, trao đổi hàng hoá nông sản cho nông dân, hình thức bán buôn, bán lẻ, phục vụ du lịch…

2.3.2. Phát triển các cửa hàng độc lập, cửa hàng theo chuỗi, siêu thị, trung tâm thương mại

a) Phát triển mạng lưới siêu thị

Việc phát triển mạng lưới siêu thị về số lượng và quy mô không chỉ xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của cư dân tỉnh Thái Nguyên ở từng khu vực, mà còn phải tính đến cả nhu cầu mua sắm của khách du lịch trong nước, quốc tế và khách vãng lai; đa dạng về loại hình, quy mô và phương thức kinh doanh. Đồng thời, việc phát triển mạng lưới siêu thị phải đảm bảo sự cân đối, cấu trúc hài hoà với các loại hình thương mại bán lẻ hiện đại khác như chợ, trung tâm mua sắm, cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi ở các khu dân cư. Phân bố mạng lưới siêu thị phải đảm bảo bán kính và không gian phục vụ của từng quy mô siêu thị để vừa thu hút được khách hàng, vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng khách hàng, tránh cạnh tranh quá mức ở từng khu vực làm giảm hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh của các siêu thị; Đồng thời phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần xây mới một số siêu thị, trong đó có một đại siêu thị (siêu thị hạng I) tại trung tâm thành phố Thái Nguyên và xây một số siêu thị hạng II và III đứng độc lập hoặc nằm trong các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm. Tiếp theo hình thành 01 siêu thị hạng III tại mỗi huyện, thị trấn trên cơ sở thu hút các cửa hàng bán lẻ thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào mạng lưới của siêu thị.

b) Phát triển Trung tâm thương mại

Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức thương mại hiện đại đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, do vậy việc xác định số lượng và quy mô của các trung tâm thương mại có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả đầu tư của mạng lưới này, nếu quá nhiều sẽ gây lãng phí nguồn lực xã hội. Cần phải căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và thương mại trong từng giai đoạn của tỉnh, của vùng để xác định số lượng và quy mô của trung tâm thương mại.

Trước tiên cần tập trung nguồn lực hoàn thành một số trung tâm thương mại cụ thể:

- Trung tâm thương mại Thái Nguyên (TTTM hạng I) tại số 2 Đường Cách mạng tháng 8 với tổng nguồn vốn 442 tỷ đồng (hiện đã thi công song 02 tầng hầm);

- Trung tâm thương mại Big C, trên trục đường Quang Trung TP Thái Nguyên. Dự kiến đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.

Ngoài ra, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thu hút nguồn vốn đầu tư Trung tâm thương mại trên các địa bàn thành phố, đặc biệt là tại các khu công nghiệp như: Sông Công, Yên Bình....;

c) Phát triển các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp

- Trên các khu vực có giao lộ của các tuyến giao thông chính, là đầu mối giao lưu buôn bán, trung chuyển hàng hoá và là khu vực có nhiều hộ kinh doanh, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao và cơ cấu ngành nghề tương đối đa dạng; có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, mật độ dân cư khá tập trung và nhu cầu mua bán khá lớn.

Với tính chất của các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của dân cư trong khu vực, cung ứng vật tư sản xuất có tính phụ trợ, cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, nhưng quan trọng hơn là đầu mối tổ chức khai thác các nguồn hàng được sản xuất ra trong khu vực để cung ứng trực tiếp cho các thị trường khác, đặc biệt là thị trường ngoài tỉnh.

- Các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp sẽ được xây dựng tại các điểm dân cư tập trung ở các đô thị trung tâm, và tại các điểm có các khu, cụm công nghiệp. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ phát triển một số khu thương mại - dịch vụ tổng hợp, cụ thể: thành phố Thái Nguyên, Sông Công; thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình (khu công nghiệp Yên Bình);

2.3.3. Trung tâm hội chợ triển lãm cấp vùng

Cùng với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên trong giai đoạn 2011 - 2020, qui mô và cơ cấu các nguồn hàng hoá được sản xuất ra trong tỉnh sẽ gia tăng nhanh, tạo nên sức ép ngày càng lớn về phát triển tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng của dân cư cũng như nhu cầu tiêu dùng nguyên vật liệu và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất của Thái Nguyên sẽ tăng nhanh tạo ra nhu cầu về tìm kiếm nguồn hàng, nguyên vật liệu, các nhà cung cấp dịch vụ. Trong điều kiện khả năng quảng bá sản phẩm cũng như tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tìm kiếm các nhà cung cấp, các nhà tiêu thụ sản phẩm… của các doanh nghiệp còn hạn chế, việc phát triển các hội chợ triển lãm thương mại tại tỉnh Thái Nguyên sẽ mang lại những cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh dự kiến có 01 Trung tâm hội chợ triển lãm cấp vùng tại phường Thịnh Đán, thành Phố Thái Nguyên với diện tích 24.035 m2, dự kiến khoảng 1.040 tỷ đồng.

2.3.4. Kho, bãi, các phương tiện vận chuyển các cơ sở giám định hàng hóa

Trung tâm logistics phục vụ phân phối hàng hoá được hiểu là một khu tập trung nhiều doanh nghiệp có thể phối hợp với nhau một cách đồng bộ, cung cấp các dịch vụ logistics phục vụ cho phân phối hàng hoá tương đối đầy đủ như vận tải, phân loại và đóng gói hàng hoá, bảo quản, dự trữ, tập trung hàng hoá hoặc phân loại và trung chuyển hàng hoá, dịch vụ thông tin có liên quan đến phân phối và lưu thông hàng hoá, xếp dỡ hàng, thông quan. Trong giai đoạn 2016 - 2020 tập trung huy động vốn đầu tư một số công trình cụ thể:

- Đầu tư mở rộng cụm kho cảng xăng dầu (khu vực cảng Đa Phúc) xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên.

- Nâng cấp khu vực làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu thành phố Sông Công.

- Trung tâm logistics tại các khu công nghiệp lớn như: Sông Công, Yên Bình, tiến tới hình thành các Trung tâm logistics của các doanh nghiệp bán buôn có thể phát triển ở khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên.

2.3.5. Sở giao dịch, sàn giao dịch hàng hóa

Sở giao dịch hàng hóa (sàn giao dịch hàng hóa) là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những người môi giới do Sở giao dịch chỉ định, các bên tiến hành mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn, tính chất đồng loạt, phẩm chất có thể thay thế được lẫn nhau, chức năng kết nối các “nhà” trong chuỗi giá trị sản phẩm, tức là từ người nông dân, đến nhà chế biến, các đơn vị xuất khẩu và cuối cùng là người tiêu dùng, kết nối những người có nhu cầu về hàng hóa với nhau; đóng vai trò bảo hiểm giá, tức là khi giá được các thành viên Sở giao dịch hàng hóa định giá thì giá hàng hóa của người nông dân sản xuất nhỏ, hay từ những nhà sản xuất lớn chất lượng như nhau sẽ có giá như nhau.

Đối với tỉnh Thái Nguyên là tỉnh có sản lượng chè đứng thứ hai toàn quốc, chúng ta đã từng chứng kiến hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường tiên thụ, kể cả hàng xuất khẩu đều bị ép giá. Nếu khi giao dịch hàng hóa qua Sở giá sẽ ổn định theo thị trường. Do vậy trong giai đoạn quy hoạch đến năm 2020, tập trung huy động các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế hình thành một sàn giao dịch hàng hóa - Chè Thái Nguyên.

2.3.6. Sàn giao dịch thương mại điện tử

Tính đến nay Thái Nguyên đã đứng ở vị trí thứ 9 trong 63 tỉnh, thành của cả nước về xếp hạng sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy vậy, việc ứng dụng và phát triển TMĐT tỉnh Thái Nguyên chưa mạnh, ngang tầm với vị thế của tỉnh. Việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho ứng dụng phát triển TMĐT của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cần được quan tâm nhiều hơn nữa cả về nội dung và chất lượng.

Để Sàn giao dịch TMĐT phát triển cần tập trung nguồn vốn đầu tư cho phát triển TMĐT Thái Nguyên theo đúng kế hoạch trong từng giai đoạn.

2.3.7. Phát triển mạng lưới bán lẻ xăng dầu

Chú trọng phát triển các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại các trạm dừng chân và gần các bến xe lớn theo quy hoạch.

Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, để tham gia kinh doanh mặt hàng này cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực (qua đào tạo), đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách cửa hàng với đường giao thông, về đấu nối với đường giao thông, về an toàn PCCC, đảm bảo vệ sinh môi trường…

Vì vậy, trong giai đoạn 2016 - 2020 điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh thái Nguyên phù hợp với các quy hoạch khác như quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông. Cải tạo, nâng cấp các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 11/013/TT-BCT ban hàng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu (QCVN 01:2013/BCT); di dời, chuyển vị trí các cửa hàng hiện có ảnh hưởng tới giao thông, môi trường.

2.3.8. Phát triển các cơ sở chiết nạp và hệ thống đại lý phân phối khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG)

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày càng cao, mạng lưới kinh doanh LPG là cơ sở quan trọng, nhằm đảm bảo bảo cung ứng đầy đủ cho nhu cầu dùng làm chất đốt, nhiên liệu động cơ, nguyên liệu phục vụ sản xuất, dân sinh. Mặt khác với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ nay cho đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp. Vì vậy cần phải đầu tư xây dựng một số cơ sở chiết nạp và hệ thống đại lý phân phối khí dầu mỏ hoá lỏng trên đại bàn tỉnh Thái Nguyên. Dự kiến đến năm 2020 xây dựng 02 cơ sở chiết nạp tại khu đô thị và công nghiệp Yên Bìnhxã Sơn Cẩm huyện Phú Lương, nâng cấp 02 cơ sở chiết nạp khí dầu mỏ hoá lỏng hiện có tại thành phố Thái Nguyên.

2.3.9. Phát triển tổng kho thương mại và trung tâm dịch vụ logistics

Nguyên tắc phát triển dịch vụ phụ trợ cho hoạt động phân phối hàng hoá của Thái Nguyên là bên cạnh việc phát triển dịch vụ logistic được tổ chức, thực hiện ở các doanh nghiệp độc lập, sẽ phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá và tập trung hoá một số trung tâm logistics phục vụ cho phân phối hàng hoá của ngành thương mại. Trung tâm logistics phục vụ phân phối hàng hoá được hiểu là một khu tập trung nhiều doanh nghiệp có thể phối hợp với nhau một cách đồng bộ, cung cấp các dịch vụ logistic phục vụ cho phân phối hàng hoá tương đối đầy đủ như vận tải, phân loại và đóng gói hàng hoá, bảo quản, dự trữ, tập trung hàng hoá hoặc phân loại và trung chuyển hàng hoá, dịch vụ thông tin có liên quan đến phân phối và lưu thông hàng hoá, xếp dỡ hàng, thông quan ....

Dự kiến đến 2020, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ có 03 trung tâm dịch vụ logistics:

- Xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên (khu vực cảng Đa Phúc).

- Thành phố Sông Công (khu vực hải quan ngoài cửa khẩu).

- Xã Yên Ninh - huyện Phú Lương (cửa ô vào tỉnh Thái Nguyên giao với đường Hồ Chí Minh).

2.3.10. Đầu tư hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp

Trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần tập trung cải tạo nâng cấp các khách sạn hiện có, đầu tư nâng cấp khách sạn Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn 5 sao vào năm 2020.

Ngoài các khách sạn nhà hàng trong các khu trung tâm dịch vụ thương mại như: Trung tâm thương mại Thái Nguyên (khu vực Sở Lao động &TBXH cũ) đạt tiêu chuẩn từ 4 - 5 sao, Trung tâm dịch vụ thương mại và chăm sóc sức khỏe quốc tế (phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên) đạt tiêu chuẩn từ 4 - 5 sao, khách sạn 4 sao tại khu vực Bến Tượng, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên.

- Trung tâm hội nghị và dịch vụ khách sạn 5 sao tại phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên.

- Khách sạn 4 - 5 sao tại khu vực Hồ Núi Cốc.

2.3.11. Quy họạch và quản lý các đường phố thương mại

Tập trung xắp xếp kinh doanh dịch vụ thương mại theo các ngành hàng trên các tuyến đường phố, dần hình thành các tuyến đường phố chuyên doanh ngành hàng như: Điện tử, điện máy; vật liệu xây dựng; vải sợi, may mặc; bách hóa tổng hợp; trang sức, đồ lưu niệm… và các khu phố ẩm thực.

2.4. Phát triển nguồn nhân lực thư­ơng mại

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động thư­ơng mại, việc đào tạo đội ngũ cán bộ, doanh nhân có năng lực và đội ngũ công nhân lành nghề tham gia các hoạt động thương mại có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Cần bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, có năng lực tư duy kinh doanh. Song song với việc đào tạo đội ngũ doanh nhân có năng lực, chủ chương tạo dựng đội ngũ công nhân viên thương mại đủ số lư­ợng, thạo tay nghề, giỏi về giao l­ưu tác nghiệp kinh doanh theo hướng văn minh hiện đại.

Tổ chức những lớp đào tạo và bồi dư­ỡng trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn cho các đối t­ượng: Giám đốc, các kế toán trư­ởng, công nhân viên… thành những doanh nhân giỏi về chuyên môn nghiệp vụ để điều hành quản lý kinh doanh.

Phần III

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2020

I. THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI

1. Tiếp tục thực hiện tốt Đề án cải cách hành chính theo hướng khai thác tối đa công năng việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, nâng cao chất lượng hiệu quả trong hoạt động nội bộ, trong giao dịch giữa cơ quan Nhà nước với công dân, doanh nghiệp, theo cơ chế “một cửa”, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001- 2008 nhằm nâng cao chất lượng quản lý của ngành. Công khai rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang Web của Sở Công Thương các thủ tục hành chính, thời gian, địa điểm, cán bộ đảm nhiệm nhận, trả kết quả về từng lĩnh vực có liên quan đến mọi tổ chức, cá nhân biết để thực hiện.

2. Tiếp tục rà soát các danh mục thủ tục hành chính, đến năm 2020 công khai và giải quyết 100% các thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa”.

3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức, viên chức,xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nư­ớc về công thương nói chung, về thương mại nói riêng.

II. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

- Thời hạn thuê đất, giá thuê đất áp dụng cho từng loại hình kết cấu hạ tầng thương mại được tính trên cơ sở quy định của các văn bản pháp luật về đất đai và quyết định về mức giá đất hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đầu tư trên một số địa bàn khó khăn giá thuê đất được miễn giảm, theo quy định của Chính phủ và chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên.

- Nhà đầu tư có đủ điều kiện, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại được hưởng các ưu đãi, khuyến khích về thuế ở mức cao nhất theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế.

- Ngân sách Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng đường giao thông, điện, hệ thống thoát nước đến chân hàng rào công trình dự án đầu tư siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối. Tiền bồi thường giải phóng mặt bằng được ngân sách hỗ trợ 100% và được trừ dần vào tiền thuê đất phải nộp.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ:

+ Khuyến khích các chủ đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, chợ ở thành phố, thị trấn, chợ nông thôn theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Khuyến khích chuyển đổi mô hình quản lý chợ để phát triển doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ thay thế Ban quản lý chợ.

+ Đầu tư xây dựng chợ đầu mối, chợ hạng I, hạng II, hạng III theo hình thức BOT nhà đầu tư được hưởng chính sách ưu đãi: Ngân sách hỗ trợ hai năm lãi suất sau đầu tư phần vốn vay ngân hàng xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng, kho thu mua nông sản thực phẩm trong chợ. Riêng đối với đầu tư chợ nông thôn, ngoài việc được hưởng các ưu đãi theo quy định còn được hỗ chợ từ Ngân sách Nhà nước tối đa không quá 2 tỷ đồng/ chợ theo quy định tại Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 6 năm 2015 của ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

+ Xây dựng các cơ chế chính sách như: Chính sách đăng ký, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa; chính sách thúc đẩy phân phối, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; chính sách phát triển thương nhân hoạt động thương mại.

III. NHÓM GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CHỦ YẾU

1. Mặt hàng chè khô các loại

Tỉnh Thái Nguyên, với diện tích trồng chè đứng thứ hai toàn quốc, sau Lâm Đồng, tuy nhiên sản lượng chè chưa cao và phân bố phân tán trên toàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 xuất khẩu chè đạt kim ngạch 10.000 tấn, bằng 15% sản lượng chè khô toàn tỉnh, tăng bình quân 13% năm, cần phải:

- Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chè xuất khẩu

- Đầu t­ư công nghệ mới, hiện đại đảm bảo chế biến công nghiệp trên 70% sản lượng chè đảm bảo chất l­ượng tiêu thụ trong n­ước cũng nh­ư xuất khẩu.

- Mở rộng thị tr­ường mới, giữ vững thị tr­ường cũ truyền thống

- Xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với một số vùng chè, đồng thời xử dụng có hiệu quả th­ương hiệu chè Thái Nguyên.

2. Hàng dệt may

Hiện nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may Thái Nguyên đạt gần 200 triệu USD, chiếm tỷ trọng 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương. Trong giai đoạn 2016-2020 để đạt kim ngạch xuất khẩu 360 triệu USD, nâng tỷ trọng trên 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương cần:

+ Mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị - công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

+ Khai thác tốt thị trường Hoa Kỳ và mở rộng sang thị trường Châu Âu.

3. Sản phẩm cơ khí, máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ

- Mặt hàng thép cán mới xuất khẩu sang các nước trong khối Asean, nhưng không ổn định, sau khi hoàn thành việc nâng cấp khu Gang thép Thái Nguyên cần xây dựng thị trường ổn định trong khối Asean, khu vực Châu Á, đồng thời tăng cường công tác Xúc tiến thương mại tìm kiếm mở rộng thị trường sang các nước Châu Âu và Mỹ La Tinh...

- Mặt hàng cơ khí, máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ … có thị trường ổn định, tuy kim ngạch xuất khẩu chưa cao. Trong giai đoạn 2016 - 2020 cần giữ vững thị trường, nâng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 14%/năm.

4. Tăng cường công tác xuất khẩu dịch vụ - xuất khẩu tại chỗ

Tập trung vào việc khai thác hoạt động chi tiêu và mua sắm hàng hoá của khách Du lịch quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến Thái Nguyên thông qua hoạt động du lịch và hợp tác đầu tư.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Thái Nguyên, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại.

- Cải tạo, nâng cấp các khu du lịch trọng điểm như khu du lịch Hồ Núi Cốc, ATK Phú Đình Định Hóa; Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà, rừng Khuôn Máng, Khu Khảo cổ học Thần Sa Võ Nhai,...

- Đầu tư hoàn chỉnh các trung tâm thương mại, khách sạn đang triển khai, phấn đấu trong giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn Thái Nguyên có khách sạn 5 sao...

IV. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

1. Rà soát, điều chỉnh bổ sung và xây dựng quy hoạch phù hợp với các chủ trương, chính sách chương trình cụ thể về phát triển ngành Công Thương trên địa bàn từng giai đoạn cụ thể. Công khai quy hoạch và quản lý theo quy hoạch các hoạt động dịch vụ thương mại trên địa bàn, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc triển khai thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại vì đây là nội dung cốt yếu để hướng dẫn và ổn định thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, không để xảy ra khiếu kiện phức tạp. Xem xét và giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo đối với xây dựng các chợ trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại theo quy định.

3. Tổ chức các hội nghị chuyên đề về hướng dẫn các chủ trương chính sách mới của nhà nước ban hành, nghe phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh và những thuận lợi, khó khăn của các đơn vị liên quan để có những biện pháp về quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ theo quy định. Định kỳ giao ban để triển khai nhiệm vụ với các phòng Công Thương, phòng Kinh tế các huyện, thành phố và thị xã.

4. Xây dựng lực lư­ợng Quản lý thị tr­ường vững mạnh, thực hiện tốt công tác quản lý thị trư­ờng, thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, chống sản xuất - buôn bán hàng giả, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Tăng cư­ờng công tác thanh kiểm tra, giám sát xử lý kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nư­ớc.

V. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI GẮN VỚI BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA, GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI

1. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển thương mại như: Quảng bá, xúc tiến đầu tư, xuất nhập khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, phát triển nguồn nhân lực thương mại.... phải thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

2. Phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước về hoạt động thương mại với cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh trật tự trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.”

VI. GIẢI PHÁP VỀ THÔNG TIN, THỊ TRƯỜNG

1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, liên kết giữa thị trường các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc, thị trường các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, thị trường các tỉnh Nam Bộ và đặc biệt là thành phố Hà Nội, nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản, hàng công nghiệp tiêu dùng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đây là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hoá do chính doanh nghiệp sản xuất ra.

Xây dựng chính sách thị trường, kích thích sản xuất phát triển, tạo ra thị trường thông thoáng. Mở rộng quyền tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện chính sách phát triển thương mại nhiều thành phần. Khuyến khích mở rộng các loại hình dịch vụ, mở rộng liên doanh, liên kết giữa các đơn vị sản xuất với lưu thông giữa các đơn vị. Đa dạng hoá hoạt động ngoại thương, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Phối hợp đồng bộ trong việc sử dụng các công cụ kinh tế: Thuế; tài chính, lãi suất ngân hàng, tổ chức thị trường vốn, thị trường chứng khoán, sàn giao dịch…

2. Các doanh nghiệp chú trọng xây dựng hệ thống mạng lưới phân phối và chiến lược kinh doanh dịch vụ thương mại, quan tâm hơn nữa đối với các hoạt động dịch vụ thương mại thuộc thành phần kinh tế tập thể. Huy động tối đa nguồn nhân lực, vật lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển các mối liên kết, thành lập các hiệp hội ngành hàng, tạo ra cầu nối giữa các hội viên với Nhà nước, cũng như thực hiện chức năng đối ngoại, giúp các hội viên tìm kiếm thị trường, hỗ trợ nhau sản xuất, kinh doanh, phân công trong dây truyền nhằm tăng cường năng lực sản xuất, có khả năng đáp ứng được các đơn hàng lớn, đặc biệt là trong ngành dệt may, sắt thép, chế biến chè búp khô… Đẩy mạnh việc hình thành các mối liên kết tiêu thụ và sản xuất, giữa người sản xuất với doanh nghiệp làm nhiệm vụ chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu tiêu dùng của các nhóm dân cư khu vực đô thị, vùng nông thôn miền núi, vùng cao phục vụ cho công tác định hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời làm cơ sở cho việc tạo lập các kênh lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

3. Tổ chức mạng lưới thông tin và công tác dự báo thị trường nhằm cung cấp thông tin, quảng bá hoạt động thư­ơng mại, hướng dẫn thị trư­ờng, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về thư­ơng mại, giúp cơ quan quản lý Nhà nước kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các thành phần kinh tế nắm bắt thị trường để tổ chức hoạt động kinh doanh. Liên hệ chặt chẽ và thường xuyên với cơ quan tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài và Tham tán thương mại của nước ngoài tại Việt Nam để làm cầu nối chào bán hàng hóa. Trưng bầy giới thiệu sản phẩm địa phương, quảng bá tiềm năng thương mại tỉnh Thái Nguyên trên phạm vi cả nước và thế giới. Hỗ trợ, đầu tư kinh phí xây dựng thương hiệu hàng hóa, tham gia các hội chợ, hội thảo quốc tế ở trong nước và nước ngoài.

4. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung và nâng cao năng lực dự báo thị trường trong và ngoài nước, cung cấp thông tin nhanh và hiệu quả cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin.

5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả của sàn giao dịch thương mại điện tử tạo cầu nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông qua mạng internet, góp phần vào công tác xúc tiến, thông tin thị trường các nước, thông tin về xuất nhập khẩu, về vấn đề pháp luật, quảng bá giới thiệu tiềm năng của tỉnh, định hướng phát triển, những cơ chế chính sách hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư; giúp các doanh nghiệp giới thiệu hình ảnh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường…

VII. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI GẮN VỚI SẢN XUẤT VÀ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

1. Ưu tiên các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ, ngành cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ và sản xuất phụ tùng thay thế ở quy mô lớn có khả năng cạnh tranh cao phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kêu gọi các nhà sản xuất đầu tư dây truyền công nghệ mới, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, sản xuất ra các mặt hàng có thương hiệu trong nước và quốc tế. Gắn kết phát triển thương mại với phát triển du lịch tạo thị trường cho xuất khẩu tại chỗ.

2. Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, hỗ trợ các làng nghề truyền thống sản xuất nhiều sản phẩm mới phục vụ cho xuất khẩu, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài, tăng doanh thu dịch vụ, tăng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và xuất khẩu tại chỗ.

3. Thiết lập, mở rộng và củng cố các kênh lư­u thông hàng hoá theo hướng ổn định để hàng hoá đi đến các địa chỉ tiêu dùng một cách thông suốt với thời gian nhanh nhất, quãng đường ngắn nhất và chi phí thấp nhất. Tập trung đặc biệt vào hai kênh l­ưu thông sau:

+ Các kênh l­ưu thông vật tư­ hàng công nghiệp tiêu dùng: Hàng hoá đi thẳng từ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và từ nhập khẩu vào các doanh nghiệp thương nghiệp đầu mối, phát luồng qua hệ thống các nhà phân phối đến người tiêu dùng.

+ Các kênh l­ưu thông hàng nông sản thực phẩm để tiêu thụ hàng hoá từ ngư­ời sản xuất đến ngư­ời tiêu dùng trong nư­ớc và ngoài nước thông qua các doanh nghiệp sản xuất chế biến, kinh doanh, các chợ và các cửa hàng, HTX thương mại.

4. Đổi mới và đa dạng các ph­ương thức kinh doanh như: Đại lý, ủy thác, hàng đổi hàng, mua bán tại nhà thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, bằng Catalogue… Tổ chức mua bán qua mạng, tự phục vụ, thương mại điện tử; tổ chức kinh doanh trung tâm thương mại, siêu thị, …

VIII. GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Có phương án thiết kế xây dựng các công trình thương mại đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, có hệ thống thu gom, xử lý chất thải phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường trong và ngoài khu vực dự án; Ứng cứu sự cố môi trường, đặc biệt đối với các cơ sở kinh doanh các mặt hàng nguy hiểm, các mặt hàng có nguy cơ cháy, nổ cao; khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng các công nghệ mới, công nghệ hiện đại.

2. Đối với các cơ quan nhà nước: Nâng cao năng lực thẩm định về tác động môi trường của dự án hạ tầng thương mại; Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.

3. Đối với doanh nghiệp: Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm, thực hiện tốt việc thu gom, xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

4. Đối với các tổ chức xã hội, dân chúng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tổ chức cá nhân để nâng cao nhân thức cộng đồng và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường.

IX. GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ

1. Xây dựng và cụ thể hóa các chính sách về huy động vốn đầu tư­ kết cấu hạ tầng dịch vụ thương mại, trong đó trọng tâm là đầu t­ư xây dựng chợ nông thôn, trung tâm cụm xã và HTX dịch vụ thương mại, nhằm phát triển dịch vụ thư­ơng mại nông thôn miền núi, vùng cao.

2. Nguồn vốn đầu t­ư: Nguồn vốn xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo chợ, xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị được huy động từ các nguồn (Ngân sách Trung ương, địa phương; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn vay và các nguồn khác).

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ, trung tâm thị trấn, thị xã, thành phố chủ yếu bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp và các nguồn vốn khác theo hình thức BOT.

- Nguồn vốn đầu tư phát triển mạng l­ưới chợ, phát triển trung tâm cụm xã; đối với địa bàn miền núi, địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn, nguồn vốn đầu tư cải tạo, xây dựng chợ nông thôn, từng bước xóa bỏ các chợ tạm..., ngoài các nguồn vốn (Trung ương hỗ trợ; nước ngoài; doanh nghiệp; vốn vay... các nguồn vốn khác) cần lồng ghép với nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

- Vốn doanh nghiệp và huy động khác đầu tư đối với mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị, chợ tại các trung tâm huyện, thành phố, thị xã; mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu; các cơ sở chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng, một số kho tàng và trung tâm dịch vụ logistics.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên.

2. Trách nhiệm của các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.

2.1. Sở Công Thương: là cơ quan trường trực Ban Chỉ đạo. Căn cứ Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện.

2.2. Sở Giao thông vận tải: Thực hiện tốt các nội dung quy hoạch ngành Giao thông vân tải giai đoạn 2016 - 2020; Xây dựng kế hoạch nâng cấp các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông đến các cụm xã, miền núi, vùng cao và giao thông nông thôn; Xây dựng và mở rộng các tuyến quốc lộ thành cửa ngõ dẫn vào tỉnh tạo điều kiện giao thương, phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng chợ đầu mối.

2.3. Sở Xây dựng: phối hợp với Sở Công Thư­ơng quy hoạch chi tiết các công trình phục vụ cho hoạt động thương mại theo phương thức kinh doanh hiện đại.

2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường: bố trí kế hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng thương mại theo quy hoạch, kế hoạch của các huyện, thành phố, thị xã, điều chỉnh (nếu có) kế hoạch sử dụng đất trong từng giai đoạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bảo vệ tài nguyên, môi trư­ờng sinh thái tại các khu dịch vụ, các trung tâm th­­ương mại, siêu thị, chợ…

2.5. Sở Khoa học và Công nghệ: phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn đo lư­ờng chất lư­ợng sản phẩm hàng hoá, quản lý việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá; phối hợp, kiểm tra thẩm định các dây truyền máy móc thiết bị công nghệ mới.

2.6. Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch: phối hợp với ngành Công Thương thực hiện tốt công tác quản lý nhà n­­ước về văn hoá - du lịch, tạo ra những sản phẩm đặc thù của ngành, phục vụ cho khách du lịch, tăng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, xuất khẩu tại chỗ, góp phần thúc đẩy thư­­ơng mại phát triển.

2.7. Sở Ngoại vụ: Phối hợp với các cơ quan chức năng làm đầu mối liên hệ giữa các doanh nghiệp và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm tìm kiếm đối tác, thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của tỉnh.

2.8. Sở Tài chính: phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm, bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách của Sở Công Thương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2.9. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương đề xuất giải pháp, huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh.

2.9. UBND các huyện, thành phố, thị xã: căn cứ Quy hoạch mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch cụ thể nhu cầu sử dụng đất hàng năm cho các hạng mục công trình, địa điểm bố trí mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ, cụm thương mại, kho hàng hóa...) gửi Sở Tài Nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

2.10. Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: phối hợp tốt với các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương đóng trên địa bàn đưa tin, tuyên truyền về tiến độ và kết quả triển khai Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020./.

 

PHỤ LỤC I

TỔNG SẢN PHẨM (GRDP) TỈNH THÁI NGUYÊN PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ THEO GIÁ THỰC TẾ (tỷ đồng)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3485/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Năm

Tổng số

Chia ra 3 khu vực

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Nông, lâm nghiệp

Tổng

Trong đó dịch vụ thương mại

2010

21,466,1

8.485,5

8.418,9

1.916,9

4.561,7

2011

27.965,9

10.907,9

10.799,1

2.263,7

6.258,9

2012

32.664,4

12.993,0

12.592,8

2.711,6

7.078,5

2013

36.074,5

13.817,2

14.667,8

3.494,9

7.589,5

2014

43.791,7

19.256,0

16. 208,1

3.989,6

8.327,6

Dự ước 2015

53.182,4

24.988,6

18.882,3

4.980,0

9.311,5

 

CƠ CẤU GIỮA CÁC KHU VỰC KINH TẾ (%)

Năm

So với tổng số

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Nông, lâm nghiệp

Tổng số

Tỷ trọng trong tổng sản phẩm

Tỷ trọng trong tổng KVDV

2010

100,00

39,5

39,2

8,9

22,8

21,3

2011

100,00

39,0

38,6

8,1

21,0

22,4

2012

100,00

39,8

38,6

8,3

21,5

21,7

2013

100,00

38,3

40,7

9,7

23,8

21,0

2014

100,00

44,0

37,0

9,1

24,6

19,0

Dự ước 2015

100,00

47,0

35,5

9,4

26,4

17,5

Nguồn: Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2014

 

PHỤ LỤC II

TÔNG SẢN PHẨM (GDP) TỈNH THÁI NGUYÊN PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ THEO GIÁ SO SÁNH 2010 (tỷ đồng)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3485/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Năm

Tông số

Chia ra 3 khu vực

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Nông, lâm nghiệp

Tổng

Trong đó dịch vụ thương mại

2010

21.466,1

8.485,5

8.418,9

1.916,9

4.561,7

 2011

23.338,2

9.453,1

9.090,1

1.990,3

4.795,0

 2012

24.931,3

10.118,0

9.739,2

2.170,0

5.074,1

 2013

26.475,8

10.584,3

10.539,4

2.427,0

5.352,1

 2014

31.777,3

14.952,9

11.215,4

2.646,5

5.609,0

Ước 2015

37.756,6

19.699,2

12.196,0

2.910,0

5.861,4

Tốc độ phát triển (%)

2010

110,4

113,1

111,1

 

104,6

2011

108,7

111,4

108,0

103,8

105,1

2012

106,8

107,0

107,1

109,1

105,8

2013

106,2

104,6

108,2

111,8

105,5

2014

120,0

141,3

106,4

109,1

104,8

Ước 2015

118,8

131,7

108,7

110,0

104,5

Bình quân cả giai đoạn

112,0

118,3

107,7

108,7

105,1

 

GDP bình quân đầu người theo giá thực tế (triệu đồng)

 

Năm

Tăng bình quân cả giai đoạn (%)

2010

2011

2012

2013

2014

Dự ước 2015

- Tỉnh Thái Nguyên

18,9

24,5

28,4

31,2

37,3

45,0

118,95

- Cả nước

24,8

31,6

36,5

39,9

43,4

49,4

114,80

- Tỷ lệ so với cả nước (%)

76,2

77,5

77,8

78,2

85,94

91,10

 

Nguồn: Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2014

 

PHỤ LỤC III

TỔNG MỨC LƯU CHUYỂN BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3485/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

TT

Chỉ tiêu

Năm

Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 (%)

2010 (tỷ đồng)

2011 (tỷ đồng)

2012 (tỷ đồng)

2013 (tỷ đồng)

2014 (tỷ đồng)

Ước 2015 (tỷ đồng)

So với năm trước (%)

 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội

9.288,3

11.608,4

13.666,2

15.964,2

18.056,7

20.900,0

115,8

117,7

1

Phân theo loại kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kinh tế nhà nước

727,8

888,3

1.034,4

1.584,9

1.670,0

1.923,0

115,2

121,5

 

Tỷ trọng (%)

7,8

7,6

7,6

9,9

9,2

9,2

 

 

 

Kinh tế dân doanh

8.560,5

10.720,1

12.631,8

14.379,3

16.386,7

18.977,0

115,8

117,3

 

Tỷ trọng (%)

92,2

92,4

92,4

90,1

90,8

90,8

 

 

2

Phân theo ngành kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thương Mại

8.269,0

10.293,1

12.042,6

13.999.5

15.959,3

18.500,0

115,9

117,5

 

Tỷ trọng (%)

89,03

88,67

88,12

87,69

88,38

88,5

 

 

 

Dịch vụ, lưu trú, nhà hàng

654,9

850,2

1.002,4

1.150,4

1.238,6

1.463,0

118,1

117,5

 

Tỷ trọng (%)

7,05

7,32

7,33

7,21

6,86

7,0

 

 

 

Dịch vụ khác

364,4

465,2

621,2

814,2

858,8

937,0

109,1

120,8

 

Tỷ trọng (%)

3,92

4,01

4,55

5,10

4,76

4,5

 

 

3

Sức mua bình quân đầu người (triệu đồng /người/năm)

8,2

10,2

11,9

13,8

15,4

17,6

114,3

116,5

 

Dân số trung bình

(ngàn người)

1.131

1.139

1.149

1.156

1.173

1.190

 

 

Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên 2014 - Dự ước của Sở Công Thương

 

PHỤ LỤC IV

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3485/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm

Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (%)

2010

2011

2012

2013

2014

Ước 2015

So với năm trước (%)

I

Tổng kim ngạch xuất khẩu

triệu USD

89,9

142,3

136,5

245,4

8.966,8

16.500,0

184,0

178,3

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xuất khẩu địa phương

triệu USD

78,4

113,9

100,7

147,7

238,2

255,4

107,2

26,6

2

Xuất khẩu Trung ương

11,5

28,4

35,8

97,7

8.726,6

16.244,6

186,2

326,6

 

Mặt hàng chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Sản phẩm may

triệu USD

56,3

65,4

77,9

89,7

167,1

179,0

107,1

26,0

2

Gang

1.114

1.085

2.804

751

1.096

619

56,5

-11,1

3

Thiếc thỏi

79

80

101

163

265

500

188,7

44,6

4

Chè các loại

6.438

6.926

8.648

7.946

5.386

5.429

100,8

-3,4

5

Giấy đế

4.908

5.321

5.400

2.415

5.037

4.392

87,2

-2,2

6

Công cụ, Dụng cụ

triệu USD

17,8

22,7

23,5

26,4

33,5

35,3

105,4

13,4

7

Quặng đa kim

-

-

-

7,3

90,1

85,5

94,9

-

8

Điện thoại thông minh

-

-

-

-

5.948

10.703

179,9

-

9

Máy tính bảng

-

-

-

-

2.221

3.011

135,6

-

 

Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người

USD/người

87,44

124,93

118,80

212,27

7.660,0

13.870,0

181,1

175,5

II

Tổng kim ngạch nhập khẩu

triệu USD

301,3

360,2

383,5

607,7

8.150,8

14.800,0

144,8

117,9

 

Nhập khẩu địa phương

triệu USD

211,0

210,0

280,0

300,1

471,1

689,0

146,3

26,7

 

Nhóm hàng chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tư liệu sản xuất

triệu USD

301,2

360,0

354,2

351,3

8.110,2

14.718

181,5

117,7

 

Tỷ trọng trong tổng số hàng nhập

%

99,97

99,94

92,36

57,81

99,50

99,5

 

 

2

Hàng tiêu dùng

0,1

0,2

29,3

256,4

40,6

82,0

202,0

282,6

Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên 2014 - Dự ước của Sở Công Thương

 

PHỤ LỤC V

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3485/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

TT

Tên dự án

Địa điểm thực hiện

Quy mô dự án

Ghi chú

Diện tích đất (m2)

Vốn đăng ký (tỷ đồng)

Vốn TH (tỷ đồng)

1

Tổ hợp tháp đôi TTTM và siêu thị kết hợp văn phòng cho thuê TTGT và trưng bày sản phẩm

Đường Bắc Nam TPTN

50.000

996,0

 

Đang thực hiện GPMB

2

Trung tâm thương mại Thái Nguyên

Số 2 Đường Cách mạng Tháng tám

10.000

442,0

102,0

Song 02 tầng hầm (DA tạm dừng)

2

TTTM Big C Thái Nguyên

P. Tân Thịnh TP TN

20.000

300,0

-

Đang lập Dự án

3

TTTM Kim Thái

Đ. H. V.Thụ TP TN

2.000

285,3

285,3

Đã hoàn thành

4

Trung tâm thương mại Chợ Minh Cầu

Đ. Minh Cầu P.Phan Đình Phùng

1.574,6

133,0

61,4

Song giai đoạn 1 đã hoạt động

5

TTTM Chợ Đồng Quang

P. Đ. Quang TPTN

5.120

216,3

216,3

Đã hoạt động

6

TTTM Phú Thái

Xã Đ. Bẩm TP TN

6.000

190,0

 

Chưa thực hiện

7

Trung tâm Hội nghị và dịch vụ khách sạn 5 sao

P. Trưng Vương, TP Thái Nguyên

20.000

633,0

 

Đang triển khai

8

Trung tâm Buiding

P. Trưng Vương TPTN

20.000

272,3

 

Đang triển khai

9

Tổ hợp DV TM & KS cao cấp

P. Trưng Vương - TPTN

3.000

300,0

 

Đang triển khai

10

TTTM Gang Thép

P.Gia Sàng - TPTN

7.000

80

 

 

11

TTTM & DV Hải Việt

Sơn Cẩm - Phú Lương

20.000

16,3

 

 

12

TTTM & chung cư Phủ Liễn

P. Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên

30.000

2,5

 

Đang triển khai

13

TTTM và dịch vụ bảo trì ô tô cao cấp

Xã Đồng Bẩm - TP TN

20.000

100,0

 

 

14

Tổ hợp Siêu thị và văn phòng cho thuê VNF1

P. Trưng Vương - TP Thái Nguyên

35.000

110,0

 

 

15

Tổ hợp Siêu thị và văn phòng cho thuê

P. Gia Sàng - TP Thái Nguyên

1.500

185,0

 

 

16

Trung tâm Tài chính & Thương mại FCC

P. Hoàng Văn Thụ (UBND Phường cũ)

2.000

50,0

40,0

Song phần thô

17

TTTM Sông Công

Thị xã Sông Công

2.000

30,0

30

 

18

TTTM Việt Thái

Phổ Yên

10.000.

45,0

 

Đang làm thủ tục đất

19

TTTM Minh Cầu

TP. Thái Nguyên

5.000

30,0

 

Đang làm thủ tục đất

20

TTTM dịch vụ giàn giáo Cốp pha TB

Tổ 2 P. Hoàng Văn Thụ TPTN

1.000

11,5

11,5

 

21

TT Thương mại M-A-M CENTER

Đ.Bến Tượng , P Trưng Vương TPTN

3.000

97,5

60,0

Song phần thô

 

Cộng

 

270.194,6

4.528,7

752,5

 

Nguồn Cổng thông tin điện tử TN và điều tra trực tiếp

 

PHỤ LỤC VI

HỆ THỐNG CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3485/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

TT

Tên siêu thị

Địa chỉ

Hạng Siêu thị

Nhóm hàng kinh doanh

Diện tích

1

Minh Cầu 1

Tổ 1, Phan Đình Phùng, TPTN

3

Kinh doanh tổng hợp

1.000

2

Minh Cầu 2

Số 88, Dương Tự Minh, TPTN

3

Kinh doanh tổng hợp

1.000

3

Minh Cầu 3

P. Phan Đình Phùng

3

Kinh doanh tổng hợp

350

4

Sách Thái Nguyên

136, Hoàng Văn Thụ, TPTN

3

Kinh doanh tổng hợp

1.000

5

Thế giới số cơ sở 1

127, đường CM Tháng 8, TPTN

3

Điện tử

300

6

Thế giới số cơ sở 2

3/1 Đường Bắc Kạn, TPTN

3

Điện tử

400

7

Máy tính IEC

142, Hoàng Văn Thụ, TPTN

3

Điện tử

300

8

Do’s Mart

Chợ Thái, phường Trưng Vương, TPTN

3

Kinh doanh tổng hợp

1.200

9

Huyền Hương

Đường CM Tháng 8 (Đối diện Công an tỉnh)

3

Kinh doanh tổng hợp

350

10

Dung Quang

Thị trấn Ba Hàng, Phổ Yên

3

Kinh doanh tổng hợp

1.000

11

Điện thoại Viettel 1

153, Hoàng Văn Thụ, TPTN

3

Điện thoại

300

12

Điện thoại Viettel 2

120, CM Tháng 8, tổ 10, TPSC

3

Điện thoại

350

13

Điện thoại Viettel 3

355, Lương Ngọc Quyến, TPTN

3

Điện thoại

300

14

Điện thoại Viettel 4

373/1, đường CM Tháng 8, tổ 17, P. Hương Sơn, Gang Thép, TPTN

3

Điện thoại

300

15

Thời trang VIVA Fashion

Số 369, Lương Ngọc Quyến, TPTN

3

Thời trang

350

16

Điện máy – hàng tiêu dùng Thanh Niên

Số 318, Quang Trung, phường Tân Thịnh, TPTN

3

Kinh doanh tổng hợp

1.000

17

Khánh Vinh

Dương Tự Minh, TPTN

3

Kinh doanh tổng hợp

300

18

Điện máy Media Mart TN

Số 3 Bắc Kạn, TPTN

3

Điện máy

400

19

Tôn Mùi 1

Số 43, đường Minh Cầu – TPTN

3

Kinh doanh tổng hợp

500

20

Tôn Mùi 2

Tổ 18, phường Thịnh Đán, TPTN

3

Kinh doanh tổng hợp

500

21

Thế giới số 1

Số 447, Lương Ngọc Quyến, TPTN

3

Điện thoại

300

22

Thế giới số 1

Tiểu khu 4 – TT Ba Hàng, Phổ Yên

3

Điện thoại

300

23

Nga Uân

Đường Hoàng Văn Thụ

3

Chăn ga gối đệm

650

24

Siêu thị HC

Phường Quang Trung, TPTN

3

Kinh doanh hàng điện máy

1.300

 

PHỤ LỤC VII

TỔNG HỢP CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ
Giai đoạn 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3485/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm

Tốc độ tăng bình quân (%)

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1. Tổng số cơ sở lưu trú

Cơ sở

475

481

509

556

585

610

5,2

1.1 Khách sạn

"

55

49

49

34

42

44

-4,4

 Khách sạn 4 sao

"

-

-

-

-

-

1

-

 Khách sạn 3 sao

"

4

4

4

4

4

4

-

Khách sạn 1- 2 sao

"

51

45

45

30

38

39

-5,2

 1.2 Nhà nghỉ (1)

 

420

432

460

501

527

566

6,2

2. Số phòng nghỉ

phòng

4.601

4.789

4.936

5.425

5.710

6.012

5,5

Khách sạn

 

1.332

1.443

1.450

1.628

1.716

1.785

6,1

Nhà nghỉ

 

3.269

3.346

3.486

3.797

3.994

4.227

5,3

3. Số khách cơ sở lưu trú phục vụ

nghìn người

528.2

735.2

763.3

833.8

877.2

924

11.8

4. Thời gian khách lưu trú

nghìn ngày

483.3

637.9

673.6

736.3

774.8

820

11.2

(1) Bao gồm nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014; Sở VHTT & Du lịch

 

PHỤ LỤC VIII

THỰC HIỆN ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI CHỦ YẾU
(Giai đoạn 2011 - 2015)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3485/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

 Đơn vị tính: tỷ đồng

TT

Kết cấu hạ tầng

Số lượng

Vốn đầu tư

Ghi chú

Tổng số

Ngân sách nhà nước

Doanh nghiệp

Vốn góp của dân

1

Trung tâm thương mại

04

752,5

 

752,5

 

Khối lượng hoàn thành

2

Hệ thống chợ

53

253,4

66,4

180

6

Đã đầu tư

3

Hệ thống siêu thị

25

100,0

 

100,0

 

4

Hê thống cửa hàng tự chọn

54

50,0

 

35,0

15,0

5

Hệ thống kho, dịch vụ logictics, trạm nạp LPG…

05

97,8

 

97,8

 

Kho cảng XD, trạm nạp LPG, HQ,

6

Sàn giao dịch TMĐT

01

1,5

1,5

 

 

Đã hoạt động

7

Các cửa hàng xăng dầu

62

217,0

 

217,0

 

xây dựng mới từ 2011 - 2015

 

Tổng cộng

 

1.472,2

67,9

1.383,3

21,0

 

Nguồn: Điều tra của Sở Công Thương

 

PHỤ LỤC IX

DỰ KIẾN TỔNG MỨC LƯU CHUYỂN BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3485/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

TT

Chỉ tiêu

Năm

Tốc độ tăng bình quân

(%)

2015 (tỷ đồng)

Dự báo 2020 (tỷ đồng)

 

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội

20.900,0

52.000

20,0

I

Phân theo loại hình kinh tế

 

 

 

 

Kinh tế nhà nước

1.923,0

4.784

20,0

 

Tỷ trọng (%)

9,2

9,2

 

2

Kinh tế dân doanh

18.977,0

47.216

20,0

 

 Tỷ trọng (%)

90,8

90,8

 

II

 Phân theo ngành kinh doanh

 

 

 

 

Thương nghiệp

18.500,0

46.000

20,0

 

Tỷ trọng so với tổng mức (%)

88,5

88,5

 

 

 Dịch vụ lưu trú, khách sạn nhà hàng

1.463,0

3.650

20,0

 

 Dịch vụ khác

937,0

2.350

20,2

III

Sức mua bình quân đầu người

(triệu đồng/người/năm)

17,6

42,0

20,0

 Nguồn: Sở Công Thương dự kiến

 

PHỤ LỤC X

DỰ KIẾN KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3485/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Ước TH năm 2015

Dự báo 2020

Tốc độ tăng bình quân (%)

I

Tổng kim ngạch xuất khẩu

triệu USD

16.500,0

21.000

9,0

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

Xuất khẩu địa phương

triệu USD

255,4

500,0

14,4

 

Xuất khẩu Trung ương

16.244,6

20.500

8,9

 

Mặt hàng chủ yếu

 

 

 

 

1

Sản phẩm may

triệu USD

179,0

360,0

15,0

2

Gang

tấn

619

867,0

7,0

3

Thiếc thỏi

500

800,0

9,9

4

Chè các loại

5.429

10.000,0

13,00

5

Giấy đế

4.392

6.700,0

8,80

6

Công cụ, Dụng cụ

triệu USD

35,3

 68,0

14,0

7

Quặng đa kim

85,5

170,0

15,0

8

Điện thoại thông minh, máy tính bảng

13.714

20.600,0

8,5

 

Kim ngạch xuất khẩu BQ đầu người

USD/người

13.870,0

17.000

8,2

 

Tỷ trọng xuất khẩu/nhập khẩu

lần

1,12

2,5

 

II

 Tổng kim ngạch nhập khẩu

triệu USD

14.800,0

8.200

-11,1

 

Nhập khẩu địa phương

triệu USD

689,0

1.000

8,0

 

 Nhóm hàng chủ yếu

 

 

 

 

1

Tư liệu sản xuất

triệu USD

14.718

8.000

-11,4

 

Tỷ trọng trong tổng số hàng nhập

%

99,5

97,7

 

2

Hàng tiêu dùng

82,0

200

19,5

Nguồn: Dự kiến của Sở Công Thương

 

PHỤ LỤC XI

DỰ KIẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHỢ ĐẦU MỐI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3485/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

1. Xây dựng mới

TT

TÊN CHỢ

Địa chỉ

Diện tích đất cần có để sử dụng (m2)

Số vốn cần đầu tư (triệu đồng)

Mục đích đầu tư

 

 

 

1

Chợ vùng Việt Bắc

P. Thịnh Đán, TP Thái Nguyên

25.000

100.000

Chợ đầu mối tổng hợp

 

2

Chợ Yên Ninh

xã Yên Ninh huyện Phú Lương

15.000

50.000

Chợ đầu mối nông sản

 

3

Chợ Thuận Thành

xã Thuận Thành huyện Phổ Yên

20.000

70.000

Chợ đầu mối tổng hợp

 

4

Chợ Phú Thượng

xã Phú Thượng huyện Võ Nhai

15.000

50.000

Chợ đầu mối nông sản

 

5

Chợ Yên Lãng

xã Yên Lãng huyện Đại Từ

15.000

50.000

Chợ đầu mối nông sản

 

 

Tổng

 

90.000

320.000

 

 

2. Nâng cấp, xây dựng lại chợ thành chợ đầu mối

TT

Tên chợ

Địa chỉ

Diện tích đất cần có để sử dụng (m2)

Số vốn cần đầu tư (triệu đồng)

Mục đích đầu tư

 

 

 

1

Chợ Đồn

xã Kha Sơn huyện Phú Bình

15.000

50.000

Chợ đầu mối nông sản

 

2

Chợ Tân Khánh

xã Tân Khánh huyện Phú Bình

15.000

50.000

Chợ đầu mối nông sản

 

3

Chợ La Hiên

thị trấn La Hiên huyện Võ Nhai

15.000

50.000

Chợ đầu mối nông sản

 

 

Tổng

 

45.000

150.000

 

 

Nguồn: Sở Công Thương dự kiến

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản