84504

Quyết định 76/2008/QĐ-BGDĐT về Chương trình tiếng Jrai cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

84504
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 76/2008/QĐ-BGDĐT về Chương trình tiếng Jrai cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu: 76/2008/QĐ-BGDĐT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành: 26/12/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 12/01/2009 Số công báo: 21-22
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 76/2008/QĐ-BGDĐT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành: 26/12/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 12/01/2009
Số công báo: 21-22
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 76/2008/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG JRAI CẤP TIỂU HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội;
Theo Kết luận của Hội đồng Quốc gia thẩm định Chương trình tiếng Jrai cấp tiểu học, ngày 25 tháng 07 năm 2007;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình tiếng Jrai cấp tiểu học.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương trình tiếng Jrai ban hành kèm theo Quyết định này là cơ sở để biên soạn tài liệu giảng dạy và chỉ đạo dạy tiếng Jrai ở cấp tiểu học.

Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

 

CHƯƠNG TRÌNH

TIẾNG JRAI CẤP TIỂU HỌC
(ban hành kèm theo Quyết định số 76/2008/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU

Môn Tiếng Jrai được dạy ở tiểu học vùng Jrai nhằm:

1. Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Jrai; góp phần rèn luyện tư duy và học tốt môn tiếng Việt cũng như các môn học khác trong trường tiểu học.

2. Cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ giản, cần thiết về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp tiếng Jrai, đáp ứng yêu cầu rèn luyện kỹ năng và thực hành giao tiếp, mở rộng những hiểu biết về con người, cuộc sống, về văn học, văn hóa của dân tộc Jrai và các dân tộc anh em.

3. Bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ cho học sinh, góp phần bảo tồn, phát triển nhân cách con người mới có kiến thức và khả năng hội nhập.

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Chương trình được thiết kế 396 tiết, được triển khai dạy trong 3 năm. Mỗi năm: 132 tiết.

III. NỘI DUNG

NĂM THỨ NHẤT

1. Kiến thức (không có bài học riêng, chỉ trình bày kiến thức học sinh cần làm quen qua các bài thực hành)

a) Ngữ âm và chữ viết

- Hệ thống ngữ âm tiếng Jrai: 20 nguyên âm (trong đó có 5 nguyên âm gốc là a, e, o, u, i), 25 phụ âm đơn (trong đó có 17 phụ âm đơn ghi bằng 1 con chữ, 8 phụ âm đơn ghi bằng 2 con chữ), 33 tổ hợp phụ âm (trong đó có 25 tổ hợp phụ âm ghi bằng 2 con chữ, 8 tổ hợp phụ âm ghi bằng 3 con chữ).

- Bảng chữ cái và dấu tuăk đĩ – dấu đọc ngắn và biến âm theo ngữ cảnh.

b) Từ vựng

Cung cấp từ ngữ (thành ngữ) thuộc các nội dung về gia đình, nhà trường, thiên nhiên.

c) Ngữ pháp:

- Nghi thức lời nói: Chào hỏi, cảm ơn, chia tay. Câu đơn

d) Văn học: Tục ngữ, ca dao, câu văn, đoạn văn.

2. Kỹ năng

a) Đọc

- Đọc các ký tự ghi 20 nguyên âm (trong đó có 5 nguyên âm gốc là a, e, o, u, i), 25 phụ âm đơn (trong đó có 17 phụ âm đơn ghi bằng 1 con chữ, tổ hợp phụ âm đơn ghi bằng 2 con chữ), 33 tổ hợp phụ âm (trong đó có 25 tổ hợp phụ âm ghi bằng 2 con chữ, 8 tổ hợp phụ âm ghi bằng 3 con chữ).

- Cách ráp vần, ghép các âm thành tiếng.

- Đọc trơn tiếng, từ, hiểu nghĩa từ

- Đọc đúng câu. Hiểu nội dung trong câu.

- Đọc bài đọc văn xuôi, văn vần

b) Viết

- Viết các chữ cái, các tổ hợp phụ âm,

- Viết chính tả nhìn chép và làm các bài tập điền âm hoặc vần để tạo thành từ.

c) Nghe

- Nhận biết các âm vần Jrai và sự khác nhau giữa các âm vần Jrai với âm vần tiếng Việt.

- Nghe hiểu các câu hỏi đơn giản lời hướng dẫn của người đối thoại trong giao tiếp.

- Nghe hiểu lời giảng của giáo viên và những thông tin từ bạn bè.

d) Nói

- Luyện tập phát âm đúng.

- Nói đủ to, rõ ràng thành câu.

- Trả lời các câu hỏi đơn giản

- Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi.

3. Ngữ liệu

Bộ chữ cái, bộ vần, một số từ thông dụng (bao gồm thành ngữ Jrai), bài văn ngắn (sử dụng trong phần rèn luyện tổng hợp).

4. Yêu cầu cơ bản cần đạt

a) Về kiến thức

- Nhận biết được các chữ cái và dấu tuăk đĩ.

- Nhận biết được các bộ phận của tiếng: âm chính, vần, dấu tuăk đĩ và vị trí của dấu tuăk đĩ.

- Biết thêm các từ ngữ chỉ đồ vật, con vật, tính chất, từ xưng hô dùng trong giao tiếp gia đình, trường học.

- Nắm được các nghi thức lời nói đơn giản; chào hỏi, cảm ơn, chia tay. Chú ý thêm một số câu hoặc đoạn có chứa các câu chào hỏi, cảm ơn, chia tay.

b) Về kỹ năng

- Đọc được câu, đoạn văn với độ dài 50 – 70 chữ (tốc độ đọc khoảng 40 từ/phút), hiểu nghĩa từ và đoạn văn.

- Chép đúng các từ trong bài tập chính tả nhìn chép, với độ dài 20 – 25 tiếng (tốc độ viết khoảng 25 tiếng/15 phút).

- Nghe hiểu được lời hướng dẫn của giáo viên và lời trao đổi của bạn bè.

- Nói đủ to, rõ ràng, trả lời được các câu hỏi đơn giản.

NĂM THỨ HAI

1. Kiến thức

a) Ngữ âm, chữ viết

Các chữ ghi nguyên âm, phụ âm.

b) Từ vựng

Mở rộng vốn từ (bao gồm cả thành ngữ) về gia đình, thiếu nhi, buôn làng, quê hương đất nước.

c) Ngữ pháp

- Từ có phụ tố, từ láy, từ ghép,

- Danh từ, đại từ

- Câu đơn

d) Văn học

Một số câu tục ngữ, ca dao, các bài đồng dao, một số bài văn xuôi và văn vần ngắn.

2. Kỹ năng

a) Đọc

- Đọc trơn tiếng, từ, hiểu nghĩa từ

- Đọc rõ và đọc hiểu bài khóa với các chủ điểm gần gũi như nhà trường, gia đình, buôn làng, quê hương đất nước.

b) Viết

- Viết chính tả nghe đọc, làm các bài tập chính tả.

- Viết câu theo mẫu.

+ Viết một đoạn văn ngắn

c) Nghe

- Nhận biết sự khác nhau giữa các âm vần Jrai và các âm vần Jrai khác với các âm vần tiếng Việt.

- Nghe hiểu các câu hỏi ở mức độ phức tạp hơn lời hướng dẫn của người đối thoại trong giao tiếp.

- Tiếp thu tương đối thoải mái lời giảng của giáo viên, nghe được những thông tin từ bạn bè.

d) Nói

- Phát âm tương đối đúng.

- Nói đủ to, rõ ràng thành câu.

- Biết trả lời các câu hỏi của các đối tượng giao tiếp (trong câu đã có thêm các thành phần phụ chỉ thời gian, địa điểm, tình huống)

- Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi.

- Bước đầu kể lại được một câu chuyện ngắn đã được nghe, được đọc.

3. Ngữ liệu

Tục ngữ, ca dao, đồng dao, truyện kể, các bài văn xuôi, bài thơ ngắn về các chủ điểm nhà trường, gia đình, buôn làng, quê hương đất nước.

4. Yêu cầu cơ bản cần đạt

a) Về kiến thức

- Có thêm khoảng 400 – 450 từ, gồm thành ngữ thông dụng về các từ đã học.

- Nhận biết được các từ có phụ tố, từ láy, từ ghép, danh từ, đại từ

- Nắm được các câu đơn, câu tường thuật.

- Thuộc một số bài thơ đã học.

b) Về kỹ năng

- Đọc được bài văn ngắn tốc độ đọc khoảng 50 tiếng/phút, hiểu nghĩa từ và nội dung bài.

- Viết được bài chính tả nghe đọc với tốc độ 40 chữ/15 phút và viết được được một đoạn văn ngắn.

- Nghe hiểu lời hướng dẫn của giáo viên và lời trao đổi của bạn bè.

- Nói đủ to, rõ ràng, trả lời được các câu hỏi đơn giản. Kể lại được câu chuyện được đọc.

NĂM THỨ BA

1. Kiến thức

a) Từ vựng

Mở rộng vốn từ về gia đình, thiếu nhi, quê hương, đất nước, thiên nhiên, môi trường, phong tục, tập quán.

b) Ngữ pháp

- Các kiến thức về: Động từ, Tính từ, Quan hệ từ (kết từ)

- Các kiến thức về: Câu ghép, Câu nghi vấn, Câu cảm.

c) Văn học

Văn xuôi và văn vần, các bài hát ru em, bài hát lên nương, luật tục, các truyện kể.

2. Kỹ năng

a) Đọc

- Đọc câu, đoạn, bài ngắn.

- Đọc rõ và đọc hiểu ý chính toàn bài.

b) Viết

- Viết chính tả một đoạn văn ngắn theo các hình thức nghe đọc và trí nhớ.

- Viết câu theo mẫu, viết đoạn văn, bài văn miêu tả, viết bức thư ngắn.

c) Nghe

- Nghe hiểu, nghe viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ ngắn, lời giảng lời hướng dẫn của giáo viên.

- Nghe và kể lại câu chuyện ngắn, có nội dung đơn giản phù hợp với lứa tuổi.

d) Nói

- Trả lời câu hỏi của các đối tượng giao tiếp.

- Kể lại một câu chuyện ngắn đã được đọc, được nghe.

3. Ngữ liệu

Văn bản thơ, văn xuôi, truyện kể trong phạm vi các chủ điểm. Chú ý hơn các văn bản phản ánh kiến thức về đời sống, các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Jrai và các dân tộc anh em khác.

4. Yêu cầu cơ bản cần đạt

a) Về kiến thức

- Có thêm vốn từ về gia đình, thiếu nhi, quê hương, đất nước, thiên nhiên, môi trường, phong tục, tập quán (khoảng 450 – 500 từ, thành ngữ thông dụng).

- Nắm được các từ loại: Động từ, Tính từ, Quan hệ từ (kết từ),

- Nắm được các kiểu câu: Câu ghép, Câu nghi vấn, Câu cảm.

b) Về kỹ năng

- Đọc được bài văn ngắn với độ dài 100 – 150 chữ, tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, hiểu nghĩa từ và nội dung bài văn.

- Viết được bài chính tả nghe đọc với tốc độ 60 chữ/15 phút. Viết được một bài văn ngắn miêu tả đồ vật, con vật.

- Nghe hiểu lời hướng dẫn của giáo viên và lời trao đổi của các đối tượng giao tiếp.

- Nói rõ ràng, trả lời được các câu hỏi của các đối tượng giao tiếp. Kể lại được câu chuyện được đọc, đã được nghe, có ngữ điệu phù hợp với nội dung câu chuyện.

IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Quan điểm xây dựng chương trình

a) Chương trình xây dựng trên cơ sở loại hình ngôn ngữ Jrai: chữ viết ghi âm, dùng mẫu tự Latin, không có thanh điệu, phương thức phụ tố, phương thức láy là hai phương thức cơ bản, đặc thù trong việc mở rộng vốn từ.

b) Chương trình phù hợp với mục tiêu cấp học và tính đến mối quan hệ với các môn học khác trong chương trình tiểu học đặc biệt là môn tiếng Việt.

Hai nguyên tắc trên quy định hướng biên soạn tài liệu: một mặt căn cứ vào loại hình ngôn ngữ như một trục dọc, một mặt phải tính đến các quan hệ khác với các môn học trong chương trình như một trục ngang (lưu ý tận dụng các kiến thức về ngôn ngữ về kiểu bài nói chung đã học trong chương trình tiếng Việt. Đặc biệt về ngữ âm, những âm, vần giống tiếng Việt được học trước, các âm vần khác tiếng Việt được học sau.

Các kiến thức về tiền âm tiết được học lồng ghép trong phần học âm vần.

Các kiến thức về phương thức phụ tố (tiền tố, trung tố), phương thức láy, phương thức ghép được học trong các bài từ có phụ tố, từ láy, từ ghép trong phân môn luyện từ và câu năm học thứ hai.

c) Chương trình xác định quan điểm giao tiếp trong dạy ngôn ngữ. Coi trọng 4 kỹ năng ngôn ngữ nghe nói đọc viết, lấy hoạt động giao tiếp làm cơ sở để phát triển kỹ năng và cung cấp các kiến thức về ngôn ngữ và đời sống cho học sinh.

d) Chương trình xác định quan điểm tích hợp bao gồm: tích hợp rèn kỹ năng với cung cấp các kiến thức về tiếng và các tri thức về văn hóa và đời sống; tích hợp trong một đơn vị kiến thức và kỹ năng cần cung cấp với các kiến thức và kỹ năng đã học; tích hợp trong việc sử dụng ngữ liệu để triển khai giảng dạy các phân môn.

2. Cấu trúc nội dung chương trình

Chương trình thực hiện trong 3 năm.

- Năm thứ nhất: Năm học này về cơ bản giải quyết xong các vấn đề ngữ âm, tăng cường các kỹ năng nghe nói, nhận biết được các ký tự, biết ráp vần, đánh vần, đọc trơn, đọc đúng từ, câu và đọc được một bài khóa ngắn (50 – 70 tiếng).

- Năm thứ 2: Các kỹ năng ngôn ngữ nói chung đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Học sinh bước đầu đã kể lại được một câu chuyện ngắn đã được đọc. Đọc và hiểu được bài khóa bằng văn xuôi và thơ ngắn trong các chủ điểm gần gũi có độ dài 100 – 120 tiếng. Kỹ năng viết của học sinh đã cao hơn. Các em đã có thể viết được chính tả nghe đọc, viết được câu theo mẫu và viết được một đoạn văn ngắn.

- Năm thứ 3: Đây là năm cuối cùng trong chương trình này. Về cơ bản năm học này là năm nâng cao và hoàn thiện bước đầu các kỹ năng học tiếng của học sinh. Các em nghe nói tốt hơn, đọc hiểu đọc rõ ràng các bài khóa văn xuôi có độ dài 100 – 150 chữ, bài khóa thơ có độ dài 12 – 18 dòng. Các em đã viết được chính tả trí nhớ và viết được bài văn miêu tả ngắn, viết được bức thư ngắn.

Để thực hiện được các yêu cầu nói trên, trong sách giáo khoa hình thành các phân môn như: học vần, tập chép (năm thứ nhất) tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện, tập làm văn ở mức sơ giản như tìm từ, chọn từ điền vào câu văn, sắp xếp câu trong đoạn ở học kỳ 2 (năm thứ 2) tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện và tập làm văn ở mức viết thành bài văn miêu tả, văn viết thư (năm thứ 3). Theo tinh thần tích hợp, nhằm khắc sâu các kiến thức đã học và thực hiện mục tiêu giảm tải, các ngữ liệu dùng cho các phân môn đều lấy từ bài khóa.

3. Kế hoạch dạy học.

Chương trình thực hiện trong 3 năm trong bậc tiểu học.

Trong tài liệu dạy học, mỗi bài được dạy 1 tiết, 1 tuần dạy 4 tiết. Năm thứ 2 và năm thứ 3, lấy đơn vị học gồm 2 tuần để phân phối đủ số tiết và đủ các phân môn. Sau một đơn vị học các phân môn lại quay vòng trở lại.

Tùy theo thực tế địa phương việc dạy tiếng Jrai có thể bắt đầu từ lớp 2 hoặc lớp 3, vì thế Chương trình không phân theo lớp mà gọi là năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba.

4. Bộ chữ và việc lựa chọn phương ngữ

a) Bộ chữ

Bộ chữ dùng trong chương trình là bộ chữ cái trong Quyết định Công bố bộ chữ cái biên soạn chữ các dân tộc (Quyết định 03/QĐUB ngày 28-10-1981) của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai – Kon Tum.

b) Lựa chọn phương ngữ

Tiếng Jrai có nhiều phương ngữ, sự khác biệt giữa các phương ngữ ở phương diện từ vựng. Trong chương trình này phương ngữ Ayun Pa được lấy làm phương ngữ nòng cốt để biên soạn sách. Các phương ngữ khác được sử dụng bổ sung thêm khi cần thiết.

5. Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy môn tiếng Jrai trong trường tiểu học vùng Jrai bao gồm các phương pháp chính sau đây:

a) Phương pháp giao tiếp

Đây là phương pháp cơ bản để dạy tiếng trong các nhà trường tiểu học hiện nay. Vận dụng phương pháp này vào dạy tiếng Jrai trong quá trình dạy giáo viên cần quan tâm đưa học sinh đến các hoạt động ngôn ngữ một cách tích cực, trong các ngữ cảnh khác nhau, nhằm rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết. Các kiến thức ngôn ngữ cần trang bị cho học sinh đều thông qua hoạt động giao tiếp. Các kiến thức ngôn ngữ đã được trang bị lại được vận dụng trong hoạt động giao tiếp. Như vậy giao tiếp vừa là mục tiêu cần đạt vừa là phương pháp giảng dạy.

b) Phương pháp phân tích ngôn ngữ

Các hiện tượng ngôn ngữ nảy sinh trong quá trình giao tiếp bao gồm các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cần được mô tả, so sánh, đối chiếu, giảng giải nhằm giúp học sinh hiểu sâu những kiến thức đã học tìm ra mối liên hệ giữa kiến thức và kỹ năng đã học ở lớp trên với lớp dưới. Với học sinh chương trình này phương pháp phân tích ngôn ngữ còn giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa tiếng Jrai và tiếng Việt bắt đầu từ sự khác và giống nhau trong các mẫu tự, trong cách phát âm sau đó là cách dùng từ, đặt câu. Phương pháp phân tích ngôn ngữ được khai thác sau khi hướng dẫn học sinh học các phân môn luyện từ và câu.

c) Phương pháp thực hành theo mẫu

Giáo viên cần vận dụng phương pháp này trong việc hướng dẫn học sinh phát âm, luyện đọc từ, đọc câu và đọc bài khóa, hướng dẫn học sinh thực hành tập nói, tập kể và tập viết. Những mẫu ngôn ngữ mà giáo viên đưa ra đòi hỏi phải mang tính chuẩn mực giúp học sinh làm theo trong quá trình thực hành đồng thời mở hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.

6. Hình thức tổ chức dạy học

Để giờ học sinh động, có hiệu quả, hoạt động học tập của học sinh luôn luôn phải thay đổi với các hình thức tổ chức học tập khác nhau: làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tham gia hoạt động trò chơi học tập. Các hình thức tổ chức dạy học cần hướng học sinh kết hợp việc học trên lớp với việc vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

7. Đánh giá kết quả học tập

Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo hai phương thức: kiểm tra đánh giá thường xuyên và kiểm tra đánh giá định kỳ.

- Các kỹ năng đọc thành tiếng, viết chữ, nghe và nói, kể chuyện được đánh giá bằng sản phẩm của học sinh.

- Các kỹ năng đọc hiểu, dùng từ đặt câu, từ vựng, ngữ pháp, tập làm văn được đánh giá bằng những câu hỏi và các bài tập.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản