394531

Quyết định 71/2018/QĐ-UBND về Đề án chính sách khuyến khích phát triển cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030

394531
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 71/2018/QĐ-UBND về Đề án chính sách khuyến khích phát triển cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 71/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lưu Xuân Vĩnh
Ngày ban hành: 16/08/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 71/2018/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
Người ký: Lưu Xuân Vĩnh
Ngày ban hành: 16/08/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/2018/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 16 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2018-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Căn cứ Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Thực hiện Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Thực hiện Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

Thực hiện Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1456/TTr-SGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án một số chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 8 năm 2018.

Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế - Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Trường trực HĐND huyện, thành phố;
- Trung tâm Công báo, Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP (HXN);
- Lưu VT, KGVX. NAM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lưu Xuân Vĩnh

 

ĐỀ ÁN

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2018-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 71/2018/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

I. Mở đầu

1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý

a) Sự cần thiết xây dựng đề án

Hiến pháp của nước ta đã chỉ rõ “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân”; “học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”.

Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo dục và Đào tạo cùng với Khoa học Công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo và khoa học công nghệ là đầu tư cho phát triển.... Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học và công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động; chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” (1).

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây công tác xã hội hóa nói chung, xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất định: Tiềm năng và nguồn lực của xã hội bước đầu được phát huy; các cơ sở ngoài công lập được hình thành đi vào hoạt động đạt được những kết quả đáng trân trọng; việc huy động nguồn lực xã hội cũng được chú ý, tạo điều kiện cho toàn xã hội tham gia đóng góp vật chất, trí tuệ, công sức cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà chuyển biến tiến bộ rõ rệt.

Đa số cơ sở giáo dục ngoài công lập được thành lập và hoạt động có hiệu quả; ngoài ra hàng năm, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã ủng hộ hàng tỷ đồng, hàng trăm máy tính, nhiều loại tài sản, vật chất và thiết bị dạy học, xây dựng, tu sửa hàng chục phòng học, phòng làm việc, nhà ở giáo viên, học sinh, tường rào, sân trường ở tất cả các địa bàn trong tỉnh.

Tuy nhiên, việc thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế như: tiến độ xã hội hóa còn chậm, chưa đều ở các cấp học, các vùng, nhiều nơi có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp, chuẩn quốc gia, chất lượng và hiệu quả đào tạo của một số cơ sở còn thấp so với các cơ sở cùng cấp hệ công lập.

Một trong những nguyên nhân chính đó là việc thể chế hóa về cơ chế chính sách về xã hội hóa chưa kịp theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công tác tuyên truyền chưa được đẩy mạnh; công tác tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh chưa quyết liệt, đồng bộ; nhiều tổ chức, cá nhân còn lưỡng lự đầu tư vào lĩnh vực giáo dục hoặc có đầu tư nhưng mới ở mức độ giới hạn, có tính thăm dò, thiếu đồng bộ, v.v.

Để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học và tất cả các địa bàn trong tỉnh thì cần thiết phải xây dựng một Đề án “Về một số chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2030” nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét có sức hấp dẫn, thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo của tỉnh; góp phần vào việc thu hút tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường, tham gia vào việc củng cố kết quả phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục; thực hiện thành công chủ trương của Đảng “Nâng cao Dân trí, đào tạo Nhân lực và bồi dưỡng Nhân tài” cho sự nghiệp “Công nghiệp hóa và hiện đại hóa” đất nước.

b) Cơ sở pháp lý

- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

- Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

- Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

- Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

- Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

- Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

- Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

- Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 1161/QĐ-BXD ngày 15 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2014;

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh;

- Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Tiêu chuẩn Quốc gia: Trường mầm non TCVN 3907:2011, Trường Trung học TCVN 8794:2011, Trường Tiểu học TCVN 8793:2011;

- Quyết định số 2530/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;

- Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định về chính sách ưu đãi sử dụng đất đối với các dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc quy định ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

a) Đối tượng

- Các cơ sở giáo dục ngoài công lập do các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, hội nghề nghiệp, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và tự đảm bảo vốn đầu tư và kinh phí hoạt động thường xuyên, không sử dụng ngân sách Nhà nước (gọi chung là cơ sở thực hiện xã hội hóa); có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh;

- Tất cả các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào giáo dục và đào tạo, liên doanh, liên kết hoặc thành lập mới các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, có đủ điều kiện hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Phạm vi

- Các dự án đầu tư đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, giáo dục đại học;

- Những nội dung khác không nêu trong Đề án này thì thực hiện theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ, Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ, Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008, Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013, Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016, Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008, Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài chính và các văn bản Nhà nước hiện hành.

II. Thực trạng công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

1. Tình hình chung

Mạng lưới trường, lớp đã phủ kín trên các địa bàn dân cư trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Chất lượng giáo dục ở các cấp cấp học và các loại hình giáo dục ngày càng phát triển theo hướng bền vững. Đến nay, toàn tỉnh có 93 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 11 trường mầm non, 57 trường tiểu học, 23 trường THCS và 02 trường THPT); chất lượng đào tạo đã có bước tiến bộ rõ nét, tỷ lệ tốt nghiệp đã ngang hoặc cao hơn một số tỉnh trong khu vực và cả nước.

Nhìn chung, cả giai đoạn từ năm 2012-2017 hệ thống trường, lớp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tăng nhẹ từ cấp học mầm non đến phổ thông (317 cơ sở năm 2012 lên 324 cơ sở năm 2017, tăng 7 trường (chưa kể các nhóm trẻ gia đình); đã thu hút tối đa số học sinh trong độ tuổi tới trường, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học đang giảm dần, số ngành nghề đào tạo ngày càng phong phú, đa dạng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tăng cả về lượng và chất, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước, tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn tăng ở hầu hết các cấp học; số cơ sở ngoài công lập cũng tăng rõ rệt so với năm 2012, cụ thể như sau:

- Đối với giáo dục Mầm non:

+ Năm 2012, chỉ có 89 cơ sở mầm non, mẫu giáo với 824 lớp, 20.668 trẻ, 1.188 giáo viên (trong đó 18 cơ sở ngoài công lập với 88 nhóm lớp, 157 nhóm trẻ, mẫu giáo độc lập, 6.618 trẻ, 322 giáo viên); đến năm 2017 đã có 90 cơ sở mầm non, mẫu giáo với 922 lớp, 26.522 trẻ, 1.451 giáo viên (trong đó 19 cơ sở ngoài công lập với 123 nhóm lớp, 189 nhóm trẻ, mẫu giáo độc lập, 9.333 trẻ, 462 giáo viên). Không còn điểm trắng về giáo dục mầm non.

+ Năm 2012 số trẻ ngoài công lập chiếm tỷ lệ 32% đến năm 2017 tỷ lệ trẻ ngoài công lập tăng 3,2% so với trẻ công lập.

- Đối với giáo dục phổ thông:

+ Cấp tiểu học: Toàn tỉnh có 152 trường, (không bao gồm 01 trường liên cấp ngoài công lập Hoa Sen thành lập năm 2017), tương đương 0,1%, có 251 học sinh/14 lớp.

+ Cấp THPT: Toàn tỉnh có 20 trường, trong đó có 02 trường liên cấp ngoài công lập (trường Hoa Sen thành lập năm 2016, chưa tuyển sinh và trường THPT ISCHOOL thành lập năm 2011), tỷ lệ 5,26%; năm 2017 có 270 hs/9 lớp học sinh chiếm tỷ lệ 1,7%.

Nhìn chung, 100% số xã, phường trong tỉnh có ít nhất 01 trường tiểu học, có xã tới 04 trường; ở cấp Trung học cơ sở các địa bàn xã, phường hoặc cụm xã đều có trường trung học cơ sở; 100% các huyện, thành phố đều có ít nhất 01 trường trung học phổ thông đã đáp ứng nhu cầu học tập cho con em các dân tộc trong tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đối với cấp học này.

- Số trung tâm ngoại ngữ, tin học được thành lập ở hầu hết các thị trấn và trung tâm huyện, thành phố (tăng từ 13 cơ sở năm 2012 lên 15 cơ sở năm 2017; 100% (65/65 xã) có trung tâm học tập cộng đồng để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản, phát triển kinh doanh, v.v, cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã, phường.

2. Kết quả huy động các nguồn lực cho công tác xã hội hóa

a) Việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển giáo dục và đào tạo

Việc huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo ở địa bàn tỉnh ta đang có sự chuyển biến tích cực từ sự ủng hộ của nhân dân, nguồn thu đã góp phần quan trọng đối với việc mở rộng mạng lưới trường, lớp, thu hút học sinh, nâng cao chất lượng ở các cấp học, cụ thể như sau:

- Nguồn thu học phí tại các cơ sở công lập:

+ Năm 2015 là 14,5 tỷ đồng/991 tỷ đồng ngân sách giáo dục và đào tạo (QĐ số 19/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận), chiếm 14,62 %, tăng 1,63% so với năm 2014;

+ Năm 2016 là 20,9 tỷ đồng/1.033 tỷ đồng ngân sách giáo dục và đào tạo (QĐ số 76/QĐ-UBND ngày 01/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận), chiếm 20,28%, tăng 5,66% so với năm 2015.

+ Năm 2017 là 22,4 tỷ đồng/1.176 tỷ đồng ngân sách giáo dục và đào tạo (QĐ số 46/QĐ-UBND ngày 24/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận), chiếm 19,04%, giảm 1,24% so với năm 2016.

Qua số liệu trên cho thấy mặc dù ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận ngày càng tăng, cộng với nguồn thu từ người học đã góp phần quan trọng trong tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục, phục vụ tốt cho quá trình triển khai nhiệm vụ đào tạo; riêng khối Trung học phổ thông thì nguồn thu học phí hàng năm đã chiếm từ 17% - 18% so với ngân sách nhà nước cấp cho cấp học này.

- Vốn Xã hội hóa: Đến tháng 12/2017 số vốn hỗ trợ, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là 442,6 tỷ đồng (là những dự án tiêu biểu, có quy mô lớn), trong đó:

+ Nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân để xây dựng, tu sửa trường, lớp học và cơ sở vật chất trong các cơ sở giáo dục là 176,3 tỷ đồng;

+ Các dự án kêu gọi đầu tư: Tính đến cuối năm 2017 có 09 dự án đầu tư, số vốn đăng ký là 266,3 tỷ đồng.

Nhìn chung, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp để đầu tư trường, lớp ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua đã thực hiện đúng theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008, Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 và Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

b) Đánh giá chung

Trong điều kiện ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng các nhu cầu phát triển về giáo dục và đào tạo thì việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục sẽ góp phần thu hút được đáng kể về nhân lực, vật lực và nguồn lực để đầu tư trường, lớp phục vụ cho phát triển giáo dục và đào tạo. Ngân sách Nhà nước sẽ giảm một lượng ngân sách đáng kể cho đầu tư phát triển, chi chế độ chính sách cho người lao động, giảm được biên chế trong khu vực công để tập trung đầu tư cho các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh.

- Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng rõ rệt, tính đến năm 2017, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 91 trường (tăng 50 trường so với năm 2012) trong đó: Trường mầm non có 09/90 trường (72 trường công lập và 18 trường ngoài công lập, không bao gồm nhóm trẻ) đạt 10% và trường phổ thông có 82/236 trường, đạt tỷ lệ 34,7%.

- Thu hút tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường, giảm tối đa học sinh ngoài nhà trường; số học sinh lưu ban, bỏ học giảm từ khoảng 10% năm 2010 nay chỉ còn khoảng 3%; kết quả thu hút học sinh đến trường, cụ thể như sau: Mầm non (Nhà trẻ đạt 12,3%, Mẫu giáo đạt 70,3%), tiểu học đạt 99,44%, trung học cơ sở đạt 82% và trung học phổ thông đạt 75%; giảm thiểu tình trạng học nhờ, học tạm tại các cấp học (năm học 2016-2017 có 87 phòng đến năm học 2017-2018 còn 27 phòng); xóa bỏ phòng học xuống cấp để thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn (đến nay toàn tỉnh có 65/65 xã, phường, 7/7 huyện, thành phố tiếp tục củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục);

- Tăng cường cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, tài chính của đơn vị cơ sở; tăng thu nhập cho người lao động;

- Việc mở rộng xã hội hóa giáo dục và đào tạo sẽ tạo được sự đa dạng hóa loại hình đào tạo, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình, người học có quyền lựa chọn nơi học và giáo viên được lựa chọn nơi dạy; từ chỗ đầu tư dàn trải thì nay ngân sách Nhà nước sẽ tập trung cho các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn không còn tình trạng học ca 3, học nhờ, giảm được phòng học tạm; tăng dần số trường, lớp tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; trường lớp khang trang tiến tới lầu hóa và hiện đại hóa.

Tuy nhiên, công tác xã hội hóa vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Nhận thức của một bộ phận nhân dân và một số cấp quản lý chưa đúng bản chất về xã hội hóa giáo dục và đào tạo nên hiệu quả huy động các nguồn lực (nhân lực và tài lực) chưa cao; coi việc đầu tư, phát triển giáo dục là việc của Nhà nước, của ngành giáo dục, chứ không phải là của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện xã hội hóa chưa đồng bộ; còn khó khăn trong triển khai dự án đầu tư (nhất là việc giải phóng mặt bằng, chuyển đổi loại hình từ công lập sang ngoài công lập).

- Các cơ sở ngoài công lập tuy có tăng về số trường nhưng chưa nhiều, phát triển chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố, thị trấn; vùng đồng bằng thì đa số có quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất còn hạn chế; mức độ phát triển xã hội hoá ở khu vực nông thôn và vùng đặc biệt khó khăn còn thấp; dịch vụ còn thiếu so với nhu cầu, chất lượng chuyên môn sâu chưa ngang bằng so với khối trường công lập, đội ngũ cán bộ, giáo viên còn thiếu về số lượng, chất lượng và kinh nghiệm chưa phù hợp so với yêu cầu. Một bộ phận thì chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý và chỉ đạo chuyên môn; chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao.

- Một số nhà đầu tư chưa thể hiện rõ chiến lược đầu tư, so với các ngành khác thì số vốn đầu tư xây dựng trường còn ở mức độ thấp (ngoại trừ trường THPT iSchool; TH, THCS và THPT Hoa Sen); nhiều trường ngoài công lập mới đầu tư về phòng học nhưng chưa đồng bộ về thiết bị dạy học, tỷ lệ cơ sở có nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh (giáo viên, học sinh) đảm bảo chuẩn còn thấp, có những cơ sở các còn tạm bợ, còn dùng chung với gia đình, giáo viên chung với học sinh, v.v;

- Có một số mô hình chuyển đổi và mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo tuy đã được khẳng định nhưng khả năng nhân rộng ra các địa phương khác, đơn vị khác còn có những khó khăn, hạn chế nên chưa tạo được sự lan tỏa về xã hội hóa giáo dục và đào tạo;

- Nguyên nhân của những hạn chế:

+ Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, liên tục và có lúc thiếu đồng bộ giữa ngành giáo dục và đào tạo, các ngành và địa phương, đặc biệt trong khâu thẩm định, thành lập, giao đất;

+ Nhận thức của một bộ phận nhân dân (trong đó có cả cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục và đào tạo) về công lập và ngoài công lập vẫn chưa đầy đủ, vẫn còn tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào nhà nước; coi làm việc trong các cơ sở công lập, là biên chế Nhà nước vẫn hay hơn làm việc trong các cơ sở ngoài công lập;

+ Một bộ phận dân cư cho rằng việc xã hội hóa là tư nhân hóa, chất lượng giáo dục ở cơ sở ngoài công lập sẽ không tốt bằng cơ sở công lập, học sinh sẽ đóng góp cao hơn cơ sở công lập, học sinh thuộc diện chính sách, hộ nghèo sẽ không được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước và không có điều kiện theo học ở các cấp học cao hơn, v.v;

+ Thiếu những mô hình giáo dục ngoài công lập có chất lượng cao, tạo sức hấp dẫn, thuyết phục và cạnh tranh lành mạnh;

+ Tuy đã có nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhưng chưa có tính đột phá, chưa thực sự hấp dẫn để nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn vào đầu tư;

+ Thời gian thẩm định dự án còn kéo dài, công tác cải cách hành chính còn chậm, còn nặng thủ tục hành chính, chưa thông tin kịp thời để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp cận và hiểu rõ hơn về cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục và đào tạo của tỉnh.

III. Nội dung

1. Quan điểm

- Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong Nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao;

- Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ phổ cập giáo dục phổ thông, tạo điều kiện cho việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tri thức và khả năng thích ứng với thị trường lao động;

- Đa dạng hoá các loại hình giáo dục, phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, mở rộng liên kết, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục;

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong việc giám sát các hoạt động xã hội hoá giáo dục. Tạo môi trường để thúc đẩy các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập phát triển cả về quy mô và chất lượng;

- Xã hội hoá giáo dục phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả; đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước, giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân; đảm bảo công bằng và xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu chung

- Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi tổ chức, cá nhân đều tham gia đóng góp để phát triển giáo dục và được thụ hưởng thành quả giáo dục;

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội về vị trí, vai trò quan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục, xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục;

- Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt các loại hình giáo dục công lập, ngoài công lập, huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên các địa bàn thành phố, thị trấn và các xã có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp kinh phí, đất đai để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và thực hiện học 2 buổi/ngày ở tất cả các cấp học;

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiếp tục chuyển một số cơ sở giáo dục công lập ở các vùng thuận lợi sang loại hình ngoài công lập; chuyển các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập có khả năng thu tốt, ổn định nếu có đủ điều kiện thì chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức, biên chế, tài chính, tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và đầu tư;

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đi đôi với việc đào tạo dài hạn; tổ chức các lớp đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn.

3. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với giáo dục mầm non

- Tiếp tục củng cố và khuyến khích phát triển các hệ thống trường, lớp ngoài công lập ở những vùng thành phố, thị trấn và vùng đồng bằng (kể cả nhóm trẻ gia đình);

- Mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn thông qua hệ thống trường, lớp đa dạng và mạng lưới phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình;

- Ưu tiên ngân sách để đầu tư phát triển giáo dục mầm non công lập ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa;

- Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao. Không thành lập thêm trường công lập mới (trừ trường hợp đảm bảo tự chủ hoàn toàn về tài chính).

- Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ các trường mầm non công lập chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp giáo dục tự đảm bảo chi thường xuyên đạt 10%, đến năm 2015 đạt 15% và đến năm 2030 đạt 20%;

- Số trường mầm non ngoài công lập đến năm 2020 đạt 15%, đến năm 2025 đạt 25% và đến năm 2030 đạt 30%, tỷ lệ trẻ học tại các cơ sở ngoài công lập đến năm 2020 đạt 25%, đến năm 2025 đạt 30% và đến năm 2030 đạt 35%.

b) Đối với giáo dục phổ thông

- Từ nay đến năm 2030, chuyển 100% trường trung học (THCS và THPT) công lập sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính một phần và có 10% trường phổ thông công lập chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp tự chủ về tổ chức, biên chế, tài chính, đảm bảo toàn bộ chi phí thường xuyên;

- Đến năm 2020, có ít nhất 2-3 trường THPT công lập tự chủ tài chính, trong đó vào năm 2018 chọn và xây dựng 1-2 trường THPT công lập tự chủ về tài chính;

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp kinh phí, đất đai để đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học;

- Khuyến khích mở trường tiểu học, THCS, THPT ngoài công lập; phấn đấu đến năm tỷ lệ học sinh phổ thông ngoài công lập tương ứng khoảng 1%, đến năm 2025 đạt 1,5% và đến năm 2030 đạt 2%; cụ thể từng cấp học như sau: Tiểu học (1,5%, 2%, 2,5%), THCS (1%, 3%, 5%), THPT (2%, 3,5%, 5%).

c) Đối với giáo dục đại học

- Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo và mở thêm một số mã ngành đào tạo theo hướng đa ngành đối với Trường CĐSP Ninh Thuận. Đến năm 2019, hoàn thành việc sáp nhập vào Phân hiệu Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh để trở thành Phân hiệu mạnh cho khu vực Miền Trung theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Từ nay đến năm 2020, 100% các cơ sở giáo dục đại học đều chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đi đôi với việc đào tạo dài hạn; tổ chức các lớp đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn.

d) Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục

- Đảm bảo đủ số lượng cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD), nhà giáo theo chuẩn trình độ, chuẩn nghề nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về vị trí việc làm ở các cơ sở giáo dục và đào tạo;

- Nâng tỷ lệ giáo viên tất cả các loại hình phải đạt chuẩn, đối với giáo viên nhà trẻ - mầm non là 75% trở lên, giáo viên mẫu giáo 90% trở lên và 100% CBQLGD cấp học mầm non đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, đối với hiệu trưởng còn phải qua lớp quản lý nhà nước (Chương trình chuyên viên); tỷ lệ tương ứng với giáo viên ngoài công lập đạt chuẩn (giáo viên nhà trẻ từ 65% trở lên, giáo viên mẫu giáo từ 80% trở lên);

- Giáo viên tiểu học (bao gồm cả giáo viên ngoài công lập) đạt chuẩn trình độ 100%, trong đó 90% trên chuẩn và 100% CBQLGD qua chương trình đào tạo hoặc các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục (Riêng hiệu trưởng còn phải qua lớp quản lý nhà nước theo chương trình chuyên viên);

- Đảm bảo đủ giáo viên trung học, riêng cấp THCS (bao gồm cả giáo viên ngoài công lập) đồng bộ về cơ cấu các bộ môn; đến năm 2020 giáo viên THCS đạt chuẩn trình độ trở lên là 100%; trong đó, trên chuẩn đạt 80% và định hướng đến năm 2025 là 90%. 100% giáo viên THPT đạt chuẩn trình độ và chuẩn nghề nghiệp; trong đó, ít nhất 20% vào năm 2020 và 25% vào năm 2025 đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn.

- Đến năm 2020, đội ngũ giảng viên các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có trình độ từ thạc sỹ trở lên tối thiểu đạt trên 60%, trong đó có trên 10% có trình độ tiến sỹ.

e) Cơ sở vật chất trường, lớp học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

- Đảm bảo đủ diện tích đất theo quy định đối với trường chuẩn quốc gia, có kế hoạch mở rộng diện tích ở những trường chưa đạt chuẩn;

- Số phòng học kiên cố hóa đạt khoảng 70% trở lên, các trường học có đủ phòng học, phòng học bộ môn, thư viện, phòng thí nghiệm thực hành, kho chứa thiết bị, nhà đa năng, các công trình phụ trợ, trang thiết bị theo danh mục tối thiểu do các cơ quan trung ương quy định đối với trường mầm non, phổ thông, trường cao đẳng, trường trung cấp;

- Đảm bảo 100% các trường phổ thông duy trì và sử dụng có hiệu quả việc kết nối Internet; xây dựng và phát triển mạng giáo dục (edu.net) và phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục;

- Phấn đấu đến năm 2020, có từ trên 20% trường mầm non và trên 50% trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia và định hướng đến năm 2030 là 30% đối với cấp mầm non, 80% đối với cấp phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và khoảng 10% đạt mức độ 2 (đối với cấp học mầm non, tiểu học và kể cả trường ngoài công lập).

IV. Giải pháp và tổ chức thực hiện

1. Những giải pháp thực hiện xã hội hóa

a) Công tác tuyên truyền, vận động

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp trong việc huy động nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục;

- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xã hội hóa giáo dục để các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục và các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức về chủ trương xã hội hoá giáo dục;

- Phổ biến rộng rãi các chính sách thu hút đầu tư, chính sách xã hội hóa giáo dục và đào tạo trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng;

- Các cơ sở giáo dục và đào tạo được phép liên kết với các cơ sở giáo dục và đào tạo có uy tín để đào tạo, đào tạo lại các trình độ theo nhu cầu xã hội (tham gia thực hiện phổ cập giáo dục), ưu tiên đào tạo các ngành kỹ thuật mà tỉnh đang cần nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội; được phép giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, tạo điều kiện để những người đang công tác ngoài ngành giáo dục và đào tạo mà có trình độ, chuyên môn cao, uy tín lớn để tham gia giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo của tỉnh;

- Tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu giá trị văn bằng các cấp học (công lập và ngoài công lập) đều có giá trị như nhau để cho con em mình theo học hoặc bình đẳng trong tuyển dụng.

b) Đổi mới cơ chế và quản lý nhà nước về giáo dục

Trước hết, cần tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, cơ chế chính sách, đổi mới tư duy. Điều chỉnh, sửa đổi những cơ chế chính sách, phương thức quản lý không phù hợp, kém hiệu quả, có thể ban hành một số chính sách đặc thù đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục của tỉnh;

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và cơ quan quản lý nhà nước giáo dục về phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục và đào tạo; chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm, phối hợp đồng bộ với ngành giáo dục và đào tạo trong phát triển giáo dục, gắn quản lý chuyên môn với quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ;

- Ngân sách của nhà nước tập trung đầu tư những hạng mục, công trình, dự án về giáo dục và đào tạo theo hướng trọng tâm, trọng điểm, chiến lược, không dàn trải nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo của các trường công lập; ưu tiên vốn đầu tư xây dựng trường, lớp, nhà công vụ cho giáo viên ở những vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số;

- Đẩy mạnh phát triển trường ngoài công lập ở tất cả các cấp học; tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ ban đầu (đặc thù) đối với những cơ sở giáo dục công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập;

- Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ ban hành các quy định về chính sách đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập theo hướng ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ chi phí học tập, nhân lực, quy chế hoạt động theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục ngoài công lập hoạt động đúng pháp luật, tạo sự bình đẳng trong giáo dục và đào tạo.

c) Phát triển mạng lưới trường, lớp

- Trong năm 2018, cần tổ chức điều chỉnh lại quy hoạch về mạng lưới trường lớp, các cơ sở giáo dục và đào tạo theo hướng đa dạng hoá loại hình trường lớp, những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi thì giảm đầu tư từ ngân sách Nhà nước để tập trung cho các vùng núi, vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số;

- Phát triển đều khắp mạng lưới trường, lớp ở các cấp học, vùng, miền, ngành học; phát triển trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ và tin học, v.v, ở các huyện, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; thu hút tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường;

- Phát triển loại hình trường bán trú ở những vùng có điều kiện, ưu tiên đầu tư cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tăng cường chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc, gia đình chính sách, đối tượng nghèo, cận nghèo, v.v, đảm bảo công bằng trong giáo dục;

- Tăng cường công tác vận động học sinh ra lớp, phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo duy trì sĩ số học sinh, nhất là đối với các trường vùng sâu, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Trước mắt, cần kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục địa phương các cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn;

- Đẩy mạnh việc thu hút đầu tư theo Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

d) Giải pháp mô hình trường công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trường ngoài công lập

- Mô hình trường công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm:

+ Xác định yêu cầu về chất lượng giáo dục của nhà trường;

+ Chương trình dạy học: Bao gồm chương trình dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chương trình các bộ môn văn hoá học 2 buổi/ ngày; chương trình các môn năng khiếu: thể dục thể thao, nghệ thuật (các chương trình dạy học phải có đề cương, chương trình khung và phân phối chương trình...phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt);

+ Xác định quy mô hiện tại và quy mô sau chuyển đổi theo hướng chất lượng cao;

+ Tổ chức bộ máy và đội ngũ: Giữ nguyên đội ngũ hiện tại và bổ sung đội ngũ sau chuyển đổi;

- Mô hình trường ngoài công lập: Thực hiện theo Luật Đầu tư, Luật Giáo dục, Điều lệ trường Mầm non, Điều lệ trường phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học, trường Cao đẳng, Đại học.

e) Các quy định và chính sách ưu đãi

- Đối với các cơ sở giáo dục công lập chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính:

Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập tất cả các cấp học, các vùng, miền;

- Đối với các cơ sở công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập: Thực hiện theo Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ đối với nhà, đất của cơ sở ngoài công lập;

- Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập thành lập mới: Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008, Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ, Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008, Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013, Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 và Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008, Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài chính, Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh Ninh Thuận và các văn bản Nhà nước hiện hành.

g) Đối với sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân xây dựng trường học bán trú, nội trú, trường học đạt chuẩn Quốc gia

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước (kể các các tổ chức phi chính phủ) đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực vào việc xây dựng trường học phổ thông dân tộc bán trú, nội trú và bán trú dân nuôi, trường học đạt chuẩn quốc gia; tham gia vào quá trình giáo dục và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục;

- Miễn giảm thuế thu nhập và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật hiện hành khi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp, hiến tặng đất đai, tài sản đầu tư cho giáo dục;

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục và kinh phí để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, đầu tư từ nguồn vốn ODA,... ưu tiên đặc biệt cho việc bố trí nguồn vốn đối ứng mà địa phương đã cam kết đóng góp trong tổng mức đầu tư;

- Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ, đóng góp cho giáo dục thông qua quỹ khuyến học, quỹ phát triển nhà trường.

h) Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và trách nhiệm của cơ sở thực hiện chính sách đối với người lao động

- Thực hiện chính sách bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập về thi đua khen thưởng, kỷ luật; công khai, bình đẳng về tuyển dụng, thuyên chuyển cán bộ từ khu vực công lập sang ngoài công lập và ngược lại;

- Các cơ sở giáo dục ngoài công lập chủ động lập kế hoạch đào tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn; lập danh sách trình cấp có thẩm quyền của tỉnh để hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chế độ hiện hành của nhà nước áp dụng cho các cơ sở giáo dục công lập;

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc các cơ sở giáo dục ngoài công lập được các cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác theo quy định hiện hành của nhà nước.

- Thực hiện cơ chế Nhà nước, Nhà đầu tư và người lao động cùng tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhân viên để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên làm việc trong các cơ sở ngoài công lập (Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu trong các cơ sở công lập, bán công khi chuyển sang loại hình ngoài công lập được tạo điều kiện để tiếp tục ký hợp đồng không thời hạn để làm việc tại các cơ sở đó (nếu có nhu cầu) và được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước).

i) Thực hiện cải cách hành chính, tăng cường quản lý về giáo dục và công tác thi đua khen thưởng

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện quản lý theo cơ chế một cửa, công khai, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm những thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư cho giáo dục và đào tạo;

- Tăng cường công tác quản lý của các cơ quan nhà nước về giáo dục và đào tạo; tổ chức thanh tra, kiểm tra, có cơ chế giám sát của cộng đồng về hoạt động tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập cũng như công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo trên các địa bàn;

- Có hình thức ghi công thỏa đáng đối với những đóng góp của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp khi đầu tư cho giáo dục; thực hiện khen thưởng kịp thời đối với những người làm việc trong các cơ sở giáo dục, nhất là giáo dục ngoài công lập có thành tích xuất sắc trong phát triển giáo dục và đào tạo;

- Kịp thời đề xuất vinh danh các danh hiệu của Nhà nước, tuyên dương các nhà hảo tâm, doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh Ninh Thuận theo quy định của pháp luật.

k) Nguồn vốn

Nguồn vốn tham gia đầu tư, hỗ trợ nhằm khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo (đền bù, giải phóng mặt bằng, hạ tầng, v.v.) do Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định từ các nguồn như sau:

- Ngân sách chi đầu tư, nguồn vốn Xổ số Kiến thiết của tỉnh;

- Nguồn ngân sách Chương trình mục tiêu giáo dục và đào tạo, đề xuất từ các nguồn vốn ODA (nếu có);

- Nguồn vốn khác do tỉnh quản lý, nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước v.v.

2. Tổ chức thực hiện

2.1. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành và địa phương

a) Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án; có lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia trên cơ sở xác định rõ danh mục đầu tư kêu gọi xã hội hóa;

- Phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai Đề án; đề xuất giải quyết chế độ chính sách phù hợp cho những cá nhân xin nghỉ chế độ trước tuổi, những người đang làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập có nhu cầu làm việc ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập;

- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục công lập khi có đủ điều kiện thì xây dựng phương án chuyển loại hình hoạt động, tham mưu cấp có thẩm quyền giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập nếu có đủ điều kiện;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và chính quyền các huyện, thành phố tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình triển khai đề án và kết quả thực hiện tại các địa phương, đơn vị;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng chế độ thu hút giáo viên, giảng viên có trình độ cao về giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục phổ thông của tỉnh.

b) Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dự án xã hội hóa; tham mưu ưu tiên bố trí các nguồn vốn để thực hiện giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng cho các dự án xã hội hóa và các nguồn tài trợ đòi hỏi nguồn vốn đối ứng của địa phương.

c) Đối với Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành, cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về định mức chi đảm bảo các hoạt động thường xuyên cho giáo dục và đào tạo; phân loại đơn vị sự nghiệp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phối hợp tham mưu thành lập các đơn vị sự nghiệp theo hướng tự chủ hoàn toàn về chi hoạt động thường xuyên, chi đầu tư; chuyển những đơn vị có đủ điều kiện sang đơn vị dịch vụ công, v.v;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất Trung ương hỗ trợ vốn để chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án xã hội hóa.

d) Cơ quan Thuế

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế đối với từng dự án đầu tư, dự án xã hội hóa lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hỗ trợ các nhà đầu tư về thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước trong quá trình triển khai dự án.

e) Đối với Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về địa điểm, quy mô các dự án xã hội hóa giáo dục.

g) Đối với Sở Tài nguyên - Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về các thủ tục giao đất, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư và dự án xã hội hóa về giáo dục và đào tạo.

h) Đối với Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; xây dựng các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, cử cán bộ, giảng viên, giáo viên đi đào tạo, đào tạo lại đảm bảo đủ chuẩn theo quy định, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các cấp quản lý và các cơ sở giáo dục và đào tạo; tham mưu các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ thuật chuyên ngành cao để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

i) Đối với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn chế độ lao động, hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong các cơ sở ngoài công lập; tổ chức thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động trong các cơ sở giáo dục.

k) Đối với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Ninh Thuận và Đài Phát thanh Truyền hình và các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng và phong phú về nội dung Đề án và các chính sách thực hiện xã hội hóa giáo dục và đào tạo của tỉnh; xây dựng chuyên trang về giáo dục, thường xuyên đưa tin trên báo đài về tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác xã hội hóa.

2.2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Trên cơ sở nội dung Đề án tổ chức tuyên truyền và xây dựng kế hoạch và giải pháp triển khai cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; bảo đảm đúng tiến độ, tăng hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

2.3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp

Cùng các tổ chức thành viên tổ chức tuyên truyền về xã hội hóa, tạo sự đồng thuận và hiệu quả cao của xã hội đối việc xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÃ HỘI HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 71/2018/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên dự án

Tên đơn vị tài trợ

Năm đầu tư

Quy mô (số phòng học, phòng chức năng,...)

Tổng số (tỷ đồng)

 

Tổng cộng

 

 

 

442,6

I

Nguồn vốn đã huy động

 

 

 

176,3

1

TH Hoài Nhơn, Ninh Phước.

Nguồn SXKT, Đóng góp CBCNV ngành GDĐT

2015

10 phòng

6.8

2

Trường THCS Cà Ná

Công ty CP ĐTXD Trung Nam

2017

24 phòng

35

3

TH Vĩnh Thuận, Ninh Phước.

Ngân hàng BIDV Ninh Thuận và Ngân hàng ViệtcomBank Ninh Thuận.

2016

24 phòng

20

4

Nhà công vụ giáo viên

Các trường ĐH tài trợ

2016

4 nhà

1,5

5

TH Chất Thường, Ninh Phước.

Quỹ Phòng chống Thiên tai bão lụt Miền Trung

2015

10 phòng

5.9

6

MG Phước Thái, Ninh Phước.

Ngân hàng Liên việt

2015

2 phòng

1.7

7

Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (cơ sở 2)

2017

1 trường học hoàn chỉnh

20

8

TH An Thạnh, Ninh Phước.

Quỹ Phòng chống Thiên tai bão lụt Miền Trung

2014

10 phòng

2.8

9

TH Lạc Nghiệp, Thuận Nam.

Ngân hàng đầu tư Phát triển Việt Nam

2014

20 phòng

20

10

TH Phước Bình C, Bác Ái.

Lãnh sự quán Nhật bản tại Thành phố Hồ Chí Minh

2014

6 phòng

2.1

11

THCS Ngô Quyền, Bác Ái

Ngân hàng Đồng bằng Sông Cửu Long

2014

10 phòng

1.5

12

TH Phước Chiến, Thuận Bắc.

NH ViệttinBank Ninh Thuận

2017

10 phòng

5

13

THPT Tôn Đức Thắng, Ninh Hải.

NH ViệttinBank Ninh Thuận

2017

10 phòng

5

14

Sửa chữa CSVC và hiện vật.

7 huyện, thành phố huy động

15-17

 

49

II

Nhà đầu tư

 

 

 

266.3

1

Trường Phổ thông ISCHOOL

Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển học đường Quốc Tế

14-17

1.200hs/năm

134.8

2

Trường TH, THCS và THPT Hoa Sen

DNTN Trường MN Hoa Sen

2017

400hs/năm

40

3

MN Hoa Sen 1,2

DNTN Trường MN Hoa Sen

2014

300 trẻ/năm

22

4

Mầm non Hoa Sen 4

DNTN Trường Hoa Sen

2017

300 trẻ/năm

20

5

Trung tâm dạy nghề Dân lập Tấn Tài

Nhà Sơ Tấn Tài

2014

700 hs

20

6

Mẫu giáo Măng non

Công ty CP Tư vấn TK-XD PR

2014

500 trẻ

8.3

7

MN TT Hoàng Mai

Ông Phạm Duy Lâm (cá nhân)

2014

350 trẻ

4.2

8

Mầm non Bình Minh

Ông Bùi Đăng Oánh (cá nhân)

2014

300 trẻ/năm

5

9

Mầm non Nắng Hồng

Công ty TNHH An Hoàng Thịnh

2017

250 trẻ/năm

12

 

PHỤ LỤC 2

THỐNG KÊ THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI TRƯỜNG LỚP GIAI ĐOẠN 2012-2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 71/2018/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Năm học 2012-2013

Trường

Lớp

Học sinh

Giáo viên

Phòng học

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Cộng

320

19

4,692

219

132,445

7,828

7,092

397

3,539

251

Mầm non

89

18

824

193

20,668

6,618

1,188

322

733

230

Tiểu học

150

 

2,292

 

56,905

 

2,834

 

1,723

 

THCS

63

 

1,113

 

36,389

 

2,023

 

728

 

THPT

18

1

463

26

18,483

1,210

1,047

75

355

21

 

Năm học 2013-2014

Trường

Lớp

Học sinh

Giáo viên

Phòng học

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Cộng

324

19

4,698

231

132,281

5,428

7,324

370

3,596

251

Mầm non

90

18

827

212

21,644

4672

1,138

328

736

230

Tiểu học

152

 

2,292

 

56,448

 

2,998

 

1,764

 

THCS

63

 

1,123

 

36,710

 

2,172

 

748

 

THPT

19

1

456

19

17,479

756

1,016

42

348

21

 

Năm học 2014-2015

Trường

Lớp

Học sinh

Giáo viên

Phòng học

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Cộng

325

19

4,621

278

132,271

7,569

7,373

330

3,669

267

Mầm non

90

18

819

266

22,062

7,098

1,106

302

754

245

Tiểu học

152

 

2,224

 

56,470

 

3,052

 

1,812

 

THCS

64

 

1,129

 

37,242

 

2,193

 

756

 

THPT

19

1

449

12

16,497

471

1,022

28

347

22

 

Năm học 2015-2016

Trường

Lớp

Học sinh

Giáo viên

Phòng học

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Cộng

325

18

4,595

332

134,383

8,872

7,403

437

3,799

295

Mầm non

90

17

881

324

24,443

8,579

1,228

416

827

273

Tiểu học

152

 

2,171

 

56,555

 

3,075

 

1,830

 

THCS

64

 

1,104

 

37,091

 

2,106

 

777

 

THPT

19

1

439

8

16,294

293

994

21

365

22

 

Năm học 2016-2017

Trường

Lớp

Học sinh

Giáo viên

Phòng học

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Toàn tỉnh

NCL

Cộng

326

20

4,626

368

133,363

8,244

7,739

489

3,833

387

Mầm non

90

18

922

356

24,844

8,164

1,451

463

914

362

Tiểu học

153

1

2,163

3

55,075

59

3,188

5

1,796

3

THCS

64

 

1,101

 

37,272

 

2,088

 

769

 

THPT

19

1

440

9

16,172

21

1,012

21

354

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC LOẠI HÌNH, TIÊU CHÍ QUY MÔ, TIÊU CHUẨN CỦA CÁC CƠ SỞ ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 71/2018/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục

A. Đối với giáo dục mầm non, phổ thông

Cơ sở giáo dục

Quy mô tối thiểu

Số trẻ, học sinh tối đa/1 lớp, nhóm trẻ

Diện tích đất tối thiểu

Tiêu chuẩn

Suất vốn đầu tư

Điều kiện để được ưu đãi

Trường Mầm non

 

 

 

- Quyết định ban hành điều lệ trường mầm non theo văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Yêu cầu thiết kế theo Tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 3907:2011.

(đơn vị tính 1.000 đ/cháu)

-Nhà trẻ

75<số cháu≤125: 54.110 trđ

125<số cháu≤200: 53.520 trđ

200<số cháu≤250: 51.790 trđ

-Mẫu giáo

105<số cháu≤175: 52.810 trđ

175<số cháu≤280: 49.610 trđ

280<số cháu≤350: 46.420 trđ

350<số cháu≤455: 43.230 trđ

Thẩm định thành lập, định kỳ kiểm tra

Thành phố, thị trấn, thị xã

50 trẻ em

3-12 tháng tuổi: 15 trẻ

13-24 tháng tuổi: 20 trẻ

25-36 tháng tuổi: 25 trẻ

3-4 tuổi: 25 trẻ

4-5 tuổi: 30 trẻ

5-6 tuổi: 35 trẻ

8 m2/trẻ em

 

 

Bảo đảm quy mô tối thiểu của trường là 50 trẻ em ít nhất 3 năm liên tục;

Nông thôn, miền núi

50 trẻ em

12 m2/trẻ em

 

-

Bảo đảm quy mô tối thiểu của trường là 50 trẻ em ít nhất 3 năm liên tục;

Trường Tiểu học

 

 

 

- Điều lệ trường tiểu học theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục theo Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Yêu cầu thiết kế theo Tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 8793:2011.

(đơn vị tính 1.000 đ/hs)

175<số hs≤315: 32.190 trđ

315<số hs≤490: 29.870 trđ

490<số hs≤665: 28.130 trđ

665<số hs≤1.050: 26.880 trđ

Thẩm định thành lập, định kỳ kiểm tra.

Thành phố, thị trấn, thị xã

10 lớp

35

6m2/học sinh

 

 

Bảo đảm quy mô tối thiểu của trường là 10 lớp ít nhất 4 năm liên tục.

Nông thôn, miền núi

5 lớp

35

10m2/học sinh

 

 

Bảo đảm quy mô tối thiểu của trường là 5 lớp ít nhất 4 năm liên tục.

Trường trung học cơ sở

 

 

 

- Điều lệ trường trung học cơ sở theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục theo Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Yêu cầu thiết kế theo Tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 8794:2011.

(Đơn vị tính 1.000 đ/hs)

540<số hs≤720: 38.720 trđ

720<số hs≤1.080: 36.400 trđ

1.080<số hs≤1.650: 34.330 trđ

Thẩm định thành lập, định kỳ kiểm tra

Thành phố, thị trấn, thị xã

8 lớp

45

6m2/học sinh

 

 

Bảo đảm quy mô tối thiểu của trường là 8 lớp ít nhất 4 năm liên tục.

Nông thôn, miền núi

4 lớp

45

10m2/học sinh

 

 

Bảo đảm quy mô tối thiểu của trường là 4 lớp ít nhất 4 năm liên tục.

Trường trung học phổ thông

 

 

 

- Điều lệ trường trung học phổ thông theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục theo Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Yêu cầu thiết kế theo Tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 8794:2011.

(Đơn vị tính 1.000 đ/hs)

540<số hs≤720: 38.720 trđ

720<số hs≤1.080: 36.400 trđ

1.080<số hs≤1.650: 34.330 trđ

Thẩm định thành lập, định kỳ kiểm tra.

Thành phố, thị trấn, thị xã

6 lớp

45

6m2/học sinh

 

 

Bảo đảm quy mô tối thiểu của trường là 6 lớp ít nhất 3 năm liên tục.

Nông thôn, miền núi

3 lớp

45

10m2/học sinh

 

 

Bảo đảm quy mô tối thiểu của trường là 3 lớp ít nhất 3 năm liên tục.

Trường phổ thông có nhiều cấp học

Đáp ứng đồng thời tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của từng cấp học tương ứng hoặc tối thiểu cấp học có quy mô học sinh lớn nhất phải đạt tiêu chí, tiêu chuẩn của cấp học tương ứng

B. Cơ sở giáo dục thường xuyên

Cơ sở giáo dục thường xuyên

Tỷ lệ học viên tối đa/giáo viên/ ca học

Diện tích phòng học tối thiểu

Căn cứ pháp lý

Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

25 học viên/giáo viên/ca học

1,5 m2/học viên/ca học

Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của BGDĐT về quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ - tin học

C. Đối với đào tạo nghề nghiệp

Cơ sở đào tạo

Ngành nghề đào tạo

Quy mô tối thiểu

Diện tích đất tối thiểu

Tiêu chuẩn

Điều kiện để được ưu đãi

Trường cao đẳng Sư phạm

 

300 sinh viên

55 m2/sinh viên

Điều lệ trường cao đẳng theo Quyết định số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thẩm định thành lập, định kỳ kiểm tra. Đảm bảo tuyển sinh ổn định ít nhất 3 năm. Hàng năm tuyển sinh tối thiểu 100 sinh viên.

Trường đại học

 

300 sinh viên

55 m2/sinh viên (TCVN 3981:1985 tại Thông tư số 12/BXD-KHCN ngày 24 tháng 4 năm 1995 của Bộ Xây dựng)

Điều lệ trường đại học tại Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Thẩm định thành lập, định kỳ kiểm tra.

Đảm bảo tuyển sinh ổn định ít nhất 3 năm. Hàng năm tuyển sinh tối thiểu 200 sinh viên.

D. Đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ phục vụ giáo dục đào tạo

Đơn vị/vùng, miền

Các tiêu chí phải đạt

Điều kiện

Quy mô

Pháp lý

Tiêu chuẩn

1. Cơ sở dịch vụ ăn uống cho học sinh, sinh viên

 

 

 

 

a) Miền núi và nông thôn

- Đáp ứng từ 50 học sinh phổ thông nội trú, 80 học sinh trung cấp chuyên nghiệp, 100 sinh viên đại học và cao đẳng trở lên.

- Thành lập theo quy định của pháp luật. Có tư cách pháp nhân đầy đủ.

- Có đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

- Có điều lệ tổ chức hoạt động minh bạch và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của đơn vị hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng.

- Sử dụng lao động làm việc không có bệnh nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm, bệnh kinh niên;

- Đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế;

- Chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên về vệ sinh thực phẩm của cơ quan y tế.

Hoạt động trong khuôn viên nhà trường.

b) Thành phố, thị trấn, thị xã

- Đáp ứng từ 80 học sinh phổ thông nội trú, 100 học sinh trung cấp chuyên nghiệp, 150 sinh viên đại học và cao đẳng trở lên.

2. Cơ sở dịch vụ nhà ở cho học sinh, sinh viên

 

 

 

 

a) Miền núi và nông thôn

- Đáp ứng từ 30 học sinh phổ thông nội trú, 50 học sinh trung cấp chuyên nghiệp, 80 sinh viên đại học và cao đẳng trở lên

- Thành lập theo quy định của pháp luật. Có tư cách pháp nhân đầy đủ.

- Có đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

- Có điều lệ tổ chức hoạt động minh bạch và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của đơn vị hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng.

- Đảm bảo đúng diện tích về đất, tiêu chuẩn xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên theo quy định của Bộ Xây dựng;

- Đảm bảo đủ các trang thiết bị về giường nằm cá nhân và điện, nước sinh hoạt;

- Đảm bảo các tiêu chuẩn về an ninh, trật tự xã hội; phòng cháy và chữa cháy; cấp cứu theo quy định của các cấp có thẩm quyền ban hành.

Cơ sở ký túc xá nằm trong khuôn viên của trường hoặc nằm ngoài khuôn viên của trường nhưng trong quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền làm khu ký túc xá tập trung, có Giấy phép đăng ký kinh doanh về dịch vụ nhà ở cho sinh viên.

b) Thành phố, thị trấn

- Đáp ứng từ 50 học sinh phổ thông nội trú, 80 học sinh trung cấp chuyên nghiệp, 100 sinh viên đại học và cao đẳng trở lên

3. Trung tâm kiểm định chất lượng đào tạo (đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và giáo dục phổ thông)

- Có 10 người làm việc trở lên

- Được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Có đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

- Có Điều lệ hoạt động minh bạch, phù hợp với mục đích đơn vị dịch vụ công.

- Người lao động được đào tạo về kiểm định và phù hợp về trình độ chuyên môn theo quy định chức danh của các lĩnh vực đảm bảo kiểm định;

- Sử dụng bộ tiêu chí kiểm định đảm bảo tính pháp lý;

- Chịu kiểm tra, giám sát của cơ quan chuyên môn.

 

4. Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực

- Có 20 người làm việc trở lên

- Được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Có đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

- Có điều lệ hoạt động minh bạch và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của đơn vị dịch vụ công.

- 100% lao động đã qua đào tạo và phù hợp về trình độ, chuyên môn theo các lĩnh vực hỗ trợ và cung ứng.

- Đảm bảo các tiêu chí về đất đai, trang thiết bị, diện tích xây dựng theo quy định của cấp có thẩm quyền ban hành áp dụng đối với từng loại quy mô.

 

5. Cơ sở đầu tư hạ tầng giáo dục và đào tạo

 

 

 

 

a) Miền núi và nông thôn

- Có từ 30 lao động trở lên

- Được thành lập và hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật;

- Có đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

- Ít nhất 50% số lao động đã qua đào tạo.

- Giá trị dự án đầu tư từ 2 tỷ VND trở lên.

 

b) Thành phố và thị trấn

- Có từ 50 lao động trở lên

- Ít nhất 70% số lao động đã qua đào tạo.

- Giá trị dự án đầu tư từ 5 tỷ VND trở lên.

 

6. Cơ sở sản xuất trang, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em

- Có từ 35 lao động trở lên

- Được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Có đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

- Giá trị sản lượng sản xuất từ 1,5 tỷ VND trở lên/1 năm.

- Hoạt động ổn định ít nhất trong 3 năm.

 

 



(1) Trang 60, 61 - Những điểm mới trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản