133642

Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành

133642
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành

Số hiệu: 837/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Phạm Thế Dũng
Ngày ban hành: 16/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 837/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
Người ký: Phạm Thế Dũng
Ngày ban hành: 16/12/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 837/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 16 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH GIA LAI  GIAI ĐOẠN  2011 - 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 02/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Thế Dũng

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 837/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2011  của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Phần I

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH GIA LAI

I/- Đặc điểm tình hình:

Gia Lai là tỉnh miền núi, vùng cao có diện tích 1.553.693,31 hecta, địa hình phức tạp, hiểm trở; dân số toàn tỉnh hiện nay là 1.272.792 người (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 610.940 người (47,99%), chủ yếu là người Jrai và Bahnar;  hiện có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 02 thị xã và 14 huyện), 222 đơn vị hành chính cấp xã (24 phường, 12 thị trấn và 186 xã) với 2.149 thôn, làng, tổ dân phố (1.781 thôn, làng; 368 tổ dân phố). Là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia và là nút giao thông giữa các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền trung; vì vậy Gia Lai có vị trí chiến lược quan trọng đối với công tác đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Gia Lai phát triển ngày càng vững chắc, quốc phòng, an ninh được đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Đạt được kết quả, thành công trên có nhiều nguyên nhân nhưng trước hết là do có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) của tỉnh; tinh thần, thái độ trong thực thi công vụ, phục vụ nhân dân và trình độ các mặt của đội ngũ CBCC ngày càng được nâng cao, đáp ứng cơ bản được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận CBCC của tỉnh còn nhiều mặt hạn chế, chưa xứng tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ mới, còn lúng túng, chưa xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn ở cơ sở… Do vậy, nhu cầu đặt ra là cần phải đào tạo, bồi dưỡng để vừa tạo nguồn bổ sung đủ số lượng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trẻ, chuyên nghiệp, đủ năng lực, thực thi công vụ hiệu quả, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn mới hiện nay.

II/- Thực trạng đội ngũ CBCC tỉnh Gia Lai:

1. Đội ngũ CBCC tỉnh, huyện:

a) CBCC khối Đảng, đoàn thể: có 1.569 người, trong đó có 977 nam (80,52%), 592 nữ (19,47%); Dưới 30 tuổi 390 người (24,86%), Từ 30 đến dưới 40 tuổi 427 người (27,2%), từ 40 đến dưới 50 tuổi 416 người (26,51%), Từ 50 tuổi đến 60 tuổi 325 người (20,71 %);  Trên 60 tuổi 11 người (0,7 %). Về trình độ các mặt cụ thể như sau:

- Về trình độ chuyên môn: Thạc sĩ 15 người (0,94%); đại học 730 người (46,52%); cao đẳng 84 người (5,35%); trung cấp 420 người (26,77%), còn lại 320 người (20,05%);

- Về trình độ lý luận chính trị (LLCT): chưa qua đào tạo 476 người (30,34%), sơ cấp 178 người (11,34%), trung cấp 457 người (29,13%), cao cấp 458 người (29,19%).

b) Công chức khối nhà nước: có 3.575 người, trong đó có 2.421 nam (67,7%), 1.154 nữ (32,28%), 257 người dân tộc thiểu số (7,2%); Dưới 30 tuổi 626 người (17,51%), Từ 30 đến dưới 40 tuổi 1.118 người (31,3%), từ 40 đến dưới 50 tuổi 1.101 người (30,79%), Từ 50 tuổi trở lên 730 người (20,42 %). Về trình độ các mặt cụ thể như sau:

- Về trình độ chuyên môn: Tiến sỹ 08 người (0,22%); thạc sĩ 94 người (2,63%); đại học 2.535 người (70,99%); cao đẳng 127 người (3,55%); trung cấp 700 người (19,58%), còn lại 109 người (3,05%);

- Về trình độ LLCT: chưa qua đào tạo 2.161 người (60,45%), sơ cấp 170 người (4,75%), trung cấp 595 người (16,64%), cao cấp 649 người (18,15%);

- Về trình độ kiến thức QLNN: chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 2.503 người (70,01%), Cán sự 17 người (0,47%), Chuyên viên 849 người (23,75%), Chuyên viên chính 188 người (5,26%), Chuyên viên cao cấp 18 người (0,50%);

- Về kiến thức bổ trợ: 1.893 người có trình độ ngoại ngữ sơ cấp trở lên (52,95%), 2.296 người có trình độ tin học văn phòng trở lên (64,23%), 291 người có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc tại chỗ (8,14%).

c) Các mặt hạn chế và tồn tại hiện nay:

- Tỷ lệ CBCC là nữ, người dân tộc thiểu số tại địa phương, trẻ (độ tuổi dưới 30) còn thấp; tỷ lệ CBCC có trình độ đại học, cao đẳng cao nhưng số người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ còn rất ít, đặc biệt ở khối Đảng, đoàn thể.

- Đội ngũ CBCC chuyên môn chưa thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nên có biểu hiện lạc hậu về tư duy và nhận thức, thiếu nhạy bén, chậm thích ứng với xu hướng đổi mới, còn kiểu làm việc theo kinh nghiệm, tập trung vào hoạt động  sự vụ, thiếu tính chiến lược, tầm nhìn; Đội ngũ CBCC trẻ thiếu kinh nghiệm thực tiễn và chưa được đào tạo căn bản kiến thức về công vụ nên kỹ năng hoạt động còn hạn chế, nhất là kỹ năng quản lý hành chính.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức chuyên môn ít người có trình độ cao, chuyên sâu trong các lĩnh vực. Việc đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý điều hành chưa được chú trọng đúng mức.

- Còn thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi, nòng cốt trong các ngành, lĩnh vực để thực hiện vai trò của chính quyền trong việc hỗ trợ, thúc đẩy chất lượng phát triển kinh tế xã hội.

2. Đội ngũ CBCC xã (222 xã, phường, thị trấn):

Tính đến ngày 30/9/2011, tổng số cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn cấp xã của tỉnh Gia Lai có 3.912 người, trong đó có 2.937 nam (75,08%), 975 nữ (24,92%), 1.343 người dân tộc thiểu số (34,33%); Dưới 30 tuổi 1.167 người (29,83%), Từ 31 đến 45 tuổi 1.614 người (41,26%), từ 46 đến 60 tuổi 1.080 người (27,60%), Trên 60 tuổi 51 người (1,30 %). Về trình độ các mặt cụ thể như sau:

- Về trình độ học vấn: tiểu học 151 người (3,86%), THCS 1.181 người (30,19%), THPT 2.580 người (65,95%);

- Về trình độ chuyên môn: chưa qua đào tạo 1.336 người (34,15%), sơ cấp 304 người (7,77%), trung cấp 1.739 người (44,45%), cao đẳng 148 người (3,78 %); đại học 377 người (9,64%); sau đại học 08 người (0,2%);

- Về trình độ LLCT: chưa qua đào tạo 1.389 người (34,07%), sơ cấp 1.206 (33,95%), trung cấp 1.163 người (29,05%), cao cấp 154 người (3,94%);

- Về trình độ kiến thức QLNN: chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 3.045 người (77,84%), sơ cấp 783 người (20,01%), trung cấp 79 người (2,02%), đại học 05 người (0,13%);

- Về kiến thức bổ trợ: 555 người có trình độ ngoại ngữ sơ cấp trở lên (14,19%), 1.317 người có trình độ tin học văn phòng trở lên (33,66%), 1.481 người có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc tại chỗ (37,86%).

a) Cán bộ chuyên trách: có 2.361 người, trong đó có 1.925 nam (81,53%), 436 nữ (18,47%), 1.032 người dân tộc thiểu số (43,7%); Dưới 30 tuổi 327 người (13,85%), Từ 31 đến 45 tuổi 984 người (41,68%), từ 46 đến 60 tuổi 999 người (42,31%), Trên 60 tuổi 51 người (2,16 %). Về trình độ các mặt cụ thể như sau:

- Về trình độ học vấn: tiểu học 144 người (6,10%), THCS 995 người (42,14%), THPT 1.222 người (51,76%);

- Về trình độ chuyên môn: chưa qua đào tạo 1.282 người (54,3%), sơ cấp 233 người (9,87%), trung cấp 588 người (24,91%), cao đẳng 62 người (2,63 %); đại học 188 người (7,96%); sau đại học 08 người (0,34%);

- Về trình độ LLCT: chưa qua đào tạo 493 người (20,88%), sơ cấp 743 (31,47%), trung cấp 972 người (41,17%), cao cấp 153 người (6,48%);

- Về trình độ kiến thức QLNN: chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 1.729 người (73,23%), sơ cấp 558 người (23,63%), trung cấp 70 người (2,96%), đại học 04 người (0,17%);

- Về kiến thức bổ trợ: 163 người có trình độ ngoại ngữ sơ cấp trở lên (6,90%), 449 người có trình độ tin học văn phòng trở lên (19,02%), 1.034 người có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc tại chỗ (43,79%).

b) Công chức chuyên môn: có 1.551 người, trong đó có 1.012 nam (65,25%), 539 nữ (34,75%), 311 người dân tộc thiểu số (20,05%); Dưới 30 tuổi 840 người (54,16%), Từ 31 đến 45 tuổi 630 người (40,62%), từ 46 đến 60 tuổi 81 người (5,22%). Về trình độ các mặt cụ thể như sau:

- Về trình độ học vấn: tiểu học có 07 người (0,45%), THCS có 186 người (11,99%), THPT có 1.358 người (87,55%);

- Về trình độ chuyên môn: chưa qua đào tạo 54 người (3,48%), sơ cấp 71 người (4,57%), trung cấp 1.151 người (74,21%), cao đẳng 86 người (5,54%); đại học 189 người (12,18%);

- Về trình độ LLCT: chưa qua đào tạo 896 người (57,77%), sơ cấp 463 người (29,85%), trung cấp 191 người (12,31%), cao cấp 01 người (0,064%);

- Về trình độ kiến thức QLNN: chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 1.316 người (84,84%), sơ cấp 225 người (14,51%), trung cấp 09 người (0,58%), đại học 01 người (0,06%);

- Về kiến thức bổ trợ: 392 người có trình độ ngoại ngữ sơ cấp trở lên (25,27%), 868 người có trình độ tin học văn phòng trở lên (55,96%), 447 người có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc tại chỗ (28,82%).

c) Các mặt hạn chế và tồn tại hiện nay:

- Tỷ lệ CBCC là nữ, người dân tộc thiểu số tại địa phương, trẻ (độ tuổi dưới 30) còn ít; mặt bằng trình độ học vấn, chuyên môn thấp, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách qua bầu cử; CBCC độ tuổi từ 45 trở xuống tuy chiếm tỷ lệ cao nhưng đa phần chưa qua đào tạo chuyên môn, đặc biệt là cán bộ chuyên trách Mặt trận và các đoàn thể; số người được trang bị kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị chưa nhiều và chưa đảm bảo chất lượng theo yêu cầu nhiệm vụ .

- Mặt bằng trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, LLCT, QLNN, kiến thức bổ trợ cũng như kỹ năng và phương pháp vận dụng kiến thức, lý luận đã học vào thực tiễn công tác của đội ngũ CBCC xã vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; nhiều CBCC xã là người dân tộc kinh công tác ở địa bàn vùng dân tộc thiểu số nhưng chưa am hiểu tiếng nói, phong tục, tập quán của người dân tộc thiểu số .

Xuất phát từ tình hình, thực trạng nêu trên, nhằm xây dựng đội ngũ CBCC các cấp ở tỉnh phù hợp với tinh thần Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011-2015 và Đề án số 02-ĐA/TU ngày 17/4/2009 của Tỉnh ủy Gia Lai về Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2009-2015, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở tỉnh giai đoạn 2011-2015 như sau:

Phần II

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO,  BỒI DƯỠNG CBCC TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2011-2015

I/- Đối tượng, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:

1. Đối tượng:

a) CBCC đang công tác trong các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, Nhà nước ở tỉnh (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện).

b) CBCC xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

c) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:

a) Mục tiêu chung:

- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ;  Bồi dưỡng cập nhật thường xuyên, kịp thời kiến thức phục vụ hội nhập.

- Đào tạo, bồi dưỡng trình độ các mặt theo quy định để chuẩn hóa theo tiêu chuẩn, chức danh CBCC.

- Góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ có đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến, hiện đại.

b) Các mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

- Đối với cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện:

+ 100% được đào tạo về trình độ các mặt đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 22/7/2009 của UBND tỉnh (trong đó có trên 90% đạt trình độ chuyên môn đại học trở lên);

+ 95% CBCC giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng trở lên được đào tạo, bồi dưỡng đủ tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm;

+ 70% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

+ 10% CBCC cấp tỉnh và 5% CBCC cấp huyện được đào tạo sau đại học.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã:

+ 95% cán bộ chủ chốt cấp ủy Đảng, HĐND, UBND và 100% công chức chuyên môn cấp xã có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên;

+ 100% cán bộ chủ chốt cấp ủy Đảng, HĐND, UBND và công chức chuyên môn cấp xã được bồi dưỡng kiến thức QLNN;

+ 100% CBCC cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc.

+ 70% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

- Cử khoảng 50 lượt CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài.

- 100% người hoạt động không chuyên trách được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

- 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động trong nửa đầu năm 2012.

II/- Nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

1. Đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước

a) Lý luận chính trị:

- Trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh CBCC và chức danh lãnh đạo quản lý;

- Tổ chức phổ biến các văn kiện, nghị quyết của Đảng; bồi dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ lý luận theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.

b) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước:

- Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho công chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo, quản lý;

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm;

- Bồi dưỡng văn hóa công sở.

c) Kiến thức hội nhập.

d) Tin học, ngoại ngữ chuyên ngành, tiếng dân tộc thiếu số cho CBCC công tác tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

đ) Đào tạo trình độ sau đại học cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện trên cơ sở quy hoạch cán bộ.

e) Bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo chương trình quy định.

2. Bồi dưỡng ở nước ngoài:

a) Quản lý điều hành các chương trình kinh tế - xã hội;

b) Quản lý hành chính công, chính sách công, dịch vụ công;

c) Quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực;

d) Xây dựng tổ chức và phát triển nguồn nhân lực;

đ) Kiến thức hội nhập quốc tế;

e) Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho CBCC.

3. Hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng:

Đào tạo, bồi dưỡng hoặc liên kết đào tạo, bồi dưỡng bằng các hình thức chính quy, không chính quy, tập trung, bán tập trung, ngắn hạn, dài hạn với phương pháp truyền thống kết hợp hiện đại, lấy người học làm trung tâm, cách thức truyền đạt thực hiện theo hai chiều kết hợp: giảng viên-học viên-giảng viên.

III/- Giải pháp, kinh phí và phân công trách nhiệm thực hiện Kế hoạch:

1. Các giải pháp thực hiện:

a) Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về chức năng, vai trò của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC:

- Tổ chức quán triệt cụ thể Kế hoạch này đến tận cơ sở, từng cơ quan, đơn vị để mọi tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị của tỉnh đều hiểu, nhận thức đúng về chức năng, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC là trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành và xử lý công việc hiệu quả; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng CBCC là giải pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Nâng cao nhận thức của CBCC về trách nhiệm học và tự học để không ngừng trau dồi kiến thức về mọi mặt, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

b) Hoàn thiện hệ thống thể chế theo hướng:

- Gắn chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch với bồi dưỡng theo vị trí việc làm phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của tỉnh và yêu cầu phát triển của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong 5 năm tới.

- Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng CBCC quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cơ quan, đơn vị gắn với việc bố trí, sử dụng hợp lý sau đào tạo, bồi dưỡng. Bảo đảm cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC.

- Khuyến khích CBCC học tập nâng cao trình độ; cụ thể hóa quyền và trách nhiệm của CBCC trong việc lựa chọn chương trình, địa điểm và thời gian tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

c) Đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng:

- Biên soạn mới chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, kiến thức kỹ năng chuyên ngành, bảo đảm không trùng lặp, có kết cấu phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn theo chương trình do Bộ Nội vụ ban hành.

- Thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan quản lý và đơn vị sử dụng công chức.

d) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo cán bộ, công chức:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực để tham mưu, quản lý và tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng khoa học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố có cơ cấu hợp lý, có trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn. Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đảm bảo số lượng và chất lượng.

đ) Củng cố, kiện toàn hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng:

- Tổ chức hợp lý hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quy mô đào tạo, bồi dưỡng.

- Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố.

e) Cơ chế tài chính và các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC:

Bố trí đủ kinh phí để thực hiện có hiệu quả các chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; tăng cường kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC; thu hút nguồn kinh phí ngoài ngân sách của tỉnh cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC.

2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch:

Ngân sách tỉnh; các dự án viện trợ; nguồn đóng góp của các tổ chức cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng; tiền đóng góp của học viên và các nguồn kinh phí khác.

3. Phân công trách nhiệm:

a) Các Sở, Ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

- Lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí thực hiện chính sách thu hút luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo quy định;

- Điều tra, lựa chọn, bổ sung quy hoạch nguồn cán bộ; xác định nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu sử dụng;

- Chủ động, khẩn trương việc bổ túc văn hoá, bồi dưỡng tiếng dân tộc, ngoại ngữ, tin học cho CBCC;

- Bố trí sử dụng CBCC trong phạm vi quản lý sau khi đào tạo, bồi dưỡng;

- Báo cáo thường xuyên kết quả thực hiện cho Sở Nội vụ theo quy chế đào tạo, bồi dưỡng;

- Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan để tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình, nhiệm vụ liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này;

- Các Sở, ban, ngành tỉnh chủ động hướng dẫn, rà soát đội ngũ CBCC của ngành mình, xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; theo dõi bố trí sử dụng sau đào tạo; phối hợp với Trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện và các cơ sở đào tạo khác xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ của cơ quan, đơn vị mình;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Rà soát, phân loại CBCC xã thành các nhóm đủ tiêu chuẩn, chưa đủ tiêu chuẩn trong độ tuổi quy hoạch cần đào tạo ngoài độ tuổi cần bồi dưỡng, phương án thay thế cán bộ yếu kém; Chủ động trong việc thực hiện Đề án tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học bố trí về cơ sở công tác; Xây dựng kế hoạch cử CBCC, cán bộ nguồn đi học hằng năm và bố trí sử dụng; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thôn, làng, tổ dân phố.

b) Sở Nội vụ có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên các lĩnh vực: xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng theo vị trí việc làm; đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã.

- Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thiện chính sách cán bộ, khuyến khích làm việc hiệu quả nhằm tạo động lực để CBCC không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác.

- Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thống nhất cơ chế phối hợp với giữa đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhà nước và đào tạo, bồi dưỡng CBCC cơ quan đảng, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội.

- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất bố trí kinh phí thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC.

c) Sở Tài chính có trách nhiệm:

Căn cứ khả năng ngân sách, đề xuất cân đối, bố trí kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng CBCC của tỉnh và các đề án, hoạt động triển khai các mục tiêu, giải pháp đã được phê duyệt, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và thu hút nguồn nhân lực theo quy định của cấp thẩm quyền; kiểm tra, quản lý kinh phí có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.

d) Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCC hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo kế hoạch ; bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh đáp ứng phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

đ) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

- Chỉ đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, các Trường trực thuộc và ngành giáo dục cấp huyện thực hiện việc tuyển sinh, xây dựng chương trình, quy chế đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên, tổ chức thi cử đối với các lớp đào tạo chuyên nghiệp.

- Chỉ đạo các Trường trực thuộc, Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện và ngành giáo dục cấp huyện thực hiện bổ túc văn hóa và bồi dưỡng tiếng dân tộc, ngoại ngữ, tin học cho đối tượng CBCC theo kế hoạch hàng năm của tỉnh.

e) Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở đào tạo có trách nhiệm:

- Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ  tiến hành lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch;

- Chủ động thực hiện nhiệm vụ mở lớp, liên kết đào tạo, bảo đảm tài liệu, chất lượng giảng dạy, giáo trình mở lớp, tổ chức lớp học, quản lý học viên; báo cáo nội dung chương trình giảng dạy, kết quả khóa học cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ theo quy định;

- Chủ động đề xuất cơ quan có thẩm quyền việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

g) Đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và các cơ quan khối Đảng:

- Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch đào tạo bồi dưỡng LLCT cho cán bộ xã của các huyện, thị, thành uỷ, phối hợp cùng Sở Nội vụ, Trường Chính trị tỉnh tổng hợp và xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBCC thuộc khối Đảng, đoàn thể trình Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt;

- Tích cực phối hợp, tham gia kiểm tra, giám sát và đôn đốc các cơ quan chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã giai đoạn 2011 - 2015.

IV/- Tổ chức thực hiện:

1. Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trên cơ sở Kế hoạch này xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011 – 2015 của đơn vị, địa phương; gửi bản Kế hoạch về Sở Nội vụ để theo dõi, tổng hợp.

2. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban, ngành và địa phương thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; tổ chức sơ kết sau 3 năm và tổng kết 5 năm thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ./.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản