207243

Quyết định 375/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đề án củng cố tổ chức Ban Chỉ đạo An ninh trật tự và các mô hình tự quản về An ninh trật tự tại cơ sở do tỉnh Thanh Hóa ban hành

207243
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 375/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đề án củng cố tổ chức Ban Chỉ đạo An ninh trật tự và các mô hình tự quản về An ninh trật tự tại cơ sở do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu: 375/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Văn Lợi
Ngày ban hành: 14/02/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 375/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
Người ký: Nguyễn Văn Lợi
Ngày ban hành: 14/02/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 375/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 02 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CỦNG CỐ TỔ CHỨC BAN CHỈ ĐẠO AN NINH TRẬT TỰ VÀ CÁC MÔ HÌNH TỰ QUẢN VỀ AN NINH TRẬT TỰ TẠI CƠ SỞ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới;

Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 298/PV11 (PX28) ngày 21/12/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Củng cố tổ chức Ban chỉ đạo An ninh trật tự và các mô hình tự quản về An ninh trật tự tại cơ sở".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Lợi

 

ĐỀ ÁN

CỦNG CỐ TỔ CHỨC BAN CHỈ ĐẠO ANTT VÀ CÁC MÔ HÌNH TỰ QUẢN VỀ ANTT TẠI CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 375/QĐ-UBND ngày 14/02/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Phần 1.

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ANTT VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO, CÁC MÔ HÌNH TỰ QUẢN VỀ ANTT TẠI CƠ SỞ

I. Thực trạng tình hình ANTT.

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các Cấp ủy Đng, chính quyn, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, An ninh chính trị luôn được giữ vững, Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo ổn định... Kết quả đó đã góp phn quan trọng đm bảo sự ổn định chính trị, thúc đẩy sự nghiệp kinh tế - xã hội phát triển, tăng cường tiềm lực QP-AN trên địa bàn tnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, tình hình ANTT vẫn còn tiềm ẩn những vấn đphức tạp:

- An ninh quốc gia: Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá với nhiu phương thức ngày càng nguy hiểm, thâm độc; khu vực biên giới hoạt động của Phỉ, hoạt động tuyên truyền việc thành lp “Vương quốc người Mông” tiếp tục gia tăng. Hoạt động phát triển đạo trái phép trong vùng đồng bào dân tộc, buôn bán vận chuyển ma túy trái phép qua biên giới vn còn din ra phức tạp; các mâu thun, tranh chấp, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân chưa giảm, có những nơi đã trở thành “điểm nóng”...

- Hoạt động của tội phạm có xu hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng hơn, nhất là tội phạm hoạt động có tổ chức, có tính chất chuyên nghip, tội phạm sử dụng vũ khí, như: Cướp, cướp giật,... Đáng chú ý là sự xuất hiện của một số loại tội phạm mới như: Tội phạm có tính chất quốc tế, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, trộm cp cước viễn thông... tình hình tệ nạn xã hội còn din ra phức tạp, nhất là tnạn ma túy, cờ bạc và mại dâm.

Các tình hình trên đã tác động đến tư tưởng, gây m lý băn khoăn, lo lắng trong một bộ phận đảng viên và qun chúng nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

II. Thực trạng hoạt động của các Ban chỉ đạo và mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở.

1. Ở xã, phường, thị trấn.

Trong nhiều năm ở xã, phường, thị trấn tồn tại nhiu loại hình ban chđạo liên quan đến chỉ đạo công tác đm bo ANTT như: Ban chỉ đạo 138, Ban chỉ đạo phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; Ban an toàn giao thông; Ban chỉ đạo các Nghị quyết liên tịch giữa Công an với Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, v.v…

- Do tồn tại nhiều Ban chỉ đạo, nên hội họp nhiều, tốn thời gian, kinh phí, trong khi đó chức năng, nhiệm vụ, phân công không rõ ràng, chồng chéo. Khi có vụ việc về ANTT xảy ra chỉ huy, chỉ đạo thiếu tập trung, thống nhất, chưa huy động có hiệu quả sức mạnh của các ngành, đoàn thể và không quy được trách nhiệm cá nhân.

- Các vụ việc về ANTT khi xảy ra thì trên 70% ở cơ sở do cấp xã, thị trấn trực tiếp giải quyết, trong khi đó chưa xác định được lực lượng nòng cốt ở cơ sở là lực lượng nào, nhất là lực lượng thường trực còn thiếu nên khi có vụ việc xảy ra, nhất là các vụ việc gây rối trật tự công cộng, khiếu kiện đông người, tranh chấp phức tạp hoặc "điểm nóng" thì không đủ khả năng để giải quyết.

2. Ở thôn, bản, khu phố.

Hiện đang tồn tại nhiều loại mô hình tự quản về ANTT như: Tổ AN xã hội, Tổ an ninh nhân dân, Tổ liên gia tự quản, Đội dân phòng, Đội tuần tra nhân dân, Trung đội xung kích an ninh nhân dân… Có 4 huyện: Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Nông Cống, Vĩnh Lộc chỉ đạo thống nhất xây dựng Tổ an ninh xã hội để thực hiện trên địa bàn toàn huyện.

Các mô hình tự quản nêu trên phần lớn mang tính tự phát, thiếu hướng dẫn của cấp trên, chưa quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động nên hiệu quả thấp. Lực lượng thường trực về ANTT ở thôn, bản, khu phố chỉ có 1 đồng chí Công an viên nên khi có vụ việc xảy ra giải quyết không có hiệu quả.

3. Nguyên nhân của tình trạng trên.

- Chính phủ, Bộ Công an chưa có hướng dẫn thống nhất các Ban chỉ đạo và mô hình tự quản về ANTT ở cơ sở, chưa xây dựng được quy chế trong điều hành chỉ đạo hoạt động nên việc triển khai xây dựng mô hình còn nhiều bất cập.

- Trên địa bàn tỉnh ta chưa đầu tư, nghiên cứu, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, mà cấp huyện ỷ lại cho cấp xã, cấp xã ỷ lại cho thôn, bản, nên mô hình hiện tại là tự phát, manh mún, hoạt động kém hiệu quả.

Từ trực trạng trên, căn cứ Nghị quyết TW 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ; Chỉ thị số 03/CT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về tổ chức xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Nghị quyết số 01/2006/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI về nhiệm vụ đảm bảo An ninh Quốc phòng, việc triển khai thực hiện Đề án "Củng cố, tổ chức Ban chỉ đạo An ninh trật tự và các mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở" là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự hiện nay và trong thời gian tới.

Phần 2.

MỤC TIÊU, NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. Mục tiêu.

1. Hợp nhất các ban chỉ đạo và các mô hình tự quản về ANTT tại xã, phường, thị trấn, giảm bớt các đầu mối, tránh trùng dẫm, chồng chéo, tinh gọn, phát huy được sức mạnh tổng hợp, tập trung, thống nhất trong chỉ đạo công tác ANTT, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong tình hình mới.

2. Xây dựng lực lượng nòng cốt có đủ khả năng tập hợp, hướng dẫn quần chúng tham gia phong trào bảo vệ ANTQ. Quy định rõ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, lề lối làm việc trong công tác đảm bảo ANTT tại cơ sở.

II. Nội dung Đề án.

1. Thành lập Ban chỉ đạo ANTT ở xã, phường, thị trấn.

a) Khái niệm:

Ban chđạo ANTT ở xã, phường, thị trấn là một tổ chức hợp nhất các Ban chỉ đạo liên quan đến công tác ANTT ở xã, phường, thị trấn và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các kế hoạch, chuyên đề đảm bo công tác ANTT của cấp trên. Đng thời có chức năng tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã, phường, thị trấn nghiên cứu, ra nghị quyết, kế hoạch đảm bảo ANTT và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết, kế hoạch đó tại xã, phường thị trấn.

b) Thành phần tham gia:

- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn làm Trưởng ban.

- Trưởng Công an xã, phường, thị trấn làm Phó Trưởng ban Thường trực.

- Chủ tịch MTTQ xã, phường, thị trấn làm Phó Trưởng ban.

- Các thành viên: Xã, phường đội trưởng, Bí thư đoàn Thanh niên, Hội trưởng hội Phụ nữ, Chủ tịch hội Cựu chiến binh, Chủ tịch hội Nông dân, cán bộ Tư pháp, Trưởng thôn, bản, khu phố, Trưởng ban bảo vệ dân phố.

- Lực lượng thường trực là: Ban Công an xã, thị trấn, Công an phường.

c) Thẩm quyền thành lập:

Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố ra Quyết định thành lập theo đề nghị của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trên cơ sở đã thống nhất với Trưởng Công an huyện, thị xã, thành phố.

d) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp xây dựng các phương án, kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ về công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn.

- Đôn đốc, hướng dẫn các ngành, đoàn thể, các cơ quan đóng trên địa bàn trong việc thực hiện kế hoạch, công tác bảo vệ ANTT.

- Tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, phường, thị trấn chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy ước của địa phương, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, vận động quần chúng quản lý, giáo dục giúp đỡ người vi phạm tại gia đình và cộng đồng dân cư.

- Theo dõi tiến độ, tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả thực hiện đảm bảo ANTT, chế độ chính sách, thi đua khen thưởng đối với những cá nhân, tổ chức có thành tích trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

d) Chế độ làm việc và mối quan hệ công tác:

- Ban chỉ đạo ANTT hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, HĐND, UBND phường, xã, thị trấn và sự hướng dẫn nghiệp vụ của Công an huyện, thị xã, thành phố.

- Các thành viên trong Ban chỉ đạo ANTT làm việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao và báo cáo kết quả công tác cho đồng chí Trưởng ban.

- Ban chỉ đạo ANTT bố trí phòng làm việc tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và cử cán bộ thường trực để kịp thời giải quyết các vụ việc xảy ra ở địa phương.

- Lực lượng thường trực của Ban chỉ đạo ANTT là Ban công an xã, thị trấn, công an phường.

- Ban chỉ đạo ANTT mỗi tháng họp một lần. Khi có việc đột xuất trưởng Ban chỉ đạo ANTT có thể triệu tập hội nghị bất thường. Định kỳ 6 tháng, 1 năm họp sơ kết, tổng kết tình hình, kết quả hoạt động công tác đảm bảo ANTT ở địa phương.

e) Điều kiện đảm bảo: Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo ANTT do ngân sách phường, xã, thị trấn tự cân đối.

2. Thành lập tổ Bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố thuộc thị trấn (khu phố thuộc phường thực hiện theo Nghị định 38/2006/NĐ-CP của Chính phủ):

a) Khái niệm:

Bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố là lực lượng nòng cốt xung kích trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc tại thôn, bản, khu phố. Có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ ANTT; thường trực để giải quyết ban đầu các vụ việc xảy ra ở cơ sở.

b) Thành phần tham gia:

- Mỗi thôn, bản, khu phố thành lập một Tổ bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố do đại diện các hộ gia đình bầu. Nhiệm kỳ của Tổ bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố theo nhiệm kỳ của trưởng thôn, bản, khu phố.

- Thành phần: Mỗi tổ bảo vệ ANTT thôn có 3 người, trong đó có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó. Tổ trưởng tổ bảo vệ ANTT thôn do đồng chí Công an viên của thôn đảm nhiệm. Tổ viên tổ bảo vệ ANTT thôn do nhân dân bầu ra từ những người cư trú thường xuyên ở khu vực, có tinh thần trách nhiệm, có sức khỏe tốt và nhiệt tình tham gia công tác, nên ưu tiên lựa chọn bảo vệ ANTT thôn trong những người đã tham gia quân đội, công an hoặc tham gia công tác trong các cơ quan, doanh nghiệp nay trở về sinh sống tại địa phương.

c) Thẩm quyền thành lập:

Sau khi các thành viên Tổ bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố được nhân dân bầu chọn, Trưởng thôn, bản, khu phố thống nhất với trưởng Công an xã, thị trấn để đề nghị Chủ tịch UBND xã, thị trấn ra Quyết định công nhận.

d) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

- Thường trực cho Ban chỉ đạo ANTT xã, thị trấn tại thôn, bản, khu phố.

- Nắm tình hình ANTT xảy ra tại thôn, bản, khu phố để kịp thời báo cáo trưởng thôn, công an xã, Ban chỉ đạo ANTT xã, thị trấn.

- Tuyên truyền vận động nhân dân trong thôn, bản, chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, quản lý người vi phạm pháp luật tại thôn, bản. Phát hiện những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để hòa giải kịp thời, không để phát sinh thành tội phạm.

- Tổ chức tuần tra canh gác để bảo vệ thôn, bản, khu phố, phát hiện những tình hình gây mất ANTT để ngăn chặn kịp thời.

- Bắt giữ đối tượng phạm pháp quả tang.

- Đối với các vụ việc về ANTT đã xảy ra, kịp thời giúp người bị nạn, bảo vệ hiện trường, nắm các nguyên nhân, hậu quả tác hại, đối tượng gây ra, những người biết việc đồng thời báo cáo cấp trên có thẩm quyền và phối hợp với lực lượng chức năng để giải quyết vụ việc.

d) Mối quan hệ và cơ chế hoạt động:

- Tổ bảo vệ ANTT thôn chịu sự quản lý, điều hành của chi ủy chi bộ, Ban chỉ đạo ANTT, trưởng thôn, bản, khu phố và chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của trưởng Công an xã, thị trấn.

- Tổ bảo vệ ANTT thôn có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp trong khu vực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong phạm vi thôn, bản, khu phố.

- Tổ trưởng tổ bảo vệ ANTT thôn chịu trách nhiệm tổ chức điều hành mọi hoạt động của tổ.

- Hàng tuần tổ bảo vệ ANTT thôn giao ban 1 lần để kiểm điểm công tác trong tuần và bàn định công tác tuần tới.

e) Điều kiện đảm bảo:

Phụ cấp cho các thành viên của Tổ bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố:

- Tổ trưởng tổ bảo vệ ANTT thôn (là công an viên) hưởng phụ cấp Công an viên theo quy định của HĐND tỉnh.

- Các tổ viên tổ bảo vệ ANTT thôn hàng tháng được hưởng trợ cấp bằng 50% phụ cấp Công an viên, nguồn kinh phí do ngân sách tỉnh cấp.

3. Thành lập Tổ ANXH ở khu dân cư:

a) Khái niệm: Tổ ANXH là tổ chức quần chúng gồm nhiều hộ dân sống gần nhau, hoặc sống chung trong một khu nhà ở thành thị, nông thôn để cùng nhau vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy tắc, quy ước về ANTT, là tổ chức nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở khu dân cư.

b) Thành phần tham gia:

- Tổ ANXH được thành lập theo địa bàn dân cư, từ 10 hộ dân trở lên sống liền kề nhau bố trí thành một tổ. Những địa bàn có số hộ ít hơn nhưng sống tập trung ở một khu vực cũng có thể tổ chức thành 1 tổ.

- Mỗi Tổ ANXH có 1 tổ trưởng, 1 hoặc 2 tổ phó, đại diện gia đình là tổ viên.

c) Thẩm quyền thành lập:

Do trưởng thôn, bản, khu phố thống nhất với Trưởng Công an xã, phường, thị trấn đề nghị UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định công nhận.

d) Nội dung hoạt động:

- Tuyên truyền, vận động các gia đình trong tổ ANXH chấp hành tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác an ninh trật tự, các qui ước, hương ước của địa phương.

- Tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ tham gia tích cực phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư, phòng ngừa, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp.

- Giáo dục mọi thành viên trong tổ ANXH gương mẫu chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về vệ sinh môi trường, tích cực tham gia công tác xã hội, phát triển kinh tế, có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong cuộc sống, xây dựng gia đình, khối phố văn hóa, làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, các hoạt động từ thiện tại khu dân cư.

- Tổ chức sinh hoạt nhân dân hàng tháng, kiểm điểm tình hình; những thiếu sót khuyết điểm của các thành viên trong tổ ANXH và bàn biện pháp đẩy mạnh công tác của tháng tiếp theo.

d) Cơ chế hoạt động:

- Tổ ANXH đặt dưới sự lãnh đạo của chi ủy, sự quản lý điều hành của Trưởng thôn, bản, khu phố và hướng dẫn nghiệp vụ của Công an xã.

- Tổ ANXH 3 tháng tổ chức họp một lần. Trường hợp cần thiết hoặc đột xuất theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo ANTT có thể triệu tập họp để triển khai những chủ trương công tác hoặc giải quyết những phức tạp nổi cộm về ANTT tại khu dân cư.

e) Điều kiện đảm bảo:

Kinh phí hoạt động của tổ ANXH: Hàng năm UBND xã, phường, thị trấn tự cân đối thu, chi ngân sách để hỗ trợ kinh phí để phục vụ cho hội nghị sơ kết, tổng kết. Ngoài ra còn có nguồn do các hộ gia đình tự nguyện đóng góp hoặc sự tài trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, đóng trên địa bàn.

Phần 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Phân công nhiệm vụ thực hiện Đề án

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo tiến độ, thành lập và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo ANTT ở các xã, phường, thị trấn và mô hình tự quản về ANTT ở các thôn, bản, khu phố.

2. Công an tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án này.

- Có trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng kế hoạch tập huấn cho các thành viên và lực lượng liên quan của các huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn để phục vụ cho việc triển khai thực hiện Đề án.

- Tham mưu cho UBND tỉnh khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án.

- Tập hợp tình hình, kết quả triển khai thực hiện, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện, báo cáo UBND tỉnh.

- Chuẩn bị nội dung phục vụ sơ kết, tổng kết Đề án.

3. Sở Nội vụ.

- Phối hợp với Công an tỉnh đề xuất bổ sung biên chế, chế độ chính sách, chiêu sinh đào tạo lực lượng Công an xã theo phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu xây dựng bộ máy Công an xã, thị trấn vững mạnh, đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới.

- Phối hợp với Công an tỉnh quy định rõ mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của các mô hình làm công tác ANTT ở cơ sở.

4. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.

- Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động cho lực lượng dân quân tự vệ ở các địa phương.

- Phối hợp với các ngành tham mưu tích cực cho cấp ủy, chính quyền và các Ban ANTT ở cơ sở đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Phối hợp với Công an tỉnh thực hiện tốt Hướng dẫn số 02/HD-LC của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để giải quyết các tình huống về ANTT ngay tại cơ sở.

5. Sở Tư pháp.

Phối hợp với Công an tỉnh thẩm định các quy định hoạt động của Ban chỉ đạo ANTT, bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố và tổ ANXH trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

6. Sở Tài chính.

- Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Nội vụ đề xuất mức phụ cấp cho lực lượng bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố trình HĐND tỉnh quyết định.

- Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh đề xuất kế hoạch cấp kinh phí thực hiện Đề án đảm bảo phù hợp, tiết kiệm.

-  Kiểm tra, giám sát việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành.

7. Sở Văn hóa Thông tin, Đài phát thanh, truyền hình tỉnh và các cơ quan báo chí địa phương.

Thông tin kịp thời các chủ trương, biện pháp của Đề án, những cách làm hay, gương người tốt, việc tốt trong quá trình triển khai thực hiện Đề án để động viên khích lệ kịp thời các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia.

8. UBMTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên.

- Chỉ đạo MTTQ các cấp phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo các huyện, thị, thành phố trong công tác đảm bảo ANTT; tuyên truyền giáo dục các đội viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tích cực tham gia thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao nhất.

- Phối hợp với Cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ lồng ghép với các phong trào khác tạo động lực thúc đẩy thực hiện có hiệu quả Đề án.

- Ra lời kêu gọi "Vì bình yên cuộc sống, từng người, từng nhà, từng cơ quan, đơn vị hãy làm nhiều việc tốt về ANTT".

II. Ban chỉ đạo Đề án.

Ban chỉ đạo thực hiện Đề án là Ban chỉ đạo 138 các cấp.

III. Các bước triển khai.

Bước 1: Công tác chuẩn bị:

- Hoàn chỉnh các văn bản có liên quan đến chỉ đạo thực hiện Đề án.

- Rà soát, đánh giá lại đội ngũ làm công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở.

- Chuẩn bị nguồn kinh phí triển khai thực hiện Đề án.

- Dự kiến thời gian hoàn thành trong Quý I năm 2008.

Bước 2:

- Triển khai thực hiện thí điểm ở 169 xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Dự kiến thời gian trong Quý II năm 2008.

Bước 3:

- Triển khai đồng loạt trong toàn tỉnh.

- Thời gian từ Quý IV năm 2008.

IV. Điều kiện đảm bảo thực hiện Đề án.

1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án bao gồm: Kinh phí từ ngân sách chi cho hoạt động ANTT hàng năm của tỉnh.

2. Kinh phí tài trợ, hỗ trợ của các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp.

3. Công an tỉnh lập dự toán in ấn các loại tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở, các văn bản quy định của UBND tỉnh trình Chủ tịch quyết định.

V. Trách nhiệm thực hiện và phối hợp giữa các ngành, địa phương trong việc thực hiện Đề án.

1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào Đề án xây dựng kế hoạch, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ đã được phân công đồng thời phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện Đề án.

2. Quá trình triển khai thực hiện Đề án các ngành và địa phương báo cáo kịp thời về Ban chỉ đạo 138 tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh) để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản