223437

Quyết định 973/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần tỉnh Cà Mau

223437
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 973/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần tỉnh Cà Mau

Số hiệu: 973/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Lê Dũng
Ngày ban hành: 04/07/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 973/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
Người ký: Lê Dũng
Ngày ban hành: 04/07/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 973/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 04 tháng 07 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BỔ SUNG CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH CÀ MAU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Quyết định số 793/QĐ-UBND ngày 04/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 103/TTr-LĐTBXH ngày 17/5/2013 về phê duyệt Đề án bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần tỉnh Cà Mau,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần tỉnh Cà Mau (kèm theo Đề án số 03/ĐA-LĐTBXH ngày 17/5/2013 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- PVP (H.Hùng);
- Trung tâm Công báo;
- VXT;
- Lưu: VT, Tr 06/7.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Dũng

 

ĐỀ ÁN

BỔ SUNG CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH CÀ MAU

PHỤ LỤC

I. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần tỉnh Cà Mau.

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án.

2. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án.

3. Cơ sở thực tiễn.

II. Nội dung đề án:

1. Mục tiêu.

2. Chức năng của Trung tâm.

3. Nhiệm vụ.

4. Giải pháp thực hiện:

- Tăng cường cơ sở vật chất;

- Bổ sung thêm nhân lực;

- Đối tượng được tiếp nhận theo nhiệm vụ bổ sung;

- Cơ chế tài chính;

- Thời gian và tiến độ thực hiện.

III. Tổ chức thực hiện

1. Tổ chức thực hiện

2. Hiệu quả xã hội Đề án.

 

UBND TỈNH CÀ MAU
SỞ LAO ĐỘNG-TB&XH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 03/ĐA-LĐ-TB&XH

Cà Mau, ngày 17 tháng 05 năm 2013

 

ĐỀ ÁN BỔ SUNG

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH CÀ MAU

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ BỔ SUNG CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ TRUNG TÂM:

1. Sự cần thiết:

Theo số liệu điều tra và dự báo của các nhà khoa học, do áp lực công việc và cuộc sống nên số người mắc bệnh tâm thần, người rối nhiễu tâm trí ngày càng tăng, ước tính đến năm 2015 khoảng 10% dân số, tương đương khoảng 121.000 người tại tỉnh Cà Mau mắc bệnh tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Trong đó số người tâm thần nặng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội khoảng 3% trong tổng số người bị rối nhiễu tâm trí, tương đương 3.630 người.

Mặt trái của sự phát triển kinh tế, thay đổi lối sống trong cơ chế thị trường, thiên tai và ô nhiễm môi trường cùng với những hạn chế về dịch vụ công tác xã hội và khả năng phục, hồi chức năng cho người tâm thần nên số lượng người bị rối nhiễu tâm trí, người mắc bệnh tâm thần trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2015 tiếp tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn về bảo trợ xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần của tỉnh. Do vậy, cần phải đẩy mạnh phòng ngừa và thay đổi cách thức chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần tại cộng đồng.

2. Những cơ sở pháp lý xây dựng Đề án:

- Căn cứ nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về việc quy định thủ tục, thành lập tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ.

- Căn cứ Nghị định số: 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ. Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số: 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ. Quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở Bảo trợ xã hội ,

- Căn cứ Thông tư số: 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/11/2010 Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội.

- Căn cứ Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25/2/2011 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở Bảo trợ xã hội.

- Căn cứ Thông tư liên tịch số: 32/2009/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 21/9/2009 của Bộ Lao động - thương binh & Xã hội và Bộ Nội vụ. Hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ, nhân viên của cơ sở Bảo trợ xã hội.

- Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội

- Căn cứ công văn số 1247/UBND-VX ngày 25 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh Cà Mau về việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần.

3. Cơ sở thực tiễn:

Người tâm thần mãn tính là những người khuyết tật, yếu thế, rất cần được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, xã hội và cộng đồng. Cấp ủy và chính quyền địa phương rất quan tâm trợ giúp những đối tượng dễ bị tổn thương, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có người tâm thần.

Việc nhận thức và hiểu biết về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho người tâm thần chưa được đầy đủ và khoa học, nên hiệu quả trợ giúp xã hội chưa cao. Mặt khác, tại cộng đồng người tâm thần bị xa lánh, định kiến dẫn đến khủng hoảng tâm lý trầm trọng hơn, đập phá, đánh người, đi lang thang gây nguy hiểm đến gia đình và xã hội.

Dự báo số lượng người mắc bệnh tâm thần phân liệt, người rối loạn tâm thần trong thời gian tới: Mặt trái của sự phát triển kinh tế, thay đổi lối sống trong cơ chế thị trường, thiên tai và ô nhiễm môi trường cùng với những hạn chế về dịch vụ công tác xã hội và khả năng phục hồi chức năng cho người tâm thần nên số lượng người bị rối nhiễu tâm thần (bao gồm cả người bị tâm thần mãn tính) trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2015 tiếp tục gia tăng, ước tính khoảng 10% dân số, tương đương 121.000 người, trong đó số người tâm thần nặng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội khoảng 3% trong tổng số người bị rối nhiễu tâm trí, tương đương 3.630 người; tạo sức ép rất lớn về bảo trợ xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần của tỉnh, Do vậy, cần phải bổ sung chức năng, nhiệm vụ và mở rộng, nâng cấp Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần tỉnh, để tiếp nhận, quản lý và chăm sóc, nuôi dưỡng Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại phân liệt, rối loạn tâm thần ngày càng được tốt hơn.

II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN:

1. Mục tiêu:

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác điều trị, chăm sóc các đối tượng người mắc bệnh tâm thần, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Thực hiện Quyết định số: 793/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2015.

2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm

2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm đã có: “Tiếp nhận , quản lý và nuôi dưỡng đối tượng tâm thần phân liệt”.

2.2. Chức năng xin bổ sung thêm:

- Tiếp nhận, quản lý và nuôi dưỡng các đối tượng: “Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm” theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội.

3. Nhiệm vụ

- Tiếp nhận, quản lý nuôi dưỡng thường xuyên người mắc bệnh thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người tâm thần, người rối loạn tâm thần, để góp phần cải thiện và phục hồi chức năng, từng bước hòa nhập cộng đồng, và vươn lên trong cuộc sống.

- Tư vấn nâng cao nhận thức trách nhiệm của gia đình, nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăm sóc và phục hồi chức năng người tâm thần.

4. Giải pháp thực hiện:

Khi được bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ; Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần cần phải được mở rộng, nâng cấp và tăng thêm nhân sự, nguồn lực để hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng. Dự kiến số lượng người bệnh tâm thần sẽ tăng lên, từ 100 - 120 đối tượng hiện có lên trên 300 đối tượng, Do vậy cần có những giải pháp để thực hiện như sau:

4.1. Tăng cường cơ sở vật chất.

Trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần của tỉnh, cần thiết phải đầu tư để nâng cấp, mở rộng phòng ở cho đối tượng người tâm thần, nhà làm việc cho cán bộ, nhân viên theo quy định tại Điều 10, 11, 12 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP về điều kiện cơ sở vật chất, môi trường, nuôi dưỡng, tiêu chuẩn chăm sóc đối tượng nhằm đáp ứng lâu dài việc nuôi dưỡng, tổ chức lao động trị liệu, trị liệu tâm lý kết hợp với phục hồi chức năng luân phiên tại gia đình và cộng đồng. Về cơ sở vật chất phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu như: diện tích phòng ở bình quân 6m2/đối tượng và phòng ở phải trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.

Trước đây, tại công văn số 5228/UBND-VX ngày 23/10/2012, UBND tỉnh thống nhất chủ trương , xây dựng mới Nhà thăm gặp giữa bệnh nhân và gia đình, xây mới 01 dãy nhà công vụ.

Để tiết kiệm kinh phí, Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần sẽ lồng ghép, kết hợp xây dựng các dãy nhà nêu trên với đầu tư phòng nuôi bệnh mới cho đối tượng được bổ sung.

Phòng nuôi bệnh cho tối tượng được bổ sung:

*Quy mô xây dựng: nhà trệt, kết cấu kiên cố, có công trình phụ trong nhà. Cần lưu ý: Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho đối tượng là bệnh nhân người tâm thần.

- Xây dựng 04 phòng nuôi dưỡng bệnh, mỗi phòng có diện tích 50 m2

- Tổng diện tích xây dựng : 04 phòng x 50 m2/phòng = 200 m2

- Dự kiến suất đầu tư là 6.000.000/ m2. Kinh phí xây dựng: 1.200.000.000đ

- Nguồn vốn: Do ngân sách địa phương đầu tư.

Trang thiết bị tương ứng với việc nâng cấp và mở rộng Trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần. (Như xe chuyên dụng, máy móc, trang thiết bị chăm sóc phục hồi chức năng...)

4.2. Bổ sung thêm nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ được bổ sung:

Nhân sự tăng thêm 06 người gồm 04 chuyên trách và 02 kiêm nhiệm,

- 02 Nhân viên hộ lý - cấp dưỡng (kiêm nhiệm)

- 04 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng (chuyên trách)

Các chức danh chuyên trách phải đạt tiêu chuẩn Nhân viên công tác xã hội (Mã số 24.293)

Các chức danh kiêm nhiệm sử dụng nhân sự sẵn có của Trung tâm Nuôi dưỡng Người tâm thần tỉnh.

4.3. Đối tượng được tiếp nhận theo nhiệm vụ được bổ sung.

Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm.

- Hồ sơ, thủ tục, trình tự tiếp nhận và quản lý đối tượng người mắc bệnh tâm thần, rối loạn thần thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Bộ Lao động-TBXH và Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội.

4.4. Cơ chế tài chính.

- Thực hiện theo cơ chế tài chính hiện hành

4.5. Thời gian và tiến độ thực hiện

- Kể từ khi Đề án được phê duyệt.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố Cà Mau để tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Chỉ đạo Trung tâm Nuôi dưỡng Người tâm thần tỉnh Cà Mau có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và nuôi dưỡng người mắc bệnh tâm thần và thường xuyên báo cáo việc quản lý đối tượng đúng quy định.

2. Hiệu quả xã hội của Đề án

Đề án bổ sung chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần nhằm để nuôi dưỡng Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm.

Sau khi đi vào hoạt động, Đề án mang tính xã hội cao, tạo chỗ dựa vững chắc về tinh thần, chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng ổn định, khắc phục được tình trạng cầm chừng, thiếu phương tiện, điều kiện, thiếu khoa học trong chăm sóc, đối tượng được tạo điều kiện phát triển khả năng còn lại, tiếp cận và hòa nhập xã hội tốt, để nạn nhân bớt mặc cảm, rèn luyện sức khỏe tốt. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đối tượng là người tâm thần trong tỉnh, giúp cho gia đình nạn nhân giảm bớt gánh nặng, yên tâm lao động, sản xuất, cải thiện đời sống gia đình góp phần xóa đói giảm nghèo. Trung tâm đi vào hoạt động chức năng tăng thêm, sẽ mở rộng mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện chăm sóc giúp đỡ đối tượng, cùng chia sẻ những nỗi đau, bất hạnh./.

 

 

Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- Lưu: VP, BTXH.

GIÁM ĐỐC




Võ Hoàng Hiệp

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản