333471

Quyết định 5896/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Phát triển đội tàu khai thác hải sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030

333471
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 5896/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Phát triển đội tàu khai thác hải sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030

Số hiệu: 5896/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Đinh Viết Hồng
Ngày ban hành: 26/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 5896/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
Người ký: Đinh Viết Hồng
Ngày ban hành: 26/11/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5896/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 26 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020, TẦM NHÌN 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 6343/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 462/BC-SNN-KHTC ngày 11/11/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển đội tàu khai thác hải sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND huyện, thị xã tổ chức thực hiện Đề án.­

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thị ven biển và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5896/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, kinh tế thủy sản tỉnh Nghệ An có bước phát triển khá, giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân hàng năm 6,32%/năm trong giai đoạn 2006- 2015; đạt được những kết quả trên có sự đóng góp chủ yếu từ nghề khai thác hải sản (chiếm tỷ trọng 65% giá trị sản xuất toàn ngành thủy sản của tỉnh). Sản lượng khai thác hải sản ngày càng tăng do sự tăng lên đáng kể của lực lượng tàu thuyền khai thác, nhất là các loại tàu thuyền có công suất trên 90CV (tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 9%/năm).

Tuy nhiên, việc phát triển các loại tàu thuyền có công suất lớn còn mang tính tự phát, chưa có định hướng cụ thể về ngư trường, nghề nghiệp, loại tàu nào để phù hợp với quy hoạch chung của ngành thủy sản cũng như của tỉnh; bên cạnh đó, việc phát triển một cách tự phát cũng gây ra sự lãng phí và thiếu hiệu quả cho ngư dân khi đầu tư đóng mới tàu thuyền. Đồng thời, sự phát triển tự phát của các loại tàu thuyền có công suất nhỏ dẫn đến suy giảm và cạn kiệt nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ là một thách thức đối với đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng ngư dân ven biển, điều đó đòi hỏi cần có định hướng cụ thể đối với loại tàu thuyền này nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

Trên cơ sở đó, việc xây dựng đề án phát triển bền vững đội tàu khai thác hải sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2030 là cần thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Thủy sản số 17/2003/QH 11 được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản;

- Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản;

- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững";

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 về phương hướng nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến 2020;

- Căn cứ Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 6343/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

- Quyết định số 6593/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2013-2020.

Phần I

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NGUỒN LỢI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÀU THUYỀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010-2015

I. TIỀM NĂNG NGUỒN LỢI BIỂN

1. Vùng Vịnh Bắc bộ

1.1. Vị trí, địa hình

- Vùng biển vịnh Bắc Bộ giới hạn từ vĩ độ 17000’ - 21040’N và kinh độ 105040’ - 109040’E kéo dài từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. Diện tích toàn Vịnh khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý vuông). Theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 29/4/2004, diện tích vịnh phía Việt Nam chiếm 53,23% tổng diện tích Vịnh.

- Vùng biển vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam nông, đáy biển tương đối bằng phẳng có 2 vịnh kín là vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Độ sâu không lớn, trung bình 38,5 m, lớn nhất không quá 100 m. Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo đá ven bờ, trong đó có 26 đảo lớn, quan trọng hơn cả phải kể đến quần đảo Cát Bà với tổng diện tích 34.531 ha và quần đảo Cô Tô với tổng diện tích 3.850 ha.

1.2. Nguồn lợi hải sản

1.2.1.Nguồn lợi cá đáy:

+ Tổng số 508 loài, thuộc 114 họ hải sản. Nhìn chung, số họ, loài hải sản phân bố ở khu vực điều tra khá đa dạng và phong phú.Nhóm cá đáy có nhiều loài quan trọng như cá Phèn, Mối, Trác, Miễn sành, Hồng…

+ Trữ lượng nguồn lợi cá đáy ước tính 153.269 tấn. Khả năng khai thác 76.635 tấn. Trong mùa gió Đông Bắc, nguồn lợi hải sản có xu hướng phân bố phong phú hơn ở vùng nước sâu so với mùa gió Tây Nam.

1.2.2 Nguồn lợi cá nổi:

+ Tổng số 11 họ, 35 giống và 63 loài; Các loài cá nổi nhỏ chiếm ưu thế trong sản lượng đánh bắt bao gồm cá khế Alepes djedaba, cá khế vây lưng đen Alepes melanoptera, cá ngân Atule mate, cá nục sồ Decapterus maruadsi, cá bạc má Rastrelliger kanagurta, cá chỉ vàng Selaroides leptolepis, cá cơm thường Stolephorus commersonii, cá sòng nhật Trachurus japonicus.

+ Trữ lượng cá nổi nhỏ trung bình ở vùng biển vịnh Bắc Bộ là 433.100 tấn và khả năng khai thác là 173.200 tấn. Vào mùa gió Đông Bắc, trữ lượng cá nổi nhỏ ước tính 462.300 tấn và khả năng khai thác 184.900 tấn. Mùa gió Tây Nam, trữ lượng ước tính 403.900 tấn và khả năng khai thác 161.600 tấn.

1.3. Các ngư trường chính

Ở vùng Vịnh Bắc Bộ có 3 ngư trường (NT), mùa vụ khai thác chính từ tháng 6 đến tháng 8 gồm: NT1- nằm ở khu vực xung quanh đảo Bạch Long Vĩ, có độ sâu 50 mét nước, với các loài cá chiếm ưu thế chính là cá nục sồ, cá tráp. NT2- nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có độ sâu 50 mét. Đối tượng đánh bắt chính là cá tráp, cá nục sồ, cá phèn khoai, cá phèn hai sọc, cá lượng. NT3- nằm ở phía nam Vịnh, vùng xung quanh đảo Hòn Mê, Hòn Mát có độ sâu khoảng 20 mét nước. Với các loài cá chính là cá phèn, cá mối thường, cá lượng và cá khế.

2. Vùng Miền Trung

2.1. Vị trí, địa hình

Vùng biển miền Trung có đường ranh giới từ vĩ độ 17o00’N và về phía Nam kéo dài đến 11o30’N. Thềm lục địa rất hẹp, đường đẳng sâu 100m chạy gần sát bờ, đáy biển ghồ ghề, độ dốc tương đối lớn, nhiều nơi núi ra sát bờ biển. Vùng biển này mang đặc tính của vùng biển sâu.

2.2. Nguồn lợi hải sản

2.2.1. Nguồn lợi cá tầng đáy

+ Có 452 loài thuộc 130 họ; Một số nhóm cá đáy phổ biến là họ cá Sơn phát sáng Acronomatidae, họ cá Liệt Leiognathydae, họ cá Mối Synodontidae, họ cá Khế Carangidae.

+ Trữ lượng nguồn lợi hải sản tầng đáy trung bình ước tính là 595.000 tấn. Khả năng khai thác 238.000 tấn.

2.2.2. Nguồn lợi cá nổi

+ Có 44 loài cá nổi nhỏ, thuộc 26 giống và 11 họ. Các loài chiếm ưu thế trong sản lượng đánh bắt là cá bò da Aluterus monoceros, cá nục đỏ đuôi Decapterus kurroides, cá nục sồ Decapterus maruadsi, cá sòng gió Megalaspis cordyla, cá chim đen Parastromateus niger, cá nhồng vàng Sphyraena obtusata, cá cơm thường Stolephorus commersonii và cá sòng nhật Trachurus japonicas.

+ Tổng trữ lượng cá nổi nhỏ trung bình ở vùng biển Trung Bộ là 595.550 tấn và khả năng khai thác là 238.250 tấn. Vào mùa gió Đông Bắc, trữ lượng ước tính 657.200 tấn, khả năng khai thác cho phép 262.900 tấn; mùa gió Tây Nam trữ lượng ước tính 533.900 tấn và khả năng khai thác 213.600 tấn.

2.3. Các ngư trường chính

Vùng biển miền Trung có 5 ngư trường, mùa khai thác chính từ tháng 4 đến tháng 7, gồm: NT4- quanh đảo Hòn Gió (Thuận An) có độ sâu 45-70 mét, với các loài cá có sản lượng lớn là cá lượng, cá phèn, cá mối thường, cá háo và cá bạch điều. NT5- nằm ở đông bắc đảo Cù Lao Chàm, với độ sâu dao động từ 100 đến 300 mét (rộng hơn 1.300 hải lý vuông), đáy bùn cát. Các loài cá đánh bắt chủ yếu là cá mối thường, cá ngân, cá phèn. NT6- nằm ở tây bắc Đà Nẵng (kéo dài theo hướng đông nam-tây bắc), có độ sâu 50-200 mét. Với các loài cá chủ yếu đánh bắt được là cá tráp, cá đù bạc, cá ngân, cá mối thường và cá lượng. NT7- vùng gò nổi 125, ngoài khơi vùng biển Đà Nẵng, có độ sâu 215 mét, đáy trầm tích hữu cơ, với các loài cá đánh bắt chủ yếu là cá đỏ môi, cá hố đầu nhỏ. NT8- vùng gò nổi Marges-seamouth, nằm theo hướng tây bắc-đông nam, ngoài khơi Quy Nhơn. Có độ sâu 290-350 mét nước và độ dốc gò nổi 20-30, rất thích hợp với nghề kéo lưới đáy.

3. Vùng Hoàng Sa

3.1. Vị trí địa lý

- Vùng biển Hoàng Sa nằm trong vùng Bắc Biển đông, nằm ở phía đông đường kinh tuyến 110030’E đến ranh giới ngoài của vùng biển Việt Nam và nằm phía trên đường vĩ tuyến 15000’ trở lên phía bắc của vùng biển Việt Nam.

3.2. Nguồn lợi hải sản

+ Theo ước tính của Viện nghiên cứu Hải sản xác định có 222 loài và nhóm loài, thuộc 141 giống nằm trong 79 họ hải sản thuộc nhóm nguồn lợi cá nổi lớn ở vùng biển xa. Đứng đầu là họ cá Thu ngừ Scombridae 56,3-79,2%; họ cá Đuối ó Myliobatidae, họ cá Kiếm cờ Istiophoridae, họ cá Nục heo Coryphaenidae. Các họ khác chỉ chiếm 2,9- 6,3%.

+ Trữ lượng cá nổi lớn ở vùng biển xa ước tính gần 400.000 tấn, trong đó cá Ngừ vằn chiếm 63% tổng trữ lượng (252.000 tấn), tiếp theo là cá Kiếm, cá Đuối, cá Cờ, cá Ngừ đại dương và một số loài khác.

4. Vùng ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An

4.1. Vị trí địa lý

- Vùng ben bờ chiều dài giới hạn từ đường vỹ tuyến có tọa độ 18046’02” N đến đường vỹ tuyến có tọa độ 19017’15” N; chiều rộng từ đường bờ biển của tỉnh Nghệ An ra đến đường tuyến bờ được phân định theo Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ. Vùng lộng: từ đường tuyến bờ Nghệ An ra đến đường đường tuyến lộng được phân định theo Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ.

4.2. Nguồn lợi hải sản

- Trữ lượng cá biển ước tính khoảng 30.000 tấn. Khả năng cho phép khai thác hàng năm khoảng 10.000 tấn; Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm. Trữ lượng 610 - 680 tấn, phân bố tại các bãi tôm chính như: Bãi tôm từ cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu) đạt 250 - 300 tấn. Bãi tôm Diễn Châu: 360 - 380 tấn, trong đó tôm he từ 100 - 150 tấn.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÀU THUYỀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010-2015.

1. Thực trạng phát triển tàu thuyền theo ngư trường khai thác

1.1. Ngư trường ven bờ và vùng lộng

- Trong giai đoạn 2010-2015, số lượng tàu thuyền khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An có xu hướng giảm (từ 3.473 chiếc trong năm 2010 giảm xuống còn 2.655 chiếc trong năm 2015, trung bình mỗi năm giảm 6%). Đây là một xu hướng chung của cả nước cũng như của tỉnh Nghệ An trong nỗ lực giảm áp lực khai thác vùng ven bờ và vùng lộng nhằm đảm bảo sự tái tạo của nguồn lợi.

- Tuy nhiên, số lượng tàu thuyền khai thác hiện tại ở vùng này vẫn còn rất cao (chiếm 67% tổng số tàu thuyền của tỉnh), bên cạnh đó nhiều hình thức khai thác hủy diệt vẫn còn tồn tại dẫn đến sự cạn kiệt của nguồn lợi thủy sản.

1.2. Ngư trường vùng xa bờ

- Tổng số tàu thuyền khai thác ở các ngư trường xa bờ hàng năm tăng khá nhanh, từ 848 chiếc năm 2010 lên 1.325 chiếc năm 2015. Tỷ trọng tàu thuyền xa bờ so với tổng số tàu thuyền toàn tỉnh từ 20% năm 2010 lên 33% năm 2015.

- Trong lực lượng tàu thuyền xa bờ, ngư trường đánh bắt chủ yếu là ở vùng Vịnh Bắc bộ (chiếm khoảng 83,5%); có khoảng hơn 14% đánh bắt ở vùng biển Miền Trung, 2,5% đánh bắt ở vùng biển xa (Hoàng Sa), và hàng năm tỷ lệ đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa có xu hướng ngày càng tăng.

2. Thực trạng phát triển tàu thuyền theo nghề nghiệp khai thác

2.1. Về nghề nghiệp của các tàu thuyền đánh bắt vùng ven bờ và vùng lộng

Tổng số tàu thuyền đánh bắt ven bờ và vùng lộng gồm 2.655 chiếc; với các nghề chủ yếu như nghề lưới kéo 632 chiếc (chiếm 23,8%), nghề lưới rê 1.479 chiếc (chiếm 56%), nghề vây 5 chiếc (chiếm 0,2%); nghề câu 178 chiếc (chiếm 6,7%), các nghề bẫy, chụp, xăm, vó, mành,… 361 chiếc (chiếm 13,5%).

2.2. Về nghề nghiệp của các tàu thuyền đánh bắt xa bờ

Tổng số tàu thuyền đánh bắt ở các ngư trường xa bờ năm 2015 là 1.325 chiếc; trong đó nghề lưới kéo 185 chiếc (chiếm 14%), nghề lưới rê 203 chiếc (chiếm 15%), nghề lưới vây 151 chiếc (chiếm 12%), nghề chụp 771 chiếc (chiếm 58%), còn lại là các nghề khác như câu, pha xúc,… chỉ chiếm 1% tàu thuyền đánh bắt xa bờ.

2.3. Xu hướng phát triển các loại nghề

- Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng: Với sự tiến bộ của công nghệ khai thác: sử dụng ánh sáng điện để tập trung cá, sử dụng máy dò cá để xác định sản lượng... đây là nghề có hiệu quả và đang được nhiều ngư dân lựa chọn.

- Nghề lưới chụp 4 tăng gông: việc duy trì nghề này vẫn được tiếp diễn bởi vì đây là nghề khai thác được quanh năm, nhiều ngư trường và lao động không nhiều như nghề Vây ánh sáng.

- Nghề câu đối với cộng đồng ngư dân đã được tích tụ kinh nghiệm của hàng trăm năm. Những năm gần đây việc phát triển tàu thuyền lớn, trang bị máy dò cá, máy đo độ sâu, máy định vị để khai thác dài ngày trên biển ở ngư trường khơi. Kết hợp với các nghề khác trên một đơn vị tàu thuyền, nghề câu sẽ trở thành nghề chính để tồn tại và phát triển.

- Một bộ phận ngư dân làm nghề giã ruốc, vó, mành đang có xu hướng chuyển sang nghề câu và chụp mực. Đây là hai nghề có thể hoạt động ở vùng lộng và vùng khơi mà không đòi hỏi tàu thuyền và công suất quá lớn. Nghề này cũng đang phát huy hiệu quả.

- Một số ngư dân làm nghề lưới rê ven bờ, nghề mành đang có xu hướng chuyển đổi sang nghề lưới rê khơi, rê lộng, rê vùng rạn. Đây là nghề mới và đang được nhiều ngư dân ở các xã ven biển đầu tư phát triển.

- Các nghề lưới kéo, lưới rê, mành đèn,… vẫn có sự đan xen giữa khai thác xa bờ và gần bờ. Trên cùng một tàu trong một năm cũng có mùa vụ hoạt động khai thác xa bờ, có mùa vụ hoạt động khai thác gần bờ. Trên một đơn vị tàu thuyền đôi khi có tới 3 loại nghề, hết thời vụ nghề này sẽ chuyển sang nghề khác để đảm bảo khai thác quanh năm.

- Các loại nghề khai thác có khả năng phát triển mạnh trong những năm tới như lưới vây rút chì, rê thu ngừ, rê 3 lớp, câu mực, câu vàng, chụp mực. Ngoài ra có thể phát triển một số nghề khai thác gần bờ có chọn lọc như nghề rê 3 lớp, nghề bẫy ghẹ, nghề câu... Trong tình hình giá dầu ngày càng tăng, nên đầu tư vào một số nghề có chi phí sản xuất ít, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả như rê khơi, câu khơi,... Đặc biệt là nghề câu khơi và rê khơi có tính chọn lọc cao, đánh bắt các đối tượng có giá trị xuất khẩu mà chi phí đầu vào cho sản xuất thấp.

3. Thực trạng phát triển tàu thuyền theo dải công suất.

- Tổng số tàu thuyền trong giai đoạn 2010-2015 giảm 2%/năm; trong đó loại dưới 20CV giảm 5%/năm và loại 20-50CV giảm mạnh (7%/năm), loại 50-90CV và loại 90-250CV giảm nhẹ, từ 1-2%/năm, riêng loại từ 250CV-400CV tăng 13%/năm và loại trên 400CV tăng mạnh (38%/năm).

- Tổng số tàu thuyền khai thác hải sản của tỉnh Nghệ An tính đến 30/12/2015 là 3980 chiếc; Giảm 341 chiếc từ năm 2010, tuy nhiên tổng công suất tương ứng lại tăng từ 239.236 CV năm 2010 lên 504.315 CV năm 2015; Công suất bình quân của 1 tàu tăng từ 56 CV/tàu năm 2010 lên 126,7 CV/tàu năm 2015.

III. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỘI TÀU KHAI THÁC

1. Thuận lợi.

- Nguồn lợi vùng khơi (Vịnh Bắc Bộ, Miền Trung, Hoàng Sa): Nguồn lợi biển ở vùng khơi hiện tại và trong tương lai có tiềm năng lớn, hiện tại ở các vùng biển khơi của Vịnh Bắc Bộ và Miền Trung mới chỉ khai thác khoảng 80% khả năng cho phép; đặc biệt ở Vùng biển Hoàng Sa, nguồn lợi cá nổi lớn có giá trị kinh tế cao hầu như chưa được khai thác nhiều (theo ước tính chỉ khoảng 10% khả năng cho phép). Và trong những năm tới, theo tính toán xu hướng phát triển tàu thuyền của các tỉnh, đến 2020 và 2030, cũng chưa khai thác hết khả năng cho phép khai thác ở vùng này (cũng chỉ khoảng 85-90% ). Đây là một cơ hội để phát triển lực lượng tàu thuyền có công suất lớn đánh bắt ở vùng khơi, nhất là ở vùng biển Hoàng Sa. Do vậy, trong những năm tới, Nghệ An cần hướng tới ngư trường vùng biển xa, chú trọng phát triển lực lượng tàu thuyền có khả năng đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa.

- Xu hướng đầu tư phát triển tàu thuyền có công suất lớn và từng bước chuyển đổi nghề nghiệp của ngư dân là một cơ hội lớn để phát triển đội tàu theo hướng bền vững; biểu hiện: Tỷ lệ tàu thuyền có công suất lớn, đánh bắt ở các ngư trường xa bờ ngày càng tăng, các tàu thuyền có công suất nhỏ đánh bắt ở ven bờ và vùng lộng ngày càng giảm. Đây là xu thế phù hợp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững nghề khai thác hải sản; Các nghề khai thác thân thiện với nguồn lợi (như nghề rê đánh bắt gần bờ, nghề vây, nghề chụp đánh bắt xa bờ, …) có tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng số tàu thuyền. Các nghề có tính chất xâm hại và hủy diệt nguồn lợi ngày càng giảm.

- Hình thức tổ chức sản xuất khai thác trên biển từng bước được đổi mới, phù hợp với điều kiện sản xuất từng ngư trường vùng biển. Vùng ven bờ có các tổ đồng quản lý nhằm thực hiện khai thác đi đôi với tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; vùng xa bờ có các tổ đội hợp tác tương trợ giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả khai thác ở xa bờ.

- Cùng với việc nâng cấp, mở rộng một số cảng cá bến cá đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An là một thuận lợi để đáp ứng về neo đậu và các điều kiện dịch vụ hậu cần nghề cá cho việc phát triển các đội tàu khai thác xa bờ.

- Việc thực hiện các chính sách hiện hành của Trung ương và của tỉnh là một thuận lợi cho việc hỗ trợ đầu tư, đóng mới các loại tàu cá có công suất lớn khai thác ở vùng xa bờ.

2. Khó khăn

- Mặc dù tỷ lệ tàu thuyền khai thác xa bờ tăng, ven bờ giảm nhưng mức tăng, giảm chưa tương xứng: Số lượng tàu cá ven bờ và vùng lộng vẫn chiếm tỷ trọng lớn và gây áp lực đối với nguồn lợi vùng biển ven bờ; trong khi số lượng tàu thuyền khai thác ở các vùng biển xa bờ còn ít, nhất là ở các vùng biển xa, chưa khai thác được tiềm năng nguồn lợi biển ở các ngư trường này.

- Lượng tàu xa bờ tăng nhưng tỷ lệ số lượng tàu thuyền từ 90-250CV vẫn chiếm tỷ trọng lớn, những tàu thuyền này thường đánh bắt ở ven vùng lộng, cũng gây áp lực lớn lên ngư trường vùng lộng; số lượng tàu có công suất lớn (trên 400CV) để đánh bắt ở các vùng biển xa là rất ít.

- Ở ngư trường ven bờ và vùng lộng, vẫn còn tồn tại nhiều nghề có tính hủy diệt nguồn lợi như nghề bát quái, nghề kích điện, nhất là nghề dã cào thường khai thác ở gần bờ,..

- Việc chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân khai thác ven bờ (tàu dưới 20CV) đòi hỏi vốn lớn, trong khi đây là những đối tượng ngư dân nghèo, không có khả năng tài chính để tự chuyển đổi; bên cạnh đó, việc chuyển đổi sang các nghề khác đòi hỏi cần có sự vào cuộc của nhiều ngành, nhiều cấp, và cần phải có lộ trình thời gian, nhất là việc đào tạo nghề mới, xây dựng các mô hình chuyển đổi nghề mới,… (từ nghề khai thác hải sản sang các nghề chăn nuôi, trồng trọt, chế biến,…).

- Trình độ tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học vào quá trình khai thác ở trên các tàu thuyền có công suất lớn đối với các công nghệ bảo quản sản phẩm, công nghệ khai thác,.. tương đối thấp, là một khó khăn khi chuyển đổi nghề nghiệp khai thác và cải hoán tàu cá,…

Phần II

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỘI TÀU KHAI THÁC

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

- Phát triển đội tàu khai thác trên cơ sở ưu tiên phát triển đội tàu công suất lớn, đánh bắt các đối tượng chủ lực có giá trị kinh tế cao, các nghề khai thác có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường theo hướng nâng cao hiệu quả. Từng bước hiện đại hóa đội tàu khai thác, thay thế vỏ gỗ bằng vỏ sắt, vật liệu mới. Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới trong khai thác, đánh bắt và bảo quản sản phẩm trên tàu.

- Phát triển lợi thế nguồn lợi biển tại các vùng khơi có tiềm năng lớn của Vịnh bắc bộ, Miền Trung và vùng biển Hoàng Sa có nguồn lợi thế cá nổi lớn và có giá trị kinh tế cao; giảm cường độ khai thác ven bờ. Từng bước giảm số tàu thuyền <20 CV và những nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi như nghề lưới kéo, nghề te, xăm,.., khai thác bất hợp pháp, kém hiệu quả ở vùng ven bờ. Tập trung chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng bãi ngang sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, chế biến thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt và một số ngành nghề thích hợp khác.

- Phát triển khai thác hiệu quả, gắn với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Từng bước kiểm soát hoạt động của các đội tàu thông qua giấy phép khai thác. Tăng cường công tác chỉ đạo khai thác theo ngư trường, mùa vụ và tập trung sản xuất theo tổ đội, theo nghề. Tăng cường tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật, thả bổ sung các giống thủy sản ra biển nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về cơ cấu tàu thuyền

Ưu tiên phát triển tàu thuyền có công suất lớn (loại trên 400CV và loại 250CV- 400CV); giảm tàu thuyền có công suất dưới 50CV. Cụ thể như sau:

Chỉ tiêu phát triển tàu cá giai đoạn 2016-2020 và 2030

TT

Loại tàu thuyền

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

1

Dưới 20CV[1]

1.579

1.529

1.479

1.429

1.379

1.300

1.050

800

2

20-50CV

881

860

820

780

740

700

500

300

3

50-90CV

195

210

230

240

250

270

335

400

4

90-250CV

515

500

470

440

410

380

325

270

5

250-400CV

352

370

400

430

460

500

500

500

6

Trên 400CV

458

500

550

600

650

720

1.075

1.430

 

Tổng cộng

3.980

3.969

3.949

3.919

3.889

3.870

3.785

3.700

2.2. Về ngư trường, nghề nghiệp

Khuyến khích phát triển nghề lới vây, nghề câu, nghề lưới rê. Hạn chế và loại bỏ dần các nghề lưới kéo, nhất là nghề lưới kéo đôi thường khai thác gần bờ và một số nghề như bẫy, xăm, vó, mành. Khuyến khích phát triển ngư trường Miền Trung và Hoàng Sa trong những mùa vụ phù hợp từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 300 tàu tham gia khai thác ở vùng biển miền Trung và gần Hoàng Sa và đến 2030 có 600 chiếc đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa.

Chỉ tiêu phát triển ngư trường- nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020 và 2030.

Đơn vị tính: Chiếc

TT

Loại nghề

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2030

I

Tàu thuyền vùng ven bờ (dưới 20CV)

1.529

1.479

1.429

1.379

1.300

800

1

Nghề lưới rê

1.193

1.179

1.159

1.129

1.070

640

2

Nghề khác (câu, mành, vó)

336

300

270

250

230

160

II

Tàu thuyền vùng lộng

 

 

 

 

 

 

1

Loại 20-50CV

860

820

780

740

700

300

 

Nghề vây

50

100

150

200

200

120

 

Nghề rê

210

300

300

300

300

120

 

Nghề câu

60

100

100

100

100

30

 

Nghề chụp

30

100

100

100

100

30

 

Nghề khác

510

220

130

40

0

0

2

Loại 50-90CV

210

230

240

250

270

400

 

Nghề vây

5

30

50

70

100

150

 

Nghề lưới kéo

150

130

110

90

60

50

 

Nghề câu

5

15

30

35

50

100

 

Nghề rê

25

35

40

50

60

100

 

Nghề khác

25

20

10

5

0

0

II

Tàu thuyền vùng xa bờ

1370

1420

1470

1520

1.600

2.200

1

Nghề lưới rê

203

220

270

300

320

440

2

Nghề lưới vây

151

250

350

500

640

880

3

Nghề chụp

771

700

550

450

320

440

4

Nghề câu

50

100

200

250

320

440

5

Nghề khác

198

150

100

20

0

0

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Giải bản tàu cá:

+ Loại dưới 20CV: cần giải bản 279 chiếc trong giai đoạn 2016-2020, mỗi năm trung bình khoảng 50 chiếc. Giai đoạn 2020-2025 và 2030 mỗi năm trung bình giải bản 50 chiếc.

+ Loại 20-50CV: Mỗi năm giải bản 20 chiếc trong giai đoạn 2016-2020; giai đoạn 2020-2025 và 2030 giải bản trung bình mỗi năm 17 chiếc.

2. Cải hoán tàu cá:

+ Loại từ 20-50CV cải hoán lên loại từ 50-90CV trong giai đoạn 2016-2020 trung bình mỗi năm: 15 chiếc; giai đoạn 2020-2030 mỗi năm cải hoán 13 chiếc.

+ Loại từ 90-250 CV cải hoán lên loại 250-400CV trong giai đoạn 2016-2020 trung bình mỗi năm 10 chiếc. Cải hoán lên loại trên 400CV trong giai đoạn 2016-2020 mỗi năm 15 chiếc.

+ Loại từ 250-400CV cải hoán lên loại trên 400CV chỉ thực hiện trong giai đoạn 2020-2030, trung bình mỗi năm 17 chiếc.

3. Đóng mới tàu cá:

+ Loại 250-400CV: Trong giai đoạn 2016-2020, trung bình mỗi năm: 20 chiếc.

+ Loại trên 400CV: Mỗi năm 35 chiếc trong giai đoạn 2016-2020; và 54 chiếc/năm trong giai đoạn 2020-2030.

Chi tiết các phương án tăng giảm các loại tàu thuyền giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: Chiếc

TT

Loại tàu

Số tàu thuyền năm 2015

Tăng do đóng mới

Tăng do cải hoán

Giảm do giải bản

Giảm do cải hoán

Số tàu thuyền năm 2020

1

Dưới 20CV

1.579

0

0

279

 

1.300

2

Loại từ 20CV - 50CV

881

0

 

106

75

700

3

Loại từ 50 - 90CV

195

0

75

0

0

270

4

Loại từ 90 - 250CV

515

0

0

0

135

380

5

Loại từ 250 - 400CV

352

100

48

0

0

500

6

Loại trên 400CV

458

175

87

0

0

720

 

 

3.980

 

 

 

 

3.870

4. Cơ cấu nghề nghiệp:

- Đối với tàu thuyền dưới 20CV đánh bắt gần bờ, tập trung chuyển đổi sang nghề lưới rê, cơ cấu nghề nghiệp vùng ven bờ đến năm 2020 theo tỷ lệ 80% nghề lưới rê (1.040 chiếc), 20% còn lại là những nghề thân thiện khác như: câu, mành, vó và ổn định tỷ lệ này đến 2030. Để thực hiện được mục tiêu này cần: Thiết lập các tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ làm công tác tuyên truyền, vận động để từng bước chuyển đổi các nghề khai thác hủy diệt sang các nghề thân thiện với môi trường; Xây dựng các mô hình chuyển đổi sang nghề lưới rê (dự kiến mỗi năm chuyển sang nghề rê khoảng 50 thuyền nghề).

- Đối với tàu thuyền vùng lộng:

+ Loại 20-50CV đánh bắt giáp vùng ven bờ: Cơ cấu nghề chủ yếu đến năm 2020 tập trung ở 4 nhóm nghề: Nghề vây (40%), nghề câu (10%), nghề rê (40%), nghề chụp (10%), và ổn định cơ cấu nghề đến năm 2030. Do vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền để giảm nghề lưới kéo ở vùng lộng giáp ven bờ; Đối với việc thực hiện đề án chuyển đổi nghề nghiệp, cần ưu tiên chuyển đổi nghề lưới kéo sang nghề vây hoặc nghề rê, nghề chụp ở xa bờ để từng bước giảm tỷ trọng nghề lưới kéo ở vùng áp lộng; Tăng cường đào tạo kỹ thuật đánh bắt bằng nghề vây, nghề rê, nghề chụp, nghề câu cho các ngư dân khai thác ở vùng lộng để từng bước chuyển đổi nghề nghiệp từ các nghề khác sang các nghề này.

+ Loại 50-90CV đánh bắt vùng lộng: Cơ cấu nghề chủ yếu đến năm 2020 như sau: Nghề lưới kéo (30%), nghề vây (40%), nghề câu (10%), nghề rê (20%). Do vậy, có thể giữ nguyên nghề lưới kéo hiện tại đang khai thác ở vùng này; ngoài ra, các tàu cá cải hoán từ 20-50CV lên loại từ 50-90CV sẽ ưu tiên cho phát triển nghề vây, nghề rê và nghề câu

- Đối với tàu thuyền xa bờ:

Khuyến khích phát triển các nghề vây, câu, chụp, rê. Cơ cấu nghề nghiệp đến năm 2020 như sau: nghề vây: 40%, nghề câu 20%, nghề chụp 20%, nghề rê 20%. Để đảm bảo cơ cấu nghề nghiệp như mục tiêu đề ra (nghề vây chiếm 40%), các nghề câu, rê, chụp, mỗi nghề chiếm 20%, trong quá trình thực hiện hỗ trợ đóng mới và cải hoán tàu cá, chuyển đổi nghề nghiệp; tập trung ưu tiên cho phát triển các nghề này. Theo dự kiến, đến năm 2020:

+ Đội tàu lưới vây: 640 chiếc; (Trong đó, đánh bắt ở vùng Vịnh Bắc bộ khoảng 500 chiếc; đánh bắt ở vùng Miền Trung và Hoàng Sa: 140 chiếc).

+ Đội tàu lưới rê: 320 chiếc; (Trong đó, đánh bắt ở vùng Vịnh Bắc bộ khoảng 200 chiếc và vùng Miền Trung khoảng 120 chiếc)

+ Đội tàu nghề câu: 320 chiếc (Trong đó đánh bắt ở vùng Vịnh Bắc bộ khoảng 200 chiếc, vùng gần Hoàng Sa: 120 chiếc).

+ Đội tàu nghề chụp: 320 chiếc (Đánh bắt vùng Vịnh Bắc bộ- khu vực xa bờ Nghệ An: 160 chiếc, vùng Miền Trung 160 chiếc).

Đối với tàu thuyền nghề nghiệp đánh bắt ở xa bờ, việc đánh bắt ở các ngư trường thường thay đổi theo từng mùa vụ, bên cạnh đó, có nhiều tàu thuyền có thể kiêm nghề. Vì vậy cơ cấu nghề nghiệp và ngư trường mùa vụ khai thác có tính chất định hướng, không cụ thể hóa một cách chính xác mà chỉ ước lượng theo tỷ lệ tương đối.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về quản lý nhà nước

- Rà soát các quy hoạch khu dịch vụ hậu cần nghề cá (khu neo đậu, cầu cảng, chợ cá, khu chế biến, đóng mới, sữa chữa tàu thuyền...), ngư trường khai thác, vùng khai thác để từng bước có cơ sở phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đội tàu khai thác hải sản theo hướng bền vững.

- Thực hiện tốt quy định về kiểm soát số lượng tàu cá, nhất là đối với loại tàu cá dưới 20 CV, không cho phép đóng mới và phát triển thêm các loại tàu cá này.

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng ngư dân ven biển không sử dụng các nghề khai thác hủy diệt; tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác nhằm giảm thiểu các hoạt động khai thác trái phép.

- Thực hiện công tác đăng ký, đăng kiểm, cấp phép khai thác; hướng dẫn và thường xuyên thông tin về ngư trường, mùa vụ khai thác cho cộng đồng ngư dân.

- Xây dựng và đưa vào hoạt động mạng lưới thống kê nghề cá, trước hết tổ chức việc thống kê sản lượng khai thác qua cảng và quản lý tốt việc ghi nhật ký, báo cáo khai thác đối với tất cả phương tiện khai thác.

2. Tổ chức sản xuất đội tàu khai thác

- Tiếp tục thực hiện đề án Xây dựng tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 (theo Quyết định số 1998/QĐ.UBND ngày 22/5/2013 của UBND tỉnh Nghệ An).

- Nghiên cứu, áp dụng các mô hình quản lý mới trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản như đồng quản lý, quản lý dựa vào cộng đồng. Khuyến khích và vận động ngư dân tham gia vào các tổ chức quản lý cộng đồng nghề cá của địa phương trên cơ sở các chi hội nghề cá, thực hiện phân cấp quản lý nguồn lợi ven bờ.

- Hình thành và phát triển các cộng đồng, tổ chức liên kết (tập đoàn đánh cá), hợp tác (hợp tác xã), tổ đội trong hoạt động khai thác vừa là điều kiện tốt cho quản lý nghề cá, thu nhận các thông tin vừa tạo thế mạnh tập thể, có tiếng nói chung đồng thời hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động trên biển cũng như trong cuộc sống của các ngư dân.

- Khuyến khích ngư dân có năng lực về kinh tế và kinh nghiệm trong sản xuất thành lập các Doanh nghiệp tư nhân sản xuất khai thác hải sản, Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh dịch vụ thu mua hải sản và dịch vụ cung cấp nhiên liệu trực tiếp trên biển.

3. Giải pháp về đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá.

- Thực hiện đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện cảng cá, bến cá, chợ cá và các khu neo đậu trú bão cho tàu cá đã được phê duyệt, như nâng cấp mở rộng cảng cá Cửa Hội, Cảng cá Lạch Quèn, Cảng cá Quỳnh Phương, Cảng cá Lạch Vạn, Bến trú bão Lạch Lò.

- Tiếp tục nghiên cứu, khảo sát để xây dựng các dự án đầu tư mới, nâng cấp các cảng cá tại các vùng trọng điểm nghề cá cho giai đoạn 2020-2030.

4. Giải pháp về phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.

+ Mở rộng dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển nhất là khai thác hải sản xa bờ, đảm bảo chất lượng sản phẩm hải sản khai thác trên biển.

+ Hình thành và bảo đảm hệ thống cung cấp vật tư, ngư cụ, lưới sợi, nhiên liệu, nước đá… phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản.

+ Xây dựng mô hình “cảng cá, bến cá, chợ cá sạch” ở các cảng cá, bến cá, đảm bảo trật tự, văn minh, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.

+ Xây dựng cơ sở sản xuất nước đá tại các cảng cá, bến cá, chợ cá, bảo đảm cung ứng đủ nước đá cho bảo quản sản phẩm, cung cấp bổ sung nước đá cho nhu cầu vận chuyển sản phẩm nội địa.

5. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu cá nhằm đảm bảo yêu cầu cho hoạt động khai thác, tiếp cận công nghệ mới, phương pháp sử dụng tàu thuyền công suất lớn và các loại máy móc thiết bị hiện đại.

- Ưu tiên đào tạo nghề cho con em ngư dân vùng ven biển để từng bước tiếp cận nghề mới, từng bước chuyển đổi sinh kế nhằm giảm áp lực khai thác ven bờ và vùng lộng.

6. Giải pháp về khoa học công nghệ, bảo quản sau thu hoạch

- Thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ khai thác thủy sản và bảo quản sản phẩm sau khai thác. Lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nghề cá của tỉnh về khai thác thủy sản, nhất là khai thác xa bờ trên cơ sở mua công nghệ hoặc đưa vào sản xuất thử nghiệm rồi chuyển giao công nghệ. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ đánh bắt có hiệu quả cao và bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm.

- Tập trung nghiên cứu vật liệu mới nhằm tìm được phương án vật liệu thích hợp cả về giá trị kinh tế, cả về giá trị môi trường để thay thế vỏ tàu gỗ cho các đội tàu đánh cá hiện nay.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý và bảo quản, lưu giữ và vận chuyển tươi sống tôm biển, cá biển và các đối tượng có giá trị kinh tế khác.

- Tổ chức chuyển giao công nghệ mới trong khai thác thủy sản, trao đổi kinh nghiệm các mô hình khai thác thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao.

7. Giải pháp về chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm khai thác

+ Xây dựng chợ đầu mối thủy sản để cung cấp cho các khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tại các xã, phường trọng điểm nghề cá của tỉnh. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước liên doanh, liên kết với đối tác ở trong nước hoặc nước ngoài để đầu tư xây dựng chợ đầu mối thủy sản.

+ Tổ chức tốt mô hình đội tàu dịch vụ thu mua trên biển nhằm giảm chi phí cho các tàu khai thác trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

+ Khuyến khích đầu tư vào sản xuất thủy sản bao gồm các lĩnh vực khai thác, chế biến và dịch vụ thủy sản. Các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực này ngoài ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư trong nước, có các ưu đãi riêng để thu hút đầu tư như tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, thời gian hoạt động, huy động vốn.

+ Hình thành các chính sách hỗ trợ thương mại: trợ giá, trợ vốn, đào tạo nhân lực; hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuyển đổi cơ cấu thương mại, mở rộng quan hệ thị trường, đặc biệt với thị trường vùng sâu, vùng xa và thị trường xuất khẩu; hỗ trợ vốn, cơ chế cho các nhà xuất khẩu có triển vọng trong các việc tìm kiếm và mở rộng thị trường.

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản nhanh chóng xây dựng thương hiệu và nhãn mác cho các sản phẩm thủy sản; tham gia các hội chợ thương mại thuỷ sản trong nước và quốc tế để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường cho các mặt hàng thuỷ sản.

8. Giải pháp về chính sách

- Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ để phát triển đóng mới, cải hoán các loại tàu thuyền có công suất lớn.

- Ngoài nguồn vốn tín dụng để đầu tư, đóng mới tàu cá, vay vốn lưu động theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ; Cần có cơ chế cho vay đối với các hộ ngư dân khai thác ven bờ để phát triển các nghề mới như chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thủy sản nhằm chuyển đổi nghề nghiệp, từng bước giảm số lượng tàu cá khai thác ở vùng ven bờ.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn của địa phương.

9. Giải pháp về vốn đầu tư

* Vốn ngân sách hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho việc giải bản tàu cá dưới 20CV, cải hoán đóng mới tàu cá, chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ các trang thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học trong khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

* Vốn huy động khác: Cần phát huy các nguồn vốn từ các quỹ tín dụng nhân dân, quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá, ngân hàng chính sách - xã hội để ngư dân (nhất là ngư dân nghèo khai thác ven bờ) có thể tiếp cận vay vốn đầu tư cho việc chuyển đổi nghề nghiệp, xây dựng các mô hình sinh kế mới như chăn nuôi, trồng trọt, chế biến hoặc các nghề khác phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

* Vốn phát triển hạ tầng nghề cá: Tranh thủ nguồn vốn Trung ương và một số nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển nâng cấp, mở rộng các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão nhằm đáp ứng được các nhu cầu cho đội tàu khai thác hải sản.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chịu trách nhiệm làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện đề án đúng lộ trình đề ra.

- Chỉ đạo Chi cục Thủy sản thực hiện các hoạt động về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo chức năng, nhiệm vụ được giao để thực hiện tốt các nội dung kiểm soát số lượng tàu cá, tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động khai thác nhằm hạn chế và loại bỏ các hành vi khai thác trái phép, hủy diệt nguồn lợi.

- Chủ trì và phối hợp với các ngành các cấp tham mưu đề xuất các chính sách về chuyển đổi nghề nghiệp ở vùng ven bờ; rà soát và bổ sung các chính sách hỗ trợ cho cải hoán, nâng cấp, đóng mới tàu cá.

- Giao trách nhiệm cho Chi cục Thủy sản triển khai thực hiện áp dụng các mô hình mới trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản như đồng quản lý, quản lý dựa vào cộng đồng; hình thành và phát triển các tổ chức liên kết trong sản xuất nghề cá, các tổ hợp tác, tổ đội,..

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm để thực hiện việc đầu tư, nâng cấp mở rộng các cảng cá, bến cá nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu cho đội tàu khai thác.

Hỗ trợ xúc tiến đầu tư để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá.

3. Sở Tài chính:

Trên cơ sở kế hoạch được duyệt, cân đối bố trí nguồn vốn hỗ trợ hàng năm để thực hiện.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu xây dựng các chính sách hỗ trợ cụ thể cho việc chuyển đổi nghề nghiệp khai thác, cải hoán, đóng mới tàu cá,…

4. Sở Khoa học và Công nghệ.

- Chủ trì và phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT trong việc cập nhật tiến bộ khoa học trong công nghệ khai thác thủy sản và bảo quản sau thu hoạch;

- Nghiên cứu ứng dụng việc sử dụng vật liệu mới để đóng mới tàu cá đảm bảo về cả giá trị kinh tế và môi trường để thay thế dần các tàu vỏ gỗ như hiện nay.

5. Sở Công Thương

- Chủ trì hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách khuyến công, xúc tiến thương mại để hỗ trợ các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản; Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu tham gia các hội chợ để quảng bá sản phẩm thủy sản.

- Phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã để kêu gọi đầu tư xây dựng chợ đầu mối thủy sản theo quy hoạch được phê duyệt.

6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Nghiên cứu xây dựng và triển khai việc đào tạo nghề cho ngư dân ven biển để chuyển đổi sinh kế.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành liên quan

Căn cứ chức năng nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT trong quá trình triển khai thực hiện đề án liên quan đến lĩnh vực được phân công quản lý.

8. UBND các huyện/thị ven biển:

- Căn cứ đề án được duyệt, xây dựng kế hoạch phát triển đội tàu phù hợp cho địa phương.

- Thực hiện tốt việc quản lý tàu cá dưới 20CV đã được phân cấp quản lý.

- Tăng cường chỉ đạo UBND các xã/phường ven biển trong việc tuyên truyền vận động để hạn chế việc phát sinh tàu cá dưới 20CV; hàng năm dựa trên tình hình thực tế của từng địa phương và từng cộng đồng để đề xuất các mô hình chuyển đổi nghề nghiệp ở vùng ven bờ./.

 



[1] Không bao gồm các loại bè mảng, thúng thủ công không lắp máy.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản