360229

Quy định 59-QĐ/TW năm 2016 về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

360229
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quy định 59-QĐ/TW năm 2016 về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Số hiệu: 59-QĐ/TW Loại văn bản: Quy định
Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương Người ký: Đinh Thế Huynh
Ngày ban hành: 22/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 59-QĐ/TW
Loại văn bản: Quy định
Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương
Người ký: Đinh Thế Huynh
Ngày ban hành: 22/12/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 59-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2016

 

QUY ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

- Căn cứ Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đi hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đng, Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về thi hành Điều lệ Đảng, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII,

Bộ Chính trị quy định về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

A- HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG CÁC CẤP

Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua hệ thống tổ chức đảng, hệ thống tổ chức chỉ huy, hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp và tchức quần chúng ở đơn vị cơ sở. Nhà nước thống nhất quản lý đối với Quân đội và sự nghiệp quốc phòng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hệ thống tổ chức đảng trong Quân đội được lập tương ứng với hệ thống tổ chức của Quân đội, cụ thể như sau:

Toàn quân có Quân ủy Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Quân đội và một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương có số lượng từ 7 đến 9 đồng chí. Đồng chí Tổng Bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương. Sau Đại hội toàn quốc của Đảng, căn cứ vào Điều lệ Đảng và sự phân công công tác của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ trước chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương đề nghị Bộ Chính trị chỉ định Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ mới. Nhiệm kỳ của Quân ủy Trung ương được tính tkhi Bộ Chính trị chỉ định và kết thúc khi Bộ Chính trị có quyết định chỉ định Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ mới.

Các cấp ủy đảng (từ cấp trực thuộc Quân ủy Trung ương đến chi bộ) cấp nào do đại hội đảng bộ (chi bộ) cấp đó bầu. Hội nghị đảng ủy bầu ban thường vụ có số lượng ủy viên không quá một phần ba tổng số cấp ủy viên cùng cấp, bầu bí thư, phó bí thư trong số ủy viên ban thường vụ; bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trong số ủy viên ủy ban kiểm tra. Cấp ủy cấp trên trực tiếp, nơi có ban thường vụ thì ban thường vụ chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy; các thành viên, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp dưới; trường hợp đặc biệt do cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định.

I- Tổ chức đảng trong Đảng bộ Quân đội

1- Ở quân khu lập đảng bộ quân khu; đảng ủy quân khu là cấp ủy trực thuộc Quân ủy Trung ương, gồm các đồng chí ủy viên công tác trong đảng bộ quân khu do đại hội cùng cấp bầu có số lượng từ 15 đến 21 ủy viên và các đồng chí là bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh ủy) trên địa bàn quân khu được Bộ Chính trị chỉ định tham gia. Trường hợp thật cần thiết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có thể chỉ định một số đồng chí khác có cơ cấu thích hợp tham gia đảng ủy quân khu. Ban thường vụ đảng ủy quân khu có từ 5 đến 7 ủy viên công tác trong đảng bộ quân khu.

Ban Tổ chức Trung ương chủ trì kịp thời phối hợp với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định đồng chí bí thư tỉnh ủy trên địa bàn và các đồng chí khác có cấu thích hợp tham gia đảng ủy quân khu. Việc chỉ định tham gia đảng ủy quân khu được thể hiện trong quyết định chuẩn y kết quả bầu cử; quyết định điều động, phân công công tác hoặc có quyết định chỉ định riêng. Các đồng chí, bí thư tỉnh ủy và các đồng chí khác được Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định tham gia đảng, ủy quân khu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cấp ủy viên (trừ quyền ứng cử); thực hiện chế độ sinh hoạt theo quy chế làm việc của đảng ủy quân khu; tham gia đảng ủy quân khu từ khi được Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định và kết thúc khi thôi giữ chức vụ tương ứng.

2- quân chủng, Bộ đội Biên phòng, quân đoàn, Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng, Cơ quan Tổng cục Chính trị, các tổng cục, Ban Cơ yếu Chính phủ, Cảnh sát biển Việt Nam và tương đương lập đảng bộ. Đảng ủy các tổ chức đảng nói trên là cấp ủy trực thuộc Quân ủy Trung ương, có số lượng t15 đến 21 ủy viên.

binh chủng, binh đoàn, học viện, trường sĩ quan, bệnh viện, viện nghiên cứu, tổng công ty, tập đoàn kinh tế và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng lập đảng bộ. Đảng ủy các tổ chức đảng nói trên là cấp ủy trực thuộc Quân ủy Trung ương, có số lượng từ 9 đến 17 ủy viên.

3- sư đoàn, vùng hải quân, vùng cảnh sát biển, cấp cục có đơn vị trực thuộc đủ điều kiện lập đảng bộ cơ sở; học viện, trường sĩ quan, trường đại học, trường quân sự và tương đương trực thuộc quân khu, quân chủng, Bộ đi Biên phòng, các tổng cục, quân đoàn, binh chủng và tương đương lập đảng bộ. Đảng ủy các tổ chức đảng nói trên là cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, có số lượng từ 9 đến 15 ủy viên.

4- lữ đoàn, trung đoàn và tương đương; ở tiểu đoàn, hải đoàn, hải đội trực thuộc sư đoàn, vùng hải quân, vùng cảnh sát biển, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và tương đương; ở các hệ, tiểu đoàn quản lý học viên; các phòng, khoa thuộc các học viên, trường sĩ quan, trường đại học, trường quân sự trực thuộc quân khu, quân đoàn, binh chủng, bệnh viện trực thuộc Bộ; Hc viên Kỹ thuật Mật mã, trường hạ sĩ quan, trường trung cấp, trường dạy nghề, bệnh viện thuộc quân khu, quân chủng, tổng cục, Ban Cơ yếu Chính phụ; cấp cục, phòng, ban thuộc Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng, Cơ quan Tổng cục Chính trị, các tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, binh đoàn; cấp phòng thuộc sư đoàn, vùng hải quân, vùng cảnh sát biển và tương đương lập tổ chức cơ sở đảng. Đảng ủy, chi ủy các tổ chức cơ sở đảng nói trên là cấp ủy cơ sở. Đảng ủy cơ sở có số lượng từ 5 đến 15 ủy viên. Những đảng ủy có 9 ủy viên trở lên bầu ban thường vụ; bầu bí thư, phó bí thư trong số ủy viên thường vụ. Đảng ủy cơ sở dưới 9 ủy viên bầu bí thư, phó bí thư.

5- Ở tiểu đoàn trực thuộc lữ đoàn, trung đoàn và tương đương lập đảng bộ bộ phận. Đảng ủy bộ phận có số lượng từ 5 đến 7 ủy viên.

6- Ở đại đội và tương đương lập chi bộ. Chi bộ có từ 9 đảng viên chính thức trở lên bầu chi ủy, có số lượng từ 3 đến 5 ủy viên. Chi bộ có đông đảng viên bầu chi ủy không quá 7 ủy viên. Chi bộ dưới 9 đảng viên bầu bí thư, nếu cần bầu một phó bí thư.

II- Tổ chức đảng ở cơ quan quân sự, đơn vị bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức đảng ở cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cơ quan quân sự xã)

1- cơ quan quân sự và đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập đảng bộ quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của tỉnh ủy, đồng thời chấp hành nghị quyết của đảng ủy quân sự cấp trên về nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương. Đảng ủy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là đảng ủy quân sự tỉnh) trực thuộc tỉnh ủy, là cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, gồm các đồng chí ủy viên công tác trong đảng bộ quân sự tỉnh do đại hội cùng cấp bầu có số lượng từ 11 đến 15 ủy viên (riêng Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Đảng ủy Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng t13 đến 17 ủy viên) và các đồng chí bí thư tỉnh ủy và phó bí thư là chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được ban thường vụ tỉnh ủy chỉ định tham gia. Đồng chí bí thư tỉnh ủy trực tiếp làm bí thư đảng ủy quân sự tỉnh.

Các đồng chí được ban thường vụ tỉnh ủy chỉ định tham gia đảng ủy quân sự tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của, cấp ủy viên (trừ quyền ứng cử); thực hiện chế độ sinh hoạt theo quy chế làm việc của đảng ủy quân sự tỉnh; tham gia đảng ủy quân sự tnh từ khi được ban thường vụ tnh ủy chđịnh và kết thúc khi thôi giữ chức vụ bí thư tỉnh ủy và chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

2- cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau, đây gọi chung là cơ quan quân sự huyện) lập đảng bộ cơ sở. Đảng ủy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là đảng ủy quân sự huyện) trực thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tnh (sau đây gọi chung là huyện ủy) gồm các đồng chí ủy viên công tác trong đảng bộ quân sự huyện do đại hội cùng cấp bầu và các đồng chí bí thư huyện ủy và phó bí thư là chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được ban thường vụ huyện ủy chỉ định tham gia, có số lượng từ 5 đến 7 ủy viên (riêng huyện có tiểu đoàn bộ đội địa phương đủ quân thì đảng ủy quân sự huyện có số lượng t7 đến 9 ủy viên). Đồng chí bí thư huyện ủy trực tiếp làm bí thư đảng ủy quân sự huyện.

Các đồng chí được ban thường vụ huyện ủy chỉ định tham gia đảng ủy quân sự huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cấp ủy viên (trừ quyền ứng cử); thực hiện chế độ sinh hoạt theo quy chế làm việc của đảng ủy quân sự huyện; tham gia đảng ủy quân sự huyện từ khi được chỉ định và kết thúc khi thôi giữ chức vụ bí thư huyện ủy và chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

3- cơ quan, đơn vị thuộc bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là bộ đội biên phòng tỉnh) lập đảng bộ bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của tỉnh ủy, đồng thời chấp hành nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng về tổ chức xây dựng lực lượng công tác biên phòng.

Đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh trực thuộc tỉnh ủy là cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, có số lượng từ 11 đến 17 ủy viên.

Các tỉnh ủy phân công đồng chí phó bí thư là chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách đng ủy bộ đội biên phòng tnh.

Đồng chí phó bí thư là chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy về hoạt động của đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh; trực tiếp dự các hội nghị của đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh để chỉ đạo đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh thực hiện các chủ trương của tnh ủy về những vấn đề có liên quan đến công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, xây dựng lực lượng bộ đội biên phòng ở địa phương và xây dựng nền biên phòng toàn dân vng mạnh.

Định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất, đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí phó bí thư là chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách trước khi báo cáo tỉnh ủy.

4- các đồn biên phòng và tương đương lập tổ chức cơ sở đảng, số lượng ủy viên ban chấp hành thực hiện như quy định đối với cấp ủy cơ sở trong Đảng bộ Quân đội.

5- Tổ chức đảng ở cơ quan quân sự xã: Ở những nơi đã có chi bộ quân sự xã thì tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động. Những địa phương chưa , khi có đủ điều kiện thì lập chi bộ quân sự xã. Đồng chí bí thư đảng ủy xã trực tiếp làm bí thư chi bộ quân sự.

6- Cơ quan chính trị cấp trên, phối hợp với cấp ủy địa phương chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương. Phối hợp với các ban của cấp ủy địa phương hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các mặt công tác trên.

III- Tổ chức đảng sinh hoạt tạm thời

Khi có yêu cầu, nhiệm vụ phải tổ chức lực lượng lâm thời và đđiều kiện như quy định của Điều lệ Đảng thì cấp ủy cấp trên ra quyết định thành lập tổ chức đng sinh hoạt tạm thời và chỉ định cấp ủy, bí thư, phó bí thư để lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định giải thể tổ chức đảng sinh hoạt tạm thời đó và báo cáo cấp ủy cấp trên.

B- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CẤP ỦY, TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ ĐẢNG BỘ BỘ PHẬN

I- Quân ủy Trung ương, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương

1- Quân ủy Trung ương

a) Chức năng

Nghiên cứu, đề xuất trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, cơ yếu; lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội.

b) Nhiệm vụ

- Nghiên cứu, đề xuất trình Ban Chấp hành Trung ương, B Chính trị, Ban Bí thư quyết định đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, cơ yếu, kế hoạch phòng thủ đất nước, phương án tác chiến chiến lược; phương hướng, nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ; chiến lược xây dựng công nghiệp quốc phòng và trang bị cho Quân đội; xây dựng hậu phương chiến lược; công tác quân sự địa phương; công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng; ngân sách quốc phòng; cơ chế Đảng lãnh đạo Quân đội; những chủ trương lớn về công tác đảng, công tác chính trị; chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Quân đội, Dân quân tvệ, cơ yếu và những vấn đề khác mà Quân ủy Trung ương đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, BChính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

- Phối hợp và hướng dẫn các cấp ủy địa phương, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các đảng ủy trực thuộc Trung ương thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên vững mạnh và thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Các cấp ủy địa phương, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các đảng ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lãnh đạo thực hiện sự hướng dẫn, kiểm tra của Quân ủy Trung ương về các nội dung công tác trên.

- Lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở, bảo đảm Quân đội luôn trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội, đoàn kết thống nhất nội bộ, gắn bó mật thiết với nhân dân, có trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao, có năng lực chỉ huy và tác chiến thắng lợi trong mọi tình huống, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tham gia xây dựng đất nước.

- Xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình, phê bình và các chế độ sinh hoạt đảng. Lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội.

- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng trực thuộc và đảng viên thuộc diện Quân ủy Trung ương quản lý; thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

- Lãnh đạo công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính, kế hoạch - đầu tư, xây dựng công nghiệp quốc phòng từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng, chiến đấu của Quân đội. Chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị, tài chính, tài sản của Quân đội, bảo đảm an toàn, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Lãnh đạo công tác tình báo quốc phòng.

- Lãnh đạo xây dựng Ban Cơ yếu Chính phủ vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ.

- Lãnh đạo Quân đội lao động sản xuất, làm kinh tế đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Lãnh đạo nhiệm vụ biên soạn lịch sử và truyền thống Quân đội; phát triển khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam, khoa học công nghệ quân sự và khoa học xã hội - nhân văn quân sự.

- Lãnh đạo công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng, công tác tư pháp, thanh tra, pháp chế trong Quân đội đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

- Triệu tập Đại hội Đảng bộ Quân đội; chuẩn bị tham gia Đại hội Đảng toàn quốc theo nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Trong khi thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, các vấn đề sau đây nhất thiết phải do tập thể Quân ủy Trung ương thảo luận, quyết định:

- Chủ trương, chương trình, kế hoạch hành động triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc, nghị quyết đại hội Đảng bộ Quân đội và các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hanh Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong Đảng bộ Quân đi; chương trình, làm việc toàn khóa, quy chế làm việc, quy chế lãnh đạo trên từng mặt ng tác của Quân ủy Trung ương; Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương; nghị quyết của Quân ủy Trung ương về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hng năm và các nghị quyết, chỉ thị về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng có liên quan đến các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, trên toàn quốc.

- Chủ trương, biện pháp xây dựng Quân đội nhân dân về mọi mặt.

- Chủ trương tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đi nhân dân, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ.

- Chủ trương lãnh đạo và quyết định những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ trong Quân đi theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Quyết định chủ trương về phương án tác chiến chiến lược; về tổ chức, biên chế Quân đội theo thẩm quyền; về kế hoạch và đầu tư, quản lý, sử dụng đất quốc phòng, sử dụng ngân sách bảo đảm cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, quốc phòng kết hợp với kinh tế, xây dựng nền công nghiệp quốc phòng.

- Phương hướng phát triển khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam, khoa học công nghệ quân sự và khoa học xã hội - nhân văn quân sự.

c) Quyền hạn

- Quyết định thành lập, giải thể các tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp.

- Đề nghị những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ trong Quân đội thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; quyết định ủy quyền phân cấp quản lý cán bộ trong Quân đội theo thẩm quyền.

- Đề nghị hoặc quyết định các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên theo Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Những vấn đề khác do Ban Thường vụ đề nghị Quân ủy Trung ương xem xét, quyết định theo quy chế làm việc của Quân ủy Trung ương.

2- Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương

a) Chức năng

- Nghiên cứu, đề xuất để Quân ủy Trung ương: Thảo luận, tham mưu với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, cơ yếu; quyết định các chủ trương, giải pháp lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội.

- Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp mà Quân ủy Trung ương đã quyết định.

b) Nhiệm vụ

- Chuẩn bị nội dung và triệu tập hội nghị Quân ủy Trung ương. Báo cáo Quân ủy Trung ương kết quả những công việc đã triển khai thực hiện giữa hai kỳ họp Quân ủy Trung ương và những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, tình hình Quân đội, Dân quân tvệ; đề xuất chủ trương, giải pháp lãnh đạo để Quân ủy Trung ương thảo luận, quyết định.

- Cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Quân ủy Trung ương; ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo để triển khai các mặt công tác trong Quân đội, Dân quân tự vệ và chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc cấp ủy cấp dưới thực hiện.

- Thông qua kế hoạch phòng thủ, phương án tác chiến chiến lược do Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo.

- Chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của công tác tình báo quốc phòng và hoạt động của Ban Cơ yếu Chính phủ.

- Lãnh đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

- Báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, tình hình Quân đội, Dân quân tự vệ và hoạt động của Quân ủy Trung ương; thông báo tình hình đến các Ủy viên Quân ủy Trung ương và các cấp ủy trực thuộc.

- Giải quyết công việc hằng ngày của Quân ủy Trung ương.

c) Quyền hạn

- Chuẩn y kết quả bầu cử cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và chỉ định bổ sung cấp ủy viên cấp ủy trực thuộc.

- Quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên theo Điều lệ Đảng và quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Thẩm tra, kết luận về đảng tịch của đảng viên, việc công nhận là đảng viên, khôi phục quyền đảng viên, xóa tên đảng viên hoặc cho nối lại sinh hoạt đảng của đảng viên thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

- Quyết định hoặc đề nghị những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.

- Trường hợp có tình huống khẩn cấp, đột xuất không họp được Quân ủy Trung ương thì Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương thảo luận, quyết định, chịu trách nhiệm về các quyết định đó và báo cáo trước Quân ủy Trung ương trong phiên họp gần nhất.

II- Các đảng ủy từ cấp trên trực tiếp cơ sở đến cấp trực thuộc Quân ủy Trung ương

1- Đối vi đảng ủy

a) Chức năng

- Lãnh đạo mọi mặt các đơn vị thuộc quyền.

- Nghiên cứu, đề xuất với cấp ủy cấp trên những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác đảng, công tác chính trị.

b) Nhiệm vụ

- Nghiên cứu, đề xuất với cấp ủy cấp trên nội dung, biện pháp để thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, cơ yếu và những chủ trương về công tác đảng, công tác chính trị, về thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và lực lượng cơ yếu.

- Lãnh đạo đơn vị chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của đảng ủy, mệnh lệnh của cấp trên, nghị quyết đại hội đảng bộ và nghị quyết của cấp ủy cấp mình, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

- Giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng trong đơn vị có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tc và chủ nghĩa xã hội, nhất trí và tin tưởng vào đường lối, quan điểm của Đảng, phát huy bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng, của Quân đội, của đơn vị. Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ.

- Xây dựng các tổ chức cơ sđảng và chi bộ trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu cao; chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, t phê bình, phê bình và các chế độ sinh hoạt, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong đảng bộ.

- Lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị và hiệu lực chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội theo Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX.

- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên thuộc diện quản lý theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của cấp trên. Thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

- Lãnh đạo nâng cao chất lượng huấn luyện - đào tạo, trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu của đơn vị. Xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, có hệ thống tổ chức chỉ huy, các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân ở đơn vị cơ sở vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ. Xây dựng đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Lãnh đạo công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng, công tác tư pháp, thanh tra, pháp chế trong đơn vị.

- Lãnh đạo công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính, kế hoạch - đầu tư, lao động sản xuất làm kinh tế của đơn vị. Chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước, Quân đội về quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị, cơ sở vật chất hậu cần, kỹ thuật, tài chính, tài sản của đơn vị, bảo đảm an toàn, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Trong khi thực hiện nhiệm vụ nêu trên, các vấn đề sau đây nhất thiết phải do tập thể cấp ủy thảo luận, quyết định:

Các chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Những chủ trương về phương án tác chiến; về tổ chức biên chế; về công tác đảng, công tác chính trị; về quản lý, sử dụng đất quốc phòng, công tác kế hoạch và đầu tư; công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính và lao động sản xuất làm kinh tế.

Do tính chất nhiệm vụ, các cấp ủy sau đây cần chú trọng lãnh đạo các nhiệm vụ có tính đặc thù:

+ Đảng ủy quân khu: Đi đối với trách nhiệm lãnh đạo các đơn vị thuộc quyền, còn có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn các cấp ủy địa phương lãnh đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, công tác quân sự địa phương, xây dựng lực lượng bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ, thực hiện chính sách hậu phương quân đội; phối hợp với cấp ủy địa phương thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quân khu.

+ Đảng ủy quân sự tỉnh có nhiệm vụ: Đề xuất nội dung lãnh đạo và giúp cấp ủy địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và chính sách hậu phương quân đội tại địa phương mình theo nghị quyết của đảng ủy quân sự cấp trên. Lãnh đạo mọi mặt cơ quan quân sự cùng cấp và các đơn vị bộ đội địa phương thuộc quyền thực hiện thắng li mọi nhiệm vụ do cấp ủy địa phương và cấp ủy, người chỉ huy quân sự cấp trên giao.

+ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng cùng với trách nhiệm lãnh đạo các đơn vị thuộc quyền, còn có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất để Quân ủy Trung ương quyết định các chủ trương về công tác biên phòng và xây dựng bộ đội biên phòng, đồng thời lãnh đạo bộ đội biên phòng trong cả nước thực hiện các chủ trương trên.

+ Đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh cùng với việc lãnh đạo mọi mặt các đơn vị thuộc quyền, còn có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với cấp ủy địa phương và Đảng ủy Bộ đội Biên phòng nội dung lãnh đạo về công tác biên phòng và xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, đồng thời có trách nhiệm lãnh đo các đơn vị bộ đội biên phòng tỉnh chấp hành nghị quyết của tỉnh ủy, nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng và nghị quyết của đảng ủy quân khu về xây dựng và tác chiến trong khu vực phòng thủ.

+ Đảng ủy đơn vị sản xuất quốc phòng và làm kinh tế có nhiệm vụ: Lãnh đạo đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; quán triệt và thực hiện quan điểm kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội tạo thế quân sự, quốc phòng trong khu vực phòng thủ ở địa phương, đáp ng yêu cầu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong mọi tình huống; sản xuất, kinh doanh phát triển, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Quân đội; góp phần cùng các doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

+ Cấp ủy đảng trong các doanh nghiệp của Quân đội liên doanh với nước ngoài có nhiệm vụ lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đúng pháp luật, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên trong doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi, nhân phẩm người lao động.

c) Quyền hạn

- Quyết định thành lập, giải thể tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp.

- Quyết nghị việc bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm chức vụ cán bộ, thăng quân hàm sĩ quan, chuyển ra, kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, nâng lương cán bộ theo phân cấp qun lý.

- Quyết định hoặc đề nghị kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên theo Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Việc đbạt, bổ nhiệm, điều động cán bộ, quyết định thôi phục vụ tại ngũ đối với cán bộ và xem xét kỷ luật đối với đảng viên thuộc đảng bộ quân sự địa phương, đảng bộ bđội biên phòng tỉnh là sĩ quan theo phân cấp quản lý cần được bàn bạc, thống nhất giữa đảng ủy quân khu, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng với tỉnh ủy trước khi quyết định. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau thì báo cáo Quân ủy Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị xem xét, quyết định. Trường hợp khẩn cấp trong chiến đấu, việc điều động, bổ nhiệm cán bộ quân sự địa phương, cán bbộ đội biên phòng tỉnh thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền trong Quân đội.

- Xem xét, quyết định những vấn đề khác do ban thường vụ đề nghị theo quy chế làm việc của đảng ủy.

2- Đối với ban thường vụ đảng ủy

a) Chức năng

- Nghiên cứu, đề xuất để đảng ủy: Thảo luận, tham mưu với cấp trên những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ chính trị và công tác đảng, công tác chính trị; quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo xây dựng đảng bộ và thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

- Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, biện pháp mà đảng ủy đã quyết định.

b) Nhiệm vụ

- Chuẩn bị nội dung và triệu tập hội nghị đảng ủy; báo cáo đảng ủy kết quả những công việc đã triển khai thực hiện giữa hai kỳ họp đảng ủy và những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ chính trị, tình hình đơn vị, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo để đảng ủy thảo luận, quyết định.

- Cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định, chương trình, kế hoạch công tác của cấp trên và của đảng ủy; ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo đtriển khai các mặt công tác trong đảng bộ và đơn vị; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc cấp ủy cấp dưới thực hiện.

- Lãnh đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

- Báo cáo cấp trên về tình hình đảng bộ và đơn vị; thông báo tình hình đến các đảng ủy viên và cấp ủy trực thuộc.

- Giải quyết công việc hằng ngày của đảng ủy.

c) Quyền hạn

- Chuẩn y kết quả bầu cử cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm y ban kiểm tra và chđịnh bổ sung cấp ủy viên cấp ủy cấp dưới trực tiếp.

- Quyết định hoặc ủy quyền cho đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định kết nạp đảng viên và xét công nhận đảng viên chính thức.

- Thẩm tra, kết luận về đảng tịch của đảng viên, công nhận là đảng viên, khôi phục quyền đảng viên, xóa tên đảng viên hoặc cho nối lại sinh hoạt đảng của đảng viên thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ và quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

- Quyết định hoặc đề nghị việc bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm chức vụ cán bộ, thăng quân hàm sĩ quan, chuyển ra, kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, nâng lương cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.

- Quyết định hoặc đề nghị các hình thức khen thưởng, kỷ luật đảng viên, tổ chức đảng theo thẩm quyền. Quản lý, sử dụng tài chính đảng theo Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Trường hợp có tình huống khẩn cấp, đột xuất không họp được đảng ủy thì ban thường vụ đảng ủy thảo luận, quyết định, chịu trách nhiệm về các quyết định đó và báo cáo trước đảng ủy trong phiên họp gn nhất.

III- Tổ chức cơ sở đảng

1- Chức năng

- Lãnh đạo mọi mặt hoạt động trong đơn vị.

- Nghiên cứu, đề xuất với cp ủy cp trên những vấn đề có liên quan đến việc, thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác đảng, công tác chính trị.

2- Nhiệm vụ

Các tổ chức cơ sở đảng trong Quân đội thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ đã ghi trong Điều lệ Đảng và các quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, cấp ủy cơ sở ở các loi hình sau đây cần chú trọng lãnh đạo nhiệm vụ có tính đặc thù:

- Tổ chức cơ sở đảng ở đơn vị chiến đấu: Lãnh đạo nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh; giữ gìn và sử dụng có hiệu quả vũ khí, trang bị, cơ svật chất hậu cần - kỹ thuật trong đơn vị; tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thn cho bộ đội, bảo đảm đơn vị huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, chiến đấu thng lợi trong mọi tình huống.

- Tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan: Lãnh đạo quán triệt và chấp hành các đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. Nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu đúng đường li, chủ trương, quan điểm, nguyên tc của Đảng; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan; bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực, đi mới phương pháp và tác phong công tác cho cán bộ, đảng viên.

- Tổ chức cơ sở đảng trong các học viện, nhà trường: Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy - học và nghiên cứu khoa học; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ giáo viên; xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, tiềm lực khoa học - công nghệ nhằm hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu của Quân đội và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; lãnh đạo xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực.

- Tổ chức cơ sở đảng bệnh viện: Lãnh đạo quán triệt và thực hiện quan điểm kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức, y đức, quan điểm, trách nhiệm của người thầy thuốc Quân đội đối với bệnh nhân.

- Tổ chức cơ sở đảng ở các đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ và môi trường: Lãnh đạo quán triệt và thực hiện đúng đường lối, quan điểm của Đảng về khoa học công nghệ và môi trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, bám sát thực tiễn, phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Quân đội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chấp hành nghiêm kluật công tác, giữ gìn bí mật quân sự, bí mật quốc gia.

- Tổ chức cơ sở đảng ở đơn vị, cơ quan quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính: Lãnh đạo quán triệt và thực hiện quan điểm cần kiệm, liêm chính, ý thức tự lực, tự cường, chấp hành nghiêm chế độ quản lý, sử dụng, bảo quản trang bị kỹ thuật, vật tư, tài chính; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện cửa quyền, lãng phí, tham ô, tham nhũng, hối lộ, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, Quân đội.

Trong khi thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, những vấn đề thuộc về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, nhất thiết phải do tập thể cấp ủy quyết định.

3- Quyền hạn

- Quyết định thành lập, giải thể tổ chức đảng trực thuộc.

- Chuẩn y kết quả bầu cử cấp ủy, bí thư, phó bí thư; chỉ định bổ sung cấp ủy viên cấp ủy trực thuộc.

- Đề nghị hoặc quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên; quản lý, sử dụng tài chính đảng theo Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của cấp trên.

- Đảng bộ trung đoàn, lữ đoàn, các đảng bộ cơ sở khác có trên 100 đảng viên, được công nhận đạt trong sạch, vững mạnh thì được cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét ủy quyền cho đảng ủy cơ sở quyền quyết định kết nạp đảng viên, cấp giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng, lớp bồi dưỡng đảng viên mới và thi hành kỷ luật khai trừ đảng viên nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý.

IV- Đảng bộ bộ phận tiểu đoàn và tương đương

1- Chức năng

- Lãnh đạo mọi mặt hoạt động trong đơn vị.

- Nghiên cứu, đề xuất với cấp ủy cấp trên những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác đảng, công tác chính trị.

2- Nhiệm vụ

- Lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.

- Lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng trong đơn vị có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

- Lãnh đạo nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ; sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Giữ gìn, qun lý, sử dụng có hiệu quả vũ khí, trang bị, cơ sở vật chất hậu cần, kỹ thuật, tài chính trong đơn vị, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, cháy nổ. Tổ chức tốt đi sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương ở cơ sở tiến hành công tác vận động quần chúng, tham gia thực hiện các cuộc vận động chính trị cách mạng, góp phần xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn đóng quân vững mạnh, tạo điều kiện cho việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

- Lãnh đạo xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu. Chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và các chế độ sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ. Lãnh đạo công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát và công tác phát triển đảng viên mới theo Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của cấp trên. Lãnh đạo xây dựng các tổ chức quần chúng vng mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ.

3- Quyền hạn

- Quyết định thành lập, giải thể chi bộ trực thuộc.

- Chuẩn y kết quả bầu cử chi ủy, bí thư, phó bí thư; chỉ định bổ sung chi ủy viên của các chi bộ trực thuộc.

- Đề nghị hoặc quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên; quản lý, sử dụng tài chính đảng theo Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của cấp trên. Quyết nghị đề nghị cấp có thẩm quyền về kết nạp đảng viên.

C- CHẾ ĐỘ SINH HOẠT

- Quân ủy Trung ương họp thường lệ 6 tháng một lần. Ban Thường vụ họp 1 tháng một lần.

- Đảng ủy quân khu họp thường lệ 6 tháng một lần, bàn và quyết nghị chủ trương lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ trong toàn quân khu. Những nội dung lãnh đạo nhiệm vụ cụ thể lực lượng vũ trang quân khu giao cho ban thường vụ hp quyết định và báo cáo đảng ủy trong lần sinh hoạt định kỳ. Ban thường vụ họp 1 tháng một lần.

- Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không - Không quân và Đảng ủy Bộ đội Biên phòng họp thường lệ 6 tháng một lần. Ban thường vụ họp 1 tháng một lần.

- Đảng ủy từ cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên họp thường lệ 3 tháng một lần. Ban thường vụ họp 1 tháng một lần.

- Đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận, chi ủy họp thường lệ 1 tháng một lần. Ban thường vụ họp 1 tháng một lần.

Khi cần thiết các đảng ủy, ban thường vụ, chi ủy họp bất thường.

- Đảng bộ cơ sở, đảng bộ bộ phận họp thường lệ mỗi năm hai lần; họp bất thường khi cần. Đối với đảng bộ cơ sở có đông đảng viên, hoạt động phân tán, địa bàn rộng, cấp ủy cơ sở căn cứ vào tình hình cụ thể để tổ chức sinh hoạt theo cụm, phân công cấp ủy viên phụ trách.

- Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần.

D- ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP

Ủy ban kiểm tra các cấp do cấp ủy cùng cấp bầu, gồm một số đồng chí trong cấp ủy và một số đồng chí ngoài cấp ủy. Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra do đảng ủy bầu, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra do ủy ban kiểm tra bầu trong số ủy viên ủy ban kiểm tra.

Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các thành viên ủy ban kiểm tra cấp dưới phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y. Nếu điều động chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra sang công tác khác phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý. Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban kiểm tra các cấp theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của cấp trên.

Ủy ban kiểm tra làm việc theo chế độ tập th, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của ủy ban kiểm tra cấp trên.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do Điều lệ Đảng quy định và hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ủy ban kiểm tra các cấp có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới, các đơn vị, cơ quan, đảng viên, cán bộ, chiến sĩ báo cáo tình hình và cung cấp tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát.

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội xây dựng quy chế phối hợp kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng trong Đảng bộ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội,

Ủy ban kiểm tra đảng ủy quân khu, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy trên địa bàn quân khu và nơi có bộ đội biên phòng tỉnh xây dựng quy chế phối hợp để kiểm tra, giám sát đảng viên và tổ chức đảng trong đảng bộ quân sự địa phương và đảng bộ bộ đội biên phòng tỉnh theo quy định của Điều lệ Đảng.

Ủy ban kiểm tra đảng ủy quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với ủy ban kiểm tra huyện ủy xây dựng quy chế phối hợp và tham mưu để đảng ủy quân sự tỉnh phối hợp với huyện ủy kiểm tra, giám sát đảng viên và tổ chức đảng trong đảng bộ quân sự huyện theo Điều 30 Điều lệ Đảng. Khi thực hiện kiểm tra, giám sát theo Điều 32 Điều lệ Đảng thì ủy ban kiểm tra huyện ủy chủ trì, phối hợp với ủy ban kiểm tra đảng ủy quân sự tỉnh để kết luận và xử lý theo thẩm quyền.

Đ- CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA CẤP ỦY ĐẢNG

I- Quan hệ giữa cấp ủy, bí thư cấp ủy với người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên

1- Quan hệ giữa cấp ủy với người chỉ huy đơn vị (kcả tổng giám đốc, giám đốc) và chính ủy, chính trị viên là mối quan hệ giữa lãnh đạo vi phục tùng sự lãnh đạo

- Người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên phải phục tùng sự lãnh đạo của cấp ủy về mọi mặt, kịp thời báo cáo tình hình đơn vị và mọi nhiệm vụ được cấp trên giao, đề xuất chủ trương lãnh đạo, biện pháp thực hiện để cấp ủy thảo luận, quyết định và có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghị quyết theo, chức trách.

Đối với nhiệm vụ chiến đấu, người chỉ huy báo cáo với cấp ủy nhiệm vụ cấp trên giao, quyết tâm chiến đấu, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo đcấp ủy thảo luận, quyết định. Trường hợp nhận nhiệm vụ chiến đấu khẩn cấp hoặc có tình huống diễn biến ngoài dự kiến, không có điều kiện họp cấp ủy hoặc ban thường vụ, thì người chỉ huy phải chủ động trao đi với bí thư (chính ủy, chính trị viên) quyết đoán xử trí kịp thời để hoàn thành nhiệm vụ, sau đó báo cáo và chịu trách nhiệm với cấp ủy cấp mình và cấp trên.

- Các đơn vị sản xuất quốc phòng làm kinh tế, định kỳ hằng tháng, quý, năm, tng giám đốc, giám đốc phải báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất quốc phòng, kinh tế của kỳ trước, dự kiến kế hoạch kỳ sau để cấp ủy thảo luận, quyết định. Tổng giám đốc, giám đốc phải chấp hành và tổ chức thực hiện nghiêm nghị quyết và chịu sự kim tra về mọi mặt của cấp ủy, đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp ủy, trước pháp luật, trước cấp trên về các quyết định của mình.

- Cấp ủy đảng ở cơ quan, viện nghiên cứutrách nhiệm lãnh đạo, kiểm tra mọi hoạt động của người đứng đầu cơ quan, nhất là trong chỉ đạo, quản lý điều hành công tác chuyên môn cho đúng đường lối, quan điểm, nguyên tắc, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên. Người đng đầu cơ quan có trách nhiệm báo cáo với cấp ủy về nhiệm vụ chuyên môn được cấp trên giao để cấp ủy thảo luận, quyết định chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

2- Quan hệ giữa bí thư cấp ủy (phó bí thư thường trực đảng ủy quân sự địa phương) với người chỉ huy đơn vị, tổng giám đốc, giám đốc là quan hệ phối hợp công tác

Bí thư cấp ủy (phó bí thư thường trực đảng ủy quân sự địa phương) và người chỉ huy, tổng giám đốc, giám đốc phải kịp thời thông báo và trao đổi cho nhau biết các nghị quyết, chỉ thị và mệnh lệnh của cấp trên, thống nhất đánh giá tình hình, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo, báo cáo cấp ủy hoặc ban thường vụ quyết định; xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết và kiểm tra các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thực hiện. Trường hợp có ý kiến khác nhau phải cùng nhau trao đổi để nhất trí, nếu đã trao đổi kỹ mà chưa nhất trí phải kịp thời đưa ra đảng ủy hoặc ban thường vụ đảng ủy thảo luận, quyết định. Trường hợp khẩn cấp (trong chiến đấu, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn) không họp được cấp ủy (ban thường vụ) hoặc có tình huống phát sinh ngoài phương án, người chỉ huy và bí thư, phó bí thư thường trực đảng ủy quân sự địa phương (chính ủy, chính trị viên) bàn bạc thống nht để quyết định, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp ủy cấp mình về các quyết định đó; khi đã trao đổi kỹ mà có vấn đề chưa thống nhất, người chỉ huy được quyền quyết định để hoàn thành nhiệm vụ, sau đó phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp ủy cấp mình về các quyết định đó.

II- Quan hệ giữa cấp ủy đảng trong Quân đội với cấp ủy đảng và chính quyền địa phương

1- Quan hệ giữa đảng ủy quân khu với tỉnh ủy trên địa bàn quân khu là mối quan hệ phối hợp

- Đảng ủy quân khu có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tỉnh ủy xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, công tác quân sự địa phương, xây dựng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên, chấp hành chính sách hậu phương quân đội; phối hợp với tỉnh ủy thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong quân khu.

- Tỉnh ủy có trách nhiệm lãnh đạo địa phương thực hiện nghị quyết của đảng ủy quân khu về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng Dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên, công tác quân sự địa phương và chấp hành chính sách hậu phương quân đội; lãnh đạo đảng ủy, bộ chỉ huy quân sự tỉnh chấp hành nghị quyết, chỉ thị của đảng ủy, mệnh lệnh của tư lệnh quân khu về nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương; phối hợp với cục chính trị quân khu chỉ đạo, hướng dẫn công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và công tác quân sự, quốc phòng địa phương.

Giữa hai kỳ đại hội đảng bộ tỉnh, khi có cán bộ là đảng viên trong đảng bộ được, bổ nhiệm làm cán bộ chủ trì bộ chỉ huy quân sự tỉnh thì ban thường vụ tỉnh ủy kịp thời chỉ định, kiện toàn đảng ủy quân sự tỉnh; đồng thời thực hiện quy trình đề nghị Ban Bí thư chỉ định bổ sung các đồng chí giữ chức vụ được cơ cấu tham gia tỉnh ủy và lãnh đạo bầu vào ban thường vụ tỉnh ủy.

Trường hợp cán bộ từ đảng bộ khác được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm làm cán bộ chủ trì bộ chỉ huy quân sự tỉnh thì ban thường vụ tỉnh ủy kịp thời chỉ định, kiện toàn đảng ủy quân sự tỉnh; đồng thời thực hiện quy trình đề nghị Ban Bí thư chỉ định bổ sung các đồng chí giữ chức vụ được cơ cấu tham gia tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.

2- Quan hệ giữa đảng ủy quân sự tỉnh với huyện ủy là mối quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và chính sách hậu phương quân đội

- Đng ủy quân sự tỉnh: Lãnh đạo bộ chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu cho tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra huyện ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương và chính sách hậu phương quân đội. Chủ động trao đổi, thông báo với huyện ủy tình hình nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương và các nghị quyết, chỉ thị của trên về lĩnh vực quân sự, quốc phòng những vn đề về nhân sự cán bộ chủ trì ban chỉ huy quân sự huyện trước khi đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định. Phối hợp với huyện ủy chỉ đạo ban chỉ huy quân sự, đơn vị bộ đội địa phương huyện thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, xây dựng đảng bộ quân sự huyện trong sạch, vững mạnh, xây dựng ban chỉ huy quân sự và đơn vị bộ đi địa phương huyện vững mạnh toàn diện.

- Huyện ủy: Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của đảng ủy quân sự tỉnh về công tác quân sự, quốc phòng địa phương; tham gia ý kiến với đảng ủy quân sự tỉnh về chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và chính sách hậu phương quân đội. Trao đổi thống nhất với ban thường vụ đảng ủy quân sự tỉnh trước khi quyết định về củng cố kiện toàn cấp ủy và chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ quân sự huyện. Lãnh đạo đảng ủy, ban chỉ huy quân sự huyện chấp hành nghị quyết, chỉ thị của đảng ủy, mệnh lệnh của người chỉ huy quân sự cấp trên về công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Phối hợp với phòng chính trị bộ chỉ huy quân sự tỉnh chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.

Giữa hai kỳ đại hội đảng bộ huyện, khi cán bộ là đảng viên trong đảng bộ được bổ nhiệm làm cán bộ chủ trì ban chỉ huy quân sự huyện thì ban thường vụ huyện ủy kịp thời chỉ định, kiện toàn đảng ủy quân sự huyện; đồng thời thực hiện quy trình đề nghị ban thường vụ tỉnh ủy chỉ định bổ sung các đồng chí giữ chức vụ được cơ cấu tham gia huyện ủy và lãnh đạo bầu vào ban thường vụ huyện ủy.

Trường hợp cán bộ tđảng bộ khác được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm làm cán bộ chủ trì ban chỉ huy quân sự huyện thì ban thường vụ huyện ủy kịp thời chỉ định, kiện toàn đảng ủy quân sự huyện; đồng thời thực hiện quy trình đề nghị ban thường vụ tỉnh ủy chỉ định bổ sung các đồng chí giữ chức vụ được cấu tham gia huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy.

3- Quan hệ giữa đảng ủy quân sự huyện với đảng ủy xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là đảng ủy xã) là mối quan hệ phối hợp

- Đảng ủy quân sự huyện: Lãnh đạo ban chỉ huy quân sự huyện tham mưu cho huyện ủy chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đảng ủy xã lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương và chính sách hậu phương quân đội. Chủ động trao đi với đảng ủy xã tình hình, nhiệm vụ công tác quân sự, quốc phòng của địa phương; phối hợp với đảng ủy xã chỉ đạo kiện toàn ban chỉ huy quân sự xã, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và công tác đảng ở những nơi lập chi bộ quân sự xã.

- Đảng ủy xã: Thực hiện hướng dẫn, kiểm tra của đảng ủy quân sự huyện về công tác quân sự, quốc phòng và chính sách hậu phương quân đội ở địa phương. Chủ động trao đổi, thông báo với đảng ủy quân sự huyện tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; tham gia ý kiến với đảng ủy quân sự huyện về chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương. Phối hợp với ban chính trị, ban chỉ huy quân sự huyện chỉ đạo, hướng dẫn công tác chính trị trong lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đảng ở những nơi lập chi bộ quân sự xã.

4- Quan hệ giữa Đảng ủy Bộ đội Biên phòng với tỉnh ủy (nơi có bộ đội biên phòng tỉnh) là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ chquyền, an ninh biên giới; xây dựng nền biên phòng toàn dân và xây dựng bộ đội biên phòng ở địa phương vững mạnh về mọi mặt

- Đảng ủy Bộ đội Biên phòng chủ động trao đổi, thông báo với tỉnh ủy về tình hình biên giới và các chủ trương, nội dung biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Chủ trì, phối hợp với các tỉnh ủy lãnh đạo bộ đội biên phòng tỉnh thực hiện nhiệm vụ biên phòng; xây dựng nền biên phòng toàn dân ở địa phương vững mạnh, xây dựng bộ đội biên phòng tỉnh vững mạnh về mọi mặt. Chủ trì, phối hợp với các tỉnh ủy xây dựng quy chế phối hợp thực hiện các nội dung công tác trên.

- Tỉnh ủy có trách nhiệm lãnh đạo đảng bộ và nhân dân địa phương thực hiện các nghị quyết, chỉ thị và các quy định của Đảng, Nhà nước và Quân đội về công tác biên phòng; lãnh đạo đảng ủy, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh chấp hành nghị quyết, chỉ thị của đảng ủy, mệnh lệnh của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về công tác biên phòng và nghị quyết, chỉ thị của đảng ủy, mệnh lệnh của tư lệnh quân khu về xây dựng và tác chiến trong khu vực phòng thủ; phối hợp với Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng để chỉ đạo, hướng dẫn công tác đảng, công tác chính trị đối với lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh.

Giữa hai kỳ đại hội đảng bộ tỉnh, khi có cán bộ luân chuyển, điều động, bổ nhiệm làm cán bộ chủ trì bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh thì ban thường vụ tỉnh ủy kịp thời chỉ định, kiện toàn đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh; đồng thời thực hiện quy trình đề nghị Ban Bí thư chỉ định bổ sung đồng chí giữ chức vụ được cơ cấu tham gia tỉnh ủy.

5- Quan hệ giữa đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh với huyện ủy nơi có bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ là quan hệ phối hợp để thực hiện nghị quyết, chủ trương của tỉnh ủy và Đảng ủy Bộ đội Biên phòng về xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên bộ, trên biển và xây dựng nền biên phòng toàn dân ở địa phương vng mạnh, xây dựng bộ đội biên phòng vng mạnh về mọi mặt.

- Đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh thường xuyên thông báo, trao đổi vi huyện ủy về thực hiện nhiệm vụ biên phòng, và diễn biến tình hình biên gii có liên quan; thống nhất với huyện ủy các chủ trương, biện pháp kết hợp giữa nhiệm vụ phát trin kinh tế - xã hội với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên gii ở địa phương. Chủ trì, phối hợp với các huyn ủy xây dựng quy chế phối hợp thực hiện các nội dung công tác trên.

- Huyện ủy có trách nhiệm lãnh đạo địa phương chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội về an ninh biên giới, tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên gii quốc gia, giúp đỡ, tạo điều kiện cho bộ đội biên phòng hoàn thành nhiệm vụ; thường xuyên thông báo với đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh và đơn vị bđội biên phòng làm nhiệm vụ ở địa phương tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

6- Quan hệ giữa cấp ủy đồn biên phòng với huyện ủy nơi có đồn biên phòng

- Cấp ủy đồn biên phòng: Thường xuyên phn ảnh với huyện ủy tình hình khu vực biên giới đơn vị phụ trách; các chủ trương, đi sách về công tác biên phòng. Chấp hành sự chỉ đạo của huyện ủy về các vấn đề có liên quan đến công tác vận động quần chúng, đối ngoại nhân dân, chính sách dân tộc, tôn giáo. Nghiên cứu, đề xuất và tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

- Huyện ủy: Thường xuyên thông báo với cấp ủy và chỉ huy đồn biên phòng các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quốc phòng - an ninh ở các xã, phường, thị trấn, biên giới. Lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân địa phương phối hợp, giúp đỡ các đồn biên phòng thực hiện nhiệm vụ.

7- Quan hệ giữa cấp ủy các đơn vị với cấp ủy, chính quyền địa phương

- Các đơn vị đến làm nhiệm vụ ở địa phương nào thì cấp ủy và người chỉ huy đơn vị đó có trách nhiệm thông báo tình hình và nhiệm vụ có liên quan với cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng người chỉ huy quân sự địa phương thống nhất kế hoạch, hiệp đng tổ chức phòng thủ tác chiến theo sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và của cấp trên. Khi chuyển đi nơi khác cần thông báo với cấp ủy, chính quyền và người chỉ huy quân sự địa phương biết.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời thông báo với cấp ủy, chỉ huy đơn vị quân đội đóng quân, thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn về tình hình địa phương có liên quan đến quốc phong - an ninh. Lãnh đạo, chỉ đạo ban, ngành, đoàn thể và nhân dân địa phương phối hợp, giúp đỡ đơn vị quân đội thực hiện nhiệm vụ.

Trong trường hợp đặc biệt hoặc đơn vị quân đội làm nhiệm vụ lâu dài trên địa bàn tỉnh, thành phố, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, khi thấy cần thiết thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của đơn vị đó bàn bạc, thống nhất với cấp ủy địa phương đề nghị cấp ủy có thẩm quyền chỉ định một số đồng chí đảng viên là cán bộ chủ trì đơn vị tham gia cấp ủy địa phương để phối hợp lãnh đạo thực hiện công tác quân sự, quốc phòng trên địa bàn.

III- Quan hệ giữa đảng ủy quân khu, đảng ủy quân sự tỉnh và cấp ủy các đơn vị chủ lực với các cấp ủy đảng trong Bộ đội Biên phòng

1- Quan hệ giữa đảng ủy quân khu với Đảng ủy Bộ đội Biên phòng

Là mối quan hệ phối hợp để lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang quân khu và bộ đội biên phòng tỉnh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được xác định và những vấn đề có liên quan đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân, công tác quân sự, biên phòng ở địa phương và xây dựng tác chiến trong khu vực phòng thủ trên địa bàn quân khu.

- Đảng ủy quân khu: Định kỳ 6 tháng, 1 năm và khi có tình huống đột xuất kịp thời thông báo với Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tình hình, nhiệm vụ công tác quân sự địa phương và tình hình có liên quan đến hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Thống nhất với Đảng ủy Bộ đội Biên phòng về bố trí sử dụng lực lượng bộ đội biên phòng trong khu vực phòng thủ. Lãnh đạo, chỉ đạo đảng ủy quân sự tỉnh và các lực lượng của quân khu làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới, biển, đảo chấp hành nghiêm Quy chế biên gii của Chính phủ và tham gia công tác biên phòng theo hướng dẫn của Bộ đội Biên phòng.

- Đảng ủy Bộ đội Biên phòng: Định kỳ 6 tháng, 1 năm và khi có tình huống đột xuất kịp thời thông báo với đảng ủy quân khu tình hình trên các tuyến biên giới, các chủ trương, đối sách của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên gii. Lãnh đạo, chỉ đạo bộ đội biên phòng tỉnh thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến. Chủ trì, phối hợp với đảng ủy các quân khu xây dựng quy chế phối hợp thực hiện các nội dung công tác trên.

2- Quan hệ giữa đảng ủy quân khu với đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh

- Đảng ủy quân khu chỉ đạo đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trên địa bàn quân khu.

- Đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh lãnh đạo đơn vị chấp hành nghị quyết, chỉ thị của đảng ủy, mệnh lệnh của tư lệnh quân khu về kế hoạch phòng thủ, tác chiến trên địa bàn và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong khu vực phòng thủ khi xảy ra xung đột vũ trang hoặc chiến tranh xâm lược.

3- Quan hệ giữa đảng ủy quân sự tỉnh và cấp ủy các đơn vị chủ lực với đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh là mối quan hệ phối hợp công tác

- Đảng ủy quân sự tỉnh: Định kỳ hằng quý và khi có tình huống đột xuất kịp thời thông báo với đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh về kế hoạch công tác quân sự có liên quan đến bộ đội biên phòng; thống nhất với đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh về chủ trương, kế hoạch bố trí sử dụng lực lượng bộ đội biên phòng trong khu vực phòng thủ. Chủ trì, phối hợp với đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh xây dựng quy chế phối hợp để thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của từng lực lượng.

- Đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh: Định kỳ hằng quý và khi có tình huống đột xuất, kịp thời thông báo với đảng ủy quân sự tỉnh về chủ trương, đối sách, nhiệm vụ công tác biên phòng, tình hình khu vực biên giới, biển, đảo và bố trí lực lượng bộ đội biên phòng trên địa bàn. Lãnh đạo các đơn vị thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trn an ninh nhân dân; chịu sự chỉ huy, chỉ đạo của chỉ huy trưởng quân sự tỉnh, tư lệnh vùng hải quân về xây dựng kế hoạch phòng thủ, hiệp đồng chiến đấu và chiến đấu khi xảy ra xung đột vũ trang hoặc chiến tranh xâm lược.

- Cấp ủy đơn vị chủ lực và các lực lượng có liên quan làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới, biển, đảo có trách nhiệm lãnh đạo đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế biên gii của Chính phủ, đồng thời có trách nhiệm tham gia công tác biên phòng theo hướng dẫn của bộ đội biên phòng và sẵn sàng chi viện khi có tình huống xảy ra theo yêu cầu của bộ đội biên phòng.

IV- Quan hệ giữa cấp ủy đảng cơ sở với tổ chức quần chúng

Các tổ chức quần chúng trong Quân đội được tổ chức ở đơn vị cơ sở, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp ủy đảng cơ sở; sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cùng cấp và cơ quan chính trị cấp trên. Các cấp ủy đảng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các tổ chức quần chúng trong đơn vị vững mạnh, quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức quần chúng hoạt động có hiệu quả; chăm lo sự tiến bộ trưởng thành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của quần chúng. Các tổ chức quần chúng phải quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của cấp ủy theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình.

Căn cứ vào Quy định này, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quy định số 49-QĐ/TW, ngày 21-11-2011 của Bộ Chính trị khóa XI.

 


Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí
Ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương,
- Tổng cục Chính trị
Quân đội nhân dân Việt Nam,
- Lưu Văn ph
òng Trung ương Đảng.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ




Đinh Thế Huynh

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản